You are on page 1of 24

CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON

CHUYÊN ĐỀ 2: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn

A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng ?

A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.

B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.

C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.

D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.

Câu 3: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho

A. vật chuyển động. B. hình dạng của vật thay đổi.

C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. hướng chuyển động của vật thay đổi.

Câu 4: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.

C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 5: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ

A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát nhỏ.

C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường.

Câu 6: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là

A. lực mà con ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. lực mà ngựa tác dụng vào đất. D. lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng nhất.

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [1]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 10: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200 N. Nếu thời
gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng

A. 0,008 m/s. B. 2 m/s. C. 8 m/s. D. 0,8 m/s.

Câu 11: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s
đến 8 m/s trong 3 s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là

A. 2 N. B. 5 N. C. 10 N. D. 50 N.

Câu 12: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s.
Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

A. 8 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 4 m.

Câu 13: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách
sẽ

A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái.

C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước.

Câu 14: Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng
đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng

A. 30 m. B. 25 m. C. 5 m. D. 50 m.

Câu 15: Vật đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều , biết sau khi đi được 1m thì vận tốc của vật là
100cm/s. Xác định độ lớn của kực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là 100kg.

A. F = 25N. B. F = 40N. C. F = 50N. D. F = 65N.

Câu 16: Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm
ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [2]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON

A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ.

B. Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng ngược lại.

C. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo.

D. Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước.

Câu 17: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s2 truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Lực
F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc

A. 1,5 m/s2. B. 2 m/s2. C. 4 m/s2. D. 8 m/s2.

Câu 18: Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực
hãm phanh là 250N. Quãng đường hãm phanh là

A. 14,45 m . B. 20 m. C. 10 m. D. 30 m.

Câu 19: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2 .Khi
không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2 .Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp
đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là

A. 1,0 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2,0 tấn. D. 2,5 tấn.

Câu 20: Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N
theo chiều chuyển động .Tìm đoạn đường vật đi được trong 10s đầu tiên.

A. 120 m. B. 160 m. C. 150 m. D. 175 m.

Đáp án

1-B 2-C 3-A 4-D 5-C 6-D 7-B 8-C 9-C 10-C

11-C 12-B 13-B 14-B 15-C 16-A 17-A 18-A 19-C 20-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B
Trong định luật III Niu - tơn, lực và phản lực cùng giá, độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 2: Đáp án C
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [3]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Theo định luật I Niu tơn ta có khi một vật chịu tác dụng của nhiều lực mà tổng hợp lực của các lực đó bằng 0
thì vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.

Câu 3: Đáp án A
Lực không gây ra chuyển động cho vật, nó chỉ làm vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động của vật.

Câu 4: Đáp án D
Vật chuyển động theo quán tính khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 5: Đáp án C
Định luật I niu tơn  Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển là
nhờ quán tính của xe.

Câu 6: Đáp án D
Con ngựa giẫm chân xuống đất, mặt đất tác dụng lên nó một phản lực N đẩy nó tiến về phía trước.

Câu 7: Đáp án B
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật.

Câu 8: Đáp án C
- Vecto lực tác dụng lên vật trong trường hợp lực ma sát ngược hướng chuyển động của vật.

- Hướng lực tác dụng lên lò xo ngược với hướng biến dạng của lò xo.

- Vật chuyển động thẳng đều khi tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 0.

- F = ma và lực là nguyên nhân gây ra gia tốc cho vật nên hướng của lực trùng với hướng gia tốc mà lực
truyền cho vật.

Câu 9: Đáp án C
Lực là nguyên nhân gây ra sự thay đổi chuyển động của vật nên khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã
có lực tác dụng lên vật.

Câu 10: Đáp án C


F 200
Theo định luật II Niu - tơn: a = = = 400 m / s 2
m 0,5

Thời gian bóng tiếp xúc với bàn chân là thời gian bóng được truyền gia tốc. Vậy vận tốc của bóng khi bay đi
là: v = v0 + at = 0 + 400.0, 02 = 8 ( m / s )

Câu 11: Đáp án C


v − v0 8 − 2
Gia tốc vật nhận được là : a = = = 2 ( m / s2 )
t 3

Độ lớn của lực tác dụng lên vật là F = m.a = 5.2 = 10 N

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [4]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Câu 12: Đáp án B
F 2
Gia tốc mà vật thu được là a = = = 1m / s 2
m 2

a.t 2 1.22
Đoạn đường mà vật đi được là: s = v0 .t + = 0+ = 2 (m)
2 2

Câu 13: Đáp án B


Theo quán tính vật có xu hướng giữ nguyên chuyển động nên người nghiêng sang trái.

Câu 14: Đáp án B

= 2 ( m / s2 )
F
Định luật II: F = ma  a =
m

1 1
Quãng đường vật đi được trong 5s đầu tiên là s = at 2 = .2.52 = 25 ( m ) .
2 2

Câu 15: Đáp án C


v 2 − v02
= 0,5 ( m / s 2 )
1
Áp dụng công thức độc lập thời gian ta có v 2 − v02 = 2a.s  a = =
2s 2.1

Định luật II Niu tơn có F = ma = 100.0,5 = 50 N.

