You are on page 1of 16

Chủ đề 1: Mô tả chuyển động

I. Tốc độ
1. Tốc độ trung bình
- Ta tính được tốc độ trung bình của một vật chuyển động nếu biết quãng đường
mà nó di chuyển và thời gian để đi hết quãng đường ấy:

- Nếu kí hiệu: vtb là tốc độ trung bình, s là quãng đường vật đi được trong thời gian
t thì:
s
vtb= t
- Tốc độ trung bình tính trong một thời gian rất ngắn được gọi là tốc độ tức thời.
2. Đơn vị đo tốc độ
- Quãng đường được đo bằng mét (m)
- Thời gian được đo bằng giây (s)
Do đó: tốc độ được tính bằng mét trên giây (m/s)
II. Quãng đường và độ dịch chuyển.
- Khoảng cách mà vật di chuyển được theo một hướng xác định là độ dịch chuyển.
- Độ dịch chuyển là một đại lượng véctơ. Khi xác định độ dịch chuyển, phải xác
định cả độ lớn và hướng của nó.
- Quãng đường là một đại lượng vô hướng chỉ được đặc trưng bởi độ lớn.

III. Vận tốc


- Vận tốc là một đại lượng vectơ. Vận tốc có thể được coi là tốc độ của vật theo
một hướng xác định.
- Tốc độ là một đại lượng vô hướng.
- Nếu biết độ dịch chuyển trong một khoảng thời gian, thì vận tốc được xác định
là:

- Hướng của vận tốc là hướng của độ dịch chuyển. Giá trị v của vận tốc được tính
bằng:
Δd
v= Δt
- Với Δt là giá trị độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian

Δd
- Công thức tổng quát: → ⃗v =
Δt
- Vận tốc cũng được đo bằng đơn vị như đơn vị tốc độ là m/s
IV. Gia tốc
- Bất kì vật nào có tốc độ thay đổi hoặc đang đổi hướng chuyển động đều có gia
tốc.
- Gia tốc là độ thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian.

Δ ⃗v
- Biểu diễn bằng kí hiệu: →a⃗ = Δt
Với Δ ⃗v là độ thay đổi vận tốc.
- Gia tốc xét như trên là gia tốc trung bình. Nếu khoảng thời gian là rất nhỏ thì gia
tốc được gọi là gia tốc tức thời.
- Gia tốc là đại lượng vecto. Khi xác định gia tốc, cần xác định cả độ lớn và hướng
của nó.
- Đơn vị đo của gia tốc là m/s2
V. Vẽ đồ thị vận tốc- thời gian trong chuyển động thẳng.
- Biểu diễn tốc độ thay đổi vận tốc của một vật chuyển động bằng cách vẽ đồ thị
vận tốc - thời gian.
- Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian có giá trị bằng gia tốc của chuyển động.
- Độ dốc càng lớn, gia tốc càng lớn. Nếu độ dốc là âm và vật đang chuyển động
với vận tốc theo chiều được quy ước là dương thì gia tốc của vật đạt giá trị âm,
nghĩa là vật đang chuyển động chậm dần
VI. Công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng với gia tốc không đổi được gọi là chuyển động thẳng biến đổi
đều.
1. Công thức tính vận tốc
- Đồ thị vận tốc – thời gian biểu diễn chuyển động của một vật với vận tốc
tăng dần đều từ v0 đến v trong thời gian t.

- Độ dốc của đường thẳng có giá trị bằng gia tốc.


v−vo
a= t hay v=vo+at
2. Công thức tính độ dịch chuyển.
- Vận tốc trung bình của vật bằng một nửa tổng vận tốc ban đầu và vận tốc
cuối cùng của nó:
v+v0
- Vận tốc trung bình: vtb= 2
- Độ dịch chuyển = vận tốc trung bình x thời gian
vo+ v
Công thức tính độ dịch chuyển: d= 2 xt
3. Công thức tính quãng đường.
Trong chuyển động thẳng theo một chiều xác định, độ dịch chuyển chính là quãng
đường.
1
s=vot + 2 at2
4. Công thức liên hệ quãng đường, vận tốc và gia tốc.
v2- v 20 =2as
VII. Đo gia tốc rơi tự do
1. Gia tốc rơi tự do
- Sự rơi của các vật khi chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.
- Gia tốc của một vật rơi trên bề mặt Trái Đất có giá trị tùy thuộc vào vị trí mà vật
rơi. Gia tốc này gọi là gia tốc rơi tự do, kí hiệu g; nó có chiều hướng thẳng đứng
xuống dưới.
VIII. Chuyển động của một vật bị ném.
Xét chuyển động của một vật có vận tốc ban đầu theo phương ngang hoặc xiên góc
với phương ngang
1. Vận tốc ban đầu theo phương ngang.
Với một vật được bắn theo phương ngang với vận tốc ban đầu xác định, thì chuyển
động của vật theo phương ngang và theo phương thẳng đứng độc lập với nhau.
Thời gian chạm đất của vật được ném ngang từ độ cao h: t= 2 h
√ g


