You are on page 1of 70

Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh City University of Foreign Languages – Information Technology

Bài 4
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN QPPL
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Giảng viên: Ths. PHẠM ĐÌNH BẢO


Mail: phambao27@gmail.com
CẤU TRÚC BÀI HỌC

I. Quy phạm pháp luật

II. Văn bản quy phạm pháp luật

III. Hệ thống pháp luật


I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm – Đặc điểm – Phân loại

1.1 Khái niệm

• Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung


• Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận
• Được Nhà nước đảm bảo thực hiện
• Điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích nhất
định

 Đơn vị cơ bản, nhỏ nhất, tế bào của pháp luật


Ví dụ: Bộ luật lao động

Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ
trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Ví dụ: Nghị định 100/2019 NĐ-CP

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo
hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc
không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng
chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít
khí thở.
Ví dụ: Bộ luật Hình sự
Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1.2 Đặc điểm

• Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

• Chứa đựng các quyền và nghĩa vụ pháp lý

• Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

• Được nhà nước bảo đảm thực hiện


Đặc điểm 1: QPPL là những quy tắc xử xự mang tính bắt
buộc chung

Thể hiện thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật

Quy tắc xử sự: (Cho phép, bắt buộc, cấm đoán)

 Tính bắt buộc chung: (Không gian; Đối tượng; Áp dụng nhiều lần)
Đặc điểm 2: QPPL chứa đựng quyền và nghĩa vụ pháp lý
của chủ thể

 Quyền: Khả năng xử sự của chủ thể mà PL cho phép

 Nghĩa vụ: Cách thức xử sự mà PL bắt buộc chủ thể

(cấm, bắt buộc)


Đặc điểm 3: QPPL do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
Đặc điểm 4: QPPL được nhà nước đảm bảo thực hiện
1.3 Phân loại
Căn cứ vào nội dung QPPL định nghĩa/ QPPL điều chỉnh/ QPPL bảo
vệ
Căn cứ vào ĐTĐC, QP luật Hình sự, QP luật hành chính, QP luật
PPĐC Dân sự…..
Căn cứ vào tính chất QPPL trao quyền/ QPPL cấm/ QPPL bắt buộc
mệnh lệnh
Căn cứ vào tác dụng, QPPL hình thức/ QPPL nội dung
vai trò
Căn cứ vào cách trình QPPL dứt khoát/QPPL tùy nghi/ QPPL hướng
bày dẫn
2. Cấu trúc QPPL

Giả • Đóng vai trò như chủ ngữ của câu


định • Bắt buộc phải có trong bất kỳ QPPL nào

Cấu
trúc
QPPL Quy
định
• Đóng vai trò như vị ngữ của câu
• Tùy loại quy phạm mà Giả định + Quy định hoặc
Giả định + Chế tài
Chế
tài
Nêu lên Điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra và cá
Giả
nhân, tổ chức rơi vào hoàn cảnh đó. (Phạm vi tác
định
động)

Cấu
Quy Nêu lên mệnh lệnh của NN, cách xử sự của chủ thể
trúc
định phải thực hiện. (cấm, bắt buộc, cho phép)
QPPL

Nêu lên biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối


Chế
tài với chủ thể
Đối tượng: Ai (cá nhân, tổ chức nào)

Giả
định Trong điều kiện, hoàn cảnh nào ?
• Có thể không có Điều kiện
Giả
hoàn cảnh định
giản
• Có thể có 1 ĐK,HC đơn

Giả
định
• Có thể có nhiều ĐK, HC phức
tạp
• Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia
đình.
(K1- Đ19- Luật HNGĐ 2014)

• Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực
Giả ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
định 10 năm.
(K1 – Đ127 BLHS 2015, sửa đổi 2017)

• Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm.. (K1 – Đ132 BLHS 2015, sửa đổi 2017)
Cách xử sự của chủ thể: phải làm gì ? Được hay không được
làm gì ? Làm như thế nào ?

