You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

TRƯỜNG THPT LIÊN HÀ


Môn: Vật lý 10 – Năm học 2023-2023
(Thời gian làm bài: 50 phút)

Họ và tên : ……………………………………………………..Lớp…………….

I. TRẮC NGHIỆM.(5 Điểm)


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Câu 1:Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất, Lấy g = 10m/s2.Thời gian để vật rơi đến đất là :
A. 2s. B. 3s. C. 4s. D. 5s
Câu 2:Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v 0 = 10m/s theo phương hợp với
phương nằm ngang góc 300. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được là:
A. 1,25 m. B. 8,66 m. C. 2,15 m. D. 5,25 m.
Câu 3: Một vật chuyển động chịu tác dụng đồng thời của hai lực đồng quy ⃗ F 1 và ⃗
F 2 thì véc tơ gia tốc của
vật có đặc điểm là :
A. Cùng phương, cùng chiều với hợp lực ⃗ F2
B. Cùng phương, cùng chiều với lực ⃗ F1
C. Cùng phương, cùng chiều với lực ⃗ F =⃗ F 1− ⃗
F2
D. Cùng phương, cùng chiều với hợp lực ⃗ F =⃗F 1+ ⃗
F2
Câu 4: Khối lượng của một vật là đại lượng đặc trưng cho:
A. Mức quán tính của vật. B. Mức hấp dẫn của vật.
C. Mức độ chuyển động nhanh hay chậm của vật. D. Mức cân nặng của vật.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 6: Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào:
A. Diện tích tiếp xúc. B. Bản chất của mặt tiếp xúc.
C. Tình trạng của mặt tiếp xúc. D. Áp lực đặt lên mặt tiếp xúc.
Câu 7: Một vật m chịu tác dụng đồng thời của hai lực

và có hướng như hình vẽ. Độ lớn của các lực lần

lượt là Hợp lực do các lực này tác


dụng lên vật m có :
A. Độ lớn 30 N, hướng về phía Nam.
B. Độ lớn 10 N, hướng về phía Tây.
C. Độ lớn 10 N, hướng về phía Đông. D. Độ lớn 30 N, hướng về phía Bắc.
Câu 8: Một vật có khối lượng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 0,49 m/s 2 . Lực tác
dụng vào vật có giá trị là:
A. F = 17,5 N. B. F = 4,9 N. C. F = 35 N. D. F = 24,5 N.
Câu 9:Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng?

A. B. C. D.
Câu 10: Một vật có khối lượng 15 kg được kéo trượt trên mặt phẳng nằm ngang bằng lực kéo 90 N theo
phương ngang kể từ trạng thái nghỉ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là . Lấy
m/s2. Quãng đường vật đi được sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động là :
A. 14,6m. B. 25,5m. C. 15,1m. D. 12,5m.

II. TỰ LUẬN .(5 Điểm)


Bài 1: ( 2 điểm ) Từ đỉnh tháp ở độ cao 45 m so với mặt đất người ta ném một vật theo phương ngang.Biết
khi chạm đất tầm xa của vật đạt được theo phương ngang là 500m. Bỏ qua lực cản của không khí ,lấy g =
10m/s2.
a. Tìm thời gian từ khi ném đến khi chạm đất ?
b. Tìm vận tốc ban đầu của ném ngang ?

Bài 2: ( 3 điểm ). Một vật khối lượng 2 kg bắt đầu trượt trên mặt phẳng ngang từ điểm A dưới tác dụng của
lực F có phương nằm ngang, có độ lớn là 10 N. Lấy g = 10 m/s 2. Cho hệ số ma sát không đổi trong suốt quá
trình chuyển động là μ = 0,1.

a. Tính gia tốc chuyển động của vật ?

b. Tính vận tốc của vật tại B cách A một đoạn 2 m ?

c. Sau đó vật tiếp tục trượt dưới tác dụng của lực F đến điểm C thì lực F thôi tác dụng, vật dừng lại tại D
cách A 40m. Xác định vị trí điểm C ?

A
B C D
. . . .
-----------Hết------------

You might also like