Câu 16: Đáp án A


Hiện tượng xảy ra là tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ. Do khi tác dụng lực trong thời gian
ngắn do quán tính chiếc cốc không kịp thay đổi vận tốc tức là vận tốc vẫn giữ nguyên (bằng 0).

Câu 17: Đáp án A


Định luật II: F = ma = 2m1 = 6m2  m1 = 3m2

Vật có khối lượng ( m1 + m2 ) có gia tốc a’  F = ( m1 + m2 ) .a ' = 4m2 .a '

 4m2 a ' = 6m2  a ' = 1,5 ( m / s 2 )

Câu 18: Đáp án A


Ta có 30,6 km/h = 8,5 m/s.

−F
Định luật II: F = ma  a = = −2,5 ( m / s 2 )
m

v 2 − v02 −8,52
Áp dụng công thức độc lập thời gian: v0 − v02 = 2a.s  s = = = 14, 45 ( m )
2a 2 ( −2,5 )

Câu 19: Đáp án C

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [5]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Lực tác dụng trong hai trường hợp bằng nhau nên:

F = m1a1 = m2 a2  4.0,3 = m2 .0,6  m2 = 2 (tấn)

Câu 20: Đáp án C


Ta có v = 18 km/h = 5 m/s.

= 2 ( m / s2 )
F
Định luật II: F = ma  a =
m

1 1
Quãng đường vật đi được trong 10 s là: s = v0t + at 2 = 5.10 + .2.100 = 150 ( m )
2 2

21. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật dừng lại ngay.

B. vật đổi hướng chuyển động.

C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Giải

Theo định luật I Newton. Do đó chọn đáp án: D.

22. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.

Giải

* Từ định luật II Newton, ta chọn đáp án: D.

23. Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng
một lực lên nó.

Giải

Vật đứng yên chứng tỏ đã thêm một lực khác tác dụng vào vật và cân bằng với trọng lượng của nó.
Lực đó là phản lực của mặt bàn.

24. Trong các cách viết công thức của định luật II Newton sau đây, cách nào viết đúng.
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [6]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
A. F = ma . B. F = −ma . C. F = ma . D. −F = ma .

Giải

Lực và gia tốc đều là đại lượng vecto có phương và chiều giống nhau. Do đó chọn đáp án: C.

25. Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực
gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu ? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10
m/s2.

A. 1,6 N, nhỏ hơn. B. 16 N, nhỏ hơn. C. 160 N, lớn hơn. D. 4 N, lớn hơn.

Giải

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động.

- Áp dụng định luật II Newton ta có:

F = ma (*)

- Chiếu lên phương chuyển động:

F = ma = 8.2 = 16 N

- Trọng lực tác dụng lên vật (trọng lượng vật):

P = mg = 8.10 = 80 N

Lập tỉ số:

F 16 1
= =
P 80 5

Vậy lực tác dụng lên vật bằng 1/5 trọng lượng vật. Do đó chọn đáp án: B.

26. Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực
250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,020 s. Quả bóng bay đi với tốc độ.

A. 0,01 m/s. B. 0,1 m/s. C. 2,5 m/s. D. 10 m/s.

Giải

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của bóng.

- Áp dụng định luật II Newton ta có:

F = ma (*)

- Chiếu (*) lên phương chuyển động:

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [7]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
F 250
F = ma  a = = = 500 m / s2
m 0,5

Mặt khác ta có:

v1 − v2
a=  v1 = v0 + at = 500.0, 020 = 10 m / s
t

Do đó chọn đáp án: D.

