You are on page 1of 7

Bài 25: ĐỘNG NĂNG VÀ ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG

1/ Động năng

a. Định nghĩa
Động năng của một vật là dạng năng lượng do vật chuyển động mà có.
Động năng có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.

-Đơn vị động năng là: Jun ( J )

Nhận xét:
- Động năng là đại lượng vô hướng và luôn luôn dương.
- Động năng có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
mv 2
Wđ 
- Công thức 2 chỉ dùng để tính động năng của chất điểm đang chuyển động và
cho vật rắn đang chuyển động tịnh tiến.

2/Định lý động năng

-Định lý : Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.

Angoại lực= Wđ sau- Wđ đầu

 Nếu Angoại lực >0 (công phát động) thì động năng của vật tăng
 Nếu Angoại lực <0 (công cản) thì động năng của vật giảm.

3/Bài tập vận dụng.

Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang không ma sát dưới tác
dụng của một lực mằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của
vật ở cuối chuyển dời ấy.

Đáp số: 5 2  7,1 m/s


Bài tập ĐỘNG NĂNG- ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG

Trac nghiem

Câu 1: Đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ

A. Động lượng B. Động năng C. Công cơ học D. Khối lượng

Câu 2: Biểu thức tính động năng của vật là:

1 1
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = mv2 D. Wđ = mv
2 2

Câu 3: Biểu thức nào biểu diễn đúng quan hệ giữa động năng Wđ và động lượng p

p2 p2 2 p2 m2
A. Wđ = B. Wđ = C. Wđ = D. Wđ =
2m m m 2p

Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây sai khi nói về động năng:

1 2
A. động năng được xác định bằng biểu thức Wđ = m v
2

B. động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không

C. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động

D. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao z so với mặt đất

Câu 5: Động năng là đại lượng được xác định bằng:

A. nửa tích của khối lượng và vận tốc

B. tích của khối lượng và bình phương một nửa vận tốc

C. tích khối lượng và bình phương vận tốc

D. tích khối lượng và một nửa bình phương vận tốc


Câu 6: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động:

A. thẳng đều. B. nhanh dần đều. C. chậm dần đều. D. biến đổi.

Câu 7: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:

A. trọng lực tác dụng lên vật đó B. lực phát động tác dụng lên vật đó

C. ngoại lực tác dụng lên vật đó D. lực ma sát tác dụng lên vật đó

Câu 8: Động năng của vật tăng khi

A. gia tốc của vật lớn hơn không B. vận tốc của vật lớn hơn không

C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương D. gia tốc của vật tăng

Câu 9: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây

A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều.

C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.

Câu 10: Khi vật có khối lượng không đổi nhưng vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ:

A. Giảm phân nửa B. Tăng gấp đôi C. Không thay đổi D. Tăng gấp 4
lần

Câu 11: Động năng của vật tăng khi:

A. Vận tốc của vật v > 0 B. Gia tốc của vật a > 0

C. Gia tốc của vật tăng D. Các lực tác dụng lên vật sinh công
dương

Câu 12: Động năng của vật giảm khi đi

A. vật chịu tác dụng của lực masát C. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên

B. vật đi lên dốc D. vật được ném lên theo phương thẳng
đứng
Câu 13: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:

A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4

C. động năng tăng gấp 8 D. động năng tăng gấp 6

Câu 14: Động năng của vật tăng gấp đôi khi:

A. m không đổi, v tăng gấp hai. B. m tăng gấp hai, v giảm còn nữa

C. m giảm còn nữa, v tăng gấp hai. D. m không đổi, v giảm còn nữa

Câu 15: Động năng của vật giảm khi

A. Gia tốc cùng chiều vận tốc B. Gia tốc vuông góc vận tốc

C. Gia tốc của vật giảm dần đều D. Gia tốc ngược chiều vận tốc

Câu 16: Khi 1 vật chịu tác dụng của 1 lực làm vận tốc biến thiên từ v⃗1 đến v⃗ 2 thì công của ngoại
lực được tính:

m v 22 m v 21 2 2
A. A= mv2 –mv1 B. A= − C. A= m v 2- m v1 D. A =
2 2
2 2
m v 2 m v1
+
2 2

Câu 17: Một viên đạn nằm yên sau đó nổ thành hai mảnh có khối lượng mảnh này gấp đôi mảnh
kia. Cho động năng tổng cộng là Wđ. Động năng của mảnh bé là?

