You are on page 1of 14

VẬT LÍ 1

CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Dạng 1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


Từ khóa:
S S  S  ...
1/ S  v.t; v   1 2 Thẳng đều, trung bình, không đổi.
t t1  t2  ...
2/ x = x0 +vt
Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng?
Chuyển động cơ là:
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
Câu 2. Hãy chọn câu đúng trong những câu sau:
A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 3. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng
với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất
phát một khoảng OA = x0. Phương trình chuyển động của vật là:
1
A. x  x0  v0t  at
2
B. x = x0 +vt
2
1 1
C. x  v0t  at D. x  x0  v0t  at
2 2

2 2
Câu 4. Đơn vị của vận tốc là:
A. m B. m/s2 C. m/s D. s
Câu 5. Trong các câu dưới đây câu nào sai?
A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = v.t
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v  v0  at
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 + vt
Câu 6. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h).
Vị trí của chất điểm sau 4h là:
A. 4,5km. B. 2km. C. 8km. D. 6km.
Câu 7. Một nguời đi xe máy từ A tới B cách 40km. Biết sau 2h người đó đến B. Vận tốc trung
bình người đó đi xe máy từ A tới B là:
A. 40km/h B. 20km/h C. 50km/h D. 30km/h
Câu 8. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc
40km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A. v = 34km/h. B. v = 35km/h. C. v = 30km/h. D. v = 40km/h
Câu 9. Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 120km với tốc độ trung bình là 60km/h, trên đoạn
đường 40km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn
đường 160km này là:
A. 53km/h. B. 65km/h. C. 60km/h. D. 50km/h.

0
Câu 10. Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng dài 15km với v = 60km/h, sau đó lên dốc 30
phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Thời gian để đi hết toàn bộ quãng đường
là:
A. 2h B. 3h C. 45 phút D. 60 phút
Câu 11. Một xe đạp đi 60km, nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v 1 =
10km/h, nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v 2 = 20km/h. Thời gian đi nửa quãng
đường đầu là:
A. 10h B. 5h C. 3h D. 6h
Câu 12. Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng dài 15km với v = 60km/h, sau đó lên dốc 30
phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Thời gian để đi hết quãng đường bằng
phẳng là:
A. 2h B. 3h C. 15 phút D. 60 phút
Câu 13. Một người đi xe máy chuyển động thẳng đều từ A lúc 5giờ sáng và tới B lúc 7giờ 30
phút, AB = 150km. Vận tốc của xe là:
A. 40km/h B. 50km/h C. 60km/h D. 70km/h
Câu 14. Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10km, rồi sau đó lập
tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời
gian này là:
A. 20km/h. B. 30km/h. C. 60km/h. D. 40km/h.
Câu 15. Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng dài 15km với v = 60km/h, sau đó lên dốc 30
phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Độ dài dốc là:
A. 35km B. 40km C. 45km D. 50km

Dạng 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


1/ v  v0  a.t
1 Từ khóa:
2 / S  v0 .t  a.t 2 Nhanh dần, chậm dần, tăng tốc, giảm tốc, gia tốc, biến đổi.
2
Bắt đầu chuyển động: v0 = 0.
1 2
3 / x  x0  v0 .t  a.t 1
2 1 km/h = m/s
3,6
4 / v 2  v02  2aS Gia tốc a (m/s2)

Câu 16. Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 17. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2. (a và v0 trái dầu)
C. x = x0 + v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu).
Câu 18. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.
D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng
1
Câu 19. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. s = v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2. (a và v0 trái dấu).
C. x = x0 + v0t + at2/2. (a và v0 cùng dấu).
D. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu).
Câu 20. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v 0. Chọn trục toạ độ ox
có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O
cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0. Phương trình chuyển động của vật là:
A. x = x0 + v0t B. x = x0 + v0t + at2/2 C. x = vt + at2/2 D. x = at2/2
Câu 21. Công thức tính vận tốc của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A. v = v0 + at B. v = at C. v = v0 - at D. v = v0.at
Câu 22. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 5m/s . Sau 10s tàu có vận tốc bao
2

nhiêu?
A. 5km/h B. 50km/h C. 5m/s D. 50m/s
Câu 23. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì tăng tốc với gia tốc a =
5m/s2. Sau 20s kể từ lúc tăng tốc, tàu đi được quãng đường bao nhiêu?
A. 1100m B. 1000m C. 1300m D. 1010m
Câu 24. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc a = 5m/s . Sau bao lâu tàu đạt vận tốc
2

