You are on page 1of 3

ĐỘNG LƯỢNG, ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐÔNG LƯỢNG

1. Hệ vật, nội lực và ngoại lực


1. Đối tượng xét chuyển động trong nhiều trường hợp không phải là một vật mà là một hệ vật bao gồm từ hai hay
nhiều vật tác dụng lẫn nhau. Khi đã xác định được hệ vật thì lực mà các vật trong hệ tác dụng lên nhau gọi là nội
lực còn lực mà các vật ở ngoài hệ tác dụng lên các vật trong hệ gọi là ngoại lực.
2. Hệ được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc các ngoại lực này cân bằng nhau.
3. Hệ được gọi là kín khi không có vật chất đi vào hoặc đi ra khỏi hệ
Khi nghiên cứu các hệ cô lập và kín người ta đã phát hiện ra rằng có những đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng
thái của hệ được bảo toàn nghĩa là chúng có trị số không đổi theo thời gian.
Các định luật bảo toàn có vai trò rất quan trọng vì chúng có lĩnh vực áp dụng rất rộng rãi. Ngoài ra còn cho một
phương pháp nghiên cứu mới gọi là phương pháp các định luật bảo toàn.
2. Động lượng, định luật bào toàn động lượng.
2. 1. Động lượng của một vật
⃗p=m⃗v
∑⃗
2. 2. Định lý biến thiên động lượng: Δ ⃗p = F . Δt
Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian Δt bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên
vật trong khoảng thời gian đó.
d ⃗p
∑ F⃗ = dt
2. 3. Định luật II Niutơn dạng tổng quát:
2. 4. Định luật bảo toàn động lượng
⃗p1 + ⃗p 2 +.. .+ ⃗pn = ⃗p'1 + ⃗p'2 +.. . .+ ⃗p 'n
Tổng véctơ của hệ cô lập và kín là một đại lượng bảo toàn

Va chạm
Va chạm giữa hai vật là hiện tượng hai vật tương tác với nhau trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng
động lượng của ít nhất một trong hai vật biến thiên đáng kể. Kết quả tương tác có thể là những hiện tượng rất
khác nhau: hai vật tương tác có thể dính lại làm một, có thể những hạt mới xuất hiện, có thể thay đổi hướng và độ
lớn vận tốc của các vật….
b. Va chạm trực diện
Va chạm được gọi là trực diện nếu trước và sau khi va chạm hai vật luôn chuyển động trên một đường
thẳng trùng với pháp tuyến của hai mặt tiếp xúc khi va chạm. Nếu hai vật là 2 quả cầu thì va chạm trực diện còn
gọi là va chạm xuyên tâm.
c. Va chạm đàn hồi
Va chạm đàn hồi là va chạm mà sau va chạm các vật không bị biến dạng và chuyển động độc lập đối với
nhau. Va chạm đàn hồi tuân theo các định luật bảo toàn động lượng và động năng, nếu chọn chiều dương là chiều
chuyển động của của vật:
Giải hệ phương trình ta được: (4.1)

trong trường hợp hai quả cầu có khối lượng bằng nhau thì : , ta nói: hai quả cầu trao đổi vận tốc cho
nhau.
d. Va chạm không đàn hồi
Va chạm không đàn hồi là va chạm trong đó động năng của hệ không được bảo toàn. Phần động năng mất
đi chủ yếu là nhiệt năng.
e. Va chạm mềm (va chạm hoàn toàn không đàn hồi)
- Là va chạm xảy ra khi hai vật dính và nhau và chuyển động cùng vận tốc sau va chạm
Xét hệ gồm vật khối lượng m 1 chuyển động với tốc độ đến va chạm với vật đang đứng yên, sau va chạm
hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc V
- Hệ hai vật ngay sau khi va cham là hệ kín, theo định luật bảo toàn động lượng:

Sau va chạm hai quả cầu dính vào nhau và chuyển động cùng một vận tốc. Khi đó trở thành:

(4.2)
Sau va chạm mềm động năng của hệ giảm đi. Phần động năng giảm đi chuyển thành năng lượng biến
dạng và nhiệt năng.
Để đặc trưng cho các kiểu va chạm trực diện nêu trên, người ta đưa ra hệ số phục hồi e với:

Nếu e = 1: va chạm đàn hồi.


e = 0: va chạm mềm.
0< e <1: va chạm không đàn hồi.
f. Va chạm không trực diện (va chạm xiên)
Giả sử vật 1 đến va chạm vào vật 2 đang đứng yên. Sau va chạm
hai vật chuyển động theo hai phương khác nhau và khác với phương ban
đầu. Đối với va chạm không trực diện, định luật bảo toàn động lượng có
thể viết thành hai phương trình đại số:

Nếu va chạm là đàn hồi thì động năng cũng được bảo toàn

Hình I.6
II. Các định lý về động lượng, mômen động lượng.
.1. Động lượng và các định lý về động lượng.
Giả sử một chất điểm khối lượng m chịu tác dụng của một lực (hay nhiều lực). Theo định luật II
Newton, ta có:
(2.4)
Đặt ⃗p=m⃗v : gọi là véc tơ động lượng
Động lượng là đại lượng véc tơ được xác định bằng tích số giữa khối lượng và véc tơ vận tốc: ⃗p=m⃗v
(2.5)
d⃗
P ⃗
Thay (2.5) vào (2.4) ta có = F (2.6)
dt
*Định lý 1: Đạo hàm động lượng của một chất điểm đối với thời gian có giá trị bằng lực (hay tổng hợp các lực)
tác dụng lên chất điểm đó.
Từ (2.6) ta có thể viết:d⃗
P =⃗
F . dt
*Định lý 2: Độ biến thiên động lượng của một chất điểm trong một khoảng thời gian nào đó có giá trị
bằng xung lượng của lực tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian đó.
Nếu thì (2.8)
Độ biến thiên động lượng của chất điểm trong đơn vị thời gian có giá trị bằng lực tác dụng lên chất điểm
đó.
*ý nghĩa của động lượng và xung lượng của lực.
- Ý nghĩa của động lượng: Khi khảo sát về mặt động lực học chất điểm ta không thể chỉ xét vận tốc mà
phải đề cập đến khối lượng. Nghĩa là vận tốc không đặc trưng cho chuyển động về phương diện động lực học. Do
đó mà động lượng mới đặc trưng cho chuyển động về phương diện động lực học. Khi hai vật va chạm đàn hồi với
nhau thì kết quả va chạm được thể hiện bằng động lượng của các vật. Vậy động lượng đặc trưng cho khả năng
truyền chuyển động.
- Ý nghĩa của xung lượng: Về mặt động lực học thì kết quả tác dụng của lực không những phụ thuộc
cường độ lực tác dụng mà còn phụ thuộc thời gian tác dụng của lực. Nếu cùng một lực tác dụng nhưng thời gian
tác dụng khác nhau thì kết quả tác dụng sẽ khác nhau.

You might also like