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [8]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn đi tiếp chưa dừng lại
ngay, đó là nhờ
A. Trọng lượng của xe. B. Lực ma sát.
C. Quán tính của xe. D. Phản lực của mặt đường.
Câu 2. Kết luận nào dưới đây là không đúng ?
A. Định luật I Niutơn còn được gọi là định luật quán tính.
B. Định luật quán tính chỉ nghiệm đúng hay có hiệu lực khi được diễn tả trong hệ qui chiếu đặc
biệt được gọi là hệ qui chiếu quán tính.
C. Bất cứ một hệ qui chiếu nào thực hiện chuyển động thẳng đều so với hệ qui chiếu quán tính
cũng là hệ qui chiếu quán tính.
D. Hệ tọa độ qui chiếu thực hiện chuyển động quay đều quanh điểm gốc của một hệ qui chiếu
quán tính là hệ qui chiếu quán tính.
Câu 3. Lực là một đại lượng đặc trưng cho cho tác dụng của vật này lên vật khác. Dưới tác dụng của lực
thì
A. Vật sẽ thực hiện chuyển động thẳng đều hoặc quay tròn.
B. Vật sẽ được truyền gia tốc làm cho chuyển động của vật trở thành biến đổi.
C. Vật sẽ bị biến dạng.
D. Vật sẽ được truyền gia tốc làm thay đổi chuyển động hoặc biến dạng.
Câu 4. Tìm ra phát biểu đúng ?
A. Quán tính là một đặc tính của vật mà nó chỉ xuất hiện khi vật chuyển động.
B. Định luật thứ nhất của Niutơn chỉ áp dụng cho các vật chuyển động thẳng đều.
C. Nếu 2 vật tương tác với nhau, tỉ số giữa gia tốc của chúng bằng tỉ số giữa các khối lượng.
D. Khi một vật không đứng yên, ngoại lực tác dụng lên nó không thể bằng không.
Câu 5. Có hai vật, mỗi vật bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực. Những quãng đường mà hai
vật đi được trong cùng một khoảng thời gian là
A. Tỉ lệ nghịch với các lực tác dụng nếu khối lượng hai vật bằng nhau.
B. Tỉ lệ với lực tác dụng nếu khối lượng của hai vật bằng nhau.
C. Tỉ lệ với khối lượng nếu độ lớn của hai lực bằng nhau.
D. Tỉ lệ với tích khối lượng và độ lớn của lực tác dụng lên mỗi vật.
Câu 6. Tại sao một vận động viên muốn đạt thành tích cao về môn nhảy xa thì phải luyện tập chạy nhanh
trước ?
A. Do cơ thể của vận động viên không có quán tính.
B. Để có một vận tốc khi dậm nhảy.
C. Do quán tính, vận động viên không tức thời đạt được vận tốc lớn khi dậm nhảy.
D. Một ý kiến khác.
Câu 7. Tại sao ở nhiều nước lại bắt buộc người lái xe và người ngồi trong xe ô tô khoác một đai bảo
hiểm vòng qua ngực (dây an toàn), hai đầu mốc vào ghế ngồi ?
A. Để người ngồi trong xe khỏi bị văng ra khỏi ghế khi đang chạy xe.
B. Để người ngồi trong xe khỏi bị nghiêng về bên phải khi xe rẽ quặt sang phải.
C. Để người ngồi trong xe khỏi bị xô về phía trước khi xe đang chạy.
D. Để khi dừng lại đột ngột, người ngồi trong xe không bị xô về phía trước (do quán tính),
tránh va chạm mạnh vào các bộ phận trong xe.
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [9]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Câu 8. Nếu một vật đang chuyển động mà các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì
A. Vật lập tức dừng lại.
B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, rồi sau đó chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
Câu 9. Câu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ ngừng lại.
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu vật đang chuyển động thẳng đều mà có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay
đổi.
Câu 10. Câu nào sau đây là đúng ?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần
đều.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không có vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Vật luôn luôn chuyển động cùng chiều với hợp lực tac dụng lên nó.
B. Gia tốc của vật luôn luôn cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó.
C. Hợp lực tác dụng lên vật giảm dần thì vật chuyển động chậm dần.
D. Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật chuyển động thẳng đều.
Câu 12. Câu nào sau đây là đúng ?
A. Một vật không thể chuyển động nếu không có lực nào tác dụng vào nó.
B. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng lên nó đều ngừng tác dụng thì
vật sẽ chuyển động chầm dần rồi dừng lại.
C. Một vật chuyển động thẳng đều nếu không có lực nào tác dụng lên nó, hoặc hợp lực tác
dụng lên nó bằng 0 .
D. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật bằng 0 thì chắc chắn là vật đứng yên.
Câu 13. Câu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu ngoại lực tác dụng lên vật bằng 0 , vật vẫn chuyển động với vận tốc không đổi.
B. Sự thay đổi vận tốc của một vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
C. Nếu hai vật tương tác với nhau, tỉ số giữa các gia tốc của chúng bằng tỉ số giữa các khối
lượng.
D. Định luật thứ nhất của Niutơn chỉ áp dụng cho các vật chuyển động thẳng đều.
Câu 14. Nhìn chiếc xe tải đang chạy trên đoạn đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi, ta có thể
tin rằng
A. Người lái xe đã cho động cơ ngừng hoạt động và xe tiếp tục chạy không gia tốc.
B. Trên xe không có hàng hóa, ma sát xuất hiện là rất bé và không làm thay đổi vận tốc xe.
C. Lực tác dụng của động cơ làm cho xe chuyển động cân bằng với tất cả các lực cản tác
dụng lên xe đang chạy.
D. Hợp lực của lực động cơ và mọi lực cản là một lực không đổi và có hướng của vận tốc xe.

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [10]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Câu 15. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là lực không đổi theo thời gian, thì vật đó sẽ thực hiện chuyển
động
A. Thẳng đều. B. Nhanh dần đều theo phương tác dụng lực.
C. Chậm dần đều theo phương tác dụng lực. D. Chậm dần đều hoặc nhanh dần đều.
Câu 16. Hai vật có khối lượng m1 m2 bắt đầu chuyển động của hai lực cùng phương, cùng chiều và có
độ lớn F1 F2 . Quãng đường s1, s2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian sẽ thỏa
s1 F2 s1 F1 s1 F2 s1 F2
A. . B. . C. . D. .
s2 F1 s2 F2 s2 F1 s2 F1
Câu 17. Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng m1 m2 , trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là
P1, P2 luôn thỏa mãn điều kiện
P1 m1 P1 m1
A. P1 P2 . B. P1 P2 . C. . D. .
P2 m2 P2 m2

Câu 18. Lực F1 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 0, 8 s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0, 4 m /s

đến 0, 8 m /s . Lực khác F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 2 s làm vận tốc của nó

thay đổi từ 0, 8 m /s đến 1 m /s . Biết rằng F1 và F2 luôn cùng phương với chuyển động. Lực

F2 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 1,1 s thì vận tốc của vật thay đổi một lượng là

A. 0,11 m /s . B. 0,15 m /s . C. 0,22 m /s . D. 0,25 m /s .

Câu 19. Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 0, 6 s làm vận tốc của nó thay đổi từ
8 cm /s đến 5 cm /s . Biết rằng lực tác dụng cùng phương với chuyển động. Tiếp đó tăng độ
lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Vận
tốc của vật tại thời điểm cuối là
A. 12 cm /s . B. 15 cm /s . C. 17 cm /s . D. 20 cm /s .