72km/h?
A. 4h B. 4s C. 14h D. 14s
Câu 25. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động. Sau 10s, tàu đạt vận tốc 54km/h. Gia tốc của đoàn
tàu là:
A. 1,5m/h B. 1,5m/s2 C. 1h D. 2s
Câu 26. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động. Sau 20s, tàu đi được quãng đường dài 200m. Gia
tốc của đoàn tàu là:
A. 100m/s2 B. 1,5m /s2 C. 1m/s2 D. 0m/s2
Câu 27. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì tăng tốc với gia tốc a = 5m/s 2.
Sau bao lâu tàu đạt vận tốc 72km/h?
A. 4s B. 3s C. 5s D. 6s
Câu 28. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc. Sau 10s, tàu đạt vận
tốc 54km/h. Gia tốc của đoàn tàu là:
A. 10m/s2 B. 0,5m/s2 C. 1m/s2 D. 5m/s2
Câu 29. Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí
ban đầu của vật). Phương trình chuyền động của vật có dạng:
A. x = 2t + t2. B. x = 2t + 2t2. C. x = 2 + t2. D. x = 2 + 2t2.
Câu 30. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động. Sau 10s, tàu đạt vận tốc 54km/h. Sau bao lâu tàu
có vận tốc 72km/h?
A. 13,3s B. 1,3s C. 3,3s D. 0,3s
Câu 31. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động. Sau 10s, tàu đạt vận tốc 54km/h. Sau 20s, tàu đi
được quãng đường bao nhiêu?
A. 100m B. 150m C. 200m D. 300m
Câu 32. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, tàu đi được quãng đường
dài 200m. Sau bao lâu tàu có vận tốc 72km/h?
A. 10s B. 20s C. 30s D. 40s
Câu 33. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, tàu đi được quãng đường
dài 200m. Sau 10s, tàu đi được quãng đường là:
A. 20m B. 30m C. 50m D. 40m

2
Câu 34. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc. Sau 10s, tàu đạt vận
tốc 54km/h. Sau bao lâu tàu có vận tốc 72km/h?
A. 10s B. 15s C. 20s D. 30s
Câu 35. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc. Sau 20s, tàu đi được
quãng đường dài 400m. Sau bao lâu tàu có vận tốc 72km/h?
A. 10s B. 0,5s C. 20s D.30s

Dạng 3. RƠI TỰ DO
1/ v  g.t Từ khóa:
1 Rơi: a = g = 10 m/s2.
2 / S  h  g.t 2
2 Tự do: v0 = 0.
2h
3/ t 
g
4 / v2  2 gh

Câu 36. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự
do là:
2h
A. v  2gh . B. v  . C. v  2gh . D. v  gh .
g
Câu 37. Chuyển động rơi tự do là:
A. sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực, trong đó trọng lực có giá trị nhỏ nhất.
B. sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực, trong đó trọng lực có giá trị lớn nhất.
C. sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
D. sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Câu 38. Chọn phương án đúng, chuyển động rơi tự do có:
A. Phương bất kì. B. Chiều từ trên xuống.
C. Là chuyển động thẳng chậm dần đều. D. Là chuyển động thẳng đều.
Câu 39. Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10m/s2 thì tốc độ của một vật trong chuyển động rơi tự
do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là:
A. v = 20m/s. B. v = 40m/s. C. v =10m/s. D. v = 1m/s.
Câu 40. Một vật rơi không vận tốc đầu xuống mặt đất, lấy g = 10m/s2. Quãng đường rơi trong
0,5s đầu là:
A. 1,2 m B. 1,12 m C. 1,25m D. 2 m
Câu 41. Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g =
10m/s2.
A. t = 1s. B. t = 2s. C. t = 3s. D. t = 4s.
Câu 42. Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống mặt đất, lấy g = 10m/s2. Thời gian vật
chạm đất là:
A.4s B. 5s C. 2s D. 3s
Câu 43. Công thức tính thời gian chuyển động của vật ném ngang là:
2h h
A. t  B. t  C. t  2h D. t  2 g
g g

