You are on page 1of 20

Luật quốc tế (Công pháp quốc tế) - Chức năng đối ngoại của NN

Giáo trình:
Công pháp quốc tế của trường ĐH Luật TPHCM
Giáo trình luật quốc tế của trường ĐH Luật HN
VBPL (6): Hiến chương LHQ 1945; Tuyên bố 1970 của đại hội đồng LHQ; Công ước viên 1969; Công
ước 1982; Công ước Viên 1961; Công ước Viên 1963
VBPLVN (4): Luật Điều ước quốc tế 2016; Luật Quốc tịch VN 2008; Luật Biển VN 2012; Luật Cơ quan
đại diện … 2009
Cột điểm: Chuyên cần (10%) - kí tên điểm danh; Bài kiểm tra nhóm; Điểm cộng.
Nhóm trưởng (điểm danh, điểm cộng)
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
1. LQT là gì? Bản chất của LQT khác gì Luật quốc gia?
 Là gì? Là hệ thống PL độc lập
 Do ai xây dựng? Bởi chính các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế dựa rên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng.
 Nhằm mục đích gì? điều chỉnh của quan hệ trên nhiều lĩnh vực (chính trị, thương
mại, xã hội, VH,...)
 Được đảm bảo thực thi không? Bởi ai?
=> LQT là 1 hệ thống PL độc lập bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm PL
quốc tế (QPPLQT) do chính các chủ thể của LQT thỏa thuận xd nên trên cơ sở tự nguyện
và bình đẳng; nhằm điều chỉnh cấc QH trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa,
an ninh, quốc phòng, … (trong đó chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về mặt chính trị) được
đảm bảo thực thi trong qua các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc cưỡng chế tập thể hoặc
bằng sức mạnh đấu tranh của cộng đồng quốc tế
bình đẳng về quan hệ pháp lý trong quan hệ quốc tế

👉Bản chất của LQT: luôn là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng # Bản chất luật
trong nước (Ý chí của giai cấp thống trị)
CPQT là LQT và ngược lại. Nhưng LQT không bao gồm TPQT.
- TPQT chỉ là một ngành luật đặc biệt (có yếu tố nước ngoài) nằm trong hệ thống PL của
các quốc gia. Điều chỉnh các quan hệ DS theo nghĩa rộng (quan hệ DS, QHLĐ, QHTM,
QHHN&GĐ…) có yếu tố nước ngoài- chỉ cần một bên có yếu tố nước ngoài. Chủ thể
vẫn là cá nhân, pháp nhân
2. 4 đặc trưng của LQT
 Đối tượng điều chỉnh: LQT điều chỉnh các QH phát sinh trên nhiều lĩnh vực
(kinh tế, CT, VH, AN, QP…, trước tiên và chủ yếu điều chỉnh quan hệ CT) phát
sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau.
Không điều chỉnh tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Chỉ những QH quốc tế
nào mà phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau mới thuộc sự điều chỉnh của
LQT
Tại sao chủ yếu điều chỉnh QH CT: Trong quan hệ quốc tế, việc thiết lập các quan
hệ CT rất quan trọng, đó là cơ sở nền tảng để giúp các chủ thể LQT thiết lập các
QH khác
 Chủ thể:
Chủ thể cơ bản: quyết định đến sự hình thành phát triển của quốc gia
Chủ yếu: Nhiều
Đặc biệt: có tham gia những sự tham gia hạn chế.
LQG LQT
Cá nhân, Pháp nhân Cá nhân, pháp nhân không được xem là chủ thể, nếu có tham gia
(Chủ thể chủ yếu) Qh quốc tế thì chỉ với vai trò đại diện hợp pháp, quốc gia vẫn là
chủ thể
NN (chủ thể cơ bản, Quốc gia (chủ thể cơ bản và chủ yếu)
đặc biệt)
Các Tổ chức quốc tế liên chính phủ -> chủ thể hạn chế (chủ thể
phái sinh)
Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (giành quyền tự quyết)
- Chủ thể đặc biệt