Tầm xa của vật ném ngang: L= v0t = vo 2 h
g
2. Vận tốc ban đầu tạo góc xác định với phương ngang.
Chuyển động thẳng đứng và chuyển động ngang của quả bóng độc lập với nhau.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Tốc độ trung bình được tính bằng:
A. Quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
B. Quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
D. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
Câu 2: Vận tốc được tính bằng:
A. Quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
B. Quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
C. Độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
D. Độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
Câu 3: Số hiển thị trên đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông khi đang
di chuyển là gì?
A.Vận tốc trung bình.
B. Tốc độ trung bình.
C. Vận tốc tức thời.
D. Tốc độ tức thời.
Câu 4: Quãng đường là một đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm.
B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn.
D. Vectơ vì có hướng.
Câu 5: Độ dịch chuyển là một đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm.
B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
C. Vectơ vì vừa có hướng xác định và vừa có độ lớn.
D. Vectơ vì có hướng xác định.
Câu 6: Tốc độ trung bình là đại lượng:
A. Đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. Đặc trưng cho hướng của chuyển động.
C. Đặc trưng cho vị trí của chuyển động.
D. Đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.
Câu 7: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về
vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
Câu 8: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu
đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay
là bao nhiêu?
A. 600 km/h.
B. 700 km/h.
C. 800 km/h.
D. 900 km/h.
Câu 9: Biểu thức xác định vận tốc trung bình là:
A. v= d/t
⃗Δd
B. ⃗v=
t
⃗Δd
C. ⃗v=
Δt
d⃗
D. ⃗v =
Δt
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc của một ô tô:
A. Ô tô A chuyển động theo hướng tây bắc với tốc độ 50 km/h.
B. Ô tô A có vận tốc là 50 km/h.
C. Mỗi giờ, ô tô A đi được 50 km.
D. Ô tô A đã đi 50 km theo hướng tây bắc.
Câu 11: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới
đây, cho biết điều gì?

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 12: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới
đây, cho biết điều gì?

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 13: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới
đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 14: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới
đây, cho biết điều gì?

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 15: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây,
tính tốc độ của vật:
A. 20 km/h.
B. 12,5 km/h.
C. 10 km/h.
D. 7,5 km/h.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một
đường thẳng xiên góc.
B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ
cũng là một đường thẳng.
C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một
đường thẳng nằm ngang.
D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một
đường thẳng song song với trục Od.
Câu 17: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của
một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe
không thay đổi?
A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.
Câu 18: Khi vật dịch chuyển từ vị trí này đến một vị trí khác theo một số đoạn
dịch chuyển khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là:
A. Tổng các độ dịch chuyển thành phần.
B. Hiệu các độ dịch chuyển thành phần.
C. Tích các độ dịch chuyển thành phần.
D. Thương các độ dịch chuyển thành phần.
Câu 20: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió
mất 2,5h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của
gió là bao nhiêu?
A. 360 km/h.
B. 60 km/h.
C. 420 km/h.
D. 180 km/h.
Câu 21: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 22: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 23: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 24: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 25: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng
thời gian 2 s. Gia tốc của xe là:
A. 2,5 m/s2.
B. 5 m/s2.
C. 7,5 m/s2.
D. 12,5 m/s2.
Câu 26: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn đầu tiên là:
A. - 1 m/s2.
B. - 3,6 m/s2.
C. 1 m/s2.
D. 3,6 m/s2.
Câu 27: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn thứ 2 là:
A. 5 m/s2.
B. 3,6 m/s2 .
C. 1 m/s2.
D. 0 m/s2.
Câu 28: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. - 0,5 m/s2.
D. - 1 m/s2.
Câu 29: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra cho một
vật chuyển động thẳng?
A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi.
C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 30: Hình dưới là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên
đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 s là:

A. 0,8 m/s2.
B. 0,6 m/s2.
C. 0,4 m/s2.
D. 0,2 m/s2.
Câu 31: Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm
đều theo thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược
chiều với vectơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những
khoảng thời gian khác thì bằng nhau.
Câu 32: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái
xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40
s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:
A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s.
B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.
C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.
D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.
Câu 33: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì
tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:
A. 0,6 km.
B. 1,2 km.
C. 1,8 km
D. 2,4 km.
Câu 34: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia
tốc không đổi là 5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt
được trên đường dốc là?
A. 12,5 m.
B. 7,5 m.
C. 8 m.
D. 10 m.
Câu 35: Một viên bi lăn xuống từ một máng nghiêng với vận tốc ban đầu v 0 = 0,
gia tốc của viên bi là a = 0,5 m/s2. Sau bao lâu thì viên bi có vận tốc v = 2,5 m/s?
A. 2,5 s.
B. 5 s.
C. 10 s.
D. 0,2 s.
Câu 36: Một ôtô chuyển động thẳng đang tăng tốc từ vận tốc ban đầu v 0 = 10,8
km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14 m. Tính gia tốc của xe
A. 1,8 m/s2.
B. -1,8 m/s2.
C. 2 m/s2.
D. - 2 m/s2.
Câu 37: Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn đường thẳng qua điểm A với
vA = 20 m/s và có gia tốc a = 2 m/s2. Tại B cách A 100 m, vận tốc của xe khi đó là:
A. 28,28 m/s
B. 14,14 m/s.
C. 56,56 m/s.
D. 30 m/s.
Câu 38: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc.
Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2
m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn
dốc là bao nhiêu?
A. 30 s.
B. 40 s.
C. 60 s.
D. 80 s.
Câu 39: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc
rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi
chạm đất là:
A. 71 m.
B. 48 m.
C. 35 m.
D. 15 m.
Câu 40: Một ô tô đangchạy thẳng với vận tốc 40 km/h thì tăng ga. Biết rằng, sau
khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô
tô là
A. 20 km/h2.
B. 100 km/h2.
C. 1000 km/h2.
D. 10 km/h2

You might also like