Quy • Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung


định thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ
nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công

việc trong gia đình.
Cấu dứt khoát
(K1- Đ19- Luật HNGĐ 2014)
trúc
1 cách xử sự
QPPL Phân
loại • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa
giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,
QĐ không dứt chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
khoát phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ,
chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
Nhiều cách xử sự trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
(K1- Đ56- Luật HNGĐ 2014)
• Cảnh cáo;
• Phạt tiền;
• Cải tạo không giam giữ;
• Trục xuất;
Cấu • Tù có thời hạn;
trúc Chế tài • Tù chung thân;
QPPL • Tử hình.
• Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định;
• Cấm cư trú;
• Quản chế;
- Hậu quả sẽ như
• Tước một số quyền công dân;
thế nào ? • Tịch thu tài sản;
• Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Thông thường chế • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
• Cấm kinh doanh,
tài là những hình
• Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
phạt • Cấm huy động vốn;
• ………
• Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với
Cấu ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
trúc Chế tài
QPPL (K1 – Đ141 BLHS 2015, sửa đổi 2017)

Hậu quả sẽ
như thế • Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
nào ?
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm.

(K1 – Đ155 BLHS 2015, sửa đổi 2017)


CÁCH LÀM BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC QUY PHẠM PHÁP LUẬT

* Lưu ý: Các bước làm ngoài nháp, chỉ ghi kết quả vào bài làm

Bước 1: Xác định bộ phận Chế tài (chú ý cụm từ “..thì bị..”)

Bước 2:

• Trường hợp có Chế tài  suy ra phần còn lại là Giả định

• Trường hợp không có chế tài  suy ra QPPL đó có 2 phần là Giả định và
Quy định  Xác định 2 bộ phận đó (GĐ,QĐ)
CÁCH LÀM BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Áp dụng cách xác định bộ phận Giả định

• Trước chữ “thì” , “phải”…..


• Xác định chủ ngữ của câu

Giả • Đối tượng: Ai (cá nhân, tổ chức nào)


định
• Có trong điều kiện, hoàn cảnh nào hay không ?

(Không có, có 1 hoặc nhiều điều kiện, hoàn cảnh)


• Lưu ý những từ, vế câu đi kèm

Quy
Phần quy định mang hàm ý phải làm, không được làm, nên làm
định
cái này cái kia….. Chú ý từ PHẢI, THÌ
Ví dụ 1:

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội;
bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn
dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

(Điều 65 Hiến pháp 2013).


Ví dụ 2:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

(Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015)


VÍ DỤ 3

“Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì
có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật
này”

(Điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015)


Ví dụ 4

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng
đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới
người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh
tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả
thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà
nước cùng cấp.

(Điều 50 Luật Thanh tra 2010)


3. Cách thức thể hiện QPPL trong các điều luật

 Một quy phạm trình bày trong 1 điều luật

 Nhiều quy phạm được chứa trong 1 điều luật

 Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn

 Không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận trong 1 QPPL


(GĐ+ chế tài; GĐ+ quy định)
Một quy phạm được trình bày trong một điều luật

Ví dụ: Điều 23. Hiệu lực của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ
trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Nhiều quy phạm được chứa trong một điều luật
Ví dụ: Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn

Ví dụ: Nghị định 100/2019 NĐ-CP


Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để
người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi
quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa
vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm

• Là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo


trình tự, thủ tục luật định;

• Trong đó có các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều


lần;

• Được NN bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH
theo định hướng nhất định.
- Là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục luật định

• Chỉ có CQNN có thẩm quyền:

+ Thẩm quyền về Hình thức: (Tên gọi là gì ?)

+ Thẩm quyền về Nội dung:

+ Thẩm quyền về Phạm vi áp dụng: (TW/ Địa phương)

• Theo trình tự, thủ tục luật định

 Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống VBPL
- Có các quy tắc xử sự chung, áp dụng nhiều lần:

Chứa đựng các QPPL, là một chuẩn mực mà mọi cá nhân, tổ chức
phải tuân theo nếu ở trong hoàn cảnh PL quy định. Trong đó có
quyền và nghĩa vụ của Chủ thể.

