You are on page 1of 110

Chương 4: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON.

MỘT SỐ LỰC TRONG THỰC TIỄN


Chủ đề 10. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG
I. Tóm tắt lý thuyết
Khái niệm lực:
- Lực là sự kéo hoặc đầy.
- Lực có các tác dụng: Làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi vận tốc của vật.
- Lực luôn do một vật tạo ra và tá dụng lên vạt khác. Có hai loại lực: Lực tiếp xúc và lực không
tiếp xúc.
Định luật I Newton
- Định luật I Newton: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang
chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Ý nghĩa của định luật I Newton:
+ Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi
chuyển động của vật
+ Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của mình. Tính chất này gọi là quán
tính
 Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toán vận tốc cả về hướng và độ lớn.
 Định luật 1 Newton được gọi là định luật quán tính.
 Ứng dụng của quán tính trong đời sống: Giải thích một số hiện tượng trong đời sống:
 Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn
 Ngồi trên xe khi phanh gấp thì người lại hướng về phía trước,...
Định luật II Newton
* Định luật II Newton: Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia
tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

F
a⃗ =
m
 Về mặt Toán học, định luật 2 Newton có thể viết là: ⃗ F =m ⃗a  1N = 1kg.1m/s2.
 Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì ⃗ F là hợp lực của các lực đó:

F =⃗
F 1+ ⃗
F 2 +…+ ⃗
F n* Ý nghĩa của định luật II Newton:
+ Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật:
 Nếu có nhiều vật khác nhau lần lượt chịu tác dụng của cùng một lực không đổi, thì vật nào
có khối lượng lớn hơn hơn sẽ có gia tốc nhỏ hơn
 Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc, tức càng có mức quán tính lớn
hơn.
+ Hai lực bằng nhau: khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt 2 vectơ gia tốc
bằng nhau (giống nhau về hướng và bằng nhau về độ lớn).
+ Hai lực không bằng nhau: khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai
vectơ gia tốc khác nhau (về hướng hoặc độ lớn).
* Thí nghiệm minh họa định luật 2 Newton
+ 1: tấm chắn sáng + 2: máng trượt đệm khí + 3: cổng quang điện 1
+ 4: cổng quang điện 2 + 5: ròng rọc + 6: các quả nặng
+ 7: đồng hồ đo thời gian hiện số + 8: cân điện tử + 9: bơm khí

- Các bước tiến hành thí nghiệm


+ Bước 1: Bố trí TN như hình vẽ. Cho lực kéo F có độ lớn tăng dần 1 N, 2 N và 3 N (bằng
cách móc thêm các quả nặng vào đầu dây vắt qua ròng rọc).
+ Bước 2: Thả nhẹ cho xe bắt đầu chuyển động. Ghi lại độ lớn lực kéo F và tổng khối lượng
của hệ (gồm xe trượt và các quả nặng), ứng với mỗi lần thí nghiệm.
+ Bước 3: Đo thời gian chuyển động t của xe, từ khi đồng hồ bắt đầu đếm từ lúc tâ,s chắn sáng
đi qua cổng quang điện 1 và kết thúc đếm khi tấm chắn vượt quan cổng quang điện 2.
+ Bước 4: Gia tốc a được theo công thức d = v 0t + ½.at2 (đặt xe trượt có gắn tấm chắn sáng sao
cho tấm chắn này sát với cổng quang điện 1 để v 0 = 0; d = 0,5 m là khoảng cách giữa hai cổng
quang điện trong thí nghiệm). Đo thời gian t ứng với mỗi lần thí nghiệm, ta tính được:
2d
a= 2
t
- Chú ý: Khi thực hiện phương án này, cần để đồng hồ bắt đầu
đếm thời gian khi xe có vận tốc ban đầu bằng 0, cần đặt tấm chắn
sáng sát cổng quang điện 1.
 Từ kết quả thí nghiệm, ta thấy đồ thị F-a có dạng đường thẳng
qua gốc tọa độ.
Định luật III Newton:
- Định luật III Newton: Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác
dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ
lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Trọng mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực đồng thời vật B cũng tác dụng trở
lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối

F AB=−⃗
F BA
- Ý nghĩa của định luật III Newton: Một trong hai lực
trong định luật III Newton được coi là lực tác dụng, lực kia
gọi là phản lực. Cặp lực này:
+ Có cùng bản chất.
+ Là hai lực trực đối (Tác dụng theo một đường thẳng,
cùng độ lớn nhưng ngược chiều)
+ Luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện và biến mất cùng lúc)
+ Tác dụng vào hai vật khác nhau nên không thể triệt tiêu lẫn nhau (không cân bằng)
 Lưu ý: Phân biệt hai lực trực đối và hai lực cân bằng
+ Giống: Tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
+ Khác: Hai lực trực đối có thể đặt lên cùng một vật hoặc hai vật khác nhau còn hai lực cân
bằng phải cùng đặt vào một vật  Hai lực cân bằng là trường hợp riêng của hai lực trực đối.
II. Bài tập ôn luyện lí thuyết
Câu 1: Điền khuyết các từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Một vật nếu không chịu tác dụng của ............... nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng
thái ............... hoặc ............... mãi mãi.
b. Lực không phải là nguyên nhân gây ra ..............., mà là nguyên nhân làm ............... chuyển
động của vật.
c. Gia tốc của vật có ............... với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc ............... với độ
lớn của lực và tỉ lệ nghịch với ............... của vật.
d. Hai lực bằng nhau: khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt 2 vectơ gia tốc
............... (............... về hướng và bằng nhau về ...............).
e. Hai lực không bằng nhau: khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt
hai .............. khác nhau (về hướng hoặc độ lớn).
f. Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực
này có .............. lên hai vật .............., có cùng giá, cùng độ lớn nhưng .............. chiều.
g. Vật luôn có xu hướng bảo toàn …………….. chuyển động của mình. Tính chất này gọi là
…………………
h. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho ………………….. của vật
i. Nếu có nhiều vật khác nhau lần lượt chịu tác dụng của cùng một lực không đổi, thì vật nào
có khối lượng lớn hơn hơn sẽ có gia tốc ……………
j. Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi ………………., tức càng có mức quán
tính lớn hơn.
Lời giải:
a. lực; đứng yên; chuyển động thẳng đều b. chuyển động; thay đổi
c. cùng hướng; tỉ lệ thuận; khối lượng. d. bằng nhau; giống nhau; độ lớn
e. vectơ gia tốc f. điểm đặt; khác nhau; ngược
g. vận tốc; quán tính h. mức quán tính
i. nhỏ hơn j. vận tốc
Câu 2: Nối cột A và B tương ứng:
CỘT A CỘT B
khi các lực tác dụng vào vật cân
Một xe khách tăng tốc đột ngột
bằng nhau

cùng phương, cùng chiều với vectơ


Khối lượng được định nghĩa gia tốc mà nó gây ra cho vật
Một vật sẽ đứng yên hay là đại lượng đặc trưng cho mức
chuyển động thẳng đều quán tính của vật

Lực được biểu diễn bằng một thì các hành khách ngồi trên xe
vectơ ngả người về phía sau

Lời giải:
Câu 2: 1 - d; 2 - c; 3 - a; 4 – b.
Câu 3: Nối các dụng cụ có kí hiệu số bên dưới tương ứng với tên của nó.

+ a: cổng quang điện 2 + b: tấm chắn sáng + c: đồng hồ đo thời gian hiện số
+ d: ròng rọc + e: máng trượt đệm khí + f: cân điện tử
+ g: các quả nặng + h: cổng quang điện 1 + i: bơm khí
Lời giải:
+a–4 +b–1 +c–7 +d–5 +e–2
+f–8 +g–6 +h–3 +i–9
Câu 4: Hãy sắp xếp lại đúng thứ tự các bước làm thí nghiệm:
a. Đo thời gian chuyển động t của xe, từ khi đồng hồ bắt đầu đếm từ lúc tâ,s chắn sáng đi qua
cổng quang điện 1 và kết thúc đếm khi tấm chắn vượt quan cổng quang điện 2.
b. Thả nhẹ cho xe bắt đầu chuyển động. Ghi lại độ lớn lực kéo F và tổng khối lượng của hệ
(gồm xe trượt và các quả nặng), ứng với mỗi lần thí nghiệm.
2d
c. Đo thời gian t ứng với mỗi lần thí nghiệm, ta tính được: a= 2
t
d. Bố trí TN. Cho lực kéo F có độ lớn tăng dần 1 N, 2 N và 3 N (bằng cách móc thêm các quả
nặng vào đầu dây vắt qua ròng rọc).
Lời giải:
d – b – a – c.

III. Bài tập phân dạng


DẠNG 1: ĐỊNH LUẬT I NEWTON
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Hãy nêu tên một số lực mà em đã biết hoặc đã học trong môn Khoa học tự nhiên.
 Lời giải:
Một số lực mà em đã học là: lực đẩy, lực kéo, lực ma sát, lực đàn hồi, lực hút,...
Bài 2: Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn. Ta phải đẩy nó thì nó mới dịch chuyển và
khi ngừng đẩy thì nó dừng lại. Nếu em đặt mình vào thời của nhà khoa học Hy Lạp Aristotle
(384-322 TCN), khi mà mọi người còn chưa biết đến ma sát, thì em sẽ trả lời câu hỏi nêu ra
như thế nào?
 Lời giải:
Khi mọi người chưa biết đến ma sát, thì em sẽ trả lời là có một loại lực nào đó đã giữ chân
quyển sách lại.
Bài 3: Ta đã biết rằng nếu một vật bị biến đổi chuyển động
(có gia tốc) thì phải có lực tác dụng lên nó. Điều này khá dễ
hình dung khi ta tác dụng lực lên xe đẩy thì xe tăng tốc. Khi
ngừng đẩy, xe sẽ chuyển động như thế nào?
 Lời giải:
Khi ngừng đẩy xe vẫn tiếp tục chuyển động thêm một đoạn rồi
mới dừng lại.
Bài 4: Một vật đang chuyển động có cần lực để giữ cho nó
tiếp tục chuyển động không?
 Lời giải:
Một vật đang chuyển động không cần lực để giữ cho nó tiếp tục chuyển động.
Bài 5: Quan sát Hình 10.4, dự đoán về chuyển động của vật sau khi được đẩy đi trên các bề
mặt khác nhau:
a. mặt bàn b. mặt băng c. mặt đệm không khí.

 Lời giải:
Từ Hình 10.4, ta thấy rằng chuyển động của các vật tăng dần từ mặt bàn đến mặt băng và mặt
đệm không khí.
Bài 6: Đưa ra nhận định và giải thích về sự tồn tại của vật tự do trên thực tế.
 Lời giải:
Nhận định: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng
thái đứng yên, hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.
Bài 7: Aristotle nhận định rằng “Lực là nguyên nhân của chuyển động”. Nhận định này đã tồn
tại hàng ngàn năm trước thời đại của Newton. Hãy nêu một số ví dụ minh họa để phản bác
nhận định này.
 Lời giải:
+ Một cái tủ đang đứng yên, dùng tay đẩy tủ, cái tủ vẫn đứng yên
+ Một chiếc xe đang chuyển động, dùng tay hãm sự chuyển động đó, chiếc xe giảm tốc độ
xuống nhưng một lúc sau mới dừng hẳn.
 Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động mà là nguyên nhân làm thay đổi chuyển
động
Bài 8: Quan sát các vật trong Hình 14.2.

a. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên.


b. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình
 Lời giải:
a. Quả cầu chịu tác dụng của hai lực, đó là trọng lực P và lực căng T, hai lực
này có phương thẳng đứng, chiều đối nhau và độ lớn bằng nhau, nên quả cầu
có hợp lực bằng 0, vì vậy quả cầu đứng yên
b. Do ván trượt chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, nên khi ván trượt
chuyển động thì sẽ là chuyển động thẳng đều, vì vậy ván có thể giữ nguyên vận
tốc của mình.
Bài 9: Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật
Chuẩn bị: Một tấm ván dài khoảng 1 m làm mặt phẳng nghiêng,
xe lăn, vật nhỏ đặt trên xe lăn, vật chắn (có thể dùng quyển sách
dày) (Hình 14.3).
Tiến hành:
- Đặt các vật nhỏ lên xe lăn. Giữ các vật và xe đứng yên trên đỉnh
mặt phẳng nghiêng.
- Thả cho xe trượt xuống dốc, dọc theo mặt phẳng nghiêng.
- Quan sát hiện tượng xảy ra đối với xe và các vật trên xe.
a. Giải thích tại sao khi xe trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì vật nhỏ bị văng về phía
trước.
b. Làm thế nào để giữ cho vật trên xe không bị văng đi?
 Lời giải:
a. Khi xe đang trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì theo quán tính xe vẫn di chuyển về
phía trước thêm một đoạn nữa, do vậy khi bị cản lại thì xe vẫn bị văng về phía trước
b. Dùng sợi dây một đầu nối vào xe một đầu còn lại nối vào một vật.
Bài 10: Hãy giải thích vì sao khi xe phanh gấp thì người ngồi trên ô tô bị nghiêng về phía trước
và nêu ý nghĩa của việc đeo dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
 Lời giải:
Khi người đang ngồi trên xe và xe đang chuyển động về phía trước thì người có xu hướng đang
chuyển động về phía trước cùng xe. Nếu phanh gấp, xe dừng lại nhưng người không kịp dừng
lại theo xe. Do đó, theo quán tính người trên xe bị xô về phía trước.
Bài 11: Một quả bóng được đặt trong một
toa tàu ban đầu đứng yên, giả sử lực ma sát
giữa quả bóng và sàn tàu không đáng kể.
Tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều.
Hãy nhận xét về chuyển động của quả bóng
đối với bạn học sinh đứng ở sân ga (Hình
10.7). Giải thích tính chất của chuyển động
này.
 Lời giải:
Khi toa tàu bắt đầu chuyển động ra xa bạn
học sinh thì quả bóng có xu hướng lại gần
bạn học sinh.
Giải thích: Vật luôn có xu hướng bảo toàn
vận tốc chuyển động của mình. Tính chất
này được gọi là quán tính của vật nên khi
toa tàu đi về phía trước thì quả bóng sẽ đi
về phía ngược lại.
Bài 12: Khi đang chạy nếu vấp ngã, người chạy sẽ có xu hướng ngã về phía trước. Còn khi
đang bước đi nếu trượt chân, người đi sẽ có xu hướng ngã về phía sau. Vận dụng các kiến thức
đã học, hãy giải thích hiện tượng trên.
 Lời giải:
- Khi đang chạy nếu vấp ngã, thân ta chuyển động với chân. Khi bị một lực cản đột ngột, phần
chân dừng lại nhưng phần thân ta do có quán tính, nên tiếp tuch duy trì trạng thái ban đầu. Nên
khi vấp ngã người ta ngã về phía trước.
- Khi trượt chân ngã, do có quán tính mà người không thể chuyển đổi vận tốc đột ngột như vậy
mà vẫn muốn duy trì vận tốc ban đầu. Nên khi trượt chân người ta sẽ bị ngã về phía sau.
Bài 13: Mô tả và giải thích điều gì xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình
huống sau:
a. Xe đột ngột tăng tốc. b. Xe phanh gấp c. Xe rẽ nhanh sang trái
 Lời giải:
a. Đối với một hành khách đang ngồi trong ô tô, khi xe đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ ngã
người về phía sau.
b. Khi xe phanh gấp thì hành khách sẽ ngã người về phía trước
c. Khi xe rẽ nhanh sang trái thì người sẽ nghiêng về phía bên phải
Bài 14: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn
đã tác dụng một lực nên nó.
 Lời giải:
Vật có khối lượng để trên mặt bàn, chắc chắn rằng vật có trọng lượng, và trọng lượng luôn
hướng xuống dưới, vật vẫn nằm yên nên hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0, suy ra vật phải
chịu thêm một lực khác ngược chiều với trọng lực, và đó chính là phản lực từ bàn tác dụng lên
vật.
Bài 15: Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây
an toàn. Giải thích điều này.
 Lời giải:
Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn,
vì khi các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh về phía trước, theo quán tính thì người ngồi
trên các phương tiện sẽ lao người về phía sau. Khi các phương tiện gặp vấn đề, sẽ phanh gấp,
lúc này theo quán tính, cơ thể sẽ lao về phía trước, nhờ có dây an toàn mà cơ thể vẫn giữ lại
được cơ thể chúng ta, tránh trường hợp bị ngã, nguy hiểm đến con người.
Bài 16: Để tra đầu búa vào cán, nên chọn cách nào dưới đây? Giải thích tại sao.
a. Đập mạnh cán búa xuống đất như Hình 14.4a.
b. Đập mạnh đầu búa xuống đất như Hình 14.4b.
 Lời giải:
Để tra đầu búa vào cán, ta nên chọn cách đập cán búa
xuống đất như Hình 14.4a
Vì khi bị gõ mạnh xuống đất, cán búa bị giữ lại còn đầu
búa vẫn chuyển động theo quán tính và ngập sâu vào cán.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chọn câu đúng. Khi một xe buýt đang chạy thì bất
ngờ hãm phanh đột ngột, thì các hành khách
A. ngả người về phía sau. B. ngả người sang bên cạnh.
C. dừng lại ngay. D. chúi người về phía trước.
Câu 2: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó
mất đi thì
A. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
B. Vật dừng lại ngay. C. Vật đổi hướng chuyển động.
D. Vật chuyển động chậm dần rồi mói dừng lại.
Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ ngã rẽ sang phải. Theo quán
tính hành khách sẽ:
A. Nghiêng sang phải. B. Nghiêng sang trái.
C. Ngã về phía sau. D. Chúi về phía trước.
Câu 4: Một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật dừng lại ngay. B. Vật đổi hướng chuyển động.
C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc ban đầu.
Câu 5: Định luật I Newton cho ta nhận biết
A. Sự cân bằng của mọi vật. B. Quán tính của mọi vật.
C. Trọng lượng của vật. D. Sự triệt tiêu lẫn nhau của các lực trực đối.
Câu 6: Định luật I Niutơn cho biết:
A. Nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật.
B. Mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật.
C. Nguyên nhân của chuyển động.
D. Dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào.
Câu 7: Định luật I Niutơn xác nhận rằng:
A. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại.
B. Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của
bất kì vật nào khác.
C. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
D. Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động
được.
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật I Niuton?
A. Định luật I Niuton là đinh luật cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng
của vật.
B. Nội dung của định luật I Niuton là: Một vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu
không chịu một lực nào tác dụng, hoặc nếu các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
C. Định luật I Niuton còn gọi là định luật quán tính.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Vật RTD. B. Vật rơi trong không khí.
C. Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên mặt sàn nằm ngang.
D. Xe ôtô đang chạy khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng lại.
Câu 10: Theo định luật I Niu-tơn thì
A. với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.
B. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
C. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu
tác dụng của bất kì lực nào khác
D. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
Câu 11: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 12: Khi thắng (hãm), xe không thể dừng ngay mà còn tiếp tục chuyển động thêm 1 đoạn
đường là do:
A. Quán tính của xe. B. Ma sát không đủ lớn.
C. Lực hãm không đủ lớn. D. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 13: Một vật đang chuyển động với vận tốc không đổi. Tổng hợp lực F tác dụng vào vật
được xác định bởi:
A. F = v2 /2m B. F = mv C. F = mg D. F = 0
Câu 14: Chọn phát biểu sai về quán tính.
A. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng chống lại sự thay đổi vận tốc.
B. Nếu không chịu tác dụng của lực nào thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
C. Nếu chịu tác dụng của hệ lực không cân bằng thì gia tốc của vật không thay đổi
D. Nếu chịu tác dụng của hệ lực cân bằng thì vận tốc của vật không thay đổi.
Câu 15: Xe ôtô rẽ quặt sang phải, người ngồi trong xe bị xô về phía
A. Trước. B. Sau. C. Trái. D. Phải.
Câu 16: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng
tác dụng thì
A. Vật lập tức dừng lại B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại
C. Vật chuyển động chậm dần trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều
D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều
Câu 17: Chọn câu đúng
A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được.
B. Một vật bất kỳ chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 18: Quan sát quả bóng đang chuyển động trên sàn của toa tàu đang chuyển động. Hiện
tượng nào chứng tỏ tàu đang chuyển động đều với vận tốc không đổi:
A. quả bóng lăn về phía trước cùng với chuyển đọng của tàu
B. quả bóng nằm yên trên sàn tàu.
C. quả bóng lăn về phía bên phải của sàn tàu
D. quả bóng lăn về phía bên trái của sàn tàu
Câu 19: Một vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Nếu bỗng nhiên tất cả các lực tác dụng
lên nó mất đi thì:
A. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. B. vật dừng lại ngay.
C. vật chuyển động ngược lại với vận tốc 10m/s.
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 10m/s.
Câu 20: Đặt một cốc nước đầy lên trên tờ giấy học sinh. Tác dụng một lực rất nhanh theo
phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với tờ giấy và cốc nước:
A. tờ giấy rời khỏi cốc nước mà cốc nước vẫn không đổ
B. tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo
D. tờ giấy bị đứt tại vị trí đặt cốc nước
C. tờ giấy chuyển động theo một hướng còn cốc nước chuyển động theo một hướng
Câu 21: (Các) trường hợp trong đó vật chuyển động chịu tác dụng của các lực cân
bằng gồm:
A. (Thẳng đều) B. (tròn đều.)
C. (Thẳng đều) + (tròn đều.) D. Không có trường hợp nào
Câu 22: Định luật I Niuton cho ta biết:
A. trọng lượng của vật B. sự hiện diện các lực trong tự nhiên
C. quán tính của mọi vật D. sự liên hệ giữa gia tốc và khối lượng
Câu 23: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?
A. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
B. Vật chuyển động theo đường tròn.
C. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
D. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
Câu 24: Vật tự do là:
A. Vật hoàn toàn không chịu tác dụng của 1 lực nào từ bên ngoài.
B. Vật chuyển động dưới tác dụng duy nhất của trọng lực.
C. Vật đang ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều trong hệ quy chiếu quán tính
D. Vật ở rất xa các vật khác.

DẠNG 2: ĐỊNH LUẬT II NEWTON.


Phương pháp giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

− Áp dụng công thức định luật II Newton


Chiếu lên chiều dương
− Sử dụng các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Công thức vận tốc: v = v0 + at

+ Quãng đường
+ Công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2.a.S
Trong đó: a > 0 nếu chuyển động nhanh dần đều
a < 0 nếu chuyển động chậm dần đều
A. Bài tập tự luận
Bài 1: Trên đường đi du lịch hè, xe ô tô chở gia đình bạn
Tuấn bất chợt gặp sự cố về máy và không thể tiếp tục di
chuyển. Bố của Tuấn đã nhờ xe cứu hộ đến và kéo xe ô tô
về nơi sửa chữa (Hình 10.1). Tác động nào giúp chiếc xe
của gia đình Tuấn có thể chuyển động được từ khi đứng
yên?
 Lời giải:
Chiếc xe của gia đình Tuấn có thể chuyển động được từ khi đứng yên là nhờ một lực đẩy và lực
kéo của xe cứu hộ.
Bài 2: Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác
dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng (Hình
15.1). Khối lượng của vật là:
A. 1,0 kg B. 2,0 kg
C. 0,5 kg D. 1,5 kg
 Lời giải:
Từ đồ thị ta thấy:
Khi F = 0,5 N thì a = 1,0 m/s2 suy ra khối lượng của vật
là: m = F/a = 0,5 (kg)  Chọn C
Bài 3: Vận dụng mối liên hệ ở phương trình (1) để giải thích các hiện tượng sau:
a. Xe đua thường có khối lượng nhỏ.
b. Người chơi quần vợt muốn bóng chuyển động thật nhanh để ghi điểm thì đánh càng mạnh.
c. Hãy giải thích lí do tốc độ giới hạn quy định cho xe tải thường nhỏ hơn của xe con.
 Lời giải:
a. Do gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng nên xe đua có khối lượng càng nhỏ thì gia tốc sẽ càng
lớn giúp dễ dàng thay đổi tốc độ hơn  xe chuyển động nhanh hơn.
b. Do lực tác dụng và gia tốc tỉ lệ thuận với nhau nên muốn tăng gia tốc thì phải tăng lực tác
dụng  Muốn bóng chuyển động nhanh thì đánh càng mạnh.
c. Gọi khối lượng của xe tải là m1; khối lượng của xe con là m2.
Dưới tác dụng của cùng một lực F, ta có: a1 = F/m1; a2 = F/m2 (1)
Mà m1 > m2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: a1 < a2
Do đó, tốc độ giới hạn quy định cho xe tải thường nhỏ hơn của xe con.
Bài 4: Biểu diễn hợp lực và gia tốc của người nhảy dù khi đang rơi chưa bung dù và khi dù đã
bung ra.
 Lời giải:
- Khi chưa bung dù: - Khi dù đã bung ra:

Bài 5: Một vật rơi xuống, khi va chạm với mặt đất thì giảm tốc độ đột ngột về không trong
khoảng thời gian rất ngắn.
a. Hãy xác định hướng của hợp lực tác dụng lên vật khi va chạm với mặt đất.
b. Hãy giải thích vì sao một cốc thủy tinh nếu rơi xuống đệm cao su thì không bị vỡ như khi rơi
xuống mặt sàn cứng. Biết thời gian nếu cốc va chạm với mặt sàn cứng là 0,01 giây, thời gian
nếu cốc va chạm với đệm cao su là 0,20 giây.
 Lời giải:
a. Hợp lực cùng hướng với trọng lực, hướng thẳng đứng xuống dưới.
b. Do thời gian va chạm với mặt sàn cứng nhanh hơn rất nhiều lần so với khi va cham với đệm
cao su. Thời gian va chạm ngắn  vận tốc giảm nhanh  Gia tốc lớn  lực tác dụng mạnh
làm cốc vỡ. Còn khi va chạm với đệm cao su, thời gian va chạm dài để cho cốc kịp thay đổi
vận tốc  Gia tốc nhỏ  lực tác dụng nhỏ nên cốc không bị vỡ.
Bài 6: Quan sát Hình 10.10, nhận
xét trong trường hợp nào thì ta có thể
dễ dàng làm xe chuyển động từ trạng
thái đứng yên. Giả sử lực tác dụng
trong hai trường hợp có độ lớn tương
đương nhau. Giải thích.
 Lời giải:
Quan sát trong Hình 10.10, ta thấy
khối lượng ô tô lớn hơn khối lượng xe máy. Lực tác dụng trong hai trường hợp như nhau nên
gia tốc trong trường hợp 1 nhỏ hơn gia tốc trong trường hợp 2, vì vậy ta có thể làm xe máy dễ
dàng chuyển động hơn ô tô.

F
Bài 7: Áp dụng công thức định luật II Newton a⃗ = để lập luận rẳng khối lượng là đại lượng
m
đặc trưng cho mức quán tính của vật.
 Lời giải:
Qua biểu thức của định luật II Newton, ta thấy khi vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc của
vật càng nhỏ, tức vật càng khó thay đổi vận tốc, nghĩa là vật có quán tính càng lớn. Ngược lại,
vật có khối lượng càng nhỏ thì càng dễ dàng thay đổi vận tốc, nghĩa là vật có quán tính càng
nhỏ. Như vậy khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Bài 8: Một xe bán tải khối lượng 2,5 tấn đang di chuyển trên cao tốc với tốc độ 90 km/h. Các
xe cần giữ khoảng cách an toàn so với xe chạy phía trước 70 m. Khi xe đi trước có sự cố và
dừng lại đột ngột. Hãy xác định lực cản tối thiểu để xe bán tải có thể dừng lại an toàn
 Lời giải:
Ta có: v = 90 km/h = 25 m/s; v0 = 0; s = 70 m; m = 2,5 tấn = 2500 kg.
Gia tốc tối thiểu của xe là:
2 2
v −v 0 25
2
125 2
a= = = (m/s )
2. s 2.70 28
125
 Lực tối thiểu để xe bán tải dừng lại an toàn: F=m . a=2500. 28 ≈ 11160 ,71(N )
Bài 9: Dưới tác dụng của hợp lực 20 N, một chiếc xe đồ chơi chuyển động với gia
tốc 0,4m/s2. Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu?
 Lời giải:
Khối lượng của chiếc xe là: m = F/a = 20/0,4 = 50 (kg)
Dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc là:
a = F/m = 50/50 = 1 (m/s2)
Vậy dưới tác dụng của hợp lực 50 N, chiếc xe sẽ chuyển động với gia tốc là 1m/s2.
Bài 10: Tại sao máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng
phải càng dài?
 Lời giải:
Máy bay khối lượng càng lớn thì đường băng phải càng dài vì
máy bay càng nặng thì mức quán tính càng lớn, do vậy càng
khó thay đổi vận tốc nên đường băng cần phải dài để máy
bay đạt được vận tốc cất cánh.
Bài 11: Trong trò chơi thổi viên bi, mỗi bạn sử dụng một
ống bơm khí từ vật liệu đơn giản như Hình 10.11, thổi khí
vào viên bi được đặt trên ray định hướng. Người chơi sẽ
chiến thắng khi thổi viên bi đi xa hơn sau ba lần. Hãy sử
dụng định luật II Newton giải thích làm thế nào để có thể
chiến thắng trò chơi này.
 Lời giải:
Áp dụng định luật II Newton, ta có lực càng lớn thì gia tốc càng lớn, vật sẽ càng đi được xa. Ta
bóp ở cuối chai thì sẽ tạo ra lực lớn.
Bài 12: Nhận xét về chuyển động của thùng hàng khi chịu tác dụng của lực đẩy và kéo cùng độ
lớn trong Hình 10.12 và chuyển động của quyển sách khi lần lượt chịu tác dụng của lực theo
các hướng khác nhau như trong Hình 10.13.

