You are on page 1of 9

Bài 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

1/Khái niệm Luật Quốc tế


1.1.Sự hình thành Luật Quốc tế
Sự hình thành Luật Quốc gia:
+Khi xã hội phân chia giai cấp, có sự tư hữu về tư liệu sản xuất thì NN được hình
thành.NN ra đời đòi hỏi phải có công cụ quản lý,điều chỉnh các mối quan hệ XH
+Thực hiện chức năng đối nội đối ngoại của NN
Luật Quốc gia hình thành.
-Sự hình thành mối quan hệ giữa các nước
-Nhu cầu cần có nguyên tắc xử sự chung để điều chỉnh mqh giữa các nước
Ví dụ trong chiến tranh, các nước có đưa ra nguyên tắc chỉ được sử dụng vũ khí hay
nguyên tắc giơ cờ trắng là đầu hàng
*Hình thức LQT: trước thỏa thuận bằng các tập quán,bất thành văn được áp dụng rộng
rãi.sau này thực hiện bằng văn bản một cách rõ ràng=>Ngày càng phát triển về chủ thể
lĩnh vực và hình thức thể hiện hệ thống các quy tắc
1.1.2. Định nghĩa LQT
Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật ,được các quốc gia và các chủ thể
khác của LQT xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác trong lĩnh vực của đời sống XH
*Phân tích công pháp quốc tế và tư pháp quốc
-Công pháp quốc tế:
+Đối tượng điều chỉnh:quan hệ giữa các quốc gia
+Chủ thể:quốc gia,tổ chức quốc tế
+PP điều chỉnh:bình đẳng thỏa thuận
+Biện pháp thực thi luật:Chính trị ,kinh tế,vũ lực
-Tư pháp quốc tế:
+Đối tượng điều chỉnh:quan hệ giữa các cá nhân pháp nhân
+Chủ thể:cá nhân pháp nhân
+PP điều chỉnh:PP thực chất và xung đột
+Biện pháp thực thi luật:bồi thường thiệt hại mang tính tài sản
1.2. Đặc điểm LQT
1.2.1 Trình tự xây dựng LQT
-Trình tự xây dựng Luật Quốc gia
-Luật Quốc tế không có cơ quan lập pháp chung

1
-Các quy phạm PL LQT được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể
+Tính quy phạm phổ biến của LQT hạn chế hơn LQG
1.2.2. Đối tượng điều chỉnh
-Đối tượng điều chỉnh của LQG là cá nhân, pháp nhân với nhau hoặc cá nhân pháp nhân
với NN
+Luật Quốc tế: điều chỉnh mqh giữa các quốc gia ở cấp độ chính phủ hoặc trong khuôn
khổ các tổ chức quốc tế liên chính phủ
*Lưu ý: mqh kết hôn,kinh doanh...giữa công dân VN và người nước ngoài không chịu sự
điều chỉnh của LQT mặc dù có yếu tố nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của tư pháp quốc
tế;Ví dụ:Tp HCM kí kết thỏa thuận du lịch với tp ở Thái Lan ,thì thỏa thuận này không
chịu sự điều chỉnh của LQT vì nó không ràng buộc các quốc gia
1.2.3. Chủ thể LQT
-Chủ thể LQT có ý chính độc lập, tự mình quyết định tham gia mà k phụ thuộc vào ý chí
của các chủ thể nào khác
-Có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ nhưng việc thực hiện một cách chủ động ,khả năng
gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi gây ra chỉ đặt cho quốc gia,nơi để
xảy ra hành vi vi phạm
VD: Cá nhân đánh bom vào cơ quan đại sứ quán thì quốc gia của cá nhân nơi để xảy ra
vụ việc đó sẽ chịu trách nhiệm
-Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết (mang tính quá độ)
-Chủ thể đặc biệt (Hong Kong,Ma Cao)
Một quốc gia được cấu thành bởi các yếu tố
+Lãnh thổ xác định
+Dân cư ổn định
+Chính phủ(cơ quan đại diện quốc gia trong quan hệ quốc tế)
+Khả năng tham gia vào các quan hệ với các chủ thể khác của quốc tế( quốc gia tự mình
quyết định tham gia vào quan hệ quốc tế như thế nào,trên lĩnh vực nào với nước nào...)
* Khi một thực thể có đầy đủ 4 yếu tố trên nhưng không được các nước khác công
nhận thì có gọi là một quốc gia không?
Có. Vì sự công nhận chỉ tạo tiền đề để các nước quan hệ ngoại giao,giúp đỡ thúc đẩy
phát triển,là cầu nói để thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng sự công nhận này cũng đóng
vai trò quan trọng.
**Chủ thể ra đời đầu tiền, tham gia vào quan hệ quốc tế , chủ yếu thực thi quốc tế ,thi
hành,chủ thể duy nhất tạo ra chủ thể khácQuốc gia là chủ thể cơ bản, chủ yếu của LQT