- Được NN đảm bảo thực hiện:


2. Các loại VBQPPL

• Do Quốc Hội ban hành theo hình thức,


thủ tục luật định
Văn bản Luật • Giữ vai trò cao nhất trong HT VBQPPL

• Hình thức thể hiện: Hiến pháp, Luật, Nghị


quyết của Quốc Hội.

• Do các CQNN có thẩm quyền ban hành,


Văn bản dưới giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật
Luật
• Vd: Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH,
lệnh, quyết định của CTN……
Loại Văn bản Chủ thể ban hành văn Tên bản QPPL

VB Luật Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết


UBTVQH Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết
liên tịch
Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
Chính Phủ Nghị định, Nghị quyết liên tịch
Thủ tướng Quyết định
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư
Hội đồng thẩm phán TANDTC Nghị quyết
VB dưới Luật Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC Thông tư
giữa CATANDTC, VTVKSNDTC, Tổng Kiểm Thông tư liên tịch
toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
(Không ban hành giữa Bộ trưởng,
quan ngang bộ
Thủ trưởng CQNB)
UBND các cấp Quyết định
HĐND các cấp Nghị quyết
Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định
• Phát sinh

Hiệu lực thời • Chấm dứt


gian • Ngưng hiệu lực
Khi nào? • Hiệu lực trở về trước

3. Hiệu lực
VBQPPL
Hiệu lực
Ở đâu?
không gian

HL đối tượng Ai?


tác động
3. Hiệu lực VBQPPL

• Là giá trị thi hành của văn bản QPPL trong một thời hạn nhất
định
• Thời hạn đó được tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực, cho đến
khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó.
Hiệu
lực • Nói đến hiệu lực về thời gian thì cần chú ý 4 vấn đề:
thời  Thời điểm phát sinh:
gian
 Thời điểm chấm dứt:
 Tạm ngưng hiệu lực VBQPPL
 Hiệu lực trở về trước của VBQPPL
3. Hiệu lực VBQPPL

Thời điểm phát sinh: (Điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015)

• CQNN ở Trung ương: được quy định tại VB đó nhưng không


Hiệu
được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
lực
thời • HĐND, UBND cấp tỉnh: không sớm hơn 10 ngày
gian
• HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã: không sớm hơn 7 ngày.

• VBQPPL trình tự rút gọn: có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc
ký ban hành
3. Hiệu lực VBQPPL

Thời điểm chấm dứt: (Điều 154 Luật ban hành VBQPPL 2015)

1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
Hiệu 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm
lực pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
thời
gian 3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

4. VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn
bản đó cũng đồng thời cũng hết hiệu lực.
3. Hiệu lực VBQPPL

Tạm ngưng hiệu lực: (Điều 153 Luật ban hành VBQPPL 2015)

• Khi bị CQNN có thẩm quyền đình chỉ


Hiệu
• Trường hợp CQNN có thẩm quyền ra QĐ bãi bỏ thì VB hết hiệu
lực
thời lực; nếu không ra QĐ bãi bỏ thì VB tiếp tục có hiệu lực;
gian
• CQNN ban hành VBQPPL quyết định ngưng hiệu lực toàn bộ
hoặc một phần của văn bản đó để kịp thời bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hiệu lực trở về trước: (Điều 152 Luật ban hành
3. Hiệu lực VBQPPL VBQPPL 2015) Còn gọi là Hiệu lực hồi tố
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích
chung của xã hội….
Hiệu
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các
lực
trường hợp sau đây:
thời
gian a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào
thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách
nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
3. VBQPPL của HĐND, UBND các cấp, chính quyền địa
phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy
định hiệu lực trở về trước.
Điều 155 Luật ban hành VBQPPL 2015

• Là phạm vi lãnh thổ mà văn bản tác động đến (quốc gia, hay một
Hiệu vùng, một địa phương nhất định);
lực
không • VBQPPL của CQNN trung ương có giá trị đối với toàn bộ lãnh
gian thổ, mọi chủ thể (thẩm quyền), có những trường hợp chỉ có hiệu
lực ở một địa phương nào đó (tính chất).

