You are on page 1of 10

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.

Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ BẢN BỘ MÔN: VẬT LÝ

HỌC PHẦN – VẬT LÝ 3


PHỤ LỤC III : CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRỌNG TÂM

CHƯƠNG 1: CHUYỂN ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN HAI CHIỀU


Câu hỏi mức 1:
Câu 1. Nêu khái niệm vận tốc và khái niệm gia tốc?
Câu 2. Nêu phương trình vận tốc, phương trình vị trí và phương trình liên hệ không phụ thuộc thời
gian của một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều?
Câu 3. Nêu phương trình vận tốc và phương trình vị trí của một vật chuyển động ném nghiêng?
Câu 4. Trình bày phương trình vận tốc và phương trình vị trí của một vật chuyển động ném ngang?
Câu 5. Trình bày khái niệm, viết biểu thức gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến?
Câu 6. Xác định phương chiều của véc tơ vận tốc góc và gia tốc góc?
Câu 7. Nêu các phương trình liên hệ giữu các đại lượng góc và đại lượng dài về: vị trí, vận tốc, gia
tốc?
Câu 8. Nêu phương trình vận tốc, phương trình vị trí và phương trình liên hệ không phụ thuộc thời
gian của một chất điểm chuyển động tròn biến đổi đều?
Câu hỏi mức 2:
Câu 9. Phân biệt chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều?
Câu 10. Phân biệt vận tốc và tốc độ?
Câu 11. Phân biệt vận tốc trung bình và vận tốc tức thời?
Câu 12. Mô tả các công thức tương đồng giữa chuyển động thẳng biến đổi đều và chuyển động tròn
biến đổi đều?
Câu 13. Phân biệt chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều. Nêu ví
dụ minh họa?
Câu 14. Phân biệt chuyển động tròn nhanh dần đều và chuyển động tròn chậm dần đều. Nêu ví dụ
minh họa?
Câu 15. Dựa vào phương trình vận tốc và phương trình vị trí, xác định công thức độ cao cực đại của
một vật chuyển động ném xiên có vị trí ban đầu ở mặt đất?
Câu 16. Dựa vào phương trình vận tốc và phương trình vị trí, xác định công tầm bay xa của một vật
chuyển động ném xiên có vị trí ban đầu ở mặt đất?
Câu 17. Thành lập phương trình vận tốc và phương trình vị trí của một vật chuyển động ném xiên?
Câu 18. Một vật ném xiên từ mặt đất với cùng vận tốc đầu và các góc ném khác nhau. Với góc ném
nào thì vật bay xa nhất, vì sao?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 1


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Bài tập mức 1.


