You are on page 1of 9

Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh

Chương 0 – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Động học nghiên cứu chuyển động của một vật mà không xét
đến các tương tác bên ngoài. Trong chương này, chúng ta chỉ xét đến
chuyển động một chiều của vật. Chuyển động của một vật là sự thay
đổi liên tục vị trí của vật. Chúng ta có thể phân loại chuyển động
thành ba dạng: chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay và dao
động. Thí dụ: một chiếc xe hơi di chuyển trên cao tốc là chuyển động
tịnh tiến, chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là chuyển
động quay và chuyển động của con lắc đơn là dao động.
Khi nghiên cứu chuyển động tịnh tiến, chúng ta sử dụng mô
hình chất điểm, khi đó chúng ta xem các vật như các chất điểm.
Một vật được coi là chất điểm khi vật đó có khối lượng nhưng kích
thước của vật vô cùng nhỏ so với các kích thước khác đang khảo sát.
Thí dụ khi chúng ta mô tả chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt
Trời thì chúng ta có thể xem Trái Đất và Mặt Trời như các chất điểm
bởi vì bán kính quỹ đạo quay của Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với
kích thước của hai vật thể. Hoặc khi xét chuyển động của chất khí
trong một bình chứa thì kích thước của các phân tử khí nhỏ hơn rất
nhiều so với thể tích bình nên chúng có thể được xem như là các chất
điểm.
1. Vị trí, vận tốc và tốc độ
Vị trí: Muốn xác định vị trí x của một chất điểm, chúng ta cần
có hệ tọa độ gắn với vật mốc. Chuyển động của một chất điểm sẽ
được xác định chính xác khi biết vị trí của chất điểm trong không
gian ở mọi thời điểm.
Xét một chiếc ô tô di chuyển qua lại theo một phương. Chúng
ta chỉ quan tâm đến chuyển động một chiều, nên chúng ta xem ô tô
như một chất điểm. Có thể sử dụng một vài phương pháp mô tả thông
tin về chuyển động của chiếc xe: Phương pháp mô tả thông tin bằng
bảng biểu như bảng 1.1, phương pháp mô tả bằng đồ thị theo vị trí
và thời gian như đồ thị 1.1 và phương pháp mô tả chuyển động của
xe bằng hình ảnh như hình 1.1.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 1


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
Sử dụng một phương pháp mô tả thay thế sẽ rất hữu ích, có thể
giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề mà bài toán đưa ra. Trong nhiều
bài toán, mục tiêu chính yếu
là phải tìm ra được phương
pháp mô tả vấn đề bằng công
cụ toán học, từ đó giúp
chúng ta phân tích giải quyết
phần nào dữ liệu mà đề bài
đã cho.
Độ dịch chuyển: Độ
dịch chuyển x của một chất Bảng 1.1: Mô tả thông tin
điểm xác định sự thay đổi vị bằng bảng
trí của nó. Khi chất điểm
dịch chuyển từ vị trí ban đầu
x1 tới vị trí cuối x2, độ dịch
chuyển của chất điểm được
tính theo công thức :
x  x 2  x1 (1.1)
Như vậy, độ dịch
chuyển và quãng đường đi
được là khác nhau, quãng
đường là độ dài đường đi Đồ thị 1.1: Mô tả thông tin
của chất điểm có giá trị bằng đồ thị
dương, trong khi độ dịch

Hình 1.1: Mô tả thông tin bằng hình ảnh


chuyển có thể nhận cả giá trị âm và giá trị dương.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 2


