You are on page 1of 38

Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN


Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. ĐỘNG LƯỢNG

1. Xung lượng của lực : Lực F không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian Δt thì xung

lượng của vật được xác định bằng : F . Δt
a. Tính chất :
- Xung lượng của lực là đại lượng vecto.
- Đơn vị là N.s
b. Ý nghĩa :
- Lực có độ lớn đáng kể tác dụng lên vật trong khảng thời gian ngắn có thể gây ra biến đổi
trạng thái chuyển động của vật.
2. Động lượng của một vật:

a. Định nghĩa : Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v
→ →
là đại lượng được xác định : p=m. v
b. Đặc điểm :
- Động lượng của lực là đại lượng vecto. Hướng của động

lượng là hướng vecto vận tốc v của vật
- Động lượng một phụ thuộc hệ quy chiếu đang khảo sát.
- Độ lớn động lượng của một vật p=m. v .Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là : kg.m/s.
c. Động lượng của một hệ: Với hệ gồm nhiều vật
m1 ;m2 ;m3 .... , mỗi vật có vận tốc
→ → → → → → → → → →
v 1 ; v 2 ;v 3 .. . tổng động lượng của hệ. ph = p1 + p 2 + p 3 +. .. .=m1 . v 1 +m2 . v 2 +m3 . v 3 . ..

3. Độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực : Độ biến thiên động lượng của vật trong
khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời
gian đó.
→ →
- Trong thời gian Δt, vận tốc của vật thay đổi Δ v →, động lượng của vật thay đổi Δ p với :
→ →
→ → Δp Δv → →
→ →
Δ p =mΔ v ⇒ =m =m a=F
Δt Δt → Dạng khác của ĐL II Newton : p =F . Δt
Δ
II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. Hệ kín: Hệ kín (hay còn gọi là hệ cô lập) là hệ chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng
lẫn nhau (gọi là nội lực) mà không có các lực tác dụng của các vật từ bên ngoài hệ (gọi là ngoại
lực) hoặc nếu có thì các lực này phải triệt tiêu lẫn nhau.
Chú ý: Trong các hiện tượng nổ, va chạm, vì nội lực rất lớn hơn ngoại lực nên có thể xem hệ là
kín trong thời gian xảy ra hiện tượng.

Trang 1
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

2. Định luật bảo toàn động lượng : Động lượng của hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
→ → → → → → → →
p1 + p 2= p ' 1 + p ' 2 ⇔m1 . v 1 +m2 . v 2 =m1 . v 1 ' +m2 . v 2 '

m v
3. Va chạm mềm : Vật 1 chuyển động với vận tốc 1 đến va chạm trực diện (còn gọi là va
m
chạm xuyên tâm) vào vật 2 đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng

→ → m1 . v 1
v ; v=
chuyển động với vận tốc m1 +m2

3. Chuyển động bằng phản lực : Trong hệ kín đứng yên, nếu một phần của hệ (m) bắt đầu
chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ (M)
cũng bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như thế được gọi
là chuyển động bằng phản lực.

→ → → → → → → → m. v 2
p=( M + m)0= p1 + p2 ⇔ 0= M . v 1 + m. v 2 ⇒ v 1 =−
M

Bài 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT


I. CÔNG CƠ HỌC

1.Định nghĩa: Công thực hiện bởi một lực F không đổi là đại lượng đo bằng tích độ lớn của
lực và hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương của lực.
A = F.s.cos

+ F(N) là độ lớn lực tác dụng


+ s(m) là độ dời điểm đặt của lực.

+ α là góc tạo bởi hướng của lực F và hướng của độ dời.
2. Đơn vị của công: Trong hệ đơn vị SI, công đo bằng Jun ; ký hiệu J
Bội số của J là kJ; 1kJ=1000J
3. Đặc điểm của công : Công là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số (có thể (+), (-) hoặc = 0)
4. Các trường hợp của công :
+ Khi α < 900→cos α > 0⇒ A > 0 thì A được gọi là công phát động → Lực sinh công gọi là lực
phát động.
+ Khi α > 900→cos α < 0⇒ A < 0 thì A được gọi là công cản → Lực sinh công gọi là lực cản.
+ Khi α = 900 cos = 0 A = 0 Lc không sinh công.

5. Công trọng lực: Công trọng lực không phụ thuộc dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm
đầu và điểm cuối của quỹ đạo.(vì vậy trọng lực thuộc dạng lực thế)

Trang 2
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

AP=|m.g.h|¿{Vât đi xuông→ AP=+mgh ¿}{Vât đilên→ AP=−mgh¿}¿{}¿


(h là hiệu độ cao hai đầu quỹ đạo)

II. CÔNG SUẤT


1. Định nghĩa : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công trong một giây (tốc độ sinh
công). Có giá trị bằng thương số giữa công A và thời gian thực hiện công ấy. Ký hiệu là P
P=

2. Đơn vị của công suất : Trong hệ SI, công suất đo bằng oát, kí hiệu là oát (W).
Bội số của W là kW và MW; 1kW=1000W và 1 MW= 106 W
Chú ý :
– kWh cũng là đơn vị của công; 1kWh = 3,6.105 J
– Trong chế tạo máy, người ta thường dùng đơn vị công suất là mã lực, ký hiệu HP
(1HP=736 W)
2. Biểu thức khác của công suất (phần đọc thêm) :
A → →
= =F . v
Nếu lực không đổi , ta có thể viết : P t
- Công suất tức thời : P = ( v: tốc độ tức thời tại thời điểm đang xét)

- Vật chuyển động biến đổi đều → Công suất trung bình : P =
Ứng dụng : Với công suất không đổi cho trước của một động cơ thì lực kéo tỉ lệ nghịch với vận
tốc. Điều này được ứng dụng để chế tạo hộp số trong động cơ, xe máy. Khi lên dốc, người ta trả
số để để tạo lực kéo lớn.

Bài 25: ĐỘNG NĂNG - ĐỊNH LÍ ĐỘNG NĂNG


I. ĐỘNG NĂNG
1. Định nghĩa: Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng
lượng có được do nó chuyển động và được xác định bằng công thức :
Wđ =

+ m là khối lượng của vật:(kg)


+ v là vận tốc của vật:(m/s)
Trong hệ SI, đơn vị của động năng là jun (J).
2. Tính chất của động năng :
- Là đại lượng vô hướng, không âm ( ≥ 0) và có tính chất cộng (động năng của một hệ bằng tổng
động năng của các vật trong hệ).
- Có tính tương đối, giá trị của động năng phụ thuộc hệ quy chiếu.

Trang 3
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

II. ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG


Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.

- Nếu công của ngoại lực là dương (công phát động) thì động năng
của vật tăng.
- Nếu công này âm (công cản) thì động năng của vật giảm.
Bài 26: THẾ NĂNG
I. THẾ NĂNG
1. Khái niệm thế năng : Thế năng phụ thuộc vị trí tương đối của vật so với mặt đất hoặc phụ
thuộc độ biến dạng của vật so với trạng thái khi chưa biến dạng.
2. Thế năng trọng trường của một vật:
a. Trọng trường : Trường hấp dẫn do Trái đất tạo ra xung quanh nó gọi là trường trọng lực hay
→ →
trọng trường. Biểu hiện cụ thể của trọng trường là sự xuất hiện của trọng lực ( P=m g ) tác dụng
lên một vật có khối lượng m đặt tại vị trí bất kỳ trong khoảng không gian có trọng trường.

Chú ý : Nếu xét vật trong khoảng không gian không quá rộng thì vecto gia tốc trọng trường g
coi như không đổi trong vùng đó, ta nói không gian đó là trọng trường đều.
2. Thế năng trọng trường của một vật: là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ;
năng lượng này phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường
Wt = mgz

+ m: khối lượng của vật (kg)


+ g: gia tốc trọng trường (m/s2)
+ z: tọa độ so với mốc thế năng (m).
Đơn vị của thế năng là jun (J).
Chú ý :
- Khi tính độ cao z, ta chọn chiều của trục z hướng lên trên.
- Khi mặt đất được chọn là mốc (hay gốc) thế năng. Thế năng
trên mặt đất bằng không (z = 0).
- Thế năng của cùng một vật tại cùng một vị trí nhưng với gốc
thế năng khác nhau thì hơn (kém) nhau một hằng số.
2. Liên hệ giữa công của trọng lực và thế năng :
Khi vật khối lượng m di chuyển từ điểm B có độ cao z B đến điểm C có độ cao zC trong
trọng trường đều, trọng lực thực hiện công:
hay
Kết luận :
- Khi vật chuyển động từ cao xuống thấp A P >0→ Công trọng lực là công phát động,
thế năng của vật giảm.
- Khi vật chuyển động từ thấp lên cao A P <0→ Công trọng lực là công cản, thế năng
của vật tăng.
II. THẾ NĂNG ĐÀN HỒI

Trang 4
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

1. Công của lực đàn hồi : Công của lực đàn hồi khi đưa lò xo từ trạng thái bị biến dạng x trở về
1
A đh= k . x 2
trạng thái không bị biến dạng được xác định bởi biểu thức : 2
+ x: độ biến dạng của lò xo (m)
+ k: hệ số đàn hồi (độ cứng) của lò xo (N/m)
3. Thế năng đàn hồi : Khi một lò xo bị biến dạng đàn hồi thì hệ gồm lò xo và vật cũng có một
1
W t = k . x2
năng lượng gọi là thế năng đàn hồi, được xác định bởi biểu thức : 2
Gốc thế năng chọn tại vị trí lò xo không biến dạng.
Bài 27: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
I. CƠ NĂNG CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG TRONG TRỌNG TRƯỜNG
1. Định nghĩa: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng gọi
là cơ năng của vật.
mv 2
W =W đ +W t = +mgz
2
2. Sự bảo toàn cơ năng trong trọng trường :
Xét một vật có khối lượng m rơi tự do lần lượt qua hai vị trí A và

v
B tương ứng với hai độ cao z 1 và z2, tại đó có vận tốc tương ứng là 1

v
và 2 .
mv 22 mv 21
− =A 12= A P ( 1)
+ Theo định lý động năng : 2 2
A12=A P=mgz1−mgz 2 (2)
+ Mặt khác :
Từ (1) và (2). Ta có :

hay
W =W đ +W t =không đôi

Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng
lực, động năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại, và tổng của chúng, tức là cơ năng
của vật, được bảo toàn (không đổi theo thời gian).
II. CƠ NĂNG CỦA VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA LỰC ĐÀN HỒI
Lập luận tương tự . Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn
hồi, khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại, nhưng tổng của chúng, tức là cơ năng
của vật, được bảo toàn.
W = Wđ + Wđh = = hằng số

Chú ý :
- Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng cho trường hợp vật chuyển động chỉ chịu tác dụng
của trọng lực hoặc lực đàn hồi hoặc cả hai.

Trang 5
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

- Khi vật chuyển động còn chịu tác dụng của lực khác như lực ma sát, lực cản, lực kéo…cơ
năng của vật không được bảo toàn và công của lực này bằng độ biến thiên cơ năng của hệ.
(không tính công của trọng lực và công của lực đàn hồi)

W sau−W đâu= A Fcan + A Fkeo . ..

