You are on page 1of 52

BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG – PHẦN CƠ HỌC

1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

1.1 Câu hỏi lý thuyết


1. Với những giả thiết như thế nào thì được phép sử dụng công thức 𝑣 để tính
vận tốc của một chuyển động?

2. Với điều kiện gia tốc ax = const, hãy diễn giải, thiết lập hàm số biểu diễn mối liên
hệ vị trí - thời gian của một chuyển động biến đổi đều (hay một chuyển động với
gia tốc không đổi). Hãy giải thích ý nghĩa Vật lý của các hằng số tích phân trong
các hàm số đó.

3. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn từng đại lượng Gia tốc (ax), Vận tốc (vx) và Vị trí (x) cho
một chuyển động gia tốc đều với ax 0, vx0  0 và x0  0) dưới dạng hàm số của
thời gian.

4. Cho biết gia tốc của một chuyển động phụ thuộc thời gian theo hàm số: 𝑎 𝑡
𝐴𝑒  , với A và B là các hằng số. Hãy xác định hàm số biểu diễn vị trí - thời gian
s(t) của chuyển động này với các điều kiện ban đầu là s(0) = s0 và v(0) = v0.

5. Chứng minh rằng với chuyển động thẳng có gia tốc thì vận tốc trung bình có thể
v0  vmax
biểu diễn bằng phương trình: v  , với v0 là vận tốc ban đầu và vmax là
2
vận tốc cuối cùng.

1.2 Bài tập


v(m/s)
8
1. Một chiếc xe di chuyển với vận tốc thay đổi
theo thời gian như trong hình vẽ. Tìm quãng 4
đường nó đi được trong 16s và vận tốc trung
bình trên quãng đường đó. 0
4 8 12 16

1
2. Một chiếc xe di chuyển với vận tốc phụ thuộc vào v
thời gian theo hình nửa đường tròn như trong hình v0
vẽ. Cho vận tốc cực đại là vo, tổng thời gian
chuyển động là to. Hãy xác định quãng đường mà
0
t0 t
chiếc xe đi được trong thời gian đó.

3. Một người quan sát đứng ngang với toa đầu của tầu hoả lúc nó bắt đầu chuyển
động và nhận thấy toa đầu tiên chạy ngang qua mình mất một khoảng thời gian t =
4s. Hỏi đến khi toa tầu thứ 7 chạy ngang qua người đó thì khoảng thời gian sẽ là
bao nhiêu lâu? Biết rằng chuyển động của tầu là nhanh dần đều, độ dài của các toa
là như nhau và bỏ qua độ dài chỗ nối giữa các toa.

4. Một chất điểm ở thời điểm t0 = 0 tại vị trí x0 có vận tốc vx0. Bắt đầu từ thời điểm t0
nó nhận một gia tốc không đổi a0.
a) Ở thời điểm t1 chất điểm này ở vị trí nào?
b) Tại đó vận tốc v1 như thế nào?
c) Điểm đảo ngược chuyển động x2 nằm ở đâu?
Cho biết x0 = 6,0m; vx0 = - 5,0m/s; ax = 2,0m/s2; và t1 = 3,0s.

5. Một chiếc xe tải đang chạy đến gần một nút giao thông với tốc độ giảm dần. Khi
đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, chiếc xe được gia tốc đều với gia tốc a trong
khoảng thời gian t1 sẽ vượt qua một khoảng cách s1. Như vậy, vận tốc của chiếc xe
ở các thời điểm khác nhau v0 và v1 ở đầu và cuối giai đoan gia tốc là bao nhiêu?
Cho biết a = 0,94 m/s2; t1 = 5,3 s; và s1 = 60m.

6. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc vx0 được phanh hãm dừng hẳn lại sau
một đoạn đường từ x0 đến x1.
a) Gia tốc hãm không đổi ax đã tác dụng là bao nhiêu?
b) Hãy vẽ các đồ thị biểu diễn các đại lượng x(t), vx(t) và ax(t) của chuyển động
này.
Cho biết x1 = 260m; vx0 = 90 km/h.

2
7. Một tàu hàng (tàu vận tải hàng hóa) đi qua một sân ga trên đường ray phụ với vận
tốc v0’. Vào đúng thời điểm t0 = 0 đó, một chiếc tàu khách cũng khởi hành theo
cùng hướng chạy của tàu hàng. Gia tốc của tàu khách giảm tuyến tính theo thời
gian từ a0 (tại thời điểm t0) tới 0 tại thời điểm t1. Sau đó tàu khách chạy với vận
tốc v1 không đổi và sẽ chạy vượt qua tàu hàng.
a) Tàu khách vượt qua tàu hàng vào thời điểm t2 nào – (t2 bằng bao nhiêu)?
b) Việc đó xảy ra ở khoảng cách s2 cách nhà ga bao xa?
c) Vận tốc tương đối ∆v = v1 - v0’ tại thời điểm đó là bao nhiêu?
d) Hãy vẽ sơ lược các đồ thị s(t), v(t) và a(t) cho chuyển động của cả hai tàu nói
trên.
Cho biết: v0’ = 54 km/h; t1 = 160 s; a0 = 0,25 m/s2.

8. Một vật bị bắn từ mặt đất (z0 = 0) với vận tốc ban đầu vz0 theo phương thẳng đứng
lên cao.
a) Vận tốc vz1 của vật ở độ cao z1 sẽ là bao nhiêu?
b) Độ cao tối đa z2 mà vật đạt được là bao nhiêu?
c) Hãy miêu tả sơ lược diễn biến của chuyển động này trong các giản đồ z(t) và
vz(t).
Cho biết: vz0 = 20 m/s; z1 = 5 m; g = 10 m/s2.

9. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Người quan sát thấy vật đó đi
qua vị trí có độ cao h hai lần và khoảng thời gian giữa hai lần đó là t. Tìm vận tốc
ban đầu và thời gian chuyển động của vật từ lúc bị ném đến khi vật rơi về vị trí
ban đầu.

10. Hai vật được ném đi đồng thời từ cùng một điểm. Vật thứ nhất được ném thẳng
đứng lên trên với vận tốc to = 25 m/s, vật thứ hai được ném với cùng vận tốc ban
đầu và tạo với phương ngang góc  = 60o. Xác định khoảng cách giữa hai vật sau
một khoảng thời gian t = 1,7 s.

11. Một hòn đá được ném với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s theo phương hợp với
phương nằm ngang góc  = 60o. Xác định bán kính cong R của quỹ đạo hòn đá tại
điểm cao nhất và tại điểm nó rơi xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí.

3
12. Một con tàu chuyển động dọc theo Xích Đạo về hướng Đông với vận tốc
v0 = 30km/h. Trong lúc đó có một luồng gió với vận tốc v1 = 15 km/h thổi đến từ
hướng Đông Nam và hợp với phương của Xích Đạo một góc  = 60o. Hãy xác
định vận tốc v’ của luồng gió so với tầu và ’ – góc giữa hướng gió và Xích Đạo
trong hệ quy chiếu gắn với tàu.

13. Sử dụng quy luật s = a∙t2/2 để chỉ ra rằng vận tốc chạm đất vmax của một vật trượt
trên mọi mặt ván nghiêng có độ dài khác nhau đều như nhau, nếu các tấm ván
được kê một đầu trên cùng một độ cao h. Nếu thả vật rơi đó từ độ cao h, thì vận
tốc chạm đất có khác với vmax hay không?

A
14. Vẽ một vòng tròn dựng thẳng đứng với đường kính 2r. Vẽ một
B
tam giác vuông nội tiếp có cạnh huyền là đường kính đó (AM) và
thả một vật rơi tự do theo cạnh huyền đó đồng thời thả vật thứ hai
C
trượt theo cạnh cắt cạnh huyền tại đáy dưới của hình tròn. Hai vật
này có va vào nhau không?
M
15. Chứng minh rằng thời gian vật trượt trên tất cả các ván nghiêng vẽ
từ đỉnh một đường tròn dựng đứng tới vành vòng tròn đó là như nhau.

16. Chứng minh rằng nếu tỷ lệ chiều cao của hai mặt phẳng nghiêng (h1/h2) bằng tỷ lệ
bình phương độ dài của chúng (l12/l22) thì thời gian vật trượt trên các mặt ván đó là
như nhau t1=t2.

17. Ném một hòn đá theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 5m/s từ độ cao h = 10m
cách mặt đất. Hỏi hòn đá rơi cách nơi ném đi bao nhiêu (khoảng cách theo phương
nằm ngang). Tính vận tốc khi nó chạm đất. Coi gia tốc rơi trong trọng trường của
Trái Đất là g =10m/s2.

18. Ném một hòn đá từ dưới mặt đất lên cao với góc = 450. Giả sử vận tốc ban đầu
của nó là v0 = 102 m/s. Tính độ cao h đạt được, khoảng cách x đi được theo
phương nằm ngang và vận tốc chạm đất v. Coi gia tốc rơi trong trường trọng lực
của Trái Đất là g=10m/s2.

4
19. Môt khẩu súng phóng lựu được đặt ở chân một con đê cao. Đích lựu đạn cần
phóng trúng nằm cách đó 620 mét và ở độ cao 50 mét. Vận tốc (tốc độ) của quả
lựu đạn khi ra khỏi nòng súng phóng lựu đạt 91m/s, sức cản của không khí có thể
bỏ qua. Vậy phải chỉnh góc phóng α ban đầu của súng ở độ lớn là bao nhiêu so với
phương nằm ngang?

2. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

2.1 Câu hỏi lý thuyết

1. Tại sao bất kỳ chuyển động tròn – kể cả chuyển động tròn đều – cũng đều là một
chuyển động có gia tốc?
2. Phương trình góc quét - thời gian - (t) của một chuyển động tròn đều có dạng
như thế nào, khi biết rằng (0) = 0?

3. Hãy giải thích sự khác nhau giữa phương trình quỹ đạo y(x) và phương trình vị trí
- thời gian y(t) của chuyển động!

4. Từ cách biểu diễn vị trí theo tọa độ cho quỹ đạo của một chuyển động tròn đều x =
r∙cosωt và y = r∙cosωt, làm thế nào để tính được giá trị gia tốc hướng tâm ar =
ω2∙r?

5. Sao Mộc quay quanh trục của nó mất 0,41 ngày trái đất, nó có bán kính 71492 km,
hãy tính vận tốc dài trên bề mặt Sao Mộc và so sánh nó với vận tốc dài trên bề mặt
Trái Đất.

6. Giải thích vì sao trên bầu trời nửa bắc bán cầu lúc nào sao Bắc Đẩu cũng ở một vị
trí xác định, nó không mọc cũng không lặn?

2.2 Bài tập


x
r
1. Hãy tính vận tốc dài của một điểm trên bề mặt Mặt Trời, biết bán
a
kính của Mặt Trời là 695000 km và Mặt Trời quay một vòng

5
quanh trục quay riêng của nó hết một thời gian bằng 24,6 ngày Trái Đất.

2. Tính gia tốc rơi của Mặt Trăng trên quỹ đạo của nó, biết Mặt Trăng cách Trái Đất
một khoảng ~ 60 R (với R là bán kính củaTrái Đất).

3. Tìm bán kính lớn nhất của một hành tinh nếu nó quay quanh trục riêng với vận tốc
góc =10 vòng/giây.

4. Một chiếc xe ô-tô đang chạy thẳng với tốc độ v0 trên một đường cao tốc. Đường
kính của các bánh xe là d = 2r2.
a. Mũ van trên bánh xe ở khoảng cách r1 so với trục bánh xe sẽ có gia tốc bằng
bao nhiêu?
b. Trong thời gian t1 bằng bao nhiêu thì vận tốc tuyến tính của chiếc mũ van này
sẽ thay đổi hướng tới góc 1? (Ở đây chỉ xem xét chuyển động quay so với trục
của bánh xe đang chuyển động cùng xe).
c. Giả sử chiếc mũ van đang đi qua điểm nói trên thì chiếc mũ van đó sẽ chuyển
động theo hướng nào ngay sau thời điểm mà đáp án của bài toán trên đã xác
định được và tốc vận vk khi đó sẽ bằng bao nhiêu?
Tính với các giá trị số: v0 = 96km/h; d = 2r2 =58cm; r1 = 14,5 cm; và 1= 60o.

5. Một đoàn tàu phải hãm phanh khi chạy vào một đoạn đường cong trong mặt phẳng
nằm ngang. Đường cong này có bán kính là r. Trước khi phanh thì vận tốc của
đoàn tàu là vo. Gia tốc để hãm tàu giảm dần theo thời gian theo quy luật a = b∙t,
với b là một hằng số. Gia tốc tổng của đoàn tàu sẽ là bao nhiêu? Biết 0  t  tB
(Thời gian phanh) và các đại lượng r, vo. b.

6. Một đoàn tàu chạy trên một đoạn đường cong với bán kính cong là r được gia tốc
đều. Sau thời gian t1 nó đạt được vận tốc v1. Hãy xác định gia tốc tiếp tuyến (gia
tốc thẳng), gia tốc hướng tâm và tổng gia tốc của đoàn tàu sau thời gian tàu đã
chạy t2 với 0  t1  t2, biết r = 1200m; t1 = 90s; v1 = 54km/h và t2 = 150s.

6
7
3. ĐỘNG LỰC HỌC, NĂNG LƯỢNG
VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON

3.1 Câu hỏi lý thuyết

1. Một vật chịu tác dụng của hai lực như trong hình vẽ, hỏi A C
Lực quán tính
quỹ đạo s của vật có nằm trong mặt phẳng của tam giác s
ABC hay không? B
Lực không đổi

2. Nếu vật chịu thêm một lực khác tác dụng thì hỏi quỹ đạo chuyển động trong
trường hợp này có còn nằm trên mặt phẳng nữa hay không?