Câu 19. Một vật di chuyển dọc theo trục x theo phương trình x  3t 2  2t  3 , với x tính theo m và t
tính theo giây. Xác định vận tốc và gia tốc của vật tại thời điểm t = 2 s?
Câu 20. Một vật di chuyển dọc theo trục x theo phương trình x  3t 2  5t  2 , với x tính theo m và t
tính theo giây. Xác định thời điểm vật đứng yên?
Câu 21. Một vật được ném xiên lên từ đỉnh của một tòa nhà cao 20m với góc 600 so với phương
ngang, tốc độ ban đầu là 10m/s. Xác định độ cao cực đại của vật so với mặt đất?
Câu 22. Một vật được ném từ mặt đất với góc ném 20 so với phương ngang và với tốc độ là 10m/s.
Tầm bay xa và độ cao cực đại của vật là bao nhiêu?
Câu 23. Một quả bóng được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ đầu là 8 m/s từ độ cao 30 m.
Sau bao lâu thì nó chạm mặt đất?
Câu 24. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục x. Vị trí của nó được cho bởi phương trình
x  2  3t  4t 2 , x tính theo m và t tính theo giây. Xác định vị trí của nó khi nó đổi chiều chuyển
động?
Câu 25. Một viên đạn được bắn ra từ một khẩu súng sát mặt đất, biết rằng quãng đường đi được
bằng ba lần chiều cao cực đại của nó. Tìm góc bắn?
Bài tập mức 2.
Câu 26. Một hòn đá được ném xiên lên từ đỉnh của một tòa nhà cao 45m với góc 300 so với phương
ngang, tốc độ ban đầu là 20m/s. Mất bao lâu viên đá chạm đất?
Câu 27. Một vật được ném xiên lên từ đỉnh của một tòa nhà cao 20m với góc 600 so với phương
ngang, tốc độ ban đầu là 10m/s. Xác định độ tốc độ của vật lúc chạm đất?
Câu 28. Một cầu thủ đá một quả bóng từ điểm đá phạt cách khung thành 36 m. Xà ngang khung
thanh cao 3.05m, quả bóng rời khỏi mặt đất với tốc độ 20 m/s ở góc 530 so với phương ngang. Quả
bóng có lọt vào khung thành không?
Câu 29. Một lốp xe có bán kính 0.5m quay với tốc độ không đổi 200 vòng/phút. Tìm tốc độ và gia
tốc của một hòn đá nhỏ bị mắc kẹt trong lốp xe?
Bài tập mức 3.
Câu 30. Người ta hướng một nòng súng theo phương nằm ngang về tâm một bia đặt cách nó 200m,
phương của nòng súng và tấm bia ở trên cùng một phương song song với mặt đất. Người ta cho súng
nhả đạn với vận tốc đầu 500m/s. Viên đạn sẽ chạm vào nơi nào trên tấm bia?
Câu 31. Người ta hướng một nòng súng về tâm một bia đặt cách nó 200m, phương của nòng súng
và tấm bia ở trên cùng một phương song song với mặt đất. Người ta cho súng nhả đạn với vận tốc
đầu 500m/s. Cần phải nghiêng nòng súng so với phương ngang một góc bao nhiêu để đạn trúng tâm
bia?
Câu 32. Một hòn đá được ném từ đỉnh một ngôi nhà cao 25m, theo phương nằm ngang với vận tốc
ban đầu 15m/s. Hã xác định gia tốc gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và bán kính cong quỹ đạo
của vật sau thời gian 1s?
Câu 33. . Một bánh xe có bán kính 10 cm lúc đầu đứng yên, sau đó quay xung quanh trục cố định
với gia tốc góc không đổi bằng 3,14rad/s2. Tại thời điểm 4s sau khi chuyển động, hãy xác định gia
tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và gia tốc toàn phần của một điểm trên vành bánh xe?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 2


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Câu 34. Một chất điểm chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính bằng 50m. Quãng đường đi được
của một chất điểm trên quỹ đạo được cho bởi công thức: s = -0,5t2 + 10t (m). Gia tốc pháp tuyến,
gia tốc tiếp tuyến, gia tốc toàn phần của chất điểm lúc t = 5s?

