You are on page 1of 11

BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

Phần 1. Cơ học

1. Cho một chất điểm chuyển động trong không gian với phương trình chuyển động trên các trục tọa
độ như sau: x(t) = 2t2 + 3t + 1 (cm, s); y(t) = 4t + 4 (cm, s) ; z(t) = t2 +2 (cm, s).
a) Hãy cho biết tính chất chuyển động trên các trục tọa độ.
b) Tính vận tốc của vật tại thời điểm t = 4s
c) Tính gia tốc của vật tại thời điểm t = 5s.

2. Một ôtô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc v1=40km/h rồi chạy từ tỉnh B đến A với vận tốc
v2=30km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên đoạn đường đi về AB, BA đó?
2v1v2
ĐS: v = = 9,53 m / s
v1 + v2
3. Một vật được thả rơi từ một khinh khí cầu đang bay ở độ cao 300 m. Hỏi sau bao lâu vật rơi xuống
mặt đất, nếu:
a) Khí cầu đang bay lên (theo hướng thẳng đứng) với vận tốc 5m/s;
b) Khí cầu đang hạ xuống (theo phương thẳng đứng)với vận tốc 5m/s;
c) Khí cầu đang đứng yên;
ĐS: a) 8,4s; b) 7,3s; c) 7,8s.
4. Thả rơi tự do một vật từ độ cao h=19,6m. Tính:
a) Quãng đường mà vật rơi được trong 0,1 giây đầu và 0,1 giây cuối của thời gian rơi;
b) Thời gian cần thiết để vật đi hết 1m đầu và 1m cuối của độ cao h?
ĐS: a) 0,049m; 1,9m; b) 0,45s; 0,05s.
5. Phải ném một vật theo phương thẳng đứng từ độ cao h=40m với vận tốc v0 bằng bao nhiêu để nó
rơi tới mặt đất:
a) Trước t = 1giây so với trường hợp vật rơi tự do ?
b) Sau t=1 giây so với trường hợp vật rơi tự do?
Lẩy g=10m/s2
ĐS: a) v0 = 12, 7 m/s ném từ trên xuống; b) v0 = 8, 7 m/s ném từ dưới lên
6. Hai quả bóng cùng nằm trên một đường thẳng đứng cách nhau khoảng s = 10m. Tại cùng một thời
điểm người ta ném quả ở trên xuống với vận tốc v0 =20m/s còn quả dưới được thả rơi tự do. Sau khoảng thời
gian bao lâu chúng chạm vào nhau.
s
ĐS: t = = 0,5s
v0
7. Hai ô tô bắt đầu chuyển động từ cùng một bến và theo cùng một hướng. Ô tô thứ hai xuất phát sau
ô tô thứ nhất khoảng thời gian  = 20s . Cả hai ô tô chuyển động với gia tốc a = 0,4m/s2. Sau khoảng thời gian
bao lâu, kể từ khi ô tô thứ nhất xuất phát, khoảng cách giữa chúng là s=240m.
s 
ĐS: t = + = 40s
a 2
8. Một vật chuyển động thẳng thay đổi đều đi hết quãng đường AB trong 6 giây. Vận tốc của vật khi
đi qua A bằng 5m/s , khi đi qua B bằng 15m/s. Tìm chiều dài của quãng đường AB.
ĐS: AB=60m
9. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0=15m/s.Tính gia tốc pháp tuyến và
gia tốc tiếp tuyến của hòn đá sau lúc ném 1giây.
ĐS: at = 8, 2m / s 2 ; an = 5, 4m / s 2