Chương V: CHẤT KHÍ


Bài 28: CẤU TẠO CHẤT – THUYẾT ĐỘNG HỌC
PHÂN TỬ CHẤT KHÍ

I. CẤU TẠO CHẤT


1. Các kiến thức cơ bản về cấu tạo chất :
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.
- Nhiệt độ của vât càng cao thì vận tốc chuyển động hỗn loạn của các phân tử càng lớn.
2. Lực tương tác phân tử :
- Lực tương tác giữa các phân tử bao gồm lực đẩy và lực hút.
- Các chất có hình dạng và thể tích xác định là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng
thời có lực hút và lực đẩy.
3. Sự phụ thuộc của lực hút, đẩy vào khỏang cách:
- Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút.
- Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy.
- Khi khoảng cách giữa các phân tử quá lớn (lớn hơn nhiều so với kích thước phân tử) thì
lực tương tác giữa các phân tử rất yếu (có thể bỏ qua).
4. Các thể rắn, lỏng ,khí :
a. Trạng thái khí: Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hỗn độn.
Do đó chất khí không có hình dạng và thể tích xác định, nó luôn chiếm toàn bộ bình chứa đồng
thời nén lại cũng dễ dàng.
b. Trạng thái rắn: Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí
cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động quanh các vị trí cân bằng này. Do vậy mỗi
vật rắn có thể tích và hình dạng xác định riêng.
c. Trạng thái lỏng: Lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn
nên các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng nhưng không cố định và có thể di chuyển được.
Do đó chất lỏng không có hình dạng xác định riêng và có hình dạng của bình chứa nó.
II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CỦA CHẤT KHÍ
1. Nội dung thuyết động học phân tử của chất khí:
- Chất khí bao gồm các phân tử riêng biệt, kích thước của phân tử là rất nhỏ so với khoảng
cách giữa chúng.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển
động hỗn loạn càng lớn. Chuyển động hỗn loạn của các phân tử gọi là chuyển động nhiệt.

Trang 6
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

- Khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và va chạm với thành bình.
Lực này tạo ra áp suất của chất khí lên thành bình.
2. Khí lí tưởng: là khí, trong đó mỗi phân tử coi như chất điểm, chuyển động hỗn loạn không
ngừng và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT


ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

I. TRẠNG THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI


- Trạng thái của một chất khí được xác định bởi ba đại lượng đặc trưng của nó là thể tích V, áp
suất p và nhiệt độ tuyệt đối T .
→ Các đại lượng p, V, T gọi là ba thông số chỉ trạng thái.
- Đối với một lượng khí xác định thì giữa các thông số đó sẽ có mối liên hệ xác định.
+ Khi thay đổi các thông số p, V, T của một lượng khí thì ta nói lượng khí đó bị biến đổi
trạng thái và quá trình thay đổi các thông số được gọi là quá trình biến đối trạng thái khí.
+ Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi giữ nguyên một thông số gọi là đẳng
quá trình (có thể thực hiện được ba đẳng quá trình : đẳng nhiệt; đẳng tích và đẳng áp)
II. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT
Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá
trình đẳng nhiệt.
III. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
1. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt :
- Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
1
hay p . V =
p ~V hằng số
- Ở nhiệt độ không đổi, tích của thể tích V và áp suất p của một lượng khí xác định là một hằng
số.

2. Hệ thức :
p .V =h . sô⇔ p1 V 1 = p2 V 2

+ p1; p2 là áp suất khối khí ở trạng thái (1) và (2) ( N/m2, atm, mmHg...)
+ V1; V2 là thể tích khối khí ở trạng thái (1) và (2) (m3, lít...)
IV. ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT
- Là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích
khi nhiệt độ không đổi.
- Trong hệ toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.
- Với cùng một khối khí xác định ở những nhiệt độ khác
nhau. Các đường đẳng nhiệt được biểu diễn như đồ thị bên.

Trang 7
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH


ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ
I. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH
Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi thể tích được giữ không đổi gọi là quá
trình đẳng tích.
II. ĐỊNH LUẬT SAC -LƠ
1. Định luật :
- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt
đối.
p
T hay =
p~ T hằng số

- Ở thể tích không đổi, tỉ số của áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T của một lượng khí xác định là
một hằng số.
p p p
=h . sô ⇔ 1 = 2
2. Hệ thức : T T 1 T2

+ p1; p2 là áp suất khối khí ở trạng thái (1) và (2) ( N/m2, atm, mmHg...)
+ T1; T2 là nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái (1) và (2) (0K)
3. Nhiệt độ tuyệt đối : T(0K) = t+273
+ t là nhiệt độ bách phân (nhiệt giai Celsius ), đơn vị là độ C (0C )
+ T là nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt giai Kelvin ), đơn vị là độ K (0K)
III. ĐƯỜNG ĐẲNG TÍCH
- Là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt
độ tuyệt đối khi thể tích không đổi.
- Trong hệ toạ độ (p, T) đường đẳng tích là đường thẳng và
khi kéo dài sẽ qua gốc tọa độ.
- Với cùng một khối khí xác định ở những thể tích khác
nhau. Đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ, đường
đẳng tích ở dưới ứng với thể tích lớn.

Trang 8
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

Bài 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG


I. KHÍ THỰC VÀ KHÍ LÝ TƯỞNG
- Những thực nghiệm chính xác cho thấy khí thực (khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần
đúng định luật Bôi – Mariot và định luật Saclo.
- Chỉ có khí lí tưởng mới tuân theo đúng các định luật đó. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp và áp suất
không quá cao, đồng thời không yêu cầu cao về độ chính xác của phép đo thì ta có thể sử dụng
các định luật này để để tính áp suất, thể tích hoặc nhiệt độ của khí thực.
II. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG.
- Xét một lượng khí xác định chuyển từ trạng thái 1 (p1,V1,T1) sang trạng thái 2 (p2,V2,T2).
1. Thành lập phương trình trạng thái : Xem SGK
2. Kết quả :
Trong quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lý tưởng xác định, ta luôn có :
p1 V 1 p2 V 2 p.V
= hay =
T1 T2 T hằng số
Phương trình trên gọi là phương trình trạng thái khí lý tưởng
III. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP.
1. Quá trình đẳng áp : Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi áp suất được giữ
không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp :
p1 V 1 p2 V 2
=
Từ phương trình T 1 T 2 , ta thấy khi p1 = p2 nghĩa là khi áp suất không đổi thì :
V1 V2 V
= hay =
T1 T2 T hằng số
→ Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí xác định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt
đối.
3. Đường đẳng áp :
- Là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo
nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi.
- Trong hệ toạ độ (V, T) đường đẳng áp là đường
thẳng và khi kéo dài sẽ qua gốc tọa độ.
- Với cùng một khối khí xác định ở những áp suất
khác nhau. Đường đẳng áp ở trên ứng với áp suất nhỏ,
đường đẳng áp ở dưới ứng với áp suất lớn.

Trang 9
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

Chương VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG


LỰC HỌC
Bài 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG
I. NỘI NĂNG:
1. Định nghĩa:
- Nội năng của một vật là dạng năng lượng bên trong của hệ, chỉ phụ thuộc trạng thái của
hệ. Nội năng bao gồm động năng của chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên hệ và thế
năng tương tác giữa các phân tử đó.
- Kí hiệu nội năng : U; đơn vị Jun (J).
- Nội năng phụ thuộc nhiệt độ: Khi nhiệt độ thay đổi thì động năng các phân tử thay đổi
nên nội năng thay đổi.
- Nội năng phụ thuộc thể tích: khi thể tích thay đổi thì khoáng cách giữa các phân tử thay
đổi nên thế năng tương tác giữa các phân tử thay đổi nên nội năng thay đổi.
Vậy U=f (T,V)
2. Độ biến thiên nội năng: Trong nhiệt động lực học, người ta quan tâm đến độ biến thiên nội
năng ΔU của vật đó.
II. HAI CÁCH LÀM BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG:
1. Thực hiện công: Trong quá trình thực hiện một công có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng
khác sang nội năng.
Ví dụ : - Cọ xát miếng sắt trên mặt bàn, miếng sắt nóng lên → nội năng của miếng sắt tăng.
- Nén hoặc cho khí dãn nở, thế tích khí thay đổi → nội năng thay đổi.

2. Truyền nhiệt: Trong quá trình truyền nhiệt có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
- Số đo sự biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng : Q= ΔU
Q=C .m . Δt
- Công thức tính nhiệt lượng :
+ Q: nhiệt lượng thu vào (hay tỏa ra) (J)
+ khối lượng chất (kg)
+ C: nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K)
+Δt : độ biến thiên nhiệt độ (K)
* Sự tương đương giữa công và nhiệt lượng (phần đọc thêm):

Trang 10
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

Công và nhiệt lượng tương đương nhau nhưng không chuyển hóa bình đẳng. Công có thể
chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt lượng nhưng nhiệt lượng không thể chuyển
hóa hoàn toàn thành công (Ví dụ như nung nóng khối khí trong bình, khí dãn nở
làm piston dịch chuyển. Trong trường hợp này, một phần nhiệt lượng truyền cho
khí làm nóng bình nên không thể chuyển hóa hoàn toàn thành công.)
1J = 0,24 cal và 1 cal = 4,19 J

Bài 33: CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


I. NGUYÊN LÝ I CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC:
Nguyên lí I của Nhiệt động lực học là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng vào các hiện tượng nhiệt.
1. Nguyên lí I nhiệt động lực học : Độ biến thiên nội năng ΔU của hệ bằng tổng đại số nhiệt
lượng Q và công A mà hệ nhận được.
U = A +Q Đơn vị của các đại lượng U, A, Q là (J).

Δ U: độ biến thiên nội năng của hệ.


Q,A : các giá trị đại số của nhiệt lượng và công.
* Quy ước dấu :
∙ Nội năng tăng U > 0. H nhận công A > 0. H nhận nhiệt lượng Q > 0.
Nội năng giảm ΔU < 0. Hệ sinh công A < 0. Hệ truyền nhiệt lượng Q < 0.

II. ÁP DỤNG NGUYÊN LÍ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CHO KHÍ LÍ TƯỞNG
1. Nội năng của khí lý tưởng : Đối với khí lý tưởng, nội năng chỉ bao gồm động năng của
chuyển động hỗn loạn của các phân tử có trong khí đó → Nội năng của khí lý tưởng chỉ phụ
thuộc nhiệt độ. U = f(T)
2. Công thức tính công của khí lí tưởng: Khi dãn nở, khí đã thực hiện một công:
A’= p(V2 - V1)
Một cách khác, khí sinh công A = -A’ (theo quy ước dấu)
3. Áp dụng nguyên lý I cho các quá trình của khí lý tưởng :
− Quá trình đẳng tích A=0 ⇒ ΔU =Q
− Quá trình đẳng áp: p=const ⇒ ΔU =Q+ A
− Quá trình đẳng nhiệt ΔU =0 ⇒ Q=− A
III. NGUYÊN LÍ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC .
1. Nguyên lí II của Nhiệt động lực học
Phát biểu của Clau-di- ut : Nhiệt không tự nó truyền từ một vật sang vật khác nóng hơn.
Phát biểu của Cac-nô : Động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn
bộ nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
2. Vận dụng nguyên lí II của Nhiệt động lực học:
a. Động cơ nhiệt : là thiết bị biến đổi nhiệt lượng thành công .

