You are on page 1of 10

Bài 5.

Tốc độ và vận tốc

I. Tốc độ

1. Tốc độ trung bình

- Có hai cách để xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động:

+ So sánh quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

+ So sánh thời gian đi cùng một quãng đường.

- Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để
xác định độ nhanh chậm của chuyển động. Đó là tốc độ trung bình, có kí hiệu là
v

s
v=
t

2. Tốc độ tức thời

Trên xe máy và ôtô, đồng hồ đo tốc độ (tốc kế) đặt trước mặt người lái xe, chỉ tốc
độ mà xe đang chạy vào thời điểm người lái xe đọc số chỉ của tốc kế. Tốc độ này
được gọi là tốc độ tức thời.

Một tốc kế trên xe máy đang chỉ tốc độ tức thời của xe hơn 40km/h

II. Vận tốc

1. Vận tốc trung bình


- Vận tốc trung bình là thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển,
dùng để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động theo một hướng xác định.

- Vận tốc trung bình có kí hiệu v

d
v=
t

Vì độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ nên vận tốc cũng là một đại lượng
vectơ. Vectơ vận tốc có:

+ Gốc nằm trên vật chuyển động

+ Hướng là hướng của độ dịch chuyển

+ Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc

2. Vận tốc tức thời

Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định, được ký hiệu là v t

d
vt = với t rất nhỏ.
t

3. Tổng hợp vận tốc

a. Tổng hợp hai vận tốc cùng phương

Ví dụ: Trên đoàn tàu đang chạy thẳng với vận tốc trung bình 36 km/h so với mặt
đường, một hành khách đi về phía đầu tàu với vận tốc 1m/s so với mặt sàn tàu.

a. Hành khách này tham gia mấy chuyển động?

b. Làm cách nào để xác định được vận tốc của hành khách đối với mặt đường?
Hướng dẫn:

a. Hành khách này tham gia hai chuyển động:

+ Chuyển động với vận tốc 1m/s so với sàn tàu

+ Chuyển động do tàu kéo đi với vận tốc bằng vận tốc của tàu so với mặt đường
(vận tốc kéo theo).

b. Gọi

+ v1,2 là vận tốc của hành khách so với tàu

+ v 2,3 là vận tốc của tàu so với mặt đường

+ v1,3 là vận tốc của hành khách so với mặt đường

Ta có v1,3 = v1,2 + v 2,3

Vì các chuyển động trên đều là chuyển động thẳng theo hướng của đoàn tàu nên:

v1,3 = v1,2 + v 2,3 = 1m/s + 10m/s = 11m/s

Hướng của vận tốc là hướng của đoàn tàu chạy.

b. Tổng hợp hai vận tốc vuông góc với nhau

Ví dụ: Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa 18 km/h. Nếu ca
nô chạy ngang một con sông có dòng chảy theo hướng Bắc – Nam với vận tốc
lên tới 5m/s thì vận tốc tối đa nó có thể đạt được so với bờ sông là bao nhiêu và
theo hướng nào?
Gọi vận tốc của ca nô đối với mặt nước là v12 ; vận tốc của nước chạy đối với bờ

sông là v 23 .

Vận tốc của ca nô đối với bờ sông là

v1,3 = v1,2 + v 2,3

Suy ra v13 =v12 +v 23

v1,3 = v 212 +v 2 23 = 52 +52 = 7,07m/s

Vì AB = BC nên ABC là tam giác vuông cân và BAC = 45o . Hướng của vận
tốc nghiêng 45o theo hướng Đông - Nam
BÀI 7: GIA TỐC – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

1. ĐỒ THỊ VẬN TỐC – THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG


KHÁI NIỆM GIA TỐC

a. Thí nghiệm khảo sát chuyển động biến đổi

Mục đích: Đo được vận tốc tức thời tại từng thời điểm của vật chuyển động biến
đổi.

Các dụng cụ và bố trí thí nghiệm như hình dưới

b. Gia tốc

- Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vật tốc theo thời gian được gọi là gia
tốc. Trong chuyển động thẳng, gia tốc trung bình được xác định theo biểu thức

v v 2 − v1
a tb = =
t t

- Gia tốc tức thời tại một thời điểm có giá trị bằng độ dốc của tiếp tuyến của đồ
thị vận tốc – thời gian (v – t) tại thời điểm đó
- Trong hệ SI, gia tốc có đơn vị là m/s2

- Do vận tốc là một đại lượng vecto nên gia tốc cũng là đại lượng vecto

 v v 2 − v1
- Gia tốc trung bình được xác định: a tb = =
t t

- Dựa vào giá trị của gia tốc tức thời để phân chuyển động thành những loại sau:

+ a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.

+ a ≠ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vật tốc
thay đổi (tăng hoặc giảm) đều theo thời gian.

+ a ≠ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.

c. Vận dụng đồ thị (v – t) xác định độ dịch chuyển

- Độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 được xác định bằng
phần diện tích giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = t1, t = t2 trong đồ thị (v – t)
2. CÁC PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

a. Các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều

- Phương trình gia tốc: a = hằng số

- Phương trình vận tốc: v = vo + a.t (do chọn t0 = 0)

1
- Phương trình độ dịch chuyển: d = a.t 2 + v o .t
2

- Phương trình xác định tọa độ của vật chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi
chiều:

1
x = a.t 2 + v o .t + x o
2

- Phương trình liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và độ dịch chuyển: v2 − vo2 = 2a.d

- Đồ thị (d – t) của chuyển động thẳng biến đổi đều được biểu diễn là một nhánh
parabol
Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

I. Chuyển động thẳng

- Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.

Ví dụ: Chuyển động của ô tô trên một đoạn đường thẳng.

Ví dụ: Chuyển động của quả táo rơi từ trên cây

- Nếu vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì

+ Độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s là như nhau: d = s

+ Tốc độ υ và vận tốc v có độ lớn như nhau: v = υ

- Khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì
trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó,

+ Quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm

+ Tốc độ có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm v = - υ

II. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng
- Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động không những cho phép
mô tả được chuyển động mà còn có thể cho biết thêm nhiều thông tin khác nữa
về chuyển động.

1. Cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) trong chuyển động thẳng
đều

Trong chuyển động thẳng đều thì d = v.t (với v là hằng số). Biểu thức d = v.t có
dạng giống biểu thức của hàm số y = a.x trong môn toán nên có đường biểu diễn
là một đường thẳng.

Một dạng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

III. Vận tốc và đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng

Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết
độ lớn vận tốc chuyển động.
Trong đồ thị trên, hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn OA là:

d 50 − 0 50
= = = 2m / s
t 25 − 0 25

Đây là độ lớn vận tốc của người bơi trong 50 m đầu.

You might also like