You are on page 1of 26

1.

Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của CPQT


- Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ
thể khác của Luật quốc tế tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh những
quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là
các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay
vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. Thuật
ngữ “Luật Quốc tế” được dùng để chi “Công pháp quốc tế”. Luật Quốc tế chung phân chia
thành: Tư pháp quốc tế (Luật xung đột) và Công pháp quốc tế trong đó:
+ Tư pháp Quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, lao động có yếu tố nước
ngoài
+ Công pháp Quốc tế điều chỉnh quan hệ - chính trị - xã hội giữa các quốc gia mang tính liên
chính phủ
Ví dụ: Việt Nam đặt trụ sở Đại sứ quán tại Trung Quốc và ngược lại => Công pháp Quốc tế
- Đối tượng điều chỉnh của Công pháp Quốc tế: Quan hệ pháp luật Quốc tế phát sinh trong thực
tiễn Quốc tế.
+ Quan hệ chính trị: Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện (các quốc gia)
+ Quan hệ kinh tế: Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam và ASEAN, Việt Nam và EU
(Tổ chức quốc tế liên chính phủ)
+ Quan hệ khoa học - kỹ thuật – văn hóa: Tổ chức Unicef, Tập đoàn SamSung (Quan hệ dân tộc
đấu tranh giành quyền độc lập)
2. Khái niệm, phân loại Quy phạm Luật Quốc tế
- Khái niệm Quy phạm Luật Quốc tế: Quy phạm Luật Quốc tế là quy tắc xử sự được tạo bởi sự
thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền,
nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
- Phân loại:
Quy phạm mệnh lệnh Quy phạm tùy nghi
- Quy phạm mệnh lệnh chung (jus cogen) là - Quy phạm tùy nghi là quy phạm cho phép
quy phạm có hiệu lực bắt buộc chung, mang các chủ thể Luật Quốc tế tự xác định phạm vi
tính khách quan hóa, có giá trị tối cao với mọi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên tùy
chủ thể, mọi quan hệ pháp luật quốc tế thuộc vào hoàn cảnh thực tế.
Ví dụ: Khủng bố, sử dụng chất độc da cam, => Quy phạm tùy nghi: Trong Luật Quốc tế,
diệt chủng các quy phạm tùy nghi chiếm đa số, vì bản
- Quy phạm Erga Omnes là quy phạm về chất Luật Quốc tế là sự thỏa thuận giữa các
nghĩa vụ có giá trị pháp lý đối với tất cả chủ chủ thể trên cơ sở lợi ích riêng.
thể Luật Quốc tế. Ví dụ:
=> Quy phạm “Jus cogen”: Vì mức độ quan - Quy phạm về xác định bề rộng lãnh hải của
trọng của các giá trị được bảo vệ, nguyên tắc Quốc gia ven bờ tối đa không quá 12 hải lý,
cấm tra tấn đã phát triển thành 1 quy phạm kể từ đường cơ sở theo công ước Luật biển
mệnh lệnh tối cao, 1 quy phạm có vị trí cao năm 1982 của Liên Hợp Quốc. (Quy định
hơn điều ước và Luật tập quán Quốc tế thông trong Mục 2, Điều 3)
thường khác.
Ví dụ:
- Phân biệt chủng tộc: Tổ chức KKK (Ku
Klux Klan) là tên gọi ba phong trào trong ba
thời kỳ ở Mỹ với các thành viên chủ yếu là
nam giới da trắng ủng hộ quan điểm cực đoan
(Thuyết người da trắng thượng đẳng), chống
nhập cư, bài Do thái, bài Công giáo.
- Phân biệt chủng tộc từ các bang phía Bắc
Mỹ phân biệt những người đến từ Mexico.

3. Phân loại chủ thể Luật Quốc tế

Trong quan hệ pháp Luật Quốc tế hiện đại thì chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm:

- Các quốc gia: đây là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc tế.

- Các tổ chức quốc tế liên chính phủ: đây là chủ thể phái sinh của Luật Quốc tế, được hình thành
bởi sự hợp tác của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực hướng đến lợi ích của các quốc gia và lợi ích
chung của cộng đồng. (Công ty đa quốc gia, Tổ chức phi chính phủ (NGO)

- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: đây là chủ thể tiềm tàng của Luật Quốc tế.

- Các chủ thể đặc biệt khác:

+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết (Dân tộc Palestine)

+ Tòa thánh Vatican “Quốc gia hình thức”

+ Cá nhân

4. Khái niệm, phân loại nguồn luật quốc tế

Khái niệm nguồn của luật quốc tế được hiểu dưới hai khía cạnh:

– Về mặt pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật quốc tế.
Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo cách xác định truyền
thống như Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế quy định, theo đó, Luật quốc tế có 2
loại nguồn là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế).
– Về mặt lý luận: nguồn của luật quốc tế là phạm trù pháp lý gắn với quá trình hình thành các
quy định của luật này. Từ đó cần có sự phân biệt giữa nguồn của luật quốc tế (chứa đựng quy
phạm luật quốc tế) với những phương tiện hỗ trợ như án lệ, các học thuyết của các luật gia có
trình độ cao, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.

- Phân loại Nguồn Luật Quốc tế:

+ Nguồn thành văn: Hiệp định Quốc tế, Điều ước Quốc tế

Ví dụ về Điều ước Quốc tế: Tuyên bố Băng Cốc 1967

Ngoài ra, Công ước về quyền trẻ em (1989); Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948.

- Ví dụ Hiệp định Quốc tế: Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ASEAN (2004)

+ Nguồn bất thành văn: Tập quán Quốc tế

Ví dụ về tập quán quốc tế: tập quán trong xác định đường cơ sở trên biển; tập quán về ưu đãi
ngoại giao…

+ Các nguyên tắc pháp luật chung (Các nguyên tắc được kế thừa từ quốc gia)

+ Phán quyết của ICJ

+ Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ

+ Hành vi pháp lý đơn phương của Quốc gia

+ Học thuyết Luật Quốc tế

5. Khái niệm, đặc điểm của các Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.

- Khái niệm: Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính
chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogen) đối với mọi chủ thể Luật Quốc tế. Trong
Luật Quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi
nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

- Đặc điểm:

+ Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có đặc trưng quan trọng là tính mệnh lệnh bắt bộc chung.
Tất cả các chủ thể đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, bất kỳ vi phạm nào
cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Không một chủ
thể hay nhóm chủ thể nào của Luật Quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc
tế. Bất kể hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Các quy phạm điều ước và tập quán
quốc tế đều có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đều không có giá trị
pháp lý.

+ Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ
thống các quy phạm pháp lý quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản thậm chí còn tác động đến cả những
lĩnh vực quan hệ của các chủ thể mà chưa được quy phạm cụ thể điều chỉnh. Nguyên tắc cơ bản
chính là cơ sở của trật tự pháp lý quốc tế.

+ Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế. Văn
bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất ghi nhận những nguyên tắc cơ bản nhất của Luật Quốc tế là
Hiến chương liên hợp quốc. Các nguyên tắc của hiến chương mang tính bắt buộc chung đối với
tất cả các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thậm chí đối với cả quốc gia không phải
là thành viên của Liên Hợp quốc.

