You are on page 1of 15

GHI CHÉP TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Phần chung: 3 vấn đề chính:


1. Xung đột luật
a. Áp dụng PL foreign (trường hợp TA việt nam có đủ cơ sở pháp lý để áp
dụng PL nc ngoài? Dẫn chiếu?)
b. chương 2
2. Xung đột thẩm quyền
a. Vụ việc dân sự có yếu tố NN
i. TA VN trả lời câu hỏi: Liệu TA có thẩm quyền để giải quyết?
ii. Chương 3
3. Công nhận, Thi hành bản án, quyết định của Foreign TA, phán quyết của
Trọng tài
a. Đương sự nộp đơn ở TA NN
b. Có bản án TA NN thì có hiệu lực thi hành tại lãnh thổ VN ko?
c. Điều kiện để Bản án, phán quyết để đc công nhận và thi hành tại Việt Nam
d. Chương 4
Phần riêng: Quan hệ dân sự có yếu tố NN ứng với 3 vấn đề chính trên
C1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Đối tượng - phạm vi – phương pháp điều chỉnh
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
- Là những quan hệ dân sự có yếu tố NN và các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế.
- Đặc điểm: gồm có YTNN và mang bản chất dân sự
a) Có YTNN (CSPL: Điều 6632. BLDS 2015)  Chỉ cần thoả mãn 1 trong 3 dấu hiệu sau:
 Dấu hiệu chủ thể:
o Cá nhân NN theo Điều 3.5 Luật Quốc tịch 2008  có quốc tịch NN (không phải quốc tịch VN)
hoặc không quốc tịch
o Pháp nhân NN (~ doanh nghiệp NN - ko có định nghĩa pháp lý nên đc suy ngược từ định nghĩa
pháp lý của doanh nghiệp VN)  có quốc tịch NN (được đăng ký thành lập bởi pl NN, có trụ sở
tại NN)
o QG – chủ thể đặc biệt  có quyền miễn trừ
o Ng VN định cư ở NN:
 Ng gốc VN (sinh ra và lớn lên ở NN nhưng có quốc tịch theo quan hệ huyết thống)  Điều
663.2.a BLDS 2015
 Ng VN (sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nhưng làm việc và định cư tại NN)  Điều 663.2.b,
663.2.c BLDS 2015
 Dấu hiệu về sự kiện pháp lý: xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở NN (vị trí pháp lý xảy ra
ko trên lãnh thổ VN).
 Dấu hiệu về đối tượng: đối tượng quan hệ ở NN.
 Dấu hiệu SKPL và đối tượng chỉ đc xác định khi chủ thể đều là Công dân hoặc Pháp nhân VN.
Ý nghĩa xác định QH dân sự có YTNN:
 Giải quyết vấn đề liên quan đối tượng điều chỉnh của TPQT
 Giải quyết vấn đề liên quan đến pháp luật áp dụng QHDS có YTNN
 Thẩm quyền TAQG với vụ việc dân sự có YTNN
 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

b) Mang bản chất dân sự


 Chủ thể: gồm có cá nhân, và pháp nhân tham gia vào QHPL Dân sự (trường hợp tổ chức ko có tư
cách pháp nhân thì tham gia quan hệ PL dân sự thông qua hành vi của ng đại diện).
 Khách thể: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
 Trên cơ sở Bình đẳng, tự do về ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
 Quan hệ TỐ TỤNG DÂN SỰ có YTNN: Là nhóm quan hệ phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành
hoạt động tố tụng giải quyết 1 vụ việc dân sự có YTNN.
Ý nghĩa xác định QH Tố tụng dân sự có YTNN
 Xác định năng lực PL tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của ng NN, pháp nhân NN
 Xác định thẩm quyền của TAQG đối với vụ việc DS có YTNN
 Xác định điều kiện để công nhận, cho thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án NN; phán quyết của
trọng tài NN
 Uỷ thác TPQT

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH


- Giải quyết xung đột pháp luật (khi có 2 hệ thống pháp luật khác nhau trong việc điều chỉnh 1 vấn đề) trong
quan hệ mang tính dân sự có YTNN
- Thẩm quyền giải quyết của Toà án
- Công nhận, thi hành bản án của TA NN, phán quyết trọng tài NN
- Không giải quyết luật VN hay luật NN có nội dung chi tiết nào như quy định cái gì, làm gì,....