TỜ 1
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

10. Người ta ném một quả bóng với vận tốc v0=10m/s theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang
một góc  =40o. Giả sử quả bóng được ném đi từ mặt đất.Hỏi:
a) Độ cao lớn nhất mà quả bóng có thể đạt được.
b) Tầm xa của quả bong.
c) Thời gian từ lúc ném bóng tới lúc bóng chạm mặt đất.
v02 sin 2  v 2 sin 2
ĐS:a) ymax = = 2,1m ; b) L = 0 = 10m ; c) t=1,3s
2g g
11. Từ một đỉnh tháp cao H=25m nguới ta ném một hòn đá lên phía trên với vận tốc v0=15m/s theo
phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc  =300.Xác định:
a) Thời gian chuyển động của hòn đá.
b) Khoảng cách từ chân tháp đến chỗ rơi của hòn đá.
c) Vận tốc của hòn đá lúc chạm đất.
ĐS: a) 3,16s; b) 41,1m; c) 26,7m/s
12. Một bánh xe có bán kính R=10cm lúc đầu đứng yên , sau đó nó quay xung quanh trục của nó với
vận tốc góc bằng 3,14rad/s2. Hỏi sau giây thứ nhất:
a) Vận tốc góc và vận tốc dài của một điểm trên vành bánh?
b) Gia tốc pháp tuyến, gia tốc tiếp tuyến và gia tốc toàn phần của một điểm trên vành bánh?
c) Góc giữa gia tốc toàn phần và bán kính của bánh xe (ứng với cùng một điểm trên vành bánh)?
ĐS: a)  =3,14rad/s; v = 0,314m/s; b) an =0,985m/s2; at =0,314m/s2; a = at2 + an2 = 1,03m/s2; c)
 = 17 o 46'
13. Một đoàn tàu bắt đầu chạy vào một đoạn đường tròn, bán kính 1 km, dài 600m,với vận tổc 54km/h.
Đoàn tàu chạy hết quãng đường đó trong 30 giây. Tìm vận tốc dài, gia tốc pháp tuyến, gia tốc tiếp tuyến, gia
tốc toàn phần và gia tốc góc của đoàn tàu ở cuối quãng đường đó. Coi chuyển động của đoàn tàu là nhanh dần
đều.
ĐS: v=25m/s; an =0,625rad/s2; at =0,33m/s2; a =0,708m/s2;  =3.10-4rad/s2.
14. Một xe có khối lượng 20000kg, chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của một lực bằng
6000N, vận tốc ban đầu của xe bằng 15m/s. Hỏi:
a) Gia tốc của xe?
b) Sau bao lâu xe dừng?
c) Đoạn đường xe đã chạy được kể từ lúc hãm cho đến khi xe dừng hẳn?
ĐS: a) a = -0,3m/s2; b) t=50s; c) s=375m
15. Hỏi phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu lên một toa tàu đang đứng yên để nó chuyển động
nhanh dần đều và sau thời gian 30 giay nó đi được 11m.Cho biết lực ma sát của toa tàu bằng 5% trọng lực của
toa tàu.
ĐS: F  8200N
16. Một vật có khối lượng m = 5 kg được đặt trên mặt nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc
 =300. Hệ ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và vật bằng k = 0.2. Tìm gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng.
ĐS: a = g (sin  − k cos  ) =3,24m/s2
17. Một vật trượt xuống trên một mặt nằm nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 
=45 .Khi trượt được một quãng s=36,4cm, vật thu được vận tốc v=2m/s.Xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt
0

