You are on page 1of 3

TRƯỜNG HẤP DẪN

I. Khái niệm trường hấp dẫn


● Câu hỏi tương tác: Theo bạn, trường hấp dẫn là gì?
(đừng cho cầm sách đọc)
(trả lời xong vỗ tay khen khen, xem video + thuyết trình để coi hiểu đúng chưa)

Video: Gravity Demo Part 2 Basic Demo (4:18 - 5:16)


→ Trong video, trường hấp dẫn có thể được hiểu là sự cong của tấm vải.

- Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, ảnh hưởng đến
các vật có khối lượng gần kề khác. (xác minh câu trả lời của đứa nào trả lời câu
hỏi đầu bài)
- Trường hấp dẫn của vật này sinh ra lực hấp dẫn tương tác lên vật khác đặt
trong phạm vi của nó.
- Các vật có khối lượng luôn tương tác hấp dẫn với nhau bằng lực hấp dẫn giữa
chúng nên xung quanh vật có khối lượng có trường hấp dẫn.
- Tuy nhiên, trường này rất yếu, đó là lý do tại sao trường hấp dẫn chỉ đáng kể
đối với các vật thể có khối lượng lớn như Trái Đất.
- Trên Trái Đất, mọi vật đều chịu tác dụng của trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật
và Trái Đất. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

II. Ví dụ về trường hấp dẫn


● Câu hỏi tương tác: Nêu các ví dụ về trường hấp dẫn
- Thuỷ triều trên Trái Đất: do sự tác động của trường hấp dẫn do Trái Đất, Mặt
Trăng và Mặt Trời.
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất: do sự tác động của trường hấp dẫn của Trái
Đất và lực li tâm.
- Một vật thể bị hút về phía Hố đen: do trường hấp dẫn cực mạnh tạo ra bởi khối
lượng lớn tập trung trong hố đen.

❖ Sự hình thành sao đôi:


- Trường hấp dẫn của các ngôi sao rất lớn có thể hút các đám bụi xoay quanh
tạo thành các hành tinh chuyển động quanh nó như Hệ Mặt Trời.
- Nếu hai ngôi sao ở gần nhau thì trường hấp dẫn của chúng sinh ra lực hút lẫn
nhau, tạo thành cặp sao đôi.
- Hiện tượng sao đôi là một cặp ngôi sao luôn quay quanh nhau nhờ trường hấp
dẫn của cả hai ngôi sao.
- Như vậy, trường hấp dẫn là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng
và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong phạm vi của nó.

III. Mở rộng
Câu hỏi 1: Nêu nhận xét vị trí của Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái Đất khi có triều
cường và triều thấp.

- Khi triều cường, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau, Mặt
Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất.
- Khi triều thấp thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất tạo thành tam giác vuông,
Trái Đất là vị trí góc vuông.

Câu hỏi 2: Nêu tác động của triều cường đối với đời sống của người dân.
- Thủy triều lên cao thường mang theo nhiều dinh dưỡng tốt cho đất nên rất có
ích để phát triển ngành nông nghiệp. Ngư dân cũng thuận lợi hơn trong việc
đánh bắt thủy hải sản và lợi dụng thủy triều để cung cấp nước cho việc nuôi
trồng.

- Vào mùa lũ, triều cường làm chậm tiêu, triều cường vào sâu khiến nước mặn
tràn vào đồng ruộng ở hạ lưu.
- Vào mùa mưa bão, nước lên mạnh theo thủy triều, lúc triều cường tác động tới
vùng đồng bằng ven biển sâu, thủy triều cũng liên quan trực tiếp tới việc vận
chuyển phù sa, làm thay đổi dòng chảy về hạ lưu.
- Ngoài ra, hiện tượng triều cường cũng khiến cuộc sống sinh hoạt của người
dân bị tác động rất nhiều. Triều cường gây sức ép lên hệ thống thoát nước của
các đô thị, khu dân cư, làm ngập đường, thậm chí ngập nhà dân.

You might also like