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH: gồm PP thực chất & PP xung đột
o Phương pháp thực chất (là PP trực tiếp)
 Áp dụng các QUY PHẠM THỰC CHẤT nhằm điều chỉnh trực tiếp quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh
của TPQT mà ko phải qua hệ thống pl trung gian nào
 Có thể áp dụng tập quán quốc tế. Ví dụ như INCOTERM,...
 QUY PHẠM THỰC CHẤT:
 Là loại quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết vấn đề hoặc quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của các bên, hoặc về biện pháp chế tài mà không cần phải thông qua hệ thống pháp luật
trung gian nào.
 Cách thức xây dựng:
o Do các QG thoả thuận xây dựng (VD: Đ 11 CISG 1980)  QUY PHẠM THỰC CHẤT THỐNG
NHẤT
o Do các QG thừa nhận tập quán quốc tế (VD: Điều 12.a URC 552)
o Do QG đơn phương ban hành (VD: Đ30.1 NĐ 126/2014)  QUY PHẠM THỰC CHẤT THÔNG
THƯỜNG
ƯU NHƯỢC
- Nhanh, trực tiếp giải quyết vấn đề trong việc - Số lượng còn hạn chế
xác định nội dung quan hệ dân sự có YTNN. - Khó xây dựng
- Có hiệu quả cao khi trực tiếp điều chỉnh - Hạn chế đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc
QHXH DS có YTNN điều chỉnh QHXH DS có YTNN.

o Phương pháp xung đột (là PP gián tiếp)  LÀ PP ĐẶC THÙ CỦA TPQT
 Là phương pháp áp dụng quy phạm xung đột để lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc
đối tượng điều chỉnh của TPQT
 QUY PHẠM XUNG ĐỘT:
 Là quy phạm không trực tiếp giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc chọn
Luật của nước này hay nước kia để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố NN  Mang tính dẫn chiếu
đến pháp luật QG
 Cách thức xây dựng:
o QG đơn phương ban hành  QUY PHẠM XUNG ĐỘT THÔNG THƯỜNG  nằm trong hệ
thông VBQPPL QG
o Các QG thoả thuận xây dựng  QUY PHẠM XUNG ĐỘT THỐNG NHẤT  nằm trong ĐƯQT
o Dựa trên bản chất của QHXH dân sự
o Thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
ƯU NHƯỢC
- Linh hoạt, mềm dẻo  tuỳ vào bản chất của - Mất thời gian, phức tạp  rủi ro hiện tượng
Quan hệ dân sự mà áp dụng nguyên tắc dẫn chiếu pl ngược
- Đa dạng, dễ dàng xây dựng - Không trực tiếp giải quyết các vấn đề
- Đáp ứng được điều kiện trong thực tiễn - Các quy tắc mà các QG áp dụng sẽ không
giống nhau

Vì 2 PP đều có ưu và nhược  Kết hợp hài hoà 2 PP bởi có thể bổ sung và hỗ trợ với nhau