phẳng nghiêng?
v2
ĐS: k = tan  − = 0, 2
2 gs cos 

TỜ 2
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

18. Một sợi dây được vắt qua một ròng rọc có khối luợng không đáng kể, hai đầu buộc hai vật có khối
lượng m1 và m2 (m1 > m2). Xác định gia tốc của hai vật và sức căng của dây.Coi ma át không đáng kể.Áp
dụng bằng số:m1=2m2=1kg.
ĐS: a = 3, 27m / s 2 ; T = 6,55N
19. Một tàu điện sau khi xuất phát chuyển động với gia tốc không đổi a = 0,5m/s2. 12 giây sau khi
bắt đầu chuyển động, người ta tắt đông cơ của tàu điện và tàu chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng
hẳn.Trên toàn bộ đoạn được hệ số ma sát bằng k = 0,01.Tìm:
a) Vận tốc lớn nhất của tàu
b) Thời gian toàn bộ kể từ lúc tàu xuất phát cho đến khi tàu dừng hẳn
c) Gia tốc của tàu trong chuyển động chậm dần đều
d) Quãng đường toàn bộ mà tàu đi được
ĐS: a) vmax =21,6 km/h; b) t=73,2s;
c) a =-0,098m/s2; d) s=219,7m
20. Một bản gỗ A được đặt trên một mặt phẳng nằm ngang. Bản A được nối với một bản gỗ B khác
bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định.Khối lượng của ròng rọc và của dây coi không đáng kể
a) Tính lực căng của dây nếu cho mA=200g;mB=300g, hệ số ma sát giữa mặt phẳng nằm ngang
và bản A là k = 0,25.
b) Nếu thay đổi vị trí của A và B thì lực căng của dây sẽ bằng bao nhiêu? Xem hệ số ma sát vẫn
bằng như cũ.
ĐS: a) T = 1,47N; b) T vẫn không thay đổi.
21. Ở đỉnh của hai mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng nằm ngang các góc  =30o và β=45o, có
gắn một ròng rọc có khối lượng không đáng kể. Dùng sợi dây vắt qua ròng rọc, hai đầu dây nối với hai vật A
và B đặt trên các mặt phẳng nằm nghiêng.Khối lượng của các vật Avà B đều bằng 1kg. Bỏ qua tất cả các lực
ma sát. Tìm ma sát của hệ và lực căng của dây.
( mB sin  − mA sin  ) g = 1, 02m / s 2 mA mB g ( sin  + sin  )
ĐS: a) a = ;b T = = 5,9N
mA + mB mA + mB
22. Xác định gia tốc của vật m1 trong hình bên. Bỏ qua ma sát, khối lượng của
ròng rọc và dây. Áp dụng cho trường hợp m1 = m2.
2(2m1 − m2 ) g
ĐS: a1 = = 3,92m / s 2
4m1 + m2
23. Một toa xe có khối lượng 20 tấn chuyển động với vận tốc ban đầu
v=54km/h.Xác định lực trung bình tác dụng lên xe, nếu toa xe dừng lại sau thời gian:
a) 1 phút 40giây
b) 10 giây m1
c) 1 giây
m2
ĐS: a) 3000N; b) 30000N; c) 300000N
24. Một xe có khối lượng 15 tấn chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ
lớn bằng 0,49m/s2. Biết vận tốc ban đầu của xe là v0=27km/h. Hỏi:
a) Lực hãm tác dụng lên xe
b) Sau bao lâu xe dừng
ĐS: a) 7350N; b) 15,3s
Một mặt phẳng cố định, nghiêng góc  = 30 với mặt phẳng ngang. Ở đỉnh mặt phẳng này có
0
25.
gắn một ròng rọc. Một dây vắt qua ròng rọc, một đầu nối với vật khối lượng m1 đặt trên mặt phẳng nghiêng,
đầu kia treo vật khối lượng m2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  . Tìm gia tốc chuyển động

TỜ 3
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

của vật, lực căng của sợi dây. Biết rằng sợi dây không dãn, khối lượng của ròng rọc và dây không đáng kể.
Nhận xét hướng chuyển động của hai vật m1 và m2.
m1 sin  −  m1 cos  − m2 mm g
ĐS: a = g ; T = 1 2 (1 + sin  −  cos  )
m1 + m2 m1 + m2
26. Có một bệ súng khối lượng 10 tấn có thể chuyển động không ma sát trên đường ray. Trên bệ
súng có gắn một khẩu đại bác có khối lượng 5 tấn.Giả sừ khẩu đại bác nhả đạn theo phương đường ray.Viên
đạn có khối lượng 100kg và có vận tốc đầu nòng là 500m/s.Xác định vận tốc của bệ sung ngay sau khi bắn,
biết rằng:
a) Lúc đầu bệ súng đứng yên;
b) Trước khi bắn bệ súng chuyển động với vận tốc 18km/h theo chiều bắn;
c) Trước khi bắn ,bệ súng chuyển động với vận tốc 18km/h ngược chiều bắn.
ĐS: a) v = 0,047m/s ngược chiều bắn
b) v = 4,95m/s cùng chiều bắn
c) v = 0,05m/s ngược chiều bắn
27. Một xe chở đầy cát chuyển động không ma sát với vận tốc v0=1m/s2 trên đường nằm ngang.
Toàn bộ xe cát có khối lượng M=10kg.Một quả cầu có khối lượng m = 2kg bay theo chiều ngược lại với vận
tốc ngang v2=7m/s. Sau khi gặp xe ,quả cầu ngập trong cát. Hỏi sau đó, xe chuyển động theo chiều nào, với
vận tốc bằng bao nhiêu?
ĐS: v=0,33m/s theo chiều cũ
28. Tìm mômen động lượng của Trái Đất đối với trục quay riêng của nó.Xem Trái Đất là hình cầu
đặc có bán kính R=6400km, có khối lượng riêng trung bình là ρ=5,5g/cm3.
ĐS: L  7.1033kgm2/s
29. Một trụ rỗng có khối lượng 50kg, đường kính là 1m,đang quay với vận tốc 800vòng/phút.Tác
dụng vào trụ một lực hãm tiếp tuyến với mặt trụ và vuông góc với trục quay.Sau 2phút 37giây,trụ dừng lại.Tìm:
a) Mômen hãm?
b) Lực hãm tiếp tuyến?
ĐS: a) M = − 6,66Nm; b) Ft = 13,32N
30. Tác động lên một bánh xe bán kính R=0,5m và có mômen quán tính I=20kg.m2, một lực tiếp
tuyến với vành bánh Ft=100N.Tìm:
a) Gia tốc của bánh xe?
b) Vận tốc dài của một điểm trên vành bánh sau khi tác dụng lực 10 giây biết rằng lúc đầu xe
đứng yên.
ĐS: a)  = 2,5rad/s 2 ; b) v=2,5m/s
31. Hai vật lần lượt có khối lượng m1 và m2 (m1 > m2) được nối với nhau bằng một
sợi dây vắt qua một ròng rọc (khối lượng của ròng rọc bằng m). Tìm :
a) Gia tốc của các vật?
b) Sức căng T1 và T2 của các dây treo. Coi ròng rọc là một đĩa tròn; ma sát
không đáng kể
m1
Áp dụng bằng số m1=2kg,m2=1kg=m.
( m1 − m2 ) g
ĐS: a) a = = 2,8m / s 2 m2
m1 + m2 + m / 2
m1 ( 2m2 + m / 2 ) g
b) T1 = = 14N
m1 + m2 + m / 2