1 2 1 3
A. Wđ B. Wđ C. Wđ D. W
3 3 2 4 đ

Câu 18: Một vật ban đầu đứng yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có khối lượng M và 2M với cùng
vận tốc, có tổng động năng là Wđ. Động năng của mảnh lớn (khối lượng 2M) là:

Wđ 2W đ Wđ Wđ
A. B. C. D.
2 3 4 3

Câu 19: Một vật có khối lượng 500g đang di chuyển với vận tốc 10m/s. Động năng của vật bằng
A. 2,5J B. 25J C. 250J D. 2500J

Câu 20: Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với độ lớn vận tốc 80 km/h. Động năng
của ôtô gần giá trị nào sau đây?

A. 2,52.104 J. B. 2,47.105 J. C. 2,42.106 J. D. 3,2.106 J. 

Tu luan

Bài 1. Một ôtô tải có khối lượng 5 tấn và một ôtô con có khối lương 1300 kg chuyển
động cùng chiều trên đường, chiếc trước, chiếc sau với cùng vận tốc không đổi 54
km/h. Tính:
a. Động năng của mỗi ôtô?
b. Động năng của ôtô con trong hệ qui chiếu gắn với ôtô tải.
Đáp số:
Bài 2. Một vật khối lượng m = 100 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không
ma sát. Lúc t = 0, người ta tác dụng lên vật lực kéo F = 500 N không đổi. Sau một
khoảng thời gian nào đó, vật đi được quãng đường s = 10 m. Tính vận tốc v của vật tại
vị trí

đó trong hai trường hợp:
a. F có phương ngang.
b. F hợp với phương ngang một góc a với sina = 0,6.
Đáp số: 10 m/s; 8,9 m/s.

Bài 3. Một ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc
không đổi 54 km/h. Lúc t = 0 người ta tác dụng một lực hãm lên ô tô, ô tô chuyển
động thêm 10 m thì dừng. Tính độ lớn (trung bình) của lực hãm. Xác định khoảng thời
gian từ lúc hãm đến lúc xe dừng.
Đáp số: 45000 N; 4/3 giây.

Bài 4. Một viên đạn khối lượng m = 50 g bay theo phương ngang với vận tốc không đổi
200 m/s.
a. Viên đạn đến xuyên qua một tấm gỗ dầy và chui sâu vào gỗ 4 cm. Xác định lực cản
trung bình của gỗ.
b. Trường hợp tấm gỗ đó chỉ dầy 2 cm thì viên đạn chui qua tấm gỗ và bay ra ngoài.
Xác định vận tốc của đạn lúc ra khỏi gỗ.
Đáp số: 25000 N; 141,4 m/s

Bài 5. Vật đang có vận tốc 5 m/s thì lên một dốc nghiêng a = 30o. Tìm quãng đường dài
nhất vật đi lên được trên dốc trong hai trường hợp:
a. Không có ma sát trên dốc.
b. Hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là m = 0,1.
Đáp số: 2,5 m; 2,1 m.

Bài 6. Ô tô có khối lượng m = 1000 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường
ngang. S1 = 1000 m rồi chậm dần đều lên dốc nghiêng 30 o tới đỉnh thì dừng lại. Lực
phát động của động cơ 1200 N không đổi; hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là
m = 0,1 cho cả hai đoạn đường.
a. Tính giá trị lực ma sát trên đường ngang và đường dốc.

b. Tính vận tốc của xe khi sắp lên dốc và chiều dài của dốc.
c. Sau đó muốn xeTat may xuống dốc đều ta phải tác dụng lên xe một lực như thế nào
về hướng và độ lớn.
Đáp số: 1000 N; 866 N; 20 m/s; 43 m; 4134 N.

Bài 7. Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 2 m, dài 2 2 m xuống
chân dốc, rồi tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang được 8 m thì dừng lại. Tính
hệ số ma sát m giữa vật và mặt đường, coi rằng hệ hệ ma sát đó là như nhau cho cả hai
đoạn đường.
Đáp số: 0,2

You might also like