You are on page 1of 5

BÀI 2: ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN THEO THỜI GIAN.

ĐỘ DỊCH CHUYỂN TỔNG HỢP VÀ VẬN TỐC TỔNG HỢP

I. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng.

- Ta biểu diễn sự thay đổi vị trí của một vật chuyển động trên đường thẳng bằng
cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian.

- Vật chuyển động trên đường thẳng theo một chiều xác định thì độ lớn của vận
tốc trung bình bằng tốc độ.

1. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian

- Ví dụ một vật chuyển động dọc theo đường thẳng. Độ dịch chuyển của nó tại
các thời điểm khác nhau được cho ở bảng số liệu dưới

Độ dịch chuyển (m) 0 10 20 30 40 50


Thời gian (s) 0 1 2 3 4 5
- Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của vật.

- Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

- Giá trị vận tốc bằng độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian:
- Dựa vào độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển - thời gian, ta biết một vật
đang chuyển động nhanh hay chậm.

- Độ dốc càng lớn, vật chuyển động càng nhanh, độ dốc của đồ thị âm, vật đang
chuyển động theo chiều ngược lại.

2. Tính tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.

Để tính tốc độ từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian ta sẽ tính độ dốc của đồ
thị:

d
v=
t

Ví dụ như đồ thị độ dịch chuyển – thời gian dưới:


Từ đồ thị tính được tốc độ:

II. Độ dịch chuyển tổng hợp

- Khi vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác theo một số đoạn dịch chuyển
khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là tổng các độ dịch chuyển đó.

- Độ dịch chuyển tổng hợp chính là độ dịch chuyển từ vị trí đầu đến vị trí cuối.

- Độ dịch chuyển là đại lượng vecto nên để tìm độ dịch chuyển tổng hợp ta phải
dùng cách cộng vécto

Ví dụ: Một oto đi 17km theo hướng Đông và sau đó đi 10km theo hướng bắc. Tìm
độ dịch chuyển tổng hợp của ôtô

Cách tìm: + Vectơ thứ nhất theo hướng chuyển động của ôtô

+ Vectơ thứ hai với điểm bắt đầu chính là điểm kết thúc của vectơ thứ
nhất

+ Nối điểm bắt đầu của vectơ thứ nhất với điểm kết thúc của vectơ thứ
hai
 Từ tam giác véctơ này ta tìm độ lớn và hướng của độ dịch chuyển tổng hợp.

- Độ lớn: OB2 = OA2 + AB2 = 172 + 102 = 389

 OB = 389 = 19,7  20km

- Hướng: lệch so với hướng Bắc góc 600 về phía Đông (do OB = 2AB)

III. Vận tốc tổng hợp

- Vận tốc là một đại lượng vectơ và do đó hai vận tốc có thể được kết hợp bằng
phép cộng vecto theo cùng một cách mà ta đã thấy đối với hai hay nhiều độ dịch
chuyển

Ví dụ: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm
vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành
phần ngang là v2 . Biết vận tốc v = 24 m/s, v1 = 17 m/s.

v 2 = v12 + v 22
v 2 = v 2 − v12 = 242 − 17 2  16,94m / s

Góc giữa vận tốc của viên đá và phương thẳng đứng khi nó chạm vào mặt nước
là:

v1 17
cos  = =   = 44054'
v 24

You might also like