You are on page 1of 2

Ứng dụng của vật lý trong đời sống hàng ngày

1. Nhiệt kế thủy ngân

Mỗi lần bị ốm, đặc biệt là khi bị sốt cao, cha mẹ và bác sĩ thường kẹp nhiệt kế thủy ngân vào trong nách. Sau 1 thời
gian nhất định, mang nhiệt kế đó ra và đọc nhiệt độ hiện tại của cơ thể. Vì sao vậy? Khi kẹp nhiệt kế thủy ngân vào
trách nách, nhiệt độ của cơ thể sẽ làm thủy ngân dãn ra (thủy ngân dãn nở khi ở trong nhiệt độ cao) và dâng lên đến
mức nhiệt độ phù hợp theo thang đo tiêu chuẩn.

2. Sử dụng tia laser để phẫu thuật

Trong thời buổi y học phát triển như hiện nay, các bác sĩ thường không nhất thiết phải tiến hành mổ bằng dao kéo
mà đã có hình thức mổ nội soi, đặc biệt là ở những bệnh mà nếu dùng đến dao kéo sẽ xảy ra những nguy cơ cao về
tính mạng.

Mổ tia laser là một ứng dụng của vật lý, khi tiến hành mổ, các bác sĩ sẽ soi một tia laser vào trong vùng cần can thiệp,
tia  laser có tác dụng tái tạo sự phân bố mạch bằng laser xuyên qua cơ thể, tạo hình mạch bằng laser chọc qua da,
nối vi phẫu động mạch bằng laser, giúp giải quyết tình trạng bệnh cho bệnh nhân.

Phẫu thuật tia laser được tiến hành cho tim, tai, mũi và họng.

3. Sản xuất đồ điện

Ứng dụng của vật lý gần gũi nhất với chúng ta đó là sản xuất đồ điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất thường ngày. Mọi
tính toán, hoạt động của các thiết bị điện này đều dựa theo các tiêu chuẩn về dòng điện, cơ học, …

4. Làm tường cách âm

Trong những trường hợp cần thiết, người ta thường thiết kế các tường cách âm để đảm bảo tiếng ồn sẽ không lọt
qua khỏi phòng, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những bức tường này thường xuất hiện ở trong
phòng Karaoke, phòng nhạc, nhà máy, …

5. Dùng đòn gánh để gánh đồ dễ dàng

Hình ảnh những các bà các mẹ đi chợ với chiếc đòn gánh và những gánh hàng trên vai đã trở nên quen thuộc. Sở dĩ
các bà dùng đòn gánh vì đòn gánh là một vật có tính đàn hồi (thường được làm từ thân cây tre), sau khi đặt 2 vật
nặng ở 2 đầu sẽ cong xuống. Trong khi di chuyển, người gánh di chuyển về phía trước đòn gánh nhô lên phía trên,
khi đón gánh ép xuống dưới thì hai bàn chân người gánh cũng đồng thời tiếp xúc với đất, vật năng không cản trở
bước đi mà người vẫn có thể đỡ được vật nặng. Chính điều này làm cho người ta khi gánh đỡ tốn sức hơn nhiều.

6. Thả diều

Tuổi thơ của hầu hết chúng ta đều xuất hiện những con diều với tiếng sáo vi vu. Mặc dù, hiện nay, trẻ em ở thành
phố đều không có được trò chơi này nhưng với người Việt Nam, đây vẫn là một hình ảnh quen thuộc. Lí giải về việc:
vì sao chiếc diều có thể bay lên nhờ việc đón gió. Khi trời có gió, không khí thổi vào mặt diều do bị cản trở nên trong
một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều. Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột.
Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới nên áp lực gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của cái
diều rất nhiều nên đã đẩy cái diều bay lên.

7. Đẩy tạ với góc 450 sẽ đỡ tốn sức

Trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là vào buổi chiều tối, ở trong các công viên thường xuất hiện các thanh niên
ngồi tập tạ để rèn luyện sức khỏe. Để nâng được những quả tạ đó, người nâng cần nâng một góc 450 so với cơ thể
để việc nâng tạ được dễ dàng.

Có nhiều yếu tố liên quan đến việc đẩy tạ, đó là lực cản của không khí và chiều cao của người đẩy tạ. Qua nhiều thử
nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng lực cản không khí không đủ lớn để ảnh hưởng đến việc nâng tạ. Mà liên
quan nhiều đến chiều cao, tốc độ cũng như góc nâng để có thể nâng tạ một cách dễ dàng. Góc nâng tạ tốt nhất là
450.

8. Khinh khí cầu và đèn trời


Chẳng hạn ứng dụng kiến thức Vật lý trong việc sử dụng khinh khí cầu. Dựa trên nguyên tắc chênh lệch tỉ
trọng: “mọi chất có tỉ trọng nhẹ hơn đều có phương hướng đi lên trên”. Điều đó giải thích hiện tượng xảy ra khi khí
cầu nóng lẫn trong khí lạnh. Tương tự đối với ứng dụng của “đèn trời” – trò chơi dân gian này thường được thực
hiện trong các dịp lễ hội. Đó là một cái túi giấy giống cái dù, ở phía cuối treo một cây nến được đốt cháy. “Đèn trời”
bay lên được do không khí bên trong bị ngọn lửa của cây nến nung nóng sẽ trở nên nhẹ hơn so với không khí bên
ngoài.

Đèn trời

You might also like