You are on page 1of 35

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Phần cô Ngọc Trang

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CPQT

CÂU 1: Những loại chủ thể của Luật Quốc tế:

- Quốc gia : Chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT.


+ Là thực thể được hình thành dựa trên cơ sở (CƯ Montevideo) có lãnh thổ xác định,
dân cư ổn định, quyền lực nhà nước và khả năng tham gia các mối QHQT; với thuộc
tính chính trị- pháp lý bao trùm là chủ quyền QG.
- Các tổ chức quốc tế liên chính phủ : chủ thể phái sinh của LQT- hạn chế, được hình
thành bởi sự hợp tác của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực hướng đến lợi ích của từng
quốc gia và lợi ích chung của cộng đồng.
+ Phụ thuộc vào các QG thành viên nên chỉ tham gia vào những QHQT liên quan đến
lợi ích của các QG đó.
 Phân loại: TC toàn cầu (UN) ; TC khu vực (ASEAN) ; TC siêu quốc gia (EU).
 Yếu tố trở thành chủ thể LQT: Có cơ cấu tổ chức bộ máy riêng; hoạt động một cách
thường xuyên; có tư cách độc lập khi tham gia vào QHQT.
* NGOs: Không là chủ thể của LQT. Chỉ có thể tham gia với tư cách là Quan sát viên.
VD Hội Chữ thập đỏ (Red Cross)
+ TCQT không có chủ quyền.
- Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập : chủ thể tiềm tàng của LQT- quốc gia
đang hình thành đứng lên giành độc lập, thành lập nên QG có chủ quyền, có quyền tham
gia đại diện ký kết các ĐƯQT với các QG khác, tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ QG
nào.
- Một số chủ thể đặc biệt khác : VD: Cá nhân : có thể tham gia rất hạn hữu vào một số
quan hệ pháp luật ở một số lĩnh vực nhất định với tư cách đại diện cho QG.
 Phụ thuộc vào Nội luật.
 SO SÁNH: Quốc gia có đặc tính pháp lý phân biệt với các chủ thể khác : CHỦ
QUYỀN.
- Quyền:
+ QG: căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có: CQ
+ TCQT: Do sự thỏa thuận của các QG thành viên. Phạm vi quyền năng được xác định
củ thể trong điều lệ của chính tổ chức đó.
+ Các dân tộc quá độ: Phát sinh từ chủ quyền dân tộc, được dân tộc đó thực hiện và bảo
vệ.
- Ký kết:
+ QG: có thể tham gia ký kết bất kỳ ĐƯQT nào xuất phát từ lợi ích của mình
+ TCQT: tham gia trong phạm vi được các thành viên trao quyền.

CÂU 2: Quy định tại Điều 1 Công ước Montevideo (1933) về điều kiện để trở
thành một quốc gia:
2.1 A permanent population: Có số lượng dân cư ổn định – lượng người gắn với một
vùng nhất định – mang tính thường trú. Cộng đồng dân cư phải sinh sống một cách lâu
dài trên lãnh thổ QG đó, tạo thành một cộng đồng ổn định – không có nghĩa phải mang
tính chất “định cư”
+ Có bao gồm hình thức “du canh, du cư” . VD: Người dân Anh
+ Không có bất cứ quy định vào về số lượng dân số tối thiểu: VD Vatican 800 người.

2.2 A defined territory : Lãnh thổ xác định – không phải là có đường biên giới rõ ràng
với các QG xung quanh; lãnh thổ với tất cả biên giới đang tranh chấp với QG khác vẫn
thỏa mãn. Điều quan trọng là có một bộ phận cốt lõi bên trong không tranh chấp – bộ
phận không nghi ngờ gì là lãnh thổ QG đó.
+ Có thể xác định trên bản đồ; không có quy định về diện tích tối thiểu.
+ Dưới sự lãnh đạo của một Chính phủ
 Có thể hình thành hoặc là quan hệ chuyển nhượng, trao đổi giữa 2 quốc gia hoặc
quan hệ hợp đồng quốc tế để mua bán vùng lãnh thổ đó, với cùng mục đích là chuyển
đổi chủ sở hữu, từ đó xác lập chủ quyền QG. VD: Hợp đồng bán vùng Alaska của Sa
hoàng Nga cho Mỹ năm 1907 với giá 7,5 triệu rúp vàng.
* Vấn đề mất lãnh thổ của các QG quần đảo do biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng
cao đe dọa QG bị ngập hoàn toàn trong tương lai: Maldives.

2.3 Government : Chính quyền đủ mạnh để tuyên bố sự kiểm soát của mình trên toàn
bộ lãnh thổ mà không cần sự trợ giúp từ yếu tố bên ngoài.
+ Khả năng kiểm soát, quản lý được dân số ổn định
+ Khả năng tham gia với QG khác trong mối QHQT
 VD: Syria?
* Một số TH mất đi CQ vẫn có thể là QG: Đài Loan – TQ (VN công nhận)

2.4 Capacity to enter into relation with other states : Khả năng tham gia vào các
QHQT với các QG khác: Mqh giữa các QG rất quan trọng. Nếu không có được sự công
nhận của các QG khác thì nó sẽ không thiết lập được mqh và từ đó sẽ không có giao
thương trên các mặt: kinh tế, văn hóa…
+ Tính độc lập của QG - bình đẳng (không phụ thuộc) về mặt chủ quyền với QG khác.
 Tính độc lập về mặt pháp lý- 1 QG phải độc lập/tách biệt với hệ thống pháp lý của
QG khác (việc phụ thuộc vào kinh tế hay chính trị không được xem là mất độc lập về
mặt pháp lý).
+ Quy định tại Điều 2 Hiến chương LHQ. Khi xảy ra tranh chấp về mặt chủ quyền 
đưa ra Toàn án Công lý quốc tế (ICJ) giải quyết.

CÂU 3:

3.1. Khái niệm Chủ quyền QG: là quyền thực thi quyền lực chính trị tối cao của QG
trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của QG trong QHQT (# tuyệt đối)

+ Trong phạm vi lãnh thổ: QG thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thông
qua những vấn đề chính trị, kinh tế, VH-XH mà không bị một QG hay TCQT nào can
thiệp.
+ Trong QHQT: QG thực hiện quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại, không có
sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi QG trong cộng đồng
quốc tế.
+ CQQG có thể bị giới hạn/ ngoại lệ (VD: ĐSQ QG khác trên lãnh thổ 1 QG).  Hệ
quả pháp lý tự nhiên của nghĩa vụ tôn trọng CQQG khác.

* Case Palmas Island (1928) : Chủ quyền đặt trong quan hệ giữa các QG nhấn mạnh
đến sự độc lập trong việc thực thi các hoạt động của 1 QG; đi kèm với một nghĩa vụ
song song: bảo vệ các quyền của QG khác bên trong lãnh thổ của mình – sự toàn vẹn và
bất khả xâm phạm trong thời bình và thời chiến; cùng với quyền mà mỗi QG có thể yêu
sách cho công dân của họ trên lãnh thổ nước ngoài.

3.2. Đặc tính pháp lý CQQG với tư cách chủ thể của LQT ảnh hưởng tới đặc trưng
quan trọng nhất của LQT:
- Trình tự xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản bình
đẳng về mặt chủ quyền giữa các quốc gia nên không có cơ quan làm luật. Con đường
duy nhất để hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế đó là sự thỏa thuận giữa các chủ
thể LQT với nhau dưới hình thức ký kết các ĐƯQT (quy phạm thành văn) ; cùng nhau
thừa nhận những tập quán quốc tế (quy phạm bất thành văn).

CÂU 4: LQT điều chỉnh các QHQT phát sinh giữa các chủ thể của LQT trên
nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là chính trị. Trong khi đó, quan
hệ mà cá nhân, pháp nhân tham gia lại chủ yếu là quan hệ dân sự- phi chính trị.
– Cá nhân: Chủ thể LQT trong một vài trường hợp – khi tham gia QHQT với tư cách đại
diện cho QG. Phụ thuộc vào Nội luật.
- NGOs : Không. Được thành lập dưới sự thỏa thuận giữa các thể nhân với pháp nhân
- Công ty đa quốc gia. Có. Do sự phát triển và khả năng tham gia vào các mối QHQT.