• VBQPPL của CQNN ở địa phương chỉ có giới hạn trong phạm vi
địa phương đó.
3. Hiệu lực VBQPPL

• VBQPPL trung ương ban hành tác động đến mọi công dân Việt
Nam, mọi cơ quan, tổ chức VN
Hiệu • VBQPPL tác động đến người nước ngoài, người không quốc tịch
lực trên lãnh thổ VN, trừ trường hợp PLVN hoặc Điều ước quốc tế
Đối mà VN là thành viên có quy định khác.
tượng
tác • VBQPPL do địa phương ban hành tác động đến đối tượng ở địa
động phương đó.

• VBQPPL có hiệu lực đối với mọi chủ thể hoặc đối với 1 số chủ
thể nhất định: Luật CAND, Luật sĩ quan QĐNDVN, Luật cán bộ
công chức, luật viên chức…
Người không quốc tịch

Là người không có quốc tịch Việt Nam cũng không có quốc tịch nước ngoài

- Nguyên nhân:

1/ Xin thôi quốc tịch VN để nhập quốc tịch nước khác. Nhưng vì lý do nào đó mà
chưa được nhập quốc tịch nước ngoài

2/ Trẻ em sinh ra ở những nơi cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài mà không được
công nhận quốc tịch.
4. Áp dụng VBQPPL (Điều 156)

1. VBQPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. VBQPPL được áp dụng
đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường
hợp quy định của VBQPPL có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác
nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành sau.
4. Áp dụng VBQPPL (Điều 156)

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước
ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc
thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến
pháp.
III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm Hệ thống pháp luật

 Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có
mối quan hệ nội tại, thống nhất với nhau;

 Được phân định thành các ngành luật, chế định luật;

 Được thể hiện trong các văn bản QPPL do cơ quan NN có


thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục nhất định.
Pháp luật

Hệ thống
Pháp luật

Ngành luật

Chế định
luật

Quy phạm
pháp luật
QPPL điều chỉnh
Vấn đề Kết hôn
Ngành luật
QPPL điều chỉnh Chế định
Vấn đề Kết hôn
Hiến pháp
Kết hôn

QPPL điều chỉnh


Vấn đề Kết hôn Ngành luật
Hình sự
QPPL điều chỉnh Hệ thống
Vấn đề Ly hôn Ngành luật
HN&GĐ
pháp luật
QPPL điều chỉnh Chế định Việt Nam
Vấn đề Ly hôn Ly hôn
QPPL điều chỉnh Ngành luật
Vấn đề Ly hôn Lao động
……QPPL điều chỉnh Các Chế định
Các Ngành
Những vấn đề khác….. khác
luật khác
……….
Các HTPL trên thế giới:

• Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law): Dân luật

• Hệ thống pháp luật Anh Mỹ (Common Law): Thông luật

• Hệ thống pháp luật Hồi giáo (Islamic Law)


Phân biệt HTPL Châu Âu lục địa và HTPL Anh Mỹ
(Dân luật và Thông luật)
Các tiêu chí phân biệt:

• Hình thức pháp lý

• Nguồn gốc lịch sử

• Vị trí, vai trò của cơ quan tư pháp

• Vấn đề phân chia thành luật công và luật tư

• Mối quan hệ giữa luật thực định và luật tố tụng


HTPL Châu Âu lục địa HTPL Anh – Mỹ
Hình thức • Văn bản pháp luật giữ vai trò • Án lệ là chủ yếu
pháp luật quan trọng
• Bên cạnh đó cũng có VBPL

Nguồn gốc • Luật La Mã cổ • Luật Anh cổ


pháp luật
• Thẩm phán không có quyền • Thẩm phán vừa có chức
Vai trò làm ban hành pháp luật năng ban hành pháp luật,
luật của cơ giải thích pháp luật và áp
• TP chỉ đóng vai trò giải thích
quan tư pháp dụng pháp luật
và áp dụng pháp luật vào
thực tiễn
HTPL Châu Âu HTPL Anh – Mỹ
• Luật thực định (nội dung) • Luật tố tụng (hình thức)
MQH giữa chiếm ưu thế chiếm vai trò quan trọng. Vai
luật thực
trò tranh tụng của LS tại
định – luật tố
tụng phiên tòa được coi trọng.