2
 Tổ chức quốc tế liên chính phủ
-Khái niệm là thực thể liên kết chủ yếu giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền có quyền
năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức chặt chẽ phù hợp để thực hiện
quyền năng đó theo đúng mục đích,tôn chỉ của tổ chức.
-Đặc điểm
+Chủ thể:quốc gia...(VD:IAO,WTO)# tổ chức phi chính phủ (cá nhân ,pháp nhân,doanh
nghiệp tham gia hoạt động nhất định,không có tư cách chủ thể LQT)
+Được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế và tổ chức quốc tế nào cũng có
mục đích hoạt động rõ ràng VD: LHQ mục đích quy định rõ trong điều 1 hiến chương
LHQ,đó là tổ chức bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới Mọi cơ quan bộ phận đều
hướng đến mục đích nhất định
+Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ ,phù hợp (VD: LHQ có 6 cơ quan)
+Có quyền năng chủ thể riêng biệt ,khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ VD:Tổ chức y
tế thế giới không thể can thiệp vào lĩnh vực quân sự
-Phân loại
+Căn cứ vào thành viên:tổ chức có thành viên chỉ là các quốc gia và tổ chức có thành
viên bao gồm cả các chủ thể khác của Luật Quốc tế
+Căn cứ vào phạm vi hoạt động :tổ chức quốc tế khu vực ,tổ chức quốc tế liên khu vực,tổ
chức quốc tế toàn cầu
+Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế chuyên môn
 Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
-Là chủ thể khác phổ biến trong thời kỳ giải phóng thuộc địa
-Đang bị nô dịch từ một dân tộc khác
-Tồn tại trên thực tế với mục đích thành lập một quốc gia độc lập.Các cuộc đấu tranh
được cộng đồng quốc tế ủng hộ,giúp đỡ
-Có cơ quan đại lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc trong quan hệ quốc tế,được trao
quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết xung đột giữa các dân tộc
*Tất cả các dân tộc đều có tư cách chủ thể của LQT đúng không?
Không.Phải là các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết,là các dân tộc đang bị
nô dịch ,có phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ,được cộng đồng quốc tế hỗ trợ giúp
đỡ để họ giành được độc lập nhanh nhất.Là chủ thể đang trong giai đoạn quá độ.
Các chủ thể đặc biệt
Tòa thánh Vatican
3
Hongkong
Macau
Đài Loan:về mặt lãnh thổ tách biệt hẳn TQ,dân cư ổn định, chính quyền được xây dựng
một cách chặt chẽ,quy cũ,có đầy đủ khả năng tham gia quan hệ quốc tế.
*Vì sao các nước có quan điểm khác nhau trong việc công nhận Đài Loan có là một quốc
gia. Do TQ và ĐL có sự chồng lấn về mặt lãnh thổ. Nếu công nhận TQ thì phải không
công nhận ĐL và ngược lại. Vì thế k thể gọi là lãnh thổ xác định được.
1.2.4 Các biện pháp đảm bảo thi hành
Chính phủ đầu tư các nguồn lực để triển khai,thi hành trên thực tế.Trong quá trình áp
dụng có những hành vi vi phạm thì chính phủ cũng sẽ có những cơ quan phụ trách xử
phạt.Nếu hành vi gây nguy hiểm thì CP sẽ chuyển sang các cơ quan chuyên trách như
Tòa án để thi hành xử phạt(biện pháp thi hành luật ở một quốc gia)
-Biện pháp để thi hành luật quốc tế trên thực tế
+Luật QT không có bộ máy cưỡng chế chuyên nghiệp
+Các quy định của LQT được đảm bảo thi thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ
thể trong trường hợp cần thiết(có các hành vi vi phạm) thì có thể áp dụng các biện
pháp cưỡng chế cá thể(cưỡng chế của chủ thể bị vi phạm áp dụng với chủ thể vi phạm)
hoặc tập thể
 Cưỡng chế cá thểVD:hai bên cam kết giảm thuế những một trong hai bên đánh
thuế cao thì bên còn lại cũng có thể đánh thuế lại với mức tương xứng; Mỹ tuyên
bố trục xuất đại diện của Nga và Mỹ cũng làm ngược lại
 Cưỡng chế tập thể:một nhóm quốc gia cùng áp dụng biện pháp trừng phạt đối với
chủ thể vi phạm VD:Các nước ủng hộ Ukraina đã áp dụng biện pháp trừng phạt
Nga trên một số lĩnh vực.
?So sánh luật quốc tế với luật quốc gia?
?Chứng minh LQT độc lập so với luật quốc gia
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của LQT
-Là những quan điểm, tư tưởng chính trị pháp lý cơ bản, có tính chất chỉ đạo, bao trùm và
là cơ sở để xây dựng và thi hành LQT
Cơ sở pháp lý : Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970
-Hệ thống pháp luật QT có 7 nguyên tắc cơ bản
+Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (các nước về diện tích,kinh
tế...có khác nhau nhưng tất cả đều bình đẳng chủ quyền, thể hiện ở địa vị pháp lý ngang
bằng nhau)