CÂU 6. Những đặc trưng của LQT về các biện pháp đảm bảo thi hành luật và
phương pháp xây dựng luật:

LQT LQG
Phương Các QG Quốc hội/ Nghị viện
pháp xây  Cơ chế thỏa thuận: 2 giai đoạn: QG

dựng thỏa thuận về nội dung và tính ràng buộc


Luật của các quy tắc.
 Hướng đến lợi ích QG, dân tộc, lợi ích
chung của cộng đồng.
 Quá trình tự nguyện điều chỉnh quan
hệ lập pháp : thỏa thuận công khai bằng
QH điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận
quy tắc xử sự trong TQQT.
Cơ chế - Nguyên tắc Pacta sunt servanda - Công an, Cảnh sát,
giám sát  Sử dụng ĐƯQT hay các cách thức Tòa án, Viện kiểm
và biện pháp lý khác; tận dụng các yếu tố chính sát
pháp thi trị, xã hội
hành - Chế tài từ các QG

CÂU 7: Đặc trưng của LQT về các chế tài:


- Việc áp dụng các chế tài của LQT do chính QG tự thực hiện bằng những cách thức
riêng lẻ hoặc tập thể (nhiều TH do cơ quan tài phán quốc tế thực hiện).
- Các biện pháp chế tài do QG áp dụng trong TH có sự vi phạm quy định LQT của một
chủ thể khác như cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử dụng các biện pháp hạn chế
trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, KHKT; sử dụng các sức mạnh quân sự để thực hiện
quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn công vũ trang. VD: Mỹ, Anh,
Pháp tấn công Syria 14/4/2018.
- Hiện nay, LQT mở rộng các biện pháp chế tài do các TCQT đảm nhiệm, với vai trò
chủ yếu của LHQ.
* LQG có cơ quan hành pháp thực hiện các chế tài thường trực như cảnh sát, quân đội,
công an, tòa án…
- LQT có các chế tài do chính QG thực hiện.
CÂU 8:
8.1. LQT không phải là luật.
Luật pháp là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền; được NN đảm bảo thực hiện bằng các
hình thức: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- LQT không có một cơ quan lập pháp và hành pháp nhất định như LQG…; nó được xây
dựng và thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng giữa các chủ thể
 Không có tính bắt buộc hay chế tài xử phạt nếu vi phạm. VD: Trung Quốc
 Không có cơ quan giám sát việc thực hiện

8.2. Đánh giá vai trò của LQT: Là một bộ phận cơ bản của hệ thống QT. LQT giữ vai
trò trung tâm trong mối quan hệ giữa QG và hệ thống QT.
- Được các QG và chủ thể QT khác sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì
sự phát triển của hệ thống QT trong một trật tự pháp luật nhất định và sự bao quát đến
hầu hết các lĩnh vực của đời sống QT.
* LQT có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện LQG. QG thực thi nghĩa vụ
thành viên ĐƯQT, TCQT của QG thông qua những hoạt động cụ thể như nghĩa vụ sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật QG phù hợp với những cam kết QT của
chính QG đó. Ngoài ra, LQT còn có vai trò đối với đời sống pháp lý tại mỗi QG, phản
ánh tương quan giữa 2 hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và
hợp tác QT của QG.

CÂU 9. * Các trường hợp kế thừa QG:


- Sự kế thừa của QG mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Sự kế thừa của QG mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội
- Sự kế thừa của QG mới trong trường hợp các QG hợp nhất hay giải thể QG liên bang
- Sự kế thừa của QG mới khi có sự thay đổi lớn về lãnh thổ (khi chuyển nhượng/ sáp
nhập một phần lãnh thổ của 1 QG này vào 1 QG khác)

* Đối tượng kế thừa QG: (khách thể của sự kế thừa)


- Lãnh thổ
- ĐƯQT
- Tài sản QG
- Quốc tịch
- Tư cách thành viên TCQT

* Nguồn của LQT điều chỉnh vấn đề kế thừa QG: 2 CƯ Viên về quyền thừa kế quốc
gia do Ủy ban Luật QT (ILC) của LHQ soạn thảo
- CƯ Viên về kế thừa theo ĐƯQT thông qua ngày 22/8/1978
- CƯ Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ của QG thông qua ngày 7/4/1983.

CÂU 10: Các học thuyết pháp lý về kế thừa QG: 4 loại:


- Tính liên tục của ĐƯQT (continuity)
- Clean state

CÂU 12: Nội dung học thuyết cấu thành (thuyết sáng lập ra chủ thể của LQT) ra đời
vào đầu thế kỉ XIX, quan niệm các QG mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể
của LQT và thành viên độc lập của cộng đồng QT nếu được các quốc gia khác chính
thức công nhận.
 Hạn chế lớn nhất: Gắn sự tồn tại của 1 QG vào ý chí chủ quan của 1 QG khác
 Sự bất bình đẳng về nguyên tắc bình đẳng CQ giữa các QG.
 Mẫu thuẫn với nội dung của LQT hiện đại.
- Nội dung học thuyết tuyên bố: (Trái ngược hoàn toàn với thuyết cấu thành) Tất cả
các QG mới thành lập đều là chủ thể LQT và điều đó được xác định thông qua bằng
chứng là QG này đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế.
+ Ra đời trong cuộc đấu tranh của những QG dân tộc tư sản trẻ chống lại các QG phong
kiến quân chủ chuyên chế và trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến bộ.
+ Nôm na là: Đã là QG thì chính là chủ thể của LQT, không cần đến điều khoản công
nhận.
* Hệ quả pháp lý của việc công nhận QG từ góc độ 2 học thuyết trên.

CÂU 13 : Phân biệt:


(i) Công nhận quốc gia và công nhận chính phủ:
- Công nhận QG: Việc công nhận chỉ đặt ra khi có sự xuất hiện của QG
mới trên trường QT. Công nhận QG mới là công nhận chủ thể mới của
LQT. Khi công nhận 1 QG mới, các QG công nhận chỉ ra rằng thành viên
mới của cộng đồng QT là một thực thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ QT
cơ bản theo LQT
+ VD: Sự thống nhất của 2 nước CH Dân chủ ĐỨc và CH Liên bang Đức
thành 1 nước Đức thống nhất 8/1990
- Công nhận chính phủ: là công nhận người đại diện mới của QG trong
QHQT. Có nghĩa là, công nhận CP có tư cách đại diện cho QG tham gia các
quan hệ pháp luật QT hay không.
(ii) Công nhận de-jure và công nhận de-facto
- Công nhận de-jure: là công nhận QT chính thức, ở mức độ đầy đủ nhất
và trong một phạm vi toàn diện nhất.
+ VD: VN đặt ĐSQ
- Công nhận de-facto: là công nhận thực tế nhưng ở mức độ không đầy đủ,
hạn chế và trong một phạm vi không toàn diện
+ VD: Pháp công nhận nước VN Dân chủ cộng hòa.
1995-1973: Pháp công nhận VN DCCH, Pháp có lãnh sự ở Sài Gòn,
VNDCCH có lãnh sự ở Paris là công nhận de-jure ở miền Nam, công nhận
de-facto ở miền Bắc.
BÀI 2: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LQT

- Điều 2 Hiến chương LHQ 1945


- Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong Nghị quyết
2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc

CÂU 15: Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền: nền tảng tiên đề của các nguyên tắc cơ
bản của LQT

15.1. Nguồn: Điều 2(1) Hiến chương LHQ:  “Tổ chức này dựa trên nền tảng là nguyên
tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các Thành viên của Tổ chức.”

 Dành khoản đầu tiên để ghi nhận nguyên tắc bình đẳng chủ quyền cho thấy tầm quan
trọng đặc biệt của nguyên tắc này

 Tuyên bố chung của Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc sau Hội Nghị Mat-xcơ-va 1943
ghi nhận “sự cần thiết thành lập một tổ chức quốc tế chung nhanh nhất có thể, dựa trên
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình, và mở cho
tất cả các quốc gia như thế gia nhập, dù là nước lớn hay nhỏ, nhằm duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế.”