Trang 11
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

b. Cấu tạo của động cơ nhiệt : Mỗi động cơ nhiệt phải gồm ba bộ phận cơ bản:
+ Nguồn nóng: Cung cấp nhiệt lượng Q1 cho tác nhân .
+ Bộ phận chứa tác nhân sinh công chuyển hóa nội năng thành cơ năng (bộ phận phát
động).
+ Nguồn lạnh: Thu nhiệt Q2 do tác nhân tỏa ra.
c. Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt: Tác nhân nhận nhiệt lượng Q1 từ nguồn nóng
biến một phần thành công A và tỏa phần nhiệt lượng còn lại Q2 cho nguồn lạnh.
d. Hiệu suất của động cơ nhiệt: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa công
A Q − Q2
H= = 1
A sinh ra với nhiệt lượng Q nhận từ nguồn nóng. Q1 Q1
1

Chương VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG


SỰ CHUYỂN THỂ
Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I. CHẤT RẮN KẾT TINH:
1. Cấu trúc tinh thể :
Cấu trúc tinh thể (hay tinh thể) là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết
chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác
định gọi là mạng tinh thể. Mỗi hạt tinh thể dao động nhiệt quanh một vị trí cân bằng xác định .
2. Đặc tính của chất rắn kết tinh :
- Các chất rắn kết tinh cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc mạng tinh thể khác nhau
thì tính chất vật lý của chúng sẽ rất khác nhau.
- Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy hoặc đông đặc ở một nhiệt độ xác định.
- Chất rắn kết tinh có thể là chất đa tinh thể hoặc chất đơn tinh thể.
+ Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính dị hướng.
+ Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng.

3.
3. Ứng dụng của chất rắn kết tinh :
- Làm mũi khoan, dao cắt kính, đá mài...
- Kim loại và hợp kim có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống.
II. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH:
- Chất rắn vô định hình không cấu trúc tinh thể do đó không có dạng hình học xác định
(thủy tinh, hắc ín...).
- Chuyển động nhiệt ở chất rắn vô định hình là dao động của của các hạt quanh vị trí cân
bằng không xác định (sắp xếp theo trật tự gần).

Trang 12
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

- Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Các chất rắn vô định hình có rất nhiều ứng dụng trong đời sống vì dễ tạo hình, không bị
ăn mòn, giá thành rẻ.

Bài 35: BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN


I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI:
1. Biến dạng cơ :
- Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến
dạng cơ.
- Biến dạng cơ của vật rắn được chia làm hai loại: Biến dạng đàn hồi và biến dạng không
đàn hồi. Tác dụng một lực làm vật rắn bị biến dạng. Khi ngưng tác dụng lực :
+ Vật phục hồi lại được hình dạng ban đầu → biến dạng đàn hồi→ Vật rắn có tính
đàn hồi
+ Vật không lấy lại được hình dạng ban đầu → biến dạng đàn hồi (biến dạng dẻo)
2. Độ biến dạng tỉ đối :
Gọi :
+ l0 là chiều dài ban đầu của thanh rắn.
+ l là chiều dài của thanh rắn khi bị biến dạng.
|l−l 0| |Δl|
ε= =
→ Mức độ biến dạng của thanh rắn xác định bởi độ biến dạng tỉ đối : l0 l0
3. Giới hạn đàn hồi : là giới hạn trong đó vật rắn còn khả năng đàn hồi.
II. ĐỊNH LUẬT HUC:
1. Ứng suất lực :
Xét một thanh rắn tiết diện S, chịu tác dụng của lực có độ lớn F.
Đại lượng tính bằng độ lớn lực tác dụng lên một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương
của lực gọi là ứng suất lực.

σ= (đơn vị của σ là paxcan (Pa) hoặc N/m2;1 Pa = 1 N/m2 )


2. Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn :
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối kéo hay nén của một thanh rắn (hình trụ đồng
chất) tỉ lệ thuận với ứng suất gây tác dụng vào vật đó
|Δl|
ε = =α . σ
l0
α : hệ số tỉ lệ, phụ thuộc độ biến dạng của vật rắn.
3. Lực đàn hồi :
|Δl| F 1 |Δl| |Δl|
ε= =α . σ ⇒ = =E
Từ công thức
l0 S α l0 l0
1
E=
α là suất đàn hồi (hay suất Y-âng) của thanh rắn phụ thuộc vào bản chất và kích thước
của thanh, đặc trưng cho tính đàn hồi của thanh rắn, đơn vị là Pa.
F là độ lớn lực tác dụng vuông góc với tiết diện S của thanh rắn.
Theo định luật III Newton, trong thanh xuất hiện lực đàn hồi chống lại biến dạng này .

Trang 13
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

S
F đh=E |Δl|=k .|Δl|
Vậy, lực đàn hồi trong thanh tính bằng :
l0

→ hệ số đàn hồi hay độ cứng của thanh (N/m); k phụ thuộc bản chất, kích thước,
hình dạng của thanh rắn.

Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN


I. SỰ NỞ DÀI:
- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.
Gọi :
l0 là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t0 (thường là 200 C)
l là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t.
Độ tăng chiều dài của thanh :
Δl=l−l0
Thực nghiệm chứng tỏ rằng độ nở dài tỉ đối với độ tăng nhiệt độ Δt
Δl
=α . Δt hay l=l o [ 1+α(t−t 0 ) ]
l0

α là hệ số nở dài của thanh đo bằng đơn vị K-1; hệ số nở dài phụ thuộc bản chất vật liệu
làm thanh
II. SỰ NỞ KHỐI:
- Là sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng.
ΔV
=β . Δt hay V =V o [ 1+β (t−t 0 ) ]
V0
V0 là thể tích của vật ở nhiệt độ t0
V là thể tích của vật ở nhiệt độ t

β là hệ số nở khối của vật đo bằng đơn vị K 1; Với cùng một chất thì β 3α.
Lưu ý :
- Trong ngành cơ khí chế tạo máy và xây dựng, cần lưu ý đến sự dãn nở vì hiệt của kim loại.
- Các ống hơi nước và nước nóng thường có những đoạn uốn cong để tránh ống bị gãy, nứt.
- Chế tạo băng kép trong rơle đóng ngắt tự động .

Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

Trang 14
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

I. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG:


1. Hiện tượng : Một khối lỏng luôn được giới hạn bởi một bề mặt, khi bị biến dạng thì bề mặt
chất lỏng xuất hiện lực căng chống lại biến dạng của bề mặt.
2. Lực căng bề mặt của chất lỏng :
- Đặt trên đường giới hạn của bề mặt và vuông góc với mặt đó.
- Phương tiếp tuyến với bề mặt khối lỏng
- Chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
- Độ lớn lực căng bề mặt :
σ F=l là hệ số tỉ lệ (N/m); σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng ; σ giảm
khi nhiệt độ tăng
l chiều dài của đường giới hạn bề mặt (m)
3. Ứng dụng :
- Dùng vải thưa làm ô dù mà không sợ bị ướt
- Dùng nước pha xà phòng giặt quần áo.
II. HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT:
Khi cho chất lỏng tiếp xúc với chất rắn
- Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các
phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử
chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt
- Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các
phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử
chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt
- Ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt : tuyển quặng
III. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN:
- Là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính
nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng bên ngoài.
- Hiện tượng mao dẫn là cơ chế hút nước của rễ cây; làm bấc đèn trong đèn dầu .

Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT


I. SỰ NÓNG CHẢY:
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình
chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
- Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ không đổi xác định ứng
với một áp suất bên ngoài xác định.
- Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Nhiệt nóng chảy của vật rắn:


với: + Q: Nhiệt nóng chảy (J).
+ : Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg).
+ m: Khối lượng của chất rắn (kg).
→ Nhiệt nóng chảy riêng của một chất rắn có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng
chảy hoàn toàn 1kg chất rắn đó ở nhiệt độ nóng chảy.

Trang 15
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

- Ứng dụng của sự nóng chảy: các kim loại được nấu chảy và giữ cho nhiệt độ cao hơn
nhiệt nóng chảy để đúc các chi tiết máy, đúc tượng và đúc chuông; luyện gang thép và hợp kim.
II. SỰ BAY HƠI:
1. Định nghĩa : Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, có thể xảy ra dưới hình thức bay hơi
hoặc sôi. Quá trình truyền ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
2. Giải thích :
- Nguyên nhân của hiện tượng bay hơi : các phân tử ở mặt thoáng của chất lỏng có động
năng đủ lớn thắng được lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau và có vận tốc hướng ra phía
ngoài mặt thoáng, sẽ bứt ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chất đó. Vậy sự bay hơi
là sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
- Nguyên nhân của hiện tượng ngưng tụ : các phân tử hơi ở phía trên mặt thoáng chuyển
động hỗn loạn. Có những phân tử sau va chạm có chiều chuyển động hướng về phía mặt thoáng
và trở thành phân tử ở trong khối chất lỏng.
Qua mt thoáng khi lng, luôn có hai quá trình ngc nhau: quá trình phân t bay ra (s hoá
hơi) và quá trình phân tử bay vào (sự ngưng tụ).
3. Hơi bão hòa và hơi khô:
- Khi số phân tử bay ra bằng số phân tử bay vào trên mặt thoáng khối lỏng thì ta có sự cân
bằng động. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
Hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc
thể tích hơi, mà chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng bay hơi.
Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì áp suất
hơi bão hòa cũng tăng. Ở cùng một điều kiện, áp suất hơi bão hòa của các chất khác nhau thì
khác nhau.
- Hơi khô là hơi có áp suất thấp hơn áp suất hơi bão hòa ở cùng nhiệt độ. Hơi khô tuân theo
định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
4. Ứng dụng:
- Sự bay hơi của nước tạo sương mù, mây, mưa điều hòa khí hậu.
- Sản xuất muối.
- Sự bay hơi của amoniac, freon....dùng trong kĩ thuật làm lạnh.
III. SỰ SÔI:
- Sự sôi là quá trình chuyển thể từ lỏng sang hơi cả bên trong và trên bề mặt của chất lỏng.
- Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất sôi ở nhiệt độ xác định, không đổi.
- Nhiệt độ sôi còn phụ thuộc áp suất trên bề mặt chất lỏng.
- Nhiệt hóa hơi : là nhiệt lượng cung cấp cho chất lỏng trong quá trình sôi. Q= L.m
L: Nhiệt hóa hơi riêng, phụ thuộc bản chất của chất lỏng (J/kg).

Bài 39: ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ


I. ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI VÀ ĐỘ ẨM CỰC ĐẠI:
1. Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí : đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính ra
gam chứa trong 1 m3 không khí. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m3).
2. Độ ẩm cực đại (A) của không khí : ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối
lượng tính ra gam của hơi nước bão hoà chứa trong 1 m 3 không khí ở nhiệt độ ấy. Đơn vị của độ
ẩm cực đại là gam trên mét khối (g/m3)

Trang 16
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

II. ĐỘ ẨM TỈ ĐỐI:
Độ ẩm tỉ đối (f) của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối

a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :


p
f≈ . 100 %
Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối tính gần đúng theo công thức :
pbh
Với : p: áp suất riêng phần của hơi nước.
Pbh: áp suất hơi bão hòa ở cùng nhiệt độ.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:
- Nhiệt độ 180C, f =25% lnh.
- Nhiệt độ 180 C, f >60% mát m.
- Nhiệt độ 300 C, f =25% d chu
- Nhiệt độ 300 C, f >80% nóng bc.
- Độ ẩm f >80% tạo điều kiện cây phát triển nhưng dễ làm ẩm mốc, hư hòng máy móc và
lương thực, thực phẩm.

Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN


23. ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Động lượng của một vật: . Độ lớn (kg.m/s)
Xung lượng của lực : Lực không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian t thì xung
lượng của vật được xác định bằng :
Động lượng của một hệ nhiều vật :

Định luật bảo toàn động lượng của một hệ kín: Sau một hiện tượng thì trong hệ kín :

Va chạm mềm : Vật chuyển động với vận tốcđến va chạm và dính vào vật đang đứng yên.
Sau va chạm, hai vật chuyển động với vận tốc
Chuyển động bằng phản lực : Trong hệ kín đứng yên, vận tốc hai vật sau hiện tượng:

23.1. Xe A có khối lượng 1000kg và vận tốc 60km/h; xe B có khối lượng 2000kg và vận tốc
30km/h. So sánh động lượng của chúng?
Đs: Bằng nhau.

Trang 17
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

23.2. Hai vật có khối lượng m1=2kg và m2=5kg chuyển động với các vận tốc v1=5m/s và
v2=2m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp sau:
a. cùng phương, cùng chiều
b. cùng phương, ngược chiều
c. vuông góc với
d. hợp với góc 120o

Đs: a. 20 kgm/s ; b. 0 ; c. 10 2kgm/s ; d.10 kgm/s)
23.3. Từ một máy bay đang bay ngang với vận tốc v đối với trái đất, người ta bắn thẳng về phía
sau một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay. Động lượng của viên đạn đối
với mặt đất có độ lớn bao nhiêu?
Đs: 0
23.4. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s.Cho g = 9,8
m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ?
Đs: 9,8 kgm/s
23.5. Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi bắt đầu hạ cánh chạm đất có vận tốc
216km/h. Sau 2 phút máy bay dừng lại. Tính độ lớn trung bình của lực hãm máy bay. Lấy
g=10m/s2.
Đs: 25000 N
23.6. Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào một bức tường và
bật trở lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là bao nhiêu?
Đs: -2mv
o
23.7. Từ mặt đất, một hòn đá được ném xiên một góc 30 so với phương ngang với động lượng
có độ lớn 2 kgm/s. Khi rơi trở lại mặt đất, độ biến thiên động lượng của hòn đá là bao nhiêu ?(Bỏ
qua sức cản không khí )
Đs: 2kgm/s
23.8. Một vật có khối lượng m1 =1kg chuyển động với vận tốc v1 =1,5 m/s đến va chạm vào vật
khác có khối lượng m2 =0,5 kg đang đứng yên .Sau khi va chạm, cả hai dính vào nhau và chuyển
động theo chiều ban đầu của m1. Sau va chạm tốc độ của mỗi vật là bao nhiêu ?
Đs: v1= v2 =1 m/s
23.9. Trên một đường ray nằm ngang có một toa xe khối lượng m 1= 3 tấn chuyển động với vận
tốc 1 m/s đến móc vào ta xe thứ hai có khối lượng m 2= 2 tấn đang nằm yên. Sau khi chúng móc
nối vào nhau, hai toa xe chuyển động với vận tốc bao nhiêu?
Đs: v1= v2 =0,6 m/s
23.10. Một toa xe có khối lượng 4 tấn chuyển động đến va chạm vào toa xe thứ hai có khối
lượng 2 tấn đang đứng yên. Sau đó cả hai cùng chuyển động với vận tốc 2m/s. Tìm vận tốc của
toa xe thứ nhất trước va chạm
Đs: 3 m/s
*23.11. Một người khối lượng m1 = 50kg đang chạy với vận tốc v 1 = 4m/s thì nhảy lên một chiếc
xe khối lượng m2 = 80kg chạy song song ngang với người này với vận tốc v 2 = 3m/s. sau đó, xe
và người vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên
nếu ban đầu xe và người chuyển động:
a. Cùng chiều.
b. Ngược chiều
Đs: a. 3,38 m/s ; b. 0,3 m/s

Trang 18
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

*23.12. Hai quả cầu có khối lượng m 1 = 3m; m2 = m; chuyển động ngược chiều trên cùng một
đường thẳng đến va chạm vào nhau với tốc độ bằng nhau 3 m/s. Sau va chạm quả cầu m 2 bật trở
lại với vận tốc là 3 m/s. Hỏi quả cầu m1 sẽ chuyển động như thế nào ?
Đs: Quả cầu m1 tiếp tục đi theo hướng cũ với vận tốc 1m/s.
*23.13. Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 5 tấn đang chuyển động với tốc độ 100m/s thì phụt
tức thời ra phía sau một lượng khí có khối lượng 1 tấn. Tốc độ khí đối với tên lửa lúc phụt ra là
400m/s. Tính tốc độ của tên lửa sau khi phụt khí.
Đs: 200 m/s
*23.14. Một viên đạn có khối lượng 3kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 47m/s thì nổ
thành hai mảnh. Mảnh lớn có khối lượng 2kg bay theo hướng chếch lên cao hợp với phương
thẳng đứng một góc 45o với vận tốc 50m/s. Tìm hướng và vận tốc của mảnh còn lại .
Đs: Hướng chếch lên hợp với phương thẳng đứng một góc 45o với vận tốc 99,7m/s
*23.15. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 200m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng
10 kg và 5 kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 346m/s. Hỏi mảnh to bay
theo phương nào? Vận tốc bao nhiêu?
Đs: Hướng chếch xuống hợp với phương ngang một góc 30o với vận tốc 346,3m/s

24. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT


Công cơ học : A = F.s.cos (J) (: góc giữa và phương độ dời vật)
+ Khi < 900cos > 0 A > 0 → A gọi là công phát động.
+ Khi > 900cos < 0 A < 0 → A gọi là gọi là công cản .
+ Khi = 900cos = 0 A = 0 → Lực không sinh công.
Công trọng lực : khi vật thay đổi độ cao h
+ Vật đi xuống : .
+ Vật đi lên : .
Công suất : Là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công :
Hiệu suất :

24.1. Một xe goòng được kéo cho chuyển động trên đường ngang nhẵn bằng một sợi dây cáp với
một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 30 0. Công của lực tác dụng
lên xe để xe chạy được 200m có giá trị là bao nhiêu?

Đs: 25,98 kJ
24.2. Một vật có khối lượng m=100kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân một mặt
phẳng nghiêng dài 2m, cao 0,4 m. Vận tốc vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính
công của lực ma sát trong quá trình chuyển động của vật.
Đs: - 200J

Trang 19
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

24.3. Một người buộc một sợi dây vào một vật có khối lượng 50 kg rồi thả đều vật từ độ cao h =
1,5 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Tính công mà người đó đã thực hiện khi thả vật xuống đất .
Đs: - 750 J
24.4. Búa máy có khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m và đóng vào cọc làm cọc ngập thêm vào
đất 0,1m. Lực đóng cọc trung bình là 80000N. Tính hiệu suất của búa máy.
Đs: 80%
24.5. Một động cơ điện cung cấp một công suất 15KW cho một cần cẩu nặng 1000kg lên cao
2
30m. Lấy g=10 m/ s . Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó?
Đs: 20 s
24.6. Một người đi xe đạp trên đường thẳng với vận tốc 18km/h. Trong điều kiện này, lực ma sát
và lực cản của không khí có độ lớn lần lượt là 7N và 5N. Biết khối lượng tổng cộng của người và
xe là 80kg, g=10m/s2. Tính công và công suất của người đi xe đạp khi leo lên một dốc dài 100m
cao 1m mà vẫn giữ nguyên vận tốc trên.
Đs: 2000J và 100 W
24.7. Nhờ cần cẩu, một kiện hàng khối lượng 5T được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều,
đạt độ cao 10m trong 5s. Lấy g = 10 m/s2, công suất của động cơ trong giây thứ 5 có giá trị bằng
bao nhiêu?
Đs: 194,4 kW
24.8. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800kg. Khi chuyển động thang máy
còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao với vận tốc không
đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu ? Cho g = 9,8m/s2.
Đs: 64,920 kW
24.9. Thác nước cao 30m, mỗi giây đổ xuống 300m 3 nước. Người ta dùng thác nước làm trạm
thủy điện với hiệu suất 75%. Tính công suất của trạm.
Đs:67500 kW
*24.10. Một cái thùng khối lượng 90kg chuyển động thẳng đều trên
→ →
F F
sàn ngang nhờ lực đẩy 1 và 2 như hình vẽ, các lực hợp với phương
ngang góc α1 = 300 góc α2 = 450 . Khi thùng chuyển động được 20m.
a. Tính công của từng lực tác dụng.
b. Tính hệ số ma sát giữa thùng và sàn.
Đs: a. AF1= 5200J; AF2= 4240J; Ams=9440 J; AP=AN=0; b. μ=0,56
*24.11. Xe có khối lượng 200 kg chuyển động trên dốc dài 200m, cao 10m. Lực ma sát luôn
không đổi là 50 N.
a. Xe chuyển động thẳng đều lên dốc với vận tốc 18 km/h. Tính công suất của động cơ xe.
b. Khi lên đến đỉnh dốc, xe xuống dốc nhanh dần đều với vận tốc đầu 18 km/h, khi đến
chân dốc, xe có vận tốc 54 km/h. Tính công và công suất trung bình của động cơ.
Đs: a.750 W; b. 10000 J và 500 W
*24.12. Người ta dùng máy có công suất 200W để kéo đều một vật có khối lượng 50 kg trên mặt
sàn nằm ngang với lực kéo hợp với phương ngang góc α = 300. Hệ số ma sát trượt μ = 0,1. Hãy
xác định :
a. Lực kéo tác dụng vào vật.
b. Công lực kéo thực hiện trong 1 phút.
c. Sau 1 phút, người ta không tác dụng lực nữa. Tính công của lực ma sát và quãng đường
đi được trong trường hợp này.
Đs: a. 54,6 N; b. 12kJ ; c. - 335 J; 6,7 m

25. ĐỘNG NĂNG – ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG


Động năng của một vật :
Định lý động năng :
Trang 20
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