Ví dụ:

- Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945: “Charter of the UN 1945”

Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia ngày 24/10/1970

“Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Cooperation


among. States in accordance with the Charter of the United Nations 1970”

6. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế và ngoại lệ của từng nguyên tắc (nếu
có)

- Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế gồm 7 nguyên tắc:

* Nguyên tắc 1: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

- Tất cả các Quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền và
nghĩa vụ, và là thành viên bình đẳng của Cộng đồng quốc tế, bất kể khác biệt về kinh tế, xã hội,
chính trị hay các khác biệt khác.

- Mỗi quốc gia đều có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, có cộng đồng dân cư ổn định, có chính phủ
với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế.

- Chủ thể là thuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm hai nội dung
chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của
quốc gia trong quan hệ quốc tế.
+ Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp mà
không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông quan những quyết định về mọi vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.

+ Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn
đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ các chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng
chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc
tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được
hoàn toàn đảm bảo.

=> Các quốc gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý ngang nhau phát sinh từ chủ quyền.

Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức
Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên”
(khoản 1 Điều 2)

=> Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của Luật quốc tế
hiện đại

Ngoại lệ:

1. Sự đồng ý của Quốc gia tự nguyện từ bỏ vị thế bình đẳng pháp lý.

VD: Tại hội nghị vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký 1 tuyên bố khẳng định “sự trung lập
vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng Quốc tế

2. Quốc gia bị hạn chế chủ quyền

VD: Chiến tranh vùng vịnh Iraq tấn công Kuwait (Đồng minh mỹ), Ả rập xê út, Owen.

