You are on page 1of 6

VẬT LÍ 10 SV: Thạch Văn Minh- 47.01.102.

086

BÀI 18
ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

I. XUNG LƯỢNG CỦA LỰC

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Em hãy phát biểu lại định luật và biểu thức của định luật II Newton.

Đáp án

Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật . Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực
và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Biểu thức:

𝐹⃗
𝑎⃗ = ⟹ 𝐹⃗ = 𝑚𝑎⃗
𝑚
Câu 2: Em hãy phát biểu lại biểu thức tính gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

Biểu thức tính gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:

⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
Δ𝑣 𝑣2 − ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1
𝑎⃗ = =
Δ𝑡 Δ𝑡
Xét một vật có khối lượng m chịu tác dụng một lực 𝐹⃗ không đổi trong thời gian 𝛥𝑡 làm thay đổi vận tốc
của vật từ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣1 đến ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣2

Theo định luật II Newtơn: 𝐹⃗ = m. 𝑎⃗


⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝛥𝑣 𝑣2 ⃗⃗⃗⃗⃗
⃗⃗⃗⃗⃗−𝑣1
Ta có: 𝑎⃗ = 𝛥𝑡
= 𝛥𝑡

𝑣2 − ⃗⃗⃗⃗⃗
⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣1
𝐹⃗ = m. 𝑎⃗ = m. ⟹ 𝐹⃗ . 𝛥𝑡 = m. (⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣1 ) = 𝑚𝑣
𝑣2 − ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗2 − 𝑚𝑣
⃗⃗⃗⃗⃗1
𝛥𝑡
Ta gọi tích số ⃗𝑭⃗. 𝜟𝒕 là xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 𝛥𝑡

Đơn vị xung lượng của lực là: N.s

II. ĐỘNG LƯỢNG

1. Thí nghiệm

Phiếu Học Tập Số 2

Câu 1: Em hãy dự đoán độ dịch của miếng xốp trong hai trường hợp trên và cho biết độ dịch chuyển của
miếng xốp phụ thuộc vào yếu tố nào của viên bi

Đáp án

1 thachvanminh086@gmail.com
VẬT LÍ 10 SV: Thạch Văn Minh- 47.01.102.086

- Khi thả 2 viên bi từ cùng một độ cao, viên bi có khối lượng lớn hơn sẽ tác dụng lực lớn hơn lên khối gỗ
làm cho khối gỗ bị đẩy đi xa hơn.

- khi xét cùng một viên bi, lực của viên bi tác dụng lên khối gỗ sẽ lớn hơn (khối gỗ sẽ bị đẩy đi xa hơn) khi
được thả ở chỗ cao hơn.

Như vậy độ dịch chuyển của khúc gỗ phụ thuộc vào khối lượng viên bi và vị trí thả viên bi.

- Từ thí nghiệm trên ta có thể nói: đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên
vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng.

2. Khái niệm động lượng

Phiếu Học Tập Số 2

Câu 2: Em hãy phát biểu Khái niệm Động lượng, biểu thức tính và đơn vị của động lượng.

Động lượng của một vật đang chuyển động được xác định bằng tích của khối lượng với vecto của vật.
⃗⃗ = 𝒎. 𝒗
𝒑 ⃗⃗

Trong đó:

m: khối lượng của vật (kg)

𝑣⃗ là vận tốc của vật (m/s)

⟹ 𝑝⃗ là động lượng của vật (kg.m/s)

Câu 3: Em có nhận xét như thế nào về hướng của vecto động lượng và vecto vận tốc

Đáp án

Vecto động lượng và vecto vận tốc cùng hướng với nhau.

Câu 4: Cho ví dụ để giải thích tại sao động lượng cho một vật lại phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Ví dụ Xét bạn Hùng đang ngồi trên xe ô tô chuyển động thẳng với vận tốc v

- Đối với hệ quy chiếu gắn với đất Hùng đang chuyển động với tốc độ v và do đó động lượng của Hùng
trong hệ quy chiếu này có độ lớn là m.v.

- Trong khi đó đối với hệ quy chiếu gắn với một người quan sát khác đang ngồi chung xe ô tô với Hùng thì
Hùng đang đứng yên và do đó động lượng của Hùng trong hệ quy chiếu này có độ lớn bằng 0.

Vận tốc phụ thuộc vào hệ quy chiếu mà động lượng lại phụ thuộc vào vận tốc nên ta nói Động lượng phụ
thuộc vào hệ quy chiếu.

3. Đặc điểm của động lượng

Trong một hê gồm nhiều vật tương tác với nhau thì vecto động lượng của hệ bằng tổng các vecto động
lượng của các vật đó

Biểu thức tính động lượng cho hệ gồm nhiều vật:

2 thachvanminh086@gmail.com
VẬT LÍ 10 SV: Thạch Văn Minh- 47.01.102.086

⃗⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑 𝒑𝟏 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝟐 + ⋯ + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝒏

Đặc điểm của động lượng

- Động lượng là một đại lượng vecto có hướng cùng hướng của vận tốc.

- Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

- Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó.

⃗⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑 𝒑𝟏 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝟐 + ⋯ + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝒏
4. Mối liên hệ giữa Xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng

Ta có biểu thức xung lượng của lực :

𝐹⃗ . 𝛥𝑡 = m. (⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑣1 ) = 𝑚𝑣
𝑣2 − ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗2 − 𝑚𝑣
⃗⃗⃗⃗⃗1

⟹ 𝐹⃗ . 𝛥𝑡 = 𝑝
⃗⃗⃗⃗⃗2 − ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝1

⟹ 𝐹⃗ . 𝛥𝑡 = 𝑝
⃗⃗⃗⃗⃗2 − ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝1

Phiếu Học Tập Số 2

Câu 5: phát biểu mối liên hệ giữa xung lượng của lực và động lượng của vật.

Đáp án

Biểu thức độ biến thiên lượng :

𝐹⃗ . 𝛥𝑡 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝛥𝑝

- Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực
tác dụng lên vật trong khoảng thời gian nào đó.

5. Luyện tập

Trong một trận bóng đá, cầu thủ A có khối lượng 78kg chạy dẫn bóng với tốc độ 8,5m/s. Trong khi đó,
cầu thủ B có khối lượng 72kg (ở đội đối phương) cùng chạy đến tranh bóng với tốc độ 9,2m/s theo
hướng ngược hướng của cầu thủ A (Hình 18.4).

a. Hãy xác định hướng và độ lớn của vecto động lượng của từng cầu thủ.

b. Hãy xác định vecto tổng động lượng của 2 cầu thủ.

Đáp án

a. Cầu thủ A có vecto động lượng hướng từ trái sang phải và có độ lớn bằng

𝑝𝐴 = 𝑚𝐴 . 𝑣𝐴 = 78.8,5 = 663 (kg.m/s).

Cầu thủ B có vecto động lượng hướng từ phải qua trái và có độ lớn bằng :

𝑝𝐵 = 𝑚𝐵 . 𝑣𝐵 = 82.9,2 = 754,4 (kg.m/s)

3 thachvanminh086@gmail.com
VẬT LÍ 10 SV: Thạch Văn Minh- 47.01.102.086

b. Động lượng của cả hai cầu thủ là

𝑝⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝𝐴 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝𝐵
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của cầu thủ A, động lượng của hệ 2 cầu thủ là:

𝑝 = 𝑝𝐴 + 𝑝𝐵 = 663 + (−754,4) = −𝟗𝟏, 𝟒 (kg.m/s).

Vậy Vecto tổng động lượng của 2 cầu thủ có hướng ngược với chiều dương quy ước và có độ lớn bằng
91,4 (kg.m/s).

III. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

1. Khái niệm hệ kín

Phiếu Học Tập Số 3

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm Hệ kín

Đáp án

Một hệ nhiều vật được gọi là Hệ kín khi không có ngọại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các lực ấy cân
bằng nhau hoặc không đáng kể so với tương tác giữa các vật trong hệ.

Câu 2: Theo em một hệ gồm hệ vật và trái đất có được xem là hệ kín hay không.

Đáp án

Hệ vật và Trái đất không phải là hệ kín vì vẫn có lực hấp dẫn từ các thiên thể khác trong vũ trụ tác dụng
lên hệ.

Câu 3: Trên thực tế có tồn tại hệ kín lí tưởng không? Giải thích.

Đáp án

Trên thực tế không tồn tại hệ kín lí tưởng vì tất cả các vật đều có tương tác hấp dẫn lẫn nhau.

2. Thí nghiệm định luật bảo toàn động lượng

Xem dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm: SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 117

Xem video hướng dẫn tiến hành thí nghiệm:


https://drive.google.com/file/d/1ICk4gy8stbnxnvs50CtJUxkaDvb7jg7y/view?usp=drivesdk

Xem bảng số liệu: Bảng 18.1 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 117

Số liệu đo đạc kham thảo:

Tổng khối lượng xe 1: 𝑚1 = 460,0𝑔 = 0,46𝑘𝑔

Tổng khối lượng xe 2: 𝑚2 = 500,0𝑔 = 0,5𝑘g

Độ rộng tấm chắn cổng quang điện d = 12,5 mm = 0,0125 m

Phiếu Học Tập Số 4

4 thachvanminh086@gmail.com
VẬT LÍ 10 SV: Thạch Văn Minh- 47.01.102.086

Câu 1 Lập luận để giải thích vì sao hai xe trượt trong thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng
được xem gần đúng là hệ kín.