2. Nguồn luật tư pháp quốc tế (Là hình thức biểu hiện, nơi chứa đựng quy phạm thực chất và quy phạm xung đột)
 Bao gồm: Điều ước Quốc tế (ĐƯQT), Pháp luật QG (PLQG), Tập quán quốc tế (TQQT).
o Điều ước quốc tế:
- CSPL: Điều 2.1 Luật điều ước quốc tế 2016; Điều 664.1 và 664.2 BLDS 2015
- phân loại: gồm Điều ước song phương & Điều ước đa phương
- ĐUQT có liên quan đến Tư pháp Quốc tế: 19 Hiệp định tương trợ tư pháp (đặc biệt là Việt – Nga), Công
ước New York 1958, Công ước Viên 1980.
- Cơ sở xác định là nguồn luật của ĐUQT:
o Cơ sở pháp lý: Điều 664.1, 664.2 BLDS 2015.
o Trường hợp mà ĐUQT được áp dụng trong TPQT:
 Áp dụng khi VN là thành viên của ĐƯQT (thông qua các phương thức bao gồm: trực tiếp, nội
luật hoá, hoặc ưu tiên áp dụng pl quốc tế) – ĐIỀU 664.1
 Áp dụng điều ước quốc tế khi có sự lựa chọn của các bên trên cơ sở của Quy phạm thực chất,
quy phạm xung đột (kể cả khi QG của các bên vẫn chưa tham gia vào ĐƯQT trong trường hợp
Hợp đồng đã có quy định về luật áp dụng).  Nhưng phải đáp ứng, thoả mãn điều kiện chọn
luật (Chương 2) [Liên quan đến hệ thuộc luật] – ĐIỀU 664.2
o Ưu tiên áp dụng ĐƯQT (CSPL: Điều 665.2 BLDS 2015, điều 6.1 Luật ĐƯQT 2016) - Bảo lưu hiến
pháp trong trường hợp có khác nhau giữa hiến pháp với điều ước quốc tế vì hiến pháp cao hơn luật
điều ước quốc tế
o Không phải tất cả các ĐƯQT là nguồn của tư pháp quốc tế vì có một số ĐƯQT ko mang tính chất
dân sự như Quân sự, Hình sự, Hành chính, v.v.

o Hệ thống pháp luật QG: (Là một hệ thống các nguồn luật được thừa nhận tại QG đó)  Là nguồn chủ yếu
của TPQT
o Các cơ quan thi hành án thường là cơ quan công quyền, chủ thể nhà nước
o Cá nhân phải là công dân của 1 QG nào đó, pháp nhân phải đc thành lập dựa trên pháp luật của QG
nào đó
o ĐƯQT và TQQT có số lượng hạn chế (hay không đủ để điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân sự và
quan hệ dân sự [theo nghĩa rộng nhất – bao gồm tất cả các quan hệ trong lĩnh vực dân sự]), hiệu lực bị
giới hạn hơn pháp luật QG
o Các quy phạm xung đột (quy phạm xung đột thống nhất, quy phạm xung đột thông thường) sẽ dẫn
chiếu đến PLQG. (LƯU Ý: Có thể QG ban hành quy phạm xung đột đó hoặc là PL của nước có Toà
án [đã thụ lý giải quyết toà án] hoặc pháp luật của NN).
- Các trường hợp áp dụng pháp luật QG (Điều 664 BLDS 2015):
o Có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế đến pháp luật QG
 VD: Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp VN – Nga về Ly Hôn có Yếu tố NN
o Có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật QG dẫn chiếu đến việc áp dụng PLQG
(Điều 664.1 BLDS 2015)
 VD: Điều 127.1 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Ly hôn
o Khi các bên có thoả thuận áp dụng hệ thống PL của 1 QG nhất định (Điều 664.2 BLDS 2015)
 Các bên được hưởng sự lựa chọn pháp luật QG để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình
 VD: Điều 683 BLDS 2015
 Lưu ý: PL do các bên lựa chọn ko đương nhiên đc áp dụng mà chỉ đc áp dụng khi thoả mãn
điều kiện chọn luật.
o Theo đh Luật HN  Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn luật áp dụng là pháp luật QG nhất định
 Xác định yếu tố kết nối giữa các chủ thể, khách thể
 Xem xét tính gắn bó nhất
 Tuy nhiên, VN vẫn chưa có hướng dẫn liên quan đến trường hợp này
o Tập quán Quốc tế:
- Là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng liên tục và đc sự thừa
nhận của đông đảo QG, điều chỉnh một số lĩnh vực cụ thể chứ ko phải tất cả (các quan hệ trong lĩnh vực
kinh doanh, thương mại, hàng hoá…)
- Áp dụng khi:
o Hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
o Khi quan hệ pháp luật QG & ĐƯQT cho phép chọn  Các bên thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 664 BLDS (Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với
quan hệ dân sự có yếu tố NN được xác định theo lựa chọn của các bên.)
- CSPL Điều 666 BLDS 2015
- Có số lượng, và nội dung còn hạn chế (ít về số lượng)