 Lời giải:
Hình 10.12: Khi hai em bé lần lượt đẩy và kéo thùng hàng đang đứng yên với hai lực bằng
nhau thì thùng hàng chuyển động với gia tốc như nhau.
Hình 10.13: Lực tác dụng lên quyển sách khác nhau về hướng và độ lớn thì quyển sách sẽ
chuyển động theo hướng khác nhau và gia tốc khác nhau.
Bài 13: Một máy bay chở khách có khối lượng tổng cộng là 300 tấn. Lực đẩy tối đa của động
cơ là 440 kN. Máy bay phải đạt tốc độ 285 km/h mới có thể cất cánh. Hãy tính chiều dài tối
thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được, bỏ qua ma sát giữa bánh xe của máy
bay và mặt đường băng và lực cản không khí.
 Lời giải:
476
Ta có m = 300 tấn = 3.105 kg; F = 440 kN = 4,4.105 N; v = 285 km/h = m/s
6
5
F 4 , 4.1 0 22 2
Gia tốc của máy bay là: a= = 5
= (m/ s )
m 3.10 15
Chiều dài tối thiểu của đường băng để đảm bảo máy bay cất cánh được là:

( )
2
475
2 2
v −v 0 6
s= = =2136 , 6(m)
2. a 22
2.
15
Bài 14: Nêu một số ví dụ cho thấy khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng
lớn. Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
 Lời giải:
- Ví dụ:
+ Một người sử dụng cùng một lực để đẩy một thùng giấy vụn sẽ đẩy nhanh hơn so với khi đẩy
một thùng gạo, do khối lượng của thùng gạo lớn hơn khối lượng của thùng giấy vụn, làm khó
thay đổi vận tốc hơn.
+ Ô tô tải rất nặng so với xe máy hay ô tô con nên có mức quán tính lớn hơn rất nhiều. Ở cùng
trạng thái bắt đầu chuyển động thì ô tô tải cần nhiều thời gian hơn mới đạt vận tốc lớn.
 Khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Cho phép ta so sánh được khối lượng của những vật làm bằng các chất khác nhau. Chúng sẽ
có khối lượng bằng nhau nếu như dưới tác dụng của hợp lực như nhau, chúng có gia tốc như
nhau.
+ Trong giao thông, có thể đưa ra quy định giới hạn về tốc độ và khoảng cách giữa các xe có
trọng tải khác nhau, để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Bài 15: Từ số liệu của bảng 1.1, hãy chỉ ra mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên
nó.

 Lời giải:
F
Ta thấy: ≈ 0 ,34=hằng số a F
a
Mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó là:
Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên nó.
Bài 16: Thí nghiệm được thiết lập như Hình 15.2

+ 1: tấm chắn sáng + 2: máng trượt đệm khí + 3: cổng quang điện 1
+ 4: cổng quang điện 2 + 5: ròng rọc + 6: các quả nặng
+ 7: đồng hồ đo thời gian hiện số + 8: cân điện tử + 9: bơm khí
Kết quả thí nghiệm ghi trong bảng 15.1
a. Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm như thế
nào?
Và để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào lực, ta cần thực hiện thí nghiệm như thế nào?
b. Dựa vào số liệu trong Bảng 15.1, hãy vẽ đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a:
- Vào F (ứng với m + M = 0,5 kg), (Hình 15.3a). Đồ thị có phải là đường thẳng không? Tại
sao?
1
- Vào (ứng với F = 1 N), (Hình 15.3b). Đồ thị có phải là đường thẳng không? Tại sao?
m+ M

b. Nêu kết luận về sự phụ thuộc của gia tốc vào độ lớn của lực tác dụng và khối lượng của vật.
 Lời giải:
a. + Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm cho các
xe có khối lượng (M + m) khác nhau và giữ nguyên khối lượng các quả nặng. Sau đó, tổng hợp
các kết quả đo giá trị a của gia tốc.
+ Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào lực, ta cần thực hiện thí nghiệm giữ nguyên khối
lượng (M + m) của xe và thay đổi số quả nặng để được các lực khác nhau. Sau đó, tổng hợp các
kết quả đo giá trị a của gia tốc.
b.
- a phụ thuộc vào F (m + M = 0, 5kg) 1
- a phụ thuộc vào (ứng với F = 1 N)
m+ M
Ta có:
1
+ Khi a = 3,31 m/s2 , =103 thì
m+ M
a.(M + m) = 1
1
+ Khi a = 2,44 m/s2 , = 2,5 thì
m+ M
a.(M + m) = 1
1
+ Khi a = 1,99 m/s2 , = 2 thì
m+ M
a.(M + m) = 1
1
 Tỉ số a: m+ M = a.(M + m) không đổi nên
1
đồ thị sự phụ thuộc của gia tốc a vào
m+ M
là một đường thẳng.
Ta có:
+ Khi F = 1 N, a = 1,99 m/s2 thì
F/a = 11,99 ≈ 0,5
+ Khi F = 2 N, a = 4,03 m/s2 thì
F/a = 2/4,03 ≈ 0,5
+ Khi F = 3 N, a = 5,67 m/s2 thì
F/a = 3/5,67 ≈ 0,5
 Tỉ số F/a không đổi nên đồ thị sự phụ
thuộc của gia tốc a vào F là một đường thẳng
c. Ta có: + Khi (m + M) không đổi, F tăng thì a cũng tăng  Gia tốc a tỉ lệ thuận với lực F
+ Khi F không đổi, a giảm thì (m+M) tăng  Gia tốc a tỉ lệ nghịch với khối lượng
 Kết luận: Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Bài 17: Ngoài lực của động cơ, thời gian tăng tốc của ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như
điều kiện mặt đường thử nghiệm, khối lượng xe, điều kiện thời tiết, lốp xe, độ cao so với mực
nước biển, v.v...Mẫu xe điện có thời gian tăng tốc nhanh nhất được thử nghiệm đã tăng tốc từ 0
km/h đến 97,0 km/h trong 1,98 giây. Hãy tính gia tốc của xe và lực để tạo ra gia tốc của xe và
lực để tạo ra gia tốc đó. Coi xe chuyển động biến đổi đều và khối lượng của mẫu xe này là 2,00
tấn.
 Lời giải:
Đổi 97km/h = 485/18m/s
Gia tốc của xe là: a = Δv/Δt = (v′−v)/Δt = 485/18.1,98 ≈ 13,6
(m/s2)
Đổi 2 tấn = 2000 kg.
Lực để tạo ra gia tốc đó: F = m.a = 2000.13,6 = 27200 (N)
Bài 18: Thông số của một mẫu xe ô tô được cung cấp như bảng
dưới đây:
a. Hãy đổi các thông số về độ dài, khối lượng, tốc độ ở bảng
trên sang giá trị theo đơn vị đo trong hệ SI.
b. Tính lực tác dụng để mẫu xe trên chở đủ tải trọng và tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ
tối ưu trong 2 giây.
 Lời giải:
a. Đổi đơn vị ta được bảng sau:
Chiều dài cơ sở (m) 2,933
Khối lượng (kg) 2140
Tải trọng (kg) 710
Công suất cực đại (J/s) 228.746 = 170088
3
Dung tích bình nhiên liệu (m ) 0,085
Lazang hợp kim nhôm (m) 19 x 0,0254 = 0,4826
Tốc độ tối ưu (m/s) 22,22
b. Ta có: v = v0 + at ⇔ a = (v − v0)t = 22,22/2 = 11,11 (m/s2)
Lực tác dụng để mẫu xe trên chở đủ tải trọng và tăng tốc độ từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu
trong 2 giây là:
F = ma = 710.11,11 = 7888 (N)
Bài 19: Hãy chỉ ra tổ hợp đơn vị cơ sở của đơn vị dẫn xuất niutơn.
 Lời giải:
Ta có:
F = ma
+ m có đơn vị là kg
+ a có đơn vị là m/s2
 F có đơn vị là kg.m/s2 hay Niuton (N).
Bài 20: Chứng tỏ rằng các công thức ở chủ đề trước không vi phạm về đơn vị:
2 2
v −v 0
a. s = v0t + ½ at2 b. s =
2a
 Lời giải:
a. s = v0t + ½ at2 2 2
v −v 0
b. s =
Ta có: 2a
+ v đơn vị là m/s + v đơn vị là m/s
+ t đơn vị là giây (s) + a đơn vị là m/s2
+ a đơn vị là m/s2 Suy ra: [m2/s2]/[m/s2] = m
Suy ra: [m/s].[s] + [m/s2].[s2] = 2[m]  trùng với đơn vị của s là m
 trùng với đơn vị của s là m
Vậy các công thức trên không vi phạm về đơn vị.
Bài 21: Một người có khối lượng 60,0 kg đi trên xe đạp có khối lượng 20,0 kg. Khi xuất phát,
hợp lực tác dụng lên xe đạp là 200 N. Giả sử hợp lực tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính
vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.
 Lời giải:
Xe đạp đi với gia tốc là: a = F/m = 200/(60 + 20) = 2,5 (m/s2)
Vận tốc của xe đạp sau 5,00 s là: v = v0 + at = 0 + 2,5.5 = 12,5 (m/s)
Bài 22: Lấy một lực F truyền cho vật khối lượng m1 thì vật có gia tốc là a1 = 6m/s2, truyền cho
vật khối lượng m2 thì vật có là a2 = 4m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m 3 = m1 +
m2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?
 Lời giải:
F
+ Ta có theo định luật II newton F=ma ⇒a=
m
F F
+ Với m1= a ; m2= a
1 2

F F F a .a 6.4
a 3= = ⇒ a3 = = 1 2 ⇒a3 = =2 , 4 m/s 2
+ Với m3 m1+ m2 F F a1 +a 2
+
6 +4
a1 a2
Bài 23: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, bỏ qua ma sát giữa vật và măt
phẳng, thì được truyền 1 lực F thì sau 10s vật này đạt vận tốc 4m/s. Nếu giữ nguyên hướng của
lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 15s thì vận tốc của vật là bao nhiêu?
 Lời giải:
v 1−v 0 4−0 2
+ Áp dụng công thức v 1=v 0 +a 1 t 1 ⇒ a1= = =0 , 4 m/s
t1 10
+ Mà F 1=m a1=m .0 , 4(N )
F2 0 , 8 m 2
+ Khi tăng lực F thành F 2=2 F 1=0 , 8 m ⇒ a2= = =0 , 8 m/s
m m
+ Mà v 2=v 0 + a2 t 2=0+ 0 ,8.15=12 m/s
Bài 24: Một ôtô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh,
chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000N. Quãng đường và thời gian xe đi được cho
đến khi dừng lại lần lượt là.
 Lời giải:
+ Ta có v 0=54 km/h=15 m/s, khi dừng lại v = 0 (m/s)
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh. Theo định
luật II Newton ⃗ F h=m ⃗a
−F −3000 2
+ Chiếu chiều dương: −F h=ma ⇒ a= = =−2 m/s
m 1500
2 2
2 2 0 −15
+ Áp dụng công thức: v −v 0 =2. a .d ⇒ s= ⇒ d=56 , 25 m
2.(−2)
v −v 0 0−15
+ Mà v=v 0 + at ⇒ t= = =7 ,5 (s)
a 2
Bài 25: Một vật có khối lượng 500g chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2m/s. Sau
thời gian 4s, nó đi được quãng đường 24m. Biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo F k và lực
cản Fc = 0,5N. Tính độ lớn của lực kéo.
 Lời giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe
+ Theo định luật II newton ta có ⃗
F+ ⃗
F c =m⃗a
+ Chiếu lên chiều dương ta có F−F c =ma⇒ F=ma+ F c (1)
2 1 1
2 2
+ Mà s=v 0 t+ a t ⇒ 24=2.4+ a . 4 ⇒ a=2 m/ s
2 2
+ Thay vào ( 1 ) ta có F=0 , 5.2+0 , 5=1 , 5 N
Bài 26: Một chiếc ô tô có khối lượng 5 tấn đang chạy thì bị hãm phanh chuyển động thẳng
chậm dần đều. Sau 2,5s thì dừng lại và đã đi được 12m kể từ lúc vừa hãm phanh. Lập công
thức vận tốc kể từ lúc vừa hãm phanh.
 Lời giải:
−v 0
+ Ta có v=v 0 + at ⇒ 0=v 0 + a.2 , 5 ⇒ a= ⇒ v 0=−2, 5 a
2, 5
+ Mà v 2−v 20 =2 as ⇒ 02 −a2 .2, 52=2. a .12 ⇒a=−3 , 84 (m/s 2) ⇒ v 0=9 , 6 (m/s)
+ Phương trình vận tốc v=9 , 6−3 ,84 t
Bài 27: Một chiếc ô tô có khối lượng 5 tấn đang chạy thì bị hãm phanh chuyển động thẳng
chậm dần đều. Sau 2,5s thì dừng lại và đã đi được 12m kể từ lúc vừa hãm phanh. Tìm lực hãm
phanh.
 Lời giải:
+ Ta có lực hãm phanh F C =−ma=−5000. (−3 , 84 )=19200 ( N )
Bài 28: Một vật có khối lượng 250g bắt đàu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2m
trong 4s. Tính lực kéo, biết lực cản bằng 0,04N.
 Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe
Theo định luật II newton ta có ⃗F+ ⃗
F c =m⃗a
Chiếu lên chiều dương ta có F−F c =ma⇒ F=ma+ F c (1)
1 2 1 2 2
Mà s=v 0 t+ a t ⇒ 1, 2=0.4+ a . 4 ⇒ a=0 ,15 m/ s
2 2
⇒ F=ma+ F c =0 , 25.0 ,15+ 0 , 04=0,0775 ( N )
Bài 29: Một vật có khối lượng 250g bắt đàu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2m
trong 4s. Sau quãng đường ấy lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật có thể chuyển động thẳng
đều?
 Lời giải:
+ Để vật chuyển động thẳng đều thì a=0 ( m/ s2 )
Theo định luật II newton ta có ⃗
F+ ⃗
F c =m⃗a ⇒ F=F C =0 , 04 ( N )
Bài 30: Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, trong
khoảng thời gian 2,0s. Tính quảng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó?
 Lời giải:
F
Theo định luật II newton ta có: a= =0 ,5 ( m/ s )
2
m
2 1
Quảng đường mà vật đi được: s= a t =1 ( m )
2
Bài 31: Một lực không đổi F = 20N tác dụng lên vật làm cho vận tốc của vật trong 0,8s tăng từ
0,4m/s  0,8m/s. Tính khối lượng của vật.
 Lời giải:
v−v 0
=0 , 5 ( m/s )
2
+ Gia tốc của vật: a=
t
F
Theo định luật II newton, ta có khối lượng của vật: m= =40 ( N )
a
Bài 32: Một lực ⃗F truyền cho vật có khối lượng m 1 gia tốc bằng 8m/s2, truyền cho 1 vật khác
có khối lượng m2 gia tốc bằng 4m/s2. Lực đó sẽ truyền một gia tốc là bao nhiêu cho vật có khối
lượng:
a. m3 = m1 + m2 b. m4 = m2 – m1
 Lời giải:
F
a. Ta có theo định luật II newton F=ma ⇒ a=
m
F F
+ Với m1= a ; m2= a
1 2

F F F a1 . a2 8.4 8 2
a 3= = ⇒ a3 = = ⇒ a3 = = m/s
+ Với m3 m1+ m2 F F a1 +a 2
+
8+4 3
a1 a2
F
b. Ta có theo định luật II newton F=ma ⇒a=
m
F F
+ Với m1= a ; m2= a
1 2

F F F a1 . a2 8.4 2
a 3= = ⇒a 3= = ⇒a 3= =8 m/ s
+ Với m3 m2−m1 F F a1−a2

8−4
a2 a1

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác thì nó sẽ
A. Biến dạng mà không thay đổi vận tốc. B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc.
Câu 2: Chọn câu đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động thì lập tức dừng lại.
Câu 3: Tác dụng lực ⃗ F không đổi lên một vật đang đứng yên. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động nhanh dần đều rồi sau đó chuyển động thẳng đều.
Câu 4: Tìm phát biểu đúng sau đây:
A. Không có lực tác dụng, vật không chuyển động.
B. Ngừng tác dụng lực, vật sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật nhất thiết theo hướng của lực.
D. Khi tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 5: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 6: Theo định luật II Newtơn:
A. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật và
được tính bởi công thức a⃗ =⃗ F /m.
B. Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và được tính bởi công thức ⃗ F =m a⃗ .
C. Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với gia tốc của vật và được tính bởi công thức ⃗ F =m a⃗ .
D. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và được tính bởi công thức m= ⃗ F /⃗a .
Câu 7: Định luật II Niutơn xác nhận rằng:
A. Khi lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật chuyển động thẳng đều do quán tính.
B. Gia tốc của một vật tỉ lệ với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.
C. Khi một vật chịu tác dụng của một vật khác thì nó cũng tác dụng lên vật khác đó một phản
lực trực đối.
D. Khi chịu tác dụng của một lực không đổi thì vật chuyển động với vận tốc không đổi.
Câu 8: Từ công thức của định luật II Newton ta suy ra:
A. Gia tốc có cùng hương với lực.
B. Khối lượng của vật tỉ lệ với độ lớn của lực.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Cả 3 kết luận trên đều đúng.
Câu 9: Định luật II Niutơn cho biết:
A. Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
C. Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
D. Mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.
Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật II Niuton?
A. Định luật II Niuton cho biết mối liên hệ giữa khối lượng của vật, gia tốc mà vật thu đựơc và
lực tác dụng lên vật.
B. Định luật II Niuton được mô tả bằng biểu thức a⃗ =⃗ F /m
C. Định luật II Niuton khẳng định lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
D. Các câu A, B ,C, đều đúng.
Câu 11: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 12: Chọn câu đúng:
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi vận
tốc.
C. Có lực tác dụng lên vật thì vật mới chuyển động. D. Lực không thể cùng hướng với gia
tốc.
Câu 13: Điều nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng?
A. Khối lượng có tính chất cộng.
B. Khối lượng đo bằng đơn vị (kg).
C. Vật có khối lượng càng lớn thì mức độ quán tính càng nhỏ và ngược lại.
D. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
Câu 14: Khối lượng của một vật:
A. Luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật. B. Luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu
được.
C. Là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. D. Không phụ thuộc vào thể tích của vật.
Câu 15: Khối lượng của một vật không ảnh hưởng đến những đại lượng nào, tính chất nào sau
đây?
A. Gia tốc khi vật chịu tác dụng của một lực. B. Vận tốc khi vật chịu tác dụng của một lực.
C. Cả phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên vật. D. Mức quán tính của vật.
Câu 16: Chọn câu đúng. Khối lượng của một vật ảnh hưởng đến:
A. Phản lực tác dụng vào vật. B. Gia tốc của vật.
C. Quãng đường vật đi được. D. Quán tính của vật.
Câu 17: Lực
A. Là nguyên nhân tạo ra chuyển động.
B. Là nguyên nhân duy trì các chuyển động.
C. Là nguyên nhân làm thay đổi trạng thái chuyển động.
D. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 18: Chọn phát biểu đúng về gia tốc và lực tác dụng:
A. Vật phải luôn luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
B. Gia tốc của một vật thu được luôn theo hướng của lực tác dụng vào vật
C. Lực tác dụng vào một vật càng lớn thì gia tốc vật thu được càng nhỏ.
D. Cùng một lực tác dụng, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc vật thu được càng lớn..
Câu 19: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất nào sau đây của một vật.
A. Nặng hay nhẹ của vật B. Lượng chất nhiều hay ít
C. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ D. Vật chuyển động nhanh hay chậm
Câu 20: Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ
A. định luật I Niuton B. định luật II Niuton
C. định luật III Niuton D. Định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 21: (Các) trường hợp trong đó vật chuyển động chịu tác dụng của các lực không
đổi gồm:
A. thẳng nhanh dần đều C. thẳng chậm dần đều + thẳng nhanh dần đều
B. thẳng chậm dần đều D. thẳng nhanh dần đều + thẳng chậm dần đều + tròn đều
Câu 22: (Các) trường hợp trong đó vật chuyển động chịu tác dụng của các lực không
cân bằng gồm:
A. thẳng nhanh dần đều C. thẳng chậm dần đều + thẳng nhanh dần đều
B. thẳng chậm dần đều D. thẳng nhanh dần đều + thẳng chậm dần đều + tròn đều
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vận tốc của một vật?
A. thay đổi khi có vật khác tác dụng lên nó.
B. thay đổi khi nó tác dụng lên vật khác.
C. thay đổi khi có vật khác tác dụng lên nó và không biến dạng
D. không thay đổi khi có vật khác tác dụng lên nó.
Câu 24: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s 2. Hỏi
vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?
A. a = 0,5m/s2; B. a = 1m/s2; C. a = 2m/s2; D. a = 4m/s2;
Câu 25: Chọn câu đúng.
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì đã có lực tác dụng lên vật.
D. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
Câu 26: Một vật có khối lượng m = 200g đang đứng yên thì chịu lực tác dụng là F =
1N. Sau khi tác dụng được 2s thì F = 0N. Hỏi sau đó vật sẽ chuyển động như thế nào
nếu bỏ qua lực ma sát:
A. vật sẽ chuyển động với gia tốc a = 5m/s2 và ngược chiều chuyển động
B. vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 10m/s.
C. vật chuyển động chậm dần đều D. vật sẽ đứng yên
Câu 27: Nếu môt vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì
vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?.
A. Nhỏ hơn. B. Lớn hơn. C. Không thay đổi. D. Bằng 0.
Câu 28: Chọn đúng phương trình định luật II Niutơn.
→ → → → → → →
A. m a + F = 0 B. m a - F = 0 C. F = am D. F = m a
Câu 29: Chọn phát biểu đúng về định luật II Niutơn:
A. Lực tác dụng theo hướng nào thì vật sẽ chuyển động theo hướng đó.
B. Với cùng một vật, lực tác dụng càng nhỏ thì gia tốc thu được càng lớn.
C. Với cùng một lực, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc thu được càng nhỏ.
D. Gia tốc vật thu được luôn cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.
Câu 30: Chọn phát biểu sai về định luật II Niutơn:
A. Gia tốc vật nhận được luôn cùng hướng với lực tác dụng.
B. Với cùng một vật, gia tốc thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
C. Với cùng một lực tác dụng, gia tốc thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.
D. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
Câu 31: Hãy chọn cách phát biểu đúng về định luật 2 NiuTơn? Gia tốc của một vật
luôn:
A. ngược hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác
dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
B. cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác
dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. ngược hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với độ lớn
gia tốc của vật và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
D. cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác
dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật.
Câu 32: Chọn câu sai. Có 2 vật, mỗi vật bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của 1 lực.
Quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian
A. Tỉ lệ thuận với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau.
B. Tỉ lệ nghịch với các khối lượng nếu hai lực có độ lớn bằng nhau.
C. Tỉ lệ nghịch với các lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau.
D. Bằng nhau nếu khối lượng và các lực tác dụng vào hai vật bằng nhau.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động của 1 vật
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được
B. Vật nhất định phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng
C. Nếu thôi tác dụng lực lên vật thì vật dừng lại
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật biến đổi
Câu 34: Phát biểu nào sao đây là sai
A. Gia tốc của 1 vật luôn cùng chiều với lực tác dụng lên vật
B. Chiều của vecto gia tốc chỉ chiều chuyển động của vật
C. Gia tốc của vật càng lớn thì vận tốc biến đổi càng nhanh
D. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của
vật.

Câu 35: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một
lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ:
A. 0,01 m/s B. 0,10 m/s C. 2,50 m/s D. 10,00 m/s
Câu 36: Nếu hợp lực tác dụng vào vật có huớng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay
khi đó:
A. Vận tốc của vật tăng lên 2 lần. B. Gia tốc của vật giảm đi 2 lần.
C. Gia tốc của vật tăng lên 2 lần. D. Vận tốc của vật gảm đi 2 lần.
Câu 37: Một lực 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và
các lực cản. Gia tốc của vật bằng
A. 32 m/s2. B. 0,005 m/s2. C. 3,2 m/s2. D. 5 m/s2.
Câu 38: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá
bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là
A. 2 m/s2. B. 0,002 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 500 m/s2.
Câu 39: Lần lượt tác dụng có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có
độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3F1 = 2F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số a2/a1 là
A. 3/2. B. 2/3. C. 3. D. 1/3.
Câu 40: Tác dụng vào vật có khối lượng 5kg, đang đứng yên, một lực theo phương ngang thì
vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Độ lớn của lực này là
A. 3 N. B. 4 N. C. 5 N. D. 6 N.
Câu 41: Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên.
Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là
A. 2 m. B. 0,5 m. C. 4 m. D. 1 m.
Câu 42: Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác
dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng
A. 1 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 2 m/s2. D. 4 m/s2.
Câu 43: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển
động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết
đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là
A. 0,5 s. B. 4 s. C. 1,0 s. D. 2 s.
Câu 44: Một lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên trong khoảng
thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó?
A. 4m B. 0,5m C. 2m D. 1m
Câu 45: Một vật có khối lượng bằng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều về phía sau
khi đi dược 50 cm thì có vận tốc 0,7m/s. Lực đã tác dụng vào vật đã có một giá trị nào sau đây?
A. F = 35N B. F = 24,5N C. F = 102N D. Một giá trị khác.
Câu 46: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển đông với gia tốc 0,4m/s 2. Hỏi vật đó
chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?
A. a = 0,5 m/s2 B. a = 1 m/s2 C. a = 2 m/s2 D. a = 4 m/s2
Câu 47: Vật 8kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2m/s 2. Lấy g = 10m/s2.
Lực gây ra gia tốc này bằng
A. 4N B. 0,25N C. 16N D. 12N
Câu 48: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m 1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a 1.
Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a 2. Biết F2 = F1/3
và m1 = 0,4m2 thì a2/a1 bằng
A. 15/2. B. 6/5. C. 2/15. D. 5/6.
Câu 49: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg làm vận tốc của nó tăng
dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 2N B. 3N C. 4N D. 5N
Câu 50: Phải tác dụng vào vật có khối lượng là 5 kg theo phương ngang một lực là bao nhiêu
để vật thu được gia tốc là 1m/s2.
A. 3N B. 4N C. 5N D. 6N
Câu 51: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s 2. Hỏi vật đó
chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N? Chọn kết quả đúng trong
các kết quả sau:
A. a = 0,5m/s2. B. a = 1m/s2. C. a = 2m/s2. D. a = 4m/s2.
Câu 52: Một vật có khối lượng 1 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được
100m thì có vận tốc là 5m/s. Lực tác dụng vào vật có giá trị
A. 125 N B. 150 N C. 175 N D. 200 N
Câu 53: Vật chịu tác dụng lực 10N thì có gia tốc 2m/s . Nếu vật đó thu gia tốc là 1 m/s 2 thì lực
2

tác dụng là
A. 1N B. 2N C. 5N D. 50N
Câu 54: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N.
Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 0,008 m/s. B. 2 m/s C. 8 m/s D. 0,8 m/s.
Câu 55: Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một lực F = 8 N.
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5 giây là
A. 5m B. 25m C. 30m D. 65m
Câu 56: Lực ⃗ F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m 2 gia
tốc 6m/s². Lực ⃗F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 57: Một vật có khối lượng m = 4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F =
8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng
A. 30 m. B. 25 m. C. 5 m. D. 50 m.
Câu 58: Một vật có khối lượng 2,0kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật
đi được 80m trong 0,5s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?
A. 6,4 m/s2; 12,8 N. B. 3,2 m/s2; 6,4 N.
C. 0,64 m/s2; 1,2 N. D. 640 m/s2; 1280 N.
Câu 59: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của nó tăng
dần từ 2,0m/s đến 8,0 m/s trong 3,0s. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 10 N. B. 15 N. C. 1,0 N. D. 5,0 N.