3
Dạng 4. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
2 Từ khóa:
1/  
T Rơi: a = g = 10 m/s2.
2 /   2 . f Tự do: v0 = 0.
1 1
3/ T  ; f 
f T
4 / V  .R

Câu 44. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc  với chu kỳ T và giữa tốc độ góc  với tần số
f trong chuyển động tròn đều là:
2
A.   ;   2 . f B.   2 .T ;   2 . f
T
2 2 2
C.   2 .T ;   D.   ;  
f T f
Câu 45. Chuyển động tròn là:
A. chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
B. chuyển động có hướng không đổi.
C. chuyển động có chiều chuyển động luôn không đổi.
D. chuyển động có gia tốc bằng 0.
Câu 46. Chu kì của chuyển động tròn đều là:
A. khoảng thời gian để vật đi hết nửa vòng.
B. khoảng thời gian để vật đi hết 1 vòng.
C. khoảng thời gian để vật đi hết 2 vòng.
D. khoảng thời gian để vật đi hết 3 vòng.
Câu 47. Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 0,25m. Xe chạy với vận tốc 10m/s2. Vận
tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe là:
A. 10rad/s B. 20rad/s C. 30rad/s D. 40rad/s.
Câu 48. Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng
0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng:
A. v = 6,28m/s. B. v = 3,14m/s. C. v = 628m/s. D. v = 9,42m/s.

CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Dạng 1. TỔNG HỢP LỰC


Từ khóa:
F 2  F12  F22  2F1F2 cos Góc của hai lực.

Câu 1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Biết góc của hai lực là 900. Hợp lực
có độ lớn là:
A. 1N. B. 2N. C. 15 N. D. 25N.
Câu 2. Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu để hợp lực
cũng có độ lớn bằng 10N?
A. 900. B. 1200. C. 600. D. 00.

4
Dạng 2. BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN
Từ khóa:
1/ F  m.a
Lực kéo.
2/ v  v0  a.t
1 tấn = 1000 kg; 1 kN = 1000 N
F (N), m (kg), a (m/s2)

Câu 3. Định luật I Niutơn xác nhận rằng:


A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác
dụng của bất cứ vật nào khác.
C. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được.
D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng.
Công thức định luật II Niutơn:
     
A. F  ma B. F  ma C. F  ma D. F  ma
Câu 5. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên.
Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên.
Câu 6. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật là:
A. Vận tốc. B. Lực. C. Khối lượng. D. Trọng lượng.
Câu 7. Chọn đáp án đúng.
Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính,
hành khách sẽ:
A. Nghiêng sang phải. B. Nghiêng sang trái.
C. Ngả người về phía sau. D. Chúi người về phía
trước.
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng
Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ:
A. Dừng lại ngay. B. Ngả người về phía sau.
C. Chúi người về phía trước. D. Ngả người sang bên cạnh.
Câu 9. Một chiếc xe khối lượng m = 100kg đang đứng yên thì động cơ tác dụng lực kéo là
250N. Gia tốc a của xe là:
A. 0,1m/s2. B. 25m/s2. C. 0,3m/s2. D. 2,5m/s2.
Câu 10. Một chiếc xe khối lượng m = 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì động cơ tác
dụng lực kéo là 10kN. Gia tốc của xe là bao nhiêu?
A. 10m/s2. B. 20m/s2. C. 1m/s2. D. 2m/s2.
Câu 11. Một chiếc xe khối lượng m = 100kg đang đứng yên thì động cơ tác dụng lực kéo là
250N. Vận tốc của xe sau 5s tăng tốc là bao nhiêu?
A. 2m/s. B. 12,5m/s. C. 15m/s. D. 10m/s.