CHƯƠNG 2: CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỘNG


Câu hỏi mức 1.
Câu 35. Viết biểu thức lực ma sát trượt và nêu rõ các đại lượng trong biểu thức?
Câu 36. Xác định các thành phần của trong lực trên mặt phẳng nghiêng bằng hình vẽ?
Câu 37. Phát biểu định luật I Newton?
Câu 38. Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton?
Câu 39. Phát biểu định luật III Newton?
Câu hỏi mức 2.
Câu 40. Phân biệt lực hấp dẫn, trọng lực và trọng lượng?
Câu 41. Phân biệt lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ?
Câu 42. Vẽ các lực tác dụng lên một vật được kéo bằng một lực song song với mặt phẳng ngang
(Biểu diễn trên hình vẽ)?
Câu 43. Vẽ các lực tác dụng lên một vật đang chuyển động xuống có ma sát trên mặt phẳng nghiêng
(Biểu diễn trên hình vẽ)?
Câu 44. Vẽ các lực tác dụng lên một vật đang chuyển động lên có ma sát trên mặt phẳng nghiêng
(Biểu diễn trên hình vẽ)?
Câu 45. Vẽ các lực tác dụng lên một vật được kéo bằng một lực hướng lên trên mặt phẳng ngang
(Biểu diễn trên hình vẽ)?
Câu 46 Vẽ các lực tác dụng lên một vật được đẩy bằng một lực hướng xuống trên mặt phẳng ngang
(Biểu diễn trên hình vẽ)?
Câu 47. Vẽ các lực tác dụng lên một vật được kéo bằng một sợi dây chuyển động đi lên trên một
mặt phẳng nghiêng có ma sát (Biểu diễn trên hình vẽ)?
Câu 48. Vẽ các lực tác dụng lên hai vật vắt qua một ròng rọc cố định (Biểu diễn trên hình vẽ)?
Bài tập mức 2.
Câu 49. Một khối gỗ khối lượng m=5kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng một
lực F theo phương ngang có độ lớn F=10N, biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang k=0,2.
Tính gia tốc của khối gỗ?
Câu 50. Vật m=4kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát k=0.1 dưới tác dụng của lực F=20N
hướng lên lệch so với theo phương ngang góc 300. Tính gia tốc của vật?
Câu 51. Vật m=4kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát k=0.1 dưới tác dụng của lực F=20N
hướng xuống lệch so với theo phương ngang góc 300. Tính gia tốc của vật?
Câu 52. Một thùng hàng nặng 20kg đang nằm yên ở chân dốc thì được kéo lên một mặt phẳng
nghiêng, góc nghiêng 30 độ, bằng một lực song song với mặt phẳng nghiêng có độ lớn 300N. Biết
chiều dài mặt phẳng nghiêng là 2m, tính thời gian thừng hàng được kéo lên đỉnh mặt phẳng nghiêng?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 3


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Câu 53. Một người kéo một vali nặng 10kg bằng một lực có độ lớn 20N lệch so với phương ngang
góc 300, biết hệ số ma sát giữa vali và mặt phẳng ngang là 0,1. Tìm gia tốc của vật và quảng đường
đi được sau thời gian 2s?
Câu 54. Một khối hộp được bắn lên mặt nghiêng không ma sát, góc nghiêng θ=20.00 với vận tốc ban
đầu bằng 5.00m/s như hình 3.21. Xác định quãng đường khối hộp đi được cho đến khi dừng lại?
Câu 55. Khi hai vật có khối lượng m1=2.00kg và m2=7.00kg nối với nhau bằng một dây nhẹ, và
được vắt qua một ròng rọc không khối lượng Thả cho hệ chuyển động, xác định gia tốc các vật và
sức căng sợi dây?
Bài tập mức 3.

Câu 56. Một vật có khối lượng 5kg được đặt trên mặt phẳng
nằm ngang không ma sát, được nối với vật 2 có khối lượng
9kg vắt qua ròng rọc nhẹ như hình vẽ. Tính gia tốc của vật
lực căng dây và áp lực tác dụng lên ròng rọc?

Câu 57. Hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ
không giãn, bị kéo bởi lực F theo phương nằm ngang như
hình bên. Giả sử F=68.0N, m1=12.0kg, m2=18.0kg và hệ số
ma sát trượt giữa hai vật với mặt sàn là k=0,1. Tính gia tốc
của mỗi vật và lực căng dây?

Câu 58. Một khối hộp được thả không vận tốc đầu từ đỉnh
mặt nghiêng, góc nghiêng θ=20.00, biết chiều dài mặt phẳng
nghiêng bằng 3m, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
nghiêng bằng 0,2. Xác định vận tốc của vật ở chân mặt
phẳng nghiêng?

Câu 59. Hai vật gắn với nhau thông qua một sợi dậy không co giãn, bỏ qua ma sát giữa vật 2 và
mặt phẳng nghiêng, ròng rọc không khối lượng. Biết m1=5kg, m2=6kg, góc nghiêng bằng 450.
Tính gia tốc các vật và lực căng sợi dây?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 4