Câu 60: Lấy một lực F truyền cho vật khối lượng m 1 thì vật có gia tốc là a 1 = 6m/s2, truyền
cho vật khối lượng m2 thì vật có là a2 = 4m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m 3 =
m1 + m2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?
A. 2,4 m/s2 B. 3,4 m/s2 C. 4,4 m/s2 D. 5,4 m/s2
Câu 61: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, bỏ qua ma sát giữa vật và măt
phẳng, thì được truyền 1 lực F thì sau 10s vật này đạt vận tốc 4m/s. Nếu giữ nguyên hướng của
lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 15s thì vận tốc của vật là bao nhiêu?
A. 10 m/s B. 12 m/s C. 15 m/s D. 8 m/s
Câu 62: Một ôtô không chở hàng có khối lượng 2tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s 2. Ôtô đó
khi chở hàng khởi hành với gia tốc 0,2m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ôtô trong hai trường
hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng trên xe là
A. m = 1tấn B. m = 2tấn C. m = 3tấn D. m = 4tấn
2
Câu 63: Một lực F truyền cho vật có khối lượng m 1 gia tốc 2m/s , cho vật có khối lượng m 2 gia
tốc 3m/s2.Nếu hai vật dính liền nhau thì dưới tác dụng của lực F hệ hai vật này sẽ thu được gia
tốc là bao nhiêu:
A. 1,0m/s2. B. 1,2m/s2 C. 1,5m/s2 D. 5m/s2
→ →
Câu 64: Một lực F có độ lớn không đổi. Khi F tác dụng vào vật có khối lượng m1 thì thu được

gia tốc a1. Khi F tác dụng vào vật có khối lượng m2 thì thu được gia tốc a2. Như vậy:

I. Khi F tác dụng vào vật có khối lượng m1 + m2 thì thu được gia tốc là:
a1 a2
A. a1 + a2 B. C. a1 +a 2 D. đáp số khác

II. Khi F tác dụng vào vật có khối lượng m1 - m2 thì thu được gia tốc là:
a1 −a2
A. a1 – a2 B. C. a1 . a2 D. đáp số khác
Câu 65: Một lực F1 tác dụng lên vật m1. Một lực F2 tác dụng lên vật m2 bằng khối lượng m1.
Nếu F1 = 2F2/3 thì mối quan hệ giữa a2/a1 là:
A. 3 B. 2/3 C. 1/3 D. 3/2
Câu 66: Một lực F1 tác dụng lên vật m1. Một lực F2 tác dụng lên vật m2. Nếu F2 = F1/3 và m1 =
2m2/5 thì mối quan hệ giữa hai gia tốc a1/a3 là :
A. 2/15 B. 15/2 C. 11/15 D. 5/6
Câu 67: Một viên gạch m = 2kg được đặt trên cái xe khối lượng 2 kg. Dưới tác dụng của lực F
xe có được gia tốc 4 m/s2.
a. Nếu ta nhấc viên gạch ra khỏi xe và giảm lực tác dụng đi một nửa thì gia tốc mới của xe là:
A. 0 m/s2 B. 1 m/s2 C. 2 m/s D. 4 m/s2
b. Sau khi đã nhấc viên gạch ra, 1 cơn mưa ập đến và trong 1 phút, lượng mưa rơi vào xe với tỉ
lệ 1/10(kg/s). Gia tốc của xe sau khi mưa rơi được một phút là:
A. 0 m/s2 B. 1 m/s2 C. 2 m/s2 D. 4 m/s2
Câu 68: Một ô tô chuyển động từ trạng thái nghĩ trên một đường thẳng sau t giây vận tốc đạt
được là V, nếu vận tốc đạt một nữa thì lực tác dụng .
A. Tăng 2 lần. B. Giảm ½ lần. C. Giảm 2 lần. D. Một kết quả khác .

Câu 69: Tác dụng một lực ⃗ F lần lượt vào các vật có khối lượng m 1, m2, m3 thì các vật thu được
gia tốc có độ lớn lần lượt bằng 2m/s 2, 5 m/s2, 10 m/s2. Nếu tác dụng lực ⃗ F nói trên vào vật có
khối lượng (m1 + m2 + m3) thì gia tốc của vật bằng bao nhiêu?
A. 1,25 m/s2 B. 2,25 m/s2 C. 4,25 m/s2 D. 4,25 m/s2
Câu 70: Vật khối lượng 2kg chịu tác dụng của lực 10N đang nằm yên trở nên chuyển động. Bỏ
qua ma sát. Vận tốc vật dạt được sau thời gian tác dụng lực 0,6s là?
A. 2m/s B. 6m/s C. 3m/s D. 4m/s
Câu 71: Một ô tô đang chuyển động đều với vận tốc 36km/h, tài xế tăng vận tốc đến 72km/h
trong thời gian 10s. Biết xe có khối lượng 5 tấn thì lực kéo của động cơ là:
A. 75000N B. 150000N C. 50000N D. 5000N
2
Câu 72: Vật khối lượng 2kg, chịu tác dụng của lực F thì thu được gia tốc 2 m/s . Vậy vật khối
lượng 4kg chịu tác dụng của lực F/2 sẽ thu được gia tốc?
A. 2 m/s2 B. 8 m/s2 C. 1 m/s2 D. 0,5 m/s2
Câu 73: Một vật có khối lượng 200 g chuyển động với gia tốc 0,3 m/s 2. Lực tác dụng vào vật
có độ lớn bằng
A. 60 N. B. 0,06 N C. 0,6 N. D. 6 N.
Câu 74: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng
dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là
A. 2N B. 5 N. C. 10 N. D. 50 N.
Câu 75: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s
và sau khi đi được quãng đường 50 cm thì vận tốc đạt được 0,9 m/s. Hợp lực tác dụng lên vật
bằng
A. 38,5 N. B. 38 N. C. 24,5 N. D. 34,5 N.
Câu 76: Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 3 s làm vận tốc của nó tăng từ 0
đến 24 cm/s (lực cùng phương với chuyển động). Sau đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong
khoảng thời gian 2 s và giữ nguyên hướng của lựcVận tốc của vật tại thời điểm cuối bằng
A. 40 cm/s. B. 56 cm/s. C. 64 cm/s. D. 72 cm/s.
Câu 77: Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng mi làm vật chuyển động với gia tốc a 1. Lực F2
tác dụng lên vật khối lượng m2 làm vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F2 = F1/3 và m1 = 2m2/3
thì tỉ số a2/a1 bằng?
A. 15/2 B. 6/5. C. 11/15 D. 5/6.
Câu 78: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng hóa là 4 tấn, khởi hành với gia tốc
0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s 2. Biết rằng hợp lực tác dụng
lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng hóa là
A. 1 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2 tấn. D. 2,5 tấn.
Câu 79: Một quả bóng có khối lượng 0,6 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng
với một lực 300 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,01 s. Quả bóng bay với tốc độ
A. 0,5 m/s. B. 5 m/s. C. 0,05 m/s. D. 50 m/s.
Câu 80: Dưới tác dụng của một lực F (có độ lớn F không đổi) theo phương ngang, xe chuyển
động không vận tốc đầu và đi được quãng đường 2,5 m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối
lượng 250 g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2 m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát, khối
lượng của xe là
A. 15 kg. B. 1 kg. C. 2 kg. D. 5 kg.
Câu 81: Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng từ 2 m/s đến
8 m/s trong 3 s. Lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian
ấy lần lượt là
A.10 N; 1,5 m. B. 10 N; 15 m. C. 0,lN;15m. D. 1 N; 1,5
m.
Câu 82: Lực F1 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 2 s làm vận tốc của vật thay đổi từ 5
m/s đến 7 m/s. Lực F2 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 6 s làm vận tốc thay đổi từ 1 m/s
đến 4 m/s. Tỉ số F2/F1 bằng

A. 0,5. B. 1,5. C. 2. D. 1.
Câu 83: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên trên
đường thẳng nằm ngang và sau khi đi được 5 m thì đạt tốc độ 2 m/s. Bỏ qua lực cản tác dụng
vào vật. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 0,8 N. B. 0,5 N. C. 1 N. D. 0,2 N.
Câu 84: Vật đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, biết sau khi đi được 1m thì vận tốc
của vật là 100cm/s. Xác định độ lớn của lực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là
100kg?
A. F = 25N. B. F = 40N. C. F = 50N. D. F = 65N.
Câu 85: Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác
dụng của lực 4N theo chiều chuyển động. Đoạn đường vật đi được trong 10s đầu tiên bằng
A. 120 m. B. 160 m. C. 150 m. D. 175 m.
Câu 86: Vật khối lượng 20kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10s đi
được quãng đường 125m. Hỏi độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A. 50N. B. 170N C. 131N D. 250N
Câu 87: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc
0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng lực tác dụng
vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng
A. 1,0 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2,0 tấn. D. 2,5 tấn.
Câu 88: Chọn câu trả lời đúng? dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100kg, bắt
đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10m thì đạt vận tốc
25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây?
A. F = 245N. B. F = 490N. C. F = 490N. D. F = 294N.
DẠNG 3: ĐỊNH LUẬT III NEWTON
A. Bài tập tự luận
Bài 1: Hãy xác định các cặp lực bằng nhau, không bằng nhau tác dụng lên tạ và tên lửa trong
Hình 10.14

 Lời giải:
Hình 14.10a: Hai lực cân bằng nhau là lực đẩy từ tay của vận động viên và trọng lực từ tạ
Hình 10.14b: Hai lực không cân bằng là phản lực và trọng lực.
Bài 2: Quan sát Hình 10.15 và trả
lời các câu hỏi:
a. Khi ta đấm (tác dụng lực) vào
bao cát thì tay ta có chịu lực tác
dụng không?
b. Khi đưa hai cực cùng tên của
hai nam châm thẳng lại gần nhau
thì lực tác dụng lên từng nam châm
có tính chất gì?
 Lời giải:
a. Khi ta đấm vào bao cát, bao cát chuyển động, bao cát chịu một lực từ tay ta, tay ta cảm thấy
đau, tay ta cũng bị bao cát tác dụng lên một lực.
b. Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm thẳng lại gần nhau thì lực tác dụng lên từng nam
châm là lực đẩy.
Bài 3: Hãy biểu diễn cặp lực – phản lực giữa hai cực từ gần nhau của
hai nam châm ở hình 3.3.
 Lời giải:
Biểu diễn cặp lực và phản lực:
Bài 4: Xét trường hợp con ngựa
kéo xe như Hình 10.17. Khi ngựa
tác dụng một lực kéo lên xe, theo
định luật III Newton sẽ xuất hiện
một phản lực có cùng độ lớn
nhưng ngược hướng so với lực
kéo. Vậy tại sao xe vẫn chuyển
động về phía trước? Giải thích
hiện tượng.
 Lời giải:
Do hai lực tác dụng vào hai vật (xe, ngựa) khác nhau nên hai lực này không thể triệt tiêu nhau
lẫn nhau được nên xe vẫn chuyển động về phái trước.
Bài 5: Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như
hình vẽ. Trong thí nghiệm này, lực nào làm cho thanh nam
châm dịch chuyển lại gần thanh sắt?
 Lời giải:
Lực làm cho nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực
hút
Bài 6: Hãy chỉ ra cặp vật tương tác và hướng của lực tương tác giữa chúng trong các trường
hợp sau:
a. Khi đóng đinh, tay ta cảm nhận được lực dội lại.
b. Bóng đập vào tường bị bật ra.
c. Chân ta đạp vào mặt đất để bước đi.
d. Quả bóng bay bơm căng được thả ra khi không buộc kín thì sẽ bay vụt đi.
 Lời giải:
a. - Cặp vật tương tác: búa - đinh
- Hướng lực tương tác: ngược nhau
b. - Cặp vật tương tác: bóng – tường
- Hướng lực tương tác: ngược nhau
c. - Cặp vật tương tác: bàn chân – mặt đất
- Hướng lực tác dụng: ngược nhau
d. - Cặp vật tương tác: quả bóng bay – không khí
- Hướng lực tương tác: ngược nhau
Bài 7: Xe lăn 1 có khối lượng m1 và có gắn một lò xo nhẹ.
Xe lăn 2 có khối lượng m2 . Ta cho hai xe áp lại gần nhau
bằng cách buộc dây để nén lò xo (Hình 16.1b). Quan sát hiện
tượng xảy ra khi đốt đứt sợi dây buộc.
Thảo luận để làm sáng tỏ ý kiến sau: Lực không tồn tại riêng
lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa
hai vật.
 Lời giải:
Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị di chuyển về phía bên trái, xe 2
bị di chuyển về phía bên phải
Thông qua thí nghiệm ở hình 16.1 ta thấy rằng: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc
đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.
Bài 8: Hãy tìm hiểu và trình bày những hiện tượng trong đời sống liên quan đến định luật III
Newton.
 Lời giải:
Những hiện tượng liên quan đến định luật III Newton: Trò chơi kéo co; hiện tượng đẩy người
về phía trước...
Bài 9: Một vật nặng nằm yên trên bàn như Hình
10P.1, các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực và lực
của bàn. Hãy xác định điểm đặt, phương, chiều của
các cặp lực và phản lực của hai lực trên.
 Lời giải:
+ Điểm đặt: tại vật
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: trọng lực ⃗P có chiều từ trên xuống dưới,
phản lực ⃗N có chiều từ dưới lên trên.
Bài 10: Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì?
 Lời giải:
Cặp lực và phản lực có đặc điểm:
+ Có cùng bản chất.
+ Là hai lực trực đối (Tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều)
+ Luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện và biến mất cùng lúc)
+ Tác dụng vào hai vật khác nhau nên không thể triệt tiêu lẫn nhau (không cân bằng)
Bài 11: Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không? Tại sao?
 Lời giải:
Dựa vào đặc điểm của lực và phản lực, ta thấy cặp lực và
phản lực là không phải là hai lực cân bằng vì đặt ở hai vật
khác nhau
Bài 12: Hãy chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực ở
Hình 16.2 a, b.
 Lời giải:
Điểm đặt của các lực: tại vật
Bài 13: Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau:

a. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a)


b. Dùng búa đóng đinh vào gỗ (Hình 16.3b)
 Lời giải:
a. b.

Bài 14: Quyển sách nằm yên có phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực hay
không?
 Lời giải:
Quyển sách nằm yên không phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực.
Khi quyển sách đặt trên bàn đã tác dụng lên bàn một lực (điểm đặt tại bàn). Lúc này, theo định
luật III Newton, bàn cũng tác dụng lại quyển sách một phản lực (điểm đặt tại quyển sách)
Và sách cân bằng là do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và phản lực.
Bài 15: Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh lên búa có đặc điểm gì?
 Lời giải:
Lực do búa tác dụng lên đinh và phản lực do đinh tác dụng lên búa có đặc điểm:
+ Có cùng bản chất.
+ Là hai lực trực đối
+ Luôn xuất hiện thành từng cặp
+ Tác dụng vào hai vật khác nhau.
Bài 16: Trong thí nghiệm ở phần mở đầu bài học,
nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di
chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế
sẽ giống nhau hay khác nhau? Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
 Lời giải:
Nếu cả hai người cùng kéo nhưng để lực kế di chuyển về phía một người (ví dụ cùng di chuyển
hai lực kế sang phải) thì số chỉ của hai lực kế vẫn sẽ giống nhau (theo định luật III Newton)
Bài 17: Nêu thêm một số ví dụ trong thực tế và thảo luận để làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây
của lực và phản lực:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời)
- Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai
lực như vậy là hai lực trực đối)
- Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau)
- Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại.
 Lời giải:
Ví dụ:
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện thành từng cặp (xuất hiện hoặc mất đi đồng thời): dùng tay
đập vào quyển sách
+ Lực và phản lực cùng tác dụng theo một đường thẳng, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (hai
lực như vậy là hai lực trực đối): Quả bóng đập vào tường, tay đập vào sách,..
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng đặt vào hai lực khác nhau): Ném quả bóng
vào một quả bóng khác đang đứng yên.
+ Cặp lực và phản lực là hai lực cùng loại: quả táo rơi xuống dưới đất
Bài 18: Một ô tô chuyển động trên mặt đường (Hình
16.4), nếu lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ
lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô thì tại sao chúng
không “khử nhau”?
 Lời giải:
Lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng
lực mà mặt đường đẩy ô tô như chúng không khử
nhau vì chúng đặt vào hai lực khác nhau.
Bài 19: Một quả bóng chày có khối lượng 300g bay
với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc với tường và bật ngược trở lại theo phương cũ với vận
tốc 54 km/h . Thời gian va chạm là 0,04s. Tính lực do tường tác dụng vào quả bóng.
 Lời giải:
+ Chọn chiều dương như hình vẽ
+ Gia tốc quả bong thu được khi va chạm là
v 2−v 1 −15−20 2
a= = =−875 m/s
Δt 0 , 04
+ Lực tác dụng lên quả bóng: F=ma=−875.0 ,3=−262 ,5 N
Bài 20: Người ta làm một thí nghiệm về sự va chạm giữa hai xe lăn trên mặt phẳng nằm ngang.
Cho xe một đang chuyển động với vận tốc 50 cm/s . Xe hai chuyển động với vận tốc 150 cm/s
đến va chạm vào phái sau xe một. Sau va chạm hai xe cùng chuyển động với vận tốc là
100 cm/s . So sánh khối lượng của hai xe.
 Lời giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe
v−v 0
+ Áp dụng công thức v=v 0 + at ⇒ a=
t
v 1−v 01 100−50 50
+ Đối với xe một: a 1= = =
t t t
v 2−v 02 100−150 −50
+ Đối với xe hai: a 2= = =
t t t
+ Hai xe va chạm nhau theo định luật III Newton ta có
−50 50
F 12=−F 21 ⇒ m2 a 2=−m 1 a1 ⇒ m2 ( )=−m1 ⇒ m1=m2
t t
Bài 21: Cho viên bi A chuyển động tới va chạm vào bi B đang đứng yên, v A = 4m/s sau va
chạm bi A tiếp tục chuyển động theo phương cũ với v = 3m/s, thời gian xảy ra va chạm là 0,4s.
Tính gia tốc của 2 viên bi, biết mA = 200g, mB = 100g.
 Lời giải:
v −v 0 3−4 2
+ Ta có: a A= = =−2, 5 m/s
Δt 0,4
−m A a A −0 ,2. (−2 ,5 )
+ Theo định luật III Niu-tơn: ⃗
F AB =−⃗ =5 ( m/s )
2
F BA ⇒ a B= =
mB 0,1

Bài 22: Cho hai vật chuyển động trên cùng một đường thẳng bỏ qua ma sát đến va chạm vào
nhau với vận tốc lần lượt là 1m/s;0,5m/s. Sau va chạm cả hai bị bật ngược trở lại với vận tốc là
0,5m/s;1,5m/s. Biết vật một có khối lượng 1kg. Xác định khối lượng quả cầu hai.
 Lời giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một lúc sắp va chạm.
v−v 0
+ Áp dụng công thức: v=v 0 + at ⇒ a=
t
v −v −0 , 5−1 −1 ,5
+ Đối với một vật: a 1= 1 01 = =
t t t
v −v 1 ,5−(−0 , 5 ) −2
+ Đối với xe hai: a 2= 2 02 = =
t t t
+ Hai vật va chạm nhau. Theo định luật III Niwton ta có:
F 12=−F 21 ⇒ m2 a 2=−m 1 a1 ⇔ m 2 ( 2t )=−m −1t , 5 ⇒ m =0 , 75 kg
1 2

Bài 23: Cho viên bi A chuyển động với vận tốc 20cm/s tới va chạm vào bi B đang đứng yên,
sau va chạm bi A tiếp tục chuyển động theo phương cũ với vận tốc 10cm/s, thời gian xảy ra va
chạm là 0,4s. Gia tốc của 2 viên bi lần lượt là, biết mA = 200g, mB = 100g.
 Lời giải:
+ Áp dụng công thức: v=v 0 + at
v−v 0 0 , 1−0 , 2 2
⇒ a A= = =−0 , 25 m/s
t 0,4
⃗ ⃗
+ Theo định luật III Newton: F AB=− F BA ⇒ a B=5 m/ s2
Bài 24: Một học sinh của Trung Tâm Giáo Dục Hà Nội đá quả bóng có khối lượng 0,2kg bay
với vận tốc 25m/s đến đạp coi như vuông góc với bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với
vận tốc 15m/s. Khoảng thời gian va chạm giữa bóng và tường bằng 0,05s. Tính lực tác dụng
của tường lên quả bóng?
 Lời giải:
+ Chọn chiều dương là chiều ban đầu của quả bóng.
v−v 0 −15−25 2
+ Áp dụng công thức: v=v 0 + at ⇒ a= = =−800 m/s
t 0 ,05
+ Lực tác dụng lên quả bóng: F=ma=0 ,2 (−800 ) =−160 N
+ Lực có hướng ra ngoài ngược với chiều dương
Bài 25: Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận
tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5m/s. Sau va chạm cả hai vật bị bạt trở lại với vận tốc lần lượt bằng
0,5m/s và 1,5m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Hãy xác định khối lượng của quả cầu 2.
 Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển
động của vật một lúc sắp va chạm.
- Áp dụng định luật III Niu-tơn:

F 21 = - ⃗
F 12

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:


Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật III Niutơn?
A. Nội dung của định luật III Niuton là: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối,
nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá và cùng chiều.
B. Định luật III Niutơn cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác với nhau.
C. Nội dung của định luật III Niuton là: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối,
nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều.
D. Các Phát biểu A, B đều đúng.
Câu 2: Định luật III Newton cho ta nhận biết
A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B. Sự phân biệt giữa lực và phản lực.
C. Sự cân bằng giữa lực và phản lực. D. Qui luật cân bằng giữa các lực trong tự
nhiên.
Câu 3: Chọn phát biểu không đúng:
A. Những lực tương tác giữa hai vật là lực tực đối.
B. Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi.
C. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau.
D. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Hai lực trực đối là hai lực
A. Có cùng độ lớn, cùng chiều. B. Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
C. Có cùng độ lớn, ngược chiều. D. Có cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
Câu 5: Lực và phản lực không có tính chất sau:
A. luôn xuất hiện từng cặp. B. luôn cùng loại.
C. luôn cân bằng nhau. D. luôn cùng giá ngược chiều.
Câu 6: Chọn câu đúng. Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vào tường và bật ngược trở lại:
A. Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng.
B. Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào quả bóng.
C. Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng.
D. Không đủ cơ sở để kết luận.
Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực về phản lực. Lực và phản lực
A. luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. bao giờ cũng cùng loại.
C. luôn cùng hướng với nhau. D. không thể cân bằng nhau.
Câu 8: Chọn kết quả đúng. Cặp "Lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. Có độ lớn không bằng nhau. B. Có độ lớn bằng nhau nhưng không cùng giá.
C. Tác dụng vào cùng một vật. D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 9: Một quả bóng từ độ cao h rơi xuống sàn rồi nảy lên đến độ cao h’< h:
A. Phản lực từ mặt sàn tác dụng vào quả bóng thì nhỏ hơn trọng lực tác dụng vào quả bóng.
B. Phản lực từ mặt sàn tác dụng vào quả bóng thì lớn hơn trọng lực tác dụng vào quả bóng.
C. Phản lực từ mặt sàn tác dụng vào quả bóng thì bằng với trọng lực tác dụng vào quả bóng.
D. Không thể xác định lực nào lớn hơn. Hợp lực của phản lực mặt sàn và trọng lực cùng gia tốc
tạo vận tốc nảy lên của quả bóng, gia tốc này hướng lên nên phản lực của sàn phải lớn hơn
trọng lực.
Câu 10: Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực:
A. bằng nhau. B. không bằng nhau. C. trực đối. D. Cả ba đều sai.
Câu 11: Một chiếc xe nằm yên trên mặt đường nằm ngang. Gọi P là trọng lượng của xe, N là
phản lực vuông góc của mặt đường, Q là lực do xe nén xuống mặt đường. Phát biểu nào sau
đây chính xác:
A. P và N là hai lực trực đối và cân bằng nhau.
B. N và Q là cặp lực trực đối theo định luật III Newton.
C. N và Q là cặp lực trực đối và cân bằng nhau.
D. Các phát biểu A và B đều đúng.
Câu 12: Một người có trọng lượng 600N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người
đó là bao nhiêu?
A.100N B. 400N C. 500N D. 600N
Câu 13: Trong định luật III Niuton. Lực và phản lực
A. cùng tác dụng vào một vật C. hai lực cân bằng triệt tiêu lẫn nhau
B. là cặp lực trực đối cân bằng D. chúng xuất hiện và mất đi đồng thời
Câu 14: Một dây thừng sẽ đứt nếu chịu tác dụng của lực tối đa là 100N. Nếu hai người
cầm hai đầu dây và kéo ra. Hỏi mỗi người phải tác dụng lực tối thiểu là bao nhiêu thì
dây sẽ đứt:
A. F1 = F2 = 60N B. F1 = F2 = 80N C. F1 = F2 = 100N. D. F1 = F2 = 120N
Câu 15: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Newton
A. Tác dụng vào hai vật khác nhau. B. Tác dụng vào cùng một vật.
C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 16: Búa đập vào thanh sắt nung đỏ làm biến dạng thanh sắt vì:
A. Lực búa đập vào thanh sắt lớn hơn lực thanh sắt tác dụng lên búa.
B. Khối lượng búa lớn hơn khối lượng thanh sắt.
C. Thanh sắt bị biến dạng chứng tỏ có lực búa đập vào. Búa không biến dạng vì không có lực
của thanh sắt tác dụng ngược lại lên búa.
D. Sắt nung đỏ mềm nên biến dạng dễ thấy. Biến dạng của búa rất nhỏ.
Câu 17: Chọn phát biểu sai về cặp lực tác dụng và phản lực.
A. ngược chiều nhưng cùng phương. B. cùng độ lớn và cùng chiều.
C. cùng phương và cùng độ lớn. D. ngược chiều và khác điểm đặt.
Câu 18: 7. Chọn phát biểu đúng về cặp lực tác dụng và phản lực.
A. là một hệ lực cân bằng. B. cùng độ lớn và cùng chiều.
C. tác dụng lên hai vật nên là cặp lực trực đối. D. cùng phương và cùng chiều.
Câu 19: Công thức liên hệ giữa lực tác dụng và phản lực theo định luật III Niutơn:
A. ⃗F AB+ ⃗
F BA=0 B. FAB = - FBA C. ⃗
F AB=−⃗F CB D. ⃗
F AC =−⃗
FCA =0
Câu 20: Chọn phát biểu sai về định luật III Niutơn.
A. Trong mọi trường hợp, khi vật M tác dụng vào N một lực tác dụng thì vật N cũng tác dụng
lại vật M một phản lực.
B. Lực tác dụng và phản lực là hai lực trực đối.
C. Lực tác dụng và phản lực làm thành một cặp lực cân bằng.
D. Lực tác dụng và phản lực đặt vào hai vật khác nhau.
Câu 21: Một người thực hiện động tay nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng
người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Đẩy lên. B. Đẩy xuống. C. Đẩy sang bên. D. không đẩy gì cả.
Câu 22: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về
phía trước là?
A. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa. B. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.
C. Lực mà xe tác dụng vào ngựa. D. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất
Câu 23: Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng
lên ngừơi đó có độ lớn?
A. Bằng 500N. B. Bé hơn 500N.
C. lớn hơn 500 N. D. Phụ thuộc vào nơi mà ngừời đó đứng trên mặt đất.
Câu 24: Khi chèo thuyền trên mặt hồ, muốn thuyền tiến về phía trước thì ta phải dùng
mái chèo gạt nước
A. Về phía trước B. Về phía sau C. Sang bên phải D. Sang bên trái
Câu 25: Hai lớp A1 và A2 tham gia trò chơi kéo co, lớp A1 đã thắng lớp A2, lớp A1 tác
dụng vào lớp A2 một lực F12, lớp A2 tác dụng vào lớp A1 một lực F 21. Quan hệ giữa hai
lực đó là
A. F12 > F21. B. F12 < F21. C. F12 = F21. D. Không thể so sánh được.
Câu 26: An và Bình đi giày patanh, mỗi người cầm một đầu sợi dây, An giữa nguyên
một đầu dây, Bình kéo đầu dây còn lại. Hiện tượng sảy ra như sau:
A. An đứng yên, Bình chuyển động về phía An. C. An và Bình cùng chuyển động.
B. Bình đứng yên, An chuyển động về phía Bình. D. An và Bình vẫn đứng yên.
Câu 27: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Có giá khác nhau.
C. Có độ lớn khác nhau. D. Tác dụng và hai vật khác nhau.
Câu 28: Lực và phản lực có:
A. Cùng phương cùng độ lớn nhưng ngược chiều
B. Cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
C. Cùng phương cùng độ lớn nhưng cùng chiều
D. Cùng giá cùng độ lớn nhưng cùng chiều.
Câu 29: Hai học sinh cùng kéo một cái lực kế. Số chỉ của lực kế sẽ là bao nhiêu nếu
mỗi học sinh đã kéo bằng lực 50N.(mỗi em một đầu)
A. 0N B. 50N C. 100N D. Một số khác.
Câu 30: Một xe lăn m1 chuyển động trên mặt nằm ngang với vận tốc 50cm/s. Một xe
khác m2 chuyển động với vận tốc 150cm/s tới va chạm vào nó từ phía sau. Sau va chạm
cả 2 xe chuyển động với cùng vận tốc 100cm/s. Hãy so sánh khối lượng 2 xe:
A. m1 = 2m2 B. m1 = 0.5m2 C. m1 = 1,5m2 D. m1 = m2.
Câu 31: Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến vật chạm với nhau
với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5m/s. Sau vật chạm cả hai cùng bật trở lại với vận
tốc lần lượt bằng 0,5m/s và 1,5m/s. Quả cầu một có khối lượng 1kg. Khối lượng của
quả cầu hai đúng với giá trị nào sau đây :
A. m2 = 75kg. B. m2 = 7,5kg. C. m2 = 0,75kg. D. Một giá trị khác.
Câu 32: Một quả bóng chàycó khối lượng 300g bay với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc
với tường và bật ngược trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h.Thời gian va chạm là 0,04s.
Tính lực do tường tác dụng vào quả bóng.
A. − 262,5N B. + 363N C. – 253,5N D. + 430,3N
Câu 33: Một quả bóng, khối lượng 500g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường
và bay ngược lại với tốc độ 20 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường
có độ lớn và hướng:
A.1000 N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
B. 500 N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
C.1000 N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.
D. 200 N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.
Câu 34: Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 20 m/s thì
va theo phương vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược trở lại với vận tốc 15 m/s.
Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,02s. Lực của quả bóng tác dụng vào tường là bao
nhiêu?
A. 750 N B. 375 N C. 875 N D. 575 N
Câu 35: Một học sinh của Trung Tâm Giáo Dục Hà Nội đá quả bóng có khối lượng 0,2kg
bay với vận tốc 25m/s đến đạp coi như vuông góc với bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ
với vận tốc 15m/s. Khoảng thời gian va chạm giữa bóng và tường bằng 0,05s. Tính lực tác
dụng của tường lên quả bóng?
A. − 262,5N B. + 363N C. – 160N D. + 150N
Câu 36: Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay với vận tốc 25 m/s đến đập vuông góc với
tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s.
Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng có
độ lớn bằng
A. 50 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 230 N.
Câu 37: Quả bóng khối lượng 300 g bay với tốc độ 72 km/h đến đập vào một bức tường rồi bật
lại với độ lớn tốc độ không đổi. Biết va chạm của bóng với tường tuân theo định luật phản xạ
của gương phẳng (góc phản xạ bằng góc tới) và bóng đến đập vào tường với góc tới 30 0, thời
gian va chạm là 0,01 s. Lực do tường tác dụng lên bóng bằng
A. 600 N. B. 200√ 3 N. C. 300√ 3N. D. 600√ 3N.
Câu 38: Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc vào
tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và
tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là
A. 120 N. B. 210 N. C. 200 N. D. 160 N.
Câu 39: Người ta làm một thí nghiệm về sự va chạm giữa hai xe lăn trên mặt phẳng nằm
ngang. Cho xe một đang chuyển động với vận tốc 50 cm/s. Xe hai chuyển động với vận tốc 150
cm/s đến va chạm vào phía sau xe một. Sau va chạm hai xe cùng chuyển động với vận tốc là
100 cm/s. So sánh khối lượng của hai xe.
A. m1 < m2 B. m1 > m2 C. m1 = 2m2 D. m1 = m2
Câu 40: Cho viên bi A chuyển động tới va chạm vào bi B đang đứng yên, v A = 4m/s sau va
chạm bi A tiếp tục chuyển động theo phương cũ với v = 3m/s, thời gian xảy ra va chạm là 0,4s.
Tính gia tốc của 2 viên bi, biết mA = 200g, mB = 100g.
A. aA = -2,5 m/s2; aB = 5 m/s2 B. aA = -3,5 m/s2; aB = 4 m/s2
C. aA = 4,5 m/s2; aB = 6 m/s2 D. aA = 5 m/s2; aB = 3 m/s2
Câu 41: Cho hai vật chuyển động trên cùng một đường thẳng bỏ qua ma sát đến va chạm vào
nhau với vận tốc lần lượt là 1m/s; 0,5m/s. Sau va chạm cả hai bị bật ngược trở lại với vận tốc là
0,5m/s; 1,5m/s. Biết vật một có khối lượng 1kg. Xác định khối lượng quả cầu hai.
A. 0,75kg B. 1 kg C. 0,85kg D. 1,5kg
Câu 42: Cho viên bi A chuyển động với vận tốc 20cm/s tới va chạm vào bi B đang đứng yên,
sau va chạm bi A tiếp tục chuyển động theo phương cũ với vận tốc 10cm/s, thời gian xảy ra va
chạm là 0,4s. Gia tốc của 2 viên bi lần lượt là, biết mA = 200g, mB = 100g.
A. – 1,25m/s2; 5,5 m/s2 B. – 0,25m/s2; 5 m/s2
C. 1,5 5m/s2; 6 m/s2 D. 2,25m/s2; 6 m/s2
Câu 43: Có 2 quả cầu trên mặt phẳng ngang. Quả cầu một chuyển động với vận tốc 4m/s đến
va chạm với quả cầu hai đang nằm yên. Sau va chạm 2 quả cầu cùng chuyển động theo hướng
cũ của quả cầu một với vận tốc 2m/s. Tính tỉ số khối lượng của 2 quả cầu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 44: Trên mặt nằm ngang không ma sát xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến
va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm xe một bật lại với vận tốc 150 cm/s; xe hai
chuyển động với vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400g; tính khối lượng xe một?
A. 0,145kg B. 1 kg C. 0,85kg D. 1,5kg
Câu 45: Một xe A đang chuyển động với vận tốc 3,6 km/h đến đụng vào mộ xe B đang đứng
yên. Sau khi va chạm xe A dội ngược lại với vận tốc 0,1 m/s còn xe B chạy tiếp với vận tốc
0,55 m/s. Cho mB = 200g; tìm mA?
A. 0,1kg B. 1 kg C. 0,85kg D. 1,5kg
Câu 46: Vật có khối lượng mi đang chuyển động với tốc độ 5,4 km/giờ đến va chạm vào vật có
khối lượng m2 = 250 g đang đứng yên. Sau va chạm vật m1 dội lại với tốc độ 0,5 m/s còn vật m2
chuyển động với tốc độ 0,8 m/s. Biết hai vật chuyển động cùng phương. Khối lượng m1 bằng
A. 350 g. B. 200 g. C.100 g. D. 150 g.
Câu 47: Một viên bi A có khối lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì va chạm vào
viên bi B có khối lượng 2kg đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian
va cham 0,3 s, bi B chuyển động với vận tốc 2 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A.
Bỏ qua mọi ma sát, tốc độ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là?
A. 2 m/s B. 2.5 m/s C. 1 m/s D. 1.5 m/s
Câu 48: Một A vật có khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ 5 m/s va chạm vào một vật B có
khối lượng 3kg đứng yên. Sau va chạm vật A chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s, cho
vật B chuyển động với tốc độ bao nhiêu?
A. 2 m/s B. 3 m/s C. 4 m/s D. 5 m/s
Câu 49: Một vật A vật có khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ 5m/s va chạm vào một vật B
đứng yên. Sau va chạm vật A chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1m/s, còn vật B chuyển
động với tốc độ 2m/s. Hỏi khối lượng của vật B bằng bao nhiêu?
A. 2kg B. 3kg C. 4kg D. 5kg
Câu 50: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm
vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời
gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của
bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc độ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là
A. 1 m/s. B. 3 m/s. C. 4 m/s. D. 2 m/s.
Câu 51: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt
hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ
lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời
gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lượng của xe A so với
xe B là
A. 2. B. 0,5. C. 4. D. 0,25
Câu 52: Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực
A. là cặp lực cân bằng. C. là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ
lớn.
B. là cặp lực có cùng điểm đặt. D. là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Chủ đề 11. MỘT SỐ LỰC THỰC TIỄN

