You are on page 1of 13

Nhân quyền-Nhân đạo

1. Mối quan hệ giữa luật nhân đạo và luật nhân quyền quốc tế
-Mục đích khác nhau
- Các công ước về quyền con người có thể áp dụng cả trong thời chiến và cả
trong thời bình do vậy có thể đôi khi chồng lấn với phạm vi áp dụng của Luật
Nhân Đạo.
Các công ước về quyền con người gồm điều khoản liên quan tới thu hồi một số 
quyền trong trường hợp khẩn cấp
Nguyên tắc lex specialis
IHL, as lex specialis, takes precedence over international human rights law in
armed conflicts (ICJ, Nuclear Weapons, para. 25)
Hỗ trợ lẫn nhau: 
- Art. 15 ECHR: No derogation to the right to life ‘except in respect of deaths
resulting from lawful acts of war
Các Công ước IHL không có cơ chế giám sát
Thẩm quyền và Miễn trừ
2. Nêu Khái niệm thẩm quyền quốc gia. Các nguyên tắc xác định thẩm
quyền quốc gia
Khái niệm
Thẩm quyền quốc gia là quyền hạn của quốc gia để đưa ra các quy định
hoặc tác động lên cá nhân, tài sản hoặc các tình huống nhất định.
Phản ánh các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế: chủ quyền quốc gia,
bình đẳng giữa các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của
các quốc gia khác.
Thẩm quyền là một khía cạnh của chủ quyền: Chỉ năng lực theo LQT của
một quốc gia trong việc điều tiết hành vi của các cá nhân và pháp nhân
Thẩm quyền quốc gia chỉ quyền lưc của một quốc gia theo LQT trong
việc điều tiết các cá nhân và tài sản theo nội luật của quốc gia đó.
- Các cơ sở xác lập thẩm quyền quốc gia
+ Nguyên tắc lãnh thổ
Tất cả các hành vi phạm tội kể cả trường hợp người phạm tội là người
nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ quốc gia thì quốc gia đó có quyền xác
lập thẩm quyền tài phán của mình.
Lotus case (France vs Turkey), PCJJ 1927
+ Nguyên tắc quốc tịch
Quốc tịch là mqh pháp lý giữa quốc gia và cá nhân, xác định các
quyền mà cá nhân được hưởng và các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện
Quốc tịch có được từ: thừa hưởng từ cha mẹ; sinh ra trong lãnh thổ
của một nước.
Thẩm quyền bị động: là quốc gia mà người bị hại mang quốc tịch
Thẩm quyền chủ động: là quốc gia mà người vi phạm mang quốc tịch
+ Nguyên tắc công dân bị hại
+ Nguyên tắc bảo vệ/ bảo hộ
Quốc gia thực hiện thẩm quyền đối với người nước ngoài, thực hiện
một hành vi ở nước ngoài nếu hành vi đó ảnh hưởng đến quyền lợi cốt
yếu và an ninh của quốc gia đó.
+ Nguyên tắc toàn cầu/ phổ quát
Bất kì quốc gia nào cũng có thẩm quyền xét xử các tội đặc biệt
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng quốc tế
bất kể người phạm tội có quốc tịch gì hay thực hiện hành vi vi phạm ở
bất cứ đâu
+ Mở rộng thẩm quyền trên cơ sở ĐƯQT

3. Phân biệt hành động mang tính chất jure imperli và hành động man tính
chất jure getstionis. Quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ quốc gia đối
với những hành động mang tính chất gì?
- các hành vi chính phủ (governmental acts: acts iure imperii),
- các hành vi thương mại của quốc gia (commercial acts: acts iure
gestionis)
Quyền miễn trừ chỉ áp dụng đối với các hành vi chính phủ
(governmental acts: acts iure imperii), và không áp dụng với các hành
vi thương mại của quốc gia (commercial acts: acts iure gestionis). Sự
phân biệt có thể được chia thành hành vi chủ quyền (sovereign acts)
và hành vi phi-chủ quyền (non-sovereign acts). Hiện nay trên thực tế
các quốc gia ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế cả trong
nước lẫn nước ngoài. Đặc biệt, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của
của các cơ quan nhà nước, tập đoàn nhà nước, các công ty quốc hữu
hóa, nếu ủng hộ luồng quan điểm quyền miễn trừ tuyệt đối (đối với cả
hai hành vi) có thể trao các tổ chức có yếu tố nhà nước này vị thế pháp
lý cao hơn, áp đảo các tổ chức tư nhân.