4
+Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế (sử dụng
sức mạnh vũ trang để tấn công xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác )
 Vũ lực:sức mạnh vũ trang
 Sử dụng vũ lực:sử dụng sức mạnh vũ trang/sử dụng các biện pháp kinh tế chính trị để
dẫn đến việc sử dụng sức mạnh vũ trang.
VD: tài trợ cho các lực lượng nổi dậy ở nước khác dẫn đến việc sử dụng vũ lực ở nước
đó,họ không trực tiếp đem quân của mình vào các nước khác để tấn công nước khác
Đe dọa sử dụng vũ lực: thông qua các hành vi cụ thể như tuyên chiến,gửi tối hậu thư,lời
tuyên bố mang tính chất đe dọa(Triều Tiên đe dọa dùng vũ lực với Hàn Quốc)
 Xâm lược: là việc một nước dùng lực lượng vũ trang trước tiên để xâm phạm chủ
quyền,toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của một nước khác,hoặc dùng một biện
pháp không phù hợp với Hiến chương LHQ,như đã được nêu trong định nghĩa này để
đạt được mục đích nói trên.(Nghị quyết 3314 ngày 12/4/1974)
 Có thể dùng biện pháp KT-Chính trị để tiến hành xâm lược các nước khác
 Việc Nga tấn công Ukraina có thể kết luận hành vi của Nga là vi phạm nguyên
tắc.Do Nga đã can thiệp vào vấn đề ngoại giao của Ukraina,đây cũng được xem là
xâm phạm chủ quyền của Ukraina.
Nội dung của nguyên tắc:
 Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc dùng lực lượng vũ trang vượt qua biên
giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác
 Cấm cho quân vượt qua giới tuyến quốc tế,trong đó có giới tuyến ngừng bắn hoặc
giới tuyến hòa giải
 Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực
 Không cho phép các quốc gia khác dùng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược
chống nước thứ ba
 Cấm tổ chức,khuyến khích ,xúi giục ,giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các
hành vi khủng bố tại các quốc gia khác
 Không tổ chức hoặc giúp đỡ các nhóm vũ trang,lính đánh thuê đột nhập vào phá
hoại trong lãnh thổ quốc gia khác.
Ngoại lệ của nguyên tắc
 Xuất phát từ quyền dân tộc tự quyết sẽ được coi là hợp pháp.(Chính phủ
mới lên có những hành vi ảnh hưởng,đe dọa đến các quyền,tự do của công dân thì
công dân có quyền đứng lên đấu tranh để tự giải phóng bằng các biện pháp cần
thiết kể cả biện pháp vũ lực)
 Quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể (Điều 51 Hiến chương LHQ) Cùng các
đồng minh ,liên minh quân sự để đáp trả sự tấn công đó(tự vệ tập thể).Sự thể vệ cá
thể là các quốc gia tự mình tiến hành đáp trả
 Tham gia vào lực lượng liên quân giữ gìn hòa bình của LHQ (Điều 43 Hiến
chương LHQ)
*Phát hiện các hành vi đe dọa chủ quyền nước mình(chưa tấn công), thì mình tấn
công,đánh phủ đầu trước thì đấy không gọi là tự vệ. Chỉ khi nào mình bị tấn công rồi thì
khi ấy mình mới có quyền tự vệ đáp trả.
5
+Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
Mọi cách thức, phương tiện giải quyết tranh chấp đều không sử dụng vũ lực gọi là
nguyên tắc hòa bình, thông qua các biện pháp:đàm phán,điều tra,trung gian,...
+Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
 Công việc nội bộ: là công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia xuất
phát từ độc lập chủ quyền của mình.(công việc nội bộ không đồng nghĩa công việc
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.)Bao gồm cả hành vi sử dụng vũ lực,
 Can thiệp vào công việc nội bộ có thể mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp
 VD:các vấn đề quản lý kinh tế, quốc gia thuyết lập mối quan hệ với một nước nào
đó...