Dạng 3. LỰC HẤP DẪN


mm Từ khóa:
Fhd  G. 1 2 2 Hấp dẫn
r
1 tấn = 1000 kg; 1 km = 1000 m
Câu 12. Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
mm mm mm m1m2
A. Fhd  G. 1 2 2 . B. Fhd  1 2 2 . C. Fhd  G. 1 2 . D. Fhd 
r r r r

5
Câu 13. Hai tàu thuỷ có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng là:
A. 0,166.10-9N. B. 0,166.10-3N. C. 0,166N. D. 1,6N.

Dạng 4. LỰC ĐÀN HỒI


Từ khóa:
1/ Fđh  k l (Định luật Húc) Lò xo.
2/ l  l  l0 l (m); l0 (m) : Chiều dài lò xo lúc đầu; lúc sau.
3/ mg  kl g =10 (m/s2).

Câu 14. Đơn vị của độ cứng lò xo là:


A. m/s B. N/m C. N.m D. m/s2
Câu 45. Công thức của định luật Húc là:
mm
A. F  ma . B. F  G 1 2 2 . C. F  k l . D. F  N .
r
Câu 16. Chọn câu trả lời đúng.
Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật
A. Còn giữ được tính đàn hồi. B. Không còn giữ được tính đàn hồi.
C. Bị mất tính đàn hồi. D. Bị biến dạng dẻo.
Câu 17. Treo vật nặng m thì lò xo dài l = 260cm, biết độ biến dạng lò xo Δl =
10cm, độ cứng lò xo là 60N/m. Độ lớn F đ h là:
A. 9N B. 8N C. 7N D. 6N
Câu 18. Độ biến dạng lò xo là Δl = 15cm khi treo vật nặng m = 200g, lúc này lò xo dài l =
75cm. Độ lớn lực Fđh là:
A. 20N B. 2,4N C. 24N D. 2N
Câu 19. Một lò xo có l0 = 40cm, độ cứng lò xo là k = 80N/m. Treo vật nặng có khối lượng m =
500g. Độ biến dạng lò xo Δl là:
A. 0,0625m. B. 6,25m. C. 0,625m. D. 0,1m.
Câu 20. Một lò xo có chiều dài l0 = 50cm, treo vật nặng m thì lò xo dài l = 92cm. Độ cứng lò
xo là 560N/m. Khối lượng m của vật là:
A. 23,52g. B. 23,52kg. C. 43,2kg. D. 43,2g.
Câu 21. Một lò xo có chiều dài l0 = 50cm, treo vật nặng m thì lò xo dài l = 92cm. Độ cứng lò
xo là 560N/m. Lực đàn hồi Fđh là:
A. 23,52N. B. 235,2N. C. 43,2N. D. 43N.
Câu 22. Một lò xo có chiều dài l0 = 80cm, độ cứng lò xo là k = 100N/m. Treo vật nặng m thì
lò xo dài l = 160cm. Lực đàn hồi Fđh là:
A. 80N. B. 800N. C. 400N. D. 40N.
Câu 23. Treo vật nặng m thì lò xo dài l = 100cm, lúc đầu lò xo có chiều dài l0 80cm, độ cứng k =
120N/m. Khối lượng m của vật là:
A. 2kg. B. 2,4g. C. 2,4kg. D. 2g.
Câu 24. Treo vật nặng m = 100g vào lò xo có độ cứng là k = 20N/m, lò xo có chiều dài tự
nhiên là l0 = 80cm. Độ lớn lực đàn hồi Fđh là:
A. 2N. B. 20N. C. 1N. D. 10N.
Câu 25. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k =
100N/m để nó dãn ra được 10 cm?
A. 1000N. B. 100N. C. 10N. D. 1N.
Câu 26. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và
tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:
A. 2,5cm. B. 12.5cm. C. 7,5cm. D. 9,75cm.
6
Câu 27. Một lò xo có l0 = 40cm, độ cứng lò xo là k = 80N/m. Treo vật nặng có khối lượng m =
500g. Chiều dài l lò xo lúc sau là:
A. 0,625m. B. 6,25m. C. 0,4625m. D. 0,3375m.