I. Tóm tắt lý thuyết


Trọng lực
- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do
- Kí hiệu: ⃗P
- Ở gần Trái Đất trọng lực có:
+ Điểm đặt: trọng tâm của vật
+ Phương thẳng đứng
Hướng vào tâm Trái Đất
+ Chiều từ trên xuống
+ Công thức: ⃗P=m ⃗g
* Trọng lượng: là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật
- Công thức tính: P = m.g
- Cách đo: lực kế hoặc cân lò xo
* Vị trí trọng tâm: Phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật. Với
những vật phẳng đồng chất, trọng tâm nằm ở tâm đối xứng
- Để xác định trọng tâm của một vật phẳng, ta thực hiện các bước sau:
+ B1: Treo vật ở đầu một sợi dây mềm, mảnh nối
với điểm P của vật, đưa dây dọi sát dây treo vật,
dùng dây dọi để làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng
đứng PP’ kéo dài của dây treo trên vật.
+ B2: Treo vật ở điểm Q và lặp lại quá trình như
trên, đánh dấu được đường thẳng đứng QQ’.
 Giao điểm G của PP’ và QQ’ là trọng tâm của
vật phẳng.
* Phân biệt trọng lượng và khối lượng
- Trọng lượng của một vật thay đổi khi đem vật đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi
- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Vì vậy, khối lượng của một vật không thay đổi khi ta
chuyển nó từ nơi này đến nơi khác.
Lực căng dây
- Lực căng xuất hiện tại mọi điểm trên
sợi dây có sự co dãn
- Kí hiệu: ⃗
T
- Đặc điểm của lực căng:
+ Phương trùng với phương của sợi dây
+ Ngược chiều với chiều của lực do vật
kéo dãn dây.
Lực ma sát
a. Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, khi
vật có xu hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động:

F msn =−⃗
F
b. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt là lực ma sát cản trở vật trượt trên bề mặt tiếp xúc
* Đặc điểm
- Điểm đặt: tại vật và bề mặt tiếp xúc của vật
- Phương: trùng với phương chuyển động
- Chiều: ngược chiều chuyển động
- Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực: Fms = μ.N
Với μ là hệ số ma sát trượt, phụ thuộc vào vật
liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
* Lưu ý:
- Fms trượt  Fmsn max
- Trong các điều kiện cùng áp lực N thì lực ma
sát nghỉ tác dụng vào các vật lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt tác dụng lên các vật trượt rất nhiều.
d. Ứng dụng:

Chuyển động của vật trong chất lưu:


a. Lực cản của chất lưu
- Chất lưu được dùng để chỉ chất lỏng và chất khí
- Mọi vật chuyển động trong chất lưu luôn chịu tác dụng bởi lực cản của chất lưu. Lực này
ngược hướng chuyển động và cản trở chuyển động của vật
- Lực cản phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật.
* Chuyển động rơi của vật trong chất lưu được chia làm 3
giai đoạn:
- Nhanh dần đều từ lúc bắt đầu rơi trong một thời gian
ngắn
- Nhanh dần không đều trong một khoảng thời gian tiếp
theo. Lúc này lực cản bắt đầu có độ lớn đáng kể và tăng
dần.
- Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi. Khi đó,
tổng lực tác dụng lên vật rơi bị triệt tiêu.
Chú ý: Khi vật rơi trong chất lưu dưới tác dụng của trọng lực và lực cản của chất lưu thì đến
một lúc nào đó vật sẽ đạt tới vận tốc giới hạn và sẽ chuyển động đều với vận tốc này.
b. Lực nâng của chất lưu

- Một số tác dụng của lực nâng trong tình huống thực tế:
+ Máy bay có thể di chuyển trong không khí
+ Tàu thuyền có thể nổi và di chuyển được trên mặt nước
+ Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung
+ Nhiều sinh vật bay lượn dễ dàng trong không khí
c. Lực đẩy Archimedes:
* Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có:
+ Điểm đặt: tại vị trí trùng với trọng tâm của phần chất lỏng bị vật
chiếm chỗ.
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ dưới lên
+ Độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ:
FA = ρ.g.V
Trong đó: + FA: lực đẩy Archimedes (N)
+ ρ: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3 )
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3 )
d. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng:
m
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó: ρ=
V
- Áp suất p là đại lượng được xác định bằng độ lớn áp lực F trên một đơn vị diện tích S của mặt
bị ép:
F
p=
S
+ Đơn vị áp suất: Pascan (Pa). Các đơn vị khác: 1 atm = 760 mmHg = 105Pa
- Áp suất chất lỏng lên mỗi điểm ở độ sâu h trong lòng chất lỏng: p = p0 + .g.h
Với p0 là áp suất khí quyển.
 Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm có độ sâu khác nhau trong chất lỏng: p = .g.h
II. Bài tập ôn luyện lí thuyết
Câu 1: Điền khuyết các từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Trọng lực là …………………do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật ………………..
b. Trọng lượng là ………………của trọng lực tác dụng lên vật
c. Trọng lượng của một vật ………...khi đem vật đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay
đổi
d. Khối lượng của một vật …………………khi ta chuyển nó từ nơi này đến nơi khác.
e. Lực căng xuất hiện tại mọi điểm trên sợi dây có sự …………………
f. Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên …………………của vật, khi vật có xu hướng
chuyển động nhưng …………………..
g. Lực ma sát trượt là lực ma sát cản trở vật …………………trên bề mặt tiếp xúc
h. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào ……………….và …………………của hai mặt tiếp xúc.
i. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động ………. của vật.
j. Lực được đo bằng ……………..
k. Vị trí trọng tâm phụ thuộc vào …………………………………của vật.
Lời giải:
a. lực hấp dẫn; gia tốc rơi tự do b. độ lớn c. thay đổi
d. không thay đổi e. co dãn f. mặt tiếp xúc; chưa chuyển
động
g. trượt h. vật liệu; tình trạng i. lăn
j. lực kế k. sự phân bố khối lượng
Câu 2: Điền khuyết các từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Chất lưu được dùng để chỉ …………….và ……………………….
b. Mọi vật chuyển động trong chất lưu luôn chịu tác dụng bởi ………………của chất lưu.
Lực này ………………. chuyển động và cản trở chuyển động của vật
c. Lực cản phụ thuộc vào …………………và ………………… của vật.
d. Chuyển động rơi của vật trong chất lưu được chia làm …………… giai đoạn.
e. Máy bay có thể di chuyển trong không khí, tàu thuyền có thể nổi và di chuyển được trên
mặt nước là nhờ …………………của chất lưu
f. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của ……………………………chất đó.
g. Áp suất p là đại lượng được xác định bằng độ lớn ……………….trên ……………………..
của mặt bị ép.
h. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có độ lớn bằng …………………………………… bị
chiếm chỗ.
i. Những vật phẳng, mỏng, đồng chất, trọng tâm nằm ở …………………………
j. Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực……………….và diện tích bị ép……………….
k. Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên ……………… bình, mà lên cả …………… bình và
các vật ở …………… chất lỏng.
l. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ..........................
Lời giải:
a chất lỏng; chất khí b. lực cản; ngược hướng c. hình dạng; tốc độ
d. 3 e. lực nâng f. một đơn vị thể tích
g. áp lực; một đơn vị diện tích h. trọng lượng phần chất lỏng i. tâm đối xứng
j. càng lớn; càng nhỏ k. đáy, thành bình, trong lòng l. dưới lên
Câu 3: Nối các lực ở cột A tương ứng với các đặc điểm ở cột B
CỘT A CỘT B
Lực đẩy Điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng,
Ác-si-met chiều từ trên xuống

Lực cản của Điểm đặt tại các điểm trên dây, phương trùng với phương
chất lưu của sợi dây và ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn
dây.
Điểm đặt tại vật và bề mặt tiếp xúc của vật, phương
Lực căng trùng với phương chuyển động và ngược chiều chuyển
động.
Điểm đặt tại vị trí trùng với trọng tâm của phần chất
Trọng lực
lỏng bị vật chiếm chỗ, phương thẳng đứng, chiều: từ
dưới lên
Lực ma sát Điểm đặt tại vật, ngược hướng chuyển động và cản trở
chuyển động của vật trong không khí hoặc trong chất lỏng

Lời giải:
1 - d; 2 - e; 3 - b; 4 – a; 5 – c.
Câu 4: Nối các đại lượng ở cột A tương ứng với công thức cho ở cột B:
CỘT A CỘT B
Lực đẩy m
ρ=
Archimedes V
m
ρ=
V
Áp suất ⃗
P=m ⃗g

F
Lực ma sát p=
S
Trọng lực F = μ.N

Khối lượng riêng F = ρ.g.V

Độ chênh lệch p = p0 + .g.h


áp suất chất lỏng

Áp suất chất p = .g.h


lỏng

Lời giải:
1 - e; 2 - c; 3 - d; 4 – b; 5 – a; 6 – g; 7 – f.
Câu 5: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước xác định trọng tâm của một vật phẳng:
a. Treo vật ở điểm Q và lặp lại quá trình như trên,
đánh dấu được đường thẳng đứng QQ’.
b. Treo vật ở đầu một sợi dây mềm, mảnh nối với
điểm P của vật
c. Giao điểm G của PP’ và QQ’ là trọng tâm của vật
phẳng.
d. Đưa dây dọi sát dây treo vật, dùng dây dọi để
làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng đứng PP’ kéo dài
của dây treo trên vật.
Lời giải:
b – d – a – c.
Câu 6: Sắp xếp theo đúng thứ tự hiện tượng vật rơi trong chất lỏng:
a. Rơi nhanh dần không đều.
b. Chuyển động đều với tốc độ giới hạn không đổi.
c. Rơi nhanh dần đều.
Lời giải:
c – a – b.

III. Bài tập phân dạng


DẠNG 1: TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Ở phần trước, ta đã biết gia tốc mà vật có được là do có lực tác dụng lên vật. Khi biết vật
đang chịu tác dụng bởi những lực nào, chúng ta có thể dự đoán vật sẽ chuyển động ra sao. Như
vậy, điều quan trọng là xác định được các lực tác dụng lên một vật. Hãy lấy ví dụ về vật chịu
tác dụng đồng thời của nhiều lực.
 Lời giải:
Ví dụ về vật chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực:
+ Đẩy xe hàng đi về phía trước
+ Kéo vật trên ròng rọc
Bài 2: Ta biết rằng có thể làm biến dạng hoặc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Trong
thực tế, một vật thường chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô
vừa chịu tác dụng của nhiều lực khác nhau. Ví dụ khi chuyển động, ô tô vừa chịu lực của lực
kéo động cơ, vừa chịu tác động của lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, trọng lực do Trái
Đất tác dụng và áp lực do mặt đường tạo ra. Những lực này có đặc điểm gì?
 Lời giải:
Những lực trên đều có đặc điểm là có điểm đặt tại ô tô, phương nằm ngang hoặc thẳng đứng và
có độ lớn.
Bài 3: Quan sát hình 2.1 và cho biết người
nào tác dụng lực đẩy, người nào tác dụng
lực kéo lên cái tủ? Hãy biểu diễn lực tác
dụng của mỗi người lên tủ.
 Lời giải:
Bạn A dùng lực kéo
Bạn B dùng lực đẩy
Biểu diễn:

Bài 4: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên quả táo (G là trọng tâm).
 Lời giải:
Trọng lực:
+ Điểm đặt: tại tâm vật
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ trên xuống dưới
Bài 5: Khi thả một vật từ độ cao h, vật luôn rơi xuống. Lực nào đã gây ra chuyển động rơi của
vật?
 Lời giải:
Lực đã gây ra chuyển động rơi của vật là lực hấp dẫn của Trái Đất (trọng
lực).
Bài 6: Thảo luận tình huống đề cập trong hình 17.1: Tại sao khi được buông
ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất?
 Lời giải:
Khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất vì chúng chịu tác
dụng của lực hút Trái Đất.
Bài 7: Lực kế trong Hình 17.2 đang chỉ ở vạch 1 N.
a. Tính trọng lượng và khối lượng của vật treo vào lực kế. Lấy g =
9,8m/s2
b. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (xem vật là chất điểm).
 Lời giải:
a. - Lực kế đang chỉ 10 N  trọng lượng của vật treo vào lực kế là 10 N.
- Khối lượng của vật treo là:
P = mg ⇒ m = P/g = 10/9,8 = 1,02 (kg)
b. Các lực tác dụng lên vật gồm: trọng lực ⃗P và lực đàn
hồi của lực kế ⃗F dh. Hai lực này cân bằng nhau.
Bài 8: Hai bạn đang đứng ở vị trí A và B trên Trái
Đất như Hình 11.3. hãy vẽ vecto trọng lực tác dụng
lên mỗi bạn.
 Lời giải:
Trọng lực có:
- Điểm đặt: tại một vị trí đặc biệt gọi là trọng tâm.
- Hướng: hướng vào tâm Trái Đất.
- Độ lớn: P = m.g
Bài 9: Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng
- Chuẩn bị: một số tấm bìa các-tông phẳng, mỏng; dây
treo; thước thẳng; bút chì; kéo.
- Tiến hành:
Thí nghiệm 1: Hãy xác định trọng tâm của tấm bìa các-
tông vật ở Hình 17.3 và giải thích rõ cách làm của em.
Thí nghiệm 2: Cắt một số tấm bìa các-
tông thành hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều.

Hãy tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng kết luận sau:
“Trọng tâm của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của
vật”.
 Lời giải:
- Thí nghiệm 1:
Để xác định được trọng tâm của tấm bìa Hình 17.3 ta có thể làm như sau:
+ Đục 1 lỗ nhỏ ở 1 cạnh của tấm bìa, sau đó dùng dây treo buộc vào lỗ và treo thẳng đứng tấm
bìa lên. Đến khi tấm bài ở trạng thái cân bằng, dùng thước thẳng và bút chì kẻ 1 đường thẳng
dọc theo phương của dây treo.
+ Làm tương tự như vậy với một điểm treo khác trên tấm bìa.
+ Xác định giao điểm của 2 đường thẳng. Đó chính là trọng tâm của tấm bìa.
- Thí nghiệm 2: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm.

Bài 10: Đo trọng lượng của một vật ở một địa điểm trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do là 9,80
m/s2, ta được P = 9,80 N. Nếu đem vật này tới một địa điểm khác có gia tốc rơi tự do 9,78 m/s2
thì khối lượng và trọng lượng của nó đo được là bao nhiêu?
 Lời giải:
Khối lượng của vật là: m = P/g = 9,80/9,80 = 1 (kg)
Trọng lượng của vật khi ở nơi có gia tốc 9,78m/s2 là: P = mg = 1.9,78 = 9,78 N
Bài 11: Tính độ lớn trọng lực tác dụng lên bạn
 Lời giải:
Ví dụ, cân nặng của bạn là 45 kg
Trọng lực tác dụng lên bạn là: P = m.g = 45.10 = 450 (N).
Bài 12: Từ bảng 2.1, xác định gia tốc rơi tự do ở vị trí thực hiện phép đo. Lấy kết quả đến 3
chữ số có nghĩa

 Lời giải:
+ 1 quả cân: g1 = P1/m1 = 0,49/0,05 = 9,8 (m/s2)
+ 2 quả cân: g2 = P2/m2 = 0,98/0,10 = 9,8(m/s2)
+ 3 quả cân: g3 = P3/m3 = 1,47/0,15 = 9,8(m/s2)
+ 4 quả cân: g4 = P4/m4 = 1,96/0,20 = 9,8(m/s2)
+ 5 quả cân: g5 = P5/m5 = 2,45/0,25 = 9,8(m/s2)
Vậy gia tốc rơi tự do ở vị trí thực hiện phép đo là 9,80 m/s2
Bài 13: Xác định số chỉ đo trọng lượng của các quả cân trong Bảng 2.1 khi chúng được đưa lên
bề mặt Mặt Trăng. Lấy gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng là 1,6 m/s2

 Lời giải:
Ta có: g = 1,6 m/s2
+ 1 quả cân: P = 0,05.1,6 = 0,08 (N) + 2 quả cân: P = 0,10.1,6 = 0,16 (N)
+ 3 quả cân: P = 0,15.1,6 = 0,24 (N) + 4 quả cân: P = 0,20. 1,6 = 0,32 (N)
+ 5 quả cân: P = 0,25.1,6 = 0,40 (N).
Bài 14: Chứng tỏ rằng áp lực do người đang đứng yên trên sàn tác dụng lên sàn có độ lớn bằng
trọng lượng của người đó.
 Lời giải:
Khi đứng yên trên mặt sàn, bàn chân người đã tác dụng áp lực lên sàn. Lực này tác dụng lên
mọi điểm thuộc diện tích bị ép giữa bàn chân và mặt sàn. Áp lực và trọng lực cùng chiều nhau
và người đứng yên trên sàn nên áp lực và trọng lực có độ lớn như nhau
Bài 15: Cho ví dụ minh họa tính chất của lực căng dây xuất hiện tại mọi điểm trên dây.
 Lời giải:
Ví dụ:
+ Kéo vật bằng ròng rọc
+ Chuyển động của con lắc đơn được treo vào một sợi dây không dãn.
Bài 16: Hình 11.13 mô tả quá trình kéo gạch từ thấp lên
cao qua hệ thống ròng rọc. Xem chuyển động của thùng
gạch là đều, hãy xác định lực căng tác dụng lên vật nâng
và ròng rọc bằng hình vẽ. Từ đó hãy chỉ ra điểm đặt,
phương, chiều và độ lớn của lực căng dây. Biết lượng gạch
trong mỗi lần kéo có
khối lượng 20 kg và
lấy g = 10 m/s2
 Lời giải:
Ta có lực căng dây tác dụng lên vật nâng:
T = P = m.g = 20.10 = 200 (N)
Lực căng:
+ Điểm đặt: tại vật
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ dưới lên trên
+ Độ lớn: 200 N.
Bài 17: Dựa vào Hình 17.4, hãy thảo luận và phân tích để làm sáng tỏ các ý sau đây:

- Những vật nào chịu lực căng của dây?


- Lực căng có phương, chiều thế nào?
Từ đó, nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực căng.
 Lời giải:
- Các vật trong hình 17.4 đều chịu tác dụng của lực căng của dây.
- Lực căng có cùng phương, ngược chiều với lực kéo.
Đặc điểm của lực căng:
+ Điểm đặt: Tại vật
+ Phương: Trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: Ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây
Bài 18: Hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong Hình 17.5a và 17.5b.

 Lời giải:
Xác định điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong:
- Hình a: - Hình b:
+ Điểm đặt: tại 2 đầu sợi dây + Điểm đặt: tại vật
+ Phương: trùng với phương của sợi dây + Phương: trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: ngược với chiều của lực do người + Chiều: ngược với chiều của lực do người
kéo dãn dây kéo dãn dây
Bài 19: Một bóng đèn có khối lượng 500 g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi
dây và đang ở trạng thái cân bằng.
a. Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn.
b. Tính độ lớn của lực căng.
c. Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó có bị đứt không?
 Lời giải:
a. Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn gồm: trọng lực ⃗P và lực căng ⃗ T của
sợi dây.
b. Do trọng lực ⃗P và lực căng ⃗ T của sợi dây là hai lực cân bằng nên chúng có độ
lớn bằng nhau.
Độ lớn của lực căng là: T = P = mg = 0,5.10 = 5N
c. Ta có: T = 5N < 5,5N nên nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5
N thì nó không bị đứt.
Bài 20: Một con khỉ biểu diễn xiếc treo mình
cân bằng trên một sợi dây bằng một tay như
hình 17.7. Hãy cho biết trong hai lực căng
xuất hiện trên dây (⃗
T 1 và ⃗
T 2), lực nào có cường
độ lớn hơn? Tại sao?
 Lời giải:
Chú khỉ ở trạng thái cân bằng dưới tác dụng
của 3 lực: trọng lực ⃗P, các lực căng ⃗ T 1, ⃗
T 2 của
hai đoạn dây. Như vậy:

P +⃗
T 1+ T⃗2=0⃗ → ⃗
T 1+ ⃗
T 2=− ⃗
P
Vậy ta phân tích −⃗P ra hai thành phần hướng dọc theo hai
đoạn dây. Áp dụng định lí hàm số sin:
T1 T2
=
sin β1 sin β 2
Mà β 1=90 o−α 1=90 o−14 o=76 o
o o o o
β 2=90 −α 2=90 −20 =70
Như vậy β 1> β 2 nên ⃗
T 2> ⃗
T 1.
Bài 21. Một người kéo dây để giữ thùng hàng như hình 1.
Trên hình đã biểu diễn hai lực.
a. Chỉ ra lực còn lại tạo thành cặp lực – phản lực theo định luật III
Newton với mỗi lực này. Nêu rõ vật mà lực đó tác dụng lên, hướng
của lực và loại lực.
b. Biểu diễn các lực tác dụng lên thùng hàng.
c. Biểu diễn các lực tác dụng lên người.
 Lời giải:
a. - Trọng lực P tác dụng lên thùng hàng và lực căng T của sợi dây
(lực kéo của người)
- Trọng lực P tác dụng lên người và phản lực N tác dụng
lên người
- Lực kéo của người tác dụng lên sợi dây và lực căng T
của sợi dây tác dụng lên người.
b. Các lực tác dụng lên thùng hàng gồm trọng lực P và
lực căng của dây (lực kéo của người).
c. Các lực tác dụng lên người: Lực căng, trọng lực, phản
lực, lực ma sát.
Bài 22. Xét hai hệ như Hình 11P.1, hãy vẽ sơ đồ lực tác
dụng lên vật m1 , m2 trong trường hợp a và vật m trong
trường hợp b; gọi tên các lực này