QHPL có sự tham gia của quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của LQT: Sai. Một
bên là quốc gia, một bên không phải quốc gia thì không là ĐTĐC của LQT.
 Trình tự xây dựng QPPLQT:
QPPL=nguồn của PL: Văn bản QPPL và tập quán pháp
Do các chính quyền lập pháp ban hành
QPPLQT là nguồn của LQT do chủ thể của LQT xây dựng nên gồm VBQPPLQT
(ĐƯQT) và quy phạm bất thành văn (Tập quán quốc tế)
Do bản chất LQT là sự thỏa thuận nên trong luật quốc tế không có cơ quan lập
pháp chung. Nên các QPPLQT (ĐƯ, tập quán QT) được hình thành do chính các
chủ thể LQT thỏa thuận xây dựng nên
 Biện pháp đảm bảo thực thi:
LQT không có cơ quan cưỡng chế chung
Các biện pháp được đảm bảo thi hành là cưỡng chế cá thể, cưỡng chế tập thể do
chính các chủ thể LQT thi hành (trước tiên và chủ yếu là các QG)
4 yếu tố cấu thành của quốc gia?
 Lãnh thổ xác định
 Quốc gia sẽ không tồn tại nếu không có lãnh thổ
 Tư cách quốc gia vẫn được đảm bảo kể cả trong trường hợp biên giới quốc
gia còn là đối tượng tranh chấp.
 Lãnh thổ quốc gia là không gian mà ở nơi đó chủ quyền và quyền lực quốc
gia được thiết lập và thực hiện.
 Sự tồn tại của một quốc gia không phụ thuộc vào diện tích lãnh thổ
 Dân cư ổn định
 Một quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu dân cư
 Sự thay đổi một phần về số lượng dân cư không ảnh hưởng đến sự tồn tại
của một quốc gia.
 Dân cư có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ
 Chính phủ
 Chính phủ là đại diện hợp pháp cho quốc gia trong quan hệ quốc tế và thực
thi quyền lực trên lãnh thổ của quốc gia.
 Vai trò của chính phủ thể hiện qua công tác đối nội và đối ngoại
 Khả năng tham gia vào các QHPL quốc tế độc lập
 Trước đây, có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác là sự công
nhận của các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế.
 Theo luật quốc tế hiện đại, Việc công nhận hay không công nhận của các
quốc gia khác không ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia với tư cách là
chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp lý do luật quốc tế điều chỉnh
Tại sao các quốc gia lại là chủ thể chủ yếu và cơ bản của LQT?
 Quốc gia là chủ thể cơ bản: Vì quốc gia là chủ thể đầu tiên mang tính chất quyết
định đến sự hình thành, tồn tại, phát triển của LQT.
 QG là chủ thể chủ yếu: Tất cả các QPPL quốc tế, ví dụ các quy phạm thành văn
(điều ước quốc tế) và quy phạm bất thành văn (tập quán quốc tế) được hình thành
trước tiên và chủ yếu do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Quốc gia là chủ
thể duy nhất có khả năng thành lập nên các tổ chức quốc tế liên chính phủ (Liên
hiệp quốc, …)
Sự công nhận trong LQT khi có sự xuất hiện của một quốc gia mới như thế nào? (trong
giáo trình)
- Công nhận quốc tế đối với quốc gia là một hành vi chính trị- pháp lý của quốc gia công
nhận dựa trên các nền tảng nhất định nhằm thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới
trong cộng đồng quốc tế, thông qua đó thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình
thường và ổn định với đối tượng được công nhận.
- Hành vi công nhận không phải là một nghĩa vụ bắt buộc và có 05 đặc điểm:
 Là một hành vi pháp lý- chính trị
 Dựa trên những động cơ nhất định của giai cấp thống trị tại quốc gia công nhận
 Nhằm xác nhận sự tồn tại trên thực tế của một thành viên mới trong cộng đồng
quốc tế
 Nhằm khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với đường lối, chính sách,
chế độ chính trị, kinh tế của bên được công nhận.
 Thể hiện ý định mong muốn thiết lập quan hệ với bên dược công nhận trên nhiều
lĩnh vực.
Sự công nhận khi có sự xuất hiện QG mới là quyền của các chủ thể LQT. Tuyên bố 1 chủ
thể mới của LQT chính thức
Thể loại: Công nhận QG mới thành lập, công nhận CO mới thành lập
Hệ quả pháp lý cao nhất của sự công nhận là thiết lập quan hệ ngoại giao (đầy đủ và toàn
diện nhất)
VN là một quốc gia độc lập (2/9/1945 HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập)
Tư cách chủ thể của 1 QG mới mặc nhiên có khi thỏa 4 yếu tố cấu thành, không phụ
thuộc sự công nhận của các nước trên TG, tuy nhiên nó tạo đk thuận lợi để các nước được
công nhận tham gia vào các QHPL quốc tế
Phương pháp: Công nhận minh thị (rõ rang, minh bạch), Công nhận mặc thị (ngầm,
không có tuyên bố chính thức)
Hình thức công nhận (3):
 Dejure: Là sự công nhận chính thức ở mức độ đầy đủ nhất về hình thức trong
phạm vi toàn diện nhất. Công nhận de jure thường dẫn đến việc xác lập dễ dàng
các quan hệ ngoại giao và ký kết các ĐƯQT trong mọi lĩnh vực giữa bên công
nhận và bên được công nhận.
 Defacto: Hình thức công nhận không chính thức không toàn diện -> thiết lập quan
hệ lãnh sự 1 vài khu vực lãnh sự, địa phương [thường là thời kỳ quá độ để chuyển
đến công nhận dejure]
 Adhoc: là việc các QG công nhận lẫn nhau 1 cách không chính thức trong từng vụ
việc cụ thể -> QH giữa các bên sẽ chấm dứt sau khi công việc cụ thể hoàn tất [thực
tế đây là tiền đề thiết lập quan hệ lãnh sự và quan hệ cao nhất-ngoại giao]
Tổ chức quốc tế liên chính phủ (TCLCP)? Tại sao lại là chủ thể hạn chế?
 Là một tổ chức bao gồm chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền (hay các nước
thành viên) hay các tổ chức liên chính phủ khác. Được thành lập dựa trên các hiệp
định (đóng vai trò hiến chương) hình thành khi các đại diện pháp lý (tức các chính
phủ) của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp định, từ đó
tạo lập tư cách pháp nhân cho TCLCP.
 Do các QG thành lập. Các TCQTLCP khác nhau -> quyền năng chủ thể LQT khác
nhau
 Đặc điểm:
 Là thực thể liên kết chủ yếu bởi các quốc gia có chủ quyền
 Là chủ thể hạn chế/phái sinh/thứ sinh của luật quốc tế
 Được thành lập trên cơ sở pháp lý là các văn kiện quốc tế, điều ước quốc tế
 Được thành lập với mục đích nhất định
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất
 Chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế độc lập với các quốc gia thành viên
 Vì TCLCP được thành lập từ những chủ thể khác, các quyền của nó chỉ được ghi
nhận trong các điều ước khi ký kết hay gia nhập. Do vậy nó phải phụ thuộc vào
các quốc gia thành viên, nên chỉ tham gia vào những lĩnh vực phù hợp với phương
hướng hoạt động và sự thảo thuận của các quốc gia thành viên.
 TCLCP là chủ thể phái sinh do được các quốc gia thành viên thỏa thuận tự nguyện
trao cho TCLCP
 TCLCP chỉ là chủ thể hạn chế. Vì ngoài một số quyền năng chủ thể LQT cơ bản
mà bất kỳ chủ thể LQT nào cũng được thụ hưởng (ký kết điều ước quốc tế, quyền
ưu đãi và miễn trừ), TCLCP bị hạn chế trong phạm vi điều lệ của TCLCP. Tức là,
tính hạn chế là ở chỗ trong khi quốc gia có thể tự quyết định tham gia vào bất cứ
quan hệ nào trên cơ sở chủ quyền thì tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có thể
tham gia vào các hoạt động thuộc những lĩnh vực mà thành viên của tổ chức đó
trao cho.
Dân tộc đang đấu tranh…? Điều kiện trở thành?
Điều kiện để trở thành
 Đang bị đô hộ
 Đang tồn tại 1 cuộc đấu tranh
 Thành lập được 1 cơ quan lãnh đạo đại diện tiếng nói toàn dân tộc