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3: NĂNG LƯỢNG CỦA MỘT HỆ


Câu hỏi mức 1.
Câu 60. Viết biểu thức tính công của lực có độ lớn không đổi và nêu rõ các đại lượng trong biểu
thức?
Câu 61. Nêu khái niệm động năng, viết biểu thức và nêu rõ các đại lượng trong biểu thức?
Câu 62. Phát biểu và viết biểu thức định lý động năng?
Câu 63. Viết biểu thức thế năng trong lực và nêu rõ các đại lượng trong biểu thức?
Câu 64. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng?
Câu hỏi mức 2.
Câu 65. Giải thích các trường hợp lực sinh công âm, công dương và không sinh công?
Câu 66. Phân biệt khái niệm động năng, thế năng và cơ năng?
Câu 67. Diễn giải các trường hợp cơ năng của vật bảo toàn?
Bài tập mức 2.
Câu 68. Một con lắc đơn có chiều dài l=2m gắn với vật có khối lượng m=5kg, và kéo vật sang một
bên hợp với phương thẳng đứng góc 300, sau đó được thả ra. Tìm tốc độ của quả cầu khi nó qua vị
trí thấp nhất?
Câu 69. Một khối gỗ khối lượng m=5kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng một
lực F theo phương ngang có độ lớn F=10N, biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang k=0,2.
Công của lực ma sát khi vật đi được đoạn đường 2m?
Câu 70. Vật m=4kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát k=0.1 dưới tác dụng của lực F=20N
hướng lên lệch so với theo phương ngang góc 300. Công của lực F khi vật đi được đoạn đương 3m?
Câu 71. Vật m=4kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát k=0.2 dưới tác dụng của lực F=20N
hướng xuống lệch so với theo phương ngang góc 300. Tính công của lực ma sát khi vật đi được 5m?
Câu 72. Một vật bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh dốc cao 5m xuống dưới, tính vận tốc của vật ở
chân dốc?
Câu 73. Một vật được bắt từ chân dốc lên đỉnh một dốc dài vô hạn, biết vận tốc ở chân dốc là 10m/s.
Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được?
Câu 74. Vật m=1kg bắt đầu trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát k=0.2, chịu tác dụng của
ngoại lực F bằng 20N hướng lên hợp với phương ngang góc θ=600. Tìm tổng công ngoại lực khi vật
di chuyển được quãng đường 10m?
Câu 75. Một viên đạn bay 30g có tốc độ 500m/s, đâm xuyên 12cm vào một bức tường rắn rồi dừng
lại. Giả rằng lực cản do bức tường tác dụng lên viên đạn là không đổi. Tính độ lớn của lực cản trung
bình tác dụng vào đạn?
Câu 76. Một vật khối lượng 2kg, trượt không vận tốc ban đầu xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng
có ma sát dài 2m Biết góc nghiêng θ=300, hệ số ma sát k=0.1, Tính vận tốc của vật tại chân dốc?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 5


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Bài tập mức 3.

Câu 77. Một vật nhỏ bắt đầu chuyển động từ điểm
A với tốc độ ban đầu 7m/s. Sau khi chuyển động
qua quãng đường không ma sát vật đến điểm C thì
vật chuyển động trên quãng đường dài L=1,2m
với hệ số ma sát k=0.1. Hãy tìm vận tốc của vật
tại điểm D? Với h1=1m, h2=0.3m

Câu 78. Một khối trượt theo một đường từ một


mức thấp lên mức cao hơn, đi qua một vùng trũng
ở giữa. Đường không có ma sát cho đến khi khối
tới nơi cao. Tại nơi cao, lực ma sát làm cho khối
dừng lại sau khi đi được một đoạn d. Tốc độ ban
đầu của khối là v0=6,0m/s; chênh lệch độ cao
h=1,1m, hệ số ma sát trượt là 0,6. Tìm d?

Câu 79. Đoạn cong AB không ma sát, có độ cao


h=3m, Bx là nửa đường thẳng nằm ngang có hệ
số ma sát k. Một vật có khối lượng m = 1kg được
thả từ A và trượt dọc theo đường ABx. Vật dừng
lại tại C cách B một khoảng d = 6m. Hãy tính vận
tốc của vật tại B, hệ số ma sát và công của lực ma
sát trên đoạn BC?