Dạng 5. LỰC MA SÁT


Từ khóa:
1/ F  .N
Ma sát
2/ F  .mg (nằm ngang)

Câu 28. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một
vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
A. Lực tác dụng ban đầu. B. Phản lực. C. Lực ma sát. D. Quán tính.
Câu 29. Công thức của lực ma sát trượt là:
   
A. Fmst  t N B. Fmst  t N C. Fmst  t N D. Fmst  t N
Câu 30. Đơn vị của Lực ma sát trượt là:
A.N/m B. N C. m D. m/N
Câu 31. Người ta dùng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý:
A. Chuyển ma sát trượt về ma sát lăn. B. Chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.
C. Chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn. D. Chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.
Câu 32. Quần áo đã là lâu bẩn hơn quần áo không là vì:
A. Sạch hơn nên bụi bẩn khó bám vào. B. Mới hơn nên bụi bẩn khó bám vào.
C. Bề mặt vải phẳng, nhẵn bụi bẩn khó bám vào.
D. Bề mặt vải sần sùi hơn nên bụi bẩn khó bám vào.
Câu 33. Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo
nằm ngang F = 6.104N. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:
A. 0,075. B. 0,06. C. 0,02. D. 0,08.
Câu 34. Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma
sát của xe là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Độ lớn của lực ma sát là:
A. 1000N. B. 10000N. C. 100N. D. 10N.

Dạng 6. LỰC HƯỚNG TÂM


Từ khóa:
1/ Fht  m.aht
Tròn; hướng tâm.
2/ Fht  m.2 .r

Câu 35. Một vật có m = 500g chuyển động tròn đều trên đường tròn có r = 10cm. Lực hướng
tâm tác dụng lên vật 5N. Tính tốc độ góc của vật.
A. 10 rad/s. B. 12 rad/s. C. 15.5 rad/s. D. 18 rad/s.

7
CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Dạng 1. CÂN BẰNG Từ khóa:


 F1  F2  F Hai lực; hợp lực; cân bằng.
 d (m): Khoảng cách đến giá của
 F1 d2 Hợp lực của hai lực song song cùng chiều
hợp lực.
F  d
 2 1

Câu 1. Trong các câu dưới đây câu nào đúng?


A. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ
lớn.
B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.

D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều và có cùng độ
lớn.
Câu 2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:
Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện
           
A. F1  F3  F2 ; B. F1  F2  F3 ; C. F1  F2  F3 ; D. F1  F2  F3 ;
Câu 3. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là:
 F1  F2  F   F1  F2  F   F1  F2  F   F1  F2  F 

A.  F1 d1   
B.  F1 d2   
C.  F1 d1   D.  F1 d2 
F d   F d   F d   F  d 
 2 2   2 1   2 2   2 1 
Câu 4. Các dạng cân bằng của vật rắn gồm:
A. Cân bằng bền, cân bằng không bền.
B. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.
D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng trong những câu sau:
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực:
A. Phải xuyên qua mặt chân đế. B. Không xuyên qua mặt chân đế.
C. Nằm ngoài mặt chân đế. D. Trọng tâm ở ngoài
mặt chân đế.
Câu 6. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là:
A. Cân bằng bền. B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định. D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 7. Chọn đáp án đúng.
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì:
A. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
D. Xe chở quá nặng.
Câu 8. Hai lực song song cùng chiều, một lực có độ lớn là 6N cách giá của hợp lực 15cm, lực
còn lại có độ lớn là 3N. Lực còn lại cách giá của hợp lực một đoạn là:
A. 7.5cm B. 4.5cm C. 15cm D. 30cm

8
Câu 9. Hai lực song song cùng chiều, một lực có độ lớn là 2N cách cánh tay đòn 20cm, lực
còn lại cách cánh tay đòn 40 cm. Lực còn lại có giá trị bao nhiêu?
A. 0.5N B. 1N C. 4N D. 40N

Dạng 2. MOMENT LỰC


Từ khóa:
M  Fd Moment lực. d (m): cánh tay đòn.