Xu hướng thế giới trong việc xây dựng nguồn luật của tư pháp quốc tế:
- Pháp điển hoá, xây dựng một quy phạm pháp luật độc lập (vd: Thái Lan, Trung Quốc, Estonia, Nam Phi,....)
- Các quy phạm điều chỉnh tồn tại rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (vd: Việt Nam)
Các học thuyết, giải thích luật, quan điểm của chuyên gia có thể là một nguồn bổ trợ cho nguồn luật của TPQT

Thứ tự ưu tiên luật áp dụng


- Bước 1: Áp dụng quy phạm thực chất thống nhất
- Bước 1*: Khi ko có quy phạm thực chất thống nhất, áp dụng quy phạm xung đột thống nhất
o dẫn chiếu bắt buộc, mệnh lệnh (K1 Đ664 BLDS 2015)  dẫn chiếu đến PLQG của nước thành viên
ĐƯQT
o cho phép các bên lựa chọn (K1, 2 Đ664 BLDS 2015), cho phép chọn:
 ĐƯQT (kể cả khi QG chưa phải là thành viên ĐƯQT)
 PLQG (bất kì, kh giới hạn là QG nào)  bắt buộc áp dụng quy phạm thực chất
 TQQT 
- Bước 2: Áp dụng quy phạm thực chất (PLQG)
- Bước 2* Áp dụng quy phạm xung đột thông thường
o Dẫn chiếu  đến PLQG sở tại hoặc PLQG NN
o Lựa chọn (tương tự bước 1*)
 ĐƯQT
 PLQG
 TQQT

3. Chủ thể tư pháp quốc tế


Chủ thể bao gồm:
- Cá nhân NN
- Pháp nhân NN
- Công dân Việt Nam
- Pháp nhân Việt Nam
- QG – chủ thể đặc biệt

Bài tập: Nhận định: Đối tượng điều chỉnh của TPQT chỉ là các quan hệ dân sự có yếu tố NN.
 Sai. Vì mà còn là các quan hệ TTDS có YTNN.

1. Đièu 665.2 BLDS 2015


2. Nhận định Sai.  còn có việc 2 bên thoả thuận lựa chọn, Cơ quan có thẩm quyền lựa chọn
3. Nhận định Sai  Điều 664 BLDS 2015

Tham khảo: Điều 664, 666, 672  675 BLDS 2015


Câu hỏi:
1. PLQG được áp dụng trong những trường hợp nào?
Trong trường hợp:
- Có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế hoặc pháp luật QG
- Hợp đồng quốc tế có thoả thuận áp dụng pháp luật QG nhất định
- Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn luật áp dụng là pháp luật QG nhất định
-
2. Tập quán quốc tế được áp dụng trong trường hợp nào?
Tập quán quốc tế được áp dụng khi:
- tập quán quốc tế được các điều ước quốc tế có liên quan áp dụng
- tập quán quốc tế được pháp luật gia quy định áp dụng
- các bên có thoả thuận trong việc áp dụng tập quán quốc tế
- cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là tập quan quán quốc tế
3. Trình bày về Học thuyết miễn trừ tương đối vs học thuyết miễn trừ tuyệt đối
Học thuyết miễn trừ tương đối/học thuyết
Học thuyết miễn trừ tuyệt đối
quyền trừ hạn chế
(Absolute state immunity)
(Restrictive State Immunity)

Trong quan hệ tư pháp quốc tế, nếu không có sự đồng ý của QG thì không một cơ
Nội dung của quan nhà nước nào được phép xét xử, áp dụng các biện pháp bảo đảm cho các vụ
quyền miễn trừ kiện, thi hành án đối với QG hoặc áp dụng các biện pháp đối với tài sản thuộc sở hữu
của QG. (Giáo trình Tư pháp Quốc tế - ĐH Luật Hà Nội)

Xuất phát từ mục đích của các học giả QG theo


Nguyên tắc chủ quyền QG là tuyệt Tư bản Chủ nghĩa để chống việc hưởng quyền
Cơ sở
đối và bất khả xâm phạm. miễn trừ của các cty thuộc sở hữu nhà nước của
các QG XHCN.
QG được hưởng quyền miễn trừ về tài phán,
quyền miễn trừ về tài sản trong tất cả lĩnh vực
quan hệ dân sự.
QG được hưởng quyền miễn trừ
Có những trường hợp mà QG không được hưởng
trong tất cả các lĩnh vực quan hệ
quyền miễn trừ với tư cách là chủ thể dân sự như
Nội dung dân sự mà QG tham gia với tư
các chủ thể thông thường khác (các cá nhân,
cách là chủ thể quan hệ dân sự
pháp nhân khác,...).
quốc tế.
Khác với học thuyết miễn trừ tuyệt đối ở phạm
vi những trường hợp được quyền miễn trừ,
không phải ở phạm vi lĩnh vực quan hệ dân sự.