CHƯƠNG 4: ĐỘNG LƯỢNG VÀ VA CHẠM


Lý thuyết mức 1.
Câu 80. Nêu khái niệm động lượng của chất điểm và viết biểu thức?
Câu 81. Phát biểu định lý động lượng và viết biểu thức?
Câu 82. Phát biểu định luật bảo tòa động lượng?
Câu 83. Nêu biểu thức vận tốc của hai vật sau va chạm hoàn toàn không đàn hồi trong trường hợp
va chạm một chiều?
Câu 84. Nêu biểu thức vận tốc của hai vật sau va chạm đàn hồi trong trường hợp va chạm một chiều?
Câu 85. Nêu công thức xác định phần công thức cơ năng chuyển thành nhiệt trong va chạm hoàn
toàn không đàn hồi?
Lý thuyết mức 2.
Câu 86. Phân biệt va chạm đàn hồi và va chạm hoàn toàn không đàn hồi?
Câu 87. Phân biệt va chạm một chiều và va chạm hai chiều?
Câu 88. Diễn giải hiện tượng trao đổi vận tốc trong va chạm đàn hồi một chiều?
Câu 89. Giải thích các trường hợp áp dụng định luật bảo toàn động lượng?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 6


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Câu 90. Diễn giải hiện tượng trong va chạm đàn hồi một chiều khi trong các trường hợp khối lượng
hai vật bằng nhau và khối lượng các vật khác nhau lớn?
Câu 91. Giải thích hiện tượng sung giật khi bắn?
Bài tập mức 2.
Câu 92. Viên bi 1 có khối lượng 200 g bay với vận tốc 20m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm với
viên bi 2 nặng 300 g đang đứng yên. Tìm vận tốc hai vật sau va chạm?
Câu 93. Viên bi 1 có khối lượng 200g bay với vận tốc 20m/s tới va chạm mềm với viên bi 2 nặng
300g đang chuyển động ngược chiều với tốc độ 10m/s. Tìm vận tốc hai vật sau va chạm?
Câu 94. Viên bi 1 có khối lượng 200g bay với vận tốc 20m/s tới va chạm mềm với viên bi 2 nặng
300g đang chuyển động ngược chiều với tốc độ 10m/s. Tìm vận tốc hai vật sau va chạm?
Câu 95. Viên bi 1 có khối lượng 200 g bay với vận tốc 20m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm với
viên bi 2 nặng 300 g đang đứng yên. Tìm vận tốc 2 viên bi sau va chạm?
Câu 96. Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết
hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là?
Câu 97. Hai vật m1=2kg và m2=4kg được thả tại cùng độ cao h=5m của một máng trượt không ma
sát, sau đó hai vật va chạm đàn hồi ở chân máng. Xác định vận tốc hai vật sau ca chạm?
Câu 98. Một quả cầu khối lượng 0,5kg được treo bởi một sợi dây dài 2m Thả không vận tốc ban đầu
ở độ cao 1m so với vị trí cân bằng, khi đến vị trí dây treo thẳng đứng thì va chạm hoàn toàn đàn hồi
với khối hộp 2.5kg, đang đứng yên trên mặt sàn. Tính vận tốc hai vật sau va chạm ?
Câu 99. Một vật có khối lượng m = 3 kg chuyển động với vận tốc 4 m/s đến va chạm vào một vật
đứng yên có cùng khối lượng. Coi va chạm là xuyên tâm và không đàn hồi. Tìm nhiệt lượng tỏa ra
khi va chạm?
Câu 100. Một viên đạn khối lượng 1 kg bay với tốc độ 100 m/s đến cắm vào một toa xe chở cát có
khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 1m/s. Nhiệt lượng tỏa ra trong trường hợp xe đi ngược
chiều với đạn bằng?
Câu 101. Một túi cát có khối lượng M = 5kg được treo vào điểm O và ban đầu đứng yên. Ta bắn
theo phương nằm ngang một viên đạn có khối lượng m = l0g vào túi cát với vận tốc v = 400m/s và
sau đó đạn nằm yên trong túi cát. Động năng đã chuyển thành nhiệt chiếm bao nhiêu phần trăm?
Bài tập mức 3.