Câu 10. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống.
“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng... có xu hướng làm vật
quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim
đồng hồ”.
A. Mômen lực. B. Hợp lực. C. Trọng lực. D. Phản lực.
Câu 11. Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là:
F F F
A. M  Fd . B. M  . C. 1  2 . D. F1d1  F2d2 .
d d1 d 2
Câu 12. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm
bất kỳ của vật luôn luôn:
A. Song song với chính nó. B. Ngược chiều với
chính nó.
C. Cùng chiều với chính nó. D. Tịnh tiến với chính nó.
Câu 13. Chọn đáp án đúng.
A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào
một vật.
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào
một vật.
C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng.
Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 15. Chọn đáp án đúng.
Cánh tay đòn của lực là:
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của
lực.
C. khoảng cách từ vật đến giá của lực. D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
Câu 16. Trong các chuyển động sau, chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến?
A. Đầu van xe đạp của một xe đạp đang chuyển động.
B. Quả bóng đang lăn.
C. Bè trôi trên sông.
D. Chuyển động của cánh cửa quanh bản lề.
Câu 17. Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và
cánh tay đòn là 2 mét?
A. 10N. B. 10Nm. C. 11N. D.11Nm.
9
Câu 18. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm.
Mômen của ngẫu lực là:
A. 100Nm. B. 2,0Nm. C. 0,5Nm. D. 1,0Nm.
Câu 19. Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d =
30cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng:
A. M = 0,6N.m B. M = 600N.m. C. M = 6N.m. D. M = 60N.m.
Câu 20. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 10cm. Mômen của
ngẫu lực là 3Nm. Độ lớn của lực F là:
A. 10Nm. B. 20Nm. C. 0,3Nm. D. 30Nm.
Câu 21. Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10Nm thì cần phải tác dụng vào vật
một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm.
A. 0.5N B. 50N C. 200N D. 20N

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Dạng 1. ĐỘNG LƯỢNG. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT


Từ khóa:
1/ p  m.v Động lượng; công suất.
1
A mgh 1 km/h = m/s
2/ A  F.s.cos 3/ Ptb   3,6
t t

Câu 1. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng
được xác định bởi công thức:
   
A. p  m.v B. p  m.v C. p  m.a D. p  m.a
Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. Không xác định. B. Bảo toàn. C. Không bảo toàn. D. Biến thiên.
Câu 3. Đơn vị của động lượng là:
A. N/s B. Kg.m/s C. N.m D. Nm/s
Câu 4. Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos. D. A = ½.mv2.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là:
A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất.
Câu 6. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s B. W C. N.m/s D. HP
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của
A. Năng lượng và khoảng thời gian. B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C. Lực và quãng đường đi được. D. Lực và vận tốc.
Câu 8. Đơn vị của Động lượng là:
A. W B. Kg.m/s C. g.m/s D. kg.m.s
Câu 9. Một người chèo thuyền ngược dòng sông. Nước chảy xiết nên thuyền không tiến lên
được so với bờ. Người ấy có thực hiện công nào không? vì sao?
A. Có, vì thuyền vẫn chuyển động.
B. Không, vì quãng đường dịch chuyển của thuyền bằng không.
C. Có, vì người đó vẫn tác dụng lực.
D. Không, vì thuyền trôi theo dòng nước.
10
Câu 10. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với
phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được
khi hòm trượt đi được 10m là:
A. A = 1275J. B. A = 750J. C. A = 1500J. D. A = 6000J.
Câu 11. Một hòn đá có khối lượng 5kg, bay với vận tốc 72km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 360kgm/s. B. p = 360N.s. C. p = 100kg.m/s D. p = 100kg.km/h.
Câu 12. Một vật nặng 15kg, đang chuyển động với vận tốc 4m/s. Động lượng của vật là:
A. p = 600kg.m/s B. p = 6kg.m/s C. p = 60kg.m/s D. p = 0,6kg.m/s
Câu 13. Một chiếc xe tải nặng 5000kg, đang chuyển động với vận tốc 45km/h. Động lượng
của xe là:
A. p = 60000kg.m/s B. p = 62500kg.m/s C. p = 60500kg.m/s D. p = 6600kg.m/s
Câu 14. Một vật được kéo bằng một lực F = 150N, vật dịch chuyển quãng đường s = 62m,
biết rằng F hợp với phương ngang 1 góc α = 60 0. Công của lực F trên quãng đường đó là:
A. 6450J. B. 4650J. C. 5460J. D. 9300 J.
Câu 15. Một con chim khối lượng 0.5kg đang bay với vận tốc 10km/h. Động lượng của con
chim là:
A. 5,0kg.m/s. B. 1,38kg.m/s. C. 10kg.m/s. D. 0,5kg.m/s.
Câu 16. Một gàu nước khối lượng 10kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong
khoảng thời gian 1 phút 40 giây (lấy g = 10m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 0,5W. B. 5W. C. 50W. D. 500W.

