You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH CƠ SỞ 4


CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG THIÊN VĂN

Họ tên: Bùi Thị Hương


Lớp: A-K69
MSV: 695103053

Hà Nội 2022
Tiến trình xây dựng kiến thức
1. Đặt vấn đề
Ta không quá lạ khi nghe đến hiện tượng ánh trăng bị tối đi vào ngày trăng tròn.
Hiện đấy gọi là nguyệt thực.
2.Phát biểu vấn đề
Điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực là gì?
3. Giải quyết vấn đề
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào chóp bóng của Trái Đất,
đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt
Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa
Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn

Có 3 kiểu nguyệt thực:


- Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.
Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam
- Nguyệt thực 1 phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên 1 đường
gần thẳng, lúc này ánh trắng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi 1 phần, có thể
nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che khuất Mặt Trăng.
Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực 1 phần có thể xuất hiện trước và
sau khi nguyệt thực toàn phần.
- Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc
này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi
4. Kết luận
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào chóp bóng của Trái Đất,
đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt
Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa, nguyệt thực
chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Có 3 kiểu nguyệt thực: Nguyệt thực
toàn phần, Nguyệt thực 1 phần, Nguyệt thực nửa tối

KẾ HOẠCH DẠY HỌC


HIỆN TƯỢNG THIÊN VĂN – NGUYỆT THỰC
(1 tiết – Vật lí 10)
Kiến thức
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào chóp bóng của Trái Đất,
đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt
Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa, nguyệt thực
chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Có 3 kiểu nguyệt thực: Nguyệt thực
toàn phần, Nguyệt thực 1 phần, Nguyệt thực nửa tối
I. Mục tiêu:
1. Năng lực
Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề
+ Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ
của nhóm (thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1); sẵn sàng nhận
công việc khó khăn của nhóm (xung phong phát biểu kiến….)
+ Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng
thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công
công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
+ Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả
nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý
và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
- Năng lực tự chủ tự học: 
+ Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong
học tập
+ Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt
mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế. 
+ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học
riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu
phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin
bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ
sung khi cần thiết. 
+ Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân
trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm
để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách
học
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và
nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống
Năng lực vật lí:
Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ
lược về hiện tượng nguyệt thực
2. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính các
hiện tượng nguyệt thực
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Chuẩn bị giáo án, SGK vật lí cơ bản, nâng cao, hình ảnh……. 
- Chuẩn bị phiếu học tập 1,2 cho học sinh

Phiếu học tập số 1


Dựa vào hình ảnh vừa được quan sát và hình ảnh sau đây để hoàn thành các
nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực


Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ nguyệt thực
Nhiệm vụ 3: Nêu tên và đặc điểm của các loại nguyệt thực mà em biết

Phiếu học tập số 2


Câu 1: Hiện tượng nguyệt thực là...?
A. Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào chóp bóng của Trái
Đất, đối diện với Mặt Trời.
B. Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Trái Đất đi vào chóp bóng của Mặt
Trăng, đối diện với Mặt Trời.
C. Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trời đi vào chóp bóng của Mặt
Trăng, đối diện với Trái Đất.
Câu 2: Đâu là sơ đồ nguyệt thực?

Hình 1 Hình 2
Câu 3: Có bao nhiêu loại nguyệt thực phổ biến?
A. 5
B. 7
C. 3

2. Học sinh
- Chuẩn bị tìm hiểu trước bài mới trước khi lên lớp
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a, Mục tiêu
Đưa ra tình huống có vấn đề cần giải quyết để gây hứng thú cho học sinh
bước vào bài học
b, Nội dung
Quan sát hình ảnh
Tiếp nhận tình huống
Suy nghĩ tư duy về tình huống và chuyển đến bước giải quyết vấn đề
c, Sản phẩm
Quan sát hình ảnh
Tiếp nhận tình huống
Suy nghĩ tư duy về tình huống và chuyển đến bước giải quyết vấn đề
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Giáo viên cho học sinh quan sát hình Quan sát hình ảnh
ảnh: Tiếp nhận tình huống
Suy nghĩ tư duy về tình huống và
chuyển đến bước giải quyết vấn đề
Dựa vào hình ảnh tình huống trên,
đưa câu hỏi có vấn đề cần giải quyết:
“Điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt
thực là gì?”
Để giải quyết tình huống trên chúng
ta sang phần tiếp theo: giải quyết
vấn đề
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (giải quyết vấn đề)
a, Mục tiêu
Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ
lược về hiện tượng nguyệt thực
b, Nội dung
Nhận phiếu học tập số 1
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1
 Nghiên cứu SGK hoặc các tài liệu liên quan đến bài học
 Nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực
 Vẽ sơ đồ nguyệt thực
 Nêu được các loại nguyệt thực
Mỗi nhóm cử 1 đại diện nhóm trình bày sản phẩm học tập trước lớp
Các nhóm còn lại xung phong nhận xét phát biểu bổ sung ý kiến
Tiếp thu, ghi bài vào vở
c, Sản phẩm
Câu trả lời cho nhiệm vụ 1: Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi
vào chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi
Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với
Trái Đất ở giữa, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn.
Câu trả lời cho nhiệm vụ 2:

