You are on page 1of 2

1.

Lực
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.
- Tác dụng của lực: Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.
- Trong Hệ đơn vị đo lường của nước ta, đơn vị lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Dụng cụ đo lực là lực kế.
- Mỗi lực đều có 4 đặc trưng cơ bản: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Mũi tên dùng để biểu diễn lực có gốc đặt tại vật chịu lực tác dụng, có phương và
chiều tác dụng của lực, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực.
- Lực được phân loại thành lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc:
+ Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
+ Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
2. Biến dạng của lò xo – Biến dạng đàn hồi.
- Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu.
- Biến dạng của lò xo được gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo được gọi là vật có tính đàn hồi. (Các vật tương tự: Sợi dây cao su…). Lò xo thường được làm
bằng thép, đồng thau.
- Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Chú ý: Độ dãn của lò xo ∆l = l –lo: Chiều dài của lò xo khi bị dãn TRỪ chiều dài ban đầu của lò xo.
3. Trọng lượng, lực hấp dẫn.
- Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.
- Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng có kí hiệu là P và có đơn vị là niutơn (N).
P = 10.m (m là khối lượng có đơn vị là kg)
VD: Vật có khối lượng là 100g thì có trong lượng là 1 N.
Vật có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng là 10 N.
- Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.
4. Lực ma sát
a) Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Nguyên nhân của lực ma sát là: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ta lực ma sát giữa chúng. Bề mặt tiếp xúc càng trơn, nhẵn thì lực ma sát càng nhỏ.
b) Các loại lực ma sát:
- Lực ma sát trượt: Là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Quyển sách trượt trên mặt bàn thì xuất hiện lực ma trượt do mặt bàn tác dụng lên quyển sách
- Lực ma sát lăn: Là lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Bánh xe lăn trên mặt đường. thì xuất hiện lực ma sát lăn do mặt đường tác dụng lên bánh xe.
- Lực ma sát nghỉ: Là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc bị đẩy.
Ví dụ: Tay đẩy bàn theo phương ngang nhưng bàn vẫn đứng yên, chứng tỏ xuất hiện lực ma sát nghỉ do mặt sàn tác dụng lên bàn.
c) Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.
Ví dụ: Lực ma sát thúc đẩy chuyển động: Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau; khi đó xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa mặt đường và chân thúc đẩy
chuyển động của chân.
Ví dụ: Lực ma sát cản trở chuyển động: Xe đang chạy trên đường, đều chịu lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường cản trở chuyển động của xe.
5. Lực cản của nước
Các vật chuyển động trong nước đều chịu tác dụng lực cản của nước.
Độ lớn của lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG
1. Năng lượng
a) Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
b) Khi năng lượng càng nhiều thì tác dụng lực có thể càng mạnh; thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
VD: Gió nhẹ, năng lượng ít chỉ làm chong chóng quay.
Gió rất mạnh, năng lượng nhiều thì có thể làm đổ cây cối.
c) Đơn vị của năng lượng là jun, kí hiệu là J.
2. Các dạng năng lượng
- Động năng: Mọi vật chuyển động đều có động năng.
VD: Quả bóng lăn, ô tô di chuyển trên đường…
- Thế năng hấp dẫn: Có được do vật ở trên cao so với mặt đất.
VD: Cánh diều ở trên cao, lá cây ở trên cây…
- Năng lượng hóa học (hóa năng): Sinh ra do phản ứng hóa học của các chất.
VD: Năng lượng được lưu trữ trong que diêm, pháo hoa. Năng lượng này sẽ được giải phóng khi có phản ứng hóa học xảy ra.
- Năng lượng điện (điện năng): Tạo ra bởi dòng điện.
VD: Năng lượng điện được dùng để tivi, điện thoại, tủ lạnh… hoạt động.
- Năng lượng ánh sáng (quang năng): Phát ra từ các nguồn sáng như Mặt Trời, bóng đèn….
- Năng lượng âm: Lan truyền từ các nguồn âm như chuông kêu, loa đang bật….
- Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): Sinh ra từ các nguồn nhiệt: Mặt Trời, khí gas đang bị đốt cháy, nhiên liệu bị đốt cháy…
3. Sự truyền năng lượng
Năng lượng có thể truyền đi từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều cách.
Ví dụ:
a) Qua tác dụng lực: như gió truyền năng lượng cho cánh quạt quay.
b) Qua truyền nhiêt: năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nước nóng lên.
4. Định luật bảo toàn năng lượng
Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
VD: Quạt điện khi hoạt động có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang động năng (cánh quạt quay) và nhiệt năng (quạt nóng lên).
Ti vi khi hoạt động có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang quang năng (năng lượng ánh sáng), năng lượng âm và nhiệt năng (ti vi nóng
lên).
Bóng đèn học của em khi hoạt động có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang quang năng (năng lượng ánh sáng) và nhiệt năng (bóng đèn
nóng lên).
5. Năng lượng hao phí
Khi sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó thì luôn có một phần năng lượng là hữu ích, phần còn lại là hao phí.
Năng lượng hao phí luôn xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác, từ vật này sang vật khác.
Năng lượng hao phí thường được sinh ra dưới dạng nhiệt (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).
Nguồn năng lượng trong tự nhiên
Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm Mặt Trời, gió, nước, sinh khối, địa nhiệt…
Các nguồn năng lượng không tái tạo gồm dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, urani...

Tiếng Anh
-My future house will be a villa and by the sea where I can see the sun rises and sun sets everyday. My future house will paint white. This is how I will
want my house to be like. There will be a swimming pool and a large flower garden in front of my house . My future house will have 10 rooms
and many modern device. There will be some robot helpers. They might help me do the housework such as: cleaning the floors, cooking
meals and washing clothes. I will have a super smart TV. I can watch my favourite program from space station, chat with friends and study
online on tv. I hope I can build my dream house in the future.

one of the most famous nature wonder in Vietnam is Phong Nha - Ke Bang National Park. It is a world heritage recognized by UNESCO in
2003. Located in Quang Binh Province, it not only keeps intact geology and geomorphology but also hides many occult of nature, which are
grandiose caves in limestone mountains formed millions of years ago. In addition to the wild and great beauty of the large limestone
mountains, visitors also have the opportunity to learn and discover the diversity of plants, see the animals in the list of Vietnam and world
red books, as well as visiting and exploring the most beautiful cave system in the world. How lucky I was to have a chance to pay a visit to
Phong Nha cave once. It is a really picturesque cave. Going there , you can explore the caves and take a lot of nice photos, enjoy the
peace and breath fresh air. Remember to buy you some special dishes, handicrafts and enjoy local foods.

-ED
Th1: /t/ Th2: /id/
Có kết thúc là p, k, f, ss, c, x, gh, ch, sh Có kết thúc là t, d (Tắt điện)
vd: Stopped /stopt/

“s, es”
TH1: /iz/ Th2: /s/
Có kết thúc là  s, ss, ch, sh, x, z, o, ge, c Có kết thúc là p, k, t, f, ph, th 
Th3: /z/
Có kết thúc là b, d, g, l, m, n, r, v, y, ng

Trọng âm
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1: Danh từ, Tính từ
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2: Động từ

Thì
quá khứ đơn:+ S + was/ were + N/Adj ? Was/Were+ S + N/Adj?
Tướng lai đơn + S + V-ed ? Did + S + V?

You might also like