Dạng 2. ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG. NĂNG LƯỢNG


1
1/ Wđ  mv2
2 Từ khóa:
2/ Wt  mgz Thẳng đều, trung bình, không đổi.
1
3/ Wt  k.(l )2 Công thức cũ: 5/ v  v0  a.t
6/ mg  kl
2
4/ W  Wđ  Wt

Câu 17. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là:
1 1
A. Wd  mv . B. Wd  mv2 . C. Wd  2mv2 . D. Wd  mv2 .
2 2
Câu 18. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật
A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động với gia tốc không đổi.
C. Chuyển động tròn đều. D. Chuyển động cong đều.
Câu 19. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất
thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:
1
A. Wt  mgz B. Wt  mgz C. Wt  mg D. Wt  mg
2
Câu 20. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo
xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l (l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
1 1 1 1
A. Wt  k.l . B. Wt  k.(l )2 . C. Wt   k.(l )2 . D. Wt   k.l .
2 2 2 2
Câu 21. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo
công thức:
1 1
A. W  mv  mgz . B. W  mv2  mgz .
2 2
11
1 1 1 1
C. W  mv2  k (l )2 . D. W  mv2  k.l .
2 2 2 2
Câu 22. Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác
định theo công thức:
1 1
A. W  mv  mgz . B. W  mv2  mgz .
2 2
1 2 1 1 1
C. W  mv  k (l )2 . D. W  mv2  k.l .
2 2 2 2
Câu 23. Đơn vị của Động năng là:
A. W B. J C. N D. Hz
Câu 24. Chọn phát biểu đúng. Một vật nằm yên, có thể có:
A. Vận tốc. B. Động lượng. C. Động năng. D. Thế năng.
Câu 25. Một vật nặng 15kg, đang chuyển động với vận tốc 4m/s. Động năng của vật là:
A. Wđ = 120J B. Wđ = 240J C. Wđ = 60J D. Wđ = 30J
Câu 26. Một chiếc xe bán tải nặng 5000kg, đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Động năng
của xe:
A. Wđ =120000J B. Wđ = 24000J C. Wđ = 600000J D. Wđ = 562500J
Câu 27. Một vật nặng 15kg, đang chuyển động với vận tốc 4m/s. Động năng của vật là:
A. 120J. B. 240J. C. 60J. D. 0J.
Câu 28. Chọn phát biểu đúng. Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì
A. Gia tốc của vật tăng gấp hai. B. Động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. Động năng của vật tăng gấp bốn. D. Thế năng của vật tăng gấp hai.
Câu 29. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi
khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa?
A. Không đổi. B. Tăng gấp 2 lần. C. Tăng gấp 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 30. Một vật trọng lượng 1,0N có động năng 1,0J (Lấy g = 10m/s2). Vận tốc của vật bằng:
A. 0,45m/s. B. 1,0m/s. C. 1.4m/s. D. 4,4m/s.
Câu 31. Một vật khối lượng 1,0kg có thế năng 1,0J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Khi đó, vật ở
độ cao:
A. 9,8m. B. 1,0m. C. 0,102m. D. 32m.
Câu 32. Một vật nặng 2,5kg rơi với vận tốc đầu 4m/s, sau 12s thì chạm đất. Động năng lúc đầu
là:
A. Wđ =12J B. Wđ = 24J C. Wđ = 20J D. Wđ = 30J
Câu 33. Một chiếc xe nặng 1,2 tấn đang chạy với vận tốc 5m/s thì tăng tốc với gia tốc 2m/s2.
Động năng lúc đầu là:
A. Wđ =12000J B. Wđ = 15000J C. Wđ = 20000J D. Wđ = 30000J
Câu 34. Một vật nặng 2,5kg rơi từ độ cao h xuống đất. Khi chạm đất đạt vận tốc 2m/s. Động
năng khi vật chạm đất là:
A. Wđ = 10J B. Wđ = 50J C. Wđ = 20J D. Wđ = 5J
Câu 35. Một chiếc xe tải nặng 15 tấn, đang chuyển động với vận tốc 36km/h. Động năng của
xe là:
A. Wđ =1500000J B. Wđ = 7500000J C. Wđ = 600000J D. Wđ = 562500J
Câu 36. Thế năng của vật nặng 4682kg đang ở độ cao 4678m so với mặt đất là:
Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
A. Wt = 219.107J B. Wt = 219.106J C. Wt = 219.105J D. Wt = 3219.104J
Câu 37. Một vật có trọng lượng 5N, g = 10m/s có vận tốc ban đầu là 36km/h dưới tác dụng
2