+ Điều 2(2)(a) và Điều 5 Hiến chương ASEAN.

+ Vụ Nicaragua v. Mỹ năm 1986

15.2. Nội dung nguyên tắc : “Tất cả các Quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các
Quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, và là thành viên bình đẳng của cộng đồng
quốc tế, bất kể khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị hay các khác biệt khác.”

Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:

a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

b.Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn

c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác;

d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm
e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội của mình.

f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc
tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác

* Ngoại lệ: P5

Khi phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên, bao gồm Việt
Nam, đã tự nguyện chấp nhận sự bất bình đẳng giữa 05 ủy viên thường trực Hội đồng
Bảo an và các quốc gia thành viên còn lại. Anh, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc luôn có
mặt trong Hội đồng Bảo an; trong khi 10 ủy viên không thường trực sẽ được bầu theo
nhiệm kỳ 02 năm và thậm chí không được đảm nhận vị trí ủy viên hai nhiệm kỳ liên tục.
Năm ủy viên thường trực còn có quyền phủ quyết (veto) tất cả các dự thảo quyết định của
Hội đồng Bảo an.

 Sự bất bình đẳng thể hiện rất rõ nét, nhưng là sự bất bình đẳng dựa trên sự đồng ý tự
nguyện của 188 quốc gia còn lại. Các quốc gia hoàn toàn có thể không phê chuẩn Hiến
chương Liên hợp quốc, hoặc tự tạo ra một tổ chức bình đẳng hơn (ví dụ như ASEAN).
Tại Hội đồng Bảo an, các quốc gia đã tự mình từ bỏ vị thế bình đẳng pháp lý của mình.

* Trường hợp các quốc gia tự hạn chế chủ quyền của mình: QG tự lựa chọn vì lợi ích
của chính mình hoặc họ tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách trao quyền cho 1 thể
chế khác (như tổ chức quốc tế, quốc gia khác…) được thay mặt mình trong các hoạt động
liên quan đến lợi ích của quốc gia.

- Mônacô cho phép Pháp thay mặt họ trong mọi quan hệ đối ngoại

- Thụy sỹ tuyến bố là quốc gia trung lập vĩnh viễn

15.3. Mối quan hệ với các nguyên tắc khác:

- Khoản a,b): Trong khái niệm Chủ quyền QG: quyền thực thi quyền lực chính trị tối cao
của QG trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của QG trong QHQT.

 Nguyên tắc dân tộc tự quyết

- Khoản c) Trong QHQT: QG thực hiện quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại,
không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi QG trong
cộng đồng quốc tế. Đi đôi với quyền là nghĩa vụ, bên cạnh yêu cầu QG khác tôn trọng
chủ quyền QG của mình còn cần tôn trọng chủ quyền của các QG khác.
 Nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác.
- Khoản f) : Nguyên tắc pacta sunt servanda.

15.4. VD minh họa

Nội hàm bất khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thổ đã được Tòa ICJ xem xét đến
trong Vụ Nicaragua v.s Mỹ 1986. Tòa cho rằng tập quán quốc tế cho phép chủ quyền của
một quốc gia mở rộng ra ngoài lãnh thổ đất liền, bao quát cả nội thủy, lãnh hải và vùng
trời phía trên lãnh thổ và lãnh hải, và các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng chủ quyền
lãnh thổ của quốc gia khác. Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Nicaragua khi tiến hành các
chuyến bay trái phép trên vùng trời quốc gia của Nicaragua, và đặt thủy lôi trong nội thủy
và lãnh hải của Nicaragua.

CÂU 16: Nguyên tắc cấm đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực: nguyên tắc nền tàng duy
trì mối quan hệ hòa bình giữa các QG.

16.1. Nguồn: Điều 2(4) Hiến chương LHQ

- NQ 2625

16.2 Nội dung: “Các Quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các
quốc gia khác hoặc trái với các Mục đích của Liên hợp quốc”

 Tất cả các QG là thành viên hay không là thành viên của LHQ đều được bảo vệ khỏi
việc bị tấn công vũ trang từ các QG khác.

- Đe dọa vũ lực: các tuyên bố được đưa ra trước khi tiến hành các hành vi sử dụng vũ lực,
như việc viện dẫn tới quân đội nếu như một yêu cầu nào đó không được đáp ứng, có thể
là hành vi đột ngột điều động binh lính tại các khu vực biên giới mà 2 bên đang xảy ra
tranh chấp, điều động tàu chiến tới gần bờ biển của QG khác.
+ Việc tăng cường trang bị vũ khí quốc phòng an ninh không được coi là việc đe dọa hòa
bình.

+ Việc sử dụng cấm vận kinh tế, sức ép chính trị không nằm trong nội dung của việc sử
dụng vũ lực.

* Ngoại lệ theo Hiến chương: 2 trường hợp

- Hòa bình an ninh thế giới bị đe dọa: Các QG có thể sử dụng vũ lực nếu Hội đồng Bảo
an cho theo theo thẩm quyền của cơ quan này quy định tại Chương VII Hiến chương.
Điều 39 và 42 của Chương VII trao cho Hội đồng Bảo an quyền lực gần như không có
giới hạn về việc xác định khi nào sử dụng vũ lực và biện pháp sử dụng vũ lực nào được
sử dụng.

- Tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể chính đáng : Điều 51 Hiến chương LHQ

+ Không có một điều khoản nào trong hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá
nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên của Liên Hợp Quốc bị tấn công
vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để
duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

 ĐK để được viện dẫn Điều 51:

+ Phải có tấn công vũ trang

+ Phải được thông báo ngay lập tức cho Hội đồng bảo an

+ Không được gây ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của HĐBA chiếu theo hiến
chương LHQ, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng
thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

* “Ngoại lệ khác”? + Mỹ phóng tên lửa vào Syria ngày 06.04.2017 sau cáo buộc sử
dụng vũ khí hóa học
+ Ngày 14 tháng 04 năm 2018 Mỹ, Anh và Pháp đã phóng tên lửa
tấn công vào lãnh thổ của Syria. Hành động này của ba nước nhằm
trừng phạt Syria với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Anh là nước
duy nhất trong ba nước đưa ra lập luận pháp lý biện minh cho hành
động sử dụng vũ lực này dựa trên can thiệp nhân đạo

Can thiệp nhân đạo (humanitarian intervention) có thể hiểu là việc một quốc gia sử
dụng vũ lực để can thiệp vào một quốc gia khác nhằm mục đích loại trừ một thảm họa
nhân đạo ở quốc gia bị can thiệp. 

 Mặc dù, có thể tồn tại nhiều nguy cơ nguy hiểm do lạm dụng nhưng cũng không thể
không suy nghĩ khi Tổng thư ký Liên hợp quôc Kofi Anan đặt ra câu hỏi của lương tâm
rằng: “Nếu can thiệp nhân đạo được xem là một sự xâm phạm không thể chấp nhận vào
chủ quyền quốc gia, vậy làm cách nào mà chúng ta có thể xử lý những thảm họa ở
Rwanda, ở Srebrenica, và những vi phạm nhân quyền rộng lớn và có hệ thống, xúc phạm
đến tất cả các giới luật của nhân loại chúng ta nói chung?”.

16.3. MQH với các nguyên tắc khác

Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện
pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế.

16.4. VD: Syria

+ Trong Vụ Nicaragua vs Mỹ, Tòa cho rằng Mỹ đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa sử
dụng và sử dụng vũ lực khi: tấn công bằng không quân và hải quân vào lãnh thổ, cảng
biển, các đường ống dầu và kho dầu, và tàu tuần tra của Nicaraqua trong khu vực cảng
biển, và huấn luyện, vũ trang, trang thiết bị và tài trợ tài chính và cung cấp nhóm vũ trang
chống chính phủ , đã khuyến khích, hỗ trợ và trợ giúp các hoạt động quân sự và bán quân
sự chống lại Nicargua, đã đặt mìn ở nội thủy và lãnh hải của Nicaragua.