TỜ 4
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

m2 ( 2m1 + m / 2 ) g
T2 = = 12, 6N
m1 + m2 + m / 2
32. Một hệ gồm một trụ đặc đồng chất khối lượng M=2,54kg và một
vật nặng có khối lượng là m=0,5kg được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua
ròng rọc. Bỏ qua khối lượng của sợi dây, của ròng rọc và khung gắn với trụ. Tìm
gia tốc của vật nặng và sức căng của dây.
m
mg 3
ĐS: a = = 0,114m / s 2 ; T = Ma = 4,34N
3 2
m+ M
2
33. Một ôtô khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc thì có vận tốc không đổi
v=54km/h. Độ nghiêng của dốc là 4%. Hỏi động cơ ôtô phải có công suất bao nhiêu để nó lên được dốc trên
cùng với vận tốc 54km/h.
ĐS: P=11,8kW
34. Một ôtô có khối lượng 2 tấn, leo lên dốc có độ nghiêng 4%. Hệ số ma sát là 0,08. Tìm:
a) Công thực hiện bởi động cơ ôtô trên đoạn đường dài 3km
b) Công suất của động cơ ôtô, biết rằng thời gian đi hết quãng đường trên mất 4 phút.
ĐS: a) A=7.106J; b) P=29,4kW
35. Một chiếc xe khối lượng 20 tấn chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát bằng
6.000N. Sau một thời gian xe dừng lại. Vận tốc ban đầu của xe là 54km/h. Tính:
a) Công của lực ma sát
b) Quãng đường mà xe đã đi được kể từ lúc có lực ma sát tác dụng cho tới khi xe dừng hẳn.
ĐS: a) 2,25.106J; b) 375m
36. Một vật khối lượng m=10kg trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 20m xuống. Khi tới chân
dốc vật có vận tốc là 15m/s. Tính công của lực ma sát.
ĐS: A = -835J
37. Một đĩa đồng chất nặng 20N, lăn không trượt trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v=4m/s.
Tìm động năng của đĩa.
ĐS: Wđ = 24J
38. Một quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m=1kg lăn không trượt với vận tốc v1=10m/s đến đập
vào thành tường rồi bật ra với vận tốc v2=8m/s. Tính nhiệt lượng toả ra trong va chạm đó.
ĐS: Q = 25,2J
39. Một qủa cầu khối lượng 2kg, chuyển động với vận tốc 3m/s, va chạm xuyên tâm với một quả
cầu thứ hai khối lượng 3kg đang chuyển động cùng chiều với quả cầu thứ nhất với vận tốc 1m/s. Tìm vận tốc
của các quả cầu sau va chạm nếu:
a) Va chạm là hoàn toàn đàn hồi
b) Va chạm là không đàn hồi (mềm)
ĐS: a) v1, = 0, 6m / s; v2, = 2, 6m / s ; b) v1, = v2, = 1,8m / s
40. Đường kính tiết diện của một ống nước nằm ngang ở vị trí đầu bằng 2 lần đường kính ờ vị trí
sau. Biết vận tốc nước ở vị trí đầu là 2 m/s và áp suất ở vị trí này là 5.105 Pa. Khối lượng riêng của nước là
1000 kg/m3. Áp suất nước ở vị trí đầu là bao nhiêu ?
5
ĐS: 4, 7.10 Pa

