You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ

1. Khái niệm “Luật Quốc Tế” (“công pháp quốc tế”)


LQT là hệ thống PL do các chủ thể của LQT (mà trước tiên và chủ yếu là do các Quốc Gia) thỏa
thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua việc ký kết/ gia nhập các điều
ước quốc tế hoặc thừa nhận các tập quán quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể LQT
với nhau.
2. Các đặc điểm của Luật Quốc Tế
2.1 Về chủ thể xây dựng LQT
Bao gồm:

 Quốc gia
 Tổ chức quốc tế liên chính phủ: thành lập bởi các CP và QG trên cơ sở liên quốc tế (Liên
hợp quốc, EU, ASEAN, WHO, WTO,…). Các tổ chức phi chính phủ do các tổ chức xã hôi,
cá nhân của các quốc gia liên kết với nhau không đủ tư cách, thẩm quyền để kí kết
những
 Các vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt
2.2 Về cách thức xây dựng LQT
LQT được xây dựng bằng cách các chủ thể LQT (mà trước tiên và chủ yếu là các QG) thỏa thuẩn
trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng thông qua việc ký kết/ gia nhập các Điều ước quốc tế và thừa
nhận các tập quán quốc tế.
2.3 Về đối tượng điều chỉnh LQT
Đối tượng điều chỉnh của LQT là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT (mà trước tiên
và chủ yếu là các quan hệ phát sinh giữa các QG) trên nhiều lĩnh vực.
2.4 Về cơ chế thi hành và bảo đảm sự tuân thủ LQT
LQT được thi hành dựa trên nguyên tắc Pacta sunt servanda (nguyên tắc tôn trọng và tự nguyện
thực hiện các cam kết quốc tế).
 Các chủ thể của LQT tự thi hành các biện pháp nhất định (ngoại giao/ kinh tế/ pháp lý...)
nhằm bảo đảm sự tuân thủ LQT.
 Không có cơ quan quốc tế chuyên trách được lập ra để bảo đảm sự tuân thủ LQT.
Lưu ý: HĐBA LHQ được áp dụng các biện pháp trừng phạt (theo chương 7 của Hiến chương LHQ
1945) đối với QG vi phạm đặc biệt nghiêm trọng LQT như xâm lược QG khác hoặc phá hoại hòa
bình, an ninh quốc tế.
3. Mqh giữa luật Quốc Tế và Luật Quốc Gia
LQT và LQG là hai hệ thống PL độc lập nhưng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
Cơ sở của mqh giữa LQT và LQG:
 Cơ sở lý luận:
Sự thống nhất về nhân tố nhà nước trong việc xây dựng LQT/ LQG
Mqh biện chứng giữa chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
 Cơ sở pháp lý: nguyên tắc Pacta Sunt Servanda trong LQT.
4. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Khái niệm: Các NTCB của LQT là những quy phạm mang tính chất chỉ đạo, định hướng, có giá trị
bắt buộc tuân thủ đối với các quốc gia trong việc thiết lập và thực hiện các quan hệ quốc tế.
Tài liệu:

 Hiến chương LHQ 1945


 Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ về những nguyên tắc của LQT điều chỉnh quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo HC LHQ (Nghị quyết số 2625 ngày 24/10/1970)
Nội dung: (tìm hiểu thêm về các nguyên tắc)
1) NT bình đẳng về chủ quyền giữa các QG
2) NT cần sd vũ lực và đe dọa sd vũ lực trong quan hệ quốc tế
3) NT hòa bình giải quyết các tranh chấp QT
4) NT cần can thiệp vào công việc nội bộ của QG khác
5) NT tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết QT
6) NT quyền dân tộc tự quyết
7) NT các QG có nghĩa vụ hợp tác với nhau.
Đặc điểm của các NTCB của LQT:
Tính bắt buộc chung (tính mệnh lệnh chung): Bắt buộc mọi quốc gia phải tôn trọng và tuân thủ,
thực hiện các NTCB của LQT.
Tính phổ cập: các NTCB của LQT được thừa nhận rộng rãi và áp dụng đối với tất cả quan hệ giữa
các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực.
Tính hệ thống: các NTCB của LQT có sự liên hệ chặt chẽ về nội dung để bảo vệ và thực hiện hiệu
quả các mục đích của LQT.
Tính kế thừa và phát triển: có những NTCB của LQT hiện đại hình thành từ những tập quán quốc
tế xa xưa giữa các QG;
Có những NTCB của LTC hiện đại mới được hình thành từ các quy định của Hiến chương LHQ
năm 1945.

You might also like