You are on page 1of 5

BÀI 5: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC

I. Tổng hợp lực đồng quy.

- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực
có tác dụng giống hệt như tác dụng của những lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp
lực, các lực được thay thế gọi là các lực thành phần.

1. Hai lực cùng phương.

- Hai lực cùng phương, cùng chiều thì làm tăng tác dụng lên vật và có độ lớn hợp
lực bằng: F = F1 + F2

- Hai lực cùng phương, ngược chiều thì chúng hạn chế, thậm trí có thể triệt tiêu
tác dụng của nhau lên vật và hợp lực có giá trị bằng: F = F1 − F2

+ Nếu F > 0 thì hợp lực F cùng chiều với lực thành phần F1.

+ Nếu F < 0 thì lực F ngược chiều với lực F1.


Hợp lực cùng phương, cùng chiều với trọng lực, cùng chiều dương đã chọn

2. Hai lực vuông góc.

- Xét trường hợp một quả cầu lông đang rơi. Có hai lực tác dụng lên quả cầu:
trọng lực theo phương thẳng đứng hướng xuống và lực đẩy của gió theo phương
ngang.

- Hợp lực F tác dụng lên quả cầu được xác định bằng cách biểu diễn các lực thành
phần P và Fđ theo quy tắc cộng véctơ. Độ lớn hợp lực:

F = P 2 + Fd2

- Hướng của hợp lực so với phương thẳng đứng là góc  sao cho:

P
cos  =
F
3. Hai lực tạo với nhau một góc bất kì.

- Xét hai lực F1; F2 đồng quy và hợp thành góc  . Ta có thể biểu diễn lực theo
quy tắc hình bình hành hoặc theo quy tắc cộng véctơ.

- Độ lớn của hợp lực: F2 = F12 + F22 + 2F.F


1 2 cos 

F2 + F12 − F22
- Hướng của hợp lực so với F1: cos  =
2F.F1

II. Phân tích lực

- Lực F được phân tích thành hai thành phần vuông góc có giá trị tính bằng:

Fx = Fcos  và Fy = Fsin 

Với  là góc giữa hướng của lực F và hướng Ox (thường chọn trùng hướng
chuyển động)
- Ví dụ: Xét trường hợp ô tô đang lên dốc.

- Các lực tác dụng lên ô tô gồm:

+ Trọng lực: P

+ Phản lực: N

+ Lực phát động: Fk

+ Lực ma sát: Fms

- Các bước như sau:


+ Bước 1: Vẽ giản đồ các lực tác dụng lên vật.

+ Bước 2: Chọn chiều dương trùng với hướng chuyển động lên dốc của ô tô.

+ Bước 3: Phân tích trọng lực P thành hai thành phần

- Các bước thực hiện cũng áp dụng được cho trường hợp vật chịu tác dụng của
nhiều lực nhưng vẫn đứng yên. Ngoài ra khi vật chuyển động thẳng đều cũng thu
được kết quả tương tự.

- Trạng thái vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều được gọi chung là trạng
thái cân bằng của vật, đó là khi lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng 0.

You might also like