3. Hãy xác định gia tốc do Trái Đất gây ra đối với Mặt Trời.
F=ma
4. Xét sức căng T của sợi dây treo một vật có khối lượng T T
T
m trong ba trường hợp sau (a) vật treo trên giá đỡ; (b)
m m m
vật được kéo lên theo phương thẳng đứng với gia tốc
a; (c) vật rơi tự do với gia tốc a (xem hình vẽ). P=mg P=mg F=ma
P=mg
(a) (b) (c)

5. (a) Phát biểu và viết biểu thức định luật thứ 2 của Newton; (b) Xây dựng biểu thức
tính thế năng cho trường lực lò so và trường lực hấp dẫn; (c) Dựa vào hai ý trên để
thiết lập phương trình chuyển động trong hai trường lực được nêu; (d) Xác định
nghiệm của phương trình chuyển động trong trường hợp lực lò so tác dụng và giải
thích ý nghĩa của các đại lượng xuất hiện trong công thức.

6. Thế nào là một lực hướng tâm? Nêu ví dụ hai loại lực không phải là lực hướng
tâm? Đâu là lực hướng tâm trong ba trường hợp sau: (a) lực tĩnh điện; (b) lực từ;
(c) lực quán tính.

7. Một quả bóng được buộc vào đầu một sợi dây quay tròn đều. Nếu chiều dài dây
tăng gấp đôi và chu kỳ chỉ còn một nửa thì lực hướng tâm sẽ như thế nào so với
lúc đầu?
8. Một người đi xe đạp với vận tốc v đi vào một đường tròn bán kính r. Người ấy
phải nghiêng xe với độ nghiêng θ và độ nghiêng đó được xác định từ các biểu
thức nào trong các biểu thức sau đây:

8
(a) tanθ = v2/rg;
(b) tanθ = v2g/r;
(c) tanθ = v2rg;
(d) không trong số biểu thức trên.

9. Một vật chuyển động với tốc độ đều trên một đường tròn sẽ có:
(a) momen động lượng;
(b) gia tốc không đổi;
(c) vận tốc không đổi;
(d) không thực hiện công.

10. Công được thực hiện khi một vật khối lượng m chuyển động quay trên một đường
tròn với bán kính r, sẽ bằng:
(a): 0; (b) mvr; (c) mv2; (d) ½ mv2.

11. Câu nào trong các câu sau đây không đúng khi xét một vật đang trong một chuyển
động tròn đều?
(a) Động năng của nó không đổi; (b) gia tốc của nó không đổi;
(c) Tốc độ của nó không đổi; (d) tốc độ góc của nó không đổi.

12. Một người lái xe mô-tô đi vào một đường vòng tròn với tốc độ đều (không
đổi) có
(a) Tốc độ thẳng không đổi;
(b) Gia tốc không đổi;
(c) Gia tốc với cường độ không đổi và hướng luôn thay đổi;
(d) Lực không đổi.
13. Một người đàn ông đang chơi với con gái của ông
ta trên sân tuyết. Cô gái ngồi trên một chiếc xe trượt
tuyết và được ông bố cho xe trượt trên một cánh
đồng tuyết phủ bằng phẳng theo phương nằm
ngang. Ông bố có thể lựa chọn (a) đẩy cô con gái
trượt từ phía sau bằng cách tác động một lực vào

9
vai con gái ở góc 30O theo phương nằm ngang (Hình a) hoặc (b) gắn một sợi dây
vào phía trước của xe trượt tuyết và kéo bằng một lực ở 30O so với phương nằm
ngang (Hình b). Theo bạn, cách làm nào sẽ dễ dàng hơn cho ông bố và tại sao?
14. Trong hình ảnh ở bên, trong một vụ tai nạn giao thông một đầu máy đã đâm xuyên
qua bức tường của một nhà ga xe lửa. Trong quá trình va chạm này, bạn có thể nói
gì về lực do đầu máy tác dụng vào tường?
(a) Lực do đầu máy tác dụng vào tường lớn hơn lực mà
tường có thể tác dụng lên đầu máy.
(b) Lực do đầu máy tác dụng vào tường có độ lớn bằng lực
do tường tác dụng lên đầu máy.
(c) Lực do đầu máy tác dụng vào tường nhỏ hơn lực do
tường tác dụng lên đầu máy.
(d) Bức tường được cho không thể là “tác dụng” một lực;
sau khi tất cả, nó đã bị phá vỡ.

15. Tìm các dạng phụ thuộc của lực vào r cho các quỹ đạo tròn.

16. Dẫn giải các biểu thức tính chu kỳ quay của con lắc côn.
Vẽ hình và giản đồ lực, sau đó ghi ký hiệu cho
các đại lượng liên quan cho thấy:
Lực căng FT của dây treo là tổng hợp lực của
FT∙cosθ =FG = mꞏg và FT∙sinθ.Lực thành phần
này FT∙sinθ là lực hướng tâm gây chuyển động
trên đường tròn. Tốc độ theo phương tiếp tuyến
liên hệ với gia tốc hướng tâm và bán kính R mà
R = Lꞏsinθ với a = v2/R. Với những góc θ (đủ
nhỏ) ta có θ ≈ sinθ ≈ R/L. ‘

Kết quả: 𝑣 𝑔 ∙ 𝑅 ∙ tan𝜃 𝑔 ∙ 𝐿 ∙ sin𝜃 ∙ tan𝜃 và 𝑇 2𝜋 .

17. Từ Định luật II của Newton, p  F , hãy chỉ ra khi nào thì động lượng p bảo toàn.

18. Nếu ta biết độ lớn công cơ học cần có để chống lại các lực ma sát thì có thể xây
dựng được phương trình cân bằng năng lượng. Hãy xây dựng phương trình cân

10
bằng năng lượng cho một vật với khối lượng m trượt với vận tốc v, bị lực ma sát
do hệ số ma sát  làm dừng lại hoàn toàn sau một đoạn đường s.
19. Hãy chứng minh rằng trong chuyển động có gia tốc không đổi, công suất phụ
thuộc vào thời gian. Hãy vẽ phác đồ thị P(t).

20. Tại sao khi các xe máy trong các cuộc đua xe tốc độ khi xuất phát thì các xe đều
cất đầu xe (bánh trước) cao lên khỏi mặt đất?

21. Quỹ đạo của chuyển động dưới tác dụng của các lực hướng tâm có những đặc tính
căn bản nào?

22. Một chất điểm với khối lượng m có vị trí theo thời gian được cho bởi:
  x   cost 
r      
y
   sin t  .
Chứng minh rằng tỷ số L/m giữa môment động lượng L và khối lượng m của chất
điểm là ω.

23. Người ta thả rơi tự do một con lắc Galileo đang dao động, hỏi
(a) nó còn dao động nữa không? (b) quỹ đạo chuyển động của

nó như thế nào? F

24. Chứng minh rằng năng lượng trong con lắc lò so tỷ lệ thuận -xmax
với bình phương của biên độ dao động.
0

25. Xác định quỹ đạo của các chuyển động trong trường lực xmax

không đổi, F = const (ví dụ trường lực trên bề mặt Trái Đất). x x
 
Con lắc lò so F  kx

26. Xác định quỹ đạo của các chuyển động trong trường lực
đàn hồi F=kx (bài toán dao động điều hòa).
a
R
27. Cho một dụng cụ quay như trong hình vẽ, khối lượng
F2
quả cầu là m. r
(a) Giả sử hệ đang quay với vận tốc góc , hỏi góc  F=mw r
2

F1 P2
phải thay đổi như thế nào để  tăng gấp đôi; P1

P=mg

11
(b) Giả sử hệ đứng yên, hãy xác định góc nâng  theo vận tốc góc .

28. Xác định quỹ đạo của các chuyển động trong trường lực đàn hồi hai chiều
 
F  kr (bài toán dao động điều hòa hai chiều).

O
29. Chứng minh công thức Galileo T  2 r / g đối với con
lắc Galileo (xem hình). 
r

m 
30. Trong những điều kiện đặc biệt nào thì có thể chuyển  H 
 
Phương trình 𝑊 𝐹⃗ d𝑟⃗ thành Phương trình W = Fꞏs? P1

P2
Với điều kiện nào thì có thể trình bày biểu thức tính công 
P
suất P bằng biểu thức: P = W/t?

31. Từ các biểu thức 𝑊 𝐹⃗ d𝑟⃗ và 𝐹⃗ 𝑚 ∙ 𝑎⃗, hãy diễn giải thiết lập mối liên hệ
𝑊 𝑣 𝑣 );
Từ định nghĩa công cơ học và phương trình động học (cho chuyển động với gia
tốc không đổi), hãy thiết lập biểu thức cho Định lý Công – Động năng. Phát biểu
Định lý này và nêu các ý nghĩa Vật lý của nó.

32. Hãy xây dựng biểu thức Ep(z) = mꞏgꞏz cho thế năng của một vật với khối lượng m
trong trường trọng lực của Trái Đất khi ở gần bề mặt Trái Đất.
 
33. Xác định môment động lượng của dao động điều hòa hai chiều F  k  r .

 
34. Xác định năng lượng của dao động điều hòa hai chiều F  k  r .

35. (a) Viết biểu thức định nghĩa môment động lượng; (b) Chứng minh rằng môment
động lượng bảo toàn trong chuyển động tròn đều; (c) Chỉ ra rằng lực hướng tâm
trong chuyển động tròn đều bằng L2/mr3; (d) Môment động lượng có bảo toàn
trong chuyển động thẳng đều hay không?
36. Hai con lắc hai chiều (chuyển động ellip đều) có năng lượng E như nhau. Hỏi hai
quỹ đạo ellips có như nhau không? Môment động lượng trong hai trường hợp có
bằng nhau không?
37. Chứng minh định luật bảo toàn môment động lượng trong các chuyển động dưới
tác dụng của các lực hướng tâm.

12
38. Cho hai hệ quy chiếu quán tính chuyển động thẳng đều so với nhau với vận tốc v.
Hai người quan sát cùng nhìn thấy một vật rơi tự do, hỏi đối với hai người quan
sát đại lượng nào là không đổi trong 3 đại lượng sau: (a) lực làm vật rơi; (b) quãng
đường vật đi được cho đến khi tiếp đất; (c) thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi vật
tiếp đất.

  
39. Tìm các tích véctơ sau: a  b  c và a  b  a . Hỏi trong chuyển động tròn đều thì hai
tích sau đây giữa véctơ môment động lượng và véctơ vận tốc góc sẽ có dạng như
   
thế nào: (a) L   ; (b) L  ?

40. Định luật nào trong 3 định luật Newton nêu lên sự bảo toàn của động lượng, viết
biểu thức và phát biểu định luật đó.
41. Định luật nào trong 3 định luật Newton nêu lên sự bảo toàn của môment động
lượng nếu lực là lực hướng tâm? Viết biểu thức và phát biểu định luật đó.
42. Với chuyển động thẳng đều theo quán tính thì đại lượng nào là bảo toàn trong 3
đại lượng sau: (a) động lượng; (b) môment động lượng; (c) năng lượng.
43. Trong hai biểu thức sau, biểu thức nào định nghĩa khối lượng quán tính: (a)
m = F/a; (b) m = F(hấp dẫn)/[(GM)/r2]?

13
Một xe chạy với tốc độ không đổi
khi đi qua hai đoạn đường cong. Tại
chỗ nào xe sẽ dễ bị trượt nhất và nó
sẽ bị trượt như thế nào? Tại sao?

Đường cong với bán kính nhỏ hơn sẽ


đòi hỏi lực hướng tâm lớn hơn để cho
xe chạy với tốc độ không đổi trên đoạn
đường cong.

14
3.2 Bài tập

1. Một khối nặng với khối lượng m = 6 kg, lúc đầu đứng yên được kéo bằng một lực
theo phương nằm ngang F = 12 N trên một mặt phẳng ráp nằm ngang với hệ số
ma sát động μk = 0.15 qua một khoảng cách Δx = 3 m. Hãy tìm tốc độ của nó ở
điểm cuối cùng.

2. Một vật với khối lượng m được thả tự do ở độ cao z1 và ở độ cao z0 = 0 nó rơi
trúng vào một đầu của một chiếc lò so với hệ số đàn hồi k đặt theo phương thẳng
đứng mà nhờ đó quá trình rơi của vật bị hãm lại. Bỏ qua khối lượng của lò so.
a. Lò so bị nén lại tới khoảng z2 tối đa là bao nhiêu?
b. Khi lò so bị nén tới vị trí có độ cao z3 thì vật có tốc độ v3 bằng bao nhiêu?
c. Tại z3 lò so đã sản sinh công suất P3 bằng bao nhiêu?
d. Trình bày bằng đồ thị tổng năng lượng E của hệ theo một hàm của độ cao z
trong khoảng -0,30m  z  0,60m và bằng đồ thị này hãy giải bài toán với điều
kiện vật khối lượng m rơi từ độ cao z4 thì lò so sẽ bị nén tới điểm z5 bằng bao
nhiêu? Ngoài ra hãy kiểm chứng kết quả thu được ở phần a của bài tập.
Tính bằng số với các dữ kiện sau: m = 10kg; z1 = 0,60m; z3 = -0,10m; z4 = 0,40m
và k = 1,96103 N/m.

3. Khi ở trạng thái không ứng suất thì đầu trên của một lò so (độ cứng k) ở vị trí z =
0. Đặt một vật với khối lượng m lên đầu này của lò so rồi nén lò so tới z1 và sau đó
để lò so giãn ra đến vị trí không có ứng suất thì vật bị tung lên đến độ cao z2.
a. Hãy xác định z2 !
b. Tại z3 thì vật có tốc độ vz3 bằng bao nhiêu?
Bỏ qua khối lượng của lò so và cho biết: m = 1,0kg; z1 = - 0,10m; z3 = 0,20m.