2.Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực


Khoản 4 Điều 2 Hiến chương liên hợp quốc quy định: “Tất cả các nước thành viên Liên hợp
quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn
vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào hoặc nhằm những mục đích khác
không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”
=> Theo quy định nêu trên thì việc 1 chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn
công, tấn công, cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong quan hệ quốc tế
là hành vi vi phạm luật quốc tế.
- Khái niệm “vũ lực” được hiểu là vũ lực quân sự, vũ lực do vũ khí, khí tài.
- Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:
+ Cấm tấn công vũ trang, đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực xâm phạm biên giới quốc tế, để
buộc giải quyết tranh chấp.
+ Cấm trả đũa bằng vũ lực, sử dụng vũ lực ngăn chặn các dân tộc thực thi quyền bình đẳng và tự
quyết
+ Không tổ chức hay khuyến khích tổ chức các nhóm vũ trang không chính quy bao gồm cả lính
đánh thuê tấn công vào lãnh thổ nước khác hoặc tổ chức, xúi giục, hỗ trợ tham gia các cuộc bạo
động dân sự, hoạt động khủng bố ở nước khác; dung dưỡng cho các hoạt động các tổ chức trong
lãnh thổ của mình để thực hiện các hành vi trên.
VD: Nhóm vũ trang chống chính phủ (Contra forces); The republic of nicaragua.V. The United
States of America (1986). ICJ
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong hiến chương đã được cụ thể hóa trong một
loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc như: Tuyên
bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc
gia phù hợp với Hiến chương liên hợp quốc (do ĐHĐ thông qua những năm 70, Tuyên bố của
ĐHĐ Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược…
Ngoại lệ:
1. Việc sử dụng vũ lực vì tự vệ chống lại 1 cuộc tấn công vũ trang là được phép (quyền tự vệ)
2. Các quốc gia có thể sử dụng vũ lực nếu Hội đồng bảo an cho phép theo thẩm quyền của cơ
quan này quy định tại chương VII hiến chương.
3. Can thiệp nhân đạo (Humannitarian Intervention)
VD: Điều 5 hiến chương Liên hợp quốc; Học thuyết phòng chủ tập thể; Học thuyết tấn công phủ
đầu.
* Nguyên tắc 3: Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Giải quyết tranh chấp theo cách thức không gây nguy hiểm cho hòa bình, an ninh và công lý
quốc tế.
- Tìm kiếm giải pháp nhanh chóng và công bằng thông qua đàm phán, điều tra, trung gian, hòa
giải, trọng tài, biện pháp tư pháp, sử dụng các tổ chức hay dàn xếp quốc tế
- Tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình mà các bên chấp nhận trường hợp chưa thể giải quyết
bằng biện pháp hòa bình nêu trên.
- Hạn chế có hành động có thể làm xấu đi tình huống gây nguy hiểm cho việc duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế.
Quy định tại Điều 33 hiến chương Liên hợp quốc:
“1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể
đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp
bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ
chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn
của mình;
2. Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ
bằng các biện pháp nói trên”.
=> Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp hòa bình nói trên để giải quyết tranh chấp sao
cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
* Nguyên tắc 4: Không can thiệp vào công cuộc nội bộ của các quốc gia khác
- Công việc nội bộ của quốc gia:
+ Các vấn đề đối nội của quốc gia: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
+ Các vấn đề đối ngoại của quốc gia: Quyền thiết lập quan hệ ngoại giao, tham gia các tổ chức/
cơ chế quốc tế, điều ước quốc tế.
- Can thiệp vào 1 quốc gia:
+ Can thiệp trực tiếp: Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực
+ Can thiệp gián tiếp: Tổ chức, hậu thuẫn các nhóm đối lập lật đổ chính quyền..
- Ngoại lệ:
1. Can thiệp theo quy định của Điều ước quốc tế
2. Can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại (consent)
Can thiệp nhân đạo: Là hoạt động sử dụng vũ lực vào 1 quốc gia khác không có sự đồng ý của
quốc gia đó, có hoặc không có sự đồng ý của Hội đồng bảo an, vì mục đích nhân đạo hoặc nhằm
đẩy lùi vi phạm thô bạo luật nhân đạo hoặc luật nhân quyền quốc tế.
Theo khoản 7 Điều 2 Hiên chương Liên hợp quốc 1945:
“Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công
việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành
viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến
chương”
Nghị quyết về nguyên tắc không can thiệp vào công việc vào công việc nội bộ được thông qua
năm 1965, với việc “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền
của các quốc gia”
* Nguyên tắc 5: Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác
- Hợp tác duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Trân trọng tuân thủ quyền con người và quyền tự do cơ bản khác
- Hợp tác trong quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại, kỹ thuật và công nghệ.
- Hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp Hiến chương
* Nguyên tắc 6: Dân tộc tự quyết
Dân tộc có quyền tự quyết khi:
- 1 nhóm cá thể đáp ứng điều kiện:
1. Có truyền thống lịch sử chung
2. Có bản sắc về chủng tộc/ dân tộc
3. Có thuần khiết về văn hóa
4. Sử dụng thống nhất về ngôn ngữ
5. Sự gần gũi về tôn giáo, ý thức hệ.
6. Sự gắn kết về lãnh thổ
7. Có đời sống, kinh tế chung
- Đạt 1 số lượng nhất định
- Ý chí chung về độc lập
- Có thể chế/ bản sắc riêng
* Nguyên tắc 7: Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
Điều 26 Công ước viên Luật điều ước quốc tế 1969 quy định
Điều 26. Pacta sunt servanda
“Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với
thiện chí”
Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định sự quyết tâm của các nước thành
viên “Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều
ước và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra”
Công ước viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã khẳng định tính phổ cập nguyên tắc thiện chí
thực hiện cam kết quốc tế. Theo Công ước này thì: “Mỗi điều ước quốc tế đều ràng buộc các
bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”
1. Các điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc
2. Các bên ký kết có nghĩa vụ phải thực thi các điều ước đó 1 cách thiện chí.
Ngoại lệ:
1. Nghĩa vụ thực thi Hiến chương Liên hợp quốc khi có xung đột với các điều ước khác.
Điều 103 Hiến chương Liên hợp quốc 1945: “Trong trường hợp có sự xung đột giữa những
nghĩa vụ của các thành viên Liên hợp quốc, chiếu theo Hiến chương này và những nghĩa vụ,
chiếu theo bất cứ một điều ước quốc tế nào khác thì những nghĩ vụ của các thành viên Liên hợp
quốc phải được coi trọng hơn”
- Hiệu lực pháp lý “vượt trội” của Hiến chương Liên Hợp quốc so với các điều ước quốc tế khác
(Lex superior)
2. Qúa trình thực thi điều ước quốc tế bị tạm dừng khi 1 trong các bên:
(1) Vi phạm quy định quốc gia về thủ tục ký kết
(2) Từ chối thực hiện do hoàn cảnh thay đổi căn bản (Rebussic stantibus)
(3) Từ chối thực hiện do không phát sinh quan hệ có đi có lại
7. Trình bày các thành tố cấu thành quốc gia
Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì 1
thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản sau:
(1). Dân cư thường xuyên
(2). Lãnh thổ được xác định
(3). Chính phủ
(4). Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.
8. Các phương thức thụ đắc lãnh thổ quốc gia
* Thụ đắc thông qua chiếm hữu (Occupation of terriory) là hành động của 1 quốc gia thiết lập và
thực hiện quyền lực của mình trên 1 lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của 1 quốc gia nào.
- Vùng đất chưa thuộc chủ quyền: Vùng đất vô chủ (terra nuliius) và vùng đất bị từ bỏ (terra
derelicta)
- Chủ thể thụ đắc thông qua chiếm hữu phải là quốc gia
VD: Las Palmas Island case: Spain v. Netherland (1666,1677); Las Palmas Island case 2: USA v.
Netherland (1928)
* Thụ đắc lãnh thổ thông qua tự nhiên (Accretion of terrory): Là hành động của 1 quốc gia thụ
đắc tự động và mặc nhiên đối với 1 vùng lãnh thổ mới xuất hiện theo tiến trình vận động của tự
nhiên trong phạm vi lãnh thổ hiện có của quốc gia.
VD: Hunga Ha’apai Island, Tonga, 2015; Niigima Island, Japan 2013
- Điều V: Hiệu ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Điều III: Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa người Việt Nam và Lào năm 1977.