TỜ 5
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

41. Nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 chảy qua một ống nằm ngang thu hẹp dần từ tiết diện
S1
S1 = 12cm 2 đến S 2 = . Hiệu áp suất giữa chổ rộng và chổ hẹp là 4122 Pa. Lưu lượng của nước trong ống
2
là bao nhiêu ?
ĐS: 2.10-3m3/s

42. Thành bình có một cái lỗ nhỏ cách đáy bình khoảng h1 = 25 cm. Bình được đặt trên mặt bàn
nằm ngang. Lúc mặt thoáng của nước trong bình cách lổ khoảng h2 = 16 cm thì tia nước thoát ra khỏi lổ chạm
mặt bàn cách lổ một đoạn bằng bao nhiêu (tính theo phương ngang)?
ĐS: 40 cm
43. Một bể chứa nước hình trụ trên thành có khoan một số lỗ. Nước phụt ra từ các lỗ đó theo phương
nằm ngang. Hỏi lỗ khoan ở độ cao nào thì nước phun ra chạm đất cách chân bể xa nhất ?
ĐS: h = h/2
44. Một ống dẫn nước vào tầng trệt có đường kính trong là d, tốc độ nước là 1,5 m/s và áp suất 2.105
Pa. Sau đó ống thắt hẹp dần đến đường kính trong là d/2 khi lên đến tầng lâu cao 5 m so với tầng trệt. Biết
khối lượng riên của nước là 1000 kg/m3 và lấy g = 10 m/s2. Áp suất nước ở tầng lâu bằng bao nhiêu ?
ĐS: p2 = 1,33.103 Pa.

45. Một giếng nước sâu 10 m, miệng giếng cách mặt nước là 0,5m. Tính áp suất phía dưới đáy giếng
biết áp suất khí quyển là 1 atm. Cho biết tỷ trọng của nước là 1.
ĐS: 1,96.105 Pa

46. Một bình đầy nước hình trụ cao 70cm, diện tích đáy là 600 cm2. Ở đáy bình có một lổ nhỏ diện
tích là 1 cm . Tính vận tốc hạ thấp của mặt nước trong bình khi nước chảy ra qua lổ nhỏ và thời gian để nước
2

trong bình chảy ra hết.

47. Cho pt = 3.105 Pa, p0 = 105 Pa


(xem hình). Tính vận tốc nước phun ra.
ĐS: v = 19,8 m/s

48. Cho a = 12 m/s2, p0 = 105 Pa, pt


= 0,5.105 Pa. Tính lưu lượng nước phun ra ?
ĐS: 0,00589 m3/s
Hình bài 47
Hình bài 48

TỜ 6
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

Phần 2. Nhiệt học

49. Có 40g Ôxi chiếm thể tích 3lít, áp suất 10at.


a) Tính nhiệt độ của khối khí
b) Cho khối khí giãn nở đẳng áp đến thể tích 4lít. Hỏi nhiệt độ của khối khí sau khi giãn nở.
 p1V1 V2
ĐS: a) T1 = = 292,5 K ; b) T2 = T1 = 390 K
MR V1

50. Có 10g khí Hiđrô ở áp suất 8,2at đựng trong một bình có thể tích 20lít
a) Tính nhiệt độ của khối khí
b) Hơ nóng đẳng tích khối khí này đến khi áp suất của nó bằng 9at. Tính nhiệt độ của khối khí sau
khi hơ nóng.
 p1V1 p2
ĐS: a) T1 = = 388K ; b) T2 = T1 = 390 K
MR p1