4. Một vật khối lượng m = 0,1kg bay theo phương nằm ngang với =30o

vận tốc không đổi và đâm vào một vật khác có khối lượng M =
l
1,5 kg được treo bằng sợi dây chiều dài l=1m và dừng lại ở đó.
Sợi dây bị lệch đi một góc = 30o so với phương thẳng đứng.
m M h
Xác định vận tốc v của vật m trước khi đâm vào M.

15
5. Hai vật A và B có khối lượng mA = 2kg và mB = 3,5kg
được nối với nhau bằng một sợi dây, không khối lượng, mA
không giãn vắt qua ròng rọc ở đỉnh một mặt phẳng mB

nghiêng với góc nghiêng = 30o. Hãy xác định gia tốc
của chuyển động, lực căng của sợi dây và áp lực lên ròng rọc (bỏ qua ma sát giữa
vật A và bề mặt của mặt phẳng nghiêng).

6. Một đoạn đường cong có bán kính khúc cua 50


mét và độ nghiêng mặt đường 15o đã được thiết
lập. Hãy tìm tốc độ lý tưởng hay tốc độ tới hạn
(tức là tốc độ mà ở đó không cần tới tác dụng của
ma sát giữa mặt đường và lốp xe) cho xe chạy trên
đoạn đường cong này mà không bị trượt. Áp dụng
g = 9.8 m/s2.

7. Một vật khối lượng 2 kg treo ở đầu một sợi dây chiều dài 10 m, vung tròn trong
một đường tròn nằm ngang. Nếu sợi dây tạo một góc 30o với trục thẳng đứng thì
tốc độ của vật đó là bao nhiêu?

8. Một chiếc xe nặng 1200 kg đi vào một đường cong


bán kính 200 mét với tốc độ 72 km/h mà mặt đường
ở khúc cua này bằng phẳng ngang không nghiêng. Hệ
số ma sát giữa lốp xe và mặt đường tối thiểu phải
bằng bao nhiêu để chiếc xe không bị trượt. Cho biết g
= 10 m/s2.

9. Một đoạn đường cong với bán kính 100 mét được thiết kế cho
tốc độ xe chạy đạt tới 25 m/s. Mặt đường khúc cua này phải
nghiêng bao nhiêu độ để đảm bảo an toàn cho xe chạy trên
đoạn đường này không bị trượt đổ.

10. Chiếc xe với khối lượng m = 1600 kg; chạy với v = 20 m/s trên
đường cua tròn với bán kính R = 190 m. Hãy tìm giá trị của m
để xe có “nguy cơ bị trượt ra ngoài”!

16
11. Người ta không thể lúc nào cũng biết chính xác và tin tưởng
vào lực ma sát, do vậy mà phải làm đường nghiêng ở các khúc
cua. Với m là khối lượng của xe, tốc độ cho phép v = 20 m/s
trên đường cua với bán kính khúc cua R = 190 m. Góc nghiêng
 bằng bao nhiêu sẽ làm cho ta không cần dựa vào độ ma sát
nữa?

12. Biết bán kính của đoạn đường cong là R = 35 m, hệ số ma sát


tĩnh giữa lốp xe và mặt đường là μs= 0.523. Lực hướng tâm
giữ cho xe ở trên đường chính là lực ma sát tĩnh Fs giữa các
lốp xe và mặt đường. Hãy tính tốc độ tối đa vmax để xe chạy
theo đúng đường cong (Hình a).

𝑚𝑔⃗

13. Kỹ sư cầu đường phải thiết kế các đoạn đường cong (khúc
cua) với mặt đường nghiêng (hướng vào phía trong của khúc
cua) để xe chạy trên đường mà không phụ thuộc vào ma sát.
Cho biết r = 35 m và nếu xe được phép chạy trên khúc cua
với tốc độ v = 13.4 m/s, hãy tính góc nghiêng θ mà mặt đường
cần có (trong trường hợp không có ma sát).

14. Một người phi công, khối lượng m, ở trong


một máy bay phản lực thực hiện một cú
“nhào lộn”. Máy bay, trong Hình (a), bay
trong một đường tròn dựng đứng, bán kính
r = 2,7 km với tốc độ không đổi v = 225
m/s.
a) Hãy tính lực, Fnbot (lực pháp tuyến), do
ghế ngồi tác dụng lên người phi công ở
điểm đáy của vòng tròn quỹ đạo, Hình (b).
b) Tính lực này, Fntop, ở điểm đỉnh của vòng tròn quỹ đạo, Hình (c).

17
15. Tốc độ nhỏ nhất phải bằng bao nhiêu để diễn viên xiếc
Diavolo có thể đạt tới đỉnh của vòng lượn mà vẫn bám
sát vào bề mặt đường băng, biết bán kính đường cong là
R = 2.7 m.

16. Giả sử phải cần có một lực hướng tâm FR = 40 N để giữ cho một quả cầu chuyển
động trên đường tròn bán kính R, biết rằng trọng lượng của quả cầu là FG = 10 N.

17. Cho một vật với khối lượng m = 0.150 kg chuyển động
trên một quỹ đạo là một vòng tròn thẳng đứng với bán
kính r = 1.10 m như trên hình vẽ. Hãy xác định tốc độ
tối thiểu để vật thể có thể chuyển động liên tục trên
vòng tròn này. Nếu tốc độ gấp hai lần tốc độ tối thiểu
này, hãy xác định sức căng của sợi dây khi vật ở các vị
trí đỉnh và đáy của quỹ đạo tròn.

18. Một đầu máy xe lửa nặng 80 tấn chạy với tốc độ 120 km/h theo hướng Bắc –
Nam. Lực Coriolis trong trường hợp này sẽ tác dụng theo hướng nào và giá trị của
nó bằng bao nhiêu? Lực đó tác dụng vào đâu?

19. Một con lắc dây với độ dài dây l và khối lượng quả lắc m1 được kéo ra khỏi vị trí
cân bằng đến góc α và sau đó nó được thả tự do. Khi đi qua vị trí cân bằng ban
đầu nó va đập đàn hồi với một vật có khối lượng m2. Hãy tính vận tốc v2’ của vật.
20. Cho một dụng cụ quay như trong hình vẽ, khối lượng quả cầu là m. (a) Giả sử hệ
đang quay với vận tốc góc , hỏi góc  phải thay đổi như thế nào để  tăng gấp
đôi; (b) Giả sử hệ đứng yên, hãy xác định góc nâng  theo vận tốc góc .

21. Một vệ tinh hình cầu với bán kính R và khối lượng M bay trên quỹ đạo tròn bán
kính r với vận tốc góc , đồng thời quay cưỡng bức theo trục riêng của nó (đi qua
khối tâm G và vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo) với vận tốc góc . Hỏi môment
động lượng của nó bằng bao nhiêu? Nếu nó dừng không quay theo trục riêng nữa
thì bán kính quỹ đạo và vận tốc thay đổi như thế nào?

18
22. Một khẩu súng có khối lượng M bắn ra một viên đạn có khối lượng m. Giả sử viên
đạn được bắn ra với vận tốc v, hãy tính vận tốc giật lùi V của khẩu súng.

23. Khối lượng của một tên lửa giảm dần vì nhiên liệu bị đốt cháy tuân theo quy luật:
𝑚 𝑚 𝑒
Luồng khí (từ nhiên liệu cháy) thoát ra với tốc độ u, với u = 3000 m/s. Sau thời
gian T, khi nhiên liệu cháy hết thì tên lửa đạt đến khối lượng rỗng (khối lượng của
vỏ tên lửa) của nó. Hỏi:
a. Thời gian cháy hết T cao nhất được phép là bao nhiêu để tên lửa có thể thoát
khỏi mặt đất?
b. Tối thiểu T phải bằng bao nhiêu để gia tốc của tên lửa không vượt quá ax = 5 g?

24. Một chiếc xe tải khối lượng m đang xuống dốc. Đường có độ dốc với góc α.
c. Bộ phanh phải chuyển hóa thành nhiệt một công suất cơ học P1 là bao nhiêu để
giữ tốc độ xe không đổi ở giá trị v1?
d. Phải hạ tốc độ xe tới giá trị v2 bằng bao nhiêu để không vượt quá công suất cơ
học P2 đối với bộ phanh khi quãng đường xuống dốc dài hơn?
Bỏ qua các tác động khác của trở kháng phanh đối với bộ phanh và tính với các dữ
kiện số như sau: m = 20 tấn; α = 7,0o; v1 = 50km/h và P2 = 150kW.

25. Một chiếc xe khối lượng m khởi động trên một đoạn đường phẳng theo phương
nằm ngang và sau đó đi tiếp một đoạn đường lên dốc mà đoạn dốc này làm thành
một góc α với đường nằm ngang. Trong cả hai đoạn đường trên, xe được tác dụng
với một lực kéo trong suốt thời gian t1 trên mỗi đoạn và do đó trên đoạn đường
khởi động trên đường phẳng nằm ngang trong khoảng thời gian này gia tốc ah của
xe không đổi. Hãy xác định:
a. Công cơ học W mà động cơ đã thực hiện trong thời gian t1 trên đoạn đường nằm
ngang;
b. Công suất Ph của động cơ ở thời điểm t1 trên đoạn đường nằm ngang;
c. Gia tốc aB của xe đạt được khi lên dốc;
d. Công suất PB của động cơ ở thời điểm t1 trên đoạn đường dốc.
Cho biết: m = 1,3 tấn; ah = 2,9 m/s2, t1 = 3,0 s và α = 4,0o.

19
26. Một quả tên lửa có khối lượng ban đầu là M0, sau một
-(u-v) v
thời gian được bắn lên, khối lượng của nó còn là M và v+dv

đạt vận tốc v. Giả sử nó luôn phụt khí ra ngoài với vận dM M M-dM

tốc u (so với thân tên lửa), hãy xác định vận tốc khi khối
lượng của nó còn lại là M1.

27. Một vật được cho chạy trên đường máng tròn bán
kính r có hình dạng đặt trên mặt đất như hình bên.
Để vật trượt không ma sát và không bị rời khỏi
đường máng ở bất kỳ điểm nào, thì phải đặt vật ở độ h
cao bao nhiêu so với điểm dưới cùng của đường
tròn?

28. Quả bóng, khối lượng m = 35 g = 0.035 kg từ trong khẩu súng


popgun bắn ra nhờ một lò so chưa biết hằng số đàn hồi k. Lò so
này bị nén vào với yA = - 0.12 m, dưới mức hồi phục yB = 0.
Quả bóng bay ra đạt độ cao tối đa yC = 20.0 m bên trên điểm
phục hồi của lò so.
a. Giả sử không có ma sát, hãy xác định k.
b. Hãy xác định tốc độ của quả bóng ở điểm B.

29. Một vật hình vành khuyên tròn với bán kính R và khối lượng
K
M được gắn vào trục quay của một hình trụ tròn, cũng có bán
kính R và khối lượng M, sao cho cả hai đều có thể quay tự do
(không ma sát) trên trục quay đó. Xác định sự phụ thuộc của
vận tốc góc T của hình trụ vào vận tốc góc của hình vành T
khuyên K.

30. Một vật (khối lượng m = 20g) sau khi bị bắn ra từ một lò so (hằng số đàn hồi
k = 4,8 N/cm) đẩy ra sẽ phải trượt không ma sát qua hết một đường tròn với bán
kính r = 0,50m (xem trên hình vẽ kèm theo). O

d = 2r
k m

20
a. Phải nén lò so một khoảng x0 bằng bao nhiêu để vật trượt trên vòng tròn mà
không bị rơi xuống?
b. Tính lực ép từ đường máng trượt lên vật cho vị trí vật đi vào máng trượt1(F1)
và khi vật sẽ rơi ra khỏi đường máng (Fo)?

31. Một khối gỗ với khối lượng m = 0.8 kg, có tốc độ ban đầu vA = 1.2 m/s chuyển
động sang bên phải. Nó đập vào một lò so có k = 50 N/m.
a. Khi không có ma sát tác dụng, hãy xác định độ dài bị nén tối đa xmax của lò so
sau khi va chạm.
b. Thực tế có một lực ma sát fk không đổi tác dụng giữa khối gỗ và mặt sàn. Biết
hệ số ma sát là μk = 0.5. Hãy xác định độ nén tối đa xC của lò so trong trường
hợp này.

32. Một hòm hàng, khối lượng m = 3.0 kg, bắt


đầu được thả cho trượt từ trạng thái đứng yên
ở độ cao hi = 0.5 m xuống một đường dốc với
độ dài d = 1.0 m và góc nghiêng θ = 30°. Lực
ma sát tác dụng không đổi trên đường dốc là
fk = 5 N. Sau đó hòm hàng vẫn tiếp tục
chuyển động theo phương nằm ngang.
a. Xác định tốc độ của hòm hàng ở cuối dốc.
b. Giả thiết có cùng lực ma sát tác dụng, hãy xác định khoảng cách trên mặt
phẳng nằm ngang mà hòm còn chuyển động tiếp được sau khi nó ra khỏi
đường dốc.

33. Có ba vật hình khối với khối lượng lần lượt là I m2 I


m1, m2, và m3 được nối với nhau bằng một sợi m3 m1
dây mảnh không khối lượng và không co giãn. g
Góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng là α. Các α
ròng rọc để chuyển hướng các sợi dây đều có
cùng bán kính r. Giữa các vật và mặt phẳng đều có chung các hệ số ma sát tĩnh s
và ma sát động k tác dụng.
a) Các vật này có tự động thoát ra khỏi trạng thái đứng yên và bắt đầu chuyển
động trượt hay không?