LÃNH THỔ BIÊN GIỚI QUỐC GIA


- LÃNH THỔ là một trong các yếu tố cấu thành nên QG-chủ thể cơ bản của LQT.
- BIÊN GIỚI QG là đường giới hạn lãnh thổ của một QG -> giới hạn chủ quyền QG.
- Tranh chấp QT về LT-BG phổ biến (VD) và gây ra những hậu quả nghiêm trọng…
I. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ LÃNH THỔ QG
TRONG LQT
1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
- Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và
vùng lòng đất thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định.
2. Phân loại lãnh thổ trong LQT:
- Lãnh thổ QG
- Lãnh thổ QG có chế độ quốc tế hóa một phần quyền sử dụng: Là phần lãnh thổ vẫn
thuộc chủ quyền của QG, nhưng do vị trí và tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến hàng
hải quốc tế nên các phương tiện bay, phương tiện bơi của QG khác có thể sử dụng để qua
lại như kênh đào QT, eo biển QT, sông QT.
- Lãnh thổ quốc tế: Là phần lãnh thổ không thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của QG
như: Vùng trời QT, Vùng biển QT, Châu nam cực, Đáy đại dương, khoảng không vũ trụ
(kể cả các hành tinh) tất cả QG đều có quyền NCKH, thăm dò, đo đạc, khai thác vì mục
đích hòa bình.
3. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ QG
* Vùng nước:
- Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy
trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải
của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ các dạng sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao
gồm cả vùng nước trong phạm vi các vũng hay vịnh nhỏ
- Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: “Các vùng nước ở phía trong đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải là nội thủy của quốc gia ven biển”. Như vậy, theo định
nghĩa này, nội thủy bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong
đường cơ sở và giáp với bờ biển; vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thủy. Nội thủy
được coi như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền của quốc gia ven biển. Trong vùng nội
thủy, nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ
đất liền.
- Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012: “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý
tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên
biển của Việt Nam”. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh
hải, đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công
ước Luật Biển năm 1982.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt
Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước ta thực hiện
kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi
vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong
lãnh hải nước ta.
- Vùng đặc quyền kinh tế của VN là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200
hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của nước ta. Nhà nước ta có quyền chủ
quyền đối với việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và về
các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng đặc quyền kinh tế. VN tôn trọng quyền
tự do hàng hải, tự do hàng không ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của mình.
- Thềm lục địa của Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh
hải của nước ta cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa
lục địa chưa đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ
đường đẳng sâu 2.500m. Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật về biển
của nước ta khẳng định nhà nước ta có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và không ai có quyền tiến hành hoạt động
thăm dò, khai thác tài nguyên thềm lục địa nước ta nếu không được sự đồng ý của Chính
phủ VN
* Vùng trời:
- Điều 1 Công ước Chicago về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 quy định “Các
bên ký kết công nhận mỗi Bên đều có chủ quyền hoàn toàn và độc quyền đối với không
phận phía trên lãnh thổ của Bên đó.”
- Điều 1 Công ước Chicago 1944: ghi nhận lại nguyên tắc đã được xác lập về chủ quyền
hoàn toàn và độc quyền của Quốc gia đối với vùng trời phía trên lãnh thổ của mình,
- Công ước Geneva về Lãnh hải năm 1958, đã cụ thể hóa hơn nữa nguyên tắc chủ quyền
của quốc gia ven biển mởi rộng đến lãnh hải và vùng trời phía trên,
- Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: “…Chủ quyền này được mở rộng đến
vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này”.
- QG có toàn quyền:
 Điều 1 Công ước Chicago 1944: ghi nhận lại nguyên tắc đã được xác lập về chủ
quyền hoàn toàn và độc quyền của Quốc gia đối với vùng trời phía trên lãnh thổ
của mình,
 Công ước Geneva về Lãnh hải năm 1958, đã cụ thể hóa hơn nữa nguyên tắc chủ
quyền của quốc gia ven biển mởi rộng đến lãnh hải và vùng trời phía trên,
 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. ĐIỀU 2: “…Chủ quyền này
được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển
này”.
- Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và
hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. (Điều 20 Luật biên giới QG
2003)
- Cách thức xác lập:
 Quốc gia sở tại sẽ tuyên bố vùng trời của mình trên cơ sở các nguyên tắc của luật
quốc tế hoặc vạch ra trong các điều ước song phương.
 Ví dụ: Tuyên bố của Việt Nam về vùng trời ngày 05/6/1984; Điều IV Hiệp ước
biên giới trên đất liền giữa VN-TQ ngày 30-12-1999: “Mặt thẳng đứng đi theo
đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc nói tại Điều II của
Hiệp ước này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước”.
 Vùng trời của quốc gia được giới hạn bởi mặt thẳng đứng và mặt giới hạn độ cao.
Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về độ cao tối đa của vùng trời, để
giới hạn độ cao
- Hầu hết các QG không quy định cụ thể độ cao vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia
mà chỉ tuyên bố chủ quyền của QG đối với VT.