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
Độ dịch chuyển là một đại lượng véc-tơ. Một số đại lượng vật
lý khác như vị trí, vận tốc và gia tốc cũng là các đại lượng véc-tơ.
Một đại lượng véc-tơ thì cần xác định rõ cả phương, chiều và độ lớn.
Trong chương này, chúng ta sử dụng ký hiệu dương (+) và ký hiệu
âm (-) để biểu thị hướng của véc-tơ.
Vận tốc trung bình của một chất điểm bằng thương số giữa độ
dịch chuyển x và khoảng thời gian t chất điểm thực hiện độ dịch
chuyển đó:
x
vx  (1.2)
t
Ở đây, chỉ số x tương ứng với chuyển động dọc theo trục x. Vận
tốc trung bình của một chất điểm chuyển động một chiều có thể nhận
giá trị dương hoặc âm, phụ thuộc vào dấu của độ dịch chuyển. Nếu
tọa độ của chất điểm tăng dần theo thời gian, tương ứng với chất
điểm chuyển động theo chiều dương của trục x, độ dịch chuyển
dương và vận tốc trung bình sẽ dương và ngược lại.
Tốc độ trung bình của một chất điểm là một đại lượng vô
hướng, được xác định bằng tỷ số giữa quãng đường đi được S và
tổng thời gian dịch chuyển quãng đường đó:
S
v (1.3)
t
Xét một vận động viên marathon chạy được một quãng đường
S hơn 40 km và vị trí kết thúc trùng vị trí xuất phát. Độ dịch chuyển
tổng cộng của anh ta là 0 km, nên vận tốc trung bình của anh ta bằng
0. Tuy nhiên tốc độ trung bình của anh ấy là khác không, có nghĩa
độ lớn của vận tốc trung bình không phải là tốc độ trung bình.
Ví dụ 1.1: Tìm độ dịch chuyển, vận tốc trung bình và tốc độ trung
bình của chiếc xe ô tô chuyển động như hình 1.1 từ điểm A sang
điểm F?
Bài giải :
Chúng ta xem chiếc xe ô tô như là một chất điểm. Từ đồ thị 1.1,
chúng ta thấy rằng xA = 30 m ở thời điểm tA = 0 s và xF = -53 m ở
thời điểm tF = 50 s.

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 3


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
Sử dụng công thức 1.1 chúng ta tính được độ dịch chuyển của xe là
:
x  x F  x A  53m  30m  83m
Kết quả này có nghĩa là chiếc xe dừng ở vị trí cách 83 m so với vị
trí xuất phát theo chiều âm.
Từ công thức 1.2, chúng ta tìm được vận tốc trung bình của xe:
x F  x A 53m  30m 83m
vx     1,7m / s
tF  tA 53s  0s 50s
Tốc độ trung bình của xe luôn luôn có giá trị dương bằng:
127m
v  2,5m / s
50s
2. Vận tốc tức thời và tốc độ tức thời

Khi B tiến dần


về A thì đường
AB tiến về tiếp
tuyến với đồ thị

Đồ thị 1.2: Đồ thị vị trí - thời gian

Thực tế, chúng ta thường cần biết vận tốc của vật ở một thời
điểm nhất định hơn là biết vận tốc trung bình trong một khoảng thời
gian hữu hạn Δt. Vận tốc tức thời vx bằng giá trị giới hạn của tỉ số
Δx/Δt khi cho Δt tiến tới 0.
x dx
v x  lim  (1.4)
t 0 t dt