21
b) Gia tốc chuyển động trượt ở đây bằng bao nhiêu?
c) Lực căng trên sợi dây F12 ở vật 1, F21, F23 ở vật 2 và F32 ở vật 3 trong trạng
thái các vật đang trượt là bao nhiêu?
Tính bằng số với các dữ kiện sau:
s = 0,205; m1 = 250g; I = 200gcm2; k = 0,100; m2 = 250g; m3 = 300g;
h = 120cm và α = 30o.

34. Trên hai sợi dây có cùng độ dài l = 10m người ta treo hai quả cầu với khối lượng
lần lượt là m1 = 1kg và m2 = 2kg. Biên độ khởi động ban đầu cho từng quả cầu lần
lượt là 0,5m và 0,7m cách vị trí cân bằng. Hỏi chu kỳ dao động T trong từng
trường hợp sẽ như thế nào? Xác định các chu kỳ đó.

35. Nhìn hai con lắc đang dao động trên một hành tinh nào đó, với con lắc thứ nhất
người ta đếm được 20 dao động/phút, và với con lắc thứ hai được 60 dao
động/phút.
a. Hãy tính độ dài của từng con lắc;
b. Cho các hệ dao động này dao động trên một hành tinh này, hãy tính độ dài con
lắc thứ hai nếu biết độ dài con lắc thứ nhất là 0,9m;
c. Hãy tính hằng số gia tốc g trên hành tinh đó.

36. Coi sai số tỷ đối trong thí nghiệm xác định gia tốc trọng trường của Trái Đất là
g/g = 0.001. Hãy xác định sai số tần số tỷ đối của một chiếc đồng hồ quả lắc có
độ dài dây treo là l = 0,125m.
Ghi chú: Trong ngành Địa chất người ta đo g bằng đơn vị gọi là gal (Galileo):
1gal = 1cm/s2, g = 9,8m/s2 = 980gal. Sai số của g được xác định đến mgal, nghĩa
là trong đơn vị m/s2 thì g được xác định với độ chính xác là 8 con số sau dấu phẩy,
g = 9,78000000 m/s2. Bằng phép đo g người ta có thể phát hiện được vị trí các toà
nhà xây ngầm dưới lòng đất.

37. Một vật khối lượng m được thả rơi vào thời điểm t từ nóc một tòa nhà với độ
cao h. Trong khi vật đang rơi, một luồng gió thổi song song với mặt của toà
nhà sẽ tác dụng một lực F không đổi theo phương ngang lên vật.
(a) Vật chạm đất vào thời điểm nào? Biểu thị t dưới dạng phụ thuộc g và h.
(b) Tìm biểu thức tính theo m và F để gia tốc ax của vật theo phương ngang
(lấy x theo chiều dương).

22
(c) Vật dịch chuyển theo phương ngang bao xa trước khi chạm đất? Trả lời
theo m, g, F và h.
(d) Tìm độ lớn gia tốc của vật khi nó đang rơi, hãy sử dụng các biến F, m và g.

38. Một quả cầu khối lượng m1 và một khối hộp khối lượng
m2 được gắn với nhau bằng một sợi dây nhẹ đặt qua một
ròng rọc không ma sát có khối lượng không đáng kể như
trên hình vè. Khối nằm trên mặt phẳng nghiêng không
ma sát góc θ. Tìm độ lớn gia tốc của hai vật và lực căng
của dây.

39. Một người chơi khúc côn cầu trên một mặt ao nước bị
đóng bang đánh cho quả khúc cầu có vận tốc ban đầu là 20,0 m/s. Quả khúc cầu
luôn trượt trên mặt băng và trượt được 115 m trước khi đứng yên. Hãy xác định hệ
số ma sát động giữa quả khúc cầu và mặt băng.

40. Tốc độ trung bình của một phân tử nitơ trong không khí là khoảng 6,70 ×102 m/s
và khối lượng của nó là 4,68 × 10 -26 kg. (a) Nếu mất 3,00 × 10-13 s để một phân tử
nitơ va vào thành bình và bật lại với cùng tốc độ nhưng chuyển động ngược chiều
thì gia tốc trung bình của phân tử trong khoảng thời gian này là bao nhiêu? (b)
Lực trung bình mà phân tử tác dụng lên thành bình là bao nhiêu?

41. Một êlectron khối lượng 9,11 × 10-31 kg có tốc độ ban đầu là 3,00 × 105 m/s. Nó
chuyển động trên một đường thẳng và tốc độ của nó tăng lên tới 7,00 × 105 m/s
trên quãng đường 5,00 cm. Giả sử gia tốc của nó không đổi, (a) xác định độ lớn
của lực tác dụng lên electron và (b) so sánh lực này với trọng lượng của electron,
điều mà chúng ta đã bỏ qua.

42. Một động cơ tên lửa đồ chơi được gắn chặt vào một quả cầu lớn có thể trượt với
ma sát không đáng kể trên mặt phẳng nằm ngang, được coi là mặt phẳng (xy). Quả
cầu nặng 4,00 kg có vận tốc 3,00i ^ m/s tại một thời điểm. Tám giây sau, vận tốc
của nó là 18i ^ + 10j ^ 2 m/s. Giả sử động cơ tên lửa tác dụng một lực ngang
không đổi, hãy tìm (a) các thành phần của lực và (b) độ lớn của nó.

23
4. CƠ HỌC VẬT RẮN
4.1 Câu hỏi lý thuyết

𝐹⃗ 𝐹⃗
1. Hãy xác định độ lớn của các momen xoắn (quay) từ M1 tới
M4 tương ứng với các lực 𝐹⃗ đến 𝐹⃗ như miêu tả trên hình
𝐹⃗ A
vẽ. Hãy chỉ rõ hướng của từng momen xoắn tương ứng r 30
bằng các ký hiệu ꞏ và × (Lưu ý moment M luôn luôn quy
chiếu tới trục quay A). 𝐹⃗

2. Nếu có một chất điểm khối lượng m quay quanh một điểm O với khoảng cách r thì
mô-men quán tính tương ứng của nó sẽ có độ lớn như thế nào?

3. Tính moment quán tính của các vật thể có hình dạng cho trước với các cấu trúc đối
xứng hình học quen thuộc quanh trục đối xứng hình học theo cả ba chiều không
gian (x,y,z) như: (a) thanh trụ tròn bán kính R, chiều dài L; (b) tấm mỏng hình chữ
nhật; (c) đĩa tròn mỏng; (d) khối hộp chữ nhật đặc, (e) khối hình trụ đặc; (f) khối
hình trụ mỏng; (g) ống hình trụ có thành dày; (h) khối hình nón đặc; (i) khối cầu
đặc, (k) vỏ cầu mỏng, (l) vỏ cầu dày v.v…

4. Tính moment quán tính của các vật nói trên cho trục các quay khác nhau.

5. Trong trò chơi đánh đu tại sao người ta có thể bằng cách chùng chân xuống và co
người lại để thay đổi tốc độ đung đưa? Người ta phải co người lại khi nào và duỗi
người ra khi nào?

6. Hai trục quay khác nhau của một vật phải thỏa mãn những điều kiện nào để có thể
áp dụng Định lý Steiner cho các moment quán tính tương ứng với các trục này?

7. Một chất điểm khối lượng m đi ngang qua một điểm A với vận tốc v ở khoảng
cách ngắn nhất r so với điểm đó sẽ có momen động lượng góc LA= mꞏrꞏv. Hãy
chứng minh rằng biểu thức này có thể dẫn giải được từ mối liên hệ LA = JA∙ và
cũng từ mối liên hệ 𝐿 ⃗ 𝑟⃗ 𝑚 ∙ 𝑣⃗ .

24
8. Một vật có đối xứng quay lăn không trượt từ trên xuống dưới trên một mặt
nghiêng phù hợp. Hãy miêu tả bằng hình vẽ đầy đủ các lực tác dụng trên vật này.

9. Tính mô men quán tính của một khối trụ đặc đồng nhất với bán kính r0 và khối
lượng m, cho trường hợp trục quay trùng với trục đối xứng của khối trụ.

10. Trong hình bên, một cái đĩa tròn,


một vành tròn,và môt quả cầu tròn
được cho quay quanh trục trung
tâm cố định của chúng bằng các
sợi dây cuốn quanh các vật thể này, sao cho các sợi dây tạo ra các lực tiếp tuyến
bằng nhau trên tất cả ba vật thể. Ba vật thể này được cho là có cùng khối lượng,
cùng bán kính và ban đầu đều ở trạng thái đứng yên. Hãy sáp xếp các vật này
tương ứng với (a) momen động lượng (góc) tính theo trục trung tâm của chúng và
(b) tốc độ góc của chúng theo thứ tự từ lớn trở xuống, khi các sợi dây được kéo tới
một thời điểm t nào đó.

4.2 Bài tập

1. Hình vẽ cho thấy một tấm với kích thước d1 = 11.0 cm,
d2 = 2.80 cm, và d3 = 13.0 cm. Một nửa tấm làm từ
nhôm (ρ = 2.70 g/cm3) và nửa kia làm từ sắt (ρ = 7.85
g/cm3). Tìm: (a) tọa độ x, (b) tọa độ y, và (c) tọa độ z
của khối tâm của tấm này.

2. Tìm: (a) tọa độ x và (b) tọa độ y của khối tâm của tấm phẳng
đồng nhất trên hình vẽ bên với L = 5.0 cm?

3. Trong hình bên là một khối hộp vuông được làm từ các tấm kim
loại phẳng với độ dày không đáng kể. Hộp này để hở mặt trên
và có chiều dài mỗi cạnh L = 40 cm. Hãy tìm các tọa độ (a) x,
(b) y và (c) z của khối tâm của hộp.

25
4. Trong phân tử ammonia (NH3) ở hình bên, ba nguyên tử hydrogen (H) tạo nên
một tam giác đều vơi tâm của tam giác ở tọa độ khoảng cách
d = 9.40 × 10-11 m từ mỗi nguyên tử hydrogen. Nguyên tử
nitrogen (N) nằm ở đỉnh trên của khối tứ diện còn ba nguyên
tử hydrogen tạo thành mặt đáy của tứ diện đó. Tỷ lệ khối
lượng nguyên tử nitrogen- hydrogen là 13.9, và khoảng cách
giữa các nguyên tử nitrogen-to-hydrogen là L = 10.14 × 10-11
m. Hãy xác định (a) tọa độ x và (b) tọa độ y của khối tâm của
phân tử này.

5. Có một tấm kim loại phẳng hình vuông với chiều dài mỗi
cạnh là 6d = 6.0 m. Từ tấm này người ta cắt bỏ một phần
hình vuông với chiều dài mỗi cạnh 2d. Tìm (a) tọa độ x và
(b) tọa độ y của tâm khối của phần còn lại của tấm kim loại?

6. Một cái hộp đựng soda làm từ vật liệu đồng nhất có khối
lượng 0.140 kg và chiều cao 12.0 cm được nạp 0.354 kg soda
(xem hình bên). Sau đó người ta khoan các lỗ nhỏ ở trên đỉnh và
dưới đáy hộp (lượng kim loại lấy đi với các lỗ này không đáng
kế) để rót soda ra ngoài. Xác định độ cao h của khối tâm của
hộp cùng soda trong đó vào (a) lúc đầu và (b) sau khi rót hết
soda khỏi hộp. (c) Điều gì xảy ra đối với h khi soda chảy hết ra ngoài? (d) Nếu
gọi x là chiều cao của lượng soda tại thời điểm bất kỳ nào, hãy tìm x khi khối tâm
đạt tới điểm thấp nhất của nó.
Nổ
7. Một quả đạn pháo được bắn lên với tốc độ ban
đầu 20 m/s, dưới một góc 60o với phương nằm
ngang. Tại điểm cao nhất của quỹ đạo, quả đạn
nổ tách thành hai phần bằng nhau về khổi lượng
(xem hình vẽ). Một phần quả đạn ngay tại thời điểm phát nổ của nó có
tốc độ bằng 0 thì rơi theo phương thẳng đứng xuống dưới. Phần còn
lại của quả đạn sẽ rơi xuống đất cách khẩu pháo bao xa, giả thiết khẩu

26
pháo đặt ở cùng một độ cao so với mặt đất như khi quả đạn rơi xuống và sức cản
của không khí nhỏ không đáng kể?

8. Tầng cuối cùng của một tên lửa đang bay với tốc độ 7600 m/s, cấu tạo từ hai
phần được kẹp với nhau gồm thân tên lửa với khối lượng 290.0 kg và khoang nạp
hàng với khối lượng 150.0 kg. Khi tháo rời kẹp, thì một lò so bị nén sẵn làm cho
hai phần tách ra xa nhau với tốc độ tương đối 910.0 m/s. Hỏi (a) tốc độ của thân
tên lửa (b) tốc độ của khoang hàng sau khi chúng tách khỏi nhau? Giả thiết tất cả
các vận tốc liên quan đều nằm trên cùng cùng một đường thẳng, hãy xác định (c)
động năng toàn phần của cả hai phần tên lửa trước khi và (d) sau khi bị tách ra và
(e) Hãy giải trình sự khác biệt trong động năng.

9. Hãy tính moment quán tính của một đĩa tròn dày đều và đồng nhất với khối
lượng m và bán kính đĩa r0, cho:
a. Trường hợp đĩa quay quanh một trục đi qua tâm đĩa và vuông góc với đĩa;
b. Trường hợp đĩa quay quanh một trục đi qua một điểm trên cạnh đĩa song song
với trục đi qua tâm vuông góc với đĩa;
c. Trường hợp đĩa quay quanh trục như ở (b) nhưng tại tâm đĩa có đặt thêm một
chất điểm khối lượng m’.
d. Khi vật quay ở câu hỏi (c) dao động trong một mặt phẳng theo phương thẳng
đứng quanh trục A thì chu kỳ dao động T sẽ là bao nhiêu?
Cho biết: m = 1,0 kg; m’ = 0,50 kg và r0 = 10 cm.