Trách nhiệm pháp lý quốc tế


4. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế? Nêu các yếu tố cấu thành một
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
Trách nhiệm pháp lý quốc tế: hậu quả pháp lý bất lợi chủ thể phải gánh
chịu do có hành vi vi phạm LQT (hoặc thực hiện hành vi LQT cấm), gây
thiệt hại cho chủ thể khác/cộng đồng quốc tế.
Các yếu tố cấu thành một hành vi vi phạm
- Có hành vi vi phạm một quy định của LQT
- Là hành vi của/ quy cho một quốc gia
- Thiếu đi các hoàn cảnh loại trừ tính chất sai phạm
- Thiệt hại: vật chất (kinh tế) đạo đức (danh dự của một quốc gia); pháp
lý (vi phạm một nghĩa vụ và một quyền tương ứng với nghĩa vụ đó)
- ILC (Uỷ ban Luật Quốc Tế): thiệt hại về pháp lý
- Yếu tố lỗi (cố ý, cẩu thả) không phải là một yếu tố của hành vi vi
phạm nhưng có thể đóng vai trò cùng với các hoàn cảnh loại trừ tính
chất sai phạm (không có lỗi thì có thể loại trừ trách nhiệm quốc gia)
và khi xác lập mức bồi thường thiệt hại.
5. Nêu 03 trường hợp hành vi vi phạm pháp luật quốc tế mà quốc gia phải
chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế theo Các điều khoản về trách nhiệm
quốc tế của quốc gia cho hành vi sai phạm quốc tế năm 2001 của Ủy ban
Luật Quốc tế (ILC).
- Vụ kênh Corfu, Toà ICJ đã quy trách nhiệm cho Albani khi nước này biết
hoặc phải biết việc đặt thuỷ lôi ở lãnh hải của mình ở kênh Corfu và
không làm gì để cảnh báo các nước khác.
-  Vụ bắt giữ con tin, Toà quy trách nhiệm cho Iran khi không thực hiện
bất kỳ biện pháp phù hợp nào để bảo vệ trụ sở, nhân viên và tài liệu của
Đại sứ quán Mỹ.
- Vụ nhà máy bột giấy, Toà ICJ đã kết luận Uruguay đã vi phạm các nghĩa
vụ thủ tục theo Quy chế sông Uruguay năm 1975 khi cho phép xây dựng
các hai nhà máy bột giấy trên sông Uruguay mà không thông tin trước
cho Uỷ ban hành chính Sông Uruguya, không thông báo trước cho
Aghentina và không hoàn thành nghĩa vụ đám phán với Aghentina.
Luật tổ chức quốc tế
6. So sánh quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế với quốc gia
Giống nhau
Đều là chủ thể Luật quốc tế, đều có quyền năng chủ thể của Luật quốc tế
quy định, đồng thời phải đều thỏa mãn các điều kiện của chủ thể Luật
quốc tế thì mới được hưởng quyền

Quốc gia TCQT

Sự hình thành và tính Cơ sở quyền năng chủ thể Do các quốc gia thành viên trao
chất Luật quốc tế chính là chủ quyền để thực hiện các mục tiêu
quyền - thuộc tính chính trị tôn chỉ của từng tổ chức
pháp lý gắn liền với mỗi quốc
=> Quyền năng phái sinh và hạn
gia.
chế
Đây là quyền năng nguyên
thủy, truyền thống gắn liền
với quốc gia, khi quốc gia

xuất hiện, là quyền năng đầy


đủ và trọn vẹn nhất vì quốc
gia là chủ thể cơ bản và chủ
yếu của Luật quốc tế.

Phạm vi QNCTLQT QNCT Luật quốc tế thể hiện Hạn chế hơn, các thành viên thỏa
ở quyền lực tối cao trên phạm thuận trao quyền đến đâu thì Tổ
vi toàn lãnh thổ trong các lĩnh chức quốc tế sẽ có quyền năng
vực lập, hành, tư pháp, kinh đến đó; chỉ điều chỉnh một số
tế, xã hội, ANQP lĩnh vực nhất định

=> QNCT Luật quốc tế hạn chế


hơn quốc gia.