CÂU 17: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác:

17.1. Nguồn: + Điều 2(7) Hiến chương LHQ


+ Quy định tương tự ở Điều II.2. Hiến chương Tổ chức Liên minh châu
Phi, Điều 1 Hiến chương Tổ chức Liên Mỹ, Điều 2(2)(e) Hiến chương ASEAN năm
2008.

17.2. Nội dung: Hiến chương này hoàn toàn không cho phép LHQ được can thiệp vào
những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ QG nào, và không đòi hỏi
các thành viên của LHQ phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định
của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan tới việc thi hành những biện
pháp cưỡng chế nói ở chương VII.

* Ngoại lệ của nguyên tắc:

- Can thiệp theo quy định của các ĐƯQT: Các biện pháp cưỡng chế của HĐ Bảo an theo
Chương VI. Với các QG là thành viên của LHQ, HĐBA có quyên can thiệp vào bất kỳ
công việc nội bộ nào của QG thành viên nếu xét thấy “có mối đe dọa đến hòa bình, phá
hoại hòa bình và hành vi xâm lược”.

- Can thiệp có sự đồng ý của QG sở tại: theo lời mời của chính QG đó. Công-gô đồng ý
cho phép Uganda hoạt động quân sự trên b của mình.

17.3. MQH với nguyên tắc khác

- Nền tảng pháp lý của nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác là
nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chính trị của một QG; và là nguyên
tắc phái sinh của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền.

17.4. VD: Chế độ diệt chủng Apartheid.

21/3/1960, người tham gia biểu tình hòa bình của người da đen tại Nam Phi đã bị quân
đội chính phủ tấn công. 29 QG từ châu Phi và Á đã yêu cầu HĐBA tổ chức HN về vấn đề
này. Thanh viên của HĐ thông qua (trừ Anh, Pháp) vì nhận thức tình trạng tại Nam Phi
có thể gây ra mất ổn định quốc tế và ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh QT và kêu gọi
Chính phủ Nam Phi đưa ra chính sách hài hòa các sắc tộc, chấm dứt phân biệt chủng tộc
và chính sách Apartheid.
CÂU 18: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp

18.1. Nguồn: Điều 2(3) Hiến chương LHQ

Điều 33 và Điều 1(1) về mục đích, tôn chỉ hoạt động của LHQ.

+ Nguyên tắc có hiệu lực ràng buộc với mọi QG trên thế giới, bất kể có là
thành viên của LHQ hay không. Trong vụ Nicaragua vs Mỹ, ICJ lần đầu tiên xác nhận
hiệu lực TQQT của nguyên tắc.

18.2. Nội dung: “Tất cả các thành viên LHQ giải quyết các tranh chấp QT của họ bằng
biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh QT và công lý”.

* Các biện pháp hòa bình được liệt kê tại Điều 33 HC LHQ:

- Phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung
gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khi vực;
hoặc các biện pháp hòa bình khác.

- HĐBA, nếu thấy cần thiết sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp bằng các biện
pháp nói trên.

 Không liệt kê hết các biện pháp, để mở để các QG có thể lựa chọn tìm ra những biện
pháp khác mà không sử dụng đến vũ lực.

18.3. MQH với nguyên tắc khác

- Nguyên tắc cấm đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực: các biện pháp hòa bình phải được sử
dụng để thay thế biện pháp vũ lực.

 2 nguyên tắc như 2 mặt của đồng xu

 Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp là hệ quả tất yếu và đi kèm với việc cấm sử
dụng vũ lực trong QHQT.

18.4. VD: Các tuyên bố, thỏa thuận chung giữa VN-TQ về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển. Thỏa thuận yêu cầu 2 nước trong quá trình đàm phán “thực
hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của Tuyên bố DOC”.
CÂU 19: Nguyên tắc Pacta sunt servanda: Tận tâm thiện chí thực hiện cam kết.

19.1. Nguồn: có thể xem là “nguyên tắc lâu đời nhất của LQT”

- Là một nguyên tắc cơ bản của Luật ĐƯQT, được xem là một quy định có tính chất
“hiến định” điều chỉnh việc thực thi tất cả các ĐƯQT trong LQT.

- Điều 26 CƯ Viên 1969: “Mỗi ĐƯQT đang có hiệu lực đều ràng buộc các bên thành
viên của điều ước đó và phải được các bên thực hiện một cách thiện chí”.

- Điều 2(2) Hiến chương LHQ.

19.2. Nội dung: “Tất cả các QG thành viên của LHQ, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích với
tư cách là thành viên, phỉa làm tròn nghĩa vụ mà các QG phải đảm nhận theo hiến chương
này với thiện chí”.

- Nguyên tắc này phù hợp với đặc điểm cơ bản của LQT- không có cơ quan cưỡng chế thi
hành.

- Yếu tố thiện chí trong Điều 26 CƯ Viên 1969 cho thấy các QG phải thực hiện các bước
cần thiết để tuân thủ mục đích của ĐƯ mà QG đã ký kết. Các QG không thể viện dẫn
các quy định trong Nội luật để đưa ra hạn chế với các ĐƯ mà các QG đã phê chuẩn
theo một trình tự hợp pháp bởi cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Nguyên tắc được áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ pháp lý QT phát sinh từ tất cả các cam
kết QT (bao gồm cả ĐƯQT, TQQT, các nguyên tắc pháp luật chung hay hành vi pháp lý
đơn phương).

* Nguyên tắc có tồn tại ngoại lệ:


- Nếu trong quá trình ký kết các bên có sự vi phạm pháp luật quốc gia về thẩm quyền và
thủ tục ký kết.

- Khi ĐƯQT có nội dung trái với Hiến chương LHQ, trái với các nguyên tắc và quy
phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế.
- Khi có sự vi phạm nghiêm trọng của một bên cam kết thì bên còn lại có quyền từ chối
thực hiện, vì nghĩa vụ theo ĐƯQT chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi
có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa các bên kí kết.

19.3. MQH

19.4. VD: Vụ tàu Chiến binh cầu vồng năm 1985, Pháp đánh chìm tàu CBCV của tổ chức
hòa bình xanh trên vùng biển thuộc chủ quyền New Zealand.

CÂU 20: Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết

20.1. Nguồn: Điều 1 Hiến chương LHQ về Mục đích, tôn chỉ của LHQ.

- Điều 1(1) Công ước về các Quyền dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công
ước về các Quyền KT-XH-VH (ICESCR).

20.2. Nội dung: Điều 1(2) quy định một trong các mục đích của LHQ là “phát triển quan
hệ hữu nghị giữa các QG trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết
dân tộc, và thực thi các biện pháp phù hợp để tăng cường nền hòa bình phổ quát.”

- Khái niệm “dân tộc”: Chưa có bất cứ một định nghĩa cụ thể nào liên quan tới khái niệm
dân tộc trong phạm vi quyền dân tộc tự quyết.

- 2 phương diện của quyền dân tộc tự quyết:

+ Phương diện bên trong: quyền tự do theo đuổi sự phát triển KT-VH-XH mà không có
sự can thiệp từ bên ngoài.

+ Phương diện bên trong: Quyền tự do quyết định thể chế chính trị và vị thế của dân tộc
trong cộng đồng QT.

20.3. MQH: Quyền dân tộc tự quyết luôn song hành với toàn vẹn lãnh thổ QG, việc thực
thi quyền dân tộc tự quyết phải hạn chế tối đa tới việc đe dọa tới toàn vẹn lãnh thổ QG
ban đầu và mqh giữa các QG có chủ quyền.

20.4. VD: Cộng đồng nói tiếc Pháp tại Quebec – Canada yêu cầu một nền độc lập hoặc
thậm chí là ly khai khỏi Canada. Tòa án tối cao Can cho rằng người dân Quebec không
phải là nạn nhân của các cuộc tấn công vào sự tồn tại hay toàn vẹn lãnh thổ hoặc bị vi
phạm các quyền cơ bản, nên dân cư tại Quebec không phải là một dân tộc bị đàn áp.