QG đang áp dụng Hong Kong Hoa Kỳ, UAE, Anh, Xứ Wales,...

Tài liệu tham khảo:


https://www.bakermckenzie.com/en/-/media/files/insight/topics/sovereigns/baker-mckenzie-state-of-immunity.pdf
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208689
Giáo trình Tư pháp Quốc tế TĐH Luật Hà Nội
C2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NN
1. Xung đột pháp luật
1.1. Khái niệm
- Là một hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau có thể được áp dụng để
điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Không có tồn tại xung đột pháp luật trong quan hệ tố tụng dân sự vì quan hệ tố tụng dân sự chỉ áp dụng một
hệ thống pháp luật là pháp luật của quốc gia nơi tòa án đang thụ lý giải quyết vụ việc
Lưu ý:
- Sự khác nhau giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật của một quốc gia theo hình
thức chính thể đơn nhất không gọi là xung đột pháp luật
- Các QG theo hình thức chính thể liên bang nhị nguyên (mỗi 1 bang có hệ thống pháp luật riêng và toàn liên
bang có hệ thống pháp luật liên bang) thì có tồn tại xung đột pháp luật.
- Quan hệ Hình sự, quan hệ hành chính không xuất hiện xung đột pháp luật vì đây là nhóm luật công

1.2. Nguyên nhân hình thành & điều kiện phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật
Bao gồm 2 nguyên nhân (phải diễn ra và tồn tại đồng thời thì mới xuất hiện xung đột PL)
1. Có tồn tại quan hệ dân sự có yếu tố NN  Làm phát sinh khả năng áp dụng nhiều hơn 1 hệ thống pháp luật.
Nguyên nhân xuất hiện khả năng này:
a. Xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự là bình đẳng, tự nguyện, ngang hàng nhau, vì vậy, các hệ
thống pháp luật có cùng khả năng áp dụng
b. Nguyên tắc bảo hộ công dân
c. Do pháp luật của nước có TA thừa nhận khả năng áp dụng PL nc ngoài thông qua việc xây dựng quy
phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình để dẫn chiếu việc áp dụng pháp luật nc ngoài 
học thuyết lễ nhượng quốc tế
2. Pháp luật các nước có nội dung khác nhau

1.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật (Mục đích của pp giải quyết xung đột pháp luật là dùng công cụ
quy phạm thực chất/xung đột - giống vs công cụ trong mục đích điều chỉnh của tư pháp quốc tế nhưng để tác động
vào xung đột pháp luật)
1.3.1. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất
(Xem chương 1)
1.3.2. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột
(Xem chương 1)
1.4. Nguyên tắc chọn luật cơ bản và chủ yếu
(Xem chương 1)
1.5. Kiểu hệ thuộc luật
1.5.1. Khái niệm: Là các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố NN
1.5.2. Các kiểu hệ thuộc cơ bản:
a) Hệ thuộc luật nhân thân
- Là nguyên tắc áp dụng PL của QG mà cá nhân có quốc tịch hoặc nơi cư trú của cá nhân để điều chỉnh các vấn
đề về nhân thân của cá nhân.
- Hai nhánh hệ thuộc luật nhân thân: Luật quốc tịch & Luật nơi cư trú  2 quan điểm về hệ thuộc luật nhân thân
o Luật quốc tịch phổ biến ở các QG dân luật. Những quan hệ nhân thân phải gắn liền với QG
o Luật nơi cư trú phổ biến ở các QG thông luật. Theo thuyết địa tín: 1 giao dịch phát sinh phải gắn liền đến
một địa điểm. Địa điểm sẽ có pháp luật hợp lý nhất, và có khả năng áp dụng nhất.
- Phạm vi áp dụng: PLVN (Điều 673, 674, 680, 682 BLDS); Điều kiện kết hôn (Điều 126 Luật HNGĐ 2014)