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 4


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
Vận tốc tức thời có thể nhận các giá trị âm, dương hoặc bằng
không. Hệ số góc của đồ thị biểu diễn tính chất chuyển động của vật.
Trong đồ thị 1.2 cho thấy, trong khoảng thời gian 10 s đầu tiên hệ số
góc dương nên vx có giá trị dương và xe đang chuyển động theo
chiều dương về hướng tăng dần giá trị x. Sau khi qua điểm B, vx nhận
giá trị âm vì hệ số góc âm và xe di chuyển theo hướng giảm dần giá
trị x. Tại B, hệ số góc và vận tốc tức thời đều bằng 0 và xe ở trạng
thái đứng yên.
Tốc độ tức thời của một chất điểm được định nghĩa là độ lớn
của vận tốc tức thời. Tốc độ thức thời là đại lượng vô hướng, ví dụ
như chất điểm thứ nhất và chất điểm thứ hai đều chuyển động dọc
theo một đường thẳng với vận tốc tức thời lần lượt là +25 m/s và -
25 m/s thì chúng đều có chung tốc độ tức thời là 25 m/s.
3. Gia tốc
Khi vận tốc của chất điểm thay đổi theo thời gian có nghĩa chất
điểm đang được gia tốc, ví dụ như độ lớn vận tốc của chiếc ô tô tăng
dần khi bạn nhấn
ga và giảm dần khi
bạn hãm phanh thì
khi đó ô tô đang
được gia tốc. Vậy
thì làm thế nào để
chúng ta xác định
giá trị của gia tốc?
Xét một chất
điểm chuyển động
dọc theo trục x có
vận tốc ban đầu
vx1 ở thời điểm t1
tại vị trí A và vận
tốc cuối vx2 ở thời
điểm t2 tại vị trí B
như hình 1.2. Hình 1.2: Chuyển động của xe được mô
hình như một chất điểm
Gia tốc trung
bình của chất điểm được xác định bằng độ thay đổi vận tốc chia cho
khoảng thời gian tương ứng với sự thay đổi đó:

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 5


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
v v  v x1
ax  x  x 2 (1.5)
t t 2  t1
Tương tự như vận tốc, khi phân tích chuyển động một chiều,
chúng ta cũng sử dụng dấu dương và dấu âm để chỉ phương, chiều
của gia tốc. Giá trị gia tốc trung bình có thể khác nhau trong những
khoảng thời gian khác nhau. Do đó, chúng ta cần xác định gia tốc
tức thời của chất điểm. Xây dựng khái niệm gia tốc tức thời tương
tự như vận tốc tức thời, gia tốc tức thời bằng giới hạn của gia tốc
trung bình khi t tiến tới 0.
v x dv x
a x  lim  (1.6)
t 0 t dt
Có nghĩa gia tốc tức thời bằng đạo hàm của vận tốc theo thời
gian và có thể xác định qua hệ số góc trong đồ thị vận tốc - thời gian.
Nếu ax là dương thì gia tốc hướng theo chiều dương trục x, nếu ax là
âm thì gia tốc hướng theo chiều âm của trục x. Khi chúng ta sử dụng
thuật ngữ gia tốc tức là đang nói đến gia tốc tức thời. Còn khi nói
tới gia tốc trung bình, chúng ta sẽ ghi rõ là gia tốc trung bình.
Bởi vì vx = dx/dt nên gia tốc có thể viết :
dv x d dx d2x
ax   ( ) 2 (1.7)
dt dt dt dt
Tức là, trong chuyển động một chiều, gia tốc bằng đạo hàm bậc
hai của x theo thời gian.
4. Các mô hình phân tích
Mô hình phân tích là một kỹ thuật quan trọng để giải bài tập.
Khi xác định một mô hình phân tích cho một bài toán mới thì lời giải
của bài toán này có thể được mô hình hóa dựa theo lời giải của bài
toán đã giải trước đó. Mô hình phân tích giúp ta nhận ra các tình
huống tương tự và dẫn ta đến lời giải của bài toán.
Khi gặp một bài toán mới, cần phải xác định các chi tiết cơ bản
của bài toán và cố gắng nhận ra những tình huống nào trong các tình
huống đã gặp có thể dùng như là một mô hình cho bài toán mới. Ví
dụ, với bài toán về một chiếc xe đang chuyển động trên một đường