10. Trò chơi Jo-Jo cấu tạo từ một con quay với khối lượng m và
moment quán tính IS mà trên đó cuốn một sợi dây với độ dài l.
Đường kính của trống (con quay) là r.
a. Khi bị thả rơi, con quay chuyển động xuống dưới với gia
tốc a bằng bao nhiêu?
b. Lực căng của sợi dây bằng bao nhiêu?
c. Con quay sẽ rơi xuống với tốc độ nào khi sợi dây đã xả
hết khỏi con quay?
Cho biết: m = 135 g; r = 12,5 cm; l = 83 cm và
IS = 140 g∙cm2.

27
11. Một thiết bị dạng yo-yo treo trên một trục nằm ngang không có ma sát dùng để
nâng một hộp nặng 30 kg như trong hình bên. Bán kính ngoài R của thiết bị này
là 0.50 m, và bán kính r của trục trung tâm quay là 0.20 m. Khi có một lực không
đổi theo phương nằm ngang 140 N tác dụng lên sợi dây
cuốn vòng bên ngoài thiết bị này thì chiếc hộp được treo
trên sợi dây cuốn quanh trục trung tâm đạt được gia tốc
hướng lên trên với cường độ 0.80 m/s2. Hãy xác định
moment quán tính I của thiết bị quanh trục quay của nó.

12. Một quả bóng bằng vật liệu đồng nhất với khối lượng
M = 6.00 kg và bán kính R, lăn trơn tru từ vị trí đứng yên
ban đầu xuống một mặt phẳng nghiêng với
góc  = 30.0° (xem hình). (a) Quả bóng trượt
từ độ cao h = 1.20 m xuống đáy dưới của mặt
phẳng nghiêng. Tốc độ của nó ở điểm đáy là
bao nhiêu? (b) Cường độ và hướng của lực ma
sát tác dụng lên quả bóng như thế nào khi nó
lăn xuống dưới?

13. Một xe ô-tô chạy với tốc độ 80 km/h trên một


đường bằng theo chiều dương của trục x. Mỗi
lốp xe có đường kính 66 cm. Xét tương đối so với người phụ nữ ngồi trong xe và
sử dụng cách viết vector đơn vị, hãy xác định vận tốc tại (a) tâm, (b) đỉnh trên, và
(c) đáy của lốp xe và cường độ của gia tốc a tại (d) tâm, (e) đỉnh, và (f) đáy của
mỗi lốp xe?

14. Một xe ô-tô chạy với tốc độ 80 km/h có các lốp xe với đường kính 75.0 cm. (a)
Hỏi tốc độ góc của các lốp xe so với các trục của chúng là bao nhiêu? (b) Nếu xe
được hãm đều đến khi dừng lại trong khoảng 30.0 vòng quay hoàn chỉnh của các
lốp xe (lốp không bị trượt), thì cường độ gia tốc góc của các bánh xe phải bằng
bao nhiêu? (c) Xe chuyển động được bao xa trong quá trình phanh hãm?

28
15. Trong hình bên, một lực không đổi theo phương nằm
ngang với cường độ 10 N tác dụng lên một bánh xe với
khối lượng 10 kg và bán kính 0.30 m. Bánh xe lăn trơn
tru trên mặt phẳng nằm ngang mà gia tốc của khối tâm
đạt được 0.60 m/s2. (a) Trong cách miêu tả theo vector
đơn vị, thì lực ma sát tác dụng lên bánh xe là bao nhiêu? (b) Mô men quán tính
quay theo trục qua khối tâm của bánh xe là bao nhiêu?

16. Một vành đai tròn bằng sắt nặng 140 kg đang lăn tròn trên sàn nhà phẳng nằm
ngang sao cho khối tâm của nó đạt tốc độ 0.150 m/s. Cần thực hiện một công bằng
bao nhiêu để làm nó dừng lại hoàn toàn?

17. Trong hình bên cạnh, một khối trụ đặc với bán kính 10 cm
và khối lượng 12 kg bắt đầu từ trạng thái đứng yên lăn
không trượt trên một khoảng cách L = 6.0 m xuống một
mái nhà dốc nghiêng với góc α = 30°. (a) Tốc độ góc của
khối trụ này so với tâm của nó bằng bao nhiêu khi nó ra
khỏi mái nhà? (b) Điểm mặt nghiêng của mái nhà ở độ cao
cách mặt đất bằng là H = 5.0 m. Hỏi khối trụ sẽ tiếp đất ở khoảng cách bao xa so
với mép mái nhà?

18. (12)Trong hình một quả cầu đặc bằng đồng thau khối
lượng 0.280 g lăn trơn tru theo một màng hình vòng tròn
khi nó được thả tự do trên từ đỉnh của một đoạn rãnh
thẳng. Vòng máng tròn có bán kính R = 14.0 cm, và quả
cầu có bán kính r. (a) Xác định độ cao h cho trường hợp
quả cầu có thể rời khỏi máng khi nó trượt tới đỉnh trên
của màng tròn. Nếu quả cầu được thả tự do ở độ cao
h = 6.00 R, hãy xác định (b) cường độ và (c) hướng của thành phần nằm ngang của
lực tác dụng lên quả cầu tại điểm Q!

19. (14)Ở hình bên, một quả cầu đặc


nhỏ đồng nhất được bắn từ một
điểm P sao cho nó sẽ lăn không
trượt theo một đường nằm ngang,

29
tiếp theo lên một đoạn đường dốc và sau đó trên một mặt phẳng nằm ngang. Cuối
cùng quả cầu rời khỏi mặt phẳng nằm ngang đáp xuống một mặt bàn ở cách mép
mặt phẳng ngang một khoảng d. Các độ cao lần lượt là h1 = 5.00 cm và h2 = 1.60
cm. Để khoảng cách d = 6.00 cm thì tại điểm P quả cầu phải được bắn ra với tốc
độ như thế nào?

20. Một vận động viên bowling ném quả bóng với bán kính
R = 11 cm dọc theo một làn đường lăn. Quả bóng trong
hình trượt trên đường này với tốc độ ban đầu
vcom0 = 8.5 m/s và tốc độ góc ban đầu v0 = 0. Hệ số ma
sát động giữa quả bóng và mặt đường là µk = 0.21. Lực ma sát tác dụng lên quả
bóng gây ra gia tốc thẳng của quả bóng đồng thời sản sinh một gia tốc góc cho
quả bóng. Khi tốc độ vcom giảm đủ mức thì tốc độ góc của quả bóng v cũng tăng
vừa đủ để quả bóng không trượt nữa mà chỉ lăn tròn tiếp trên làn đường. (a) Khi
đó vcom sẽ liên hệ với v như thế nào? Trong khi trượt, thì (b) gia tốc thẳng và (c)
gia tốc góc của quả bóng có độ lớn bằng bao nhiêu? (d) Quả bóng trượt trong
thời gian bao lâu? (e) Quãng đường mà quả bóng trượt dài bao nhiêu? (f ) Tốc độ
thẳng của quả bóng là bao nhiêu khi quả bóng bắt đầu lăn?

21. Vật hình trụ không đồng nhất.


Trong hình bên cho thấy một vật
hình trụ với khối lượng M và
bán kính R lăn trơn tru từ trạng
thái đứng yên xuống hết một mặt
phẳng nghiêng tới một phần nằm
ngang. Từ mặt phẳng ngang nó lăn khỏi đoạn đường dốc này xuống mặt sàn cách
điểm cuối của đoạn đường dốc một khoảng d = 0.506 m. Độ cao ban đầu của vật là
H = 0.90 m; điểm cuối của đoạn đường dốc ở độ cao h = 0.10 m. Vật hình trụ này
cấu tạo từ một vỏ hình trụ (với một mật độ khối đồng nhất nhất định) gắn vào một
khối trụ ở tâm (với mật độ khối đồng nhất khác). Mô men quán tính quay của vật
này có thể được cho bằng công thức tổng quát I = β∙MꞏR2, nhưng β không phải
bằng 0.5 vì hệ số tỷ lệ này chỉ đúng cho một khối trụ có mật độ khối đồng nhất.
Hãy xác định hệ số tỷ lệ β.

30
22. Một vành sắt khối lượng 140 kg lăn dọc theo sàn nằm ngang sao cho khối tấm
của nó đạt được tốc độ 0.150 m/s. Cần áp dụng một công bằng bao nhiêu lên
vành này để nó dung lại?

23. Trong hình vẽ bên (11-34), có một lực theo phương nằm ngang với cường độ 10
N tác dụng lên một bánh xe mà khối lượng và bán kính của nó lần lượt là 10 kg
và 0.30 m. Bánh xe lăn đều đặn trên một mặt phẳng nằm ngang, và gia tốc trên
khối tâm của nó đạt được cường độ 0.60 m/s2. (a) Sử dụng cách viết vector đơn
vị thì lực ma sát tác dụng lên bánh xe này là bao nhiêu? (b) Moment quán tính
(quán tính quay) của bánh xe quanh trục qua khối tâm của nó bằng bao nhiêu?

31
5. TRƯỜNG HẤP DẪN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT KEPLER

5.1 Câu hỏi lý thuyết


1. Phát biểu, viết biểu thức ba định luật Kepler và nêu các hệ quả chính.

2. Cho bảng dữ liệu sau:


Hành tinh R quỹ đạo Vận tốc dài Chu kỳ
(triệu km) (km/s) (ngày)
Sao Thủy 57,9 47,87 87,97
Sao Kim 108,2 35,02 224,7
Trái Đất 149,6 29,79 365,26
Mặt Trăng 0,384 1,023 27,31
Sao Hỏa 227,94 24,13 686,98
Sao Mộc 778,33 13,06 4332,71
Sao Thổ 1.429,4 9,66 10759,5
Thiên Vương 2.870,99 6,80 30685
Hải Vương 4.504,3 5,44 60190
Diêm Vương 5.913,52 4,74 90800

Hãy dẫn giải sự phụ thuộc của lực hấp dẫn F vào 1/r2 qua các dữ liệu đã cho
trong bảng trên.

3. Từ định luật số 3 của Kepler hãy dẫn giải sự phụ thuộc của lực hấp dẫn F vào
nghịch đảo bình phương khoảng cách r.

4. Áp dụng định luật Kepler thứ 2 để chỉ ra rằng ở vị trí nào trên quỹ đạo thì vận tốc
của một hành tinh sẽ lớn nhất.

5. Hãy viết công thức của định luật hấp dẫn dưới dạng véctơ.

6. Cho một quả cầu rỗng khối lượng M. Hãy chứng minh rằng lực hấp dẫn ở bên
trong quả cầu bằng 0 và ở bên ngoài quả cầu thì lực hấp dẫn coi như phát sinh tại
tâm quả cầu.

32
7. Cho một mặt phẳng vuông ABCD. Coi lực hút phát sinh từ mặt phẳng đó phụ
thuộc tuyến tính vào khoảng cách (F = k∙x). Chứng minh rằng lực hút của toàn
mặt lên một chất điểm bất kỳ có thể coi là phát sinh từ trọng tâm mặt ABCD.

8. Cho hai chất điểm khối lượng m1 và m2 đặt cách nhau một khoảng r. Chứng minh
rằng lực hấp dẫn tổng thể của cả hai chất điểm lên các chất điểm khác không có
tính hướng tâm.

9. Lực hút của một bề mặt vật chất vô hạn có phụ thuộc vào khoảng cách hay
không? Hãy nêu một ví dụ.

10. Định luật nào trong 3 định luật Kepler nêu lên sự bảo toàn của môment động
lượng? Hãy viết biểu thức toán học của nó và phát biểu định luật đó.

11. Với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời thì đại lượng nào là bảo toàn trong
số ba đại lượng sau: (a) động lượng; (b) môment động lượng; (c) năng lượng.

12. Một vật chuyển động trên một quỹ đạo ellip với lực hướng tâm dạng Fr phát ra
từ tâm ellip, thì tại điểm nào trên quỹ đạo vận tốc dài của vật sẽ là lớn nhất?

13. Cho hai quỹ đạo ellip có tích hai trục bằng nhau (a1b1) = (a2b2). Hỏi môment
động lượng trong trường hợp nào là lớn hơn nếu vận tốc góc là như nhau?

14. Năng lượng trong hai trường hợp ở câu hỏi trên sẽ như thế nào?

15. Một chùm sao đôi hút một thiên thể khác. Hỏi lực tác dụng
tổng thể lên thiên thể đó có phải là lực hướng tâm hay
không? Nói một cách khác thì tính chất hướng tâm có còn
bảo toàn hay không nếu ta cộng hai lực hướng tâm lại với
nhau?

16. Viết biểu thức tính năng lượng toàn phần E của một chất điểm chuyển động với
vận tốc v ở khoảng cách r trong trường hấp dẫn. Hỏi khi vật có E<0 thì nó có thể

33
đi xa vô tận được hay không? Với năng lượng như thế nào thì vật có thể đi xa vô
tận khỏi nguồn phát sinh lực hấp dẫn?

5.2 Bài tập

1. Hãy xác định vận tốc v và chu kỳ T của một vệ tinh khối lượng m bay quanh Trái
Đất trên một quỹ đạo tròn bán kính r bằng 2 lần bán kính R của Trái Đất. Biết
hằng số hấp dẫn là G = 6,67x10-11 N∙kg-2m2, khối lượng của Trái Đất là M =
6,0∙1024kg và bán kính của Trái Đất R = 6400km. Nếu khối lượng m của vệ tinh
tăng gấp đôi thì vận tốc và chu kỳ của nó thay đổi như thế nào?

