You are on page 1of 4

GIÁO ÁN

Giáo viên: Chu Thụy Mỹ Uyên

Lớp: 6 Trường: TH-THCS-THPT Vinschool

Môn học: KHTN Bài học: 3.1 Lực hấp dẫn, trọng lực và khối lượng Tiết học: 1

STT Mục tiêu học tập (MT) Tiêu chí thành công
MT1 Học sinh trình bày được lực hấp dẫn gây ra Học sinh trình bày đúng lực hấp dẫn là
tương tác giữa các vật thể như thế nào. lực hút giữa hai vật bất kỳ.
MT2 Học sinh trình bày và giải thích được các Học sinh trình bày đúng độ lớn của lực
yếu tố ảnh hưởng tới cường độ lực hấp dẫn. hấp dẫn liên quan tới khối lượng của các
vật và khoảng cách giữa hai vật. Khối
lượng của các vật càng lớn thì lực hấp dẫn
càng lớn và ngược lại.

Hoạt động MT hướng tới


MT1, MT2
- GV điểm danh, ổn định lớp học.
- Kiểm tra an toàn phòng học của HS
HOẠT ĐỘNG 0 | KHỞI ĐỘNG | 5 PHÚT
- GV dẫn dắt: Thời Trung cổ người ta vẫn coi Trái đất là một tấm bánh
dẹt, bầu trời là một mặt vum bằng pha lê gắn các vì sao

Vào thế kỉ 17, Galileo Galile chế tạo kính thiên văn cho phép con
người quan sát bầu trời. Ông phát hiện ra trái đất hình cầu và quan
trọng hơn hết là TĐ và các hành tinh xoay xung quanh Mặt Trời. Con
người thắc mắc vì sao hành tinh có thể quay quanh Mặt Trời? _ Ngày
nay ta biết đó là do lực hấp dẫn của Mặt Trời đã giữ các vật thể lại với
nhau.
HOẠT ĐỘNG 1 | TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LỰC HẤP DẪN | 15 PHÚT
1.1 Nội dung hoạt động
- Giáo viên phát phiếu học tập và cho HS xem video giới thiệu về lực
hấp dẫn, yêu cầu HS tìm kiếm các thông tin để trả lời các câu hỏi trong
nhiệm vụ học tập 1 trong thời gian 3 phút (làm việc cá nhân):
- Link video:
+ Câu 1: Điều gì giúp cho con người và mọi vật khắp nơi trên Trái Đất
không bị “rơi” ra ngoài không gian? (Gợi ý: câu trả lời là một loại lực
trong vật lí)
(Trả lời: vì có lực hút của Trái Đất lên mọi vật)
+ Câu 2: Hãy tìm hiểu SGK và cho biết tên của đại lượng ở câu 1?
(Trả lời: lực hấp dẫn)
+ Câu 3: Hãy cho biết hướng của loại lực này bằng cách vẽ các mũi tên
biểu thị cho hướng rơi của các vật trên Trái Đất?
Trả lời:

+ Câu 4: Hãy cho biết loại lực trong câu 1 phụ thuộc vào những yếu tố
nào? em hãy mô tả điều đó?
(Trả lời: Khối lượng của 2 vật, khoảng cách giữa 2 vật. Khối lượng
hai vật càng lớn, lực hấp dẫn càng lớn hoặc ngược lại, khoảng cách
càng lớn thì lực hấp dẫn càng nhỏ)
* Dạy học phân hóa
GV đặt câu hỏi cho HS, HS giơ tay phát biểu:
+ Câu 1: Hãy sử dụng kiến thức đã học để giải thích vì sao những
người và vật ở vùng nam cực không bị “rơi” ra khỏi Trái Đất.
+ Câu 2: Hai thanh nam châm cùng cực đẩy nhau, giữa chúng có tồn
tại lực hấp dẫn hay không?
+ Câu 3: Mặt Trời có khối lượng lớn hơn gấp 300.000 lần khối lượng
Trái Đất, vì sao em không bị “hút” về phía Mặt Trời?
+ Câu 4: Viên nam châm khác cực không hút nhau, giữa chúng có tồn
tại lực hấp dẫn không?
+ Câu 5: Giả sử không có lực hấp dẫn, con người và mọi vật sẽ bị ảnh
hưởng ra sao.
1.2 Kiến thức trọng tâm
- Lực hấp dẫn là lực hút giữa hai vật bất kì (hướng vào tâm của vật).
- Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật và khoảng
cách giữa hai vật.
1.3 Phương pháp, công cụ đánh giá
+Công cụ: Phiếu học tập
+ Phương pháp: Đánh giá viết-mỗi câu trả lời đúng của HS trong nhiệm vụ
học tập 1 được cộng 1 điểm

HOẠT ĐỘNG 2 | LUYỆN TẬP | 15 PHÚT


- Hoạt động nhóm: Chia nhóm 6-7 HS, hãy thảo luận và hoàn thành
nhiệm vụ học tập 2 trong phiếu học tập. Thời gian: 5 phút. Sau thời
gian trên mỗi nhóm đại diện 1 bạn tham gia trò chơi: “AI NHANH TRÍ

HƠN”.
- Mô tả: Mỗi nhóm đại diện 1 thành viên, người chơi đứng thành vòng
tròn và bắt đầu truyền banh, khi banh đến tay bạn nào bạn đó phải nêu
ra 1 ý kiến của nhóm mình trong nhiệm vụ học tập 2. Mỗi ý đúng là 1
điểm.
- Luật chơi:
+ Đội sẽ bị loại nếu: Suy nghĩ quá 5 giây, nhắc lại ý của đổi khác, ý trả
lời sai.
+ Không được ném banh lại cho bạn vừa ném.
+ Được thay người tối đa 3 lần.
- Tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Trật tự
Thảo luận
nhóm hiệu quả
Mỗi thành
viên đưa được
ít nhất 2 ví dụ

Ghi chú: Trong lần dạy đầu tiên

You might also like