25.1. Một viên đạn có khối lượng 200g bay ra khỏi nòng với vận tốc v =540km/h . Tính động
năng của viên đạn lúc bay ra khỏi nòng súng.
Đs: 2250 N
25.2. Một viên đạn khối lượng 10g bay theo phương ngang với tốc độ 300m/s xuyên qua một
tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, viên đạn có tốc độ 100m/s. Tính độ lớn lực cản
trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn.
Đs: 8000 N
25.3. Một xe nặng 1,2 tấn chuyển động tịnh tiến trên đường thẳng nằm ngang có tốc độ tăng từ
10 m/s đến 20 m/s khi đi được 300m. Tính hợp lực tác dụng vào xe.
Đs: 600 N
25.4. Một vật có khối lượng m =100kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân một mặt
phẳng nghiêng có chiều dài 2m, chiều cao 0,4m. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng là
2m/s. Tính công của lực ma sát trong chuyển động của vật.
Đs: -200 J
25.5. Một xe có khối lượng m = 4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tài xế thấy có một
chướng ngại vật cách xe 10m và hãm phanh.
a. Đường khô, lực hãm có độ lớn 22000 N. Xe có đụng vào chướng ngại vật không?
b. Đường ướt, lực hãm có độ lớn 8000 N. Khi đụng vào chướng ngại vật, xe có vận tốc bao
nhiêu?
Đs: a. Không ; b. 7,75 m/s
25.6. Một quả cầu có khối lượng 1kg được thả không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng
nhẵn, cao 20 cm.
a. Dùng định lý động năng, tính vận tốc của quả cầu khi đến chân mặt phẳng nghiêng.
b. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, quả cầu tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang
được 1m nữa thì dừng lại. Tìm lực ma sát trên mặt phẳng ngang tác dụng lên quả cầu
Đs: a. 2 m/s ; b. 2 N
25.7. Một xe có khối lượng m = 1 tấn khởi hành trên đường ngang, đi được 100m thì đạt vận tốc
36 km/h. Lực cản trên đường này bằng 1% trọng lượng xe
a. Tính công, công suất trung bình và lực kéo của động cơ xe?
b. Sau đó, xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc dài 100m, cao 10m. Xuống đến chân
dốc, xe có vận tốc 7,2 km/h. Tính công của lực hãm và lực hãm trung bình tác dụng lên xe trên
đoạn đường đó
Đs: a. 60 kJ; 3000 W; 600 N ; b. – 148 kJ; 1480 N
*25.8. Một vật có khối lượng m1 va chạm trực diện với vật có khối lượng m 2 =m1/4 đang nằm
yên. Trước va chạm, vật 1 có vận tốc là v. Sau va chạm không đàn hồi, cả hai vật chuyển động
với cùng vận tốc v’. Tính tỉ số giữa tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm.
Đs: 5/4
*25.9. Bắn một hòn bi (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào hòn bi (2) có khối lượng 3m
đang đứng yên. Biết rằng khi va chạm, động năng của hệ luôn bảo toàn. Sau va chạm, hai bi
chuyển động như thế nào?
Đs: Bi (1) bật ngược lại với vận tốc 1,5 m/s; bi (2) chuyển động tới với vận tốc 1,5 m/s
*25.10. Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m =100g được treo vào một đầu sợi
0
dây dài 1m. Kéo quả cầu cho dây treo lệch với phương thẳng đứng góc 60 rồi buông nhẹ cho
2
vật chuyển động. Lấy g = 10 m/s . Bỏ qua sức cản không khí. Khi quả cầu chuyển động đến vị
trí dây treo thẳng đứng. Hãy tìm :
a. Công của trọng lực tác dụng lên quả cầu và vận tốc của quả cầu lúc đó.

Trang 21
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

b. Công của lực căng dây tác dụng lên quả cầu
Đs: a. 0,5 J; 3,14 m/s; b. 0 J
26. THẾ NĂNG
Thế năng trọng trường của một vật : (J)
(z: độ cao của vật so với gốc thế năng, chiều dương của trục thế năng luôn hướng lên)
Công của trọng lực và độ giảm thế năng : Khi vật di chuyển từ độ cao B đến độ cao C:

Công của lực đàn hồi:


Thế năng đàn hồi:
x: độ biến dạng của lò xo (m); k: hệ số đàn hồi (độ cứng) của lò xo (N/m)

26.1. Tính thế năng của vật có khối lượng 10 kg khi đặt tại điểm A có độ cao 1m so với mặt đất
và khi đặt tại điểm B ở đáy giếng sâu 5 m trong hai trường hợp : (Cho g = 10m/s2)
a. Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
b. Chọn mốc thế năng ở đáy giếng.
Đs: a. 100 J; -500 J; b. 600J; 0J.
26.2. Một cần cẩu nâng thùng hàng có khối lượng 700 kg từ mặt đất lên độ cao 3m. Sau đó hạ
xuống sàn ôtô tải ở độ cao 1,4 m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2
a. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Tìm thế năng của thùng hảng ở độ cao 3m.
b. Khi thùng hàng đã được hạ xuống sàn xe tải thì độ biến thiên thế năng của thùng hàng là
bao nhiêu so với lúc đầu?
Đs: a. 21 kJ; b. - 9,8 kJ
26.3. Một lò xo có hệ số đàn hồi k = 1 N/cm . Độ dãn của lò xo biến thiên từ trị số 5cm đến trị số
3 cm. Trong quá trình này, độ biến thiên của thế năng của lò xo là bao nhiêu ?
(ĐS: 0,8 mJ)
26.4. Cho một lò xo chưa bị biến dạng nằm ngang, một đầu lò xo gắn chặt vào điểm cố định. Tác
dụng một lực F=3 N kéo lò xo dãn ra 2cm.
a. Tìm độ cứng của lò xo.
b. Tìm thế năng đàn hồi của lò xo khi bị dãn?
c. Khi lò xo bị kéo dãn thêm 1,5 cm nữa thì công của lực đàn hồi thực hiện là bao nhiêu?
Đs: a. 150 N/m; b. 0,03J; c. -0,092 J
*26.5. Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại
vị trí đó bằng Wt1 = 500J. Thả tự do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng
Wt2 = -1000J. Cho g = 10m/s2. Hỏi vật đã rơi từ độ cao là bao nhiêu?
Đs: 50 m.
*26.6. Một vật có khối lượng m = 200g được treo vào đầu của lò xo có
chiều dài tự nhiên l0 =30cm, độ cứng 100 N/m như hình vẽ (mô hình
của con lắc lò xo). Cho g = 10m/s 2. Tìm thế năng tổng cộng của vật
trong hai trường hợp :
a. Chọn gốc thế năng trọng trường tại độ cao I của điểm treo và
thế năng đàn hồi tại vị trí lò xo không biến dạng.
b. Chọn gốc thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi đều tại vị
trí cân bằng của vật.
Đs: a. -62 J; b. 0J .

Trang 22
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

*26.7. Một quả cầu có khối lượng m = 100g được treo vào đầu của
một dây không dãn dài l = 50cm, như hình vẽ (mô hình của con lắc
đơn). Cho g = 10m/s2. Người ta cho quả cầu dao động bằng cách
kéo nó cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng góc 60 0 và thả
nhẹ. Chọn gốc thế năng hấp dẫn tại độ cao của quả cầu khi ở vị trí
cân bằng. Tính thế năng của quả cầu tại vị trí dây treo lệch khỏi
phương thẳng đứng góc 600 và tại vị trí treo lệch khỏi phương thẳng
đứng góc 300
Đs: 0,25 J; b. 0,06J .

27. CƠ NĂNG
Cơ năng của một vật : (J)
( Cơ năng phụ thuộc hệ quy chiếu và gốc thế năng; có thể (+); (-) hay = 0)
Bảo toàn cơ năng :

( Áp dụng khi vật chỉ chịu tác dụng của lực thế: trọng lực, lực đàn hồi..)
Biến thiên cơ năng:

A – BẢO TOÀN CƠ NĂNG


27.1. Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m
so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s 2. Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất, hãy tìm các giá trị động
năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.
Đs: 0,16J; 0,31J; 0,47J
27.2. Một vật nhỏ có khối lượng 1kg được thả rơi từ độ cao 20 m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn
mốc thế năng tại mặt đất và bỏ qua lực cản không khí.
a. Tính thế năng của vật lúc bắt đầu thả. Suy ra cơ năng của vật
b. Tính thế năng của vật ở độ cao 10m. Suy ra động năng của vật tại đó.
c. Tính động năng của vật khi chạm đất. Suy ra tốc độ của vật tại đó.
Đs: a. 200 J; 200 J; b. 100 J; 100 J; c. 200 J; 20 m/s
27.3. Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g =
10m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Tính động năng của vật sau khi vật rơi được 12m.
Đs: 48 J
27.4. Một người thả mình rơi tự do từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước. Cho g = 10m/s 2. Bỏ
qua lực cản không khí. Tính các vận tốc của người đó khi qua vị trí :
a. Cách mặt nước 5m
b. Khi vừa chạm mặt nước .
Đs: a. 10 m/s ; b. 14,14 m/s
27.5. Từ độ cao 2m, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí . Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một
khoảng bằng bao nhiêu?
Đs: 7m
27.6. Một quả bóng nặng 10 g được ném thẳng xuống đất từ độ cao 5 m, với vận tốc đầu 10 m/s.
Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất và bỏ qua lực cản không khí.

Trang 23
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

a. Tìm cơ năng của bóng ?


b. Tìm vận tốc bóng lúc chạm đất.
c. Ở độ cao nào thì động năng của bóng lớn gấp 3 lần thế năng của nó?
Đs: a. 1 J; b. 14,1 m/s; c. 2,5 m
*27.7. Một con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc 45 0 và thả
nhẹ. Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua lực cản không khí. Tìm độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua
vị trí :
a. Dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300
b. Dây treo có phương thẳng đứng. Nhận xét về giá trị vận tốc này
Đs: a. 1,76 m/s; b. 2,4 m/s→ giá trị vận tốc lớn nhất trong suốt quá trình chuyển động
*27.8. Một con lắc đơn có chiều dài 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc 60 0 và

v
truyền cho vật vận tốc v = 5m/s; 0 nằm trong mặt phẳng thẳng đứng và vuông góc với dây. Xác
0
định vị trí lực căng dây treo bị triệt tiêu (=0) và vận tốc vật tại đó. Lấy g = 10 m/s 2. Bỏ qua lực
cản không khí.
Đs: 1200; v≈2,24 m/s
*27.9. Từ A, một quả cầu nhỏ lăn không có vận tốc đầu
xuống một mặt phẳng nghiêng AB có góc nghiêng α = 30 0.
AB = 1,6 m, điểm B cách mặt đất h= 0,45m, g = 10 m/s 2. Bỏ
qua lực cản không khí.
a. Tìm vận tốc quả cầu khi đến B.
b. Tới B, quả cầu rơi trong không khí. Tìm độ lớn của
vận tốc quả cầu lúc sắp chạm đất.
Đs: a. 4 m/s; b. 5 m/s
B - BIẾN THIÊN CƠ NĂNG
27.9. Một viên đạn khối lượng 10g bay theo phương ngang với tốc độ 300m/s xuyên qua một tấm gỗ dày
5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, viên đạn có tốc độ 100m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ tác
dụng lên viên đạn là bao nhiêu?
Đs: 8000 N
27.10. Một vật nặng 1 kg được ném thẳng xuống đất từ độ cao 24 m, với vận tốc đầu 14m/s. Lấy
g = 10 m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Khi chạm đất, vật đào sâu xuống đất đoạn 0,2m mới
dừng. Tìm lực cản trung bình của đất.
Đs: 1700 N
27.11. Một vật có khối lượng 2kg được thả không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng
dài 3m, nghiêng góc 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là
0,1. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật đến chân mặt phẳng nghiêng, dùng định lý về biến thiên cơ năng.
Hãy tính :
a. Công của trọng lực và công của lực ma sát.
b. Vận tốc của vật khi đến chân dốc.
Đs: a. 30 J; - 5,2 J; b. 4,98 m/s
27.12. Một búa máy có khối lượng M = 400kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào
một cọc có khối lượng m2 = 100kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 1m. Coi va chạm
giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10 m/s2. Tính lực cản coi như không đổi của đất.
Đs: 21000N
*27.13. Một viên đạn có khối lượng m1 = 100g chuyển động theo phương ngang với vận tốc v =
10m/s đến cắm vào bao cát (va chạm mềm) có khối lượng m 2 = 400g treo trên sợi dây nhẹ không
giãn và có chiều dài 1m đang đứng yên. Bỏ qua sức cản không khí ; g = 10m/s 2. Bao nhiêu phần
trăm năng lượng ban đầu đã chuyển hoá thành nhiệt?
Đs: 80%

Trang 24
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

*27.14. Một quả cầu nhỏ ban đầu nằm yên tại điểm D trên
mặt phẳng ngang DC như hình vẽ, người ta truyền cho vật
vận tốc đầu v0 theo hướng DC. Đến C, vật tiếp tục lăn lên
mặt phẳng nghiêng CA cao 1m và đến A, vật dừng lại.
Cho biết chiều dài BD = 20 m. Hệ số ma sát trên cả hai
đoạn DC và CA đều bằng 0,2. Tính v0

Đs: 10 m/s

Chương V: CHẤT KHÍ


Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT
ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

● Trạng thái của một chất khí được xác định bởi ba thông số trạng thái : p; V, T .

● Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt : Trong quá trình đẳng nhiệt


của một lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
Hay : Ở nhiệt độ không đổi, tích của thể tích V và áp suất p
của một lượng khí xác định là một hằng số.
p .V =h . sô⇔ p1 V 1 = p2 V 2
Áp suất có đơn vị : N/m2, mmHg; atm (1atm 10 5
N/m2)...
● Đường đẳng nhiệt: Là đường biểu diễn sự biến thiên của
áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.
Trong hệ toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

29.1. Một lượng khí được dãn nở đẳng nhiệt từ thể tích 2 lít đến 8 lít, áp suất ban đầu là 8.10 5Pa.
Tìm độ biến thiên áp suất của chất khí.
Đs: 6.105Pa

Trang 25
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

29.2. Một lượng khí cho dãn đẳng nhiệt, thể tích tăng thêm 2 lít, áp đổi biến đổi từ 1,5 atm xuống
còn 0,75 atm. Tìm thể tích ban đầu của khí. Đs: 2 lít
29.3. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ
không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Tìm thể tích ban đầu của khối khí đó
Đs: 4 lít
29.4. Nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến thể tích 4 lít thấy áp suất tăng lên một 0,75 atm. Hỏi áp
suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
Đs: 1,5 atm
29.5. Nếu áp suất của một lượng khí tăng 2.10 5N/m2 thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất tăng
3.105N/m2 thì thể tích biến đổi 5 lít. Tìm thể tích và áp suất ban đầu. Cho nhiệt độ khí không đổi.
Đs: 9 lít; 4.105Pa
29.6. Dùng ống bơm bơm một quả bóng đang bị xẹp, mỗi lần bơm đẩy được 50cm 3 không khí ở
áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 60 lần bơm quả bóng có dung tích 2 lít, coi quá trình bơm
nhiệtđộ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là bao nhiêu ?
Đs: 1,5 atm
29.7. Một xilanh đang chứa một khối khí, khi đó pít - tông cách đáy
xilanh một khoảng 15cm. Hỏi phải đẩy pít – tông theo chiều nào, một đoạn
bằng bao nhiêu để áp suất khí trong xilanh tăng gấp 3 lần? Coi nhiệt độ của
khí không đổi trong quá trình trên.
Đs: sang trái 10cm
3
29.8. Một lượng không khí có thể tích 240cm bị giam trong một xilanh có
pít – tông đóng kín như hình vẽ, diện tích của pít – tông là 24cm 2, áp suất khí
trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100kPa. Cần một lực bằng bao nhiêu để
dịch chuyển pít – tông sang phải 2cm ? Bỏ qua mọi ma sát, coi quá trình trên
đẳng nhiệt.
Đs: 600 N
*29.9. Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy
ngân dài h = 16cm. Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không l
h
khí là l1 = 15cm, áp suất khí quyển bằng p 0 = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh thẳng
đứng đầu hở ở dưới thì cột không khí trong ống có chiều dài l2 bằng: h
l
Đs: 23cm

*29.10. Một bọt khí có thể tích 1,5cm 3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m
dưới mực nước biển. Hỏi khi bọt khí này nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích bao nhiêu? Giả sử
nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 10 3kg/m3, áp suất khí
quyển là p0 = 105Pa và g = 10m/s2.
Đs: 16,5cm3(HD: áp suất gây bởi cột chất lỏng sâu h là ph =ρ . g . h )

Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH- ĐỊNH LUẬT SAC –LƠ

● Nhiệt độ tuyệt đối: T(0K) = t+273

● Định luật Sac lơ:


Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí xác định, áp
suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Hay : Ở thể tích không đổi, tỉ số của áp suất p và nhiệt độ
tuyệt đối T của một lượng khí xác định là một hằng số.

Trang 26
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

p p p
=h . sô ⇔ 1 = 2
T T 1 T2
● Đường đẳng nhiệt: Là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ tuyệt đối khi
thể tích không đổi.
Trong hệ toạ độ (p, T) đường đẳng tích là đường thẳng và khi kéo dài sẽ qua gốc tọa độ.

30.1. Ở 70C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm
thì nhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí không đổi.
Đs: 2730C
0
30.2. Một bình nạp khí ở nhiệt độ 33 C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt
độ 370C đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là bao nhiêu?
Đs: 3,92kPa
0
30.3. Một khối khí ở 7 C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến
nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm?
Đs: 1470C
30.4. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 0C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không
khí trong bình là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt
độ của khí trong đèn khi cháy sáng là bao nhiêu?
Đs: 2270C
30.5. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 1 0C thì áp suất khối khí tăng thêm 1/360 áp suất
ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là bao nhiêu?
Đs: 870C
30.6. Nếu nhiệt độ khi đèn tắt là 25 0C, khi đèn sáng là 3230C thì áp suất khí trơ trong bóng đèn
khi sáng sẽ tăng lên bao nhiêu lần?
Đs: 2 lần
30.7. Biết thể tích của một lượng khí không đổi.
a. Chất khí ở 0 oC có áp suất 5atm, hỏi áp suất của nó khí ở 273 oC.
b. Chất khí ở 0 oC có áp suất Po, cần nung nóng chất khí cho tới nhiệt độ nào để áp suất tăng
lên 3 lần.
Đs: a. 10 atm; b. 546oC.
*30.8. Căn phòng ngủ của một gia đình khi chưa sử dụng máy lạnh có nhiệt độ 30 0C và áp suất
bằng áp suất khí quyển 105 Pa.
a. Nếu đóng kín cửa phòng và bật máy lạnh ở 16 0C thì người trong phòng sẽ chịu áp suất
bao nhiêu?
b. Người trong phòng ngủ sẽ cảm thấy khó chịu hay dễ chịu hơn bình thường. Vì sao?
Đs: a. 0,95.105 Pa; b.dễ chịu hơn bình thường vì áp lực không khí đè lên người giảm xuống
*30.9. Một nồi áp suất có van là một lỗ tròn diện tích 1cm 2 luôn được áp chặt bởi một lò xo có
độ cứng k = 1300N/m và luôn bị nén 1cm, Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển p 0 =
105Pa, có nhiệt độ 270C thì đến nhiệt độ bao nhiêu van sẽ mở ra?
Đs: 1170C
0 5
*30.10. Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 0 C; 1,013.10 Pa) được đậy bằng một
vật có khối lượng 2kg. Tiết diện của miệng bình 10cm 2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí
trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển
là p0 = 105Pa.
Đs: 50,40C
*30.11. Hai bình cầu thể tích thể tích V 1 và V2 được nối với nhau bằng một ống có khóa, trong
mỗi bình có chứa khí và có cùng nhiệt độ. Áp suất khí trong hai bình p 1 = 2. 105N/m2 và p2 =

Trang 27
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

106N/m2 . Mở khóa để hai bình thông nhau. Biết rằng hai chất khí không tác dụng hóa học với
nhau. Khi đó, áp suất của khí là bình 4.105N/m2. So sánh thể tích hai bình.
Đs: V2 =3 V1
*30.12. Một khối khí lý tưởng được biến đổi theo hai quá trình như đồ thị bên
a. Gọi tên các đẳng quá trình và vẽ lại đồ thị trong hệ tọa độ (V,T)
b. Tính áp suất chất khí ở trạng thái 2?
Đs: b. 1,2 atm

Bài 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ


LÍ TƯỞNG
Xét một lượng khí xác định chuyển từ trạng thái 1 (p1,V1,T1) sang trạng thái 2 (p2,V2,T2)
● Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
p1 V 1 p2 V 2 p.V
= hay =
T1 T2 T hằng số
● Quá trình đẳng áp: trong quá trình đẳng áp của một
lượng khí xác định
V1 V2 V
= hay =
T1 T2 T hằng số
Đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T) có dạng :

31.1. Một khối khí lý tưởng đựng trong một xilanh có piston di chuyển được. Ở trạng thái ban
đầu của, các thông số trạng thái của khối khí là 2atm, 15 lít, 27 0C. Khi piston nén khí, áp suất khí
tăng đến 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Tìm nhiệt độ của khí lúc này.
Đs: 1470C
31.2. Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 47 0C đến
3670C, còn thể tích của khí giảm từ 1,8 lít đến 0,3 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 100kPa.
Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là:
Đs: 1,2.106Pa
31.3. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên
nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần:
Đs: 2,78
31.4. Một khối khí từ trạng thái 1 ( p 1;V1;T1) thay đổi trạng thái đến trạng
thái 2 rồi trạng thái 3 như đồ thị biểu diễn. Nhìn đồ thị, hãy cho biết sự biến
đổi khí trên trải qua hai quá trình nào?
Đs: Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt

Trang 28
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

31.5. Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng từ 1
đến 2. Hỏi nhiệt độ T2 bằng bao nhiêu lần nhiệt độ T1 ?
Đs: 3

31.6. Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình
vẽ bên.
Hãy chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ (p,T) .

31.7. Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32 0C được nén để thể tích giảm
bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau
khi nén sẽ bằng bao nhiêu?
Đs: 6520C
3
31.8. Một áp kế gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích 270cm gắn với
ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1cm2. Trong ống có một giọt thủy
ngân. Ở 00C giọt thủy ngân cách A 30cm, hỏi khi nung bình đến 10 0C thì
giọt thủy ngân di chuyển một khoảng bao nhiêu? Coi dung tích của bình
không đổi, ống AB đủ dài để giọt thủy ngân không chảy ra ngoài.
Đs: 100 cm

31.9. Một ống nghiệm tiết diện đều có chiều dài 76cm, đặt thẳng đứng chứa một
khối khí đến nửa ống, phía trên của ống là một cột thủy ngân. Nhiệt độ lúc đầu của
khối khí là 00C. áp suất khí quyển là 76cmHg. Để một nửa cột thủy ngân trào ra
ngoài thì phải đun nóng khối khí lên đến nhiệt độ bao nhiêu?
Đs: 68,250C

31.10. Cho đồ thị quá trình biến đổi khí như hình vẽ. Gọi tên các quá trình biến đổi
khí và chuyển đồ thị hệ tọa độ (p,V)

31.11. Một khối khí lý tưởng có thể tích V =10 lít, nhiệt độ 270C ,áp suất p = 1 atm biến đổi qua
2 quá trình .
Quá trình 1 : Nén đẳng tích để áp suất tăng lên gấp hai
Quá trình 2: Giãn đẳng áp thể tích khí sau cùng là 15 lít
a. Tìm nhiệt độ sau cùng của khối khí.