2. Đơn vị được dùng trong Định luật Kepler III là đơn vị thiên văn (đvtv). 1 đvtv thời
gian là một năm Trái Đất (thời gian Trái Đất đi hết quỹ đạo vòng quanh Mặt Trời)
và 1 đvtv độ dài là bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời. Hỏi chu kỳ của
một hành tinh sẽ là bao nhiêu nếu nó có độ dài 1/2 trục chính bằng 100 đvtv.

3. Định luật Kepler thứ 3 được thiết lập đối với chuyển động của các hành tinh
quanh Mặt Trời. Vậy Mặt Trăng bay quanh Trái Đất thì nó có tuân theo định luật
này không? (trường trọng lực lúc này là của Trái Đất chứ không phải là của Mặt
Trời) Cho biết T = 27,3 ngày, độ dài 1/2 trục chính của quỹ đạo xấp xỉ bằng 60RTĐ
(RTĐ là bán kính của Trái Đất). Lưu ý: 1 đơn vị thiên văn ~ 340 RTĐ.

4. Áp dụng Định luật Kepler III để xét xem nếu một vệ tinh bay ngay sát bề mặt Trái
Đất thì chu kỳ bay T của nó sẽ là bao nhiêu? Xác định cả vận tốc dài v và vận tốc
góc  của vệ tinh này. (Để ổi bán kính R của Trái Đất thành đơn vị thiên văn).

5. Từ công thức tính vận tốc vũ trụ cấp 2 hãy tính bán kính của một lỗ đen có khối
lượng bằng khối lượng của Mặt Trời. Lỗ đen là vật thể hút cả ánh sáng nên vận
tốc thoát có thể coi bằng c.

6. Tính vận tốc vũ trụ cấp 1 và cấp 2 đối với Trái Đất.

7. Tính lực hút hấp dẫn F giữa hai quả cầu đồng chất, được coi là những chất điểm.
Khối lượng m của mỗi quả cầu là 1kg, bán kính r = 0,1m. Biết hắng số hấp dẫn
G = 6,67x10-11 N∙kg2∙m2.

34
8. Khối lượng m của Mặt Trăng nhỏ hơn M của Trái Đất 81 lần, đường kính r của
Mặt Trăng bằng 3/11 đường kính R của Trái Đất. Hỏi gia tốc trọng trường gMT
trên bề mặt Mặt Trăng bằng bao nhiêu lần gia tốc gTĐ trên bề mặt Trái Đất? Nếu
một người trên Trái Đất cân nặng 600N thì khi lên Mặt Trăng người đó sẽ cân
nặng bao nhiêu?

9. Ước đoán gia tốc của một photon trong trường hợp nó bị hút trở lại một lỗ đen có
r = 4,77 km.

10. Người ta biết được rằng chu kỳ của một số hành tinh không hoàn toàn tuân theo
định luật thứ 3 của Kepler mà được cho bởi T ~ r3/2+ với  là một số nhỏ. Hãy
xác định dạng lực tác dụng lên các hành tinh đó với giả thiết là chúng chuyển
động trên các quỹ đạo tròn.

11. Xác định dạng lực tác dụng và vận tốc của một hành tinh chuyển động trên một
quỹ đạo tròn với chu kỳ tổng quát là T~rn.
1 e2
12. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai electron được cho bởi F  . Hãy tính tỷ lệ
4 0 r 2
giữa lực đẩy tĩnh điện và lực hút hấp dẫn của hai electron nếu biết điện tích
electron là e = 1,61019C, khối lượng của electron là me = 9,110-31kg, hằng số
1/40 = 9109Nm2/C2 và hằng số hấp dẫn G = 6,6710-11Nm2/kg2.

13. Hai quả cầu tích điện được đặt trong một ống thủy tinh, chúng đẩy nhau ra xa một
khoảng h. Hãy tìm tỷ số q/h, nếu khối lượng hai quả cầu đều là m cho các trường
hợp sau: (a) ống dựng đứng; (b) ống dựng nghiêng một góc  so với phưong thẳng
đứng. Bỏ qua lực hấp dẫn giữa hai quả cầu.

14. Cho rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên quỹ đạo tròn với bán kính R
= 148 triệu km và với vận tốc dài v = 30km/s. Hãy tính tỷ lệ L/M giữa môment
động lượng góc và khối lượng của Trái Đất.
A
15. Coi quỹ đạo của Trái Đất là một ellip. Biết vận tốc của nó a
b B
tại một điểm A nào đó là v = 29,5km/s và R tại đó là
148.500.000 km, góc giữa v và R tại điểm đó là 89,2o. Hãy C

35
xác định (a) Độ lớn của tỷ số L/M; (b) Tỷ số L/M tại điểm B nằm cách A một
khoảng cách thẳng là 121 triệu km.

Các bài tập Sinh viên cần làm được ghi theo số thứ tự bài tại các trang (số trong
ngoặc đơn) của tệp Tài liệu Bài tập đa có trên Website Môn học.
Các bài tập do SV tự làm hoặc phối hợp cùng làm theo nhóm, tại lớp trực tuyến sẽ
thảo luận với giảng viên; Giảng viên có thể chữa trên lớp trực tuyến một số bài.

Sinh viên làm các bài tập sau: 7(3); 19(5); 4 (14); 8(16); 10 (16); 13 (17); 24 (19);
26, 30 (20) 31,32 (21); 37 (22); 38, 40 (223, 7(26); 8 (27).

36
BÀI TẬP PHẦN
VẬT LÝ NHIỆT - NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

37
NHIỆT ĐỘ VÀ GIÃN NỞ NHIỆT

Bài tập 1:
Một nhiệt kế đặc biệt cấu tạo bởi hai bình chứa khí,
mỗi bình có thể đặt trong một chậu nước riêng (Hình
1.1). Hiệu áp suất trong hai bình được đo bằng một áp A B
kế thuỷ ngân hình chữ U như hình vẽ. Thể tích khí
trong hai bình chính của nhiệt kế đã nói ở trên được
giữ luôn không đổi bằng hai bình phụ (không vẽ).
+ Khi hai bình cùng ở nhiệt độ của điểm ba của nước, hiệu áp suất bằng không.
+ Đưa một bình vào một chậu nước đang sôi, hiệu áp suất đo được là 120 mmHg.
+ Nếu đưa bình này vào nơi cần đo nhiệt độ, hiệu áp suất là 90 mmHg.
Hỏi nhiệt độ cần đo là bao nhiêu ?

Bài tập 2:
Trong thang nhiệt độ X, nước sôi ở -53,5X và đóng băng ở - 170X. Hỏi nếu
nhiệt độ là 340 K thì ở thang nhiệt độ X sẽ là bao nhiêu X ?

Bài tập 3:
Quan sát thường ngày, ta thấy các vật nóng lạnh khác nhau, để tự nhiên đều
dần dần đạt đến nhiệt độ phòng. Khi chênh lệch giữa nhiệt độ của vật và nhiệt
độ phòng T =(Tvật  T phòng ) không quá lớn, ta có tốc độ thay đổi chênh lệch
nhiệt độ theo thời gian tỷ lệ với chênh lệch nhiệt độ như sau:
d
( T ) = -AT (Định luật Newton)
dt
trong đó A là hằng số.
a) Đại lượng A phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
b) Lúc t = 0, T =T0 . Chứng minh rằng: T = T0 e At
c) Một ngày mà nhiệt độ ngoài trời là 7C, khi lò sưởi trong nhà bị tắt, sau 1
giờ thì nhiệt độ trong nhà giảm từ 22C xuống 18C. Chủ nhà sửa lò sưởi, làm
thêm tường cách nhiệt và nhận thấy trong một lần tương tự, nhiệt độ giảm từ
22C xuống 18C sau 2 giờ. Hỏi hằng số A trong biểu thức của định luật
Newton (trong phần trên) đã thay đổi thế nào khi thêm tường cách nhiệt?

Bài tập 4:
Một quả lắc đồng hồ làm bằng Invar (một hợp kim ít thay đổi kích thước theo
nhiệt độ) có chu kỳ 0,5 giây ở nhiệt độ 20C. Nếu đồng hồ này dùng tại một
nơi có nhiệt độ trung bình là 30C, thì sau 30 ngày người ta phải chỉnh lại giờ
như thế nào?

38
Một đồng hồ quả lắc bằng đồng thau chạy đúng ở 20C. Hỏi ở 0,0C, mỗi giờ
nó sai mấy giây?

Bài tập 5:
a) Chứng minh rằng nếu chiều dài của hai thanh vật liệu rắn khác nhau tỷ lệ
nghịch với hệ số nở dài của chúng ở cùng một nhiệt độ ban đầu, thì hiệu chiều
dài của chúng sẽ luôn không đổi khi nhiệt độ thay đổi.
b) Hãy tính chiều dài của một thanh sắt và một thanh đồng thau ở 0C, biết
rằng hiệu chiều dài của chúng luôn luôn là 0,30 m ở mọi nhiệt độ.

Bài tập 6:
Một khối hộp lập phương bằng nhôm cạnh 20,0 cm nổi trên thuỷ ngân. Hỏi
khối nhôm đó sẽ chìm xuống thuỷ ngân sâu thêm bao nhiêu khi nhiệt độ tăng từ
270 K đến 320 K. Cho biết hệ số nở thể tích của thuỷ ngân là 1,80  10 -4/C.

Bài tập 7:
Trong một số thí nghiệm, người ta phải di
chuyển nguồn phóng xạ với vận tốc rất nhỏ và
có thể điều chỉnh thay đổi được. Để làm như Nguồn Lò điện
vậy người ta đặt nguồn ở đầu một thanh nhôm, phóng xạ nung
đầu kia kẹp chặt, và điều khiển việc đốt nóng
một đoạn ở giữa thanh nhôm (xem hình). Cho
rằng phần đốt nóng hiệu dụng dài 2,00 cm. Hãy Kẹp
xác định tốc độ tăng nhiệt độ, biết rằng tốc độ
dịch chuyển của nguồn phóng xạ là 100 nm/s.

Bài tập 8:
Hai khối kim loại được cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh. Khối thứ nhất
có khối lượng m = 3,16 kg và ở nhiệt độ ban đầu T1 = 17,0C, đồng thời có nhiệt
dung riêng lớn gấp bốn lần nhiệt dung riêng của khối thứ hai. Khối thứ hai ở nhiệt độ
ban đầu T2 = 47,0C có hệ số nở dài là α = 15,0  10-6/C. Khi hai khối kim loại này
tiếp xúc với nhau và đạt được trạng thái cân bằng nhiệt thì diện tích của bề mặt của
khối thứ hai giảm 0,03%. Hãy xác định khối lượng của khối kim loại thứ hai.

Bài tập 9:
Đặt một quả cầu nhôm với đường kính chính xác 1,00200
inch ở nhiệt độ 100,0C lên một vòng đồng khối lượng Al
20,0 g với đường kính 1,00000 inch tại 0,00C (Hình vẽ
bên). Đợi cho chúng cân bằng nhiệt thì quả cầu vừa đúng Cu
lọt qua vòng đồng. Tính khối lượng của quả cầu, cho rằng
nhiệt mất qua không khí là không đáng kể.

39
Bài tập 10:
L1 L2
Hai thanh vật liệu khác nhau có cùng chiều dài L và tiết
diện A được đặt nối liền nhau trong một bộ giá cứng cố
định (Hình 19.1). Ở nhiệt độ T, trên các thanh không có 1E 2 E2
ứng suất. L

a) Khi đốt nóng thêm T, hãy chứng minh rằng mặt ghép
của hai thanh bị dịch chuyển đoạn L,
  1 . E1 -  2 . E 2 
L =    L  T
 E1 + E 2 
trong đó 1 ,  2 là hệ số nở dài; E1 , E 2 là suất Young của hai loại vật liệu. Bỏ
qua sự thay đổi tiết diện các thanh.
b) Tính ứng suất trên mặt ghép khi đốt nóng.

NHIỆT, CÔNG VÀ NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT


CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Bài tập 11:


Một xe ôtô khối lượng 1500 kg đang chạy với vận tốc 90 km/h, được hãm cho
đến khi dừng lại trên một quãng đường 80 m, với gia tốc đều sao cho xe không
trượt. Tính tốc độ toả nhiệt trung bình trên má phanh.

Bài tập 12:


Bộ đun nước nóng dùng năng lượng Mặt Trời cấu tạo từ một tấm kim loại dùng
làm bộ thu nhiệt và các ống nhỏ đặt sát với tấm kim loại này. Nước từ ống chảy
ra là nước nóng và được trữ trong bình chứa. Cho rằng hiệu suất toàn phần của
hệ là 20%, hãy tính diện tích của bộ thu nhiệt để mỗi giờ hệ này cung cấp nhiệt
cho 200 lít nước từ 20C lên 40C. Cho biết năng lượng trung bình của bức xạ
mặt trời là 700 W/m2.

Bài tập 13:


Hai khối kim loại cách ly với môi trường xung quanh. Khối thứ nhất có khối
lượng m = 3,16 kg và nhiệt độ T1 = 17,0C, và nhiệt dung riêng lớn gấp bốn lần
nhiệt dung riêng của khối thứ hai. Khối thứ hai ở nhiệt độ T 2 = 47,0C và có hệ
số nở dài là 15,0  10 -6 /C. Cho hai khối tiếp xúc với nhau và khi cân bằng
nhiệt thì diện tích của một mặt của khối thứ hai giảm 0,0300%. Tìm khối lượng
của khối thứ hai.

40
Bài tập 14:
Khi một hệ được đưa từ trạng thái i đến p 
trạng thái f theo đường iaf (xem hình vẽ
bên), nó trao đổi nhiệt lượng Qiaf = 50 cal và a f 
công W iaf = 20 cal. Nếu đi theo đường ibf,
thì Q ibf = 36 cal.
a) Tính công W ibf khi đi theo đường ibf.
b) Nếu trên quỹ đạo trở về fi công trao đổi i  b 

là W = -13 cal thì nhiệt lượng trao đổi Q là
bao nhiêu?  

c) Lấy nội năng của hệ ở trạng thái i là U i = 10 cal. Tính nội năng U f của hệ ở
trạng thái f.
d) Biết nội năng ở trạng thái b là Ub = 22 cal. Tính nhiệt lượng trao đổi trong
quá trình ib và bf.