CÂU HỎI: Pháp luật VN chỉ áp dụng hệ thống pháp luật quốc tịch điều chỉnh các vấn đề về nhân thân của cá
nhân?  Sai. Vd điều 682 vẫn áp dụng luật nơi cư trú

b) Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân


- Là nguyên tắc áp dụng PL của nước mà Pháp nhân có quốc tịch để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp
nhân đó.
- 2 vấn đề pháp lý:
o giải quyết xung đột về quốc tịch pháp nhân theo pháp luật VN:
 Lưu ý: Pháp nhân A thành lập ở X  A có quốc tịch ở X KHÁC VỚI Pháp nhân A thành
lập ở X  xác định theo pháp luật QG X mà A thành lập.
 CSPL: Điều 676.1 BLDS 2015 → đây là QPXĐ nhiều bên, bắt buộc
o giải quyết xung đột pháp luật về tư cách chủ thể, điều kiện hoạt động của pháp nhân
 CSPL: Điều 676 BLDS 2015
+ Tư cách chủ thể: Điều 676.2
+ Điều kiện hoạt động: Điều 676.3

c) Hệ thuộc luật do các bên lựa chọn


- Là nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài căn cứ vào sự lựa chọn của
các bên
- Phạm vi áp dụng: Theo PLVN: Điều 683.1, 684, 687 BLDS
- Điều kiện chọn luật: Phải đáp ứng:
o Về hình thức: có thoả thuận về việc lựa chọn luật  phải có tự do về mặt ý chí, tự nguyện và tự
chịu trách nhiệm (Cả 2 bên đều đồng thuận trong việc lựa chọn hệ thống pháp luật)  hệ quả: thoả
thuận chọn luật (thông thường là 1 điều khoản của hợp đồng)
o Quyền chọn luật:
Trong quan hệ dân sự có yếu tố NN, ko phải tất cả các quan hệ dân sự đều pháp luật cho phép quyền chọn luật,
chỉ có một số mà pháp luật cho phép.  CSPL: Điều 662
Chủ thể phải có quyền chọn luật trong quan hệ dân sự (Quyền được chọn luật phải được ghi nhận trong văn bản
quy phạm pháp luật QG hoặc điều ước quốc tế.)
o Về nội dung: các bên CHỈ ĐC LỰA CHỌN QUY PHẠM THỰC CHẤT (trực tiếp quy định
quyền và nghĩa vụ của các bên), không được chọn quy phạm xung đột (có chức năng dẫn chiếu,
không trực tiếp quy định quan hệ dân sự) (vì nếu đưa quy phạm xung đột thì có thể dẫn đến việc dẫn
chiếu 1 hệ thống pháp luật khác thay vì hệ thống pháp luật mà 2 bên đã thỏa thuận và lựa chọn từ
ban đầu)  CSPL: Điều 668.4 BLDS), Điều 666, Điều 670
o Không vi phạm trật tư công, không nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật. Là một rào chắn để đảm bảo
các quan hệ dân sự được thực hiện một cách tự do mà không vượt quá giới hạn, khuôn khổ của hiến
pháp và pháp luật  CSPL: Đ 670.1, 666 BLDS 2015.

d) Hệ thuộc luật TA: Là nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước có toà án đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự có
yếu tố NN.
Phạm vi áp dụng
- Pháp luật hình thức (Luật tố tụng): đương nhiên áp dụng ngoại lệ; Vd: điều 2.3 BLTTDS/ Điều 466, 467 BLDS
- Pháp luật nội dung: ko đương nhiên, theo sự lựa chọn của các bên hoặc sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột,
dẫn chiếu đến pháp luật nước nơi có toà án.
- Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ:
o TH1: Dẫn chiếu luật nước ngoài nhưng luật nước ngoài dẫn về hệ thống luật có tòa án
o TH2: Dẫn chiếu luật nước ngoài nhưng hệ quả trái vs trật tự công
o TH3:
o TH4:
o TH5:

