You are on page 1of 3

BÀI 1: LỰC VÀ GIA TỐC

I. Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng

- Lực có thể làm thay đổi độ nhanh chậm hoặc hướng của chuyển động. Ta nói
rằng lực có thể gây ra gia tốc cho vật.

- Ví dụ khảo sát: Sử dụng xe có khối lượng không đổi m = 0,334 (kg), thay đổi
giá trị F của lực tác dụng lên xe và xác định giá trị a của gia tốc xe.

- Kết quả thí nghiệm: a F

- Ví dụ: Sử dụng xe có khối lượng khác nhau, kết quả đo giá trị a của gia tốc khi
lực có giá trị như nhau ta được bảng:
1 F
- Kết quả thí nghiệm: a a=
m m

Kết luận:

- Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực
gây ra gia tốc cho vật.

- Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia
tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật.

II. Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn suất

- Mọi phép đo phải được thực hiện trên cùng một hệ đơn vị.

- Trong hệ SI có 7 đơn vị là đơn vị cơ bản.


- Các đơn vị khác đều có thể được biểu diễn qua các đơn vị cơ bản và được gọi
là đơn vị dẫn xuất.

- Đơn vị dẫn xuất để đo một đại lượng được xác định bằng cách sử dụng định
nghĩa hoặc biểu thức tính của đại lượng đó.

III. Định nghĩa đơn vị lực.

- Một Niuton là độ lớn của một lực gây ra gia tốc 1m/s2 cho vật có khối lượng
1kg. Do đó 1N = 1kg. 1m/s2 = 1kg.m/s2

You might also like