Nội dung QNCTLQT Có những quyền mà chỉ quốc LHQ có quyền trừng phạt tập thể
gia mới có như: quyền sở hữu quốc gia thì không có quyền
về lãnh thổ và thực thi quyền trừng phạt đơn lẻ
lực trong lãnh thổ

Quyền cụ thể
Quyền cụ thể
- Quyền được tôn trọng độc
- Quyền được tham gia XD
lập, chủ quyền
QPPLQT
- Quyền được bình đẳng về
- Quyền tiếp nhận cơ quan đại
chủ quyền và quyền lợi
diện, quan sát viên của các nước
- Quyền bất khả xâm phạm về chưa phải là thành viên
biên giới, lãnh thổ
- Quyền được hưởng miễn trừ,
- Quyền được tự về cá thể ưu đãi ngoại giao
hoặc tập thể
- Quyền được trao đổi, đại diện
- Quyền được phát triển và vơi tổ chức quốc tế liên chính
tồn tại trong hòa bình phủ khác

- Quyền được tham gia xây - Quyền được giải quyết tranh
dựng nguyê tắc, qppl quốc tế chấp giữa các quốc gia thành
viên của tổ chức và giữa quốc
- Quyền được tự do quan hệ
gia tv với Tổ chức quốc tế đó
hợp tác vs các chủ thể khác
- Quyền được trở thành hội
viên của các tổ chức quốc tế
phổ cập

- Quyền tham gia vào các hội


nghị quốc tế liên quan đến lợi
ích của mình

7. Nêu cơ cấu tổ chức của Liên Hợp quốc


Liên Hợp Quốc gồm 6 cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội
đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký.
• Đại hội đồng bao gồm tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc. Phái đoàn
đại diện của mỗi thành viên có nhiều nhất là 5 đại diện và 5 phó đại diện, một số
cố vấn và chuyên viên cần thiết. Hội nghị của tất cả các nước thành viên họp
mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến
chương đã quy định. Khi biểu quyết một vấn đề nào đó, mỗi thành viên được
một lá phiếu. Khi quyết định các vấn đề quan trọng phải được thông qua 2/3 số
phiếu. Vấn đề ít quan trọng hơn thì được thông qua với đa số phiếu thường.
• Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường
xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình, an
ninh quốc tế. Mọi quyết nghị của Hội đồng Bảo an phải được thông qua với sự
nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô (nay kế thừa
là Cộng hòa Liên bang Nga), Trung Quốc. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo
an không phục tùng Đại hội đồng. Hội đồng Bảo an họp thường kỳ, dưới sự chủ
tọa của Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên của Hội đồng lần lượt làm Chủ tịch Hội
đồng với nhiệm kỳ một tháng theo vần chữ cái tiếng Anh.

•Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc là một trong 6 cơ quan chính của
LHQ.Theo Hiến chương LHQ, một trong những mục tiêu chính của Tổ chức
này là: "Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế
về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn
trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người, không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo" (Chương I, điều 1, điểm
3). Cụ thể, LHQ sẽ thúc đẩy (Chương IX, điều 55, điểm a,b,c):
- Nâng cao mức sống, đầy đủ việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển kinh tế xã
hội
- Giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các vấn đề liên
quan, và sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục, và
- Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo
Trách nhiệm thực hiện những chức năng trên trước hết thuộc về Đại Hội Đồng
LHQ. Theo điều 60 của Hiến chương LHQ, ECOSOC được đặt dưới quyền của
Đại Hội Đồng và được Đại hội đồng giao trách nhiệm trực tiếp thực hiện các
chức năng về kinh tế, xã hội của LHQ.
•Hội đồng Quản thác
Theo Chương XII Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hệ thống Quản thác với nhiệm
vụ giám sát các vùng Lãnh thổ quản thác được đặt trong Hệ thống theo các thoả
thuận riêng với quốc gia quản lý các vùng lãnh thổ này. Hệ thống này áp dụng
với: (i) các vùng lãnh thổ nằm trong nhiệm vụ quản lý do Hội quốc liên đưa ra;
(ii) các vùng lãnh thổ tách ra từ các quốc gia kẻ thù sau Chiến tranh thế giới thứ
hai; các vùng lãnh thổ do các quốc gia có trách nhiệm quản lý được tự nguyện
đặt trong Hệ thống. Mục tiêu căn bản của Hệ thống là thúc đẩy tiến bộ chính trị,
kinh tế, xã hội tại các vùng lãnh thổ quản thác và sự phát triển của các vùng này
hướng tới chính phủ tự quản và độc lập.
•Tòa án Quốc tế
Toà án quốc tế gồm 15 thẩm phán, là công dân của các quốc gia thành viên Liên
Hợp Quốc, do Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an cùng bầu ra. Chức năng chính
của Toà án quốc tế là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, vụ kiện do các
quốc gia đưa lên phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu của toà án là áp dụng
các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan chính
thức công nhận; các thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật; các nguyên tắc
chung của luật pháp được các quốc gia công nhận; các phán quyết của tòa án...
Tòa án cũng khuyến nghị Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an về lĩnh vực luật pháp,
các vấn đề luật pháp nổi lên trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này,
khuyến nghị các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn với
sự Ủy quyền của Đại hội đồng.
• Ban Thư ký là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu có Tổng
thư ký do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, theo sự giới thiệu của Hội
đồng Bảo an.

