You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ

Câu 1 : Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển
động trong chuyển động thẳng đều?
G:
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên quỹ đạo thẳng có vận
tốc trung bình là như nhau trên mọi đoạn đường

Phương trình chuyển động thẳng đều : x = x0 + vt

Câu 2 : Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Chuyển động
thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều? Gia tốc là gì? Các công thức
của chuyển động thẳng nhanh dần đều? chậm dần đều?
G:
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là
đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm
đều theo thời gian.
- Độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động
nhanh dần đều.
- Độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động
giảm dần đều.
- Gia tốc của chuyển động cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay
chậm theo thời gian
- Gia tốc là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên
vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t.

Công thức :
- Chuyển động nhanh dần đều :

v = v0 + at

s = v0 + ½.a.t^2

v^2 – vo^2 = 2as

Chuyển động chậm dần đều (tương tự)

Câu 3 : Chuyển động tròn đều là gì? Nêu những đặc điểm của vectơ
vận tốc, gia tốc của chuyển động tròn đều? Biểu thức của tốc độ dài?
tốc độ góc, chu kỳ, tần số?
G:
- Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và vật đi
được những cung tròn bằng nhau trong khoảng thời gian bằng nhau
bất kì.
- Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp
tuyến với đường tròn quỹ đạo.
- Trong chuyển động tròn đều, vecto vận tốc có phương luôn luôn
thay đổi.
- Biểu thức tốc độ dài :

- Biểu thức tốc độ góc :

- Biểu thức chu kỳ :


- Biểu thức tần số :

Câu 4 : Thế nào là sự rơi tự do? Các đặc điểm của rơi tự do.

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ tác dụng dưới trọng lực


- Đặc điểm :

- Chuyển động rơi tự do:


+ có phương thẳng đứng.
+ có chiều từ trên xuống dưới.
+ là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 5 : Các kn về vận tốc tương đối, tuyệt đối , kéo theo. Công thức
cộng vận tốc.
Trong đó số 1 ứng với vật chuyển động, số 2 ứng với hệ quy chiếu
chuyển động, số 3 ứng với hệ quy chiếu đứng yên.
+ Vận tốc tuyệt đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên
+ Vận tốc tương đối là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động
+ Vận tốc kéo theo là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ
quy chiếu đứng yên.
Công thức :
Câu 6 : Sai số của phép đo các đại lượng Vật Lý: Cách xác định sai
số của phép đo? Cách viết kết quả đo?
a) Sai số hệ thống
Là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được sự chính xác trên dụng cụ (gọi
là sai số dụng cụ ΔA') hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch.
Sai số dụng cụ ΔA' thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia trên dụng cụ.
b) Sai số ngẫu nhiên
Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu
tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
Câu 7 : Phương pháp tổng hợp lực? Phát biểu quy tắc hình bình
hành? Điều kiện cân bằng của chất điểm
- Tổng hợp lực: là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật
bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy.
- Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của
một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp
lực của chúng.
- Để chất điểm cân bằng thì hợp lực tác dụng lên nó bằng 0
Câu 8 : Nội dung các định luật Newton
Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc
chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng
thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng
lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch
với khối lượng của vật.
Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B
một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng
giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Câu 9 : Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.
- Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối
lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
- Biểu thức :

Câu 10 : Lực đàn hồi, nội dung và biểu thức định luật Húc.

- Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật
tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng

Câu 11 : Những đặc điểm của lực ma sát trượt? Lực hướng tâm là
gì?
- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt
trên một bề mặt.
- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở
chuyển động của vật.
- Lực hướng tâm là lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật
chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm.
Câu 12 : Cách xác định quỹ đạo, thời gian chuyển động, tầm ném xa
của vật ném ngang.
- Dạng của quỹ đạo :

- Thời gian chuyển động :

- Tầm ném xa của vật ném ngang :

Câu 13 : Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực, ba lực có giá đồng quy.
Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có giá
đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vecto lực
đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình
hành để tìm hợp lực.
Câu 14 : Mô men lực là gì ? Phát biểu quy tắc momen lực.
- Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác động làm quay của lực
*Quy tắc momen lực :
- Để một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì :
+ Tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim
đồng hồ = tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều
ngược kim đồng hồ
 F1.d1 = F2.d2  M1 = M2

You might also like