• Có sự phân chia PL thành • Không có sự phân chia PL


Vấn đề phân
chia thành luật công (PL điều chỉnh mqh thành luật công – luật tư
luật công,
giữa NN-NN hoặc NN – công
luật tư
dân) và luật tư (tư nhân)
2. Cấu trúc HTPL

Cấu trúc Là Hệ thống những văn bản QPPL có mối


bên ngoài liên hệ chặt chẽ theo chiều dọc và chiều ngang

Hệ thống
pháp luật

Cấu trúc Quy phạm Chế định


Ngành luật
bên trong pháp luật luật
Quy phạm • Là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
pháp luật • Điều chỉnh những QHXH nhất định

• Bao gồm một số những QPPL có đặc điểm chung giống


nhau nhằm điều chỉnh một nhóm QHXH tương ứng có
Chế định tính chất chung, liên hệ mật thiết
luật
• Một chế định PL bao gồm nhiều QPPL. Giữa các chế định
trong từng ngành luật có MQH với nhau, không được
chồng chéo, mâu thuẫn
• Tổng hợp những chế định pháp luật điều chỉnh các QHXH
cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống XH.

• Một nhóm QHXH có cùng tính chất hợp thành đối tượng
Ngành luật điều chỉnh của 1 ngành luật

• Ví dụ: Ngành luật hình sự, ngành luật dân sự, ngành luật
HNGD…. (12 ngành luật)  Nhưng không bất biến, có thể
thay đổi
Ngành luật Dựa vào đâu để phân định các ngành luật ?

Đối tượng Phương pháp


điều chỉnh điều chỉnh
Đối tượng điều Là những QHXH thuộc một lĩnh vực nhất
chỉnh định của đời sống xã hội được điều chỉnh

Ngành
luật
Cách thức tác động vào QHXH thuộc phạm
vi điều chỉnh của ngành luật. Có 2 phương
Phương pháp
điều chỉnh pháp điều chỉnh:

*Bình đẳng, thỏa thuận:

*Quyền uy, phục tùng:


3. Tiêu chuẩn đánh giá sự hoàn thiện của HTPL

 Tính toàn diện

 Tính đồng bộ

 Tính phù hợp

 Trình độ, kỹ thuật lập pháp


• PL phải bao quát toàn bộ đời sống XH.

• Tính toàn diện thể hiện ở hai cấp độ:


Tính
toàn + Yêu cầu chung: HTPL phải có đầy đủ những ngành
diện luật, cơ cấu, nội dung logic.

+ Yêu cầu cụ thể: Trong bản thân ngành luật phải có


đầy đủ những quy phạm pháp luật và các chế định PL.
• Bản thân của HTPL không được có những
mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo.
Tính
đồng • Yêu cầu chung: Có sự đồng bộ giữa các
bộ
ngành luật trong HTPL

• Yêu cầu cụ thể: Có sự đồng bộ giữa các


quy phạm trong bản thân từng ngành luật.
• Đòi hỏi HTPL phải phù hợp với điều kiện thực tế
Tính
của xã hội, điều kiện phát triển của nền kinh tế.
phù
hợp • Phù hợp với trình độ phát triển chung của thế
giới.
• Phải dựa trên những nguyên tắc, mục đích
Trình độ,
kỹ thuật • Cơ cấu HTPL gồm những ngành luật nào
lập pháp
• Ngôn ngữ, hình thức.
NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH

1. Một QPPL phải có đầy đủ 3 bộ phận: Giả định, quy định, chế tài

2. Một điều luật chỉ chứa một quy phạm pháp luật

3. Văn bản QPPL chỉ có giá trị áp dụng đối với một chủ thể nhất định

4. Người nước ngoài, người không quốc tịch sinh sống, làm việc trên lãnh
thổ VN đều chịu tác động của VBQPPL trong mọi trường hợp.

5. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là một trong những tiêu chí
đánh giá sự hoàn hiện của một hệ thống PL.
HẾT

You might also like