Nội dung nguyên tắc:


 Can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác chống lại
các quốc gia khác
 Sử dụng các biện pháp kinh tế,chính trị và các biện pháp khác để buộc quốc gia
khác phụ thuộc vào mình
 Tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang hoạt động phá hoại,
khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đỗ chính quyền nước đó.
 Can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của các quốc gia khác.
Ngoại lệ của nguyên tắc
 Trường hợp có nội chiến đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế (lúc này cộng đồng
quốc tế có thể can thiệp).
 Trường hợp có hành vi vi phạm các quyền con người cơ bản.(Khi một nước xảy ra
vấn đề nội bộ thì chỉ có hội đồng bảo an LHQ hoặc thông qua nghị quyết hội
đồng bảo an LHQ;Khi các quốc gia không thể chấm dứt nội chiến thì cộng đồng
quốc tế mới có thể can thiệp,còn quốc gia đó đang cố gắng nổ lực đấu tranh thì các
quốc gia khác không có quyền can thiệp;Các biện pháp phi vũ trang (bao vay,cấm
vận...) sẽ được áp dụng trước,khi các biện pháp này không hiệu quả mới sử dụng
biện pháp vũ trang)
 Ngay cả các tổ chức quốc tế cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước khi các nước không muốn.
? Sau năm 1976, ở Campuchia nhà nước Khơ me đỏ đã thực hiện hành vi diệt
chủng, thì VN đã đem quân giúp đỡ người dân Cam khỏi nạn diệt chủng có vi
phạm nguyên tắc không?
Do chính quyền Campuchia đã có lời đề nghị chính thức với VN để đem quân
qua Campuchia giúp đỡ nên mình có căn cứ để miễn trừ trách nhiệm trường hợp này
là trường hợp ngoại lệ.Đồng thời, Khơ me đỏ tấn công vào lãnh thổ của mình nên
trường hợp này mình cũng có quyền tự vệ chính đáng.
+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