* Thụ đắc lãnh thổ thông qua chuyển nhượng (Cession of territory): Là phương thức thụ đắc lãnh
thổ bằng sự chuyển giao 1 cách hòa bình chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác
* Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm (Conquest of territory): Là phương thức thụ đắc lãnh thổ
được tiến hành thông qua hành động sử dụng vũ lực của 1 quốc gia để sáp nhập lãnh thổ của
nước khác vào lãnh thổ nước mình.
- Trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại
* Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Prescription aquistive) là xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc
chiếm hữu trên thực tế liên tục trong 1 thời gian dài và không có sự phản đối với 1 vùng lãnh thổ
không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về 1 quốc gia khác hoặc 1 vùng lãnh thổ vốn rất khó
xác định rõ đã thuộc về ai.
- Trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại
9. Khái niệm quốc tịch
Quốc tịch (Nationality) là mối quan hệ pháp lý 2 chiều được xác lập giữa cá nhân và 1 quốc gia
nhất định, là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân.
10. Trình bày nguyên tắc 1 quốc tịch
- Nguyên tắc một quốc tịch: Là người nước ngoài muốn nhập quốc tịch các nước này đều phải từ
bỏ quốc tịch gốc của mình, công dân các nước này nếu tự nguyện nhập quốc tịch của nước ngoài
sẽ đương nhiên mất quốc tịch gốc.
- Điều 4 Nguyên tắc quốc tịch (Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi 2014)
“Nhà nước CHXHCNVN công nhận công dân Việt Nam có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ
trường hợp Luật này có quy định khác”
- Vd: Các nước quy định rõ ràng, chặt chẽ nguyên tắc một người chỉ được mang 1 quốc tịch:
Trung Quốc, Lào, Nhật Bản…
11. Xác lập quốc tịch do sinh ra
- Nguyên tắc quyền huyết thống (Jus sanguinis): Cha mẹ có quốc tịch nước nào thì sinh ra sẽ
mang quốc tịch nước đó, bất kể đứa trẻ được sinh ra ở trong hay ngoài lãnh thổ của quốc gia đó,
không phụ thuộc vào nơi sinh.
VD: Một số quốc gia như Áo, Nauy, Afghanistan sử dụng nguyên tắc quyền huyết thống (Jus
sanguinis) để xác định quốc tịch cho cá nhân được sinh ra. Theo nguyên tắc này trẻ em khi sinh
ra có quốc tịch theo cha mẹ , không phụ thuộc vào nơi sinh.
- Nguyên tắc quyền nơi sinh (Jus soli): Trẻ em được sinh ra ở lãnh thổ quốc gia nào sẽ mang
quốc tịch của quốc gia đó mà không phụ thuộc vào quốc tịch cha mẹ.
Điều 15. Quốc tịch của trẻ em sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam (Luật Quốc tịch 2008, sửa
đổi 2014)
“Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân
Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”.
- Nguyên tắc quốc tịch hỗn hợp: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã kết hợp cả hai nguyên
tắc quyền huyết thống và nguyên tắc quyền nơi sinh tại các điều 15,16,17,18.
12. Xác lập và quốc tịch theo sự gia nhập
- Có 3 trường hợp hưởng quốc tịch theo sự gia nhập sau đây:
+ Do xin vào quốc tịch
+ Do kết hôn với người nước ngoài
+ Do nhận làm con nuôi người nước ngoài
- Việc hưởng quốc tịch trong trường hợp xin vào quốc tịch dựa trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của
cá nhân của người muốn xin vào quốc tịch. Yếu tố ý chí ở đây có tính chất quyết định.
=> Trình tự, thủ tục và các điều kiện xin nhập quốc tịch dược quy định trong pháp luật có liên
quan của quốc gia xin gia nhập quốc tịch
- Nhìn chung pháp luật các nước đều quy định các điều kiện cơ bản sau đây:
+ Phải đạt độ tuổi nhất định, từ 18 tuổi trở lên
+ Phải có thời gian sinh sống nhất định tại nước xin nhập quốc tịch
+ Phải biết ngôn ngữ của quốc gia xin gia nhập
+ Phải có điều kiện sống đảm bảo theo quy định của quốc gia xin gia nhập
+ Phải có đạo đức và tư cách tốt
=> Đây là những điều kiện chung có tính chất cơ bản. Ngoài ra, phụ thuộc vào bản chất chế độ,
phong tục tập quán, điều kiện và trình độ phát triển của từng nước mà trong quy định từng nước
có thể có các điều kiện bổ sung thêm.
- Trong trường hợp, gia nhập quốc tịch do kết hôn với người nước ngoài, luật pháp của các quốc
gia cũng có quy định cụ thể, theo đó pháp luật nước Anh, Braxin quy định phụ nữ kết hôn với
người nước đó thì được mang quốc tịch của người chồng. Tuy nhien, luật pháp về quốc tịch của
1 số quốc gia lại quy định việc kết hôn của người phụ nữ không lm thay đổi ipso facto quốc tịch
của người phụ nữ.
- Cơ sở pháp lý:
+ Đối với quốc tịch vợ chồng: Công ước 1957 về quốc tịch của người phụ nữ đi lấy chồng, để
bảo đảm sự bình đẳng về quốc tịch. Công ước quy định người phụ nữ có địa vị pháp lý bình đẳng
với nam giới trong việc giữ hoặc thay đổi quốc tịch khi kết hôn. Điều 1 công ước quy định, mỗi
quốc gia ký kết thỏa thuận rằng việc kết hôn , ly hôn giữa công dân quốc gia đó với người nước
ngoài, việc thay đổi quốc tịch của người chồng trong thời kỳ hôn nhân không ipso facto dẫn đến
sự thay đổi quốc tịch của người vợ; Ở Việt Nam,Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi 2014) quy định
chi tiết về vấn đề này.
+ Đối với xin gia nhập quốc tịch: Điều 19 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi 2014) quy định điều
kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
+ Đối với nhận làm con nuôi có yếu tố ở nước ngoài: Điều 37 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi
2014) quy định quốc tịch của con nuôi chưa thành niên. Pháp luật của các nước cũng thừa nhận
nguyên tắc pháp lý, trẻ em không có quốc tịch hoặc quốc tịch nước khác, khi được người nước
ngoài nhận làm con nuôi, có thể xin gia nhập quốc tịch của cha hoặc mẹ nuôi, tùy theo từng
trường hợp cụ thể.
13. Người nhiều quốc tịch và nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu
- Người nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng lúc có quốc tịch của hai hay
nhiều nước. Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của 1 người cùng 1 lúc là công dân của 2 quốc
gia.
- Trong thực tiễn, việc mang 2 quốc tịch gây ra trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình đối với công dân đồng thời người hai quốc tịch cũng không có khả năng thực
hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ công dân của họ đối với 2 quốc gia mà họ mang quốc tịch. Hai
quốc tịch là tình trạng pháp lý gây khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư,
thậm chí gây phức tạp cho quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong vấn đề dân cư
- Nguyên nhân:
+ Có sự xung đột pháp luật của các nước về cách thức hưởng quốc tịch và mất quốc tịch.
+ Do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân. Ví dụ: người đã có quốc tịch mới nhưng
vẫn chưa bỏ quốc tịch cũ.
+ Do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn với người nước ngoài hoặc được làm con người nước
ngoài
- Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế hiện nay, các vấn đề phát sinh từ tình trạng người hai quốc
tịch thường được các quốc gia áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, trường hợp 2 quốc tịch
hoặc nhiều quốc tịch có quyền tự do lựa chọn quốc tịch của một trong các nước tham gia điều
ước quốc tế, trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ là công dân của nước nơi họ cư
trú thường xuyên.
- Các nước quốc tế đã soạn thảo và ký kết các điều ước điều ước quốc tế song phương hoặc đa
phương để ngăn ngừa hạn chế hoặc loại bỏ trường hợp hai hoặc nhiều quốc tịch.
14. Quy chế pháp lý với nước ngoài
Để áp dụng các chế độ pháp lý phù hợp với người nước ngoài, về cơ bản, cần thiết có sự phân
biệt các nhóm người nước ngoài. Đối với người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ
quốc gia khác thường được hưởng các chế độ sau:
a, Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National treatment)
- Theo chế độ này, người nước ngoài được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
cơ bản như công dân của nước của nước sở tại, ngoại trừ một số quyền do pháp luật quốc gia sở
tại có quy định hạn chế nhất định vì lợi ích và an ninh quốc gia nước đó như: Không được làm 1
số nghề cụ thể, không được theo học ở các trường công an, an ninh, quân sự và cơ yếu…
=> Các quy định này là cần thiết và các quốc gia đều sử dụng trong việc xác định chế độ pháp lý
dành cho người nước ngoài tại nước mình.
- Chế độ này thực hiện mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Trong thực
tế, chế độ đãi ngộ như công dân thường được áp dụng cho người nước ngoài cư trú, làm ăn và
sinh sống trên lãnh thổ nước sở tại, có thời hạn lưu trú tương đối ổn định và lâu dài.
b, Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation)
Chế độ này xác định cho thế nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền
và ưu đãi mà các thế nhân và pháp nhân của bất kỳ nước thứ ba nào đang và được sẽ hưởng
trong tương lai. Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thường được quốc
gia áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hải, vì vậy nội dung của nguyên tắc
này được ghi nhận trong các hiệp định thương mại, hiệp định thương mại và hàng hải giữa các
quốc gia với nhau. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc biểu hiện việc thừa nhận quyền được đối xử
ngang bằng nhau giữa các quốc gia nước ngoài trong mối quan hệ của nước sở tại với các thế
nhân và pháp nhân của các nước khác nhau.
c, Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài
- Theo chế độ này, người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà chính công
dân của nước sở tại cũng không được hưởng, đồng thời người nước ngoài không phải chịu trách
nhiệm pháp lý mà công dân nước sở tại phải gánh chịu trong các trường hợp tương tự.
- Người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt này trên cơ sở pháp luật quốc gia
của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế,
chế độ đãi ngộ được đặc biệt áp dụng có tính truyền thống trong quan hệ ngoại giao – quan hệ
lãnh sự giữa các quốc gia hoặc quan hệ quốc tế giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia…
- Bên cạnh việc hưởng các quyền lợi và lợi ích được ghi nhận theo các chế độ pháp lý nêu trên
thì người nước ngoài phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nước sở tại,
phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của nước này. Trong trường hơp vi phạm của nước sở
tại, họ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật của nước này hoặc theo điều ước quốc tế hữu quan mà
nước sở tại tham gia.
- Địa vị pháp lý nước ngoài ở Việt Nam được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật
khác, trong các quốc tế mà Việt Nam tham gia. Về nguyên tắc, người nước ngoài ở Việt Nam
được hưởng các chế độ đãi ngộ như công dân, chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ đặc biệt
trên cơ sở luật quốc gia và luật quốc tế, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
15. Khái niệm, nguyên tắc điều chỉnh điều ước quốc tế
- Khái niệm: Điều ước quốc tế là 1 thỏa thuận quốc tế được ký kết văn bản giữa các quốc gia và
được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong 1 văn kiện duy nhất hoặc 2 hay nhiều
văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
=> Điều ước quốc tế cũng được nhìn nhận là 1 phần của tập quán quốc tế, được áp dụng cho các
quốc gia bất kể quốc gia đó không/ chưa thông qua.
- Nguyên tắc điều chỉnh điều ước quốc tế:
* Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế
- Ký kết điều ước quốc tế là loại hình hoạt động pháp lý thuộc quá trình xây dựng luật quốc tế.
- Do đặc điểm cơ bản của Luật Quốc tế là không có các cơ quan lập pháp chuyên trách nên quá
trình xây dựng luật quốc tế luôn được tiến hành bởi chính các chủ thể luật quốc tế.
=> Đặc điểm này tác động đến quá trình ký kết điều ước quốc tế theo hướng việc ký kết điều ước
quốc tế sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên. Từ đó trở thành 1 trong
những căn cứ dánh giá tính hợp pháp của điều ước quốc tế, phù hợp nguyên tắc cơ bản của Luật
Quốc tế cũng như trong thỏa thuận.
- Theo nguyên tắc này, những điều ước được ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lực hoặc ép
buộc sẽ không có giá trị pháp lý (Điều 49, 52 Công ước viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế
ký kết giữa các quốc gia).
=> Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể ký kết trong quan hệ
pháp luật quốc tế, đồng thời tạo cơ sở duy tri hòa bình, an ninh và ổn định từng khu vực.
- Nguyên tắc này cũng được quy định Điều 3 Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
(Luật điều ước quốc tế 2016)
* Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
Luật Quốc tế
- Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế được thỏa thuận là “thước đo” giá tri hợp pháp của các
quy phạm pháp luật quốc tế khác.
- Quy phạm pháp luật dù tồn tại dưới hình thức nào (điều ước hoặc tập quán) đều phải có nội
dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Nếu có sự mâu thuẫn giữa các nội dung điều ước quốc tế với nguyên tắc cơ bản thì điều ước
quốc tế sẽ đương nhiên không có giá trị pháp lý, kể cả đối với điều ước đang có hiệu lực thi hành
nhưng khi xuất hiện quy phạm jus cogens mới của Luật quốc tế thì điều ước đó cũng chấm dứt
hiệu lực thi hành.
* Nguyên tắc Pacta sunt servanda
- Nguyên tắc này phù hợp tính chất “Jus cogens” của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
- Đây là 1 trong những nguyên tắc rất quan trọng của luật điều ước quốc tế. Điều 26 Công ước
viên năm 1969 quy định: “Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia điều ước và
phải được các bên thi hành 1 cách thiện chí.”
=> Sự tận tâm, thiện chí của chủ thể ký kết vừa là cơ sở, vừa là bảo đảm quan trọng để chủ thể
ký kết tự ràng buộc vào nghĩa vụ thực hiện quy định của luật điều ước nói chung và điều ước
quốc tế nói riêng với tính chất là cam kết quốc tế tồn tại song hành cùng các điều khoản thỏa
thuận trong điều ước.
Ví dụ: Trường hợp quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ lãnh sự giữa các bên kết ước bị cắt đứt
không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện các điều ước quốc tế hiện có giữa các bên, trừ khi điều
ước quốc tế đó chỉ có thể thực hiện được khi có sự tồn tại của những quan hệ này (Điều 63 Công
ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế)
- Nguyên tắc này cũng được quy định Điều 3 Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
(Luật điều ước quốc tế 2016)
16. Quy trình ký kết điều ước quốc tế
Soạn thảo -> Thông qua -> Sự chấp nhận của các quốc gia -> Có hiệu lực -> Các quốc gia thành
viên
Quy trình ký kết điều ước quốc tế chia làm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước
- Đàm phán các bên biểu hiện ý chí của mình, rồi thống nhất ý chí chung của đôi bên. Do đó sự
thành công hay thất bại của đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào sự thiện chí và hợp tác các bên.
Có nhiều cách thức đàm phán như: Đàm phán trên cơ sở dự thảo văn bản đã chuẩn bị trước của
mỗi bên hay một bên hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.
- Soạn thảo 2 hình thức:
+ 1 bên soạn thảo rồi bên còn lại góp ý
+ Thành lập cơ quan soạn thảo chung
- Thông qua văn bản điều ước chính là giai đoạn then chốt để các bên biểu hiện sự nhất trí của
mình đối với văn bản điều ước đã được soạn thảo. Văn bản được các bên nhất trí thông qua là
văn bản cuối cùng, các bên không được phép đơn phương sửa đổi, chỉnh lý hoặc thay đổi bất kỳ
quy định nào trong văn bản.
* Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn thực hiện các hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của quốc gia
với điều ước quốc tế và có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó. Giai đoạn này có 4
hành vi được thể hiện đó là: Hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế.
+ Ký tắt: Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền đại diện ký hoặc người được ủy
quyền thực hiện để xác nhập văn bản điều ước quốc tế. Ký tắt là chữ ký của các vị đại diện quốc
gia tham gia đàm phán nhằm xác nhận văn bản dự thảo điều ước quốc tế. Ký tắt chưa làm phát
sinh hiệu lực của điều ước
+ Ký Ad Referendum: Là chữ ký của các vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia. Về nguyên tắc, hành vi ký ad cũng
không làm phát sinh hiệu lực của điều ước, tuy nhiên hình thức ký này cũng có thể làm phát sinh
hiệu lực cho điều ước nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ ký này.
+ Ký đầy đủ (ký chính thức): Là chữ ký của người đại diện vào văn bản dự thảo điều ước. Về
nguyên tắc, hình thức ký đầy đủ luôn làm phát sinh hiệu lực của điều ước. Trừ trường hợp điều
ước này quy định các bên phải tiến hành phê chuẩn, phê duyệt thì sau hành vi phê chuẩn, phê
duyệt này điều ước mới có hiệu lực thi hành.
+ Phê chuẩn: Là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước xác nhận hiệu lực của ĐƯQT,
thực hiện để chấp nhận ràng buộc của ĐƯQT đã kí. Các bên trao đổi thư phê chuẩn.