 Can là 1 QG độc lập có chủ quyền tuân thủ các quy định về quyền bình đẳng và tự
quyết của các dân tộc, do vậy sở hữu một chính phủ dại diện cho toàn thể người dân mà
không có sự phân biệt nào.

 Tuyên bố ly khai đơn phương của cộng đồng dân cư tại Quebec là không hợp lệ.

CÂU 21: Nguyên tắc các QG có nghĩa vụ hợp tác:

21.1 Nguồn: Điều 2(5) Hiến chương LHQ

- Điều 55, 56 HC LHQ quy định về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

21.2 Nội dung: “Tất cả các QG thành viên của LHQ giúp đỡ đầy đủ cho LHQ trong mọi
hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ các QG nào bị
LHQ áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế.”

- Điều 56: + Mức độ hợp tác tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả năng sẵn
sàng thích ứng của hệ thống pháp luật trong nước thực thi những nghĩa vụ QT mà các QG
phải gánh vác

21.3 MQH: + Hợp tác đi đôi với đảm bảo chủ quyền QG, quyên dân tộc tự quyết và
không dẫn tới việc can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác

21.4 VD: Quá trình hợp tác QT của VN: Tham gia vào các TCQT và khu vực, tham gia
vào các ĐƯQT trên nhiều lĩnh vực như: Công ước ICCPR,ICESCR về các quyền con
người.

BÀI 5: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ


CÂU 34: Quá trình pháp điển hóa và nguồn của Luật biển QT:
34.1. Quá trình pháp điển hóa:
1.1. 1924: Ủy ban chuyển gia được thành lập theo sáng kiến của LHQ có nhiệm vụ dự
thảo danh sách những vấn đề cần được pđh

- 1930: Hội nghị pháp điển hóa Luật biển

+ Các vấn đề: lãnh hải, cướp biển, khai thác tài nguyên và địa vị pháp lý của QG mà tàu
mang cờ  Lãnh hải

 HN thật bại do các QG không đạt được sự thống nhất về chiều rộng lãnh hải.

 Dự thảo: bản chất và quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải, quyền qua lại vô
hại.

- 1958: HN Luật biển Lần 1: Pháp điển hóa 4 CƯ và 1 Nghị định thư:

+ Công ước: Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (chưa thống nhất chiều rộng lãnh hải)

Biển cả,

Thềm lục địa,

Đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển cả.

+ Nghị định thư: Giải pháp tranh chấp

- HN Luật biển Lần 2: tiếp tục thảo luận về chiều rộng lãnh hải và giới hạn vùng đánh cá:
6 dặm vùng lãnh hải, 6 dặm vùng đánh cá.

 Thất bại trong thủ tục thông qua

- 1967: HN Luật biển Lần 3:  Đề xuất của đại sứ Malta, ĐHĐ thành lập Ủy ban đáy
biển để nghiên cứu về quy chế pháp lý của đáy biển

 Sau thời kỳ phi thực dân, các quốc gia độc lập xuất hiện
và có nhu cầu thay đổi trật tự pháp lý cũ về biển

 Sự lo ngại về tình trạng khai thác cá quá mức và ô nhiễm


môi trường biển

+ 3 ủy ban chính: 2 UB về quy chế pháp lý và 1 Tòa ad hoc nghiên cứu vấn đề cụ thể.

 9 năm đàm phán và 11 phiên họp, CƯ của LHQ về Luật biển (UNCLOS)

Được mở ký 10/12/1982

Có hiệu lực: 16/11/1994

VN phê chuẩn: 25/7/1994

 Mỹ không là thành viên. Hiện có 165 thành viên là QG và TT (EU).


34.3. Nguồn: + ĐƯQT : UNCLOS 1982; LOS 1958

+ TQQT : thực tiễn các quốc gia

+ Phán quyết của tòa án

+ Ý kiến tư vấn của các luật sư và học giả danh tiếng

+ Nghị quyết của LHQ, các báo cáo, nghiên cứu về luật biển và các cơ quan
của LHQ

+ Luật và các tuyên bố của các quốc gia

CÂU 35: So sánh quy chế pháp lý của nội thủy, lãnh hải

Nội thủy Lãnh hải


- Bao gồm: các vùng nước cảng biển, - QGVB có chủ quyền được mở
vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước rộng đến vùng trời trên lãnh
nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở hải, cũng như đến đáy và lòng đất
để tính chiều rộng lãnh hải dưới đáy của vùng biển này.

- QG ven biển có chủ quyền hoàn toàn, - Chủ quyền QGVB đối với lãnh
tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất hải không tuyệt đối như với lãnh
liền. thổ và nội thuỷ bởi quyền qua lại
vô hại và quyền miễn trừ của tàu
Tuy nhiên, có một số hạn chế về thẩm chiến
quyền tài phán của QGVB đối với những
vi phạm hình sự và dân sự xảy ra trên
phạm vi tàu nước ngoài
CÂU 36: Quyền qua lại vô hại trong lãnh hải: Điều 17 UNCLOS
- Qua lại vô hại: - Đi qua phải liên tục và nhanh chóng

- Không dừng, thả neo trừ trường hợp bất khả kháng

- Không làm phương hại đến hòa bình, trật tự, an ninh của QGVB

- Qua lại vô hại là một quyền, được thực hiện cho tất cả các loại tàu thuyền, không có sự
phân biệt đối xử và không phải là một sự ưu tiên. Chỉ thực hiện đối với vùng nước của
lãnh hải, không thực hiện đối với vùng trời.

- QGVB có thể đưa ra các quy định về: an toàn hàng hải và điều phối giao thông đường
biển; bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình
khác; bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, đánh bắt sinh vật, nghiên cứu khoa học, y tế, hải
quan

- Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại ở trong lãnh hải tàu thuyền nước ngoài phải
tuân thủ các luật và quy định này, cũng như tất cả các quy định quốc tế được chấp nhận
chung có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển

- Quốc gia ven biển có thể đình chỉ quyền qua lại vô hại trong một số trường hợp nhất
định
CÂU 37: Quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế ( Exclusive Economic Zone):
vùng biển bao gồm cả phần nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải
và rộng tối đa 200 hải lý tính từ đường cơ sở

- Là một quy định pháp lý mới, lần đầu được ghi nhận trong CƯ 1982

- EEZ không phải là “lãnh thổ” nhưng cũng không phải là “biển cả”

- QGVB có quyền chủ quyền, quyền tài phán và một số quyền khác, quyền này được thiết
lập dựa trên tuyên bố của các quốc gia. Các quốc gia khác có một số quyền tự do biển cả

* Quyền của các quốc gia khác gồm: (Đ58):

+ Quyền tự do hàng hải

+ Quyền tự do hàng không

+ Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

+ Quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp và gắn liền với các quyền tự do
nói trên và phù hợp với các quy định của CƯ, đặc biệt là trong khuôn khổ khai thác các
tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.

* Quyền của các quốc gia có bất lợi về mặt địa lý: Khai thác lượng đánh bắt cá dư

trong vùng EEZ của quốc gia ven biển (Đ69, 70).

CÂU 38: Cách thức xác định giới hạn địa lý và quy chế pháp lý của thềm lục địa

- Điều 76 UNCLOS quy định “thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm vùng đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển mở rộng bên ngoài lãnh hải theo sự kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến khoảng cách 200 hải lý tính từ
đường cơ sở dùng để tính lãnh hải nếu rìa lục địa không mở rộng đến khoảng cách đó.” 

+ Trong mọi trường hợp quốc gia ven biển có tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa. Nếu rìa
lục địa tự nhiên vượt quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể có thềm lục địa pháp lý
rộng hơn 200 hải lý (thường gọi là thềm lục địa mở rộng hoặc thềm lục địa vượt quá 200
hải lý). Tuy nhiên, thềm lục địa không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc
100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét
+ Điều 76(4) đưa ra hai phương pháp mà quốc gia ven biển có thể lựa chọn: (a) theo độ
dày trầm tích của đáy biển, hoặc (b) theo khoảng cách với chân dốc lục địa.

