You are on page 1of 6

Vật Lý Đại Cương – SV KHTN

2020 – 2021

I Bài giảng cơ bản 2


ĐỘNG LỰC HỌC
CƠ – NHIỆT
CHẤT ĐIỂM
A TÓM TẮT GIÁO KHOA

 CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON


1. Định luật I
Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của ngoại lực hoặc tổng hợp lực tác
dụng lên vật bằng 0
Phương trình:
a =0 ↔ F =0
2. Định luật II
Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng tích khối lượng của vật với gia tốc mà vật nhận được dưới tác dụng của
lực tổng hợp đó
Phương trình:
F
F = ma hay a =
m
2. Định luật III
Khi hai vật tương tác nhau thì lực mà vật 1 tác dụng lên vật 2 bằng và ngược chiều với lực mà vật 2 tác dụng
lên vật 1
Phương trình
F12 = − F21

 ĐỘNG LƯỢNG, XUNG LƯỢNG, ĐỊNH BIẾN THÊN VÀ LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. ĐỘNG LƯỢNG VÀ XUNG LƯỢNG
1. Động lượng
Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì động lượng của vật được xác định bởi
p = mv
2. Xung lượng của lực
Gọi F là lực tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian t = t2 − t1 . Xung lượng của lực F tác dụng lên
chất điểm trong khoảng thời gian này được xác định bởi
t2

J =  F dt
t1

II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ BIẾN THIÊN ĐỘNG LƯỢNG


Độ biến thiên động lượng của chất điểm trong một khoảng thời gian bằng xung lượng của ngoại lực tác dụng
lên chất điểm trong khoảng thời gian đó
p2 − p1 = J
Nếu tổng ngoại lực tác dụng lên chất điểm bằng 0 thì động lượng của chất điểm được bảo toàn

Học Vật Lý – Bùi Xuân Dương – 0914 082 600 1


Vật Lý Đại Cương – SV KHTN

p = Const

 CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM TRONG HỆ QUY CHIẾU PHI QUÁN TÍNH

Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính.
Có hai loại đơn giản:
o chuyển động thẳng có gia tốc.
o chuyển động quay đều.
1. Hệ quy chiếu chuyển động thẳng có gia tốc
Tổng tất cả các lực tác dụng lên vật bằng tích giữa khối lượng của chất điểm nhân cho gia tốc trong hệ quy
chiếu phi quán tính
F + Fqt = ma
2. Hệ quy chiếu quay đều, lực quán tính li tâm và lực Coriolis
Tổng tất cả các lực tác dụng lên vật bằng tích giữa khối lượng của chất điểm nhân cho gia tốc trong hệ quy
chiếu phi quán tính
F + FC + FL = ma

B BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Một vật được đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc  = 40 . Hỏi
a. Giới hạn của hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng để vật có thể trượt xuống được trên mặt phẳng
nghiêng đó.
b. Nếu hệ số ma sát bằng 0,03 thì gia tốc của vật bằng bao nhiêu? Khi đó muốn trượt hết quãng đường 100
m, vật phải mất thời gian bao lâu?
c. Trong điều kiện ở câu b, xác định vận tốc của vật ở cuối quãng đường 100 m.
Câu 2: Một vật có khối lượng 5 kg được đặt trên một mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc
 = 300 . Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  = 0, 2 . Xác định gia tốc chuyển động của vật trên
mặt phẳng nghiêng.
Câu 3: Cho cơ hệ như hình vẽ.

m1

m2

Xác định gia tốc chuyển động của các vật m1 và m2 . Cho rằng dây và ròng rọc đều lý tưởng, bỏ qua mọi ma
sát.
Câu 4: Một vật A có khối lượng m1 = 3 kg nằm trên mặt phẳng nghiêng góc  = 300 so với phương nằm
ngang. Vật A được nối với B có khối lượng m2 = 2 kg bằng một sợi dây không co dãn qua ròng rọc cố định.

Học Vật Lý – Bùi Xuân Dương – 0914 082 600 2


Vật Lý Đại Cương – SV KHTN

m1
g

m2

Hãy xác định gia tốc chuyển động của các vật, lực căng của sợi dây và áp lực lên ròng rọc. Bỏ qua khối
lượng của sợi dây, ròng rọc và ma sát giữa dây và ròng rọc. Cho biết hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng
nghiêng là  = 0,1 .
Câu 5: Một vật được ném lên theo mặt phẳng nghiêng tạo với phương nằm ngang một góc  = 150 . Tính hệ
số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Biết rằng thời gian đi xuống của vật bằng 2 lần thời gian đi lên.
Câu 6: Một vật có khối lượng m = 1kg buộc vào đầu một sợi dây có chiều dài l = 30 cm, đầu kia của dây
được giữ cố định tại điểm O . Cho vật chuyển động tròn trong mặt phẳng nằm ngang, còn sợi dây hợp với
phương thẳng đứng một góc  = 600 .

 g

Xác định vật tốc chuyển động của vật và lực căng của sợi dây.
Câu 7: Cho cơ hệ như hình vẽ.

m1

m2

Xác định gia tốc của các vật m1 , m2 ; lực căng của các sợi dây. Biết rằng dây không co giãn, bỏ qua ma sát
và khối lượng của ròng rọc là không đáng kể.
Câu 8: Cho một vật m1 = 3 kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang được nối với vật m2 = 2 kg bằng một sợi dây
lí tưởng vắt qua một ròng rọc nhẹ như hình vẽ. Giả sự vật m1 trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.