+ Phê duyệt: Cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan hành pháp – Chính Phủ) nhất trí với nội dung
thẩm quyền, nghĩa vụ của ĐƯQT.
+ Gia nhập: Là việc chủ thể của Luật Quốc tế ban hành văn bản pháp lý đồng ý ràng buộc mình
với nghĩa vụ của điều ước mà mình chưa phải thành viên.
+ Bảo lưu: Là hành vi đơn phương của quốc gia tuyên bố loại trừ hoặc muốn thay đổi hiệu lực
điều khoản của điều ước.
+ Bảo quản (Lưu chiếu) Là hành vi bảo quản nguyên bản ĐƯQT và thư ủy nhiệm, gửi bản sao
kèm thông báo nước thành viên
17. Phân biệt các hình thức ký kết điều ước: phê chuẩn, phê duyệt và gia nhập
- Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng
buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Khoản 8
Luật ĐƯQT 2016)
- Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước
quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Khoản 9 Luật ĐƯQT 2016)
- Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp
nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký điều ước quốc tế đó,
không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực. (Khoản 10
Luật ĐƯQT 2016).
18. Khái niệm bảo lưu ĐƯQT
Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài
khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay
đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế. (Khoản 15 Luật Điều
ước quốc tế 2016)
19. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
- Lãnh thổ quốc gia là 1 phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng
đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của 1 quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là
toàn vẹn và bất khả xâm phạm.
- Lãnh thổ quốc gia cũng được quy định Điều 1 Hiến pháp 2013 của nước CHXHCNVN: “Nước
CHXHCNVN là 1 nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”
20. Quy trình hoạch định biên giới
Để thực hiện hoạch định biên giới quốc gia, các bên sẽ lập và ủy quyền cho cơ quan thay mặt
mình thực hiện các công việc (gọi là ủy ban liên hợp hoạch định biên giới 2 nước).
Sau khi thực hiện hoạch định biên giới, quốc gia đó phải tiến hành phân giới và cắm mốc thực
địa. Cụ thể, việc phân giới chính là quá trình địa hóa đường biên giới ở trong hiệp định.
Theo đó, để có thể đưa đường biên giới đã được hoạch định tại các văn bản và bản đồ ra thực
địa, cố định nó bằng những mốc dấu quốc giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chuẩn xác.
Đây là một giai đoạn không thể bỏ qua, vì ở giai đoạn hoạch định không thể tránh được những
sai sót.
Việc thực hiện phân giới và cắm mốc cần được tiến hành ngay, nếu để lâu sẽ để lại nhiều vấn đề
phức tạp. Khi thực hiện cắm mốc có thể tiến hành dựa trên phương pháp cuốn chiếu hoặc phân
giới xong mới cắm mốc. Cột mốc biên giới thường được đặt ở cửa khẩu, các điểm chuyển hướng
trọng yếu của đường biên giới...
Hoạch định (delimitation): Các bên xác định phương hướng và vị trí của đường biên giới quốc
gia -> Phân giới thực địa (demarcation): Xác định trên thực địa đường biên giới theo Hiêp định
đã kí; do UB hỗn hợp 2 bên thực hiện -> Cắm mốc (abordement): Là công đoạn cuối cùng; UB
sẽ lập bản đồ về biên giới kèm với nghị định thư về phân giới và cắm mốc đã kí
21. Phân loại, quy chế pháp lý các vùng biển
* Nội thủy
- Quy chế pháp lý:
Theo Điều 10 của Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012, vùng nước
nội thuỷ coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiên chủ quyền hoàn toàn, tuyệt
đối và đầy đủ.
Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên
dưới vùng nước nội thuỷ. Đặc trưng cho tính chất chủ quyến tuyệt đối này là mọi sự ra vào nội
thuỷ cùa tàu thuyền cũng như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thuỷ đều phải xin
phép. Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông
thương và có đi có lại. Tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền
quân sự phải xin phép. Các thủ tục xin phép cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại nội thụy
của mỗi quốc gia được điều chỉnh bởi quy định của Luật biển quốc tế và pháp luật quốc gia.
Khi hoạt động trong nội thủy nếu tàu thuyển nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển có
quyền thực hiện quyền tài phán dân sự. Đối với tàu thuyền được hưởng quyền miễn trừ như tàu
thuyền nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu thuyền quân sự nước ngoài vi phạm,
quốc gia ven biển có quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi vùng nội thuỷ của mình và yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền cùa quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các vi phạm đó. Quốc gia mà tàu
mang cờ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do hành vi phạm pháp của tàu thuyền đó gây ra.
Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc
gia mà tàu mang cờ. Quốc gia ven biển chỉ can thiệp:
- Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thuỷ thủ đoàn thực hiên;
- Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp;
- Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.
* Lãnh hải
- Quy chế pháp lý:
Về chế độ pháp lý, đối với lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn nhưng
không tuyệt đối. Lãnh hải thuộc quốc gia ven biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường biên
giới quốc gia trên biển. Tàu (thuyền) nước ngoài có thể “đi qua không gây hại” lãnh hải của quốc
gia ven biển.
Khác với đường biên giới trên đất liền, đường biên giới trên biển không đánh dấu bằng các cột
mốc biên giới mà được đánh dấu bằng bảng kê tọa độ địa lý các điểm trên biển và gửi Liên hợp
quốc để lưu chiểu. Nó là đường phân định giữa một bên là “vùng nước lãnh thổ” (bao gồm nội
thủy và lãnh hải) với một bên là vùng nước thuộc quyền tài phán quốc gia trên biển.
Còn quyền “đi qua không gây hại” của tàu (thuyền) nước ngoài, theo Điều 18 của Công ước
1982, là các tàu (thuyền) đó được quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng “Phải đi
liên tục, không được dừng lại nếu không có sự cố đặc biệt, bất khả kháng”, không có hành động
làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Quyền “đi qua
không gây hại” là quyền đặc thù đối với tàu (thuyền) trong lãnh hải, nó không được áp dụng đối
với vùng trời phía trên lãnh hải, nghĩa là các phương tiện bay của nước ngoài không được quyền
“bay qua vô hại” trong vùng trời phía trên lãnh hải. Điều 19 của Công ước cũng quy định về các
hành động của các tàu (thuyền) nước ngoài khi các tàu (thuyền) này đi qua lãnh hải của quốc gia
ven biển, đó là:
- Không đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị
của quốc gia ven biển;
- Không luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
- Không thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven
biển;
- Không tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
- Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
- Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
- Không xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy
định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
- Không gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
- Không đánh bắt hải sản;
- Không nghiên cứu hay đo đạc;
- Không làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay
công trình khác của quốc gia ven biển;
- Không có các hoạt động không trực tiếp liên quan đến việc đi qua lãnh hải của quốc gia ven
biển.
Liên quan trực tiếp đến lãnh hải còn có Điều 20, 21, 22. Điều 20 quy định tàu ngầm và các
phương tiện ngầm khác khi “đi qua không gây hại” lãnh hải của quốc gia ven biển buộc phải đi
nổi và phải treo cờ quốc tịch.
Còn Điều 21, 22 cho biết quốc gia ven biển có thể định ra các luật và quy định liên quan đến việc
“đi qua không gây hại” ở trong lãnh hải của mình phù hợp với các quy định của Công ước 1982
và các quy định khác của luật pháp quốc tế.
* Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Quy chế pháp lý: (Giao trinh trang 197)
* Vùng đặc quyền kinh tế (Giáo trình trang 199)
* Thềm lục địa (Giáo trình trang 203)
22. Các phương thức xác định đường cơ sở
Trang 189 – 191 Hướng dẫn môn học Công pháp quốc tế (Câu 7)
Giáo trình trang 194
* Đường cơ sở thông thường
* Đường cơ sở thẳng
23. Phân biệt không phận quốc gia và không phận quốc tế
Khái niệm "không phận quốc gia" và "không phận quốc tế" thường được sử dụng để mô tả
những khu vực không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Tuy nhiên, có một sự
khác biệt nhỏ giữa hai khái niệm này:
- Không phận quốc gia: Không phận quốc gia (non-state territory) là một khu vực không thuộc
chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Điều này có thể áp dụng cho các khu vực như đảo hoang,
khu vực bị tranh chấp, hoặc các khu vực đặc biệt như khu vực không chủ quyền trên mặt biển
hay không gian vũ trụ. Không phận quốc gia thường không có chính phủ riêng, không tổ chức
chính trị hoặc hệ thống pháp luật độc lập.
- Không phận quốc tế: Không phận quốc tế (international territory) là một khu vực không thuộc
chủ quyền của bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng được công nhận và quản lý bởi cộng đồng quốc
tế. Đây là những khu vực được xem là di sản chung của nhân loại và không thuộc sở hữu của bất
kỳ quốc gia nào. Ví dụ về không phận quốc tế bao gồm Biển Đông, không gian ngoài trái đất,
cảng tự do, và khu vực quốc tế trên mặt biển.
Sự khác biệt chính giữa hai khái niệm này là không phận quốc tế được công nhận và quản lý bởi
cộng đồng quốc tế, trong khi không phận quốc gia không có chủ quyền hoặc quản lý từ bất kỳ
quốc gia cụ thể nào.
24. Phạm vi điều chỉnh Luật hàng không quốc tế
Luật hàng không điều chỉnh pháp lý liên quan:
+ Chuyến bay quốc tế trên không phận quốc gia
+ Chuyến bay trên không phận quốc tế
Luật hàng không quốc tế không điều chỉnh các chuyến bay nội địa trên không phận quốc gia
25. Các nguyên tắc trong Luật hàng không quốc tế
- Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với vùng trời.
- Nguyên tắc tự do bay trong vùng trời quốc tế
- Nguyên tắc đảm bảo an ninh cho hàng không dân dụng quốc tế
(Giáo trình Đh luật hn)
26. Chế độ pháp lý không phận quốc tế
- Không phận quốc tế là không phận k thuộc chủ quyền của bất kỳ 1 quốc gia nào
- Không phận quốc tế là không phận “mở” cho tất cả các quốc gia (kể cả quốc gia ven biển và
không có biển)
- Trong không phận quốc tế, quốc gia thực hiện quyền tài phán với phương tiện bay mang quốc
tịch nước mình.
Ví dụ: không phận Mỹ kéo dài tận Philippines. Một số quốc gia cũng cung cấp thêm dịch vụ
kiểm soát không lưu. Không có phí tiêu chuẩn quốc tế chung cho dịch vụ này. Tại Canada, phí
này dựa trên trọng lượng của máy bay và khoảng cách di chuyển trong khi tại Mỹ, phí chỉ dựa
trên độ dài hành trình.
27. Phân loại cơ quan đối ngoại của nhà nước
* Cơ quan đối ngoại nhà nước
- CQ trong nước:
+ CQ đại diện chung ex officio
Nguyên thủ quốc gia, quốc hội, chính phủ và người đứng đầu chính phủ, bộ ngoại giao và người
đứng đầu bộ ngoại giao.
Theo Điều 7 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, nguyên thủ quốc gia, người
đứng đầu chính phủ, người đứng đầu bộ ngoại giao đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế
ex officio (không cần thư ủy nhiệm).
1.1.1. Nguyên thủ quốc gia
Tùy thuộc vào chính thể nhà nước, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà
nước) ở các nước không giống nhau. Ở các nước cộng hoà tổng thống, quyền hạn này thường rất
lớn.
Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà
nước về đối nội và đối ngoại. Trong quan hệ đối ngoại, Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại
sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài;
tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với nước ngoài.
Dù hiến pháp các nước có quy định khác nhau về quyền hạn của người đứng đầu nhà nước,
nguyên thủ quốc gia luôn là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế.
1.1.2. Quốc hội
Việc xác định quốc hội nghị viện…) có phải là cơ quan đối ngoại của nhà nước hay không được
giải quyết khác nhau trong pháp luật, lý luận và thực tiễn các nước. Xu thế chung trong thực tiễn
quốc tế hiện nay thường theo xu hướng, trong quan hệ quốc tế nhà nước cần có một tiếng nói
chung, thông qua người đại diện duy nhất là nguyên thủ quốc gia. Điều này không hàm ý hạ thấp
vai trò của quốc hội trong việc quyết định và thực hiện chính sách đối ngoại. Hiến pháp của các
nước đều quy định quyền của quốc hội trong việc ban hành luật và tham gia phê chuẩn điều ước
quốc tế.
Như vậy, mặc dù các nước không thống nhất với nhau trong quan niệm về quốc hội với tư cách
là cơ quan đối ngoại của Nhà nước nhưng từ nhiều phương diện, quốc hội vẫn là đầu mối, là
kênh quan trọng trong công tác đối ngoại và tham gia tích cực vào hoạt động đối ngoại của quốc
gia.
1.1.3. Chính phủ
Ở các nước, chính phủ giữ vai trò khác nhau trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà
nước. Tùy thuộc vào quy định của hiến pháp môi nước, chính phủ có thể lãnh đạo thực hiện công
tác đối ngoại do quốc hội hoặc do tổng thống đề ra.
Người đứng đầu chính phủ là đại diện có thẩm quyền của nhà nước trong quan hệ đối ngoại.
Trong quan hệ với nước ngoài, người đứng đầu chính phủ không cần thư ủy nhiệm, được hưởng
đầy đủ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
1.1.4. Bộ ngoại giao
Bộ ngoại giao là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quan hệ đối
ngoại.
Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật, Bộ ngoại giao là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại giao, nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích của tổ chức và công dân Việt Nam. Bộ ngoại giao đại diện cho Nhà nước
Việt Nam trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế; tiến hành các hoạt động đối ngoại của
Nhà nước; tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng như người đứng đầu Nhà nước và người đứng đầu Chính phủ,
trực tiếp tham gia đàm phán và ký kết điều ước quốc tế không cần thư ủy nhiệm.
+ CQ đại diện chuyên ngành
Ngày nay, ở các nước, xu hướng mở rộng các mối quan hệ liên quốc gia tạo điều kiện để tất cả
các bộ và cơ quan ngang bộ đều tham gia vào quan hệ đối ngoại với tư cách là cơ quan chuyên
ngành. Giữa các bộ chuyên ngành các nước đều có quan hệ hợp tác trực tiếp với nhau, thông qua
những thoả thuận song phương. Các cơ quan quan hệ đối ngoại chuyên ngành chỉ tham gia vào
từng lĩnh vực nhất định trong quan hệ đối ngoại của nhà nước mình.
Các cơ quan chuyên ngành, Bộ ngoại thương (Bộ thương mại, Bộ kinh tế đối ngoại…), Bộ (Ủy
ban) hợp tác kinh tế tham gia tích cực nhất vào quan hệ đối ngoại.
- CQ ở nước ngoài:
+ Cơ quan thường trực: Cơ quan thường trực ở nước ngoài gồm các cơ quan đại diện ngoại giao
(đại sứ quán, công sứ quán), các đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại tổ chức quốc tế liên
chính phủ, các cơ quan lãnh sự.
+ CQ lâm thời: Cơ quan lâm thời gồm các phái đoàn đại diện đặc biệt (phái đoàn ad hoc), các
phái đoàn đi dự hội nghị quốc tế hoặc đàm phán quốc tế.
+ CQ đại diện ngoại giao: Là cơ quan do nhà nước thành lập theo sự thỏa thuận giữa các quốc
gia hữu quan, để thực hiện ngoại giao với quốc gia sở tại cũng như với cơ quan đại diện ngoại
giao của các chủ thể luật quốc tế cùng đóng trên lãnh thổ quốc gia sở tại đó
+ CQ lãnh sự: Là cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài ở nước ngoài của nước cử lãnh sự đặt
trên lãnh thổ của nước tiếp nhận lãnh sự, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực
lãnh thổ nhât định của nước tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 quốc gia hữu quan
28. Khái niệm, chức năng, phân loại cơ quan đại diện ngoại giao
- Khái niệm:
 Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia khác để
thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia đó.
 Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thoả thuận giữa hai quốc gia. Cơ quan
này đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với nước nhân đại diện và
quan hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước nhân đại diện.
- Chức năng:
Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định trong điều ước quốc tế và trong pháp
luật quốc gia, bao gồm:
 Thay mặt cho nhà nước mình tại nước nhận đại diện;
 Bảo vệ quyền lợi của nhà nước và công dân nước mình ở nước nhận đại diện (bảo hộ
ngoại giao);
 Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện;
 Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về điều kiện và sự tiến triển của tình hình
nước nhận đại diện và báo cáo với chính phủ nước mình;
 Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học giữa nước
mình với nước nhận đại diện.
Ngoài các chức năng trên, ngày nay cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực hiện cả chức
năng lãnh sự, vì thế trong đại sứ quán của các nước thường có phòng lãnh sự.
- Phân loại:
Có hai loại cơ quan đại diện ngoại giao là đại sứ quán và công sứ quán.

