You are on page 1of 5

GIÁO ÁN

Giáo viên: Chu Thụy Mỹ Uyên

Lớp: 6 Trường: TH-THCS-THPT Vinschool

Môn học: KHTN Bài học: 3.1 Lực hấp dẫn, trọng Tiết học:
lực và khối lượng 2

STT Mục tiêu học tập (MT) Tiêu chí thành công
MT1 Học sinh phân biệt được chính xác khái Học sinh phân biệt chính xác hai thuật
niệm trọng lực, lực tiếp xúc và khối lượng. ngữ thông qua hoạt động 2:
- Khối lượng là lượng chất chứa
trong một vật. Đơn vị: kilogram
(kg).
- Trọng lực là lực hấp dẫn của một
hành tinh tác dụng lên một vật bất
kì. Đơn vị: newton (N).
- Lực tiếp xúc (hoặc trọng lượng) là
lực do bề mặt nâng đỡ vật thể đặt
trên nó hoặc dây treo vật thể, lực
tiếp xúc bằng với trọng lực khi vật
đặt trên bề mặt ngang. Đơn vị:
newton (N)

MT2 Học sinh phân loại được các phát biểu liên Phân loại đúng các phát biểu liên quan
quan tới trọng lực và khối lượng. đến trọng lực và khối lượng trong hoạt
động 3
Khối lượng là lượng vật chất trong một
vật thể.
Trọng lực được tính bằng newton(N).
Khối lượng của một vật thể bị tác động
bởi cường độ lực hấp dẫn trên một
hành tinh.
Trọng lực không bị tác động bởi lực
hấp dẫn.
Khối lượng là tính chất của một hành
tinh khiến nó có lực hấp dẫn.
Trọng lực của một vật thể giảm đi khi
vật thể đó di chuyển ra xa Trái Đất

Hoạt động MT hướng tới


HOẠT ĐỘNG 2 | PHÂN BIỆT KHÁI NIỆM TRỌNG LỰC VÀ KHỐI
LƯỢNG | 10 PHÚT
2.1 Nội dung hoạt động
2.1.1 Tìm hiểu khái niệm “khối lượng”
- GV đặt câu hỏi: “Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết có phải lực
hút của trái đất lên con ngời chúng ta và ngọn núi có giống nhau
không? (Không, vì lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật)
- GV dẫn dắt: Ta đã biết lực hấp dẫn liên quan đến khối lượng các vật,
như vậy ta cần hiểu khối lượng được định nghĩa như thế nào?
- GV đặt câu hỏi: “Khi đi khám sức khỏe, bác sĩ thường đo cân nặng
của em, giả sử bác sĩ nói em nặng 50 kg. Em hãy cho biết con số đó
cho biết điều gì?”
- GV chốt: Như vậy, khi một bạn trông gầy và một bạn trông đầy đặn
nếu có cùng số cân nặng là 50 kg thì lượng vật chất trong cơ thể của 2
bạn này là như nhau, chỉ khác nhau về phân bố.
2.1.2 Tìm hiểu khái niệm “trọng lực” và “lực tiếp xúc”
- GV đặt câu hỏi: Ta xét lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một vật
trên mặt đất. Hãy cho biết lực hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào không thay đổi? (vẽ hình ra)
- Trong trường hợp đặc biệt này, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên
một vật còn được gọi là trọng lực của Trái Đất.
- GV đặt câu hỏi: Vậy, trọng lực trên Trái Đất có khác với trọng lực ở
trên Mặt Trăng không?
- Gv chốt: “Như vậy, khi cô nói đến lượng chất của một vật, cô ám chỉ
khối lượng hay trọng lượng của vật? (Khối lượng).
- HS phân biệt hai khái niệm bằng cách giơ tay, cho ví dụ

2.2 Kiến thức trọng tâm


Khối lượng là lượng chất chứa trong vật, khối lượng là một hằng số, đơn vị:
kilogram (Kg).
Trọng lực là lực hấp dẫn do một hành tinh tác dụng lên một vật. Đơn vị:
newton (N).
HOẠT ĐỘNG 3 | PHÂN BIỆT TRỌNG LỰC VÀ KHỐI LƯỢNG | 5
PHÚT
- GV đặt các câu hỏi điền khuyết cho cả lớp, HS làm việc cá nhân, nếu
chọn câu trả lời là khối lượng thì di chuyển sang bên phải của GV,
trọng lực thì bên trái GV.
Câu hỏi:
Khối lượng là lượng vật chất trong một vật thể.
Trọng lực được tính bằng newton(N).
Khối lượng của một vật thể bị tác động bởi cường độ lực hấp dẫn
trên một hành tinh.
Trọng lực không bị tác động bởi lực hấp dẫn.
Khối lượng là tính chất của một hành tinh khiến nó có lực hấp
dẫn.
Trọng lực của một vật thể giảm đi khi vật thể đó di chuyển ra xa
Trái Đất.

- Các HS trả lời đúng 2 câu trở xuống vào nhóm 1 (được 1 điểm), 4 câu
trở xuống sẽ vào nhóm 2 (cộng 2 điểm), còn lại thuộc nhóm 3 (cộng 3
điểm).
- HS tiến hành di chuyển bàn ghế để ngồi thành nhóm tương ứng.
HOẠT ĐỘNG 4 | TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LỰC TIẾP XÚC | 10
PHÚT
4.1 Nội dung hoạt động
- HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo GV đã phân công
trên Slide trong thời gian 3 phút. Điểm đánh giá được thể hiện qua các
tiêu chí:

Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Thang âm lượng (2
điểm)

Trả lời chính xác


câu hỏi 1 (2 điểm),
đúng nhưng chưa
đủ ý (1 điểm)
Trả lời đúng câu 2
(3 điểm), đúng
nhưng chưa đủ (2
điểm)
Góp ý cho các
nhóm khác (mỗi lần
đúng 1 điểm)
- Sau khi thảo luận, GV mời một bạn bất kì trong nhóm trình bày
+ Câu 1: Tìm hiểu SGK và cho biết khái niệm lực tiếp xúc, đơn vị của
nó? Lực tiếp xúc có phải là một hằng số hay không? Cho ví dụ
+ Câu 2 :
Nhóm 1:
Nhóm 2:

Nhóm 3:

4.2 Kiến thức trọng tâm


Lực tiếp xúc (hoặc trọng lượng) là lực do bề mặt nâng đỡ vật thể đặt trên nó
hoặc dây treo vật thể, lực tiếp xúc bằng với trọng lực khi vật đặt trên bề mặt
ngang. Đơn vị: newton (N)

Ghi chú:

You might also like