Câu trả lời cho nhiệm vụ 3:


Có 3 kiểu nguyệt thực:
- Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.
Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam
- Nguyệt thực 1 phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên 1 đường
gần thẳng, lúc này ánh trắng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi 1 phần, có thể
nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che khuất Mặt Trăng.
Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực 1 phần có thể xuất hiện trước và
sau khi nguyệt thực toàn phần.
- Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc
này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đihb
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu Nhận phiếu học tập số 1
học tập số 1 cho học sinh Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và học tập số 1
hoàn thành phiếu học tập số 1  Nghiên cứu SGK hoặc các tài liệu
Quan sát học sinh thảo luận nhóm và liên quan đến bài học
hoàn thành phiếu học tập  Nêu được điều kiện xảy ra hiện
tượng nguyệt thực
 Vẽ sơ đồ nguyệt thực
 Nêu được các loại nguyệt thực

Mời 2 nhóm trình bày sản phẩm học Mỗi nhóm cử 1 đại diện nhóm trình
tập, mời các nhóm còn lại nhận xét bày sản phẩm học tập trước lớp
và bổ sung ý kiến  Các nhóm còn lại xung phong nhận
xét phát biểu bổ sung ý kiến
Nhận xét kết quả thảo luận Tiếp thu, ghi bài vào vở
Giải đáp thắc mắc của học sinh
Tổng kết và chốt lại kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a, Mục tiêu
Củng cố vận dụng kiến thức vừa học 
b, Nội dung
Nhận phiếu học tập số 2 và hoàn thành phiếu học tập số 2
Xung phong trình bày sản phẩm học tập trước lớp, xung phong nhận xét phát
biểu bổ sung ý kiến
Tiếp thu, ghi bài vào vở
c, Sản phẩm
Đáp án:
Câu 1: A
Câu 2: Hình 2
Câu 3: C
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh Nhận phiếu học tập số 2 và hoàn
Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu thành phiếu học tập số 2
học tập số 2
Mời 3 học sinh trình bày sản phẩm Xung phong trình bày sản phẩm học
học tập, mời các học sinh còn lại tập trước lớp
nhận xét và bổ sung ý kiến Các học sinh còn lại xung phong
nhận xét phát biểu bổ sung ý kiến

Nhận xét kết quả thảo luận Tiếp thu, ghi bài vào vở
Giải đáp thắc mắc của học sinh
Tổng kết và chốt lại kiến thức
4. Hoạt động 4: vận dụng
a, Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học và khả năng sáng tạo của học sinh để tạo nên 1 sản
phẩm học tập thú vị
b, Nội dung
Nhận nhiện vụ học tập
Thiết kế hình ảnh động về hiện tượng thiên văn nguyệt thực
Xuất file và nộp bài đúng hạn
c, Sản phẩm
Hình ảnh động về hiện tượng thiên văn nguyệt thực
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Giao nhiệm vụ học tập về nhà cho Nhận nhiện vụ học tập
học sinh Thiết kế hình ảnh động về hiện
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tượng thiên văn nguyệt thực
đã học và các phần mềm công nghệ Xuất file và nộp bài đúng hạn
thông tin, thiết kế hình ảnh động về
hiện tượng thiên văn nguyệt thực
Xuất file và nộp bài qua mail:
buithihuong06092001@gmail.com
Hạn nộp bài vào 23h ngày Chủ nhật

You might also like