Câu 102. Một khẩu pháo có khối lượng 500 kg bắn theo phương ngang. Viên đạn có khối lượng
5 kg và có vận tốc đầu nòng là 400 m/s. Ngay sau khi bắn, khẩu pháo giật lùi một đoạn 45 cm.
Hãy xác định lực hãm trung bình tác dụng lên khẩu pháo ?

Câu 103. Một viên đạn có khối lượng 12,0g bay theo
phương ngang tới xuyên sâu vào khối gỗ khối lượng
M=100g đang nằm yên trên mặt phẳng. Sau va chạm đạn và
khối gỗ dính vào nhau và trượt một đoạn 8m trước khi dừng
lại. Nếu hệ số ma sát giữa khối hộp và mặt phẳng ngang là
0,2. Tính vận tốc viên đạn trước khi va chạm ?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 7


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Câu 104. Người ta bắn một viên đạn (hình 5.14) có khối
lượng m  6 g vào trong một khối có khối lượng M = 2kg
ban đầu nằm yên trên mép của một cái bàn cao h = 1m. Sau
va chạm, viên đạn vẫn cò n nằm trong khối và toàn bộ khối
có viên bàn rơi cách chân bàn d = 2m như hình vẽ. Xác định
Hình 5.14
vận tốc ban đầu của viên đạn.

Câu 105. Từ điểm A có độ cao h = 5m (hình 5.17), người ta


thả một vật có khối lượng m1 = 5kg có thể trượt không ma
sát trên đường cong AB như hình vẽ. Tại điểm B nó va chạm
hoàn toàn đàn hồi với một vật đang đứng yên có khối lượng
m2 = 10kg.
a. Tính độ cao cực đại mà vật m1 đạt được sau va chạm. Hình 5.17
b. Tính hệ số ma sát trên đoạn đường BC, biết rằng, sau va
chạm, vật m2 đi được quãng đường BC = 4,5m trước khi
dừng lại tại C.

Câu 106. Một vật nhỏ có khối lượng m1 = 0,3kg trượt xuống
từ điểm A dọc theo đường dốc không ma sát có chiều cao h
= 0,1m (hình 5.18). Tại điểm thấp nhất B, nó va chạm với
một vật khối lượng m2 = 0,4kg đang đứng yên. Tìm độ cao
lớn nhất mà các vật đạt được so với mặt phẳng ngang sau
lần va chạm thứ nhất trong hai trường hợp: Va chạm mềm
Hình 5.18
và va chạm đàn hồi xuyên tâm.

Câu 107. Hai vật m1 = 2.00kg và m2=4.00kg được thả tại


cùng độ cao h= 5.00m của đỉnh một máng trượt không ma
sát (hình 5.19). Sau khi đến chân máng trượt chúng va chạm
hoàn toàn đàn hồi với nhau. Xác định độ cao cực đại mỗi
vật đạt được sau va chạm lần thứ nhất? Hình 5.19

Câu 108. Một viên đạn 5g bay với vận tốc v xuyên vào bao
cát thử đạn khối lượng 3kg (hình 5.20), treo bởi sợi dây dài
0,5m thì nó bị mắc lại trong bao cát và chuyển động lên đến
độ cao h làm cho sợi dây hợp với phương thẳng đứng một
góc θ=200. Bỏ qua sức cản của không khí. Xác định vận tốc
Hình 5.20
của viên đạn ?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 8


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 5: CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN


Câu hỏi mức 1.
Câu 109. Nêu khái niệm, biểu thức và cách xác định chiều mô men lực ?
Câu 110. Nêu khái niệm, biểu thức và cách xác định chiều mô men động lượng ?
Câu 111. Nêu khái niệm men quán tính ?
Câu 112. Phát biểu và viết biểu thức định lý Huyghens-Steiner ?
Câu 113. Liệt kê biểu thức mô men quán tính của các vật đối xứng thường gặp ?
Câu 114. Biểu thức động năng toàn phần của vật rắn và nêu rõ các đại lượng trong biểu thức?
Câu 115. Nêu các phương trình động lực học của một vật chuyển động lăn ?
Câu hỏi mức 2.
Câu 116. Tóm tắt các bước để giải một bài toán động lực học ?
Câu 117. Lấy ví dụ áp dụng định lý Huyghens-Steiner ?
Câu 118. Phân biệt các dạng chuyển động của vật rắn : Chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay
quanh một trục cố định, chuyển động lăn ?
Bài tập mức 2.
Câu 119. Tính động năng của một hình trụ trặc khối lượng 2kg, bán kính 20cm, đang quay quanh
trục cố định trùng với trục của hình trụ vơi vận tốc 3 vòng/giây?
Câu 120. Tính động năng của một quả cầu rỗng khối lượng 4kg, bán kính 50cm, đang lăn không
trượt với vận tốc 3m/s?
Câu 121. Một toa tàu gồm thân tàu khối lượng 2 tấn và 8 bánh hình trụ đặc khối lượng mỗi bánh là
100kg, bán kính 50cm. Toa tàu đang chuyển động lăn không trượt trên mặt phẳng ngang với vận tốc
10m/s. Tính động năng toàn phẩn của toa tàu?
Bài tập mức 3.

Câu 122. Hình 6.21 mô tả một thùng nước được thả xuống
giếng nhờ một sợi dây dài quấn quanh một hình trụ bán
kính R = 20cm, mômen quán tính của hình trụ I = 0,8kg.m2,
bỏ qua khối lượng của dây, ma sát ở trục quay và mômen
quán tính của tay quay. Biết khối lượng của thùng nước là
m = 1,5 kg. Tính gia tốc của thùng nước?

Câu 123. Một thùng A được gắn với một tay quay đặt ở
đỉnh dốc bằng một sợi dây không giãn, được mô tả như
hình 6.24. Tay quay M là ròng rọc có bán kính 70cm và
mômen quán tính I = 0,8 kgm2. Biết mặt phẳng có góc
nghiêng 370. Thả cho hệ chuyển động thì sau thời gian 2
giây, vật A đi được quãng đường 0,77 m. Bỏ qua ma sát ở
trục ròng rọc, tính hệ số ma sát trượt giữa vật A và mặt
phẳng nghiêng?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 9


Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh

Câu 124. Hai vật được gắn với nhau bằng một sợi dây như
hình 6.26. Biết khối lượng các m1 = 2 kg, m2 = 1 kg, ròng
rọc có bán kính 50 cm và mômen quán tính I quanh trục
của nó. Giả sử dây nối nhẹ, không co giãn, bỏ qua ma sát
và sự trượt tại vành ròng rọc. Biết trong giây đầu tiên mỗi
vật đi được quãng đường 0,56 m, hệ số ma sát trượt giữa
m1 và mặt phẳng ngang là k = 0,1. Tính gia tốc tịnh tiến
của các vật và mômen quán tính của ròng rọc?

Câu 125. Hai vật được gắn với nhau bằng một sợi dây như
hình 6.25. Biết khối lượng các vật m1 = 2 kg, m2 = 6 kg,
ròng rọc là một trụ đặc đồng nhất có khối lượng M = 10kg.
Giả sử dây nối nhẹ, không co giãn, bỏ qua ma sát và sự
trượt tại vành ròng rọc. Hệ số ma sát trượt giữa m1, m2 với
các mặt phẳng đều là k = 0,1 và góc nghiêng  = 450. Tính
gia tốc tịnh tiến của các vật?

Câu 126. Trên hình 6.33 mô tả một hình trụ đặc, đồng chất,
khối lượng M va bán kính R có quấn một sợi dây rất nhẹ,
không co giãn. Đầu ra của sợi chỉ buộc chặt vào điểm cố
định. Thả nhẹ cho hình trụ rơi. Viết biểu thức tính gia tốc
của chuyển động tịnh tiến, lực căng sợi dây và tốc độ khối
tâm của hình trụ sau khi hình trụ rơi được một đoạn h?

Tổ Vật lý – Khoa cơ bản 10

You might also like