8. Trình bày vai trò của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc
- Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (điều 24)

- Là cơ quan duy nhất của LHQ có thể ra các quyết định có ràng buộc đối với
tất cả các nước là thành viên LHQ trong khi các cơ quan khác của Liên Hợp
Quốc chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính
phủ của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc

- Có ảnh hưởng, tác động ngày càng lớn và sâu rộng đối với nhiều lĩnh vực an
ninh phi truyền thống

- Hành động thay mặt cho các thành viên của LHQ, hành động đúng mục đích
và nguyên tắc của LHQ (điều 24)

- Thẩm quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác: giải quyết
tranh chấp giữa các bên đương sự nếu các bên không giải quyết bằng các biện
pháp ghi tại điều 33 (điều 37), sử dụng thoả thuận hoặc các tổ chức khu vực để
thi hành những hành động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình nếu thấy cần
thiết (điều 57), etc.

9. Trình bày định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức quốc tế liên chính
phủ
Định nghĩa

Là một thực thể liên kết các quốc gia và chủ thể khác của Luật quốc tế,
hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể Luật quốc tế, có
hệ thống các cơ quan duy trì hoạt động thường xuyên theo mục địch, tôn chỉ của
tổ chức đó.

Đặc điểm

- Về thành viên: chủ yếu là sự liên kế của quốc gia độc lập, có chủ
quyền hoặc có thể bao gồm các chủ thể khác của LQT (WTO có HK,
Macao, EU…)
- Về cơ sở hình thành: hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế ký kết
giữa các bên tham gia tổ chức quốc tế. Bản chất các ĐƯQT này là
điều lệ của Tổ chức quốc tế, quy định mục đích, nguyên tắc hoạt động,
cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên.
- Về quyền năng chủ thể Luật quốc tế: Do các quốc gia thành viên trao
quyền để thực hiện các mục tiêu tôn chỉ của từng tổ chức
=> Quyền năng phái sinh và hạn chế

- Về cơ cấu thường trực duy trì hoạt động, chức năng: cơ cấu gồm cơ
quan chính và cơ quan hỗ trợ. Bên cạnh đó Tổ chức quốc tế còn ký kết
Điều ước quốc tế vời các thành viên về thỏa thuận thuê trụ sở. Khác
với hội nghị quốc tế, diễn đàn quốc tế thì các cuộc họp được tổ chức
theo nguyên tắc luân phiên.
Phân loại

Căn cứ phạm vi hoạt động

- Tổ chức quốc tế khu vực: cùng một khu vực địa lý ASEAN, EU, AU
- Tổ chức quốc tế liên khu vực: địa lý có thế khác nhau nhưng chung
mục đích kinh tế, xu hướng chính trị, Liên đoàn các quốc gia Ả-rập, tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC
- Tổ chức quốc tế toàn cầu: có sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên
thể giới
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động

- Tổ chức quốc tế chung: hợp tác, hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực
ASEAN, EU, AU
- Tố chức quốc tế chuyên môn: hợp tác trong một hoặc một số lĩnh vực
nhất định WTO, WHO, NATO…

Giải quyết tranh chấp quốc tế


10.Trình bày các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ
LHQ
Hiến chương LHQ quy định các cơ quan của LHQ đều tham gia vào quá
trình giải quyết tranh chấp ở mức độ khác nhau:

- Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế nếu HĐBA hoặc QG thành viên đưa ra
- HĐBA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế. HĐBA có quyền điều tra mọi vụ tranh chấp hoặc
những tình thế có thể đẫn dến sự bất hòa giữa các quốc gia, nếu xét
thấy những tranh chấp kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hòa bình và
an ninh quốc tế thì HĐBA yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp với
nhau bằng các biện pháp hòa bình. Nếu không giải quyết được các bên
đưa tranh chấp ra trước HĐBA, HĐBA sẽ đưa ra kiến nghị phù hợp,
nếu xét thấy tranh chấp đe dọa nghiêm hòa bình an ninh quốc tế hoặc
có hành vi xâm lược, HĐBA có quyền:
+ Yêu cầu các bên thi hành biện pháp tạm thời

+ Áp dụng các biện pháp phi quân sự

+ Áp dụng các biện pháp quân sự

=> HĐBA thực hiện chức năng môi giới, trung gian, hòa giải.

- TACLuật quốc tế là cơ quan tư pháp chính của LHQ có chức năng


chính là giải quyết tranh chấp và đưa ra kết luận tư vấn; các tranh chấp
giải quyết ở Tòa thường là tranh chấp về pháp lý (tranh chấp liên quan
đến vấn đề giải thích, áp dụng QPPLuật quốc tế). Giải quyết tranh
chấp giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, các quốc gia
không phải thành viên LHQ nhưng muốn tham gia Quy chế TACLuật
quốc tế thì phải thỏa mãn điều kiện do Đại hội đồng quyết định dựa
trên kiến nghị của HĐBA.
- TTKLHQ có quyền lưu ý HĐBA mọi vấn đề mà theo nhận định của
ông có thể đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế. Trong thực tiễn TTK
thường có vai trò môi giới, trung gian hoặc hòa giải các tranh chấp
quốc tế theo yêu cầu hoặc đề nghị của ĐHĐ hoặc HĐBA.

11.Trình bày định nghĩa, đặc điểm và phân loại các cơ quan tài phán QT
Khái niệm

Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận
của các chủ thể Luật quốc tế, thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ
tục tư pháp các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể
nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp lý quốc tế

Đặc điểm

- Thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế
- Chức năng chính là giải quyết tranh chấp
- Không có thẩm quyền đương nhiên
- Luật áp dụng: nguyên tắc, qppl QT hoặc LQG nếu các bên có thỏa
thuận
- Phán quyết là chung thẩm và có giá trị bắt buộc với các bên.
Phân loại

- Thẩm quyền: chung và chuyên môn

- Tính chất hoạt động: thường trực (giải quyết tranh chấp 1 cách thường
xuyên: tòa trọng tài Lahaye) và vụ việc (giải quyết 1 tranh chấp cụ thể,
giải quyết xong sẽ chấm dứt hoạt động, ad – hoc)

- Thành phần: cá nhân (1 TTV), tập thể (1 HĐTT); thường chỉ áp dụng
với trọng tài quốc tế.
12.So sánh thiết chế trọng tài quốc tế với thiết chế tòa án quốc tế

Giống nhau
- Thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế
- Chức năng chính là giải quyết tranh chấp
- Không có thẩm quyền đương nhiên
- Luật áp dụng: nguyên tắc, qppl QT hoặc LQG nếu các bên có thỏa
thuận
- Phán quyết là chung thẩm và có giá trị bắt buộc với các bên.
Khác nhau
Tòa án quốc tế Trọng tài quốc tế
Thành phần Một hội đồng các thẩm Có thể là một hội đồng hoặc
phán một trọng tài viên duy nhất
Thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng do tòa quy Do các bên tranh chấp thỏa
định thuận quy định
Luật áp dụng Nguyên tắc, qppl quốc tế Luật quốc tế hoặc LQG
(nếu các bên thỏa thuận)
Giá trị pháp lý của phán quyết Chung thẩm Chung thẩm
Có thể bị vô hiệu nếu:
+ ĐƯQT về trọng tài mà
các bên kí kết bị vô hiệu
+ Trọng tài vượt quá thẩm
quyền các bên thỏa thuận
trao cho
+ Mua chuộc thành viên
HĐTT
+ TT vi phạm nghiệm trọng
quy định về TTTT

You might also like