Câu 20. Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg , lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai

lực F1 4 N và F2 3 N . Góc hợp giữa F1 và F2 bằng 30o . Quãng đường vật đi được sau
1,2 s là

A. 2 m . B. 2, 45 m . C. 2, 88 m . D. 3,16 m .
Câu 21. Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng m1. Một lực F2 tác dụng lên vật khối lượng m2 bằng khối
2F2 a
lượng m1. Nếu F1 thì mối quan hệ giữa hai gia tốc 2 sẽ là
3 a1
2 3 1
A. 3 . B.
. C. . D. .
3 2 3
Câu 22. Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng m1. Một lực F3 tác dụng lên vật khối lượng m3. Nếu
F1 2m 3 a
F3 và m1 thì mối quan hệ giữa hai gia tốc 1 là
3 5 a3
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [11]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
15 6 11 5
A. . B. . C. . D. .
2 5 15 6
Câu 23. Một vật có khối lượng m 2 kg được truyền một lực F không đổi thì sau 2 giây vật này tăng
vận tốc từ 2, 5 m /s đến 7, 5 m /s . Độ lớn của lực F bằng

A. 5 N . B. 10 N . C. 15 N . D. Một giá trị khác.


Câu 24. Một vật đang chuyển động dưới tác dụng của lực F1 với gia tốc a1. Nếu tăng lực tác dung lên
F2 2F1 thì gia tốc của vật a2 có giá trị bằng
A. a1 2a 2 . B. a 2 a1 . C. a 2 2a1 . D. a 2 4a1 .

Câu 25. Một vật có khối lượng m 10 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tóc v có độ lớn

v 10 m /s thì chịu tác dụng của một lực cản F cùng phương, ngược chiều với v và có độ lớn
F 10 N thì
A. Vật dừng lại ngay.
B. Sau 10 s kể từ lúc lực F tác dụng vật đang chuyển động theo chiều ngược lại.
C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
D. Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m /s .

Câu 26. Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0, 3 m /s2 . Ô tô đó khi chở

hàng cũng khởi hành với gia tốc 0, 3 m /s2 . Biết rằng hợp lực tác dung lên ô tô trong hai trường
hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng hóa trên xe là
A. 0, 5 tấn. B. 0, 75 tấn. C. 1, 5 tấn. D. 1, 0 tấn.
Câu 27. Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng hóa là 4 tấn, khởi hành với gia tốc
0, 3 m /s2 . Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0, 6 m /s2 . Biết rằng hợp lực tác
dụng lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng hóa là
A. 1 tấn. B. 1, 5 tấn. C. 2 tấn. D. 2, 5 tấn.
Câu 28. Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt một
đoạn đường 12 m thì dừng lại. Nếu xe chở hàng có khối lượng hàng hóa bằng hai lần khối
lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ? Giả sử rằng lực hãm không thay đổi.
A. 6 m . B. 12 m . C. 24 m . D. 36 m .

Câu 29. Một vật có khối lượng 10 kg đang chuyển động với vận tốc 3 m /s thì chịu tác động của một
lực F cùng phương, cùng chiều chuyển động. Khi đó, vật chuyển động nhanh dần đều và sau khi
đi được thêm 32 m thì vận tốc đạt được 5 m /s . Lực tác dụng vào vật đó có độ lớn

A. 0,25 N . B. 2, 5 N . C. 25 N . D. Một giá trị khác.


Câu 30. Một chiếc xe lửa có khối lượng 50 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng qua điểm A
với vận tốc 10 m /s . Tại điểm B cách A một đoạn 75 m thì xe có vận tốc là 20 m /s . Lực gây
ra chuyển động của xe là
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [12]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
A. 100 N . B. 1000 N . C. 10000 N . D. 100000 N .

Câu 31. Một vật có khối lượng m 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền cho một lực F 8 N .
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5 s bằng

A. 5 m . B. 25 m . C. 30 m . D. Một kết quả khác.


Câu 32. Người ta truyền cho một vật ở trạng thái nghỉ một lực F thì sau 0, 5 giây vật này tăng vận tốc lên
được 1 m /s . Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp đôi độ lớn lực tác dụng vào vật thì gia
tốc của vật bằng
A. 1 m /s2 . B. 2 m /s2 . C. 4 m /s2 . D. Một kết quả khác.

Câu 33. Một vật có khối lượng 200 g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 4 m /s2 .