6
(Hợp tác với nhau theo tinh thần thực hiện các nghĩa vụ của LHQ để cùng thực hiện các
mục tiêu của LHQ)
+ Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết (Các dân tộc đều có quyền tự quyết về vận mệnh
dân tộc mình, nếu một quốc gia bị nô dịch thì họ có quyền dùng các biện pháp kể cả vũ
lực để đấu tranh tự bảo vệ mình)
+ Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế ( Nguyên tắc Pacta Sunt
Servanda)
 Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ tận tâm,thiện chí các nghĩa vụ mà
mình đã cam kết phù hợp với Hiến chương LHQ
 Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính đáng để từ chối thực hiện
các nghĩa vụ đã cam kết.
Ngoại lệ của nguyên tắc
 Điều ước quốc tế được ký kết vi phạm các quy định của pháp luật quốc gia về thẩm
quyền và thủ tục ký kết.(phải được Quốc Hội phê chuẩn thì mới chính thức có hiệu
lực)
 Nội dung của điều ước quốc tế trái với mục đích và nguyên tắc của LHQ hoặc những
nguyên tắc cơ bản của LQT
 Điều ước quốc tế được ký kết không trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng
 Khi hoàn cảnh đã thay đổi một cách cơ bản (có những cuộc đảo chính,lật đỗ, chính
quyền mới lên thay chính quyền cũ với những đường lối hoàn toàn mới còn những
hoàn cảnh thiên tai cũng không gọi là hoàn cảnh thay đổi một cách cơ bản)
 Khi các bên vi phạm nghĩa vụ của mình
Các trường hợp ngoại lệ có khả năng kiểm tra cao.
-Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của LQT
+Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất
+Là những quy phạm mang tính chất phổ biến(các quốc gia,chủ thể khác của LQT phải
tuân theo)
+Các nguyên tắc không xuất hiện cùng một lúc với nhau mà được hình thành dần dần
trong từng giai đoạn phát triển của LQT và được thực tiễn chứng minh rằng đó là chân
lý.
+Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.Đó là các nguyên tắc
k tồn tại độc lập,việc thực hiện nguyên tắc này là tiền đề thực hiện nguyên tắc còn lại.
 Khi các quốc gia tôn trọng chủ quyền của nhau thì có nghĩa họ sẽ tôn trọng quyền
độc lập tự quyết của nhau.Khi không can thiệp vào nội bộ của nhau thì phải tuân thủ
giải quyết bằng biện pháp hòa bình...
==>Thực hiện nguyên tắc đầu là cơ sở để kéo theo thực hiện các nguyên tắc khác

7
Việc thực hiện nguyên tắc này là tiền đề thực hiện nguyên tắc khác,nếu vi phạm một
trong các nguyên tắc có thể kéo theo vi phạm cả hệ thống
1.4. Vai trò của Luật Quốc tế
+ Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế
+ Là công cụ, nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế
+ Có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển văn minh của nhân loại,thúc đẩy cộng đồng
quốc tế phát triển theo chiều hướng ngày càng văn minh.
+ Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là các quan hệ kinh tế
quốc tế
1.5. Mối quan hệ giữa LQT và LQG
-Một số học thuyết: Nhất nguyên luận; Nhị nguyên luận
+Nhất nguyên luận:cho rằng LQT và LQG là một hệ thống
+Nhị nguyên luận coi LQT và LQG là hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng vẫn có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
-Cơ sở của mối quan hệ giữa LQT và LQG:xuất phát từ mối quan hệ giữa hai chức năng
cơ bản của NN là chức năng đối nội và đối ngoại
-Nội dung của mối quan hệ giữa LQT và LQG
-LQG ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của LQT
-Nội dung của LQG chi phối và thể hiện nội dung của LQT (LQT là sự tổng hợp của các
quốc gia)
-LQG là phương tiện để thực hiện LQT(vì các quy định của LQT chỉ được thực hiện
thông qua nội luật hoá(thay đổi quy định của luật mình)) khi LQT không thể áp dụng trực
tiếp.
-LQT thúc đẩy quá trình hoàn thiện của LQG làm cho LQG phát triển theo chiều hướng
ngày càng văn minh.(vì các quy định của LQT chi tiết hơn)
Trong trường hợp LQT và LQG có nội dung điều chỉnh trái ngược nhau thì áp dụng
luật nào?
Áp dụng LQT vì áp dụng nguyên tắc tận tâm thiện chí. Các quốc gia có quyền ký kết
cam kết thực hiện LQT hay không nhưng khi đã ký thì phải tuân thủ đúng nguyên
tắc.Điều ước quốc tế trái với HP thì vẫn áp dụng LQT
*Có điều ước quốc tế quy định rõ ràng thì phải ghi cơ sở pháp lý còn quy định dạng
tập quán thì không cần phải ghi

8
9

You might also like