Bài tập 15:


Một xylanh được đậy kín bằng một pittông khối lượng 2,0 kg,
thiết diện 2,0 cm 2 (xem hình vẽ). Trong xylanh chứa nước và
hơi nước ở nhiệt độ không đổi. Do nhiệt truyền qua thân xylanh,
pittông rơi dần xuống với vận tốc 0,30 cm/s, khi ấy một số hơi nước +
nước sẽ ngưng tụ trên thành trong xylanh. Khối lượng riêng của hơi nước
hơi nước trong xylanh là 6,0  10 -4 g/cm2 , và áp suất khí quyển
là 1 atm.
a) Tính tốc độ ngưng tụ hơi nước.
b) Tính tốc độ truyền nhiệt từ xylanh ra ngoài.
c) Tính tốc độ thay đổi nội năng của hơi nước và nước trong xylanh.

Bài tập 16:


Hai thỏi hình hộp chữ nhật giống nhau, được hàn
vào nhau như hình a, và có 10 J nhiệt truyền qua a
(trạng thái dừng) trong 2,0 phút. Hỏi nếu chúng
hàn với nhau như ở hình b thì muốn truyền được b
10 J qua cần phải thời gian là bao nhiêu ?

Bài tập 17:


Một bể nước ở ngoài trời trong xứ lạnh. Vào mùa rét, đá
trên mặt nước có lớp băng và dày 5 cm (xem hình) và
không khí trên mặt băng ở nhiệt độ -10C. Tính tốc độ Nước
tạo thành băng (cm/h) ở mặt đáy lớp băng cho rằng

41
nhiệt chỉ trao đổi với bên ngoài qua lớp băng. Hệ số dẫn nhiệt của băng là
0,004 cal/scmC và khối lượng riêng của băng là 0,92 g/cm 3 .
Bài tập 18: p
Một mẫu khí thay đổi từ trạng thái ban đầu a đến 3/2p
trạng thái cuối b theo ba quá trình khác nhau vẽ 1
2
trên giản đồ pV (hình vẽ bên cạnh). Nhiệt mà khí p a b
nhận được trong quá trình 1 là 10 pV. Tính nhiệt 1/2p 3
lượng cung cấp cho khí trong quá trình 2 (theo pV)
và biến thiên nội năng của khí trong quá trình 3.
V 3V V

Bài tập 19:


Một lượng khí thể tích 1 m3 ở áp suất 10 Pa giãn nở đến 2 m3 . Trong quá trình
giãn nở thể tích và áp suất liên hệ với nhau bằng phương trình p = aV2, trong
đó a = 10 N/m 3 . Tính công trong quá trình giãn nở ấy.

THUYẾT ĐỘNG LỰC HỌC PHÂN TỬ CHO CHẤT KHÍ

Bài tập 20:


Áp suất p, thể tích V, và nhiệt độ T của một vật liệu cho bởi công thức:
AT - BT 2
p=
V
Tính công do vật liệu ấy sinh ra khi giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ T1 đến T 2.

Bài tập 21:


Một thể tích 0,14 m 3 không khí ở áp suất 1,02  105 Pa giãn nở đẳng nhiệt đến
áp suất khí quyển rồi được làm lạnh đẳng áp đến thể tích ban đầu. Tính công
mà chất khí sinh ra.

Bài tập 22:


Một quả bóng thám không bơm khí H 2 (chưa căng) ở áp suất 1 atm (76 cmHg)
và nhiệt độ 20C, thể tích khí là 2,2 m3 . Khi bay lên đến độ cao 20.000 Ft, áp
suất còn 38 cmHg và nhiệt độ là 48C, và bóng vẫn chưa căng. Hãy tính thể
tích của nó lúc này.

Bài tập 23:


Một bọt khí thể tích 20 cm3 ở đáy hồ sâu 40 m, nhiệt độ 4,0C. Bọt này nổi lên
mặt nước ở nhiệt độ 20C. Tính thể tích bọt khí nở đều trên mặt nước, cho rằng
nó có nhiệt độ của nước ở xung quanh.

42
Bài tập 24: Không
L/2 khí
Một ống dài L = 25,0 m, một đầu hở trong có không khí.
Ở áp suất khí thẳng đứng (hình bên) và nước dâng lên H
đến 1/2 ống. Hỏi đầu dưới ống cách mặt nước bao L/2
nhiêu? Cho rằng nhiệt độ nước đồng đều. h

Bài tập 25:


Một bình thép chứa 300 g khí NH 3 lúc kiểm tra áp suất trong bình còn 1,35 
10 6 Pa ở 77C. Tính thể tích bình.
Sau một thời gian người ta kiểm tra lại thấy áp suất còn 8,7  10 5 Pa ở nhiệt độ
22C. Hỏi đã có bao nhiêu gam khí rò ra ngoài?

Bài tập 26: Dùng một áp kế để xác định chiều cao của một tòa nhà.
Hãy sử dụng một áp kế để xác định chiều cao của một tòa nhà chung cư gần nơi
bạn ở. Trình bày cách thức thực hiện và phân tích kết quả các phép đo để có
được kết quả. Lưu ý đến độ chính xác có thể đạt được trong phép đo khi trình
bày kết quả đo đạc.

Bài tập 27: van xả quá áp


(khối lượng m?)
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, chiếc nồi áp
suất luôn phải có một chiếc van quá áp ở trên
nắp. Đó là một thỏi kim loại chụp lên một ống
hở nhỏ ở trên nắp nồi. Khi áp suất trong nồi lớn
tương đương với trọng lượng của khối kim loại Nhiệt đô T?)
này thì khối kim loại bị đẩy lên cho phép hơi
nước trong nồi thoát ra ngoài giữ cho áp suất
không đổi và nước trong nồi sôi ở nhiệt độ
không đổi tương ứng. Giả thiết lỗ hở trên van
có diện tích 8 mm2 và áp suất khí quyển là 101
kPa, hãy xác định:
a) Khối lượng của van kim loại cần dùng để
giữ một áp suất làm việc không đổi ở 99 kPa. [80.7gm]
b) Nhiệt độ của nước đang sôi trong nồi. [120.2°C]

Bài tập 28:

Một bình kim loại cứng dùng để chứa khí có thể tích 100 lít. Bình này được nạp hơi
nước tới trạng thái ban đầu ở áp suất 400 kPa và nhiệt độ 300°C. Hơi trong bình sau
đó được làm nguội đến nhiệt độ 90°C.

a) Vẽ giản đồ biểu diễn quá trình thể hiện cả hai trạng thái đầu và cuối của hệ này.

43
b) Sử dung phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng để xác định khối lượng
hơi nước có trong bình. [0.151 kg]
c) Vẽ phác quá trình này trên một giản đồ T-v (nhiệt độ-thể tích riêng) liên quan
đến đường lỏng bão hòa, điểm tới hạn và đường đẳng áp tương ứng. Chỉ rõ
trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ.
d) Sử dụng bảng hơi để xác định áp suất cuối cùng và phẩm chất của hỗn hợp môi
chất sau khi được làm lạnh.[70.2 kPa, X = 0.277]

Bài tập 29:

Một chiếc lốp ô-tô có thể tích 100 lít được bơm nạp không khí tới áp suất đọc trên
đồng hồ chỉ thị là 210 kPa. Hãy xác định:

a) Khối lượng không khí có trong lốp khi nhiệt độ đạt 20°C, và
b) Độ tăng áp suất đồng hồ đo khi nhiệt độ lốp tăng lên đến 50°C. Áp suất khí
quyển được coi là 101 kPa. Cho biết hằng số khí riêng của không khí là 0,287
kJꞏkg-1ꞏK-1.

Bài tập 30:


Một khối khí Hê-li với khối lượng 120mg ở điều
kiện chuẩn thực hiện một chu trình nhiệt động Đẳng nhiệt
lực học qua các trạng thái 1, 2 và 3 với các thông Đoạn nhiệt
số như đã cho trong hình vẽ bên. Hãy xác định
nhiệt độ (tính bằng oC), áp suất (tính bằng atm)
và thể tích (tính bằng cm3) của chất khí này tại
tất cả các trạng thái trên. Cho biết 1 atm = 1.01
×105 Pa, hay 1.01 ×105 N/m2; khối lượng riêng
của Hê-li ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,18 gram/lít.

Bài tập 31:


Một máy bơm không khí có thể tích là V1 ở kỳ hút khí được nạp đầy không khí ở
áp suất p1 và nhiệt độ T1. Trong kỳ nén tiếp theo, van xả sẽ mở khi áp suất đạt
được giá trị p2. Giả thiết không có trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, hãy
xác định:
a. Thể tích V2 của không khí tại thời điểm mở van xả;
b. Nhiệt độ của khí tại thời điểm mở van xả;
c. Công cơ học đã cấp vào hệ cho tới lúc mở van xả;
d. Lượng không khí đã bơm vào đường ống sau N lần bơm.
e. Điều gì đã xảy ra đối với phần năng lượng từ bên ngoài đã cấp vào hệ.
Hãy tính bằng số với: V1 = 250 cm3; p1=101 kPa; p2=405 kPa; T1 = 20oC;
MA = 29 kg∙mol-1; κ = 1,4 và N = 50.

Bài tập 32:

44
Một bình A (xem hình bên) chứa khí lý tưởng
ở áp suất 5,0  10 5 Pa và nhiệt độ 300 K. Nó
được nối với bình B lớn gấp 4 lần bình A
bằng một ống nhỏ. Bình B chứa khí lý tưởng
cùng loại ở áp suất 1,0  105 Pa và nhiệt độ
A B
400 K.
Khi mở van cho hai bình thông nhau và đợi 300K 400K
tới khi cân bằng áp suất nhưng vẫn giữ nhiệt
độ hai bình như cũ thì áp suất trong hệ bằng bao nhiêu ?

Bài tập 33:


Ở 32,0C nước bay hơi vì mất một số phân tử trên mặt thoáng. Nhiệt hoá hơi
của nước (539 cal/g) xấp xỉ bằng n  , trong đó  là năng lượng trung bình của
phân tử thoát khỏi mặt thoáng, n là số phân tử trong 1 gam nước.
a) Xác định năng lượng .
b) Tính tỷ số của  và động năng trung bình của phân tử, cho rằng động năng
này tính bằng cùng công thức đối với phân tử khí lý tưởng.

Bài tập 34:


Hai bình chứa khí ở cùng nhiệt độ. Bình thứ nhất chứa khí ở áp suất p1 , phân tử
có khối lượng µA1 , vận tốc toàn phương trung bình v rms . Bình thứ hai chứa khí
ở áp suất 2p1 , phân tử có khối lượng µA2 và vận tốc trung bình v 2 = 2v rms . Hãy
tính tỷ số µA1 / µA2!

Bài tập 35:


Một lượng khí lý tưởng, gồm n mole ở nhiệt độ ban đầu T 1 . Áp suất và thể
được làm tăng dần đến giá trị gấp đôi sao cho nó vẽ một đường thẳng trên giản
đồ pV.
a) Hãy tính công W, nhiệt lượng Q đã trao đổi và biến thiên nội năng U
trong quá trình đó.
b) Nếu tính nhiệt dung mole của quá trình ấy thì ta được giá trị là bao nhiêu?
Bài tập 36:
Một bình chứa hỗn hợp ba khí không phản ứng với nhau: n 1 số mole của chất
khí 1, nhiệt dung mole đẳng tích C1 và v.v... Hãy tính nhiệt dung mole của hỗn
hợp theo nhiệt dung mole của từng loại khí và hàm lượng của chúng.

Bài tập 37:


Khối lượng của mole khí có thể tính được dựa trên nhiệt dung riêng đẳng tích
c V . Lấy cV = 0,075 cal/gC đối với Argon. Hãy tính:

45
a) Khối lượng của 1 nguyên tử Argon.
b) Khối lượng mole của Argon.

Bài tập 38:


Khối lượng mole của I-ốt là 127 g/mol. Sóng đứng trong một ống chứa đầy hơi
I-ốt ở 400 K có các nút cách nhau 6,77 cm. Khi tần số là 1000 Hz. Hỏi I-ốt là
khí đơn nguyên tử hay lưỡng nguyên tử ?

Bài tập 39:


Cho biết nhiệt dung mole đẳng tích của một chất khí là CV = 5/2R. Hãy tính tỷ
số và vận tốc truyền âm trong chất khí ấy và vận tốc toàn phương trung bình
v rms của các phân tử chất khí ở nhiệt độ T.

Bài tập 40:


a) Một khí lý tưởng ở áp suất ban đầu p0 , giãn nở đẳng nhiệt tự do (không
sinh công) đến thể tích gấp 3 thể tích ban đầu. Tính áp suất của chất khí sau
khi giãn nở.
b) Chất khí sau đó được nén đoạn nhiệt rất chậm về thể tích ban đầu. Áp suất
sau khi nén là (3,00) 1/3p0 . Hỏi khí ấy là đơn nguyên tử, lưỡng nguyên tử
hay đa nguyên tử?
c) So sánh giá trị động năng trung bình của một mole khí ở trạng thái đầu và
trạng thái cuối.