Lấy g 10 m /s2 . Độ lớn của lực gây ra gia tốc này bằng

A. 0, 8 N . B. 8 N . C. 80 N . D. 800 N .

Câu 34. Một vật có khối lượng 50 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50 cm
thì có vận tốc 0, 7 m /s . Lực tác dụng vào vật là

A. 24, 5 N . B. 2, 45 N . C. 48, 0 N . D. 51, 0 N .

Câu 35. Một vật có khối lượng 2, 5 kg , chuyển động với gia tốc 0, 05 m /s2 . Lực tác dụng vào vật có
giá trị là
A. 5 N . B. 0, 5 N . C. 0,125 N . D. 50 N .

Câu 36. Dưới tác dụng của lực F, vật có khối lượng m1 thu được gia tốc 1 m /s2 , vật có khối lượng m2
m1 m2
thu được gia tốc 3 m /s2 . Tính gia tốc của vật thu được của vật có khối lượng m
3
chịu tác dụng của lực F ?
A. 1 m /s2 . B. 1, 5 m /s2 . C. 2 m /s2 . D. Một kết quả khác.

Câu 37. Một lực F không đổi truyền cho vật có khối lượng m1 một gia tốc bằng 4 m /s2 , truyền cho vật

khác khối lượng m2 một gia tốc bằng 2 m /s2 . Nếu đem ghép hai vật đó làm một vật thì lực đó
truyền cho vật ghép một gia tốc bằng bao nhiêu ?
A. 1, 03 m /s2 . B. 1, 33 m /s2 . C. 3, 33 m /s2 . D. 3, 03 m /s2 .

ĐỊNH LUẬT III NIU–TƠN

Câu 38. Lực và phản lực là hai lực


A. Cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. B. Cân bằng nhau.
C. Cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. D. Cùng giá, ngược chiều, độ lớn khác nhau.
Câu 39. Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vào tường và bật ngược trở lại

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [13]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
A. Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào trái bóng.
B. Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào trái bóng.
C. Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào trái bóng.
D. Không có đủ cơ sở để kết luận.
Câu 40. Khi một con trâu kéo cày, lực tác dụng vào con trâu làm nó chuyển động về phía trước là
A. Lực mà con trâu tác dụng vào chiếc cày. B. Lực mà chiếc cày tác dụng vào con trâu.
C. Lực mà con trâu tác dụng vào mặt đất. D. Lực mà mặt đất tác dụng vào con trâu.
Câu 41. Xe lăn 1 có khối lượng m1 400 g , có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho
hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo giãn ra và sau
một thời gian t rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với vận tốc v1 1, 5 m /s và
v2 1 m /s . Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong khoảng thời gian t . Khối lượng của xe lăn
thứ 2 là

A. 250 g . B. 350 g . C. 500 g . D. 600 g .

Câu 42. Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay với vận tốc 25 m /s đến đập vuông góc với tường rồi
bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15 m /s . Khoảng thời gian va chạm bằng 0, 05 s . Coi
lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác dụng lên quả bóng ?
A. 50 N . B. 90 N . C. 160 N . D. 230 .

Câu 43. Một vật có khối lượng m1 2 kg đang chuyển động về phía trước với vận tốc v01 2 m /s
va chạm với vật m2 1 kg đang đứng yên. Ngay sau khi va chạm vật thứ nhất bị bật ngược trở
lại với vận tốc 0, 5 m /s . Vật thứ hai chuyển động với vận tốc v2 có giá trị bằng bao nhiêu ?

A. 2, 0 m /s . B. 3, 5 m /s . C. 5, 0 m /s . D. Một kết quả khác.

Câu 44. Một quả bóng có khối lượng 400 g nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực
200 N . Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0, 01 s . Quả bóng bay đi với tốc độ là

A. 2, 5 m /s . B. 3, 5 m /s . C. 5, 0 m /s . D. 25 m /s .
Câu 45. Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì:

a) vật sẽ chuyển động tròn đều. b) vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.

c) vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều. d) Một kết quả khác

Câu 46. Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật :

a) gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của.
chúng

b) Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.

c) Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [14]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
d) Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.

Câu 47. Chọn câu đúng

Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

a) tác dụng vào cùng một vật. b) tác dụng vào hai vật khác nhau.

c) không bằng nhau về độ lớn. d) bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 48. Câu nào sau đây là đúng?

a) Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động .

b) Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.

c) Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.

d) Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.

Câu 49. Chọn câu phát biểu đúng.

a) Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

b) Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.

c) Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

d) Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi

Câu 50.Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn
gia tốc sẽ:

a) tăng lên. b) giảm đi. c) không đổi. d) bằng 0.

Câu 51. Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho:

a) vật chuyển động. b) hình dạng của vật thay đổi.

c) độ lớn vận tốc của vật thay đổi. d) hướng chuyển động của vật thay đổi.

Câu 52. Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?

a) Vật chuyển động tròn đều .

b) Vật chuyển động trên một đường thẳng.

c) Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.

d) Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 53. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng
thì vật :

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [15]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
a) chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

b) lập tức dừng lại.

c) vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.

d) vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.

Câu 54. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ :

a) trọng lượng của xe b) lực ma sát nhỏ.

c) quán tính của xe. d) phản lực của mặt đường

Câu 55. Khi một con ngực kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước
là:

a) lực mà con ngựa tác dụng vào xe. b) lực mà xe tác dụng vào ngựa.

c) lực mà ngựa tác dụng vào đất. d) lực mà đất tác dụng vào ngựa.