Đáp án

- Hệ xe và đệm không khí có tương tác (ma sát), tuy nhiên ma sát này xem như không đáng kể và có thể
bỏ qua khi khảo sát,

- Trọng lực tác dụng lên hệ xe cân bằng với phản lực của đệm không khí tác dụng lên xe.

Câu 2: Nêu những lưu ý trong khi bố trí dụng cụ như hình 18.5 để hạn chế sai số của thí nghiệm.

Đáp án

- Cân chỉnh để đệm nằm ngang.

- Đặt hai cổng quang không quá gần, cũng không qua xa để hạn chế sai số gây ra bởi ma sát.

Câu 3: Từ kết quả thí nghiệm, hãy tính độ chênh lệch tương đối động lượng của hệ trước và sau va chạm
|𝑝1−𝑝′ |
⋅ 100%. Từ đó nêu nhận xét của hệ trước và sau va chạm.
𝑝1

Đáp án

Lần đo |𝒑𝟏 − 𝒑′ |
𝒑𝟏

1 ≈ 3,478%

2 ≈ 3,750%

3 ≈ 2,083%

Nhận xét: động lượng của hệ trước và sau va chạm xấp xỉ bằng nhau (sai số tỉ đối dưới 5%).

3. Định luật bảo toàn động lượng

𝑝1 ⃗⃗⃗⃗⃗
Gọi: ⃗⃗⃗⃗⃗, 𝑝1′ lần lượt là động lượng của vật 1 trước và sau va chạm khi xảy ra tương tác.

𝑝
⃗⃗⃗⃗⃗, ⃗⃗⃗⃗⃗′
2 𝑝2 lần lượt là động lượng của vật 2 trước và sau khi xảy ra tương tác.

Từ kết quả thí nghiệm trên ta suy ra:

⃗⃗⃗⃗⃗ 𝒑𝟐 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝟏 + ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝒑′𝟏 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑′𝟐

Từ kết quả câu 3 phiếu học tập số 4 và biểu thức ⃗⃗⃗⃗⃗


𝑝1 + 𝑝⃗⃗⃗⃗⃗2 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝1′ + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝2′ , em hãy nhận xét động lượng của
các vật trước và sau chạm, từ đó phát biểu định luật bảo toàn động lượng.

⟹ Động lượng của từng vật trong hệ có thể thay đổi nhưng tổng động lượng của các vật trong hệ thì sẽ
không đổi.

5 thachvanminh086@gmail.com
VẬT LÍ 10 SV: Thạch Văn Minh- 47.01.102.086

Một cách tổng quát, ta có định luật bảo toàn động lượng của hệ kín được phát biểu như sau

Động lượng trong một hệ kín luôn bảo toàn.

⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝟏 + ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝒑𝒏 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑𝟐 + ⋯ + ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝒑′𝟏 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑′𝟐 + ⋯ + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝒑′𝒏

4. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng

Câu 1. (bài tập 2 SGK) một quả bóng tennis khối lượng 60g chuyển động với tốc độ 28m/s đến đập vào
một bức tường và phản xạ lại cùng với một góc 45o như hình 18P.1. Hãy xác định tính chất của vecto
động lượng trước và sau va chạm của bóng.
Giải
Véctơ động lượng của quả bóng trước và sau va chạm với tường có hướng họp nhau góc 90o và có cùng
độ lớn:

𝑝𝑏 = 𝑚𝑏 . 𝑣𝑏 = 60.10−3 . 28 = 1,68 (kg.m/s)


Câu 2. (Bài tập 3 SGK) Một viên đạn nặng 6g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng trường 4kg với
tốc độ 320m/s.
a) Tìm tốc độ giật lùi của súng.
b) Nếu một người nặng 75kg tì khẩu súng vào vai và ngắm bắn thì tốc độ giậti lùi của người là bao
nhiêu?
Giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của viên đạn
a) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ súng và viên đạn, ta có động lượng của hẹ trước và sau
khi đạn bắn được bảo toàn.

𝑝
⃗⃗⃗⃗⃗𝑏 + ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗′ + ⃗⃗⃗⃗
𝑝g = 𝑝 𝑝g′
𝑏

⇒ 0 = 𝑚𝑏 . 𝑣𝑏′ + 𝑚g . 𝑣g′

𝑚𝑏 . 𝑣𝑏′ 6.10−3 . 320


⇒ 𝑣g′ = − =− = −0,48 (m/s)
𝑚g 4

Như vậy súng chuyển động ngược chiều dương quy ước, nghĩa là bị giật lùi khi đạn được bắn ra.
b) Lập luận tương tự ta có vận tốc giật lùi của người và súng là:


𝑚𝑏 . 𝑣𝑏′ 6.10−3 . 320
𝑣ng =− =− = −0,024 (m/s)
𝑚𝑛 + 𝑚g 75 + 4

6 thachvanminh086@gmail.com

You might also like