You are on page 1of 2

Họ và tên SV:…Trần Cơ Nghĩa………

MSSV :………19145428……………….

Lưu ý: - Sinh viên trả lời trực tiếp vào phiếu câu hỏi.
- Save as dưới dạng PDF và rename: MSSV-TÊN SV để nộp lại.

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỨC BỀN VẬT LIỆU.

Câu 1: Phân biệt các định nghĩa: Tải trọng, Ngoại lực, Phản lực liên kết. Nêu một số ví dụ
minh họa cho các định nghĩa trên. (3đ)
- Ngoại lực là những lực của môi trường bên ngoài hoặc của những vật thể khác
tác dụng lên vật thể đang xét. Ngoại lực bao gồm: tải trọng và phản lực. Ví dụ:
trọng lực P, các tải trọng, phản lực liên kết, lực tập trung, lực phân bố,…
- Tải trọng là ngoại lực, là những lực chủ động, biết trước. Ví dụ: trọng lực P, lực
tác dụng F, lực tập trung, lực phân bố,…
- Phản lực là ngoại lực, là những lực thụ động, phát sinh ở vị trí liên kết vật thể
đang xét với vật thể xung quanh do có tác dụng của trọng lực. Ví dụ: phản lực
tại gối tựa di động gồm phản lực thẳng đứng vuông góc trục thanh, phản lực cố
định gồm phản lực thẳng đứng vuông góc trục thanh và phản lực nằm dọc trục
thanh,..
Câu 2: Có bao nhiêu hệ lực cân bằng đối với một vật khảo sát; ứng với từng hệ lực cân bằng
đó có bao nhiêu phương trình cân bằng tĩnh học? Liệt kê. (3đ)
- Có 3 hệ lực cân bằng đối với một vật khảo sát; ứng với từng hệ cân bằng đó có
3 phương trình cân bằng tĩnh học.
∑X=0 ; ∑Y=0; ∑M=0.
- Bài toán không gian có sáu phương trình cân bằng.
∑X=0 ; ∑Y=0; ∑Z=0; ∑Mx=0; ∑My=0; ∑Mz=0.
Câu 3: Nêu định nghĩa: chuyển vị, biến dạng, nội lực, ứng suất. Có bao nhiêu loại chuyển vị,
biến dạng? (3đ)
- Chuyển vị là sự thay đổi vị trí của một điểm dưới tác dụng của tải trọng lên vật
khảo sát.
- Nội lực là lượng thay đổi những lực tương tác giữa các phân tử vật chất của vật
thể.
- Ứng suất là cường độ lực tác dụng trên một đơn vị diện tích.
- Biến dạng là sự thay đổi các yêu tố hình học của vật thể như điểm, đoạn thẳng,
góc, hợp giữa các phương, thể tích,… do chịu tác động của các lực bên ngoài.
- Có 2 loại chuyển vị: chuyển vị tịnh tiến, chuyển vị quay.
- Có 2 loại biến dạng: biến dạng đàn hồi, biến đạng dư.
Câu 4: Nêu nguyên lý cộng tác dụng. (1đ).
- Một đại lượng do nhiều nguyên nhân gây ra sẽ bằng tổng đại lượng đó do từng
nguyên nhân gây ra riêng lẽ.

You might also like