 Lời giải:
+⃗ N : phản lực
+ ⃗P: trọng lực
+⃗T : lực căng

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Ta có ⃗g là véctơ gia tốc trọng lực. Vậy câu nào sau đây sai khi nói về ⃗g?
A. Trị số g là hằng số và có giá trị là 9,81m/s2. B. Trị số g thay đổi theo từng nơi trên Trái
đất.
C. Trị số g thay đổi theo độ cao. D. Có chiều thẳng đứng từ trên xuống.
Câu 2: Chọn câu sai trong các câu sau
A. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống.
B. Điểm đặt của trọng lực tại trọng tâm của vật.
C. Trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụng lên vật khi vật đứng yên hoặc chuyển động
thẳng đều so với trái đất.
D. Nguyên tắc cân là so sánh trực tiếp khối lượng của vật cần đo với khối lượng chuẩn.
Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?
A. Trọng lực xác định bởi biễu thức P = mg.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng.
D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
Câu 4: Trọng lực tác dụng lên một vật có:
A. Điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang.
C. Điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
D. Độ lớn luôn thay đổi.
Câu 5: Một cần cẩu đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương
thẳng đứng. Dây cáp chịu lực căng lớn nhất trong trường hợp:
A. Vật được nâng lên thẳng đều. B. Vật được đưa xuống thẳng đều.
C. Vật được nâng lên nhanh dần. D. Vật được đưa xuống nhanh dần.
Câu 6: Chọn ý sai. Trọng lượng của vật
A. là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật. B. là trọng tâm của vật.
C. kí hiệu là P. D. được đo bằng lực kế.
Câu 7: Người nêu ra định luật vạn vật hấp dẫn là
A. Anhxtanh B. Cu−lông C. Faraday D. Niutơn
Câu 8: Chọn phát biểu sai:
A. Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
B. Trọng lượng của vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực.
D. Trọng lực tác dụng lên vật là không đổi.
Câu 9: Các hòn đá rơi xuống mặt đất
A. là do lực hút Trái Đất lớn hơn lực hút của các hòn đá lên Trái Đất.
B. sẽ luôn rơi nhanh chậm khác nhau do lực hút Trái Đất tác dring lên chúng khác nhau.
C. với cùng gia tốc khi lực cản không khí tác dụng lên chúng rất nhỏ so với trọng lượng của
chúng.
D. với gia tốc bằng gia tốc khi chúng rơi trên Mặt Trăng.
Câu 10: Gia tốc rơi tự do của các vật
A. luôn bằng nhau. B. phụ thuộc vào độ cao h.
C. như nhau ở mọi nơi trên mặt đất. D. phụ thuộc khối lượng của vật.
2
Câu 11: Gia tốc trọng trường trên sao Hỏa là 3,7 m/s . Nếu một người lên sao Hỏa sẽ có khối
lượng
A. và trọng lượng giảm đi. B. và trọng lượng không đổi.
C. không đổi còn trọng lượng giảm đi. D. giảm còn trọng lưọng tăng lên.
Câu 12: Lực hấp dẫn do 1 hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái đất thì có độ lớn:
A. Nhỏ hơn trọng lượng hòn đá B. Bằng trọng lượng của hòn đá
C. Lớn hơn trọng lượng hòn đá D. Bằng 0
Câu 13: Trên hành tinh X , gia tốc rơi tự do chỉ bằng 1/4 gia tốc rơi tự do trên trái đất. Vậy nếu
thả vật rơi từ độ cao h trên trái đất mất thơig gian là t thì cũng ở độ cao đó vật sẽ rơi trên hành
tinh X mất bao lâu?
A. 4t B. 2t C. t/2 D. t/4
Câu 14: Các giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Quán tính. B. Lực hấp dẫn của trái đất.
C. Gió. D. Lực đẩy Acsimet.
Câu 15: Trọng lực là gì?
A. Lực hút của Trái đất tác dụng vào vật. B. Lực hút giữa hai vật bất kỳ.
C. Trường hợp riêng của lực hấp dẫn. D. Câu A và C đúng.
Câu 16: Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn vì
A. Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật. B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
C. Trọng lực tác dụng lên các vật.
D. Trọng lực rất dễ phát hiện còn lực hấp dẫn rất khó phát hiện.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 18: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây?
A. Trọng lực của một vật được xem gần đúng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó.
B. Trọng lực của một vật giảm khi đưa vật lên cao hoặc đưa vật từ cực bắc trở về xích đạo.
C. Trên Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ có thể nhảy lên rất cao so với khi nhảy ở Trái Đất vì ở
đó khối lượng và trọng lượng của nhà du hành giảm.
D. Trọng lực có chiều hướng về phía Trái Đất.
Câu 19: Một quả cam khối lượng m ở tại nơi có gia tốc g. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận
nào sau đây là đúng?
A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg.
B. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Trái đất hút quả cam 1 lực lớn hơn lực mà quả cam hút trái đất vì khối lượng trái đất lớn
hơn.
Câu 20: Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ
A. Định luật I Niutơn B. Định luật II Niutơn
C. Định luật III Niutơn D. Định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 21: Chọn câu sai?
A. Trọng lực của vật là sức hút của Trái Đất lên vật.
B. Trọng lượng của vật là tổng hợp của trọng lực và lực quán tính
C. Trọng lượng của vật có thể tăng hoặc giảm.
D. Trọng lực luôn hướng xuống và có độ lớn P = mg.
Câu 22: Gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ
A. nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống. B. bằng gia tốc của hòn đá ném xuống
C. giảm dần D. bằng không khi lên cao tối đa.
Câu 23: Người ta dùng một sợi dây treo một quả nặng vào một cái móc trên trần nhà. Trong
những điều sau đây nói về lực căng của sợi dây, điều nào là đúng?
A. Lực căng là lực mà sợi dây tác dụng vào quả nặng và cái móc
B. Lực căng hướng từ mỗi đầu sợi dây ra phía ngoài sợi dây
C. Lực căng là lực mà quả nặng và cái móc tác dụng vào sợi dây, làm nó căng ra
D. Lực căng ở đầu dây buộc vào quả nặng lớn hơn ở đầu dây buộc vào cái móc
Câu 24: Câu nào sau đây sai?
A. Lực căng của dây có bản chất là lực đàn hồi.
B. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
C. Lực căng của dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
D. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
Câu 25: Buộc một hòn đá nhỏ vào đầu một sợi dây, tay cầm lấy đầu còn lại của sợi dây và
quay tít cho hòn đá vẽ một vòng tròn trong mặt phẳng thẳng đứng, bỏ qua lực cản của không
khí, ta thấy:
A. Chỉ có hai lực tác dụng vào hòn đá là trọng lực và lực căng dây.
B. Xét trên cả qũy đạo, chuyển động của hòn đá không thể là tròn đều.
C. Các phát biểu A) và B) đều đúng. D. Các phát biểu A) và B) đều sai.
Câu 26: Một vật có khối lượng 1 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn (coi ma sát bằng
0) với gia tốc a = 5 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. So với trọng lực tác dụng lên vật, lực gây ra gia tốc a
có độ lớn
A. bằng một nửa trọng lực B. gấp đôi trọng lực C. bằng trọng lực D. bằng 5 lần trọng lực
Câu 27: Hãy chọn câu SAI:
A. trọng lực được xác định bằng công thức P = m.g
B. trọng lực có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống
C. trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó
D. điểm đặc của trọng lực là trọng tâm của vật
Câu 28: Một vật có khối lượng m = 2 kg. Gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Vật m hút Trái Đất
với một lực bằng
A. 5 N. B. 20 N. C. 40 N. D. 10 N.

DẠNG 2: LỰC MA SÁT


A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào?
a. Xoa hai bàn tay vào nhau.
b. Đặt vali lên một băng chuyền đang chuyển động ở sân bay.
 Lời giải:
a. Khi xoa hai bàn tay vào nhau, hai bàn tay đã tiếp xúc với nhau nên xuất hiện lực ma sát trượt
b. Đặt vali lên mặt băng chuyền đang chuyển động ở sân bay, vali nằm yên trên mặt băng
chuyền do có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
Bài 2: Quan sát hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau:
Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp
- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động (Hình 18.2a). Lực nào đã ngăn
không cho vật chuyển động?
- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F 0 nào đó (Hình 18.2b) thì vật bắt đầu trượt. Điều đó
chứng tỏ gì?
- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F 0 vẫn duy trì được chuyển
động trượt của vật (Hình 18.2c). Điều đó chứng tỏ gì?

 Lời giải:
- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động. Lực ma sát nghỉ đã ngăn cản
không cho vật chuyển động.
- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F 0 nào đó thì vật bắt đầu trượt. Điều đó chứng tỏ lực
F0 lớn hơn lực ma sát nghỉ.
- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F 0 vẫn duy trì được chuyển
động trượt của vật. Mà ⃗ F =⃗F mst . Điều này chứng tỏ lực ma sát trượt ⃗
F mst < ⃗
Fmsl .
Bài 3: Quan sát Hình 11.5.
a. Em hãy dự đoán chuyển động của thùng hàng khi chịu tác dụng của các lực có cùng một độ
lớn trong hai trường hợp.
b. Sau khi ta dừng tác dụng lực vào thùng hàng, ta quan sát thấy thùng hàng tiếp tục chuyển
động và dừng lại sau khi đi được một đoạn. Em hãy giải thích tại sao thùng hàng dừng lại.

 Lời giải:
a. Trong hình 11.5, khi chị tác dụng của các lực có cùng độ lớn, thùng hàng a không di chuyển,
thùng hàng b di chuyển về phía trước.
b. Do thùng hàng đã chịu lực ma sát lăn có chiều ngược lại với chiều chuyển động nên thùng
hàng di chuyển một đoạn rồi dừng hẳn.
Bài 4: Nêu điểm giống và khác nhau của ba loại lực ma sát: ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát
nghỉ.
 Lời giải:
- Giống nhau:
+ Đều có điểm đặt trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
+ Đều có phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động
- Khác nhau:
+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có một lực khác tác dụng mà vật vẫn nằm yên trên bề mặt
+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật di chuyển trượt trên một bề mặt
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên một bề mặt.
Bài 5: Xác định hướng và độ lớn của hợp lực tác dụng lên ô tô trong các trường hợp dưới đây
và trạng thái chuyển động của ô tô.

 Lời giải:
Trong cả ba hình, hướng chuyển động của ô tô là: phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
a. Lực phát động là 400 N, lực cản là 300 N
 Hợp lực F = 100 N > 0 nên trạng thái chuyển động của ô tô là ô tô tăng tốc (CĐTNDĐ)
b. Lực phát động = Lực cản = 300 N.
 Hợp lực F = 0 N nên ô tô chuyển động thẳng đều
c. Lực phát động = 200 N, lực cản = 300 N
 Hợp lực F = -100 N < 0 nên trạng thái chuyển động của ô tô là CĐT CDĐ
Bài 6: Dựa vào các Hình 11.5, 11.6, hãy vẽ hình biểu diễn lực ma sát tác dụng lên các vật.

 Lời giải:
Lực ma sát:
+ Điểm đặt: trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt
+ Phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động của vật.

Bài 7: Giải thích ý nghĩa của chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc khi nói về chiều
của lực ma sát.
 Lời giải:
Chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc khi nói về chiều của lực ma sát là khi ta cho hai
bề mặt tiếp xúc chuyển động tương đối vơi nhau thì tại vật xuất hiện lực ma sát ngược chiều
với chiều chuyển động.
Bài 8: Dựa vào kinh nghiệm cuộc sống của em, hãy phân tích lợi ích và tác hại của lực ma sát.
 Lời giải:
- Lợi ích của lực ma sát: Giúp cố định các vật trong không gian; giúp các vật đang trượt hay
lăn dừng lại.
- Tác hại của lực ma sát: Làm mòn bề mặt của các vật; cản trở chuyển động của các vật...
Bài 9: Quan sát Hình 11.9 và giải thích cơ chế vật lí giúp con người có thể bước đi.

 Lời giải:
Theo định luật III Newton: Khi chân người bước đi
+ chân tạo áp lực của chân lên mặt đường  nên đường cũng tạo áp lực lên chân một lực cùng
phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
+ chân tác dụng lên mặt đường một lực ma sát nghỉ  mặt đường cũng tác dụng lên chân lực
ma sát nghỉ cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
 Chân sẽ chịu một lực là hợp của hai lực này, và hợp lực sẽ đóng vai trò là lực phát động
giúp con người có thể bước đi được.
Bài 10: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết các trường hợp trong Hình 11.10 là ứng dụng
đặc điểm gì của lực ma sát và nêu cụ thể loại lực ma sát được đề cập.

 Lời giải:
- Hình 11.10a: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát lăn ít hơn nhiều so với lực ma sát
trượt.
- Hình 11.10b: ứng dụng đặc điểm cản trở của lực ma sát nghỉ
- Hình 11.10c: ứng dụng đặc điểm cản trở và bào mòn của lực ma sát trượt.
Bài 11: Ma sát có lợi hay có hại tùy thuộc vào tình huống và quan điểm. Theo bạn, lực ma sát
có lợi hay gây hại trong các trường hợp sau đây:
- Trục bánh xe chuyển động - Viết bảng - Ô tô phanh gấp
Nêu biện pháp làm tăng hoặc làm giảm ma sát trong mỗi trường hợp trên.
 Lời giải:
- Trục bánh xe chuyển động: ma sát có hại, vì ma sát làm giảm độ trơn của trục bánh xe, khiến
xe chuyển động khó khăn hơn, ngoài ra thiết bị còn bị bào mòn bởi lực ma sát. Để làm giảm ma
sát ở trục bánh xe thì ta có thể bôi trơn bằng dầu của xe
- Viết bảng: ma sát có lợi, nếu không có ma sát thì không thể viết được chữ, để làm tăng ma sát
ta có thể làm bảng nhám đi thì viết sẽ dễ dàng
- Ô tô phanh gấp: ma sát có lợi, nếu không có ma sát thì ô tô khó có thể dừng được và không
tránh được chướng ngại vật dẫn đến tai nạn. Để làm tăng ma sát trong trường hợp này thì ta có
thể cho cát trên mặt đường.
Bài 12: Một thùng hàng nặng 54,0 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất
bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động.
a. Tính độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.
b. Tìm lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.
 Lời giải:
a. Vật nằm ngang thì lực ép bằng trọng lượng.
Trọng lượng của thùng hàng là: P = m.g = 54.10 = 540 (N)
 Lực ép giữa sàn nhà và thùng hàng là 540 N.
b. Lực ma sát nghỉ khi vật bắt đầu chuyển động gọi là lực ma sát nghỉ cực đại
Lực có độ lớn ít nhất để đẩy vật bắt đầu chuyển động là 108 N
 Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng là 108 N.
Bài 13: Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng
của bề mặt tiếp xúc, nhưng không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Chuẩn bị: Lực kế (có GHĐ 1,0 N, ĐCNN 0,01 N), khối gỗ hình hộp chữ nhật, các bề mặt: gỗ,
giấy.
Tiến hành:
 Đặt mặt có diện tích lớn của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc.
- Gắn lực kế vào giá thí nghiệm để cố định lực kế theo phương nằm ngang.
- Móc khối gỗ vào lực kế, lần lượt kéo các mặt tiếp xúc (mặt gỗ, mặt tờ giấy) theo phương nằm
ngang để chúng trượt đều dưới khối gỗ (Hình 18.4).
- Ghi số chỉ của lực kế vào Bảng 18.1. Lấy giá trị trung bình của các số chỉ lực kế làm độ lớn
của lực ma sát trượt.
 Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm như trên

Thảo luận và phân tích:


a. Nêu các lực tác dụng lên khối gỗ khi mặt tiếp xúc bên dưới kéo trượt đều. Tại sao khi đó số
chỉ của lực kế bằng độ lớn của lực ma sát trượt?
b. Sắp xếp thứ tự theo mức tăng dần lực ma sát trên mỗi bề mặt.
c. Điều gì xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt khi diện tích tiếp xúc thay đổi, khi vật liệu
và tình trạng của bề mặt tiếp xúc thay đổi?
Thí nghiệm 2: Mối liên hệ giữa độ lớn lực ma sát trượt với độ lớn của áp lực lên bề mặt tiếp
xúc.
Chuẩn bị: Lực kế (có GHĐ 1,0 N, ĐCNN 0,01 N), ba khối gỗ hình hộp chữ nhật giống nhau,
mặt tiếp xúc: gỗ.
Tiến hành:
- Đo trọng lượng của khối gỗ bằng lực kế. Ghi vào bảng 18.2 (Áp lực của khối gỗ lên mặt tiếp
xúc nằm ngang có độ lớn bằng trọng lượng của khối gỗ).
- Gắn lực kế vào giá thí nghiệm để cố định lực kế theo phương nằm ngang.
- Móc khối gỗ vào lực kế, kéo mặt tiếp xúc (mặt gỗ) theo phương nằm ngang để nó trượt đều
dưới khối gỗ. Ghi lại số chỉ của lực kế trong 3 lần thí nghiệm vào Bảng 18.2. Lấy giá trị trung
bình các kết quả đo.
- Lần lượt đặt thêm 1, 2 khối gỗ đầu tiên và lặp lại bước 3.

Thảo luận và phân tích:


a. Điều gì sẽ xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc?
b. Vẽ đồ thị cho thấy sự thay đổi độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng dần độ lớn của áp lực.
c. Nêu kết luận về những đặc điểm của lực ma sát trượt
 Lời giải:
Thí nghiệm 1:
a. Các lực tác dụng lên khối gỗ khi mặt tiếp xúc bên dưới kéo trượt đều là: trọng lực P, phản
lực N, lực ma sát trượt Fmst
Theo định luật 2 Newton, ta có:
Chọn chiều dương là chiều kéo của vật
Chiếu lên chiều dương, ta có:
 Số chỉ của lực kế bằng độ lớn của lực ma sát trượt
b. Thứ tự tăng dần lực ma sát trên mỗi bề mặt: mặt giấy  mặt gỗ
c. Khi thay đổi diện tích tiếp xúc  Lực ma sát không đổi
Khi thay đổi vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc thì độ lớn của lực ma sát trượt sẽ thay
đổi
Thí nghiệm 2:
a. Khi tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc thì độ lớn của lực ma sát trượt sẽ tăng theo.
b. Học sinh thực hiện thí nghiệm, lấy kết quả đo và tự vẽ đồ thị
c. Đặc điểm của lực ma sát trượt:
+ Điểm đặt: lên sát bề mặt tiếp xúc
+ Phương: song song với bề mặt tiếp xúc
+ Chiều: ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
Bài 14: Các lực tác dụng lên xe chở hàng được vẽ tại trọng tâm của xe (Hình 18.5):

a. Các lực này có tên là gì?


b. Hãy chỉ ra các cặp lực cân bằng nhau.
 Lời giải:
a. Giả sử xe di chuyển về phía bên phải
+⃗F A là lực tác dụng lên xe (lực đẩy, lực kéo)
+⃗F C: lực ma sát trượt
+⃗F B: trọng lực
+⃗F D : phản lực
b. Các cặp lực cân bằng nhau: +⃗ F A và ⃗
FC
+⃗ F B và ⃗
FD
Bài 15: Để đẩy chiếc tủ, cần tác dụng một lực theo phương nằm ngang có giá trị tối thiểu 300
N để thắng lực ma sát nghỉ. Nếu người kéo tủ với lực 35 N và người kia đẩy tủ với lực 260 N,
có thể làm dịch chuyển tủ được không? Biểu diễn các lực tác dụng lên tủ.
 Lời giải:
Một người kéo tủ, một người đẩy tủ, lực tổng cộng tác dụng lên tủ là:
35 + 260 = 295 (N)
Để đẩy chiếc tủ, cần tác dụng tối thiểu 300 N để thắng lực ma sát nghỉ
 Không thể làm chiếc tủ di chuyển được
Biểu diễn lực tác dụng lên tủ:
Bài 16: Nêu vai trò của lực ma sát trong các tình huống sau:
a. Người di chuyển trên đường.
b. Vận động viên thể dục dụng cụ xoa phấn vào lòng bàn tay trước khi nâng tạ.
 Lời giải:
a. Vai trò của lực ma sát trong trường hợp người di chuyển trên đường: nhờ có lực ma sát nghỉ
mà người có thể đứng vững và đóng vai trò là lực phát động giúp người di chuyển với tốc độ
điều khiển được, dẫn đến không bị ngã.
b. Vai trò của lực ma sát: tăng lực ma sát ở bàn tay và dụng cụ để vận động viên cầm dụng cụ
khó bị rơi ra khỏi tay.
Bài 17: Thảo luận để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:
- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng
có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động
- Vai trò của lực ma sát trong lĩnh vực thể thao
 Lời giải:
- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng
có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động
+ Cản trở chuyển động: đi xe trên đường, đẩy hàng,...
+ Thúc đẩy chuyển động: Mặt lốp xe trượt trên mặt đường, Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn
trên sân
- Vai trò của ma sát trong lĩnh vực thể thao
+ Lực ma sát giúp các vận động viên giữ được dụng cụ trên tay
+ Lực ma sát giúp cầu thủ điều khiển được trái bóng...
Bài 18: Nêu một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống.
 Lời giải:
Một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống:
+ Bôi trơn vào xích xe để làm giảm ma sát, cho xe đi lại dễ dàng
+ Đổ nước ra sàn nhà để làm giảm lực ma sát, di chuyển đồ vật dễ dàng hơn...

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Điều nào sau dây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?
A. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
B. Lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt.
C. Một vật có thể đứng yên trên bề mặt phẳng nghiêng mà không cần đến lực ma sát nghỉ.
D. Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng ngang mà không cần đến lực ma sát nghỉ.
Câu 2: Chọn phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt
A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật.
B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
Câu 3: Hệ số ma sát trượt
A. không phụ thuộc vào vật liệu và tình chất của hai mặt tiếp xúc. C. không có đơn vị.
B. luôn bằng với hệ số ma sát nghỉ D. có giá trị lớn nhất bằng 1.
Câu 4: Chọn ý sai. Lực ma sát nghỉ
A. có hướng ngược với hướng của lực tác dụng có xu hướng làm vật chuyển động.
B. có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng có xu hướng làm vật chuyển động, khi vật còn chưa
chuyển động.
C. có phương song song với mặt tiếp xúc.
D. là một lực luôn có hại.
Câu 5: Hệ số ma sát trượt là µt, phản lực tác dụng lên vật là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên
vật là Fmst. Chọn hệ thức đúng:
N
A. F mst = μ B. F mst =μt N 2 C. F mst =μ2t N D. F mst =μt N
t

Câu 6: Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm.
Câu 7: Chiều của lực ma sát nghỉ
A. ngược chiều với vận tốc của vật.
B. ngược chiều với gia tốc của vật.
C. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 8: Lực ma sát có độ lớn tỉ lệ với lực nén vuông góc với các mặt tiếp xúc là
A. lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ. B. lực ma sát nghỉ.
C. lực ma sát lăn và lực ma sát trượt. D. lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ và lực ma sát lăn.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi xe đang chạy, lực ma sát giữa vành bánh xe và bụi đất bám vào vành là ma sát lăn.
B. Lực ma sát giữa xích và đĩa xe đạp khi đĩa xe đang quay là ma sát lăn.
C. Lực ma sát giữa trục bi khi bánh xe đáng quay là ma sát trượt.
D. Khi đi bộ, lực ma sát giữa chân và mặt đất là lực ma sát nghỉ.
Câu 10: Chọn phát biểu đúng:
A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên
quyển sách cân bằng nhau.
B. Khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hon ngoại
lực.
C. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát nghỉ phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
Câu 11: Chọn câu sai.
A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật khác.
B. Hướng của ma sát trượt tiếp tuyến vói mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động.
C. Hệ số ma sát lăn luôn bằng hệ số ma sát trượt.
D. Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng khi có tác dụng của lực ma sát nghỉ.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng nhất.
A. Lực ma sát làm ngăn cản chuyển động B. Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát
nghỉ
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc D. Tất cả đều sai
Câu 13: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai
mặt tiếp xúc giảm đi?
A. Tăng lên. B. Giảm đi.
C. Không thay đổi. D. Có thể tăng hoặc giảm.
Câu 14: Hệ số ma sát trượt
A. phụ thuộc tốc độ của vật.
B. không phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ.
C. không có đon vị.
D. diện tích các mặt tiếp xúc.
Câu 15: Phát biểu nào sau dây không đúng?
A. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng với chuyển động.
B. Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật.
C. Khi chịu tác dụng của ngoại lực lớn hon lực ma sát nghỉ cực đại thì ma sát nghỉ chuyển
thành ma sát trượt.
D. Lực ma sát nghỉ còn đóng vai trò là lực phát động.
Câu 16: Chọn phát biểu đúng.
A. Khi vật trượt thẳng đều trên mặt phẳng ngang thì lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ.
B. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ngoại lực tác dụng có xu hướng làm vật chuyển động nhưng
vật vẫn đứng yên.
C. Lực ma sát nghỉ cực đại luôn bằng lực ma sát trượt.
D. Lực ma sát trượt luôn cân bằng với ngoại lực.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt
B. Lực ma sát nghỉ luôn luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật
C. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào 2 vật tiếp xúc
D. Khi ngoại lực đặt vào vật làm vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động sẽ làm phát
sinh lực ma sát
Câu 18: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng?
A. F mst =μt ⃗
N B. ⃗
F mst =μt ⃗
N C. F mst =μt . N D. ⃗F mst =μt N
Câu 19: Lực ma sát trượt có chiều luôn
A. ngược chiều với vận tốc của vật. B. ngược chiều với gia tốc của vật.
C. cùng chiều với vận tốc của vật. D. cùng chiều với gia tốc của vật.
Câu 20: Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc
C. Khi 1 vật chịu tác dụng của ngoại lực mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên
quyển sách cân bằng nhau
Câu 21: Một vật chuyển động chậm dần
A. là do có lực ma sát tác dụng vào vật. B. có gia tốc âm.
C. có lực kéo nhỏ hơn lực cản tác dụng vào vật. D. là do quán tính.
Câu 22: Chọn phát biểu sai:
A. Hệ số ma sát lăn thường nhỏ hơn hệ số ma sát trượt.
B. Đối với người, xe cộ lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động.
C. Trong đời sống hằng ngày, lực ma sát nghỉ luôn có hại.
D. Hệ số ma sát nghỉ lớn hơn hệ số ma sát lăn.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng:
A. Lực ma sát trượt luôn có hại. B. Lực ma sát nghỉ luôn có lợi.
C. Lực ma sát lăn luôn có hại. D. Lực ma sát trượt thường lớn hơn lực ma sát lăn.
Câu 24: Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát nghỉ?
A. lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có tác dụng của ngoại lực vào vật
B. Chiều của lực ma sát nghỉ phụ thuộc chiều của ngoại lực
C. Độ lớn của lực ma sát nghỉ cũng tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc
D. Lực ma sát nghỉ là lực phát động ở các loại xe, tàu hỏa
Câu 25: Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát trượt?
A. lực ma sát trượt luôn cản lại chuyển động của vật bị tác dụng.
B. lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có chuyển động trượt giữa 2 vật.
C. Lực ma sát trượt có chiều ngược lại chuyển động (tương đối) của vật
D. Lực ma sát trượt có độ lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc
Câu 26: Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát lăn?
A. Lực ma sát lăn luôn cản lại chuyển động lăn cuat vật bị tác dụng
B. Lực ma sát lăn có độ lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc
C. Lực ma sát lăn có tính chất tương tự lực ma sát trượt nhưng hệ số ma sát lăn rất nhỏ.
D. Lực ma sát lăn có lợi vì thế ở các bộ phận chuyển động, ma sát trượt được thay bằng ma sát
lăn.