Vùng đất Vùng nước Vùng trời Vùng long đất


Khái Gồm toàn bộ Bao gồm toàn bộ Là khoảng không Là toàn bộ
niệm phần đất liền lục phần nước nằm gian bao trùm phần đất nằm
địa và các hải phía trong đường trên vùng đất và phía dưới vùng
đảo, quần đảo biên giới thuộc vùng nước thuộc đất và vùng
thuộc chủ quyền chủ quyền của 1 chủ quyền 1 QG nước thuộc chủ
của 1 QG QG quyền 1 QG
Chế độ thuộc chủ quyền Nội thủy: hoàn Chủ quyền hoàn chủ quyền
pháp lý hoàn toàn và toàn và tuyệt đối toàn, tuyệt đối, hoàn toàn,
tuyệt đối của và đầy đủ riêng biệt của tuyệt đối, riêng
quốc gia. Lãnh hải: hoàn quốc gia. biệt
toàn và đầy đủ
Các bộ - Vùng nước nội
phận cấu địa: là vùng nước
thành ở các sông, hồ,
kênh rạch, biển
nội địa... nằm
trên vùng đất liền
– trong đường
biên giới QG
- Vùng nước biên
giới: là vùng
nước trên các
đoạn sông, suối
biên giới hoặc
các vùng nước
khác mà đường
biên giới trên đất
liền đi qua.
- Nội thủy: là
vùng nước tiếp
giáp với bờ biển,
ở phía trong
đường cơ sở và là
bộ phận lãnh thổ
của VN
- Lãnh hải: vùng
biển có chiều
rộng 12 hải lý
tính từ đường cơ
sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài
của lãnh hải là
biên giới QG trên
biển của VN
Mỗi quốc gia ven Được xác
biển có năm vùng ddunhj từ bề
biển bao gồm: mặt trái đất đến
nội thủy, lãnh tâm trái đất
hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền
kinh tế và thềm
lục địa
4. Lãnh thổ QG mở rộng:
- Lãnh thổ di động
Ngoài các bộ phận lãnh thổ tự nhiên, tàu thuyền, máy bay quân sự, các công trình, thiết bị
nhân tạo của quốc gia như hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm, đảo nhân tạo…mang cờ
hoặc dấu hiệu riêng biệt, hợp pháp của quốc gia hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh
thổ quốc gia (ở vùng biển quốc gia, kênh quốc tế, eo biển quốc tế, sông quốc tế, châu
Nam cực, khoảng không vũ trụ) được thừa nhận có chế độ pháp lý như lãnh thổ quốc gia
với tên gọi là “lãnh thổ di động”, “lãnh thổ bay” hay “lãnh thổ bơi”.
Ống dẫn, cáp ngầm thuộc chủ quyền của QG ở lãnh thổ quốc tế
- Nhận xét:
 Trên thực tế không có lãnh thổ di động, khái niệm “lãnh thổ di động” chỉ được đặt
ra để chỉ các trường hợp được hưởng quy chế pháp lý giống như quy chế pháp lý
của lãnh thổ QG (dựa trên cơ sở các quyền ưu đãi, miễn trừ và sự tôn trọng lẫn
nhau của các QG).
 Việc hưởng quy chế pháp lý lãnh thổ QG chỉ đặt ra với: các phương tiện, đường
ống ngầm, cáp ngầm thuộc sở hữu của nhà nước. Các loại phương tiện của tư nhân
không được hưởng quy chế này.
 Mức độ hưởng quy chế pháp lý lãnh thổ QG đối với các phương tiện khác nhau là
khác nhau.
5. Một số nội dung về chủ quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
- Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ QG theo LQT.
- QG có quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tối cao, riêng biệt trong phạm vi lãnh thổ của
QG đó.
- QG có quyền tài phán đối với mọi cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ của QG.
- Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt về vấn đề lãnh thổ phải phù hợp với luật quốc tế và
Hiến pháp, pháp luật QG.
- Trong phạm vi lãnh thổ của mình, QG có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các
tài nguyên thiên nhiên phù hợp với luật quốc tế, Hiến pháp, PL quốc gia.
* Nghĩa vụ của QG khi thực hiện chủ quyền tối cao của mình đ/v lãnh thổ:
 Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ QG khác;
 Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ
của QG khác;
 Không sử dụng lãnh thổ QG khác khi không có sự đồng ý của QG đó;
 Không cho QG khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước thứ ba;
6. Xác lập chủ quyền lãnh thổ QG:
- Bằng sử đụng vũ lực: LQT hiện đại cấm
- Xác lập chủ quyền lãnh thổ QG với vùng đất vô chủ
 Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng: “quyền khám phá trước tiên”.
Cơ sở để xác lập chủ quyền QG:
 Thông qua sự công nhận một số hành vi mang tính chất tượng trưng như: hành
vi của viên thuyền trưởng/ nhà thám hiểm nào đó đã đặt chân lên đảo hay bờ
biển của vùng lãnh thổ vô chủ và để lại bằng chứng như cây thập tự, cột gỗ, bia
đá… hay bất kỳ dấu tích nào để chứng minh sự có mặt của họ trên lãnh thổ đó.
 Nhà nước phải đưa ra tuyên bố chính thức về việc xác lập chủ quyền của quốc
gia đối với vùng lãnh thổ mới phát hiện.
Hạn chế
 việc chiếm hữu theo cách này rất dễ dàng đối với vùng đất, đảo nhỏ;
 Do điều kiện thông tin lúc đó chưa phát triển nên đã dẩn tới tình trạng các quốc
gia không được thông tin đầy đủ và kịp thời về một vùng lãnh thổ đã được một
quốc gia phát hiện.
 Những dấu tích, những chứng cứ như cờ, cây thập tự, cột gỗ được lưu lại trên
các lãnh thổ mới phát hiện không phải bao giờ cũng nguyên vẹn qua thời gian
hoặc nhiều khi những người đến sau lại phá hủy đi những bằng chứng này.
 Chiếm hữu thực sự:
 Lãnh thổ chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ;
 Do cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức công được nhà nước ủy quyền tiến
hành;
 Việc chiếm hữu phải thực sự;
 Thực hiện bằng biện pháp hòa bình được dư luận đương thời chấp nhận.
7. Thay đổi chủ quyền lãnh thổ QG
- Do hợp nhất quốc gia
- Do phân chia quốc gia
- Do trao trả lãnh thổ
- Do sáp nhập lãnh thổ
- Do chuyển nhượng lãnh thổ
II. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới QG: là ranh giới phân định:
a. Lãnh thổ của QG này với lãnh thổ của QG khác;
b. Các vùng biển thuộc lãnh thổ QG (chủ quyền QG) với các vùng biển mà QG có
quyền chủ quyền và quyền tài phán;
c. Lãnh thổ QG với các vùng lãnh thổ quốc tế.