* Thềm lục địa vượt quá 200 hải lý và các quốc gia không là thành viên của
UNCLOS
Cho đến hiện nay, một số quốc gia ven biển vẫn chưa là thành viên của UNCLOS, bao
gồm Mỹ, Colombia, Venezuela, Peru, Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea, Syria, Iran, UAE,
Campuchia, và Triều Tiên. Đối với những quốc gia này, câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể
yêu sách thềm lục địa mở rộng hay không? Nếu học yêu sách và có vẻ như có quyền để
yêu sách theo tập quán quốc tế, thì liệu họ có phải nộp đệ trình lên CLCS – một thiết chế
của UNCLOS – và liệu CLCS có thẩm quyền xem xét các đệ trình từ các quốc gia không
thành viên?

38.2. Quy chế pháp lý: QGVB có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác tài
nguyên thiên nhiên trong thềm lục địa.

+ Những quyền này là đặc quyền và đương nhiên xuất phát từ nguyên tắc đất thống trị
biển (khác với Vùng đặc quyền kinh tế).

+ QGVB có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển,
và việc lắp đặt các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa. (Đ77&79(4))

CÂU 40: Quy chế pháp lý của đảo:


So sánh với quy định của bãi nửa nổi nửa chìm

Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng nước này vẫn ở
trên mặt nước (Đ121(1)).

Bãi nửa nổi nửa chìm là vùng đất nhô cao tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều xuống
thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên thì bị ngập nước (Đ13).

Đảo: Là đối tượng của yêu sách lãnh thổ

Bãi nửa nổi nửa chìm: Không là đối tượng của yêu sách chủ quyền lãnh thổ
- Có thể được chọn làm điểm cơ sở nếu có công trình luôn nổi trên mặt nước được xây
dựng.

Tiêu chí phân biệt các loại đảo (và đá) theo điều kiện của Đ121(3):

Thích hợp cho người cư trú

Có đời sống kinh tế riêng

“Đảo đá” không đáp ứng tiêu chí nói trên.

“Đảo” có đầy đủ các vùng biển như đất liền nếu thoả mãn một trong hai điều kiện của

Đ121(3), “đá” chỉ có vùng nội thuỷ, lãnh hải và TG lãnh hải.

CÂU 41: Phương pháp vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và thực tiễn
Việt Nam

BÀI 8: NHÂN QUYỀN- NHÂN ĐẠO

CÂU 42:
42.1.Định nghĩa quyền con người:
+ Biểu trưng phân biệt loài người
+ Quyền của tất cả con người
+ Những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không có được hưởng thì
chúng ta sẽ không thể sống như một con người
- Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có
tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, sự được phép và tự do cơ bản của con người (fundamental
freedoms).
42.2. Đặc trưng:
- Tính phổ biến (Universal): Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con
người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi mọi người, không có sự phân biệt đối
xử trên bất kỳ cơ sở nào (chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo…)
- Tính không thể bị tước đoạt (Inalienable): Các quyền con người không thể bị tước
đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan
chức nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt do luật pháp quy định
- Tính không thể phân chia (Indivisible): Các quyền con người đều có tầm quan trọng
như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào
=> Trong một vài trường hợp, một số quyền sẽ được ưu tiên thực hiện
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (Interrelated and Interdependent) Sự vi phạm
một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các
quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.

CÂU 43: 3 thế hệ Nhân quyền:

Thế hệ thứ 1 Thế hệ thứ 2 Thế hệ thứ 3


Các quyền DS-CT Các quyền KT-XH-VH Các quyền tập thể

- 1977: Karel Vesak (Nhà Luật học người Pháp) đưa ra ý tưởng chia các quyền
con người thành 3 “thế hệ” (generations of human rights)
HÌNH
THÀNH - Trào lưu Triết học Ánh - Động lực chính thúc - Điều kiện diễn ra xu thế
sáng và Cách mạng tư đẩy sự hình thành: cuộc khu vực hóa và toàn cầu
sản ở Châu Âu thế kỷ khủng hoảng của xã hội hóa trên các mặt của đời
17-18
tư bản cuối 19- đầu 20 sống QG cũng như đời
 Tình cảnh khốn khổ sống QT.
của giai cấp công nhân và
các tầng lớp nhân dân lao
động.
- 2 sự kiện tác động đến
sự phát triển: Cách mạng
T10 Nga (1917) và thành
lập Hội Quốc liên+ Tổ
chức Lao động QT (ILO)

- Chính thức được PĐH từ sau CTTG2, với việc - Hầu hết các quyền trong
LHQ thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 và 2 THT3 chưa được PĐH
CƯ 1966 bằng các ĐƯQT, mà mới
chỉ được đề cập trong các
tuyên bố, tuyên ngôn (các
văn kiện luật mềm (soft
law) không có hiệu lực
ràng buộc về pháp lý).
Quy - Điều 3  Điều 21 - Điều 22  Điều 27 - Tuyên ngôn về bảo đảm
định Tuyên ngôn Nhân Tuyên ngôn Nhân quyền độc lập cho các quốc gia
quyền 1948 1948. và dân tộc thuộc địa1960
- CƯ Quốc tế về các - Công ước Quốc tế về - 2 CƯ 1966 (Điều 1)
Quyền Dân sự và Chính Quyền Kinh tế, Xã hội và - Tuyên bố về quyền của
trị 1966 Văn Hóa 1966. các dân tộc được sống
- Văn bản pháp lý có trong hoà bình, 1984
tính khu vực quan trọng: - Tuyên bố về quyền phát
CƯ châu Âu về bảo vệ triển 1986
các quyền con người và - VB “luật mềm” cấp
tự do cơ bản (ECHR). tiến: Tuyên bố Rio năm
- Tuyên ngôn Độc lập 1992 về Môi trường và
HCQ Hoa Kỳ 1776, Phát triển, Dự thảo Tuyên
Tuyên ngôn dân quyền bố năm 1994 về Dân tộc
và nhân quyền Pháp Bản địa.
1789.
- Quyền dân sự đảm - Quyền xã hội là những - Gồm: Quyền dân tộc cơ
bảo tối thiểu toàn vẹn về quyền cần thiết để cá bản, tự quyết, bình đẳng
thể chất và tinh thần của nhân tham gia đầy đủ giữa các dân tộc và quốc
cá nhân, và cho phép họ vào đời sống xã hội. gia; quyền phát triển,
có nhận thức và niềm tin VD: quyền vui chơi giải quyền thông tin, quyền
của riêng mình. trí, chăm sóc sức khỏe được sống trong hoà
NỘI VD: quyền bình đẳng và - Quyền kinh tế: quyền bình, trong  môi trường
DUNG tự do, quyền không bị đối với việc làm, quyền lành mạnh…
tra tấn hoặc sát hại. có một tiêu chuẩn sống  Là những quyền của
+ Nhóm quyền pháp thỏa đáng, quyền có nhà các dân tộc và nhóm
lý bảo vệ người dân ở và quyền được trợ cấp người nhất định chống lại
thông qua tố tụng trong lúc về già hoặc khuyết sự đàn áp (nếu có) của
những vấn đề liên quan tật. nhà nước nơi họ cư ngụ, 
đến hệ thống pháp luật - Quyền văn hóa liên dựa trên nguyên tắc “tình
và chính trị. quan tới “lối sống” văn bác ái”.
VD : bảo vệ cá nhân hóa của một cộng đồng. - Sự trung hoà nội dung
khỏi bị bắt bớ và giam Chúng bao gồm quyền tự của cả hai nhóm quyền
giữ tùy tiện, quyền được do tham gia vào đời sống DS-CT vs KT-XH-VN
coi là vô tội cho đến khi văn hóa của cộng đồng; đặt trong bối cảnh mới và
bị tòa tuyên là có tội, và và cũng có thể là quyền trong khuôn khổ các
quyền kháng cáo. được giáo dục. quyền của nhóm.
- Quyền chính trị :
quyền tham gia vào đời - 2 phân nhóm: - 2 phân nhóm:
sống cộng đồng và xã
hội.  Quy phạm liên quan  Quyền tự quyết của
VD: quyền bầu cử, tham đến việc cung cấp những các dân tộc (đối với vị thế
gia đảng phái chính trị. hàng hóa đáp ứng nhu chính trị và sự phát triển
cầu xã hội KT-XH-VN của họ)
- Chia làm 2 phân
 Quy phạm liên quan  Một số quyền lợi đặc
nhóm:
đến việc cung cấp những biệt nhất định của các
 Quy phạm liên quan hàng hóa đáp ứng nhu nhóm tôn giáo và dân tộc
tới an toàn về thể chất cầu của nền kinh tế thiểu số
và về mặt dân sự
VD: Quyền thụ hưởng
 Quy phạm liên quan nền văn hóa, ngôn ngữ và
đến tự do dân sự – tôn giáo của chính họ.
chính trị hoặc trao
quyền