Câu 27: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa vật trượt trên một mặt phẳng khi tăng tốc độ
trượt của vật lên?
A. Giảm xuống. B. Tăng lên. C. Không đổi. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 28: Thủ môn bắt “dính” bóng là nhờ:
A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát nghỉ. D. Lực quán tính.
Câu 29: Lực ma sát là lực không có đặc điểm sau:
A. Ngược chiều với chuyển động. B. Phụ thuộc diện tích bề mặt tiếp xúc.
C. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. D. Phụ thuộc vào vật liệu v tình trạng của hai mặt tiếp
xúc.
Câu 30: Khi một vật trượt trên bề mặt vật khác, lực ma sát trượt không phụ thuộc vào:
A. độ nhám của mặt tiếp xúc. B. áp lực của vật.
C. tốc độ của vật. D. hệ số ma sát lăn.
Câu 31: Không bỏ qua lực cản của không khí thì khi ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực
kéo vì
A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt
đường.
C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo.
Câu 32: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt
tiếp xúc tăng lên?
A. có thể tăng lên hoặc giảm đi. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng lên.
Câu 33: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng
lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi.
Câu 34: Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền
một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì
A. quán tính. B. lực ma sát. C. phản lực. D. trọng lực
Câu 35: Hệ số ma sát trượt
A. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực.
B. phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.
D. phụ thuộc vào áp lực.
Câu 36: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của
vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 6 lần. D. không thay đổi.
Câu 37: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm
ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 300N. B. nhỏ hơn 300N. C. bằng 300N. D. bằng trọng lượng của
vật
Câu 38: Nhận định nào sau đây về lực ma sát là sai?
A. Lực ma sát trượt luôn ngược chiều so với chiều chuyển động tương đối giữa các vật.
B. Lực ma sát trượt xuất hiện giữa hai vật có độ lớn tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp
xúc.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật.
Câu 39: Chọn câu đúng. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển
động về phía trước là:
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
C. lực mà xe tác dụng vào ngựa. D. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
Câu 40: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát trượt?
A. Lực ma sat trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt khác.
B. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật.
C. Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 41: Chọn câu trả lời đúng.
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào vật liệu và hình dạng của hai mặt tiếp xúc.
B. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với áp lực. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 42: Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là:
A. Lực kéo của mỗi bên. B. Khối lượng của mỗi bên.
C. Lực ma sát của chân và sàn đỡ. D. Độ nghiêng của dây kéo.
Câu 43: Đoàn tàu chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực
ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động
A. thẳng nhanh dần đều. B. thẳng đều.
C. thẳng chậm dần đều. D. thẳng nhanh dần.
Câu 44: Chiều của lực ma sát trượt
A. Ngược chiều với vận tốc của vật. B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Ngược chiều với ngoại lực và song song với mặt tiếp xúc.
Câu 45: Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát trượt
A. Lực ma sát trượt ngược chiều chuyển động của vật.
B. Độ lớn lực ma sát trượt cũng tỉ lệ với áp lực.
C. Chiều của lực ma sát trượt phụ thuộc chiều của ngoại lực.
D. Lực ma sát trượt là lực cản trở chuyển động.
Câu 46: Chọn phát biểu đúng nhất
A. Hệ số ma sát trượt nhỏ hơn hệ số ma sát lăn.
B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
C. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
D. Lực ma sát làm ngăn cản chuyển động.
Câu 47: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó
chuyển động về phía trước là:
A. Lực người tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào người.
C. Lực người tác dụng vào mặt đất. D. Lực mặt đất tác dụng vào người.
Câu 48: Chọn kết quả đúng. Một vật lúc đầu nằm yên trên mặt sàn nhám nằm ngang. Sau khi
truyền một vận tốc ban đầu, vật chuyển động dần vì:
A. lực tác dụng ban đầu. B. phản lực. C. lực ma sát. D. quán tính.
Câu 49: Chọn câu đúng nhất
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi có lực khác tác dụng lên nó.
B. Lực đàn hồi xuất hiện để gây ra gia tốc cho vật.
C. Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động.
D. Lực ma sát trong mọi trường hợp đều có lợi.
Câu 50: Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và
mặt phẳng
A. không đổi. B. giảm xuống.
C. tăng tỉ lệ với tôc độ của vật. D. tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.
Câu 51: Lực ma sát trượt
A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần. B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 52: 16. Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì bắt đầu chịu tác
dụng của lực cản FC. Sau 2 giây vật đi được quảng đường 5mét. Tìm độ lớn FC.
A. 8N B. 12N C. 15N D. 5N
Câu 53: Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi
bằng lực ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động
A. thẳng nhanh dần đều B. thẳng đều
C. thẳng chậm dần đều D. thẳng nhanh dần
Câu 54: Khi giảm lực pháp tuyến ép giữa hai bề mặt tiếp xúc thì hệ số ma sát giữa hai bề mặt
đó sẽ:
A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không đổi. D. Không biết kết quả.
Câu 55: Một vật có trọng lượng 250N trượt trên mặt sàn nằm ngang, biết lực ma sát trượt bằng
50N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là:
A. 0,2 N/m B. 5 C. 5 N/m D. 0,2
Câu 56: Một vật có khối lượng 10kg đang trượt đều trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của
một lực bằng 24N theo phương ngang. Hãy xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn. Lấy g =
10m/s2.
A. 0,2 B. 0,24. C. 0,26 D. 0,34
Câu 57: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó
chuyển động về phía trước là:
A. Lực người tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào người.
C. Lực người tác dụng vào mặt đất. D. Lực mặt đất tác dụng vào người.
Câu 58: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt ?
A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật.
C. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
B. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng D. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất
Câu 59: Một vật có khối lượng 20kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực nằm
ngang F = 100N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn nhà là 0,2. Cho g = 10m/s 2. Vận tốc của vật ở
cuối giây thứ hai là:
A. 6m/s B. 8m/s C. 10m/s D. 4m/s
Câu 60: Một vật lúc đầu nằm trên mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận
tốc đầu vật chuyển động chậm dần vì có:
A. vận tốc đầu. B. lực tác dụng ban đầu. C. quán tính. D. lực ma sát.
Câu 61: Một ô tô có khối lượng m = 1000kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc v
= 18km/h thì tài xế tắt máy. Lực ma sát độ lớn 500N và không đổi. Hỏi xe đi thêm được bao xa
nữa thì dừng lại:
A. 10m B. 15m C. 25m. D. 30m
Câu 62: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc
tăng lên?
A. Không thay đổi. B. Tăng lên. C. Giảm xuống. D. Không biết được.
Câu 63: Chọn phát biểu đúng về lực ma sát nghỉ.
A. Mọi vật vẫn đứng yên dù có tác dụng của lực kéo là nhờ lực ma sát nghỉ.
B. Lực ma sát nghỉ luôn cản trở chuyển động của vật.
C. Lực ma sát nghỉ luôn có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát nghỉ có độ lớn luôn không đổi bằng µoN với N là áp lực µo là hệ số ma sát nghỉ.
Câu 64: Chọn phát biểu sai về ma sát nghỉ.
A. Lực ma sát nghỉ có phương trong mặt phẳng tiếp xúc, điểm đặt trên mặt tiếp xúc đó.
B. Lực ma sát nghỉ có chiều ngược với ngoại lực song song mặt tiếp xúc có xu hướng chống lại
tác dụng kéo trượt của ngoại lực này, giữ vật đứng yên.
C. Mọi vật đang nằm yên là do có tác dụng của lực ma sát nghỉ.
D. Lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng độ lớn lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc
Câu 65: Chọn phát biểu đúng về lực ma sát trượt.
A. Lực ma sát trượt có điểm đặt ở khối tâm vật, có xu hướng cản trở vật trượt.
B. Lực ma sát trượt ngược hướng với chuyển động tương đối của 2 mặt tiếp xúc
C. Vật M trượt trên vật N đứng yên. Lực ma sát trượt chỉ tác dụng lên M, có xu hướng ngăn
cản không cho M trượt lên N.
D. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc.
Câu 66: Chọn phát biểu đúng về lực ma sát lăn.
A. Lực ma sát lăn của bánh xe tác dụng vào trục của bánh xe, cản trở chuyển động lăn của bánh
xe.
B. Lực ma sát lăn càng lớn nếu bán kính vật lăn càng lớn
C. Lực ma sát lăn có điểm đặt, phương, chiều giống ma sát trượt nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ
hơn nhiều hệ số ma sát trượt: µl < µ
D. Lực ma sát lăn tỉ lệ nghịch với áp lực.
Câu 67: Chọn câu sai
A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật kia và có tác dụng là cản trở chuyển
động trượt.
B. Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật này lăn trên vât kia và có tác dụng là cản trở chuyển động
lăn.
C. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên chịu tác dụng của lực và có xu hướng chuyển
động, lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với lực tác dụng và vật
D. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên chịu tác dụng của lực và có xu hướng chuyển
động, lực ma sát nghỉ luôn làm cho hợp lực tác dụng lên vật bằng không
Câu 68: Giữa bánh xe phát động và mặt đường có:
A. lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại
B. lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có lợi
C. lực ma sát nghỉ, ma sát trong trường hợp này là có hại
D. lực ma sát lăn, ma sát trong trường hợp này là có lợi
Câu 69: Khi bôi dầu mỡ lại giảm ma sát vì dầu mỡ có tác dụng:
A. giảm áp lực giữa các chi tiết chuyển động.
B. giảm hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
C. tăng hệ số ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
D. tăng áp lực giữa các chi tiết chuyển động.
Câu 70: Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp quyển sách
A. nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. C. trượt trên mặt bàn nghiêng.
B. nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng D. đứng yên khi treo trên một sợi dây
Câu 71: Muốn xách một quả mít nặng, ta phải bóp mạnh tay vào cuống quả mít vì khi bóp tay
mạnh vào cuống quả mít sẽ làm
A. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít dẫn đến lực ma sát tăng.
B. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít, và tăng bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống
mít dẫn đến lực ma sát tăng.
C. Tăng áp lực của tay tác dụng lên cuống quả mít, và giảm bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống
mít dẫn đến lực ma sát tăng.
D. Tăng bề mặt tiếp xúc giữa tay và cuống quả mít dẫn đến lực ma sát tăng.
Câu 72: Chiều của lực ma sát nghỉ
A. Ngược chiều với vận tốc của vật. B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 73: Chọn câu sai
A. Khi ôtô bị sa lầy, bánh quya tít mà không nhích lên được vì đường trơn, hệ số ma sát giữa
bánh xe và mắt đường nhỏ nên lực ma sát nhỏ không làm xe chuyển động được.
B. Quan sát bánh xe máy ta thấy hình dạng talông của hai trước và sau khác nhau người ta cấu
tạo như vậy vì ma sát ở bánh trước là ma sát nghỉ còn ma sát ở bánh sau là ma sát lăn.
C. Đầu tầu hoả muốn kéo được nhiều toa thì đầu tầu phải có khối lượng lớn vì khối lượng của
đầu tầu lớn mới tạo ra áp lực lớn lên đường ray, làm cho ma sát nghỉ giữa bánh xe của đầu
tầu với đường ray lớn.
D. Trong băng chuyền vận chuyển than đá lực làm than đá chuyển động cùng với băng chuyền
là lực ma sát nghỉ.
Câu 74: Một ôtô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa
bánh xe và măt đường là 0,08. Lực phát động đặt vào xe là
A. F = 1200N. B. F > 1200N. C. F < 1200N. D. F = 1,200N.
Câu 75: Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v 0 = 72km/h thì hãm phanh.
Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn là 40m. Hệ số ma sát trượt giữa
bánh xe và mặt đường là
A.  = 0,3. B.  = 0,4. C.  = 0,5. D.  = 0,6.
Câu 76: Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa
vật và mặt bà là  = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang.
Quãng đường vạt đi được sau 1s là
A. S = 1m. B. S = 2m. C. S = 3m. D. S = 4m.
Câu 77: Vật nằm yên trên mặt bàn nằm ngang thì:
A. lực ma sát nghỉ cân bằng với trọng lực.
B. vật chịu tác dụng của ba lực cân bằng nhau.
C. vật không chịu tác dụng của một vật nào.
D. trọng lực tác dụng lên vật cân bằng với phản lực của mặt bàn
Câu 78: Một vật có trọng lượng 250N trượt trên mặt sàn nằm ngang, biết lực ma sát trượt bằng
50N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là:
A. 0,2 N/m B. 5 C. 5 N/m D. 0,2
Câu 79: Điều gì xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt nếu vận tốc của vật tăng lên?
A. Không thay đổi. B. Giảm đi.
C. Chưa trả lời được vì chưa biết gia tốc của vật. D. Tăng lên.
Câu 80: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt sau, cách viết nào đúng?
A. F mst =μt ⃗
N B. ⃗
F mst =μt N C. ⃗F mst =μt ⃗
N D. F mst =μt N
Câu 81: Điều nào sau đây khi nói về lực ma sát là chính xác nhất:
A. luôn có hại B. luôn có lợi
C. vừa có lợi ,vừa có hại. D. có độ lớn bằng trọng lượng vật
Câu 82: Một ô tô đang chạy trên đường lực nào đóng vai trò là thay đổi vận tốc của xe:
A. lực kéo của động cơ. B. lực ma sát nghỉ
C. trọng lực D. phản lực của mặt đường lên ô tô
Câu 83: Một ô tô đang đứng yên và bắt đầu chuyển động trên lực nào đóng vai trò làm xe
chuyển động:
A. lực kéo của động cơ B. lực ma sát nghỉ.
C. trọng lực D. phản lực của mặt đường lên ô tô
Câu 84: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây:
A. bản chất của bề mặt tiếp xúc B. độ lớn của áp lực
C. diện tích tiếp xúc. D. trọng lượng của vật
Câu 85: Người nông dân cuốc đất trên đồng, người thợ mộc cầm rìu đẽo gỗ thỉnh thoảng thấm
nước vào tay mình là do:
A. thói quen B. bôi trơn để khỏi bỏng tay
C. làm tăng ma sát để dễ cầm cán. D. làm giảm ma sát để dễ cầm cán
Câu 86: Một khối gỗ có khối lượng 4kg nằm trên mặt bàn. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt
bàn là 0,25. Muốn vật chuyển động được trên bàn thì lực kéo tối thiểu bằng bao nhiêu?
A. FK = 4NB. FK = 10N. C. FK = 40N D. FK > 40N
Câu 87: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng hệ số ma sát trượt
B. hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
C. hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc
D. cả 3 phát biểu trên điều đúng.
Câu 88: Đẩy một vật có khối lượng m đang đứng yên trên mặt bàn bằng ngoại lực ⃗ F . Vật
không di chuyển bởi vì nó chịu một lực ma sát nghỉ với hệ số ma sát nghỉ là n.Có thể nói gì về
lực ma sát ⃗F ms giữa vật và bàn.
A. ⃗
F ms=μn . m. g B. ⃗F ms=⃗
F C. ⃗
F ms> ⃗
F D. ⃗
F ms< ⃗
F
Câu 89: Kéo vật bằng một lực F = 30N theo phương ngang mà vật vẫn đứng yên, độ lớn của
lực ma sát nghỉ là:
A. lớn hơn 30N B. 30N C. nhỏ hơn 30N D. chưa đủ cơ sở để trả lời
Câu 90: Kết luận nào sau đây là không đúng:
A. khi ô tô khi lấy,muốn vượt qua người lái xe phải cài ‘‘số nhỏ’’để tăng lực kéo của động cơ
B. xe đạp chuyển động được trên đường là do lực là do lực tác dụng của hai bàn chân vào bàn
đạp
C. lốp xe được làm nhiều rãnh lồi,lõm nhằm làm giảm diện tích tiếp xúc giữa bánh xe và mặt
đường ,tạo ra lực ma sát bé
D. cả A, B, C đều sai.
Câu 91: Tìm phát biểu sai khi nói về lực ma sát trượt:
A. lực ma sát trượt luôn cản lại chuyển động của vật bị tác dụng.
B. lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có chuyển động giữa hai vật
C. lực ma sát trượt có chiều ngược lại chuyển động tương đối của vật
D. lực ma sát trượt có đôï lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc
Câu 92: Tìm phát biểu sai khi nói về lực ma sát lăn:
A. lực ma sát lăn luôn cản lại chuyển động của vật bị tác dụng.
B. lực ma sát lăn có tính chất tương tự lực ma sát trượt nhưng có hệ số ma sát lăn nhỏ hơn.
C. lực ma sát lăn có lợi vì thế ở các bộ phận chuyển động ma sát trượt được thay bằng ma sát
lăn.
D. lực ma sát lăn có đôï lớn tỉ lệ với áp lực ở mặt tiếp xúc
Câu 93: Người ta đặt một khối gỗ hình chữ nhật trên một tấm ván, rồi tăng độ cao h của một
đầu tấm ván đến giá trị H thì khối gỗ bắt đầu trượt. Lực ma sát nghỉ cực đại xuất hiện khi
A. Đầu tấm ván có độ cao h = 0. B. Đầu tấm ván có độ cao 0 < h < H.
C. Đầu tấm ván có độ cao h = H và khối gỗ vẫn đứng yên trên tấm ván.
D. Đầu tấm ván có độ cao h = H và khối gỗ đang trượt trên tấm ván.

DẠNG 3: CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT TRONG CHẤT LƯU


A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: a. Bằng cảm nhận trực giác, em thử đoán xem độ lớn của lực cản phụ thuộc vào những
yếu tố nào?
b. Em hãy tìm những thí nghiệm để chứng minh cho những dự đoán của em.
 Lời giải:
a. Dự đoán: Độ lớn của lực cản phụ thuộc vào tốc độ và hình dạng của vật.
b. Thí nghiệm:
+ Hai tờ giấy có cùng kích thước, 1 tờ vo tròn và 1 tờ để phẳng. Thả rơi chúng ở cùng 1 độ cao,
ta thấy tờ giấy vo tròn chạm đất trước, tức chịu lực cản không khí ít hơn tờ giấy để phẳng.
 độ lớn lực cản phụ thuộc vào hình dạng của vật.
Bài 2: Trong hình ở phần mở đầu bài học, ô tô nào chịu lực cản nhỏ hơn?

 Lời giải:
Trong hình ở phần mở đầu bài học, ô tô A chịu lực cản nhỏ hơn ô tô B.
Bài 3: Nêu thêm một số ví dụ chứng tỏ lực cản của không khí liên quan đến hình dạng và tốc
độ của vật.
 Lời giải:
Ví dụ:
+ Các vận động viên đua xe đạp luôn đội một loại mũ có hình dạng đặc biệt (hình khí động
học) và khi muốn tăng tốc phải cúi gập người xuống để làm giảm lực cản của không khí.
Bài 4: Quan sát Hình 19.2 và thảo luận để làm sáng tỏ về lực cản của nước phụ thuộc vào hình
dạng của các vật chuyển động trong nước như thế nào?
 Lời giải:
Độ lớn lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Độ lớn lực cản càng mạnh khi tốc độ càng nhỏ.
Bài 5: a. Chuồn chuồn có thể bay lượn trong không
trung. Tại sao chúng không bị rơi xuống đất do
trọng lực (Hình 19.5b)?
b. Biểu diễn các lực tác dụng lên một khí cầu đang
lơ lửng trong không khí (Hình 19.5a).
 Lời giải:
a. Chuồn chuồn có thể bay lượn trong không trung
mà không bị rơi xuống đất do trọng lực vì chúng chịu tác dụng của lực nâng
của không khí.
b. Biểu diễn các lực tác dụng lên khí cầu đang lơ lửng trong không khí:
Bài 6: Hình 19.6 biểu diễn các vectơ lực
tác dụng lên một máy bay đang bay ngang ở độ
cao ổn định với tốc độ không đổi. Nếu khối
lượng tổng cộng của máy bay là 500 tấn thì
lực nâng có độ lớn bao nhiêu?
 Lời giải:
Ta có: lực nâng của không khí và trọng lực là
hai lực cân bằng nên chúng có độ lớn bằng nhau.
Độ lớn của lực nâng là: Fn = P = mg = 500000.10 = 5.106 (N)
Bài 7: Nêu sự khác biệt giữa lực cản và lực nâng?
 Lời giải:
Sự khác biệt giữa lực cản và lực nâng: Lực cản làm cản trở chuyển động của vật; lực nâng làm
duy trì trạng thái chuyển động của vật.
Bài 8: Một thiết bị vũ trụ có khối lượng 70,0 kg. Khi thiết bị này cất cánh từ bề mặt Mặt Trăng,
lực nâng hướng thẳng đứng, lên khỏi bề mặt Mặt Trăng do động cơ tác dụng lên thiết bị là 500
N. Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt Trăng là 1,6m/s2. Hãy xác định:
a. Trọng lượng của thiết bị này khi ở trên Mặt Trăng.
b. Tổng hợp lực nâng của động cơ và lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên thiết bị.
c. Gia tốc của thiết bị khi cất cánh từ bề mặt Mặt Trăng.
 Lời giải:
a. Trọng lượng của thiết bị này khi ở trên Mặt Trăng là: P = m.g = 70,0.1,60 = 112N
b. Ta có:
- Lực nâng của động cơ: Fn = 500N
- Lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên thiết bị: P = 112 N
Hai lực này cùng phương, ngược chiều.
- Tổng hợp lực nâng của động cơ và lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên thiết bị là:
F = Fn – P = 500 – 112 = 388 N
c. Gia tốc của thiết bị khi cất cánh từ bề mặt Mặt Trăng là:
a = F/m = 388/70 = 5,53 (m/s2)
Bài 9: Tốc độ ổn định của vật rơi phụ thuộc vào trọng lượng, hình dạng và kích thước mặt
ngoài của vật. Đối với côn trùng, lực cản của không khí lớn hơn nhiều so với trọng lượng của
chúng, do đó tốc độ ổn định của chúng khá thấp. Côn trùng có thể bị cuốn lên trời hàng km do
các luồng không khí bốc lên. Sau đó, chúng rơi trở lại Trái Đất mà không bị thương.
Hãy lấy một ví dụ tương tự.
 Lời giải:
Ví dụ: Đối với chiếc lá rụng từ trên cây xuống, lực cản không khí lớn, do đó tốc độ ổn định của
lá rất thấp. Vì vậy, lá có thể bay lơ lửng trên không, sau đó lá rơi trở lại mặt đất.
Bài 10: Chế tạo hệ thống dù để thả một quả trứng từ độ cao 10 m xuống đất mà trứng không
vỡ. Các nội dung cần báo cáo sau thử nghiệm:
- Khoảng thời gian chuyển động của hệ thống dù để quả trứng không vỡ khi chạm đất.
- Hình dạng và kích thước của hệ thống dù
 Lời giải:
- Thời gian chuyển động của hệ thống dù để quả trứng không vỡ khi chạm đất là:

- Hình dạng của dù: hình mái vòm


t=
√ 2h
g
=1 , 41(s)

Bài 11: Hãy giải thích vì sao ở vùng nước ngập ngang người thì bơi sẽ đỡ tốn sức hơn lội
 Lời giải:
+ Người ở vùng nước ngập ngang, khi lội thể tích chìm ít hơn so với người bơi chìm trong
nước nên lực đẩy Ác-si-mét của người lội nhỏ hơn người bơi trong nước.
+ Đối với người bơi thì có lực cản của nước ít hơn so với người lội
 Vì vậy người ở vùng nước ngập ngang bơi sẽ đỡ tốn sức hơn người lội.
Bài 12: Archimedes (287 TCN - 212 TCN) được nhà vua giao nhiệm vụ tìm ra vương miện
bằng vàng có bị pha thêm bạc hay không. Giai thoại kể rằng ông đã tìm ra lời giải trong lúc
tắm. Khi đó, Archimedes reo lên: "Euréka" (có nghĩa là: tìm ra rồi) và sung sướng chạy ra
ngoài. Đây là mẩu chuyện vui về một nhà vật lí nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Không phải may
mắn ngẫu nhiên mà chính việc luôn luôn suy nghĩ về liên hệ giữa cái cần tìm và cái đã biết đã
giúp Archimedes tìm ra lời giải. Say mê nghiên cứu là phẩm chất hàng đầu của nhà khoa học
và thành quả cũng chỉ có thể được tạo thành từ sự say mê, miệt mài ấy.
Bạn hãy tìm đọc câu chuyện về Archimedes và lí giải của ông giúp dẫn tới công thức tính độ
lớn lực đẩy của chất lỏng lên vật
 Lời giải:
Khi ông đang tắm thì cơ thể của ông được nâng lên, vì vậy ông mới có suy nghĩ rằng đã có một
lực đẩy trong chất lỏng đẩy cơ thể của ông lên, vì vậy ông đã tìm ra độ lớn của lực đẩy trong
chất lỏng.
Bài 13: Quan sát Hình 11.15.
a. Tìm hiểu và trình bày một giai thoại khoa học liên quan.
b. Hãy vẽ vectơ lực đẩy Archimedes tác dụng lên vương
miện trong Hình 11.15.
 Lời giải:
Giai thoại: Acsimet và câu chuyện về chiếc vương miện
Một ngày tháng tư năm 231 trước công nguyên, quốc
vương Hỉeon đã triệu tập Acsimet vào cung để giải quyết
một vấn đề mà quốc vương rất đau đầu. Đó là quốc vương
có một chiếc vương miện do một thợ kim hoàn đúc thành,
quốc vương giao cho thợ kim hoàn 15 lạng vàng nhưng
quốc vương hoài nghi rằng chiếc vương miện này liệu có
được 15 lạng vàng hay không. Vì vậy quốc vương muốn làm sáng tỏ điều này. Sau khi Acsimet
nghe xong yêu cầu của quốc vương, biết rằng đây là một vấn đề khó giải quyết, vì vậy ông đã
xin bệ hạ một ít ngày suy nghĩ. Acsimet mang chiếc vương miện về nhà để tìm hiểu. Sau 2
tháng, ông vẫn không tìm ra được kết quả. Bỗng một hôm, ông vừa đi vào bồn tắm, dìm người
vào bồn chứa đầy nước sạch, bỗng ông chú ý đến một phần nước của bồn tắm trào ra khi ông
dìm mình trong bồn tắm, đột nhiên một ý nghĩ trong đầu ông khiến ông hét tướng lên: “Ơ rê ca!
Ơ rê ca” (Tìm ra rồi, tìm ra rồi) và rồi ông chạy ra khỏi bồn tắm, chạy ra đường, mừng rỡ khôn
tả.
Ông ăn mặc chỉnh tề vào gặp quốc vương và đưa ra lí giải:

+ Có 3 vật có trọng lượng bằng nhau: sắt, vàng, vương miện


+ Ông lần lượt nhúng ngập chúng vào một chiếc bình được đổ nước,
và đo lượng trào ra.
 Kết quả là lượng nước trào ra khi nhúng ngập chiếc vương miện
nhiều hơn khi nhúng ngập tảng vàng, ít hơn tảng sắt
 Chiếc vương miện không phải hoàn toàn bằng vàng ròng, cũng
không phải bằng sắt. Khi thợ kim hoàn làm chiếc vương miện này
chắc chắn đã trộn không ít bạc vào trong vàng.
b. Biểu diễn lực
Bài 14: Dựa vào công thức Δp = ρ.g.Δh để giải thích sự xuất hiện của lực đẩy tác dụng lên một
vật trong chất lỏng (hoặc chất khí).
 Lời giải:
Khi một vật chìm trong chất lỏng thì sẽ làm chất lỏng dâng lên một dộ cao Δh. Lúc này áp suất
của chất lỏng tác dụng lên vật sẽ là Δp = ρ.g.Δh  Độ chênh lệch áp suất này chính là lực đẩy
của chất lỏng lên vật
Bài 15: Kỉ lục thế giới về lặn tự do không có bình dưỡng khí được thực hiện bởi một nữ thợ lặn
người Slovenia khi cô lặn xuống biển tới độ sâu 114 m. Hãy tính độ chênh lệch áp suất tại vị trí
này so với mặt thoáng của nước biển. Lấy giá trị trung bình khối lượng riêng của nước biển là
1025 kg/m3 và g = 9,8 m/s2 .
 Lời giải:
Ta có Δh = 114 m; ρ = 1025 kg/m3 ; g = 9,8 m/s2 .
 Độ chênh lệch áp suất đối với mặt thoáng của nước biển là:
Δp = ρ.g.Δh = 1025.9,8.114 = 1145130 (N/m2)
Bài 16: Thiết kế phương án thí nghiệm để xác định được độ lớn lực đẩy Archimedes và khối
lượng riêng ρ của một chất lỏng với các dụng cụ: lực kế, vật nặng, chậu nước.
 Lời giải:
Thiết kế phương án thí nghiệm
+ Bước 1: Treo vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P
+ Bước 2: Nhúng vật nặng chìm trong chậu nước, lực kế chỉ giá trị P1
+ Bước 3: Tính lực đẩy Acsimet: FA = P – P1
+ Bước 4: Tính khối lượng riêng: ρ = FAg.h
Bài 17: So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên
cùng một vật khi nó ở hai vị trí (1) và vị trí (2)
trong hình 2.11. Biết rằng ở (1) thì vật đang
chuyển động lên trên, ở (2) thì vật đang nằm cân
bằng trên mặt thoáng.
 Lời giải:
Trong hình (1), ta thấy vật ngập trong nước
Trong hình (2), ta thấy một phần của vật ngập
trong nước, một phần ở ngoài không khí
 Trọng lượng của phần chất lỏng trong hình (1)
nhỏ hơn trọng lượng phần chất lỏng trong hình (2)
 FA1 < FA2
Bài 18: Đặt một cái bát bằng kim loại lên mặt
nước như thế nào để nó nổi trên bề mặt? Từ đó, rút
ra nguyên tắc để chế tạo tàu, thuyền.
 Lời giải:
Một vật sẽ chìm nếu nó nặng hơn chính xác cùng một thể tích nước mà nó chiếm chỗ
Muốn để một bát kim loại lên mặt nước thì ta sẽ để bát kim loại đó ra khu vực có nhiều nước
để làm tăng thể tích nước hơn.
Nguyên tắc chế tạo tàu: Nếu tàu càng lớn thì trọng lượng nước mà tàu chiếm chỗ càng lớn, sức
đẩy mà tàu thu được cũng càng lớn, vì vậy nguyên tắc chế tạo tàu, thuyền đó là làm càng lớn
thì tàu và thuyền sẽ càng dễ nổi
Bài 19: Gọi tên và mô tả hướng của các lực trong các tình huống thực tế sau:
a. Một vật nằm ở đáy bể b. Quả táo rụng xuống đất c. Người ngồi trên xích đu
 Lời giải:
a. Một vật nằm ở đáy bể chịu tác dụng của:
+ Trọng lực: hướng thẳng đứng xuống dưới
+ Lực nâng của nước: hướng thẳng đứng lên trên
+ Phản lực của đáy bể tác dụng lên vật
b. Quả táo rụng xuống đất chịu tác dụng của lực hút Trái đất hướng thẳng đứng xuống dưới.
c. Người ngồi trên xích đu chịu tác dụng của:
+ Trọng lực: hướng thẳng đứng xuống dưới
+ Lực nâng: hướng thẳng đứng lên trên
+ Lực đẩy: nằm ngang, hướng về phía trước
+ Lực ma sát: nằm ngang, hướng về phía sau
Bài 20: Người ta thả một quả cầu kim loại vào một ống hình trụ chứa đầy dầu. Lúc đầu, quả
cầu chuyển động nhanh dần. Sau một khoảng thời gian thì nó chuyển động với tốc độ không
đổi. Hãy giải thích:
a. Tại sao lúc đầu quả cầu tăng tốc?
b. Tại sao sau một thời gian thì quả cầu chuyển động đều?
c. Tại sao nói nếu ống đủ cao thì vận tốc khi quả cầu chuyển động đều là vận tốc cuối của nó?
 Lời giải:
a. Lúc đầu quả cầu tăng tốc do trọng lực lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét và lực cản của nước.
b. Sau một thời gian thì quả cầu chuyển động đều vì lúc này quả cầu đã ngập trong dầu, tổng
lực đẩy Ác-si-mét và lực cản của nước cân bằng với trọng lực.
c. Nếu ống đủ cao thì vận tốc khi quả cầu chuyển động đều là vận tốc cuối của nó vì khi đó quả
cầu chịu tác dụng của các lực cân bằng.
Bài 21: Tác dụng lực đẩy theo phương
ngang rất khó để làm khối nặng di chuyển
trượt trên mặt sàn. Thay vì vậy, ta thường
đặt vật tựa trên các con lăn như Hình
11P.3 và đẩy với cùng lực đó thì vật
chuyển động dễ dàng. Giải thích tại sao.
 Lời giải:
Nếu để vật lên các con lăn thì bề mặt tiếp xúc
giữa vật với mặt sàn sẽ giảm, lực ma sát là lực
ma sát lăn, sẽ rất nhỏ so với ma sát trượt, như
vậy hợp lực đẩy vật sẽ lớn hơn, vật di chuyển dễ
dàng hơn.
Bài 22: Tượng Phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng
(Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những tượng
phật khổng lồ nổi tiếng thế giới. Tượng cao 20 m
và nặng 250 tấn. Có loại cân nào giúp “cân” bức tượng để có được số liệu trên? Để xác định
được số liệu trên ta cần dùng cách nào?
 Lời giải:
- Không có loại cân nào có thể cân được khối lượng lớn như vậy.
- Người ta tính toán được số liệu trên bằng cách:
+ Tính thể tích V khuôn đúc tượng từ đó suy ra thể tích của bức tượng.
+ Sử dụng công thức về khối lượng: m = ρ.V với ρ là khối lượng riêng của đồng dùng để làm
tượng.
Bài 23: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0
m x 3,0 m x 1,5 m.
 Lời giải:
Thể tích của khối đá hoa cương có dạng hình hộp chữ nhật là: V = 2.3.1,5 = 9 (m3 )
Khối lượng của viên đá hoa cương là: m = ρ.V = 2750.9 = 24750 (kg)
Bài 24: So sánh độ lớn áp lực, diện tích bị ép của trường hợp (2), (3) với trường hợp (1) (hình
4.2). Từ độ lún của bột trong các trường hợp, chỉ ra mối liên hệ giữa áp suất với áp lực và diện
tích bị ép.