Trang 29
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

b. Biểu diễn hai quá trình biến đổi của khối khí trong hệ tọa độ (p,V)
Đs: 6270C

*31.12. 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 7 0C. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí
là 1,2g/lít. Nhiệt độ của khối khí sau khi nung nóng là bao nhiêu?
Đs: 4270C
0
*31.13. Một bình chứa khí Hyđrô nén có dung tích 20 lít ở nhiệt độ 27 C được dùng để bơm khí
vào 100 quả bóng, mỗi quả bóng có dung tích 2 lít. Khí trong quả bóng phải có áp suất 1 atm
(bằng áp suất khí quyển) và ở nhiệt độ 17 0C. Bình chứa khí nén phải có áp suất tối thiểu bằng
bao nhiêu? (Lưu ý cuối cùng vẫn còn lại 20l khí ở p = 1atm, t = 170C trong bình)
Đs: 11,3 atm
*31.14. Một bình kín dung tích không đổi 50 lít chứa khí Hyđrô ở áp suất 5MPa và nhiệt độ
370C, dùng bình này để bơm bóng bay, mỗi quả bóng bay được bơm đến áp suất 1,05.10 5Pa,
dung tích mỗi quả là 10 lít, nhiệt độ khí nén trong bóng là 12 0C. Hỏi bình đó bơm được bao
nhiêu quả bóng bay?
Đs: 214 quả
*31.15. Người nhái mang bình không khí nén tới áp suất P = 150 atm lặn xuống nước quan sát
và sau 10 phút tìm được chỗ hỏng ở đáy tàu. Lúc ấy áp suất khí nén đã giảm bớt 20%. Người đó
tiến hành sửa chữa và từ lúc ấy tiêu thụ không khí gấp rưỡi lúc quan sát. Người ấy có thể sửa
chữa trong thời gian tối đa là bao nhiêu lâu nếu vì lý do an toàn áp suất trong bình không được
thấp hơn 30 atm? Coi nhiệt độ là không đổi.
Đs: 20 phút

Chương VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG


LỰC HỌC
Bài 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG

● Nội năng của một vật bao gồm động năng của chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên
hệ và thế năng tương tác giữa các phân tử đó.
Nội năng phụ thuộc nhiệt độ và thể tích: → U=f (T,V), đơn vị Jun (J).
● Hai cách làm biến đổi nội năng : thực hiện công và truyền nhiệt.
+ Nhiệt lượng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt : Q=C .m . Δt
+ Q: nhiệt lượng thu vào (hay tỏa ra) (J)
+ khối lượng chất (kg)
+ C: nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K)

Trang 30
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

+Δt : độ biến thiên nhiệt độ (K)

32.1. Một người 60 kg nhảy từ độ cao 5m xuống một bể bơi. Tìm độ tăng nội năng của nước
trong bể bơi (g = 10 m/s2)
Đs: 3000 J
32.2. Một quả bóng có khối lượng 100g rơi từ độ cao 1,5m xuống đất và nảy lên đến độ cao 1,2
m. Độ tăng nội năng của hệ có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây (g = 10 m/s2)
Đs: 0,5 J
0 0
32.3. Đun 5 kg nước từ 20 C lên 100 C, coi thể tích nước không đổi, biết nhiệt dung riêng của
nước là 4,18.103 J/kgK. Độ biến thiên nội năng của nước là bao nhiêu?
Đs: 16,27.105 J
32.4. Thả một miếng sắt có khối lượng 0,2kg ở nhiệt độ 75 0C vào một bình nhôm có khối lượng
0,5 kg chứa 0,118kg nước ở nhiệt độ 20 0C. Cho nhiệt dung riêng cAl = 0,92.103 J/kg.K; cnước =
4,19.103 J/kg.độ; cFe= 0,46.103 J/kg.độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ với bên ngoài. Tìm nhiệt
độ khi có cân bằng nhiệt.
Đs: 250C.
32.5. Một thùng nhôm có khối lượng 1,2kg chứa 4kg nước ở nhiệt độ 90 0C. Cho nhiệt dung riêng
cAl = 0,92.103 J/kg.K; cnước = 4,186.103 J/kg.độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ với bên ngoài.
Khi nhiệt độ cân bằng là 300C thì nhiệt lượng tỏa ra là bao nhiêu:
Đs: 1, 07.105 J
32.6. Trộn ba chất lỏng không tác dụng hóa học lẫn nhau có khối lượng lần lượt m 1 = 1kg; m2 =
10kg; m3 = 5kg, nhiệt độ và nhiệt dung riêng lần lượt t 1 = 60C; c1 = 2 kJ/kg.độ; t2 = -400C; ; c2 = 4
kJ/kg.độ; t3 = 600C; c3 = 2 kJ/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ với bên ngoài.
a. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b. Nhiệt lượng cần thiết (cung cấp hay lấy ra) để nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp là 60C.
Đs: a. -190C; b. 1250 kJ
32.7. Một viên đạn chì (m = 50g; nhiệt dung riêng c= 0,13kJ/kgđộ) bay với tốc độ 360 km/h
xuyên qua một tấm thép, tốc độ chỉ còn 72 km/h.
a. Tìm lượng nội năng tăng thêm của hệ.
b. Biết rằng 60% độ tăng nội năng chuyển thành nhiệt làm nóng viên đạn. Hỏi viên đạn
tăng thêm nhiệt độ bao nhiêu? Đs: a. 240 J; b. 240C
*32.8. Một búa máy có khối lượng 10 tấn rơi từ độ cao 2,3m xuống một cái cọc sắt (m= 200kg ;
nhiệt dung riêng c= 0,46kJ/kgđộ) , biết 40% động năng của búa trước va chạm biến thành nhiệt
làm nóng cọc sắt. Để cọc tăng thêm nhiệt độ 200 thì búa rơi bao nhiêu lần.
Đs: 50 lần.
0
*32.9. Thả một miếng kim loại khối lượng 192g đã nung nóng tới nhiệt độ 100 C vào một nhiệt
lượng kế bằng đồng có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4 0C. Cho nhiệt dung riêng
cđồng = 0,128.103 J/kg.K; cnước = 4,18.103 J/kg.độ;. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ hệ là 21,50 C.
Nhiệt dung riêng của kim loại là bao nhiêu? (bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ với bên ngoài)
Đs: 777,19 J.Kg/độ
*32.10. Có hai bình cách nhiệt, bình I chứa 5lít nước ở 60 C, bình II chứa 1lít nước ở 200 C. Đầu
0

tiên, rót một ít nước từ bình I sang bình II, khi đã có cân bằng nhiệt, người ta lại rót trở lại từ
bình II sang bình I lượng nước đúng bằng lần rót trước, nhiệt độ sau cùng trong bình I là 5 0 C.
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ với bên ngoài . Lượng nước đã rót là :

Trang 31
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

1
lit
Đs: 7
Bài 33: CÁC NGUYÊN LÝ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

● Nguyên lý I nhiệt động lực học : ΔU = A +Q


Δ U: độ biến thiên nội năng của hệ (J).
Q,A : các giá trị đại số của nhiệt lượng và công (J).
* Quy ước dấu :
+ Nội năng tăng ΔU > 0. + Hệ nhận công A > 0. + Hệ nhận nhiệt lượng Q > 0.
Nội năng giảm ΔU < 0. Hệ sinh công A < 0. Hệ truyền nhiệt lượng Q < 0.
● Công thức tính công của khí lí tưởng: A’= p(V2 - V1)

● Áp dụng nguyên lý I cho các quá trình của khí lý tưởng :

− Quá trình đẳng tích A=0 ⇒ ΔU =Q


− Quá trình đẳng áp: p=const ⇒ ΔU =Q+ A
− Quá trình đẳng nhiệt ΔU =0 ⇒ Q=− A
● Chu trình : Là quá trình biến đổi khép kín trạng thái của vật

● Hiệu suất của động cơ nhiệt: Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa
A Q − Q2
H= = 1
công A sinh ra với nhiệt lượng Q1 nhận từ nguồn nóng. Q1 Q1
33.1. Một khối khí lí tưởng trong bình kín. Biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học áp dụng
cho khối khí lí tưởng sẽ và dấu của các đại lượng trong biểu thức sẽ như thế nào trong các trường
hợp sau?
a. Làm lạnh đẳng tích khối khí
b. Vừa nén khối khí và vừa làm lạnh nó.
c. Nung nóng khí và khí dãn nở
Đs: a. ∆U = Q với Q<0;
b. ΔU = A +Q ; Q < 0; A > 0;
c. ΔU = A +Q ; Q > 0 và A < 0.
33.2. Moät khoái khí lyù töôûng biến đổi trạng thái theo chu trình biểu diễn
bằng đồ thị như hình vẽ.
a. Gọi tên các đẳng quá trình.
b. Xác định dấu của các đại lượng trong biểu thức ở các quá trình.
Đs: Quá trình 1-2 :
ΔU >0 ; A=0 ;Q>0
Quá trình 2-3 : ΔU <0 ; A<0;Q>0
Quá trình 3-4 : ΔU <0 ; A=0 ;Q<0
Quá trình 4-1 : ΔU <0 ; A>0;Q<0

Trang 32
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

33.3. Có một khối khí đựng trong xilanh kín. Khi thực hiện công 50J lên khối khí thì nội năng
khối khí tăng thêm 10J. Như vậy, thì chất khí trong xilanh đã nhận nhiệt lượng hay tỏa nhiệt
lượng là bao nhiêu?
Đs: Khối khí tỏa nhiệt 40J
33.4. Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-
tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 20N. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Trong
trường hợp này, nội năng của khí tăng hay giảm?
Đs: Tăng 1J.
33.5. Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường
xung quanh nhiệt lượng 20J. Nội năng của khí tăng hay giảm bao nhiêu?
Đs: Tăng 80J.
6
33.6. Truyền nhiệt lượng 6.10 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển
động làm thể tích của khí tăng thêm 0,5m 3. Biết áp suất của khí là 8.10 6 N/m2 và coi áp suất này
không đổi trong qúa trình khí thực hiện công. Nội năng của khí tăng hay giảm bao nhiêu?
Đs: Tăng 2.106 J.
33.7. Có một khối khí đựng trong xilanh đậy kín bằng piston di chuyển được. Thể tích của khí
V1=1m3; áp suất p1= 1,98.105 N/m2. Nung nóng đẳng áp khối khí để nhiệt độ khí tăng thêm 10 0C,
khí dãn nở thực hiên công 7,2 kJ. Tìm nhiệt độ lúc đầu của khí.
Đs: 2750C
*33.8. Một khối khí lí tưởng có thể tích 3lít đựng trong xilanh đậy kín bằng piston di chuyển
được. Áp suất khí trong bình 2.105 N/m2, nhiệt độ khí 270C.
Ban đầu, người ta nung nóng khí rồi cho dãn nở đẳng áp, khi dãn nở, nhiệt độ khí tăng thêm
300C. Tính công mà khối khí đã thực hiện.
Đs: 60 J.