của một lực vật đạt 45km/h. Động năng tại thời điểm ban đầu là:
A. Wđ = 10J B. Wđ = 50J C. Wđ = 20J D. Wđ = 25J
12
Câu 38. Một vật có trọng lượng 10N chuyển động với v = 7,2m/s. Động năng của vật là? g =
10m/s2.
A. Wđ = 518,4J B. Wđ = 51,84J C. Wđ = 2592J D. Wđ = 25,92J
Câu 39. Một lò xo nằm ngang có k = 250N/m, khi tác dụng lực hãm lò xo dãn ra 2cm thì thế
năng đàn hồi là:
A. Wt =1000J B. Wt = 10J C. Wt = 0,1J D. Wt = 1J
Câu 40. Chọn gốc thế năng là mặt đất, thế năng của vật nặng 2kg ở dưới đáy 1 giếng sâu 10m,
g = 10m/s2 là:
A. Wt = -200J B. Wt = -20J C. Wt = 200J D. Wt = 20J
Câu 41. Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo là:
A. 100N/m B. 200N/m C. 20N/m D. 10N/m
Câu 42. Thế năng của vật nặng 6kg đang ở độ cao 6m so với mặt đất có giá trị là bao nhiêu?
Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
A. Wt =360J B. Wt = 36J C. Wt = 18J D. Wt = 180J
Câu 43. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời
gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là:
A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J.
Câu 44. Người ta thả vật 500g cho rơi tự do, biết vận tốc lúc vật vừa chạm đất là 36km/h.
Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật lúc chạm đất là:
A. W = 35 J. B. W = 25 J. C. W = 324J. D. A = 50J
Câu 45. Cơ năng của một vật có khối lượng 2kg rơi từ độ cao 5m xuống mặt đất là:
A. 10 J B. 100 J C. 5 J D. 50 J
Câu 46. Một toa tàu có m = 0,8 tấn, sau khi khởi hành chuyển động nhanh dần đều với a =
1m/s2. Động năng sau 12s kể từ lúc khởi hành là:
A. Wđ = 57600J B. Wđ = 115200J C. Wđ = 115,2J D. Wđ = 57,6J

13

You might also like