 Lời giải:
- So sánh:
+ Độ lớn áp lực: (2) > (1); (3) = (1)
+ Diện tích bị ép: (2) = (1); (3) < (1).
- Mối liên hệ giữa áp suất với áp lực và diện tích bị ép:
+ Từ việc so sánh giữa (2) và (1), ta thấy rằng với một diện tích bị ép như nhau, áp lực càng lớn
thì độ lún càng lớn hay áp suất càng lớn
+ Từ việc so sánh giữa (3) và (1), ta tháy rằng với một áp lực nhất định, diện tích bị ép càng lớn
thì tác dụng của áp lực lên diện tích đó càng nhỏ hay áp suất càng nhỏ
Bài 25: Từ định nghĩa đơn vị lực, hãy chứng tỏ: 1 Pa = 1 N/m2
 Lời giải:
Từ biểu thức p = F/S ta có đơn vị của P là Pa, của F là N và của S là m2
1 Pa = 1 N/m2 .
Bài 26: Ước tính áp suất do một người tạo ra trên sàn khi đứng bằng cả hai chân
 Lời giải:
Áp suất do mỗi người tạo ra là khác nhau, các em tự ước tính
Hướng dẫn cách ước tính áp suất:
+ Tính độ lớn áp lực của người đó lên mặt sàn, F = m.g
+ Tính diện tích bàn chân của người đó lên mặt sàn
+ Sau đó áp dụng biểu thức tính áp suất
Bài 27: Chứng tỏ rằng chênh lệch áp suất Δp giữa hai điểm trong chất lỏng tỉ lệ thuận với
chênh lệch độ sâu Δh của hai điểm đó.
 Lời giải:
Trọng lượng của chất lỏng trong bình: P = m.g = ρV.g
Với V = S.h là thể tích của chất lỏng trong bình.
Do đó, áp suất gây bởi trọng lượng của chất lỏng tỉ lệ với độ
sâu:
P ρgV
p= = =ρgh
S V /h
ρ và g là hai hằng số không đổi nên độ chênh lệch áp suất Δρ
tỉ lệ thuận với độ chệnh lệch độ sâu Δh.
Bài 28: Hãy thảo luận để thiết kế mô hình ứng dụng hiểu biết
sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng vào độ sâu
 Lời giải:
Mô hình như hình vẽ, nguyên liệu bao gồm:
+ 1 ống chứa khí
+ Thước đo
Cách đo:
Đổ nước vừa đủ từ từ vào ống chứa khí và quan sát, sau đó
đặt thước kẻ vào đo chiều cao của lượng nước trong ống
chứa khí
Ta thấy mực nước trong nhánh nối với ống chứa khí thấp
hơn mực nước trong nhánh thông với không khí bên ngoài
nên áp suất của khí trong ống cao hơn áp suất khí quyển.
Bài 29: Từ công thức liên quan, hãy biểu diễn đơn vị của áp
suất và khối lượng riêng qua các đơn vị cơ bản trong hệ SI.
 Lời giải:
- Áp suất: p = F/S + F: đơn vị N + S: đơn vị m2
 Đơn vị p là N/m2 = Pa
- Khối lượng riêng: ρ = m/V + m: đơn vị kg + V: đơn vị m3
 Đơn vị của ρ là kg/m3
Bài 30: Độ sâu của nước trong một bể bơi thay đổi trong khoảng từ 0,80 m đến 2,4 m. Khối
lượng riêng của nước 1,00.103kg/m3 và áp suất khí quyển là 1,01.105Pa.
a. Tính áp suất lớn nhất tác dụng lên mỗi điểm ở đáy bể bơi.
b. Ở đáy bể có một nắp ống thoát nước hình tròn, bán kính 10,0 cm. Tính lực cần thiết để nhấc
nắp này lên, bỏ qua trọng lượng của nắp.
c. Từ kết quả ở câu b, hãy đề xuất phương án bố trí ống thoát nước của bể bơi để có thể thoát
nước dễ dàng hơn.
 Lời giải:
a. Áp suất lớn nhất tác dụng lên mỗi điểm ở đáy bể bơi là:
p = p0 + ρgh = 1,01.105 + 1,00.103.10.2,4 = 1,25.105 (Pa)
b. Diện tích của nắp ống thoát nước hình tròn là:
S = πr2 = π.0,12 = 0,01π (m2)
Lực cần thiết để nhấc nắp này lên là:
F = p.S = 1,25.105.0,01π = 1250π ≈ 3927 (N)
c. Phương án thiết kế bố trí ống thoát nước của bể bơi.
Nắp ống thoát nước đặt ở vị trí màu đen sẽ dễ dàng thoát
nước hơn, vì áp lực của nước tác dụng lên nắp đen nhỏ hơn
áp lực của nước tác dụng lên nắp xanh.
Bài 31: Khối lượng riêng của thép là 7850kg/m3. Tính khối lượng của một quả cầu thép bán
kính 0,15 m. Cho biết công thức tính thể tích của khối cầu là V = 4/3.π.r3, với r là bán kính quả
cầu.
 Lời giải:
Thể tích của quả cầu thép là: V = 4/3.π.r3 = 43π.0,153 = 0,014 (m3)
Khối lượng của quả cầu thép là: m = ρV = 7850.0,014 = 110 (kg)
Bài 32: Trong thực tế, mọi vật rơi luôn chịu lực cản của không khí. Với vật nặng kích thước
nhỏ (ví dụ viên bi thép), lực cản này có độ lớn không đáng kể và có thể bỏ qua. Nhưng với các
vật kích thước lớn (ví dụ dù lượn), lực cản của không khí có độ lớn đáng kể. Khi này, chuyển
động của vật rơi có những tính chất gì?
 Lời giải:
Khi lực cản của không khí có độ lớn đáng kể thì vận tốc của vật rơi bị giảm, vật rơi chậm lại.
Bài 33: Dựa vào đồ thị ở Hình 12.2, phân
tích tính chất chuyển động của vật trong
những khoảng thời gian: từ 0 – t1 , t1 – t2 và
từ thời điểm t2 trở đi.
 Lời giải:
Từ đồ thị trong Hình 12.2, ta có:
+ Từ 0 – t1 , vật chuyển động nhanh dần đều
+ Từ t1 – t2 , vật chuyển động nhanh dần
không đều
+ Từ t2 trở đi, vật chuyển động với tốc độ
không đổi.
Bài 34: Quan sát Hình 12.1, vẽ vectơ lực cản của dầu tác
dụng lên viên bi và mô tả chuyển động của viên bi khi
được thả không vận tốc đầu vào dầu.
 Lời giải:
Lực cản có điểm đặt tại tâm vật, chiều ngược với chiều
chuyển động của vật
Mô tả chuyển động của viên bi:
+ Khi viên bi chuyển động nhanh dần vào trong dầu, sau đó viên bi chuyển động đều
Bài 35: Quan sát Hình 12.3, mô tả chuyển động của vận động viên nhảy dù từ khi bắt đầu nhảy
khỏi máy bay đến khi chạm đất. Phân tích lực tác dụng lên dù trong từng giai đoạn chuyển
động.

 Lời giải:
Chuyển động của vận động viên:
+ Ban đầu mới nhảy khỏi máy bay, khi chưa bung dù, trọng lực lớn hơn lực cản của không khí
nên vận động viên sẽ rơi nhanh dần và lực cản cũng tăng dần lên
+ Đến khi FC = P thì vận động viên chuyển động ổn định và bắt đầu bung dù, lực cản của
không khí mạnh và vận động viên chuyển động chậm dần.
+ Đến khi F’C = P thì chuyển động của vận động viên đều và đáp xuống đất an toàn
Bài 36: Tìm hiểu một số biện pháp thực tiễn giúp giảm lực cản của nước lên cơ thể khi chúng
ta bơi.
 Lời giải:
Biện pháp giúp giảm lực cản của nước lên cơ thể:
+ Giữ thăng bằng cơ thể khi bơi
+ Đội mũ bơi và kính bơi, giảm ma sát này bằng silicone là một cách tốt khác để giảm lực cản
của nước.
+ Giữ các ngón chân thẳng về phía sau để giảm lực cản.
Bài 37: Thực hiện thí nghiệm thả rơi hai tờ giấy giống
nhau như Hình 12.4, trong đó một tờ được vo tròn và một
tờ được để phẳng. So sánh chuyển động của hai tờ giấy này và dự đoán nguyên nhân dẫn đến
sự khác nhau đó.
 Lời giải:
Tờ giấy được vo tròn rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là vì lực cản không khí của tờ giấy vo tròn ít hơn lực
cản không khí của tờ giấy để phẳng.
Bài 38: Quan sát Hình 12.6, kết hợp với kết quả thí nghiệm
nghiên cứu của dự án để chỉ ra khi vật có hình dạng nào thì lực
cản không khí lên vật nào là lớn nhất và nhỏ nhất.
 Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy vật có hình tam giác thì lực cản không khí là
lớn nhất và vật có hình giọt nước nằm ngang có lực cản không
khí là nhỏ nhất.
Bài 39: Ngoài các ví dụ được đề cập, hãy tìm hiểu và trình bày
ứng dụng của sự tăng hay giảm sức cản không khí theo hình
dạng vật trong đời sống. (Gợi ý: Có thể tham khảo các hiện
tượng trong Hình 12.7).

 Lời giải:
Ứng dụng của sự tăng giảm sức cản không khí theo hình dạng vật:
+ Chim ưng thẳng đầu, chân, khép cánh; vận động viên cuối người cho lưng nằng ngang và đội
mũ hình con thoi  giúp giảm lực cản và tăng tốc độ của vật.
+ Máy bay tăng diện tích thân dưới, tăng lực cản giúp giảm tốc độ của máy bay khi hạ cánh
+ Chim ưng xòe rộng cánh và đuôi, làm tăng lực cản và giảm tốc độ khi xà xuống
+ Em bé giật dây khi thả diều tạo lực nâng cho diều lên cao và tăng lực cản để diều ổn định trên
cao chứ không chuyển động về trước.
Bài 40: Xét một vật rơi trong không khí có đồ thị tốc độ rơi theo thời gian được biểu diễn trong
Hình 12.2.
a. Vẽ hình và biểu diễn các lực tác dụng lên vật tại thời điểm t1 , t2.
b. Xác định độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm t2.
 Lời giải:
a. Vẽ hình.

FC ⃗
F 'C


P ⃗
P
b. Hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm t2 bằng 0.
Bài 41: Hãy vẽ lực cản của không khí hoặc nước tác dụng lên các vật trong các trường hợp
được mô tả trong Hình 12P.1.

 Lời giải:
Lực cản có chiều ngược với chiều chuyển động của vật.
Bài 42: Một con cá hề (Hình 12P.2) đang bơi trong
nước chịu tác dụng của lực cản F = 0,65 v (v là tốc
độ tức thời tính theo đơn vị m/s). Hãy tính lực tối
thiểu để con cá đạt được tốc độ 6 m/s, giả sử con cá
bơi theo phương ngang.
 Lời giải:
Khi con cá bơi theo phương ngang, lực tối thiểu để
con cá bơi được phải bằng lực cản của nước
 Lực tối thiểu của con cá là:
F = Fc = 0,65.v = 0,65.6 = 3,9 (N).
Bài 43: Trong số các áp lực ghi ở hình
7.3a và b, lực nào là áp lực?
 Lời giải:
Hình a: Áp lực chính là trọng lực của máy
kéo.
Hình b: Áp lực là lực của ngón tay tác
dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác
dụng lên bảng gỗ.
Bài 44: Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở hình 7.4, cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào
những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực,
diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại
xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) so
với trường hợp (2) và của trường hợp (1) so với
trường hợp (3). Tìm các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các chỗ trống của bảng 7.1:
Bảng 7.1: Bảng so sánh
Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h)
F2 ◻ F1 S2 ◻ S1 h2 ◻ h1
F3 ◻ F1 S3 ◻ S1 h3 ◻ h1

 Lời giải:
Ta có:
- Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng nó cũng càng lớn.
- Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng
lớn.
Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào diện tích bị ép và độ lớn của áp lực.
Điền dấu:
Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h)
F 2 > F1 S 2 = S1 h2 > h1
F 3 = F1 S 3 < S1 h3 > h1

Bài 45: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng, giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng,
giảm áp suất trong thực tế.
 Lời giải:
F
- Từ công thức: p=
S
Do đó, để tăng áp suất thì ta phải phải tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
- Ví dụ: Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mài sắc, mũi đinh thường thật nhọn để giảm diện tích bị
ép.
Bài 46: Một xe tăng có trọng lượng 340000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm
ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m 2. Hãy so sánh áp suất đó
với áp suất của 1 ô tô nặng 2000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là
250 cm2.
Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài: Tại sao máy kéo nặng nề
lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa
lầy trên chính quãng đường này?
 Lời giải:
Đổi S2 = 250 cm2 = 0,025 m2
F1 340000 2
Áp suất của xe tăng lên mặt đường là: p1= = =226666 , 67 N /m
S1 1,5
F2 20000 2
Áp suất của xe ô tô lên mặt đường là: p2= = =800000 N /m
S2 0,025
Như vậy, áp suất của xe ô tô lên mặt đường lớn hơn áp suất của xe tăng lên mặt đường.
Sở dĩ máy kéo chạy được bình thường trên nền đất mềm còn ô tô thì rất khó chạy trên nền đất
mềm và thường bị sa lầy vì máy kéo có các bản xích giống như xe tăng, áp suất do máy kéo
tác dụng xuống mặt đường nhỏ hơn so với áp suất của ô tô tác dụng xuống mặt đường.
Bài 47: Một khối sắt đặc hình hộp chữ nhật, có kích thước các cạnh tương ứng là 50 cm x
30cm x 15cm. Hỏi người ta phải đặt khối sắt đó như thế nào để áp suất của nó gây lên mặt sàn
là 39 000 N/m2. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.
 Lời giải:
Thể tích của khối sắt là: V = 50.30.15 = 22500 cm3 = 0,0225m3
Trọng lượng riêng của khối sắt là: d = 10.D = 10.7800 = 78000 N/m3
Trọng lượng của khối sắt là: P = d.V = 78000.0,0225 = 1755N
Áp lực của khối sắt lên mặt sàn là: F = P = 1755N
Diện tích của khối sắt lên mặt sàn là: p = F/S ⇒ S = F/p = 1755/39000 = 0,045m2
Ta thấy khi đặt đứng khối sắt thì diện tích mặt bị ép là: Sđứng = 10.15 = 450cm2 =0,045m2
⇒ S = Sđứng
Vậy người ta phải đặt đứng khối sắt để áp suất của nó gây lên mặt sàn là: 39000N/m2
Bài 48: Có hai loại xẻng ở hình bên. Khi tác dụng cùng một lực thì xẻng
nào nhấn vào đất được dễ dàng hơn? Tại sao?
 Lời giải:
Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ
hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của
xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng.
Bài 49: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4 N/m2. Diện tích của hai bàn chân
tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
 Lời giải:
Trọng lượng của người bằng áp lực của người đó tác dụng lên mặt sàn:
P = F = p.S = 1,7.104 .0,03 = 510N
Khối lượng của người là:
Ta có: P = 10m → m = P/10 = 510/10 = 51(kg)
Bài 50: Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên
gạch ở hình bên dưới là nhỏ nhất, lớn nhất?
 Lời giải:
Trong cả ba cách thì áp lực bằng nhau vì trọng lượng
viên gạch không đổi.
Vị trí a) có áp suất lớn nhất vì diện tích tiếp xúc nhỏ nhất.
Vị trí c) có áp suất nhỏ nhất vì diện tích tiếp xúc lớn nhất.
Bài 51: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc
với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
 Lời giải:
Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10.m1 = 10.60 = 600 N
Trọng lượng của ghế là: P2 = 10.m2 = 10.4 = 40 N
Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là: S = 4.So = 4.0,0008 = 0,0032 m2
Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
p = F/S = (P1 + P2)/S = (600+40)/0,0032 = 200000Pa = 200000 N/m2
Bài 52: Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.10 11 Pa. Để có áp suất này trên mặt đất
phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m2.
 Lời giải:
Áp lực ở tâm Trái Đất bằng trọng lượng của vật nên ta có: F = P ⇔ P = p.S = 4.1011.1 =
4.1011 N
Vì P = 10.m nên khối lượng của vật là: m = P/10 = 4.1011/10 = 4.1010 kg
Bài 53: Tại sao khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên
đường để người hoặc xe đi?
 Lời giải:
Khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để tăng diện
tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi đi không bị lún.
Bài 54: Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
 Lời giải:
- Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, do đó dễ dàng xuyên qua vải.
- Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn
nhỏ, ghế không bị gãy.
Bài 55: Một vật có khối lượng 0,84 kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7
cm. Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính áp lực và áp suất vật tác
dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quả tính được.
 Lời giải:
Áp lực cả 3 trường hợp đều bằng trọng lượng của vật:
F1 = F2 = F3 = P = 10.m = 0,84.10 = 8,4 N
Trường hợp 1: Mặt tiếp xúc với sàn là mặt có kích thước: 5cm x 6cm
F1 P 8,4 2
Áp suất trong trường hợp này là: p1= = = =2800 N /m
S1 S 1 0 , 05.0 , 06
Trường hợp 2: Mặt tiếp xúc với sàn là mặt có kích thước: 6cm x 7cm
F2 P 8,4 2
Áp suất trong trường hợp này là: p2= = = =2000 N /m
S2 S 2 0 ,07.0 , 06
Trường hợp 3: Mặt tiếp xúc với sàn là mặt có kích thước: 5cm x 7cm
F3 P 8, 4 2
Áp suất trong trường hợp này là: p3= = = =2400 N /m
S3 S3 0 , 05.0 ,07
Nhận xét: Áp lực do vật tác dụng lên sàn trong cả ba trường hợp đều như nhau nhưng áp suất
trong các trường hợp khác nhau.
Bài 56: Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt
bằng một màng cao su mỏng (H.8.3a). Hãy quan sát hiện tượng xảy ra
khi ta đổ nước vào bình và cho biết các màng cao su bị biến dạng
(H.8.3b) chứng tỏ điều gì?
 Lời giải:
Các màng cao su bị căng phồng ra chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên
đáy bình và thành bình.
Bài 57: Sử dụng thí nghiệm trong hình vẽ (câu 1) và cho biết có phải
chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?
 Lời giải:
Chất lỏng gây áp suất lên bình theo mọi phương chứ không theo một phương như chất rắn.
Bài 58: Lấy một bình trụ thủy tinh có đĩa D
tách rời dùng làm đáy. Muốn D đậy kín đáy
ống ra phải dùng tay kéo dây buộc đĩa D
lên (H.8.4a). Khi nhất bình vào sâu trong
nước rồi buông tay kéo sợi dây ra, đĩa D
vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi quay bình
theo các phương khác nhau (H.8.4b). Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
 Lời giải:
Điều này chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.
Bài 59: Đổ nước vào một bình có hai nhánh
thông nhau (bình thông nhau). Hãy dựa vào
công thức tính áp suất chất lỏng và đặc
điểm của áp suất chất lỏng nêu ở trên để so
sánh áp suất pA, pB và dự đoán xem nước
trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng thái vẽ ở hình 8.6a,
b, c.
Sử dụng thí nghiệm như hình 8.6a, b, c, tìm từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận dưới đây:
Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các
nhánh luôn luôn ở………………độ cao.
 Lời giải:
Mực nước trong bình sẽ ở trạng thái như hình 8.6c SGK (mực nước ở hai nhánh bằng nhau).
Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các
nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.
Bài 60: Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
 Lời giải:
Khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây ra rất lớn, con người nếu không mặc áo
lặn sẽ không thể chịu được áp suất này.
Bài 61: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một
điểm cách đáy thùng 0,4m.
 Lời giải:
Trọng lượng riêng của nước: d = 10000 N/m3.
Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 N/m2.
Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 0,4 m là: p = d.h2 = 10000.(1,2 - 0,4) = 8000 N/m2
Bài 62: Trong hai ấm ở hình bên, ấm nào đựng được nhiều
nước hơn?
 Lời giải:
Ta thấy vòi ấm và phần thân ấm chính là bình thông nhau,
mực nước trong ấm và trong vòi luôn có cùng độ cao nên ấm có vòi cao hơn sẽ đựng được
nhiều nước hơn.
Bài 63: Hình 8.9 là một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất
lỏng trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết
bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của
thiết bị này.
 Lời giải:
Phần A và ống B là hai nhánh của bình thông nhau, mực chất lỏng của
hai nhánh này luôn bằng nhau, quan sát mực chất lỏng ở nhánh B (nhờ
ống trong suốt) ta biết mực chất lỏng của bình A.
Bài 64: Một chiếc tàu bị thủng lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ
phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150
cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
 Lời giải:
Áp suất do nước gây ra tại lỗ thủng là: p = d.h = 10000.2,8 = 28000 N/m2
Lực tối thiểu để giữ miếng vá là: F = p.S = 28000. 0,015 = 420N
(Lưu ý: Trên thực tế, áp suất gây ra tại lỗ thủng còn bao gồm cả áp suất khí quyển trên mặt
nước, nhưng vì bên trong khoang tàu cũng có không khí nên ta coi phần áp lực do áp suất khí
quyển tác dụng lên miếng vá bằng nhau. Do đó lực giữ tối thiểu chỉ cần bằng áp lực do áp suất
nước gây ra.)
Bài 65: Hãy so sánh áp suất tại điểm A, B, C, D, E trong một bình đựng
chất lỏng vẽ ở hình 8.3
 Lời giải:
Ta có: p = d.h
Trong cùng một chất lỏng trọng lượng riêng của chất lỏng là như nhau
nên áp suất trong chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của cột chất lỏng so với
mặt thoáng. Căn cứ vào hình bên, ta thấy: PE < PC = PB < PD < PA
(PC = PB do hai hai điểm này ở ngang nhau).
Bài 66: Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất
2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2.
a. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
b. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển
bằng 10300 N/m3.
 Lời giải:
a) Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Điều này
chứng tỏ tàu ngầm đã nổi lên.
p
b) Áp dụng công thức: p = d.h, ta có: h=
d
p1 2, 02. 106
- Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước khi nổi lên: h1= = ≈ 196 m
d 10300
p 0 , 86.106
- Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau khi nổi lên: h2 = 2 = ≈ 83 ,5 m
d 10300
Bài 67: Một cái bình có lỗ nhỏ O ở thành bên và đáy là một pittông A
(H.8.4). Người ta đổ nước tới miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O.
a. Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm O thì hình dạng của tia
nước thay đổi như thế nào?
b. Người ta kéo pittông tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia
nước phun từ O có gì thay đổi không? Vì sao?
 Lời giải:
Hình dạng của tia nước phụ thuộc vào áp suất mà nước tác dụng vào thành
bình tại điểm O. Áp suất đó càng lớn thì tia nước càng vọt ra xa bình.
a) Mực nước hạ dần từ miệng bình tới điểm O thì áp suất tác dụng lên điểm O giảm dần. Vì vậy
tia nước dần về phía thành bình. Khi mực nước tiến sát điểm O, áp suất rất nhỏ, không tạo được
tia nước, và nước sẽ chạy dọc theo thành bình xuống đáy bình.
b) Khi kéo pittông từ vị trí A đến vị trí A’, đáy bình được nâng cao đến gần điểm O, nhưng
khoảng cách từ O đến miệng bình không thay đổi, nên áp suất mà nước tác dụng vào điểm O
không đổi.
Bài 68: Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt
thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18 mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng
riêng của nước biển là 10300 N/m3 và của xăng là 7000 N/m3.
 Lời giải:
Giả sử ta đổ xăng vào nhánh bên trái, khi đó chiều cao của
cột xăng là h1, nước bên trong ống bên phải dâng lên có
độ cao là h2.
Ta có:
h = 18mm = 0,018m; d1 = 7000N/m3; d2 = 10300 N/m3.
Xét hai điểm A và B trong hai nhánh nằm trong cùng một
mặt phẳng ngang trùng với mặt phân cách giữa xăng và
nước biển.
Ta có: pA = pB mà pA = d1.h1; pB = d2.h2;
Suy ra: d1.h1 = d2.h2;
Theo hình vẽ thì h2 = h1 – h, do đó:
d1.h1 = d2.(h1 – h) = d2.h1 – d2.h
d2 h 10300.0,018
h1 = = =0,0562 m=56 , 2mm
d 2−d 1 10300−7000
Bài 69: Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng
tăng?
 Lời giải:
Khi lặn càng sâu thì khoảng cách của người so với mặt thoáng chất lỏng càng lớn nên áp suất
của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.
Bài 70: Trong bình thông nhau vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn
gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh
lớn là 30 cm. Tìm chiều cao của cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa
T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
 Lời giải:
Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là S, thì diện tích tiết diện của ống lớn
là 2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở 2 nhánh có cùng chiều cao h.
Do thể tích nước trong bình thông nhau trước và sau khi mở khóa K là không đổi nên ta có:
Vtrước = Vsau ↔ H.2S = h.S + 2S.h
(H là chiều cao cột nước lúc đầu khi chưa mở khóa T)
⇒ 2.H = h + 2.h ⇒ h = 20cm.
Bài 71: Hình vẽ bên mô tả nguyên tắc hoạt động của một
máy nâng dùng chất lỏng. Muốn có một lực nâng 20000N
tác dụng lên pít- tông lớn, thì phải tác dụng lên pít- tông
nhỏ một lực bằng bao nhiêu?
Biết pít – tông lớn có diện tích lớn gấp 100 lần pit-tông
nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit-
tông nhỏ sang pit-tông lớn.
 Lời giải:
Ta có: F = 20000N; S = 100.s
F S s
Theo nguyên lí Pa-xcan ta có: = f =F . =200 N
f s S
Vậy phải tác dụng lên pít-tông nhỏ một lực f = 200N.
Bài 72: Một ống thủy tinh được bịt kín một đầu bằng màng cao su mỏng. Nhúng
ống thủy tinh vào một chậu nước (H.8.8). Màng cao su có hình dạng như thế nào
và tại sao lại có hình dạng như thế trong các trường hợp sau đây?
a. khi chưa có đổ nước vào ống tủy tinh.
b. Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng mực nước ngoài ống.
c. Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài
ống.
d. Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống.
 Lời giải:
a. Màng cao su bị cong lên phía trên do áp suất của nước trong chậu gây ra.
b. Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng với mực nước ở ngoài, khi đó áp
suất của nước trong ống và ngoài ống cân bằng nhau nên màng cao su có dạng phẳng.
c. Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống thì áp suất
của nước ngoài chậu lớn hơn nên màng cao su bị lõm vào trong ống.
d. Khi đổ nước vào trong ống sao cho mực nước trong ống cao hơn mực nước ngoài ống khi
đó áp suất do cột nước trong ống gây ra lớn hơn áp suất của nước ngoài chậu nên màng cao su
bị cong xuống phía dưới.