CÂU 44. Cơ chế bảo vệ quyền con người theo Hiến chương LHQ
- Trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc:
+ Hội đồng Nhân quyền
+ Cao uỷ Liên Hợp Quốc về quyền con người và các Tiểu ban trực thuộc
+ Đại hội đồng ò Trong khuôn khổ các CƯ chuyên biệt
+ Các UB riêng của từng CƯ
* Hội đồng Nhân quyền: Tiền thân là Uỷ ban Nhân quyền
- Bao gồm 47 thành viên do ĐHĐ bầu chọn
- Các thủ tục hoạt động: + Cơ chế kiểm điểm định kì toàn cầu (Universal Periodic
Review)
+ Cơ chế khiếu kiện cá nhân
+ Các thủ tục đặc biệt
- Vai trò của các UB : + Xem xét báo cáo quốc gia
 Quốc gia thành viên có nghĩa vụ nộp báo cáo định kì về việc đảm bảo các quyền
 UB xem xét báo cáo với sự có mặt của QG thành viên và sau đó công bố nhận xét,
kiến nghị
+ Xem xét khiếu kiện quốc gia và cá nhân
+ Điều tra quốc gia
+ Đưa ra các bình luận chung về các CƯ.

CÂU 48. Luật Nhân đạo QT: Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế
điều chỉnh quan hệ giữa các QG trong giai đoạn xung đột vũ trang QT.
48.1. Luật NĐQT được áp dụng : Điều 2 CƯ Geneva I:
- Chiến tranh
- Xung đột vũ trang: (thường có 1 bên là Chính phủ)
+ Khi có hành vi sử dụng vũ trang giữa các QG
+ Tình trạng bạo động giữa chính quyền của chính phủ và nhóm
vũ trang có tổ chức.
+ Mức độ và cường độ của vũ lực:
 Vượt qua sự lẻ tẻ, tự phát
 Có tổ chức, quy mô
 Kéo dài hoặc đơn lẻ với cường độ cao của 1 nhóm không thuộc CP
+ Phân loại: XĐVT quốc tế và XĐVT phi quốc tế.
- Lãnh thổ bị chiếm đóng: Điều kiện hình thành sự chiếm đóng:
+ Chính phủ trước đó không còn khả năng thực hiện kiểm soát
+ Lực lượng chiếm đóng có thể thay thế sự kiểm soát => Có Kiểm soát hữu hiệu
(effective control )

48.2 Nguồn của Luật NĐQT: + Luật tập quán quốc tế


+ Công ước Lahay 1907
+ 4 Công ước Geneva 1949
+ 2 Nghị định thư bổ sung 1977
+ Các ĐƯQT chuyên biệt khác

CÂU 49: Phân biệt XĐVT QT vs XĐVT phi QT:


- XĐVT QT: xung đột giữa lực lượng quân đội của ít nhất 2 QG. (Chiến tranh giải
phóng dân tộc được xếp vào dạng XĐVT QT)
- XĐVT phi QT: xung đột xảy ra trong phạm vi một QG, giữa 1 bên là quân đội chính
quy với 1 bên là những phe nhóm xác định và có trang bị vũ trang, hoặc xung đột giữa
các phe nhóm có trang bị vũ trang với nhau.

CÂU 50: Nguyên tắc phân biệt trong Luật NĐQT:


- Phân biệt giữa dân thường và người tham chiến:
+ Những người “ngoài vòng chiến đấu” và những người không trực tiếp chiến đấu đều
được tôn trọng về tính mạng, bảo toàn về thân thể và tinh thần. Họ phải được bảo vệ và
đối xử nhân đạo trong bất cứ trường hợp nào.
+ Cấm bắn giết hoặc làm tổn thương những người đã đầu hàng hoặc đã “ngoài vòng
chiến đấu”
+ Các bên tham chiến luôn luôn phải phân biệt rõ ràng thường dân và chiến đấu viên để
bảo vệ thường dân và tài sản của họ. Thường dân và mọi người dân không vũ trang
không được coi là mục tiêu để tấn công.
- Phân biệt giữa mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự: Các bên tham chiến phải làm
mọi việc để chỉ có thể tấn công vào các mục tiêu quân sự.
+ Các hạng mục dân sự: các đô thị không được bảo vệ, các khu dân cư, bệnh viện, nhà
thờ, chùa chiền; các công trình xây dựng CSHT; các phương tiện giao thông dân dụng,
các CS y tế cố định hoặc di động; nguồn thức ăn và nguồn nước.
+ Mục tiêu quân sự: các mục tiêu mà theo tính chất, vị trí, công dụng hoặc tiện nghi
của chúng có thể đưa lại những đóng góp hữu hiệu cho các hoạt động tác chiến và trong
hoàn cảnh hiện hành của thời chiến, việc tiêu diệt một phần hoặc toàn bộ chúng, việc
chiếm giữ hoặc cô lập chúng có thể đưa lại những ưu thế quân sự rõ ràng.
 Ranh giới về các khu vực cần được thông báo cho đối phương khi khởi chiến một
cách cụ thể.
 Nhà máy điện nguyên tử, đập chứa nước, hệ thống đê điều,… và “những công trình,
hạng mục thuộc nguồn nguy hiểm cao độ” cần đặt dưới sự bảo vệ đặc biêt, không bị tấn
công, kể cả trong trường hợp chúng được coi là cấu thành mục tiêu quân sự, vì nếu tấn
công có thể gây ra hậu quả khôn lường cho người dân.
- Nếu có nghi ngờ về tính chất của mục tiêu, coi đó là mục tiêu dân sự.

CÂU 51:

51.1.Nguyên tắc tương xứng: Việc thực hiện chiến tranh vũ trang chắc chắn sẽ gây ra
thương vong kèm theo. Các bên cần bảo đảm những thương vong kèm theo này không
được vượt quá lợi ích quân sự mà mình đạt được

51.2.Nguyên tắc cần thiết:

Nguyên tắc phòng ngừa: Trong mọi trường hợp, các bên tham chiến cần cố gắng phòng
ngừa hết mức có thể việc gây thương vong cho dân thường

Nguyên tắc hạn chế: Thực hiện chiến tranh, không có nghĩa tất cả các phương tiện và
phương thức đều được cho phép. Luật này quy định những phương tiện, phương thức nào
là có thể được sử dụng, như: không được sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí sinh học hay vũ
khí hạt nhân,…

BÀI 9: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ


CÂU 60: Mục đích và nguyên tắc của LHQ:

60.1. Mục đích: Theo Điều 1 Hiến chương LHQ 1945:

- Duy trì hòa bình và an ninh QT: loại trừ các mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi
xâm lược và phá hoại; dàn xếp giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình phù hợp
với nguyên tắc của công lý và Luật pháp QT.

- Phát triển mqh hữu nghị giữa các dân tộc: trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp để củng cố hòa bình TG.

- Thực hiện sự hợp tác QT trong việc giải quyết các về đề KT-XH-VH và nhân đạo;
khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người;
không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo.

- Trở thành trung tâm hòa hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những
mục đích chung trên.