e) Hệ thuộc luật nơi có tài sản: Là nguyên tắc áp dụng luật căn cứ vào pháp luật của nước nơi có tài sản
- Phạm vi áp dụng: VD: Đ 677, 678.1; Đ 680.2; Đ 683.4
- Có trường hợp ngoại lệ (Áp dụng các nguyên tắc pl thay thế)
o Quyền sở hữu đối tàu biển, máy bay  theo nguyên tắc luật treo quốc kì
o Quyền sở hữu trí tuệ  áp dụng pháp luật nơi có yêu cầu bảo hộ
o Tài sản của pháp nhân trong quá trình giải thể, phá sản.  áp dụng PL nơi pháp nhân có quốc tịch
1.6. Quy phạm xung đột
1.6.1. Cơ cấu: GỒM:
- Phần phạm vi: đề cập đến một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể (liên quan đến nội dung cần điều
chỉnh), thường đc xác định ở ngay phần đầu của 1 điều luật, có trường hợp nằm ở phía sau của 1 điều luật
vd: Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
Trong đó “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân” là phần phạm vi.

- Phần hệ thuộc: đề cập đến nguyên tắc chọn luật/hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng cho quan hệ dân sự có
YTNN được nêu ở phần phạm vi
o Hệ thuộc ở đây là luật do các bên lựa chọn
o Thường có những cụm từ như: phải được áp dụng, phải thi hành, được xác định,....
o Có thể quy định 1 hoặc 2 nguyên tắc chọn luật khác nhau
vd: điều 678.1 BLDS chỉ quy định 1 hệ thống pháp luật, nhưng Điều 678.2 có cụm “trừ trường hợp có thỏa thuận
khác” - là 1 nguyên tắc chọn luật khác so với nguyên tắc chọn luật là phần phạm vi trong khoản 2 điều này.

k2 Đ678 BLDS 2015: “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác
định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong đó, “trừ trường hợp có thoả thuận khác” và “được xác định theo lãnh thổ của nước nơi động sản được
chuyển đến” thể hiện rằng quy định có nhiều nguyên tắc chọn luật trong quy định này.

Lưu ý: Có những trường hợp phải áp dụng đồng thời các nguyên tắc chọn luật trong 1 điều luật. Ví dụ: K1
Đ.126 Luật HNVGĐ 2014.

1.6.2. Phân loại


- CĂN CỨ TÍNH CHẤT DẪN CHIẾU:
o QPXĐ mệnh lệnh (vd: Điều 673, 674 BLDS): Là quy phạm chỉ ra nguyên tắc chọn luật một cách bắt
buộc và ko cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng trong quan hệ dân sự có YTNN.
o QPXĐ tùy nghi (vd: khoản 1 Điều 683, khoản 2 Điều 678, Điều 687 BLDS): Là quy phạm cho phép,
ghi nhận quyền chọn luật của các chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

- CĂN CỨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG QUY PHẠM


o QPXĐ một bên/QPXĐ một chiều (vd: khoản 2 Điều 673, 674): Quy phạm chỉ ra hệ thống pháp luật của
một quốc gia cụ thể sẽ được áp dụng (phải gọi tên quốc gia mà đã xây dựng, ban hành ra QPXĐ MỘT
CHIỀU đó)  thường là hệ thống pháp luật quốc mà đã ban hành QP xung đột
o QPXĐ đa bên (nhiều bên)/QPXĐ nhiều chiều (vd: khoản 1 Điều 673, 674, Điều 680 BLDS): Quy
phạm chỉ ra hệ thống pháp luật của một quốc gia ban hành ra QPXĐ đó và nước ngoài (bất kì quốc gia
nào được đề cập đến) sẽ được áp dụng. (Bên ở đây hiểu là bao gồm: nước X và nước ngoài bất kỳ); Có
thể đưa những hệ thống pháp luật khác nhau trong từng tình huống, trường hợp cụ thể