Bài 73: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8 m. Người ta đặt một miếng và áp vào lỗ
thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng
rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/3
 Lời giải:
Áp suất do nước gây ra tại lỗ thủng là: p = d.h = 10000.2,8 = 28000 N/m2
Lực tối thiểu để giữ miếng vá là: F = p.S = 28000. 0,015 = 420N
(Lưu ý: Trên thực tế, áp suất gây ra tại lỗ thủng còn bao gồm cả áp suất khí quyển trên mặt
nước, nhưng vì bên trong khoang tàu cũng có không khí nên ta coi phần áp lực do áp suất khí
quyển tác dụng lên miếng vá bằng nhau. Do đó lực giữ tối thiểu chỉ cần bằng áp lực do áp suất
nước gây ra.)
Bài 74: Chuyện vui về thí nghiệm thùng tô – nô của Pa –xcan. Vào thế
kỉ thức XVIII, nhà bác học người Pháp Pa- xcan đã thực hiện một thí
nghiệm rất lí thú, gọi là thí nghiệm thùng tô – nô của Pa-xcan (H.8.9). Ở
mặt trên của một thùng tô – nô bằng gỗ đựng đầy nước, ông gắn một
ống nhỏ, cao nhiều mét. Sau đó ông trèo lên ban công tầng trên và đổ
vào ống nhỉ một chai nước đầy.
Hiện tượng kì lạ xảy ra: chiếc thùng tô – nô bằng gỗ vỡ tung và nước
bắn ra tứ phía.
Các em hãy dựa vào hình bên để tính toán và giải thích thì nghiệm của
Pa – xcan.
Gợi ý: Có thể so sánh áp suất tác dụng cào điểm O ở giữa thùng, khi chỉ có thùng tô – nô chứa
đầy nước và khi cả thùng và ống đều chứa đầy nước.
 Lời giải:
- Khi thùng chức đầy nước thì áp suất tại điểm O: p1 = d× h.
- Nhận xét: h’=10h, do đó p 2=10p1. Như vậy, khi đổ nước vào ống thì áp suất tại điểm O tăng
lên gấp 10 lần nên thùng tô – nô bị vỡ.
Bài 75: Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị
P (H.a). Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ
giá trị P1 (H.b). P1 < P chứng tỏ điều gì?
 Lời giải:
Điều này chứng tỏ khi nhúng trong nước, vật chịu một
lực đẩy từ dưới lên.
Bài 76: Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3
chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét nêu
trên là đúng.

 Lời giải:
Nhúng vật nặng vào bình đựng nước, thể tích nước từ trong bình tràn ra chính là thể tích của
vật. Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực F đẩy từ phía dưới lên trên do dó số chỉ
của lực kế lúc này là P2.
Ta có: P2 = P1 - F, do vậy P2 < P1.
Khi đổ nước từ bình B vào bình A, lực kế chỉ giá trị P 1. Điều này cho thấy lực đẩy Ác-si-mét có
độ lớn bằng độ lớn của trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
Bài 77: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong
nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
 Lời giải:
Vì thỏi nhôm và thép đều có thể tích như nhau nên chúng chịu tác dụng của lực dẩy Ácsimét
như nhau.
Bài 78: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi đươc nhúng vào nước, một thỏi được
nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.
 Lời giải:
Do trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu nên thỏi đồng nhúng trong
nước chịu lực đấy Ác-si-mét lớn hơn (mặc dù cả hai thỏi cùng chiếm một thể tích trong nước
như nhau).
Bài 79: Hãy nêu phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4 thay
cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét.
a. Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những
đại lượng nào?
b. Thể tích V của vật được tính thế nào?
c. Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách
nào?
d. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong
công thức?
 Lời giải:
- Bước 1: Dùng cân để cân một vật nặng nhỏ không thấm nước treo dưới một cốc A đặt trên đĩa
cân.
Khối lượng vật và cốc (đĩa bên trái) bằng đúng trọng lượng của các quả cân (đĩa bên phải).
- Bước 2: Vật vẫn treo trên cân nhưng được nhúng hoàn toàn vào một bình tràn B chứa đầy
nước, khi đó một phần nước trong bình tràn chảy ra cốc C và cân bị lệch về phía các quả cân.
- Bước 3: Vẫn giữ nguyên vật trong bình tràn đồng thời đổ nước từ cốc C vào cốc A trên đĩa
cân thấy cân trở lại cân bằng.
Như vậy, lực đẩy Ácsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị chiếm chỗ.
Bài 80: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m 3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật
ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao
nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
 Lời giải:
Gọi Pkk là trọng lượng của vật khi cân ngoài không khí, khi nhúng vào nước và lực đẩy Ác – si
– mét. Ta có: Pkk – FA = PN  V(d – dN) = PN
PN PN . d PN . d 30.22000
V= hay V . d= Pkk = = =55 N
d −d N d −d N d −d N 22000−10000
Vậy số chỉ của lực kế khi vật ở ngoài không khí là 55 N.
Bài 81: Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được
nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn
hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m 3 và 67500
N/m3.
 Lời giải:
- Gọi d1, d2 là trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim.
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 2 vật:
m m
F A 1=d n . V 1=d n . ; F A 2=d n . V 2=d n .
d1 d2
F A 1 d 2 67500
= = =2 ,5
F A 2 d 1 27000
Vậy lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật làm bằng nhôm lớn hơn và lớn hơn 2,5 lần.
Bài 82: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi
nhúng ngập chúng vào nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại
sao?
 Lời giải:
Ba vật làm bằng ba chất khác nhau nên khối lượng riêng của ba chất đồng, sắt, nhôm khác nhau
và theo thứ tự: Dđồng > Dsắt > Dnhôm .
Theo công thức V = m/D thì nếu ba vật có khối lượng bằng nhau nhưng vật có khối lượng riêng
nhỏ hơn thì có thể tích lớn hơn.
Do đó thể tích của các vật như sau: Vđồng < Vsắt < Vnhôm .
Mà FA = d.V
Như vậy, lực tác dụng của nước vào nhôm là lớn nhất (đồng có thể tích nhỏ nhất).
Bài 83: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể
tích bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực của nước tác dụng vào ba vật có
khác nhau không? Tại sao?
 Lời giải:
Lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật là bằng nhau vì lực đẩy Ác- si – mét phụ thuộc vào trọng
lượng riêng của chất lỏng mà ba vật đều được nhúng trong nước trọng lượng riêng của nó như
nhau, thể tích của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng bằng nhau.
Bài 84: Thể tích của một miếng sắt là 2dm 3. Tính lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt
khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác
nhau, thì lực đẩy Ác – si – mét có thay đổi không? Tại sao?
 Lời giải:
Ta có: Vsắt = 2dm3 = 0,002m3.
Lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là:
Fnước = dnước.Vsắt = 10000N/m3.0,002m3 = 20N
Lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:
Frượu = drượu.Vsắt = 8000N/m3.0,002m3 = 16N
Lực đẩy Ác – si – mét không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau vì lực đẩy Ác –
si – mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật
chiếm chỗ.
Bài 85: Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng
vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đó đồng thời vào
hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao?
 Lời giải:
Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V 1 là thể tích của thỏi nhôm,
V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P 1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm
d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
Bài 86: Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá
tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.
 Lời giải:
Gọi P1 là trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan
V1 là thể tích của phần nước bị cục nước đá chiếm chỗ
dn là trọng lượng riêng của nước
FA là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên cục nước đá khi chưa tan.
Pđá
Cục đá nổi trong nước nên Pđá = FA = V1.dn V 1= (1)
dn
Gọi V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành, P 2 là trọng lượng của lượng nước
P2
do đá tan ra, ta có: V 2=
dn
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành
P2
phải bằng nhau, nên: P2 = Pđ và V 2= (2)
dn
Từ (1) và (2) ⇒ V1 = V2. Thể tích của phần nước đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước
trong cốc nhận được khi nước đá tan hết. Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.
Bài 87: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào
nước thì chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng gấp bao nhiêu
lần trọng lượng riêng của nước? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3
 Lời giải:
Khi nhúng chìm vật vào nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác – si –mét nên chỉ số của lực kế
giảm 0,2N, tức là FA = 0,2N.
Ta có: FA = V.dn,
trong đó dn là trọng lượng riêng của nước, V là thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ.
Vật ngập hoàn toàn trong nước nên Vvật = V.
FA 0,2 −5 3
Thể tích của vật là: V = = =2.10 (m )
d n 10000
Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N nên trọng lượng của vật là:
P = 2,1 N.
Suy ra trọng lượng riêng của chất làm vật: d = P/V = 105000 N/m3
d 105000
Tỉ số: d = 10000 =10 , 5 lần. Vậy chất làm vật là bạc.
n

Bài 88: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét
bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ
lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10 000 N/m 3 và 27 000
N/m3.
 Lời giải:
P Al 1,458
=5 , 4.10 ( m ) =54 ( c m )
−5 3 3
Thể tích của quả cầu nhôm: V = =
d Al 27000
Gọi thể tích phần còn lại của quả cầu sau khi khoét lỗ là V’. Để quả cầu nằm lơ lửng trong
nước thì trọng lượng còn lại P’ của quả cầu phải bằng lực đẩy Ác – si – mét:
d n . V 10000.54
=20 ( c m )
3
P’ = FA ↔ dAl.V’ = dn.V V '= =
d Al 27000
Thể tích nhôm đã khoét là: Vk = V – V’ = 54 – 20 = 34 cm3.
Bài 89: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào, phương và chiều của
chúng có giống nhau không?
 Lời giải:
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ácsimét và trọng lực P. Hai lực này đều có
phương thẳng đứng, trong đó lực đẩy Ácsimét có chiều từ dưới lên trên còn trọng lực có chiều
từ trên xuống dưới.
Bài 90: Có thể xảy ra 3 trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn F A của lực
đẩy Ác-si-mét:

Hãy vẽ các vectơ lực tương ứng với 3 trường hợp trên vào hình vẽ trên và chọn cụm từ thích
hợp trong số các cụm từ sau đây cho các chỗ trống trong các câu trong hình 12.1:
(1) Chuyển động lên trên: (Nổi lên mặt thoáng).
(2) Chuyển động xuống dưới: (Chìm xuống đáy bình).
(3) Đứng yên: (Lơ lửng trong chất lỏng).
 Lời giải:
a. FA < P: Vật chuyển động xuống dưới: (Chìm xuống đáy bình)

b. FA = P: Đứng yên: (Lơ lửng trong chất lỏng)


c. FA > P: Vật chuyển động lên trên: (Nổi lên mặt thoáng).
Bài 91: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
 Lời giải:
Do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước nên khi thả miếng gỗ
vào nước thì nó sẽ chịu lực đẩy Ác-si-mét, khi nó ngập trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét lớn
hơn trọng lực P nên nó đẩy khối gỗ lên làm khối gỗ nổi.
Bài 92: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét có bằng
nhau không? Tại sao?
 Lời giải:
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau. Miếng
gỗ nổi và đứng yên trên mặt nước nghĩa là trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét cân bằng nhau.
Bài 93: Biết P = dv.V (trong đó dv là trọng lượng riêng của chất làm vật. V là thể tích của vật)
và FA = d1.V (trong đó d1 là trọng lượng riêng của chất lỏng), hãy chứng minh rằng nếu vật là
một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:
- Vật sẽ chìm xuống khi: dv > d1. - Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dv = d1.
- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dv < d1.
 Lời giải:
So sánh trọng lượng của vật và lực đẩy Ác-si-mét do chất lỏng tác dụng lên vật:
P = dv.V và FA = d1.V (vì vật là khối đặc ngập trong chất lỏng nên khi đo thể tích chất lỏng
chiếm chỗ bằng thể tích của vật luôn).
Nếu:
- Vật sẽ chìm xuống nếu P > FA ↔ dv.V > d1.V ⇔ dv > d1
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng nếu P = FA ↔ dv.V = d1.V ⇔ dv = d1
- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng nếu P < F ⇔ dv.V < d1.V ⇔ dv < d1
Bài 94: Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay chìm? Tại sao?
 Lời giải:
Do trọng lượng riêng của thép (78000 N/m 3) nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân (136000
N/m3) nên khi thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi sẽ nổi.
Bài 95: Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước. Vật M chìm xuống đáy
bình còn vật N lơ lửng trong chất lỏng. Gọi P M, FAM là trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác
dụng lên vật M; PN, FAN là trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật N. Hãy tìm dấu
thích hợp cho các ô trống:
FAM □ FAN. FAM □ PM. FAN □ PN. PM □ PN.
 Lời giải:
+ Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước nên lực đẩy Ác-si-mét tác dụng
lên hai vật là bằng nhau: FAM = FAN.
+ Vật M chìm xuống đáy bình nên FAM < PM.
+ Vật N lơ lửng trong chất lỏng nên FAN = PN.
+ PM > PN.
Bài 96: Một vật có trọng lượng riêng là 26000 N/m 3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật
ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao
nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
 Lời giải:
Nhúng chìm vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét nên vật nhẹ hơn ngoài
không khí.
Do lực đẩy Ác-si-mét chính là hiệu số giữa trọng lượng của vật ở ngoài không khí với trọng
lượng của vật ở trong nước nên: FA = P – Pn
Trong đó: P là trọng lượng của vật ở ngoài không khí
Pn là trọng lượng của vật ở trong nước
Hay dn.V = d.V – Pn
Trong đó: V là thể tích của vật; dn là trọng lượng riêng của nước
d là trọng lượng riêng của vật
Pn
Suy ra: d.V – dn.V = Pn ⇔ V.(d – dn) = Pn V =
d −d n
d
Trọng lượng của vật ở ngoài không khí là: P=d . V =P n d−d =243 , 75(N )
n

Bài 97: Cùng một vật, nổi trong hai chất lỏng khác nhau (H.12.1).
Hãy so sánh lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp đó. Trọng
lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?
 Lời giải:
Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét cân bằng với
trọng lượng của vật nên lực đẩy Ác – si –mét trong hai trường hợp đó bằng nhau (bằng trọng
lượng của vật).
+ Trường hợp thứ nhất: FA1 = d1.V1 (V1 là phần ngập trong chất lỏng d1 của vật)
+ Trường hợp thứ hai: FA2 = d2.V2 (V2 là phần ngập trong chất lỏng d2 của vật)
Mà FA1 = FA2 và V1 > V2 (theo hình vẽ ta nhận thấy V1 > V2)
Do đó, d1 < d2. Vậy trọng lượng riêng của chất lỏng thứ hai lớn hơn trọng lượng riêng của chất
lỏng thứ nhất.
Bài 98: Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành
thuyền thả xuống nước lại nổi?
 Lời giải:
Lá thiếc mỏng và thuyền gấp bằng lá thiếc có cùng trọng lượng P.
- Lá thiếc mỏng được vo tròn nên có thể tích giảm, do đó trọng lượng riêng tăng. Khi thả xuống
nước thì chìm vì trọng lượng riêng của chiếc lá thiếc lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
- Lá thiếc mỏng đó được gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi vì trọng lượng riêng của
thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều thể tích của
lá thiếc vo tròn nên dthuyền < dnước).
Bài 99: Hình 12.2 vẽ hai vật giống nhau về hình dạng và kích thước
nổi trên nước. Một làm bằng li-e (khối lượng riêng 200 kg/m 3) và
một làm bằng gỗ khô (khối lượng riêng 600 kg/m3). Vật nào là li-e?
Vật nào là gỗ khô? Giải thích.
 Lời giải:
Khi vật nổi trên chất lỏng nghĩa là trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Ác – si – mét.
Nhưng lực Ác – si – mét bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Khối
lượng riêng của vật càng nhỏ hơn so với khối lượng riêng của chất lỏng thì phần vật chìm trong
chất lỏng sẽ càng nhỏ. Như vậy mẫu thứ nhất là li–e, mẫu thứ hai là gỗ.
Bài 100: Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên nước của một
miếng gỗ (H.12.3). Nếu quay ngược lại miếng gỗ cho quả cầu nằm trong nước
thì mực nước có thay đổi không? Tại sao ?
 Lời giải:
Mực nước trong bình không thay đổi do lực đẩy Ác – si –mét trong cả hai
trường hợp có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ và quả cầu (thể tích nước
bị chiếm chỗ trong cả hai trường hợp đó cũng bằng nhau).
Bài 101: Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan
biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
 Lời giải:
Phần thể tích sà lan ngập trong nước là: V = 4.2.0,5 = 4 m3
Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên sà lan.
Khi đó: P = FA = d.V = 10000.4 = 40000N
Bài 102: Một phao bơi có thể tích 25 dm3 và khối lượng 5kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao
khi dìm phao trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
 Lời giải:
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên phao là: FA = d.V = 10000. 0,025 = 250N
Trọng lượng của phao là: P = 10.m = 10.5 = 50N
Vì lực đẩy FA và trọng lực P của phao cùng phương nhưng ngược chiều nhau nên lực nâng
phao là: F = FA – P = 200N.
Bài 103: Một chai thủy tinh có thể tích 1,5 lít và khối lượng 250 g. Phải đổ vào chai ít nhất bao
nhiêu nước để nó chìm trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
 Lời giải:
Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên chai khi chai ngập trong nước là:
FA = V.dn = 0,0015.10000 = 15N.
Trọng lượng của chai: P = 10.m = 10.0,25 = 2,5N
Để chai chìm trong nước cần đổ vào chai một lượng nước có trọng lượng tối thiểu là:
P’ = FA – P = 12,5N.
'P' 12, 5 −3 3
Thể tích nước cần đổ vào chai là: V = d = 10000 =1, 25. 10 m =1 ,25 lít
n

Bài 104: Một sà lan có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước là 10m × 4m × 2m. Khối lượng
của sà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 50 tấn. Hỏi có thể đặt vào sà lan 2 kiện hàng, mỗi
kiện hàng nặng 20 tấn không? Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
 Lời giải:
Lực đẩy Ác – si – mét lớn nhất tác dụng lên sà lan là:
FA = V.dn = 10.4.2.10000 = 800000 N
Trọng lượng tổng cộng của sà lan và kiện hàng là:
P = 10.(m0 + 2.mh) = 10.(50000 + 2.20000) = 900000 N
Vì P > FA nên không thể đặt hai kiện hàng lên xà lan được.
Bài 105: Đố vui: Hàng năm có rất nhiều du khách thăm Biển
Chết (nằm giữa I-xra-ren và Gioóc- đa –ni). Biển mang tên này,
vì nước ở đây rất mặn, khiến các sinh vật biển không thể sinh
sống được.
Người ta đến thăm Biển Chết không phải chỉ vì phong cảnh
mà còn vì một điều kì lạ là mọi người đều có thể nổi trên mặt biển dù không biết bơi (H.12.5).
Em hãy giải thích tại sao?
 Lời giải:
Vì nước ở Biển Chết chứa nhiều muối nên trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng
của cơ thể người, do đó người có thể nổi trên mặt nước.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Ba quả cầu đặc bằng chì, bằng sắt và bằng gỗ có thể tích bằng nhau được thả rơi
không vận tốc đầu từ cùng một độ cao xuống, lực cản không khí đặt vào các quả cầu bằng
nhau. So sánh gia tốc của các quả cầu ta thấy:
A. Quả cầu bằng chì có gia tốc lớn nhất. B. Quả cầu bằng sắt có gia tốc lớn nhất.
C. Quả cầu bằng gỗ có gia tốc lớn nhất. D. Ba quả cầu có gia tốc bằng nhau.
Câu 2: Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn máy bay?
A. tàu ngầm to hơn máy bay B. tàu ngầm chịu lực cản của nước
C. tàu ngầm nặng hơn máy bay D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.
B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng?
A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.
Câu 5: Trường hợp nào xuất hiện lực cản?
A. Tàu ngầm dưới đáy biển B. người bơi trong nước
C. Cá bơi trong nư D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Khi nào thì trọng lượng của một vật tăng hoặc giảm?
A. Khi một người đi thang máy, trọng lượng của người đó có thể tăng hoặc giảm
B. Khi một vật di chuyển từ xích đạo tới một địa cực, trọng lượng của nó tăng lên
C. Khi một nhà du hành vũ trụ ở trong con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất, trọng lượng của
người đó giảm xuống bằng 0
D. Trọng lượng của một vật có giá trị khác nhau tùy theo cách chuyển động của người đó.
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?
A. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m
B. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m.
C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.
D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?
A. Con chim bay trên bầu trời B. Cuốn sách nằm trên bàn
C. Thợ lặn lặn xuống biển D. Con cá bơi dưới nước
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.
B. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.
C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Cả A và B đúng
Câu 10: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
B. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.
Câu 11: Chỉ ra trường hợp lực cản của nước lớn nhất?
A. Tàu đánh cá trên biển B. Tàu ngầm di chuyển dưới đáy biển
C. Con cá bơi trong nước D. Không có đáp án nào chính xác
Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Bạn Lan đang tập bơi. B. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 13: Lực cản của nước gây nên?
A. Làm tăng tốc độ di chuyển B. Làm chậm tốc độ di chuyển
C. Cả 2 đáp án A và B đều đúng D. Cả 2 đáp án A và B đều sai
Câu 14: Đặc điểm lực cản của nước?
A. Độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
B. Độ lớn của lực cản càng yếu khi diện tích mặt cản càng lớn.
C. Độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớ
D. Không có ý nào chính xác
Câu 15: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
C. Con cá đang bơi. D. Mẹ em đang rửa rau.
Câu 16: Gió tác dụng vào buồm một lực có
A. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.
B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.
C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.
D. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.
Câu 17: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những
lực nào?
A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.
C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
D. Chỉ chịu lực cản của không khí.
Câu 18: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?
A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi. B. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
C. Người đạp xe khum lưng khi đi. D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.
Câu 19: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.
B. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.
C. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.
D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi.
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 21: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Mẹ em đang rửa rau.
Câu 22: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.
B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.
C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
D. Cả A và B đúng
Câu 23: Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 24: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực B. chiều của lực
C. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 25: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Đơn vị của áp suất là N/m2.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
Câu 26: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực
lớn nhất của nước?
A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt. B. Mặt trên C. Mặt dưới D. Các mặt bên
Câu 27: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. p = F/S B. p = F.S C. p = P/S D. p = d.V
Câu 28: Muốn tăng áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 29: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn
lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.
A. Trường hợp 1 B. Trường hợp 2
C. Trường hợp 3 D. Trường hợp 4
Câu 30: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là
lớn nhất?
A. Người đứng cả 2 chân. C. Người đứng cả 2 chân nhưng cúi người xuống.
B. Người đứng một chân. D. Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ.
Câu 31: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 32: Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng?
A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.
B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép.
C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.
D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào.
Câu 33: Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn
A. 2000 cm2 B. 200 cm2 C. 20 cm2 D. 0,2 cm2
Câu 34: Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện
tích S1, người thứ hai đứng trên ván diện tích S 2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh
áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có
A. p1 = p2 B. p1 = 1,2p2 C. p2 = 1,44p1 D. p2 = 1,2p1
Câu 35: Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực xe tác
dụng lên mặt đất có độ lớn bằng.
A. trọng lượng của xe và người đi xe B. lực kéo của động cơ xe máy
C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe. D. không
Câu 36: Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có
cường độ.
A. bằng trọng lượng của vật B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. lớn hơn trọng lượng của vật. D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Câu 37: Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là
0,4 mm2, áp lực búa tác dụng tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm
tôn là
A. 15 N/m2 B. 15.107 N/m2 C. 15.103 N/m2 D. 15.104 N/m2
Câu 38: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 39: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d
Câu 40: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 41: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh
luôn ở cùng một độ cao.
Câu 42: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế
nào khi cục nước đá tan hết?
A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không xác định được
Câu 43: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất
2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m 2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm
trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2.
A. 196m; 83,5m B. 160m; 83,5m C. 169m; 85m D. 85m; 169m
Câu 44: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 1,
chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1.
Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì
A. p2 = 3p1 B. p2 = 0,9p1 C. p2 = 9p1 D. p2 = 0,4p1
Câu 45: Trong bình thông nhau gồm 2 nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi
chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm. Tìm chiều cao cột nước ở 2
nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.
A. 10 cm B. 20 cm C. 30 cm D. 40 cm
Câu 46: Bốn hình A, B, C, D cùng đựng nước
(H.8.1).
a. Áp suất của nước lên đáy bình nào là lớn nhất?
A. Bình A B. Bình B C. Bình C D. Bình
D
b. Áp suất của nước lên đấy bình nào là nhỏ nhất?
A. Bình A B. Bình B C. Bình C D. Bình D
Câu 47: Hai bình A, B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước
tới cùng một độ cao (H.8.2). Hỏi sau khi mở khóa K, nước và dầu có chảy
từ bình nọ sang bình kia không? Hãy chọn trả lời đúng.
A. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn
C. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn
D. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của
nước lớn hơn dầu.
Câu 48: Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q, trong bình chứa
chất lỏng ở hình bên:
A. pM < pN < pQ B. pM = pN = pQ
C. pM > pN > pQ D. pM < pQ < pN
Câu 49: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 50: Hình 8.6 vẽ mặt cắt của 1 con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao
giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm để
A. tiết kiệm đất đắp đê.
B. làm thành mặt phẳng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn
đi lên mặt đê.
C. có thể trồng cỏ lên trên đê, giữ cho đê khòi bị lở.
D. chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.
Câu 51: Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng
ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình.
A. tăng B. giảm C. không đổi D. bằng không.
Câu 52: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Ác-si-mét. B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát.
C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.
Câu 53: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:
A. Trọng lượng của vật. C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng của chất lỏng. D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
Câu 54: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là:
A. FA = D.V B. FA = Pvật C. FA = d.V D. FA = d.h
Câu 55: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 56: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong
nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét
lớn hơn.
C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng cùng
được nhúng trong nước như nhau.
D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng chiếm
thể tích trong nước như nhau.
Câu 57: Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như
vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. C. lực đẩy của nước.
B. khối lượng của nước thay đổi. D. lực đẩy của tảng đá.
3
Câu 58: Thể tích của một miếng sắt là 2dm . Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm
trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. F = 15N B. F = 20N C. F = 25N D. F = 10N
Câu 59: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào
nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao
nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 6 lần B. 10 lần C. 10,5 lần D. 8 lần
Câu 60: Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật
D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 61: Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước (H.10.1). Hỏi
lực Ác – si –mét tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất? Hãy chọn
câu trả lời đúng:
A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất.
B. Quả 2, vì nó lớn nhất.
C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất.
D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước.
Câu 62: Lực đẩy Ác – si –mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?
A. vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. B. Vật lơ lửng trong chất lỏng
C. Vật nổi trên chất lỏng. D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 63: Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì
A. lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
B. lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
C. lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.
D. lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi.
Câu 64: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong
không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6 N. Biết trọng lượng riêng
của nước là 104 N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác – si – mét của không khí. Thể tích của vật nặng là
A. 480 cm3 B. 360 cm3 C. 120 cm3 D. 20 cm3
Câu 65: Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là:
A. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước.
B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C. lực đẩy Ác – si –mét lớn hơn trọng lượng của vật.
D. lực đẩy Ác – si –mét nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 66: Trong hình bên. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính
bằng biểu thức: FA = d.V. Trong dó d là trọng lượng riêng của chất
lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào không đúng?
A. V là thể tích của phần nước bị miếng gỗ chiếm chỗ.
B. V là thể tích của cả miếng gỗ.
C. V là thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước.
D. V là thể tích được gạch chéo.
Câu 67: Lực đẩy Ác – si – mét nhỏ hơn trọng lượng thì:
A. Vật chìm xuống C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
B. Vật nổi lên D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng
Câu 68: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ:
A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Lớn hơn trọng lượng của vật.
C. Bằng trọng lượng của vật. D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.
Câu 69: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực
tác dụng lên vật?
A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực.
B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét.
C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương
thẳng đứng và chiều ngược nhau.
D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương
thẳng đứng và cùng chiều với nhau.
Câu 70: Gọi dv là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau
đây không đúng?
A. Vật chìm xuống khi dv > d B. Vật chìm xuống đáy khi dv = d
C. Vật lở lửng trong chất lỏng khi dv = d D. Vật sẽ nổi lên khi dv < d
Câu 71: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?
A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
C. Vì gỗ là vật nhẹ. D. Vì gỗ không thấm nước.
Câu 72: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết thép có trọng
lượng riêng 78500 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000 N/m3.
A. Bi lơ lửng trong thủy ngân. C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân. D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân.
Câu 73: Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có
trọng lượng riêng d1 và d2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây
là đúng?
A. d1 > d2 B. d1 < d2
C. Lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp là như nhau.
D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong hai trường hợp là như nhau.
Câu 74: Một phao bơi có thể tích 25 dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao
khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 100 N B. 150 N C. 200 N D. 250 N
Câu 75: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước
0,5 m. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu?
A. P = 40000 N B. P = 45000 N C. P = 50000 N D. Một kết quả khác
Câu 76: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ
A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. Bằng trọng lượng vật. D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Câu 77: Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì:
A. nhẫn chìm vì dAg > dHg B. nhẫn nổi vì dAg < dHg
C. nhẫn chìm vì dAg < dHg D. nhẫn nổi vì dAg > dHg.
Câu 78: Thả một vật đặc có trọng lượng riêng d v vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng
riêng d1 thì
A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dv > d1.
B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lòng khi dv = d1.
C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dv > d1.
D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi một nửa trên mặt chất lỏng khi dv = 2.d1.
Câu 79: Cùng một vật được thả vào bốn bình đựng bốn chất lỏng khác nhau (H.12.4). Hãy dựa
vào hình vẽ để so sánh trọng lượng riêng của các chất lỏng.
A. d1 > d2 > d3 > d4 B. d4 > d1 > d2 > d3
C. d3 > d2 > d1 > d4 D. d4 > d1 > d3 > d2
Câu 80: Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống
đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P 1 là trọng lượng của vật 1, F 1 là lực đẩy Ác – si –
mét tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 2
thì A. F1 = F2 và P1 > P2 B. F1 > F2 và P1 > P2
C. F1 = F2 và P1 = P2 D. F1 < F2 và P1 > P2
Câu 81: Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ
tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.
A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
B. lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.
C. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng
lượng của quả cầu.
D. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn
trọng lượng của quả cầu.

You might also like