* 1 Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một nước ở nước ngoài. Người đứng
đầu đại sứ quán là đại sứ.
* 2 Công sử quân là cơ quan đại diện ngoại giao ở mức thấp hơn đại sứ quán. Người đứng đầu
công sứ quán là công sứ, có phạm vi hoạt động hẹp hơn so với đại sứ quán.
29. Khái niệm, chức năng, phân loại cơ quan lãnh sự
- Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài của nước cử lãnh sự đặt trên lãnh
thổ của nước tiếp nhận lãnh sự, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong 1 khu vực lãnh thổ nhất
định của nước tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 quốc gia hữu quan.
- Chức năng: (Câu 6 trang 234 của Hướng dẫn môn học CPQT)
- Phân loại: Theo quy định tại Điều 1 Công ước viên 1963 định nghĩa cơ quan lãnh sự như sau
bao gồm: Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại ý lãnh sự quán.
30. Quyền ưu đãi, miễn trừ cho nhân viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự
Giáo trình trang 298 – 303
Ví dụ. Quyết định số 118/TTg ngày 27.02.1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người
có công với cách mạng cải thiện nhà ở; Quyết định số 4196/2004/QOĐ-TTg ngày 29.11.2004
phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La. Quyết định có thể do
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân các cấp ban
hành.
31. Nguyên tắc thẩm quyền tài phán hình sự quốc tế (Trong vở ghi)
32. Khái niệm dẫn độ tội phạm (Trong vở ghi) GT trang 346
33. Khái niệm cư trú chính trị
Cư trú chính trị là Cư trú tại nước ngoài của một người do phải trốn tránh sự truy nã vì các lý do
chính trị của quốc gia mà họ là công dân hoặc quốc gia mà họ thường trú. Mỗi quốc gia có toàn
quyền cho phép hoặc từ chối đề nghị được cư trú chính trị. Khi quốc gia đã cho phép cư trú
chính trị thì người nước ngoài xin cư trú đó có quyền được bảo đảm để không bị dẫn độ hoặc
trục xuất theo yêu cầu của nước mà họ là công dân.
VD: Hoa Kỳ điều chỉnh vấn đề quyền cư trú theo Luật Di trú liên bang. Theo quy định của luật
này, người nước ngoài xin cư trú chính tụ tại Hoa Kỳ phải thuộc nhóm người tị nạn theo các quy
định của luật quốc tế (phù hợp với khái niệm pháp lý quốc tế về người tị nạn) đồng thời người
nước ngoài phải đang hiện diện trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc ở điểm nhập cảnh vào nước này.
Không được phép xin cư trú tại các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài.
Những người xin cư trú ở Hoa Kỳ mà trước đó có hành vi tội phạm hình sự nghiêm trọng không
có tính chất chính trị hoặc có cơ sở chắc chắn rằng người này là mối nguy hiểm cho an ninh quốc
gia của Hoa Kỳ thì sẽ không được hường quyền cư trú tại Mỹ.
34. Nguyên tắc trong dẫn độ tội phạm (Trong vở ghi) GT trang 347
Câu 5 trang 274 – 275 Hướng dẫn môn học CPQT
Ví dụ về dẫn độ tội phạm như sau: Ông A là công dân Việt Nam có hành vi giết người trên lãnh
thổ nước Việt Nam nhưng sau khi phạm tội thì trốn sang Lào.
Hiện nay Việt Nam có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về dẫn độ với Lào.
Nếu ông A bị bắt khi đang ở Lào và thõa mãn điều kiện được quy định tại Hiệp định thì việc dẫn
độ sẽ áp dụng theo Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết với Lào.
Khi Việt nam có yêu cầu dẫn độ thì Lào sẽ dẫn độ ông A về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm
hình sự.
35. Vai trò của Tòa án hình sự quốc tế ICC
Câu 5 trang 284- 285 Hướng dẫn môn học CPQT
Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court - ICC) là một tòa án độc lập và không phụ
thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, có nhiệm vụ phục vụ nhân loại bằng cách xử lý các tội ác nghiêm
trọng tác động đến cộng đồng quốc tế. Dưới đây là những vai trò chính của ICC:
- Truy cứu và xử lý tội ác quốc tế: ICC có thẩm quyền xử lý các tội ác nghiêm trọng như tội giết
người, tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác nhân loại. Tòa án này có thể tiến hành điều tra,
đưa ra bản án và xử phạt các cá nhân có trách nhiệm chính trong việc phạm tội.
- Đảm bảo sự trừng phạt và trách nhiệm: ICC tạo điều kiện để đảm bảo sự trừng phạt và trách
nhiệm đối với những cá nhân gây ra các tội ác nghiêm trọng. Qua đó, nó góp phần ngăn chặn sự
miễn trừ và tránh trừng phạt trong các trường hợp tội ác quốc tế.
- Bảo vệ quyền lợi của nạn nhân: ICC đặt sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ quyền lợi và lợi
ích của nạn nhân trong quá trình truy tố và xét xử. Tòa án này cung cấp cơ hội cho nạn nhân
tham gia vào quá trình xét xử, bày tỏ quan điểm và yêu cầu bồi thường hoặc hỗ trợ.
- Hỗ trợ hợp tác quốc tế: ICC tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để thu thập
thông tin, tìm kiếm chứng cứ và bắt giữ các cá nhân bị truy nã. Qua đó, tòa án này đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế và hợp tác đa phương trong việc truy
cứu và xử lý tội ác quốc tế.
- Giáo dục và tuyên truyền: ICC thực hiện các hoạt động giáo dục và tuyên truyền để nâng cao
nhận thức về tội ác quốc tế, vai trò của ICC và quyền lợi của nạn nhân. Điều này góp phần xây
dựng một tinh thần và ý thức cộng đồng quốc tế về việc chấm dứt sự miễn trừ và đảm bảo trách
nhiệm cá nhân.
Tòa án hình sự quốc tế ICC chủ yếu xử lý các tội ác nghiêm trọng nhất có tác động đến cộng
đồng quốc tế và không thể được truy cứu hiệu quả bởi các tòa án quốc gia. Tuy nhiên, đáng lưu ý
rằng ICC có thẩm quyền xử lý chỉ khi các quốc gia thành viên không thể hoặc không muốn truy
cứu và xử lý các tội ác này một cách hiệu quả.
Thuật ngữ tiếng anh và tiếng latinh
- Pacta sunt servanda: Tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết
- Civis: công dân ; Citizen: dân cư
- Codex = Code: Bộ luật
- Condition: điều kiện
- De facto: dựa trên thực tế
- De jure: dựa trên luật
- Consensus: nguyên tắc đồng thuận
- Jus cogens: quy phạm bắt buộc chung
- Erga omnes: quy phạm về nghĩa vụ
- Jus gentium: luật vạn dân
- Jus naturalis: luật tự nhiên
- Incoterms: bộ tập quán thương mại QT
- Convention: điều ước
- International custom: tập quán QT
- D.O.C: tuyên bố về cách ứng xử
- C.O.C: bộ quy tắc về ứng xử

You might also like