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 6


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
cao tốc thẳng với tốc độ không đổi. Những chi tiết: chiếc xe, đường
cao tốc là không quan trọng, chỉ cần quan tâm đén chi tiết “thẳng”
và “tốc độ không đổi”. Từ đó ta dựng mô hình về chuyển động của
xe là một chất điểm chuyển động với vận tốc không đổi . Khi đã mô
hình hóa được bài toán thì không còn liên quan đến chiếc xe nữa.
Bây giờ chỉ còn một chất điểm tham gia một dạng chuyển động cụ
thể mà chuyển động này đã được nghiên cứu trước đây.
Một hình phân tích dựa trên 4 mô hình giản ước sau: Mô hình
chất điểm, mô hình hệ chất điểm, vật rắn, sóng.
4.1. Mô hình chất điểm chuyển động với vận tốc không đổi
Mô hình của một chất điểm với vận tốc không đổi có thể được
áp dụng trong bất kỳ tình huống nào mà trong đó, thực thể có thể
được mô hình hóa như một chất điểm chuyển động với vận tốc không
đổi. Tình huống này xuất hiện rất thường xuyên, do đó đây là một
mô hình quan trọng.
Nếu vận tốc của chất điểm không đổi, thì vận tốc tức thời của
chất điểm tại một thời điểm bất kỳ sẽ bằng với vận tốc trung bình
của chất điểm. Vì vậy, phương trình 1.2 mô tả cho trường hợp này
sẽ trở thành :

x
vx  (1.8)
t
Với x = x2 – x1,
chúng ta thấy rằng vx = (x2
- x1)/t, trong thực tế
Đồ thị 1.3: Vị trí – thời gian của một
chúng ta thường chọn thời
chất điểm chuyển động với vận tốc
điểm đầu là t1 = 0 và thời
không đổi. Giá trị vận tốc bằng hệ
điểm cuối là t2 = t, suy ra:
số góc của đường thẳng
x 2  x1  vx t (1.9)
Đồ thị 1.3 mô tả một chất điểm chuyển động với vận tốc không
đổi. Trên đó hệ số góc của đường biểu diễn chuyển động là hằng số
và bằng với độ lớn vận tốc. Phương trình 1.9 là phương trình của
một đường thẳng, đây là phương pháp mô tả bằng toán học của mô

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 7


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
hình chất điểm chuyển động với vận tốc không đổi. Hệ số góc của
đường thẳng là vx.
4.2. Mô hình chất điểm chuyển động với gia tốc không đổi
Nếu gia tốc của một chất điểm thay đổi theo thời gian, chuyển
động của nó có thể phức tạp và khó phân tích. Tuy nhiên, một dạng
chuyển động rất hay gặp và đơn giản là chuyển động với gia tốc
không đổi. Trong trường hợp này, gia tốc trung bình trong khoảng
thời gian bất kỳ có giá trị bằng với gia tốc tức thời tại thời điểm bất
kỳ trong khoảng thời gian đó và vận tốc thay đổi với các tỷ lệ như
nhau trong quá trình chuyển động. Tình huống này xảy ra thường
xuyên, nên chúng ta xây dựng nó thành một mô hình phân tích chất
điểm chuyển động với gia tốc không đổi.
Nếu chúng ta thay gia tốc trung bình bằng ax trong phương trình
1.5 với t1 = 0 và t2 là một thời điểm bất kỳ sau một khoảng thời gian
t, chúng ta có :
v x 2  v x1
ax  (1.20)
t 0
Suy ra:
vx2  vx1  a x t (1.21)
Vì vận tốc biến đổi tuyến tính theo thời gian khi gia tốc không
đổi nên chúng ta có thể biểu diễn vận tốc trung bình trong khoảng
thời gian bất kỳ là trung bình cộng của vận tốc ban đầu vx1 và vận
tốc cuối vx2:
v x1  v x 2
vx  (1.21)
2
Ta có thể suy ra vị trí của một chất điểm là một hàm theo thời
gian thông qua vận tốc đầu và vận tốc sau hoặc thông qua gia tốc
không đổi như sau :
1
x 2  x1   v x1  v x 2  t (1.22)
2

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 8


Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
1
x 2  x1  v x1t  a x t 2 (1.23)
2
Ngoài ra, chúng ta có thể thu được một biểu thức để tìm vận tốc
sau mà không phụ thuộc vào thời gian:
v2x 2  v2x1  2a x  x 2  x1  (1.24)

Khoa cơ bản – Tổ Vật lý 9

You might also like