Bài tập 41:


Một khí lý tưởng bị nén đoạn nhiệt từ áp suất p = 1 atm, thể tích V = 1  106 lít,
nhiệt độ T = 0,0C đến thể tích V = 1,0  10 3 lít và áp suất p = 10 atm.
a) Hỏi chất khí ấy là đơn nguyên tử, lưỡng nguyên tử hay đa nguyên tử ?
b) Tính nhiệt độ cuối cùng của khí.
c) Tính số mole của khối khí ấy.
d) Tính động năng chuyển động tịnh tiến của 1 mole khí trước và sau khi nén.
2
e) Tính tỷ số v rm s , trước và sau khi nén.

Bài tập 42:


Một lượng khí lý tưởng có thể tích, áp suất và nhiệt độ ban đầu là V 0, p 0 và T 0 .
Cho chất khí này giãn nở đến thể tích V 1 bằng các đường: a) đẳng áp, b) đẳng
nhiệt, c) đoạn nhiệt. Hãy vẽ các quá trình đó trên giản đồ pV. Trong ba quá
trình ấy, quá trình nào có nhiệt lượng trao đổi, công trao đổi, biến thiên nội
năng lớn nhất ?
p
Bài tập 43: 2 T2=600K

46
1 atm 3 T =455K
1 T1=300K 2

V
Một động cơ nhiệt dùng một (01) mole khí lý tưởng thực hiện chu trình qua các
trạng thái 1231 (xem hình bên), trong đó 12 là quá trình đẳng tích, 23 là quá
trình đoạn nhiệt và 31 quá trình là đẳng áp.
a) Tính nhiệt lượng Q, công trao đổi W và biến thiên nội năng trong từng quá
trình, và trong cả chu trình.
b) Áp suất ở điểm 1 là 1 atm, tính áp suất và thể tích ở các điểm 2 và 3.

p[kPa]
Bài tập 44:
Một khối khí lý tưởng thực hiện một chu trình b
7,5
được vẽ trên giản đồ pV (xem hình vẽ bên).
Nhiệt độ của khí ở điểm a là 200 K.
a) Khối khí ấy là bao nhiêu mole?
2,5 a c
b) Xác định nhiệt độ của khí ở b và ở c.
c) Xác định nhiệt lượng tổng cộng đã cung V 3V V[m3]
cấp cho khối khí đó trong một chu kỳ.

Bài tập 45:


Một khối khí lý tưởng ban đầu ở 300 K được nén đẳng áp từ thể tích 3 m3 đến
thể tích 1,8 m3 . Trong quá trình này, khí nhả ra một nhiệt lượng bằng 75 J.
Tính biến thiên nội năng của chất khí và nhiệt độ cuối cùng của nó.

NGUYÊN LÝ THỨ HAI CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Bài tập 48:


Một mole khí lý tưởng đơn nguyên tử, thoạt đầu ở nhiệt độ 300 K và thể tích
10 lít. Nó được hơ nóng đẳng tích đến nhiệt độ 600 K, rồi cho giãn nở đẳng
nhiệt đến áp suất ban đầu. Sau cùng nó được làm lạnh đẳng áp đến nhiệt độ và
thể tích ban đầu.
a) Tính nhiệt lượng cung cấp cho hệ trong một chu trình và công sinh ra trong
một chu trình.
b) Tính hiệu suất của chu trình.

47
p
Bài tập 49:
10 at b
Một mole khí lý tưởng đơn nguyên tử thực hiện chu
trình vẽ trên hình bên. Quá trình bc là giãn nở đoạn
nhiệt, p b = 10 atm, V b = 1,0010-3 m3 và Vc = 8V b . c
a) Tính nhiệt lượng mà khí nhận được và khí nhả ra V 8V V
trong một chu trình. a
b) Tính công sinh ra trong một chu trình.
c) Tính hiệu suất của chu trình.

Bài tập 50:


Trong động cơ của một xe máy, nhiên liệu cháy khi pittông ở vị trí cao nhất
trong xylanh. Liền sau đó chất khí giãn nở đoạn nhiệt và đẩy pittông đi xuống
thực hiện công trên trục cơ. Tính công suất trung bình của quá trình giãn nở ấy
của động cơ, biết rằng nó thực hiện 4000 chu kỳ một phút, áp suất ngay sau khi
nhiên liệu cháy là 15 atm, thể tích của xylanh khi pittông ở vị trí cao nhất là 50
cm 3, khi ở vị trí thấp nhất là 250 cm 3 .
Chất khí trong xylanh xem như một khí lưỡng nguyên tử, và thời gian giãn nở
của khí là 1/2 chu kỳ. Tính kết quả ra kW và mã lực.

Bài tập 51:


Một máy hóa lỏng Heli đặt trong phòng nhiệt độ 300 K. Nếu Heli lỏng trong
máy ở nhiệt độ 4 K, thì giá trị nhỏ nhất của tỷ số giữa nhiệt lượng toả ra trong
phòng và nhiệt lượng lấy ra từ Hêli là bao nhiêu?

Bài tập 52:


Cần sử dụng một công suất P bằng bao nhiêu để chuyển tải một lượng nhiệt Q
từ một hồ nước với nhiệt độ Tc vào một hệ thiết bị sưởi dùng nước nóng với
nhiệt độ T h? Hãy tính cụ thể công suất này cho Q =42kJ/s, Tc = 6oC và
T h = 70 oC.
Bài tập 53:
Một máy hoạt động theo Chu trình Carnot được cấp một lượng nhiệt Q2 ở nhiệt độ
thấp T2. Ở nhiệt độ T1 cao hơn, người ta lấy đi từ máy một nhiệt lượng Q1 .
a) Máy này có thể được dùng vào những mục đích nào?
b) Hãy tính công W cho một chu kỳ làm việc của máy. Công này được minh họa
như thế nào trên giản đồ (p,V)? Hãy vẽ giản đồ (T,S) tương ứng và minh họa độ
lớn của công W trên cả hai giản đồ này.
c) Hiệu suất của máy được tính bằng mối liên hệ nào giữa các đại lượng vật lý liên
quan? Nếu biết Q1 , Q2 và T2 thì tính T1 như thế nào?

48
d) Hãy tính khối lượng môi chất mà máy sử dụng để làm việc, biết rằng ở nhiệt độ
thấp môi chất giãn nở từ VA đến VB.
Cho biết T2 = 10oC; Q1 = 921 kJ; Q2 = 837 kJ; VA = 100 lít, VB = 200 lít và
môi chất là khí Hydro (H2).

Bài tập 54:


Một động cơ nhiệt Carnot hoạt động giữa hai bể nhiệt với nhiệt độ Th (nhiệt độ cao)
và Tc (nhiệt độ thấp). Trong quá trình giãn nở đẳng nhiệt, thể tích của môi chất tăng
từ VA đến VB. Môi chất là không khí với khối lượng m.
a) Vẽ giản đồ (p,V) và giản đồ (T,S) cho động cơ này. Minh họa công thu được từ
động cơ này trên các giản đồ tương ứng.
b) Xác định công mà máy nhiệt đạt được trong một chu kỳ làm việc.
c) Xác định thể tích lớn nhất mà môi chất đạt được trong chu trình.
d) Xác định tỷ số giữa áp suất cực đại và áp suất cực tiểu trong động cơ.
Cho biết: Th = 580K; Tc = 290K; VA = 1,13 lít; VB = 11,3 lít; m = 0,100 kg; Khối
lượng mole và hệ số đoạn nhiệt của không khí lần lượt là mAkk = 29 kgꞏkmol-1và
κ=1,4.

Bài tập 55:


Một máy lạnh thuận nghịch lấy nhiệt từ trong phòng, nhiệt độ 23C và truyền
nó ra khí trời ở 45C. Hỏi mỗi Joule (J) điện tiêu thụ thì lấy được bao nhiêu
Joule (J) nhiệt lượng trong phòng ?

Bài tập 56:


Người ta dùng một bơm nhiệt (máy lấy nhiệt từ môi trường) truyền nhiệt vào
trong nhà để sưởi nhà. Nhiệt độ ngoài trời là 5C, nhiệt độ trong toà nhà là
22C. Mỗi giờ bơm cung cấp 1,8 Mcal nhiệt cho toà nhà. Hỏi công suất tối
thiểu của động cơ dùng để chạy bơm nhiệt ấy là bao nhiêu?

Bài tập 57:


Một tổ hợp tuabin thuỷ ngân-hơi nước, gồm hai tầng. Tầng thứ nhất chạy bằng
hơi thuỷ ngân bão hoà ở 876F và nhả nhiệt ra để đốt nóng một nồi hơi ở
460F. Hơi nước ở nồi hơi này dùng để chạy một tầng tuabin thứ hai, và nhả
nhiệt vào buồng ngưng ở 100F. Hãy tính hiệu suất tối đa của tổ hợp này.

Bài tập 58:


Một động cơ Carnot công suất 500 W chạy giữa hai nguồn nhiệt với nhiệt độ
lần lượt là 100C và 60C. Tính tốc độ nhận nhiệt và nhả nhiệt của động cơ
theo kcal/giây.

49
Bài tập 59:
Một máy lạnh chạy bằng môtơ điện công suất 200 W. Buồng lạnh ở nhiệt độ
270 K, không khí bên ngoài ở 300 K. Cho rằng máy lạnh là máy Carnot lý
tưởng, hãy tính nhiệt lượng lấy từ buồng lạnh trong 10 phút.
T(K) 
Bài tập 60:
400 
Chứng minh rằng trên giản đồ TS thì chu trình
Carnot là một hình chữ nhật. Hãy tính hiệu suất,
nhiệt hấp thụ và công sinh ra bởi một chu trình 250 
Carnot vẽ trên hình.
0,1  0,6  S(J/K) 

Bài tập 61:


Hai thỏi đồng khối lượng bằng nhau, m = 850 g, được thả chung vào một hộp
cách nhiệt với bên ngoài. Nhiệt độ của khối thứ nhất là 325 K và của khối thứ
hai là 385 K. Nhiệt dung riêng của đồng là 0,386 J/gK.
a) Tính nhiệt độ của hai khối đồng khi đã cân bằng nhiệt.
b) Tính biến thiên Entropy và tổng Entropy của hai khối trong quá trình trao
đổi nhiệt ấy.

Bài tập 62:


Thả một cục nước đá khối lượng m = 235 g ở 0C vào bể nước (môi trường)
cũng ở 0C. Nhiệt độ được giữ nguyên không đổi khi đá tan.
a) Tính biến thiên Entropy của cục nước đá khi nó tan hết.
b) Tính biến thiên Entropy của môi trường trong trường hợp này.
c) Nếu bể nước ở 4C và khi đá tan hết nhiệt độ là 4C thì biến thiên Entropy
của cả hệ là bao nhiêu ?

Bài tập 63:


Một người quảng cáo rằng anh ta đã thiết kế xong một động cơ đặc biệt. Nếu
cung cấp cho nó một 110 MJ ở 415 K, nó sẽ nhả 50 MJ trong nguồn lạnh ở
212 K và sinh ra một công bằng 16,7 kWh. Anh có nên hùn vốn vào để sản
xuất loại động cơ ấy không ?

Bài tập 64:


Một người lập luận như sau: đốt củi trong lò sưởi (nhiệt độ trong lò sưởi là
700 K) để s1589ưởi một phòng ở nhiệt độ thường thì lãng phí. Ta nên dùng củi
cho chạy một động cơ nhiệt, dùng công sinh ra của động cơ này cho chạy một
máy lạnh lấy nhiệt ngoài trời và quạt hơi nóng vào trong nhà thì sẽ lợi hơn về

50
năng lượng. Anh nghĩ thế nào về lập luận này ? Hãy tính toán định lượng trong
trường hợp nhiệt độ ngoài trời là 10C và nhiệt độ trong nhà là 20C.

Bài tập 65:


Một tủ lạnh (thuận nghịch) có nhiệt độ buồng lạnh là -5C, nhiệt độ dàn nóng
là 40C. Công suất động cơ điện là 100 W (cho rằng hiệu suất động cơ là
100%). Vỏ tủ lạnh có diện tích là 2 m2 , làm bằng ba lớp:
+ Lớp thép dày 1 mm, hệ số dẫn nhiệt k = 100 W/mK.
+ Lớp bông thuỷ tinh dày 4 cm, hệ số dẫn nhiệt k = 0,05 W/mK.
+ Lớp nhựa dày 2 mm, hệ số dẫn nhiệt k = 0,24 W/mK.
Hỏi khi nối liên tục vào mạng điện thì tủ lạnh sẽ chạy trong bao nhiêu phần
trăm thời gian.
(Ghi chú: Trong trạng thái ổn định, thông thường tủ lạnh sẽ hoạt động trong
một khoảng thời gian nhất định khi đạt nhiệt độ định trước tủ lạnh sẽ nghỉ một
khoảng thời gian và lại hoạt động trở lại khi đạt nhiệt độ trong tủ tang lên).

Bài tập 66:


Một tủ lạnh thuận nghịch không dùng động cơ, hoạt động với ba nguồn nhiệt:
1- Nguồn nóng là một bếp điện nhiệt độ 600C.
2- Môi trường nhiệt độ 20C.
3- Buồng lạnh nhiệt độ 0C.
Hỏi muốn làm 1 kg nước đá từ nước ở 20C thì cần bao nhiêu điện năng?

51
Cực quang trên Nauy 08/9/2017 Phys.org

Tôi gửi lại đề bài bài tập mà tôi đã biên tập sắp xếp lại một chút.
Các em làm các bài tập sau đây để thày Thức chữa (theo đánh số mới, mọi người đối
chiếu chỉnh lại số cũ theo số mới nhé)
Phần 1.1 Các câu 2, 3, 5.
Phần 1.2 Các câu: 3, 5, 7, 13, 19.
Phần 2.1 Các câu 1, 4, 6.
Phần 2.2 Các câu: 4, 5, 6
Phần 3.1 Các câu: 1, 2, 6, 8
Phần 3.2 Các câu 2, 3, 6, 11.

52

You might also like