51. Có 10g khí Ôxi ở nhiệt độ 100C, áp suất 3at. Sau khi hơ nóng đẳng áp, khối khí chiếm thể tích
10lít. Tìm:
a) Thể tích của khối khí trước khi giãn nở
b) Nhiệt độ khối khí sau khi giãn nở
c) Khối lượng riêng của khối khí trước khi giãn nở
d) Khối lượng riêng của khối khí sau khi giãn nở
ĐS: a) V1 = 2, 4.10−3 m3 ; b) T2 = 1170 K ; c) 1 = 4,14kg / m3 ; c) 2 = 1kg / m3

52. Một bình chứa một chất khí nén ở nhiệt độ 270C và áp suất 40at. Tìm áp suất của khí khi đã có
một nửa khối lượng khí thoát ra khỏi bình và nhiệt độ hạ xuống tới 120C.
ĐS: p2 = 19at
53. Có hai bình cầu được nối với nhau bằng một ống có khoá, đựng cùng một chất khí. Áp suất ở
bình thứ nhất là 2.105N/m2, ở bình thứ hai là 106N/m2. Mở khoá nhẹ nhàng để hai bình thông với nhau sao cho
nhiệt độ của khí vẫn không đổi. Khi đã cân bằng, áp suất ở hai bình là 4.105N/m2. Tìm thể tích của bình cầu
thứ hai, nếu biết thể tích của bình cầu thứ nhất là 15dm3.
ĐS: V2 = 5.10-3 m3
54. 160g khí Ôxi được nung nóng từ nhiệt độ 500C đến 600C. Tìm nhiệt lượng mà khí nhận được và
độ biến thiên nội năng của khí trong hai quá trình:
a) Đẳng tích
b) Đẳng áp
ĐS: a) Q1 = U1 = 250 calo; b) U2 = 250 calo, Q2 = 350 calo

55. Một bình kín chứa 14g khí Nitơ ở áp suất 1at và nhiệt độ 270C. Sau khi hơ nóng, áp suất trong
bình lên tới 5at. Hỏi:
a) Nhiệt độ của khí sau khi hơ nóng?
b) Thể tích của bình?
c) Độ tăng nội năng của khí?
ĐS: a) T1 = 1500K; b) V = 12,72 lít; c) U = 12,46.103J

TỜ 7
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

56. Hơ nóng 16g khí ôxi trong một bình khí giãn nở kém ở nhiệt độ 370C, từ áp suất 105N/m2 lên
5 2
tới 3.10 N/m . Tìm:
a) Nhiệt độ của khối khí sau khi hơ nóng.
b) Nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí.
ĐS: a) T2 = 930K; b) Q = 6,4.103J
57. 6,5g Hiđrô ở nhiệt độ 270C, nhận được nhiệt nên thể tích giãn nở gấp đôi, trong điều kiện áp
suất không đổi. Tính:
a) Công mà khí sinh ra.
b) Độ biến thiên nội năng của khối khí.
c) Nhiệt lượng đã cung cấp cho khối khí.

ĐS: a) A = 8,1.10 J ; b) U = 20, 2.10 J ; c) Q = 28,3.10 J


/ 3 3 3

58. Chất khí thực hiện quá trình chuẩn tĩnh từ trạng thái 1 sáng trạng thái 2 trong đó áp suất phụ
thuộc vào thể tích theo hệ thức:
p = ( p1V13/2 ) V −3/2

Hãy chứng tỏ rằng công do chất khí thực hiện trong quá trình mà thể tích thay đổi từ V1 đến V2 được cho bởi
 V1 
biểu thức: W = 2p1V1 1 − 
 V2
 

59. Giá trị  đối với không khí là 1,40. Giả sử 1,0 mol không khí mới đầu ở trạng thái sao cho p1 =
202 kPa và V1 = 45 lít. Khối không khí này giãn nở đoạn nhiệt tới thể tích V2 = 65 lít.
a) Xác định công do không khí thực hiện.
b) Tính áp suất ở trạng thái cuối.
Đáp số: 3,1 kJ, 121 kPa

Một khí lí tưởng thực hiện quá trình đoạn nhiệt chuẩn tĩnh theo hệ thức: pV = K ( const )

60.