“Biên giới quốc gia của nước CHXHCN VN là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó
để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt
Nam”. (điều 1 Luật biên giới quốc gia 2003)
2. Ý nghĩa chính trị-pháp lý
- Là đường giới hạn để phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc
với các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.
- Là “ranh giới” để giới hạn chủ quyền của quốc gia trong một phạm vi lãnh thổ nhất
định.
3. Các bộ phận cấu thành
- Biên giới quốc gia trên đất liền:
 Biên giới trên bộ bao gồm: đường biên giới trên đất liền, trên đảo, trên sông, trên
hồ biên giới hoặc trên biển nội địa.
 Được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với
nhau, và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia
hữu quan.
- Biên giới QG trên biển
 Là ranh giới phía ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển thiết lập phù hợp với
Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
 Đối với các quốc gia đối diện hoặc tiếp giáp nếu có lãnh hải chồng lấn thì biên
giới trên biển sẽ được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan
và được phân định bằng điều ước quốc tế.
- Biên giới vùng trời:
 Là ranh giới phân định vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia này với vùng trời
thuộc chủ quyền của quốc gia khác hoặc vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia
với vùng trời quốc tế.
 Ví dụ: Điều IV Hiệp ước biên giới Việt – Trung: “Mặt thẳng đứng đi theo đường
biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc nói tại Điều II của Hiệp ước
này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước”.
- Biên giới lòng đất:
 Là “mặt phẳng” được xác định dựa trên đường biên giới trên bộ và biên giới trên
biển của quốc gia kéo dài tới tận tâm của trái đất.
 Biên giới lòng đất được thừa nhận và quy định trong các điều ước quốc tế và cụ
thể hóa trong pháp luật QG.
 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam cũng quy định như vậy: “Biên
giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền
và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất”.
4. Quá trình hoạch định biên giới QG
- Là hoạt động không thể thiếu của QG liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với lãnh
thổ, dân cư, lịch sử, văn hóa... cũng như các quyền và lợi ích của QG trong quan hệ quốc
tế.
- Biên giới quốc gia là đường giới hạn để phân định lãnh thổ QG này với lãnh thổ QG
khác hoặc để phân định giữa vùng biển thuộc chủ quyền QG và vùng thuộc quyền chủ
quyền của QG.
- Biên giới quốc gia là “ranh giới” để giới hạn chủ quyền của QG trong một phạm vi lãnh
thổ nhất định.
- Nguyên tắc thỏa thuận:
 Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình phân định biên giới QG.
 Việc phân định biên giới QG là việc giới hạn chủ quyền và quyền tối cao của QG
đối với lãnh thổ của các QG hữu quan (các QG có chung biên giới phải thoả thuận,
thống nhất để cùng nhau xác lập một biên giới ổn định, hoà bình vì lợi ích chung
trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi QG và pháp luật quốc tế.
- Thỏa thuận hoạch định biên giới quốc gia thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
 Thỏa thuận về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành đàm phán phân định lãnh
thổ biên giới;
 Thỏa thuận xác định nguyên tắc hoạch định biên giới;
 Thỏa thuận xác định chiều hướng chung của đường biên giới, kiểu biên giới áp
dụng để hoạch định, vị trí tọa độ các điểm đường biên giới đi qua;
 Thỏa thuận xác định biên giới trên sông, hồ, đồi núi, sa mạc…;
 Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp;
- Nguyên tắc Uti possidetis:
Nguyên tắc này gắn liền với kế thừa QG và đã được Tòa án Công lý quốc tế coi là
nguyên tắc có tính tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các
QG đặc biệt là các QG đã từng là lãnh thổ thuộc địa của thực dân, đế quốc trước đây.
Nguyên tắc này được chia thành 2 trường hợp:
 Uti possidetis de juris: vì bạn sở hữu chúng nên bạn sẽ sở hữu chúng.
 Uti possidetis de facto: từ trước đến thời điểm hoạch định biên giới, giữa các QG
đã tồn tại một đường biên giới thực tế (de facto). Chính vì vậy, để thuận lợi cho
việc hoạch định, các QG hữu quan có thể thỏa thuận sử dụng đường biên giới thực
tế đó để tiếp tục phân định và biến đường biên giới thực tế thành đường biên giới
pháp lý thông qua các thỏa thuận ký ĐUQT về biên giới.
- Hoạch định biên giới quốc gia bằng con đường tài phán
 Trường hợp giữa các nước láng giềng có chung biên giới nhưng khôg thể tìm ra
giải pháp để phân định biên giới QG bằng cách thoả thuận và cần một chủ thể
trung gian để giải quyết giúp họ.
 Việc Hoạch định biên giới QG dựa vào kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp
trước ICJ có thể áp dụng đối với biên giới QG trên đất liền, trên biển, và phân định
các vùng QG có quyền chủ quyền trên biển.
- Hoạch định biên giới QG trên đất liền
 Là quá trình phân định: lãnh thổ vùng đất, vùng nước (vùng nước nội địa, vùng
nước biên giới),
 Từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc xác định lãnh thổ vùng trời và vùng đất giữa các
quốc gia.
* GĐ 1: Hoạch định biên giới QG
- Hoạch định biên giới mới;
Hoạch định biên giới trên cơ sở các đường ranh giới đã có nhưng có sửa đổi, bổ
sung;
=> Giai đoạn này, các QG hữu quan sẽ tiến hành đàm phán để ký kết điều ước
quốc tế về biên giới.
Một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền
(Trường hợp đường biên giới chạy qua một dãy núi; Xác định biên giới trên song;
Xác định biên giới trên hồ)