60.2. Nguyên tắc hoạt động: Điều 2 Hiến chương LHQ:


- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các QG thành viên

- Nguyên tắc Pacta sunt servanda (Tận tâm thiện chí thực hiện cam kết): Tất cả các QG
thành viên đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo HC này để được
bảo đảm hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có.

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp QT bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại
đến hòa bình, ANQT và công lý.

- Nguyên tắc cấm đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực trong QHQT nhằm chống lại sự bất
khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ QG nào cũng như bằng
cach khác trái với những mục đích của LHQ.

- Nghĩa vụ giúp đỡ: Tất cả QG thành viên giúp đỡ đầy đủ cho LHQ trong mọi hành động
mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ QG nào bị LHQ áp
dụng cho các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế.

- Đảm bảo các QG không là thành viên cũng hành động theo những nguyên tắc này nếu
như điều đó là cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh TG

- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc đối nội và đối ngoại QG khác: Không một
quy định nào trong HC này cho phép LHQ được can thiệp vào những công việc thực chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ QG nào, và không đòi hỏi các thành viên phải đưa
những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của HC; tuy nhiên, nguyên tắc này
không liên quan đến việc thi hành biện pháp cưỡng chế ở chương VII.

 Chương VII: Hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có
hành vi xâm lược.

60.3. LHQ có thành công trong việc thực hiện mục đích của mình không?

Hơn 70 năm qua, Liên Hợp Quốc đã có nhiều cống hiến trong việc thực thi sứ mệnh xây dựng
một trật tự thế giới công bằng, tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nhân loại. 
Đóng góp lớn nhất của Liên Hợp Quốc là ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế
giới mới, làm giảm 80% những cuộc xung đột bạo lực đẫm máu, cuộc diệt chủng và thanh lọc
chính trị, thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản trở
thành các quốc gia độc lập. 
Uy tín cũng như hiệu quả hoạt động của Liên Hợp Quốc cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các
vấn đề liên quan đến chương trình viện trợ nhân đạo kém hiệu quả, hay lực lượng gìn giữ hòa
bình chưa hoạt động được như mong muốn.

Có lẽ chính bởi vậy mà thông điệp đầu tiên Tổng thư ký Guterres đưa ra là "làm điều đúng đắn
thôi là chưa đủ, mà chúng ta còn cần phải giành lấy quyền được làm điều đúng đắn"...
CÂU 62: ĐẠI HỘI ĐỒNG:
62.1.Cơ cấu tổ chức: Theo Điều 9

+ ĐHĐ gồm tất cả các QG thành viên của LHQ: 193

+ Mỗi thành viên có nhiều nhất là 5 đại biểu ở ĐHĐ

62.2.Quyền hạn: Điều 10  22

- Xem xét và kiến nghị về nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì hòa bình và ANQT, kể cả
những nguyên tắc liên quan đến giải trừ quân bị và các quy định về quan bị.

- Bàn bạc về các vấn đề liên quan tới hòa bình và ATQT; trừ TH hoặc tranh chấp đang
được thảo luận tại HĐBA

- Bàn bạc và khuyến nghị các vấn đề theo quy định của HC có tác động đến chức năng,
quyền hạn của các cơ quan của LHQ

- Nghiên cứu, khuyến nghị thúc đẩy hợp tác Chính trị QT, phát triển và PĐH Luật pháp
QT; thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người; hợp tác
QT trong các lĩnh vực KT-XH-VH, GD, Y tế.

- Nhận và xem xét các báo cáo của HĐBA và các cơ quan khác

- Xem xét, thông qua Ngân sách LHQ và phân bổ đóng góp của các nước thành viên.

- Bầu các thành viên không thường trực HĐBA, các cơ quan khác ECOSOC, HĐ quản
thác; cùng HĐBA bầu Thẩm phán Tòa án QT, Tổng thư ký LHQ theo khuyến nghị của
HĐBA.

62.3.Thủ tục thông qua quyết định

- Tại các UB, các nghị quyết được thông qua bằng đa số thường hoặc thông qua không
cần bỏ phiếu.

- Các quyết định về vấn đề quan trọng tại ĐHĐ được thông qua bằng đa số áp đảo (2/3)
của các thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu.

+ Các vấn đề quan trọng gồm:  Duy trì HB&ANQT

 Bầu ủy viên không thường trực HĐBA

 Kết nạp, đình chỉ thành viên

 Vấn đề ngân sách

 Bầu thành viên ECOSOC, HĐ quản thác

- Các vấn đề khác được thông qua bằng đa số thường (>50)


- Khi có nhất trí cao, các nghị quyết có thể được thông qua không cần bỏ phiếu.

- Hình thức: kín (bầu cử); công khai; ghi tên; gọi tên.

CÂU 63: HỘI ĐỒNG BẢO AN: Điều 24  32 Hiến chương LHQ
63.1.Cơ cấu tổ chức:

- Gồm 15 thành viên của LHQ:

+ P5 (Permanent 5) : Cộng hòa Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên bang CHXHCH Xô-
viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

+ I10: bầu theo nhiệm kỳ 2 năm từ Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh, Tây Âu, và
Châu Đại Dương. ĐHĐ lưu ý đến sự đóng góp của các thành viên vào việc duy trì
HB&ANQT mức độ thực hiện các mục đích khác của LHQ

- Ở lần đầu tiên, đối vs I10, sau khi Tổng số Ủy viên nâng lên từ 11 đến 15; thì 2 trong số
4 Ủy viên bổ sung sẽ được bầu với nhiệm kỳ 1 năm. Những Ủy viên vừa mãn nhiệm
không được bầu lại ngay.

- Mỗi Ủy viên của HĐBA có 1 Đại diện tại HĐ.

63.2.Quyền hạn:

- Theo Điều 39 HC, HĐBA là cơ quan duy nhất có quyền quyết định đánh giá thực tại
của các mối đe dọa đối với hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành động xâm lược; và sẽ
khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành

 HĐBA được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả thành viên LHQ

- Tiến hành điều tra bất cứ một tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới
xung đột QT; đưa ra những khuyến nghị về phương thức để giải quyết.

- Có trách nhiệm với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự khởi thảo những kế hoạch
xây dựng hệ thống sử dụng lực lượng vũ trang để trình lên các thành viên LHQ

*VD can thiệp của HĐBA: Chế độ diệt chủng Apartheid ở Nam Phi

63.3.Thủ tục thông qua quyết định

- Các vấn đề thủ tục: 9 ủy viên bỏ phiếu thuận

- Các vấn đề khác: 9 ủy viên bỏ phiếu thuận, trong đó phải bao gồm cả P5- Tất cả phải
đồng ý+ Phiếu trắng. Không nước nào trong P5 phản đối.
* Quyền phủ quyết veto: Là việc một thành viên P5 có khả năng ngăn cản việc thông
qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng 1 phiếu chống của mình kể cả khi
tất cả các nước thành viên khác bỏ phiếu tán thành

* Double veto: Phủ quyết  1 vấn đề #  Phủ quyết  Loại bỏ triệt để vấn đề.

- VD: Mỹ đvs việc VN gia nhập UN; Isarel >< Palestine.


X. Giải quyết tranh chấp quốc tế
67. Nhược điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng đàm phán:
+ Đối với những xung đột lợi ích gay gắt, khi các quốc gia tham dự bàn đàm phán
với thái độ không hợp tác ngay từ ban đầu sẽ khó thu được hiệu quả. Các QG luôn
đặt lợi ích của mình lên trên nên nếu không giải quyết triệt để mâu thuẫn thậm chí
làm tình hình thực tế xấu hơn.
+ Đôi khi các bên đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi tiếp tục tiến hành đàm phán dẫn đến
việc làm chậm quá trình đàm phán.
+ Đàm phán chỉ là giai đoạn khởi đầu cho một phương thức giải quyết tranh chấp
khác hoặc nó sẽ là hệ quả của việc áp dụng phương thức khác. Nó vẫn sẽ đòi hỏi
việc thêm phương thức khác như thông qua bên thứ 3. VD tranh chấp giữa Malay
và Sing về đảo có đèn biển. Sau đó cần đến Tòa án công lý phân định nó thuộc về
Sing.

You might also like