- CĂN CỨ NGUỒN
o QPXĐ thông thường (vd: Điều 673, 674): QPXĐ xuất phát từ pháp luật quốc gia, có thể dẫn chiếu
đến pháp luật của nước có tòa án hoặc nước ngoài; Có xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược: QG A
dẫn chiếu qua B và B qua A hoặc nước thứ 3
o QPXĐ thống nhất (vd: Điều 39 Hiệp Định Tương Trợ Tư Pháp Việt Nga): QPXĐ xuất phát từ điều
ước quốc tế, luôn luôn áp dụng đến pháp luật của quốc gia thành viên, dẫn chiếu đến pháp luật QG
mà QG là thành viên của Điều ước quốc tế
vd: Điều 26 HĐ TTTP Việt Nga:
TH1: 2 vợ chồng cùng quốc tịch, cùng cư trú ở VN → dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia kí kết mà 2 vợ chồng
này là công dân
TH2: 2 vợ chồng khác quốc tịch, cùng cư trú ở VN → dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia mà 2 vợ chồng thường
trú chung
TH3: 2 vợ chồng khác quốc tịch, khác nơi cư trú → dẫn chiếu đến pháp luật của quốc gia có tòa án

Là một loại quy phạm pháp luật, được dùng để xác định hệ thống pháp luật cần điều chỉnh một quan hệ ds có
YTNN. Có chức năng dẫn chiếu và xác định.
Ví dụ: 677, 680 BLDS 2015

1.6.3. Đặc điểm


- Là quy phạm đặc thù của tư pháp quốc tế
- Có tính dẫn chiếu

2. Áp dụng pháp luật nc ngoài: Là hệ quả pháp lý khi giải quyết xung đột pháp luật
2.1. Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật NN (tự nghiên cứu)
2.2. Các trường hợp áp dụng pháp luật NN
- TH1: Theo sự chỉ dẫn của QPXĐ thống nhất (nằm trong ĐƯQT) (Điều 664.1) - áp dụng điều ước quốc tế
(khi 2 bên có ĐƯQT)
- TH2: Theo sự chỉ dẫn của QPXĐ thông thường (nằm trong PL quốc gia) (điều 664.1) - áp dụng PL có mối
liên hệ gắn bó mật thiết
- TH3: Theo sự lựa chọn các bên (Điều 664.2)
- TH4: Pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất (Điều 664.3)
 Lưu ý:
+ Gắn bó nhất nghĩa là quan hệ dân sự gắn bó với hệ thống pháp luật của QG nào đó
+ Quốc tịch, sự kiện pháp lý, dấu hiệu tài sản đc dùng để xác định tính kết nối giữa hệ thống pháp luật và
quan hệ dân sự có YTNN:

2.3. Điều kiện áp dụng pháp luật NN


- Phạm vi dẫn chiếu:
+ CSPL: 668.1 BLDS 2015
Khoản 1: PL dẫn chiếu đến bao gồm cả quy phạm thực chất (quyền - nghĩa vụ) và quy phạm xung đột (hệ thống
pháp luật) → Áp dụng khi các bên kh có lựa chọn (theo TH1 mục 2.2)
+ Ngoại lệ: 668.4 BLDS 2015
Khoản 4: PL dẫn chiếu đến chỉ bao gồm quy phạm thực chất (quyền - nghĩa vụ), kh áp dụng quy phạm xung đột →
Áp dụng khi các bên có lựa chọn (theo TH3 mục 2.2)

2.4. Một số vấn đề phát sinh khi áp dụng pháp luật NN


Bài tập:

1. Sai. 2 cái sai:


- Không chỉ sử dụng quy phạm xung đột mà còn sử dụng quy phạm thực chất.
- Có thể áp dụng chính hệ thống pháp luật QG sở tại hoặc hệ thống pháp luật QG khác.
2. Đúng. PP xung đột Là phương pháp áp dụng quy phạm xung đột để lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh các
quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT --> Đã lựa chọn đc pháp luật --> Giải quyết xung đột pl
3. Chỉ mất đi khi ko tồn tại cả 2 nguyên nhân hình thành xung đột pháp luật. Có một số QG sẽ không tham gia vào
các ĐƯQT hoặc không xây dựng các quy phạm xung đột cần thiết để giải quyết xung đột pháp luật.
4.

1. Xác định chủ thể có nghĩa vụ cung cấp pháp luật NN?
2. Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3? Hay nói cách khác, vì sao?
3. Bảo lưu trật tự công cộng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ dân sự
có yếu tố NN?

You might also like