[Cách 1: Các bên có thể xác định đường biên giới theo sông núi, tức là xác định
các điểm cao nhất của các đỉnh núi, nối liền chúng với nhau để chia dãy núi ra làm
đôi. Phương pháp này có thể mang lại sự công bằng trong việc phân chia chủ
quyền đối với dãy núi, nhưng lại hạn chế ở chỗ,khu vực biên giới trở nên hiểm trở,
mất an ninh, rất khó quản lý và bảo quản các cột mốc.
Cách 2: Các bên có thể xác định biên giới theo đường chân núi, như vậy dãy núi sẽ
thuộc hẳn về một quốc gia, việc xác định trở nên đơn giản và dễ thực hiện, nhưng
lại khó giải quyết vấn đề lợi ích của bên kia trong việc khai thác, sử dụng dãy núi.
Việc xác định biên giới trên sông rất phức tạp, tùy vào việc con sông đó có sử
dụng cho giao thông đường thủy hay không, sông có nhiều nhánh hay chỉ có một
nhánh, nếu có nhiều nhánh thì nhánh nào là chính….cụ thể:
- Đối với sông không sử dụng cho giao thông đường thủy, các bên thường
xác định đường biên giới là đường trung tuyến của con sông.
- Đối với sông sử dụng cho giao thông đường thủy, các bên thường xác định
đường biên giới theo dòng chảy của con sông (hay còn gọi là đáy lũng), có nghĩa
là xác định theo điểm giữa dòng nước nơi tàu thuyền có thể đi lại được.
Nếu sông có nhiều nhánh, các bên phải xác định xem nhánh nào là nhánh chính và
xác định đường biên giới trên nhánh chính đó.
Trong trường hợp các quốc gia cùng giáp nhau ở một hồ biên giới, các bên sẽ thỏa
thuận xác định tâm của hồ, sau đó nối các điểm biên giới trên hồ của các quốc gia
qua tâm của hồ để phân chia vùng hồ thuộc chủ quyền của mỗi bên]
* GDD2: Phân giới thực địa:
 Là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong điều ước quốc tế.
 Các QG liên quan sẽ thành lập một ủy ban liên hiệp về phân giới thực địa và cắm
mốc (đánh dấu thực địa, điều chỉnh đường biên giới do yêu cầu đặc biệt của địa
hình thực tế)
 Các hoạt động phân giới thực địa phải được ghi chép đầy đủ, chi tiết trong các hồ
sơ, biên bản, sơ đồ kèm theo điều ước quốc tế về biên giới.
 Tất cả những sửa đổi, bổ sung: phải được các bên liên quan đồng thuận.
* GĐ 3: cắm mốc: để đánh dấu đường biên giới
 Lập bản đồ chính thức về đường biên giới đúng với thực trạng đã được phân định
và cắm mốc. Bản đồ và các Hiệp định bổ sung (nếu có) sẽ là một bộ phận đính
kèm Hiệp định về biên giới để các QG phê chuẩn.
 Ký các Nghị định thư về quy chế biên giới.
- Phân định biên giới QG trên biển:
K3 Đ5 Luật BGQG: “ Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng
các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh
hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo CƯ của LHQ về Luật biển năm 1982
và các điều ước quốc tế giữa CHXHCNVN và các quốc gia hữu quan”.
“Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của CHXHCN Việt Nam theo
CƯ của LHQ về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCNVN và các
quốc gia hữu quan”.
* QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA BIÊN GIỚI QUỐC GIA
- Khái niệm: là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm PLQT và PLQG nhằm thiết lập,
điều chỉnh và quản lý, bảo vệ và định đoạt các vấn đề về pháp lý liên quan đến biên giới
QG
- Nguồn luật điều chỉnh:
 Các Điều ước quốc tế: Quy định về các nguyên tắc pháp lý cơ bản điều chỉnh các
hoạt động trong khu vực biên giới có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
quyền lợi của quốc gia có chung biên giới.
 Pháp luật quốc gia: Quy định các nguyên tắc, quy phạm về các hoạt động cụ thể
và chủ yếu là điều chỉnh các hoạt động trong khu vực giáp biên của quốc gia hay
còn gọi là quy chế dọc biên giới.

TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


QUỐC TẾ
Gia nhập
 Thời điểm xin: Khi thừi hạn kí kết DDWQT đã kết thúc hoặc khi ĐƯQT đã phát
sinh hiệu lực
Thời điểm gia nhập được tiến hành khi: thông thường khi ĐƯ đã phát sinh hiệu
lực
 Điều kiện và thủ tục: Do DDWQT quy định
 Thẩm quyền quyết định
 ND văn bản quyết định
Hiệu lực của ĐƯQT:
 ĐƯ có hiệu lực:
 Được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
 Được ký kết phù hợp với trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của
PL các bên ký kết
 Có ND phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT
 Thời điểm có hiệu lực:
 Mỗi ĐƯQT sẽ được các thành viên thỏa thuận một thời điểm riêng.
 Thực tiễn cho thấy, thời điểm có hiệu lực sẽ được xác định như sau:
 Nếu là ĐƯ song phương, hai bên thường lựa chọn thời điểm phát
sinh hiệu lực là thời điểm hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn hoặc
phê duyệt.
 Nếu là ĐƯ đa phương, các bên ký kết sẽ xác định thời điểm điều
ước phát sinh hiệu lực bằng cách quy định một số lượng thành viên
cần thiết phê chuẩn hoặc phê duyệt hay quy định một thời gian sau
khi đạt được số lượng thành viên theo thoả thuận.
 Thời gian có hiệu lực: được các bên tt và quy định trong ĐƯ đó
 Không gian có hiệu lực: chỉ phát sinh trên lãnh thổ QG là thành viên/ vùng lãnh
thổ thuộc quyền chủ quyền howcj các vùng lãnh thổ quốc tế hoặc cả QG thứ 3.
 Chấm dứt hiệu lực ĐƯQT:
 ĐƯQT có thời hạn: thời điểm chấm dứt hiệu lực được ghi nhận trong nội
dung của ĐƯQT đó
 ĐƯQT vô thời hạn: thời điểm chấm dứt hiệu lực không được ghi nhận
trong ĐƯQT mà thực tế được xác định như sau:
 Điều ước quốc tế hết hiệu lực theo ý chí của các bên
 Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực

Tự động hết hiệu lực Chấm dứt hiệu lực phụ thuộc vào ý chí các bên
Khi thời hạn ĐƯ hết Bãi bỏ ĐƯ: quyền bãi bỏ phải được ghi nhận, quy định
trong ĐƯ
Khi các bên đã thực hiện Hủy bỏ ĐƯ: không cần quy định trong ĐƯ, khi xét thấy
xong NV trc thời hạn 1 trong 3 TH:
- Khi 1 bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiện NV
- Khi 1 hoặc nhiều bên vi phạm nghiêm trọng các NV
quy định trong ĐƯ
- Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khi có sự thay đổi tư
cách chủ thể của LQT - chia tách hoặc hợp nhất QG; sự
thay đổi thể chế chính trị - lật đổ chính quyền) dẫn đến
việc các bên không thể tiếp tục thực hiện NV trong ĐƯ
Khi chiến tranh xảy ra
Ngoại lệ:
- Những ĐƯ liên quan
đến biên giới lãnh thổ,
quyền con người, ct xảy
ra vẫn có hiệu lực ply
- Những ĐƯ được các
bên tt trước là dù ct xảy
ra vẫn có giá trị pháp lý
 Các quốc gia có nghĩa vụ phải tuân thủ những điều ước quốc tế mà mình là thành
viên dựa trên nguyên tắc pacta sunt servanda.
 Trong trường hợp có sự xung đột giữa giữa quy định của điều ước quốc tế và quy
định của các văn bản trong nước, các thành viên phải ưu tiên áp dụng điều ước
mà các QG là thành viên
2.7 Thực hiện ĐƯQT:
 Thực hiện trực tiếp: Áp dụng trực tiếp (áp dụng y chang)
 Thực hiện gián tiếp: Nội luật hóa hoặc chuyển hóa: quy định chưa đủ rõ, chưa đủ
chi tiết
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TẬP QUÁN QUỐC TẾ
 Tập quán quốc tế là hình thức biểu hiện các nguyên tắc ứng xử sự hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi
là những quy phạm pháp luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ quốc tế.
 Điều kiện để TQ được xem là nguồn của LQT:
 Được áp dụng trong thời gian dài
 Được thừa nhận rộng rãi
 ND phù hợp cac nguyên tắc cơ bản của LQT
 Giá trị pháp lý của các nguồn LQT:
 TQQT và ĐƯQT có giá trị pháp lý ngang bằng nhau
 Trong cùng một vấn đề tồn tại, có trường hợp tồn tại cả ĐUQT và TQQT
điều chỉnh. Về nguyên tắc, việc chọn áp dụng nguồn nào là do các bên thỏa
thuận lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nếu có
sự xung đột pháp luật giữa hai loại nguồn này, các bên hữu quan thường sẽ
thỏa thuận để áp dụng các quy phạm điều ước. (ĐƯ thể hiện bằng văn bản,
rõ ràng; trường hợp có phát sinh tranh chấp cũng có dự trù được nơi giải
quyết, phương hướng giải quyết)
DÂN CƯ
I. Tổng quan
1. Dân cư: là tổng hợp những người dân sinh sống và cư trú trong phạm vi lãnh thổ
của 1 QG nhất định, đc hưởng các quyền và thực hiện các NV theo quy định của
PL QG nơi họ đang cư trú.
Phân loại:
 Công dân
 Người không mang quốc tịch (người có QT nước ngoài, người có nhiều
quốc tịch)
 Người không quốc tịch
2. Chủ quyền Qg đối với dân cư
 Quyền đối với quan hệ quốc tịch
 Quyền đối với người có QT nước ngoài, không QT đang sinh sống trên lãnh thổ
Qg mình:
3. Nguyên tắc xácđịnh quốc tịch:
 Nguyên tắc một quốc tịch (nước ta là nguyên tắc 1 QT linh động, mềm dẻo)
 Nguyên tắc nhiều quốc tịch
 Nguyên tắc quốc tịch mềm dẻo
4. Cách thức hướng QT:
 Hưởng QT theo sự sinh đẻ: Nguyên tắc huyết thống (Đẻ ra ở đâu không cần
biết đẻ ở đâu, mang QT cha mẹ)/ Nguyên tắc quyền nơi sinh (Đẻ ở đâu
mang QT ở đó)
VN áp dụng cả 2 nguyên tắc: Điều 15, 16 LQT, “Trẻ em sinh ra trong hoặc
ngoài lãnh thổ VN mà khi sinh ra cha mẹ đều là công dân VN thì có QT
VN” -> Nguyên tắc huyết thống
Điều 17,18 Nguyên tắc quyền nơi sinh
 Hưởng QT theo sự gia nhập QT (điều 19)
ĐK: (khoản 1)
 Có NLHVDS đầy đủ theo quy định
 Tuân thủ HP và PLVN, tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán
của dân tộc VN
 Biết Tiếng Việt đủ để hòa nhậ cộng đồng VN
 Đã thường trú VN từ 5 năm
 Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại VN
Do xin gia nhập
Kết hôn với người nước ngoài
Được nhận làm con nuôi
 Hưởng Qt theo sự lựa chọn QG
 Hưởng QT theo sự phục hồi QT (mất giấy tờ khi vượt biên qua nước ngoài
những mong muốn có QT việc nam _ điều 23 LQT)
Hướng QT do được thưởng QT (người có công với nhân loại, người
3.3 Vùng trời:
- Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền của 1 QG
- Tuyên bố vùng trời phụ thuộc vào tuyên bố của từng QG
3.4 Vùng lòng đất
Là toàn bộ phần đất nằm phía dưới vùng đất và vừng nước thuooccj chủ quyền của 1 QG
 Độ sâu: tận tâm của Trái Đất

Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối


với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ
quốc gia?
TRẢ LỜI: SAI
Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ
quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ
quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ
quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.
Bộ phận cấu thành lanh thổ quan trọng nhất: Vùng đất vì làm cơ sở để xác định những vùng khác
1.4 Xác lập chủ quyền lãnh thổ QG
a. Xác lập chủ quyền lãnh thổ QG bằng sử dụng vũ lực
Vi phạm nguyên tắc “Không sử dụng vũ lực, đe đọa sử dụng vũ lực”
-> LQT hiện đại nghiêm cấm
b. Xác lập chủ quyền lãnh thổ QG đối với vùng đất vô chủ
- Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng: Cơ sở xác lập chủ quyền
 Hạn chế: Việc chiếm hữu theo cách này rất dễ dàng đvs vùng đất, đảo nhỏ
 Do đk thông tin lúc đó chưa phát triển nên đã dẫn tới tình trạng các QG không đc thông
tin đầy đủ và kịp thời về 1 vùng lãnh thổ đã đc 1 QG phát hiện
 Những dấu tích, chứng cứ như cờ, cây thập tự, gỗ được lưu lại không còn nguyên vẹn, có
thể bị biến dạng do thời gian, thời tiết…
 Nguyên tắc chiếm hữu thực sự:
+ Lãnh thổ chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ
+ Do CQNN/ tổ chức công được NN ủy quyền tiến hành
+Việc chiếm hữu phải thực sự
+ Thực hiện bằng biện pháp hòa bình đc dư luận đương thời chấp nhận (2 hình thức chấp
nhận: minh thị bằng công hàm,... và im lặng không phản đối)
LQT điều chỉnh quan hệ gì? là mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể LQT
Đất nước (là chủ thể duy nhất có quyền năng chủ thể của LQT,cơ bản chủ yếu)
Việc thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quố tế chủ yếu dựa vào nguyên tắc nào? Nguyên
tắc tận tâm, thiên chí (pacta…)
Chế độ đãi ngộ cao nhất cho người nước ngaofi? Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Nguồn của LQT? (bao gồm:
Điều ước phát sinh khi nào (nếu không quy định phê chuẩn phê duyệt) phát sinh khi ký chính
thwucs, ký tượng trưng
Thẩm quyền phê chuẩn (Quốc hội, chủ tịch nước)
Thẩm quyền phê duyệt
Thời điểm gia nhập điều ước:
Bảo lưu: Chỉ áp dụng cho điều ước đa phương không cấm bảo lưu
Đặc điểm quốc tịch (ổn định bền vững, cá nhân, có ý nghĩa quốc tế). QUan trọng nhất: Ổn định,
bền vững)
Qg có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối: đất, trời, lòng đất
Các biện pháp hòa bình:
Nguyên tắc quốc tịch PLVN: một quốc tịch linh động và mềm dẻo
Nguyên nhân dẫn đến tước quốc tịch:
thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia: nội thủy và lãnh hải
Vùng nước chủ quyền: nội địa, nội thủy, biên giới, lãnh hải
Chỉ những QG có biển mới có nội thủy và lãnh hải
Phân định biên giới trên đất liền: sự thoẳ thuận của các bên hữu quan
BIÊN GIỚI
1. Định nghĩa:
Là ranh giới phân định:
 Lãnh thổ QG này với lãnh thổ QG khác
 Các vùng biển thuộc lãnh thổ QG (chủ quyền QG) với các vùng biển mà QG có quyền
chủ quyền và quyền tài phán
 Lãnh thổ QG với các lãnh thổ quốc tế (biên giới vùng trời)
Hoạch định biên giới: thường qua 3 giai đoạn (hoạch định, phân giới, cắm mốc)
 Hoacwhj định biên giới mới
 Hoạch định biên giới trên cơ sở các đường ranh giới đã có nhưng sửa đổi, bổ sung =>
Giai đoạn này, các QG hữu quan sẽ tiến hành đàm phán và ký kết ĐƯQT về biên giới
NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ
1 Cơ quan đại diện ngoại giao
 là cơ quan do NN thành lập theo sự thỏa thuận giữa các QG hữu quan, có trụ sở trên lãnh
thổ của QG sở tại để thwucj hiện quan hệ ngoiaj giao với QG sở tại cũng như với các
CQĐDNG của các QG khác cùng đc lập trên lãnh thổ của QGST
 Đại sứ quán (đứng đầu: Đại sứ) -> Công sứ quán -> đại viện quán (thấp nhất)
 Vn chỉ thiết lập quan hệ đại sứ quán
 Lãnh sự quán:
Chỉ viên chức ngoại giao có hàm và chwuccs vụ ngoại giao.
vali lãnh sự: chính quyền sở tại có đầy đủ lý do nghi ngờ có quyền yêu cầu mở để khám
xét
vali ngoại giao: bất khả xâm phạm (dù có nghi ngờ hay gì cũng không được mở)
Hội đồng bảo an:
thẩm quyền : giải quyết tranh chấp quốc tế (chương 6 hiến chương LHQ) và
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa công lý
Câu hỏi nhóm: liên hệ thực tiễn trong việc xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo
nguyên tắc xác định chủ quyền (đc cộng đồng quốc tế thừa nhận hợp lệ hợp pháp, VN áp
dụng nguyên tắc nào)
Đi học chuyên cần, phát biểu

You might also like