Cp
ở đây  = là tỉ số nhiệt dung mol và K là hằng số có thể viết dưới dạng K = p1V1 .
CV
a) Chứng minh rằng công do khí thực hiện khi thể tích của nó thay đổi từ V1 tới V2 được cho bởi công

p1V1   V1  
−1

thức: WQ = 1 −   
 − 1   V2  
 
b) Đối với không khí  = 1, 40 . Xác định A đối với mẫu không khí mới đầu ở p1 = 202kPa, khi nó giãn
nở đoạn nhiệt từ V1 = 45 lít tới V2 = 65 lít.

TỜ 8
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

Phần 3. Điện và từ

61. Có hai điện tích điểm q1 = 8.10-8C và q2 = -3.10-8C đặt cách C


nhau một khoảng 10 cm trong không khí (hình bên). Tính:
a) Cường độ điện trường gây bởi các điện tích đó tại các điểm A,
B, C. Cho biết: MN = d = 10cm, MA = 4cm, MB = 5cm, MC=9cm, q1 q2
NC=7cm.
b) Lực tác dụng lên điện tích q = -5.10-10C đặt tại C. B M A N
ĐS: a) EC = 9,34.10-4V/m; b) FC = 1,42.10-4
62. Cho hai điện tích q và 2q đặt cách nhau 10 cm. Hỏi tại điểm nào trên đường nối hai điện tích ấy
điện trường triệt tiêu?
ĐS: Tại điểm cách điện tích q là 4,14.10-2m
63. Một mặt hình bán cầu tích điện đều, mật độ điện mặt σ = 10-9C/m2. Xác định cường độ điện
trường tại tâm O của bán cầu.

ĐS: E = = 28, 2V/m (coi  = 1)
4 0
64. Tính công cần thiết để dịch chuyển một điện tích q = (1/3).10-7C từ một điểm M cách quả cầu
tích điện bán kính r=1cm một khoảng R=10cm ra xa vô cực. Biết quả cầu có mật độ điện mặt σ =1011C/m2.
ĐS: A = qU = q (VM − VN )  AM  = 3, 42.10 J
−7

65. Một vòng dây tròn bán kính 4cm tích điện đều với diện tích Q=(1/9).10-8C. Tính điện thế tại:
a) Tâm vòng dây.
b) Một điểm M trên trục vòng dây, cách tâm của vòng dây một đoạn h=3cm.
ĐS: a) VO = 250V ; b) VM = 200V

66. Cho hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện tích đều, mật độ bằng nhau và trái dấu, đặt cách
nhau 5mm, cường độ điện trường giữa chúng là 104V/m. Tính hiệu điện thế giữa hai mặt phẳng đó và mật độ
điện mặt giữa chúng.
ĐS: U = 50V ;  = 9.10−8 C / m 2
67. Tại hai đỉnh C, D của một hình chữ nhật ABCD (có các cạnh AB=4m, BC=3m) người ta đặt hai
diện tích điểm q1= -3.10-8C (tại D). Tính hiệu điện thế giữa A và B.
ĐS: VA − VB = 72V
68. Một quả cầu kim loại bán kính 10cm, điện thế 300V. Tính mật độ điện mặt của quả cầu.
ĐS:  = 2,6.10-3 C/m2
69. Một quả cầu kim loại bán kính R = 1m mang điện tích q=10-6C . Tính:
a) Điện dung của quả cầu.
b) Điện thế của quả cầu.
c) Năng lượng trường tĩnh điện của quả cầu.
−3
ĐS: a) C = 4 0 R = 0,11.10−9 F ; b) V = Q / C = 9.10 V ; c) W = CV / 2 = 4,5.10 J
3 2

70. Tính cường độ từ trường của một dòng điện thẳng dài vô hạn tại một điểm cách dòng điện 2cm.
Biết cường độ dòng điện I= 5A.
ĐS: H = 39,8A/m

TỜ 9
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

71. Hình bên vẽ mặt cắt vuông góc của hai dòng điện thẳng song I1 I2
song dài vô hạn ngược chiều nhau. Khoảng cách giữa hai dòng điện AB=10cm.
Cường độ của các dòng điện lần lượt bằng I1=20A, I2=30A. Xác định vec tơ M1 M2
cường độ từ trường tổng hợp tại các điểm M1, M2, M3. Cho biết M1A=2cm, A B
M2A=4cm, M3B=3cm.
ĐS: H M1 = 120 A / m; H M 2 = 159 A / m; H M 3 = 135 A / m