Câu 56. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

a) trọng lương.b) khối lượng. c) vận tốc. d) lực.

Câu 57. Chọn phát biểu đúng nhất .

a) Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

b) Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

c) Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

d) Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Câu 58. Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng ?

a) − F = ma b) F = ma c) F = − ma d) F = ma

Câu 59. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

a) Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

b) Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

c) Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

d) Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 60. Tìm kết luận chưa chính xác về định luật I Niutơn ?

a) còn gọi là định luật quán tính.

b) chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn.


hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [16]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
c) Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọi là hệ qui chiếu quán tính.

d) cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật.

Câu 61. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính

a) Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra.

b) Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ.

c) Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại.

d) Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về phía trước.

Câu 62. Trên một toa tàu lửa chuyển động thẳng đều người ta thả một dây dọi rồi đánh dấu hai điểm A,
B trên phương dây dọi, điểm B ở sàn tàu. Đặt một vật nặng ở A rồi thả ra vật
rơi xuống. Điểm chạm sàn tàu. D B C

a) Tại D phía sau B b) Tại B

c) Điểm C phía trước B d) Điểm C hoặc D tùy hướng chuyển động của tàu.

Câu 63. Một quả bóng, khối lượng 0,50kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một
lực 250N. Thời gia chân tác dụng vào bóng là 0,020s. Quả bóng bay đi với tốc độ :

a) 10m/s b) 2,5m/s c) 0,1m/s d) 0,01m/s

Câu 64. Một vật được treo vào sợi dây mảnh 1 như hình. Phía dưới vật có buộc một sợi dây 2
giống như sợi dây 1. Nếu cầm sợi dây 2 giật thật nhanh xuống thì sợi dây nào sẽ bị đứt trước. 1

a) phụ thuộc vào khối lượng của vật. b) Dây 1 và dây 2 cùng bị đứt.
2
c) Dây 2. d) Dây 1

Câu 65. Tìm biết kết luận chưa chính xác ?

a) Nếu chỉ có một lực duy nhất tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi.

b) Nếu có lực tác dụng lên vật thì độ lớn vận tốc của vật bị thay đổi.

c) Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật mà các lực này cân bằng nhau thì vận tốc của vật không thay
đổi.

d) Nếu vận tốc của vật không đổi thì không có lực nào tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật
cân bằng nhau

Câu 66. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính :

a) Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo.

b) Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.

c) Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [17]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
d) Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.

Câu 67. Kết luận nào sau đây là không chính xác :

a) Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

b) vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.

c) Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau

d) Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng
nhau.

Câu 68. Chọn câu sai :

a) Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương.

c) Trong tương tác giữa hai vật nhất định, gia tốc mà chúng thu được luôn ngược chiều nhau và có
độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của hai vật.

d) Lực và phản lực không cân bằng nhau.

Câu 69. Chọn phát biểu sai trong các kết luận sau :

Một vật chuyển động đều thì :

a) Quãng đường vật đi được tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động.

b) Quãng đường vật đi được sau những khoảng thời gian bất kì bằng nhau thì bằng nhau.

c) Vật chịu tác dụng của một lực không đổi.

d) Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng khi đang chuyển động.

Câu 70. Chọn phát biểu sai trong các kết luận sau :

Một vật chịu tác dụng của một lực khi :

a) Vật đó đứng yên b) Vật đó thay đổi hình dạng.

c) Vật đó thay đổi hướng chuyển động. d) Vật đó chuyển động nhanh lên hay chậm đi.

Câu 71. Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành
khách sẽ:

a) nghiêng sang phải. b) nghiêng sang trái.

c) ngả người về phía sau. d) chúi người về phía trước

Câu 72. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi
được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là :
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [18]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
a) 4N b) 1N c) 2N d) 100N

Câu 73. Chọn phát biểu đúng.

Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ :

a) Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.

b) Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của

đinh tác dụng vào búa.

c) Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.

d) Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn
lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 74. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi
thì

a) vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s.

b) vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

c) vật đổi hướng chuyển động.

d) vật dừng lại ngay.

Câu 75. Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó
chuyển động về phía trước là:

a) lực người tác dụng vào xe b) lực mà xe tác dụng vào người

c) lực người tác dụng vào mặt đất d) lực mặt đất tác dụng vào người

Câu 76. Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời
gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là :

a) 8m b) 2m c) 1m d) 4m

Câu 77. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu
thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng :

a) 0,008m/s b) 2m/s c) 8m/s d) 0,8m/s

Câu 78. Câu nào đúng?Trong một cơn lốc xốy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.

a) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

b) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính về độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

c) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [19]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
d) Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn trọng lượng của tấm kính.

Câu 79. Khi vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó

a) chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.

b) chuyển động thẳng đều mãi.

c) chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.

d) bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc

Câu 80. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ
2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là :

a) 2 N. b) 5 N. c) 10 N. d) 50 N.

Câu 81. Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời
gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:

a) 0,5 m. b) 1 m. c) 2 m. d) 3 m.