Học Vật Lý – Bùi Xuân Dương – 0914 082 600 3


Vật Lý Đại Cương – SV KHTN

m2

m1

a. Lúc đầu hai vật được giữ đứng yên, sau đó thả ra, phân tích lực tác dụng lên hai vật và gia tốc chuyển
động của hai vật sau khi được thả ra.
b. Xác định vận tốc của vật m1 sau khi được thả ra 1,2 s.
c. Quãng đường mà vật m1 đi được sau khi được thả ra 1,2 s.
Câu 9: Cho một hệ hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây lí tưởng vắt qua ròng rọc như hình vẽ. Cho
m1 = 2 kg, và m2 = 8 kg, trượt có ma sát với mặt sàn, hệ số ma sát  = 0, 03 .
m2
Fx

m1

a. Tìm giá trị lực Fx tác dụng lên vật m2 để vật m1 có gia tốc hướng lên.
b. Tìm giá trị lực Fx để lực căng dây bằng 0.
Câu 10: Một người có khối lượng m1 = 60 kg đứng trong thang máy có khối lượng m2 = 300 kg. Thang máy
chuyển động lên trên với gia tốc a = 0,8 m/s2. Tính lực căng của dây cáp treo thang máy, lực mà người đó nén
lên sàn trong hai trường hợp thang máy chuyển động
a. nhanh dần đều.
b. chậm dần đều.
Câu 11: Một người nặng 72 kg ngồi trên sàn treo nặng 12 kg như hình vẽ.

Hỏi người đó phải kéo dây với một lực bằng bao nhiêu để sàn chuyển động nhanh dần đều lên cao được 3 m
trong 2 s. Tính áp lực của người đó lên sàn.
Câu 12: Một vật A có khối lượng m1 buộc vào đầu dây vắt qua ròng rọc, đầu kia là một vòng B có khối
lượng m2 có thể trượt dọc sợi dây.

Học Vật Lý – Bùi Xuân Dương – 0914 082 600 4


Vật Lý Đại Cương – SV KHTN

m1

m2

Tính gia tốc chuyển động của vòng B , lực ma sát giữa sợi dây và vòng B khi A chuyển động đều. Cho
rằng ban đầu hệ đứng yên. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và ma sát.
Câu 13: Một vật có khối lượng m đứng yên trên đỉnh của một mặt phẳng nghiêng nhờ lực ma sát. Cho biết
chiều dài của mặt phẳn nghiêng S = 1 m, góc  = 300 , hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  = 0, 6
. Hỏi

a. mặt phẳng nghiêng có thể chuyển động với gia tốc amax (so với mặt đất) là bao nhiêu để vật đứng yên trên
mặt phẳng nghiêng.
b. Nếu gia tốc chuyển động của mặt phẳng nghiêng là a0 = 1 m/s2 thì bao nhiêu lâu vật sẽ trượt đến chân mặt
phẳng nghiêng.
Câu 14: Tarzan muốn đu dây qua sông. Anh ta đứng trên một tảng đá ở bờ sông cao d = 3 m so với mực
nước sông. Tarzan cầm một sợi dây được cột vào một cành cây ở bờ bên kia sông có độ cao so với mực nước
sông là h = 8 m như hình vẽ.

600
h

Góc của sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600 . Khi Tarzan đu dây qua sông (giả sử ban đầu anh
ta đứng yên) khi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 200 thì dây bị đứt.
a. Cho rằng trọng lượng của Tarzan là 900 N, xác định lực căng của sợi dây trước khi bị đứt.
b. Tarzan có đáp sang bờ bên kia an toàn hay không?

Học Vật Lý – Bùi Xuân Dương – 0914 082 600 5


Vật Lý Đại Cương – SV KHTN

Câu 15: Một chậu nước trượt trên mặt dốc có góc nghiêng so với mặt phẳng ngang là  . Hệ số ma sát giữa
chậu và mặt dốc là   tan  . Hãy xác định góc nghiêng  của mặt nước so với mặt dốc.
Câu 16: Một người đứng trên cân bàn đặt trên một xe nhỏ. Khi xe chuyển động không ma sát trên mặt phẳng
nghiêng góc  so với phương ngang thì người đó thấy trọng lượng của mình chỉ còn 0,75 trọng lượng khi xe
đứng yên.

Xác định góc  .


Câu 17: Một sợi dây không co giãn vắt qua một ròng rọc cố định có khối lượng không đáng kể. Một đầu
dây treo một vật khối lượng m , đầu kia có một con khỉ khối lượng 2m bám vào. Con khỉ leo lên dây với gia
tốc a so với dây.

Xác định gia tốc a của con khỉ so với mặt đất.
Câu 18: Sự quay của Trái Đất quanh trục làm nước trên sông không nằm trong mặt phẳng nằm ngang. Hãy
xác định phía bờ sông bên nào mức nước sẽ cao hơn và tính độ chênh lệch nước đó. Biết rằng sông nằm ở bán
cầu Bắc và chảy từ Bắc xuống Nam. Độ rộng của sông là l , vận tốc dòng chảy là v , vĩ độ nơi đó là  , vận
tốc góc của Trái Đất qua quanh trục là  . Bỏ qua lực quán tính li tâm.
Câu 19: Một đoàn tàu hỏa khối lượng m đang chuyển động dọc theo đường xích đạo từ Đông sang Tây với
vận tốc v tương đối so với mặt đất. Biết rằng Trái Đất luôn quay quanh trục với tốc độ góc  , bỏ qua ma sát.
Xác định lực tác dụng của ray lên đường tàu.
Câu 20: Một cái cốc đựng nước hình trụ quay quanh trục đối xứng hướng theo phương thẳng đứng với tốc
độ góc  . Hãy xác định phương trình mô tả hình dạng mặt nước trong cốc.

 HẾT 

Học Vật Lý – Bùi Xuân Dương – 0914 082 600 6

You might also like