72. Một dòng điện 5 A chạy trong hai dây dẫn thẳng
và dài được nối với nhau bằng một sợi dây dẫn uốn thành nửa
vòng tròn bán kính 75mm như được cho trên hình vẽ. Xác định
cảm ứng từ tại tâm của nửa vòng tròn.
A a b
73. Một khung dây hình vuông abcd mỗi cạnh l=2cm, được đặt gần
dòng điện thẳng dài vô hạn AB cường độ I=30A. Khung dây abcd và dây AB cùng I
nằm trong một mặt phẳng, cạnh ad song song với dây AB và cách dây một đoạn
r =1cm (hình vẽ). Tính từ thông gởi qua khung dây. r
−8
ĐS:  = 13, 2.10 Wb
d c
B

74. Một hình trụ dài, rỗng và dẫn điện mang dòng điện I0 phân bố đều trên tiết
diện của ống như được cho trên hình vẽ. Hãy xác B tại điểm cách hình trụ một khoảng c
R với :
a) R  b. b
b) b  R  c.
c) c  R

0 I0 ( R 2 − b 2 ) 0 I0
ĐS: a) B = 0; b) B = ; c) B =
2R ( c − b
2 2
) 2R

75. Cho một ống dây điện thẳng dài 30cm, gồm 1000 vòng dây. Tìm cường độ từ trường bên trong
ống dây nếu cường độ dòng điện chạy qua ống dây là 2A. Coi đường kính của ống rất nhỏ so với chiều dài của
ống.
ĐS: Có thể coi ống dây dài vô hạn, H=6670A/m

76. Một electron bay vào một từ trường đều cảm ứng từ B= 10-3T theo phương vuông góc với đường
sức từ trường với vận tốc v= 4.107m/s. Tính gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến của electron.
ĐS: at = 0; an = 7.1015 m / s 2

77. Một hạt α có động năng Wđ = 500eV bay theo hướng vuông góc với đường sức của một từ trường
đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Tìm:
a) Lực tác dụng lên hạt α ;
b) Bán kính quỹ đạo của hạt;
c) Chu kì quay của hạt trên quỹ đạo.
Chú thích : hạt α có điện tích bằng +2e
ĐS: a) F = 5.10-15N; b) R=3,2.10-2m; c) T=1,3.10-6s
78. Một khung hình vuông làm bằng dây đồng tiết diện S0 = 1mm2 được đặt trong một từ trường có
cảm ứng từ biến đổi theo định luật B = B0sinωt , trong đó B0 = 0,01T, ω = 2π/T, T=0,02 giây. Điện tích của
khung S = 25cm2. Mặt phẳng của khung vuông góc với đường sức từ trường. Tìm sự phụ thuộc vào thời gian
và giá trị cực đại của các đại lượng sau:
TỜ 10
BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2021

a) Từ thông gởi qua khung dây.


b) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
c) Cường độ dòng điện chạy trong khung dây.
ĐS: a)  = 2,5.10 s in100 t ( Wb ) ;  max = 2,5.10 Wb ;
−5 −5

b) E = 7,85.10 cos100 t (V ) ; Emax = 7,85.10 V ;


−3 −3

c) I = 2,3cos100 t ( A ) ; I max = 2,3 A

79. Một ống dây dẫn thẳng gồm N = 500 vòng được đặt trong một từ trường có đường sức từ trường
song song với trục ống dây.Đường kính của ống d = 10cm. Tìm suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện
trong ống dây nếu trong thời gian Δt = 0,1 giây người ta cho cảm ứng từ thay đổi từ 0 đến 2T (Tesla).
ĐS: EC=78,5V

80. Một đĩa kim loại có bán kính R= 25cm quay quanh trục của nó với vận tốc ω = 1000vòng/phút.
Tìm hiệu điện thế xuất hiện giữa tâm đĩa và một điểm trên mép đĩa trong hai trường hợp:
a) Khi không có từ trường;
b) Khi đặt đĩa trong từ trường có cảm ứng từ B = 10-2T và đường sức từ vuông góc với đĩa.
ĐS: a) u = 2.10-9V; b) U = 33MV

TỜ 11

You might also like