Câu 82. Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, đi thêm được
500m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là:

a) 800 N. b) 800 N. c) 400 N. d) -400 N.

Câu 83. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc
6m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc :
v (m/s)
a) 1,5 m/s². b) 2 m/s². c) 4 m/s². d) 8 m/s².

Câu 84. Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ.
Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau? t(s)
a) Từ 0 đến 2s b) Từ 2s đến 3s. 2 3 4
c) Từ 3s đến 4s. d) Không có khoảng thời gian nào.

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [20]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
BỔ SUNG

Câu 1. Một cái búa khối lượng M đập vào một cái đinh khối lượng m với vận tốc u (m/s) vào một tấm gỗ cố
định. Lực ma sát trung bình do tấm gỗ tác dụng lên đinh là :

M v2 M2 v2
A. . B. .
m + M 2s ( M + m ) 2s
2

M + m v2 M 2 v2
C. . D. .
M 2s m + M 2s

Câu 2. Một khối nhỏ K, khối lượng m được đặt trên khối Q, khối lượng M
K
như hình vẽ . Ma sát giữa K và Q, giữa Q và mặt phẳng không đáng kể.
Tác dụng một lực F theo phương ngang vào Q thế nào để ngăn cho khối
không trượt trên khối Q. Giá trị của F bằng : Q
A. ( M + m ) .g.tg B.
( m + M ) .g.sin 
C. mg .tg D. mg.sin 

Câu 3. Có 3 vật nhỏ A, B, C khối lượng mỗi vật đề bằng 2kg, được treo bằng một sợi dây mảnh vắt qua một
ròng rọc cố định như hình vẽ. Ma sát giữa ròng rọc và sợi dây không đáng kể lực ăng của sợi dây nối các vật
B, C bằng :

A. 0 (N) B. 19,6 (N)

C. 13 (N) D. 3,3 (N)

Câu 4. Trong hình vẽ người ta dùng một lực F có phương song song với mặt phẳng
nghiêng để kéo lên phía trên một khối gỗ lúc ban đầu đang nằm yên trên mặt phẳng
nghiêng. Khi lực F có độ lớn từ 0 tăng dần dần thì độ lớn của lực ma sát do mặt
phẳng nghiêng đặt vào khối gỗ sẽ :

A. Trước tăng lên, sau giảm xuống B. Trước không đổi, sau tăng lên

C. Trước tăng lên, sau không đổi D. Trước giảm, sau tăng, sau cùng là không đổi

Câu 5. Trong hình vẽ ABC, A’B’C’ là 2 cái nêm có cùng góc nghiêng α cùng khối lượng M và cùng được dặt
trên mặt đất nằm ngang. Lần lượt đặt lên trên hai mặt phẳng nghiêng những vật nhỏ P, Q cùng khối lượng m,
P trượt xuống với vận tốc đều, Q nằm yên trên mặt nêm. Ta có thể nói :

A. Hai chiếc nêm đặt lên mặt phẳng gang những lực nến bằng nhau
B. Lực nén do ABC đặt xuống mặt đất lớn hơn
C. Lực nén do ABC đặt xuống mặt đất lớn
D. Áp lực do ABC đặt xuống mặt đất bằng 0, do A’B’C’ khác 0

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [21]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
Câu 6. Một quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 15m/s đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo
phương cũ với cùng vận tốc. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Lực của tường tác dụng lên quả
bóng là :

A. 120 (N) B. 12 (N) C. 60 (N) D. 6 (N)

Câu 7. Một lực F truyền cho vật khối lượng m1 một gia tốc là 6m/s2. truyền cho vật m2 một gia tốc 4m/s2. Nếu
đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc là bao nhiêu :

A. 4,167m/s2 B. 10m/s2 C. 2m/s2 D. 2,4m/s2

Câu 8. Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2. Khi ô tô trở hành hóa thì khởi hành với
gia tốc 0,2m/s2. Khối lượng của hàng hóa là (Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng
nhau) :

A. 2,25 tấn B. 0,75 tấn C. 1.75 tấn D. 1 tấn

Câu 9. Dưới tác dụng của lực F có độ lớn 10N, một vật đang đứng yên và chuyển động với gia tốc 1m/s. Sau
2s chuyển động, lực F thôi tác dụng. Khối lượng và khoảng cách từ vật tới điểm bắt đầu chuyển động nếu vật
tiếp tục chuyển động thẳng đều thêm 3s nữa là :

A. 10kg và 8m B. 10kg và 6m C. 10kg và 4m D. 10kg và 2m

Câu 10. Một chiếc xe có khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau đó 3s. Biết
lực hãm là 4000N. Quãng đưởng vật đi thêm được kể từ lúc hãm phanh sẽ là

A. 3m B. 18m C. 9m D. 81m

Câu 11. Một xe điện đang chạy với vận tốc 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn mà chỉ trượt
trên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng hẳn ? Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe
và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2.

A. 26,3 (m) B. 25,5 (m) C. 28,5 (m) D. 25 (m)

Câu 12. Có 5 tấm tôn xếp chồng lên nhau. Trọng lượng mỗi tấn là 150N và hệ số ma sát giữa các tấm là 0,2.
Cần có một lực là bao nhiêu để (a) kéo hai tấm trên cùng (b) kéo tấm thứ ba.

A. 588N và 1764N B. 60N và 90N

C. 588N và 882N D. 588N và 1740N

Câu 13. Một đoàn tàu khối lượng 1000tấn bắt đàu rời ga. Biết lực kéo của đầu máy là 2.105N, hệ số lăn là
0,00. Tim vận tốc của đoàn tàu khi nó đi được 1kmvà thời gian để đạt được vận tốc đó. Lấy g = 10m/s2.

A. 8 5 và 50 5 B. 4 5 và 60 5

C. 8 2 và 50 5 D 8 5 và 50 2

Câu 14. Muốn kéo một vật có trọng lượng P = 1000Nchuyển động đều lên một mặt phẳng nghiêng góc 600 so
với đường thẳng đứng, người ta phải dùng một lực F có phương song song với mặt phẳng nghiêng cà có độ

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [22]


CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
lớn 600N. Hỏi vật sẽ chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng với gia tốc bằng bao nhiêu khi không có lực .
Biết giữa vật và mặt phảng nghiêng có ma sát. Lấy g = 10m/s2

A. 11,32m/s2 B. 6,01m/s2 C. 11,00m/s2 D. 8,13m/s2

Câu 15. Một vật khối lượng 2kg được kéo bởi một lực F hướng lên trên hợp với phương ngang một góc
 = o .Lực F có độ lớn 8N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng
đường 4m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là:

A. 0,18 B. 0,15 C. 0,13 D. 0,20

Câu 16. Tại một điểm A trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang, người ta truyền cho một
vật vận tốc 6m/s để vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng theo một đường dốc chính. Bỏ qua ma sát. Lấy g =
10m/s2

(a) gia tốc của vật là :


A. 5m/s2 B. 10m/s2 C. -5m/s2 D. -10m/s2

(b) Quãng đường dài nhất mà vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng sẽ là :

A. 1,8m B. 3,6m C. 3,2m D. 2,4m

(c) Sau bao lâu vật sẽ trở lại A, Lúc đó vật có vận tốc là bao nhiêu ;

A. 1,2s và 6,4m/s B. 1,4s và 3,2m/s

C. 1,4s và 6,4m/s D. 1,2s và 3,2m/s

Câu 17. Một vật trượt đều trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng mằm ngang góc α = 450, khi trượt
được quãng đường s = 36,4m thu được v = 1,6m/s, gia tốc trọng trường g = 9,8m/s. hệ số ma sát giữa vật và
mặt phẳng nghiêng bằng giá trị nào dưới đây :

A. 0,494 B. 0,644 C. 0,544 D.0,594

Câu 18: Chọn câu đúng :

A. Một vật đứng yên khi vật không chịu tác dụng của lực

B. Một vật chuyển động khi vật chịu tác dụng của lực

C. Một vật sẽ thay đổi trạng thái chuyển động khi vật chịu tác dụng của lực

D. Mỗi vật sẽ thay đổi trạng thái đứng yên khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng

Câu 19 : Một vật đặt tren mặt bàn nằm ngang. Vật nằm yên, khi ta kéo vật này một lực F = 30N theo phương
ngang. Kết luận đúng với lực ma sát giữa vật và mặt bàn là :

A. Bằng 0 vì vật không chuyển động

B. Lớn hơn 30 N

C. Bằng 30 N
hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [23]
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
D. Nhỏ hơn 30 N

Câu 20 : Có một cơ hệ như hình vẽ. Dây có khối lượng không đáng kể, không giãn. Trọng lượng của hai vật
lần lượt là PA và PB (PA > PB). phản lực của mặt đất tác dụng lên vật A là :

A. 0

B. PA

C. PA + PB B
A
D. PA - PB

Câu 21: Chỉ ra nhận xét sai : Một cốc nước đặt trên tờ giấy và để cạnh mép bàn nhẵn.

A. Kéo tờ giấy từ từ thì cốc cũng chuyển động từ từ

B. Kéo tờ giấy nhanh hơn thì cốc cũng chuyển động nhanh hơn

C. kéo tờ giấy thật nhanh ra khỏi mép bàn thì cốc rời nhanh khỏi mặt bàn

D. Tất cả các hiện tượng trên đều đúng khi cốc không chứa nước

Câu 23 : Một khối nhỏ được đặt nằm yên trên mặt phẳng nhám nghiêng một góc α. Ngoại lực lớn nhất tác
dụng lên khối theo phương mặt phẳng nghiêng mà khi dó khối vẫn nằm yên, nếu có chiều hướng xuống thì
bằng 2 N. Còn nếu có chiều lên trên thì bằng 10 N. Hệ số ma sát nghỉ  giữa khối nhỏ và mặt phẳng nghiêng
bằng:

A. 3/2 B. 1/ 6 C. 3 D. 1/ 3

1.D 9.A 17.A

2.A 10.C 18.C

3.C 11.B 19.C

4.D 12.D 20.C

5.A 13.A 21.C

6.A 14.B 22.A

7.B 15.A

8.B 16.C,B,A

hanhatsi@gmail.com – ĐT,FB,ZL: 0973.055.725 [24]

You might also like