*33.9. Một khối khí lý tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình biểu diễn
bằng đồ thị như hình vẽ. Quá trình nào, khí nhận công? Tính công mà khí
nhận được .
Đs: 8 kJ

33.10. Trong một chu trình của động cơ nhiệt, chất khí thực hiện một công
bằng 2.103 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng bằng 6.10 3 J. Tính hiệu suất của động cơ
đó.
Đs: 25%
33.11. Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Nhiệt
lượng động cơ cung cấp cho nguồn lạnh là bao nhiêu?
Đs: 480J
33.12. Một động cơ nhiệt có hiệu suất 25% sinh công cơ học 20 kJ thì nhiệt lượng nhận của
nguồn nóng Q1 và truyền cho nguồn lạnh Q2 lần lượt bằng :
Đs: 80 kJ và 60 kJ.

Chương VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG


SỰ CHUYỂN THỂ
Bài 35: BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN

Trang 33
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

|l−l 0| |Δl|
ε= =
● Độ biến dạng tỉ đối : l 0 l0

● Ứng suất lực : σ = (đơn vị của σ là paxcan (Pa) hoặc N/m2;1 Pa = 1 N/m2 )
|Δl|
ε = =α . σ
● Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn :
l0
S
F đh=E |Δl|=k .|Δl|
● Lực đàn hồi :
l0
+ l0 là chiều dài ban đầu của thanh rắn.
+ l là chiều dài của thanh rắn khi bị biến dạng.
+ α : hệ số tỉ lệ, phụ thuộc độ biến dạng của vật rắn.
1
E=
+ α là suất đàn hồi (hay suất Y-âng) của thanh rắn phụ thuộc vào bản chất và kích
thước của thanh, đặc trưng cho tính đàn hồi của thanh rắn, đơn vị là Pa.

35.1. Một sợi dây thép đường kính 1,5 mm có độ dài ban đầu là 5,2 m. Tính hệ số đàn hồi của
sợi dây thép, biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa.
Đs: 68.103 N/m
35.2. Một thanh rắn đồng chất tiết diện đều có hệ số đàn hồi là 100 N/m, đầu trên gắn cố định và
đầu dưới treo một vật nặng để thanh bị biến dạng đàn hồi. Biết gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s 2.
Muốn thanh rắn dài thêm 1 cm, vật nặng phải có khối lượng bao nhiêu?
Đs: 0,10 kg
35.3 Một thanh thép tròn đường kính 20 mm có suất đàn hồi E = 2.10 11 Pa. Giữ chặt một đầu
thanh và nén đầu còn lại bằng một lực F = 1,57.10 5 N để giữ thanh này biến dạng đàn hồi. Tính
độ biến dạng tỉ đối của thanh.
Đs: 0,25%
35.4. Một chiếc cột bê tông cốt thép chịu lực nén F thẳng đứng do tải trọng đè lên nó. Giả sử

suất đàn hồi của bê tông bằng của thép, còn diện tích tiết diện ngang của thép bằng khoảng

của bê tông. Hãy tính phần lực nén do tải trọng tác dụng lên phần bê tông của chiếc cột này.

Đs:
35.5. Một sợi dây kim loại dài 1,8 m có đường kính 0,8 mm. Người ta dùng nó để treo một vật
nặng. Vật này tạo nên một lực kéo dây bằng 25 N và làm dây dài thêm một đoạn bằng 1 mm.
Xác định suất Young của kim loại đó.
Đs: 8,9.1010 Pa
35.6. Một thanh trụ đường kính 5 cm làm bằng nhôm có suất Young là E = 7.10 10 Pa. Thanh này
đặt thẳng đứng trên một đế rất chắc để chống đỡ một mái hiên. Mái hiên tạo một lực nén thanh là
3450 N. Hỏi độ biến dạng tỉ đối của thanh là bao nhiêu?
Đs: 0,0025 %
2
*35.7. Một thanh xà ngang bằng thép dài 5 m có tiế diện 25 cm . Hai đầu của thanh xà ngang
được gắn chặt vào hai bức tường đối diện. Hãy tính áp lực do thanh xà tác dụng lên hai bức

Trang 34
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

tường khi thanh xà ngang dài thêm 1,2 mm do nhiệt độ của nó tăng. Cho biết thép có suất Young
E = 20.1011 Pa. Bỏ qua biến dạng của các bức tường.
Đs: 1,6.105 N
*35.8. Quả cầu thép có đường kính 10 cm và khối lượng 4 kg được gắn vào một dây thép dài 2,8
m. Đường kính dây là 0,9 mm và suất Young là 1,86.10 11 Pa. Quả cầu chuyển động đu đưa. Vận
tốc quả cầu qua vị trí thấp nhất là 5 m/s.
Hãy tính khoảng cách tối thiểu từ quả cầu đến sàn biết khoảng cách từ chỗ treo đến sàn là 3 m.
Đs: 9,82 cm
Bài 36: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
Δl
=α . Δt hay l=l o [ 1+α(t−t 0 ) ]
● Sự nở dài : l 0

+ l0 là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t0 (thường là 200 C)


+ l là chiều dài của thanh ở nhiệt độ t.
+ Độ tăng chiều dài của thanh :
Δl=l−l 0
+ α là hệ số nở dài của thanh đo bằng đơn vị K-1; hệ số nở dài phụ thuộc bản chất vật
liệu làm thanh
ΔV
=β . Δt hay V =V o [ 1+β (t−t 0 ) ]
V
● Sự nở khối (sự tăng thể tích) : 0
+ V0 là thể tích của vật ở nhiệt độ t0 (thường là 200 C)
+ V là thể tích của vật ở nhiệt độ t.
+ Độ tăng thể tích của vật :
ΔV =V −V 0

+ β là hệ số nở khối của vật đo bằng đơn vị K 1; Với cùng một chất thì β 3α.

36.1. Một thước thép ở 200C có độ dài 1000mm. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10 -6K-1. Khi
nhiệt độ của thước tăng lên đến 400C thì thanh thép dài thêm bao nhiêu?
Đs: 0,24 mm
36.2. Một dây tải điện ở 200C có độ dài 1800m. Hãy xác định độ tăng chiều dài của dây tải điện
này khi nhiệt độ tăng lên đến 500C ở mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây là =11,5.10–6K–1.
Đs: 62,1 cm
0
36.3. Khi lắp đặt đường ray ở nhiệt độ 14 C và chiều dài mỗi thanh là 12,5m, phải để hở hai đầu
thanh một khoảng là bao nhiêu để nhiệt độ lên đến 480C thì chúng sát nhau. Biết hệ số dãn nở
của kim loại làm thanh ray là 1,2.10–5K–1.
Đs: 5,1 mm
0
36.4. Có hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm. Ở 0 C, chúng có chiều bài bằng
nhau, còn ở 1000C thì chiều dài của chúng lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α 1 =
1,14.10-5 K-1 của kẽm là α2 = 3,4. 10-5 K-1. Tìm chiều dài của hai thanh ở 00C:
Đs: 442mm.
36.5. Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 5cm, hai đầu chôn chặt vào tường. Cho biết
hệ số nở dài của thép 1,2. 10-5 K-1, suất đàn hồi 20.1010N/m2. Khi nhiệt độ tăng thêm 250C thì xà
sẽ tác dụng vào tường một lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
Đs: ≈118 kN

Trang 35
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

36.6. Người ta muốn lắp một cái vành bằng sắt vào một bánh xe bằng gỗ có đường kính 100cm.
Biết rằng đường kính của vành sắt lúc đầu nhỏ hơn đường kính của bánh xe 5mm. Vậy phải nâng
nhiệt độ lên thêm bao nhiêu để có thể lắp vành sắt vào bánh xe? Hệ số nở dài của sắt là 11,4.10 -6
K-1 .
Đs: 440,80C
36.7. Một thước bằng sắt được dùng để đo chiều dài của một thanh đồng. Ở 10 oC chiều dài của
thanh đồng là 90cm. Cho các hệ số nở dài của sắt và đồng lần lượt là 11.10 -6K-1 và 17.10-6K-1.
Chiều dài thanh đồng đo được ở 30oC là bao nhiêu?
Đs: 90,01cm
36.8. Một thanh nhôm và một thanh sắt ở bất kỳ nhiệt độ nào, chiều dài của chúng cũng hơn kém
nhau 30(cm). Cho hệ số nở dài của sắt và nhôm lần lượt là: 1,2.10-5K-1 và 2,2.10-5 K-1 . Chiều dài
của thanh sắt và thanh nhôm ở 0oC lần lượt là:
Đs: 66cm; 36cm
0
36.9. Một cửa sổ bằng thủy tinh có kích thước 30 cm x 60 cm ở 10 C. Khi nhiệt độ ngoài trời
tăng đến 400C thì cửa sổ tăng thêm diện tích bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của thủy tinh là
9.10-6K-1.
Đs: 0,486cm2
4 3
36.10. Khối lượng riêng của thủy ngân ở 00C là D0=1,36.10 kg/m , hệ số nở dài của thủy ngân là
0,61.10-4 K-1. Khối lượng riêng của thủy ngân ở 400C là bao nhiêu?
4
Đs: 1,35.10 kg/m3
Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG

● Lực căng bề mặt của chất lỏng:


- Đặt trên đường giới hạn của bề mặt và vuông góc với mặt đó.
- Phương tiếp tuyến với bề mặt khối lỏng
- Chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
- Độ lớn lực căng bề mặt : F=σ . l F = σl
+ σ là hệ số tỉ lệ (N/m); σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng .
+ l chiều dài của đường giới hạn bề mặt (m)

37.1. Đặt một que diêm nổi trên mặt nước nguyên chất. Nếu nhỏ nhẹ vài giọt nước xà phòng
xuống mặt nước gần một cạnh của que diêm thì que diêm sẽ đứng yên hay chuyển động? Giả
thiết xà phòng chỉ lan về một phía của que diêm. Cho biết suất căng mặt ngoài của nước là
0,0781 N/m; của xà phòng 0,025 N/m.
Đs: Que diêm chuyển động về phía nước nguyên chất
37.2. Cho nước vào ống nhỏ giọt có đường kính miệng là d= 0,8mm. Suất căng mặt ngoài của
nước là 0,0781 N/m ; g= 9,8 m/s2. Coi trọng lượng của mỗi giọt khi rơi đúng bằng lực căng mặt
ngoài đặt lên ống nhỏ giọt Tính khối lượng của mỗi giọt rượu rơi khỏi ống.
Đs: 0,02 g
3
37.3. Dùng một ống nhỏ giọt có đường kính trong 0,4 mm để nhỏ 0,5 cm dầu thành 100 giọt.
Cho khối lượng riêng của dầu D = 800 kg/m 3, lấy g = 10 m/s2 và coi trọng lượng của mỗi giọt khi
rơi đúng bằng lực căng mặt ngoài đặt lên ống nhỏ giọt. Tìm hệ số căng mặt ngoài của dầu.
Đs : 0,032 N/m
37.4. Có 40 giọt nước rơi ra từ đầu dưới của một ống nhỏ giọt có đường kính trong là 2mm.
Tổng khối lượng của các giọt nước là 1,9g. Lấy g = 10m/s 2, coi trọng lượng của mỗi giọt khi rơi
đúng bằng lực căng mặt ngoài đặt lên ống nhỏ giọt. Hệ số căng mặt ngoài của nước là bao nhiêu?

Trang 36
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

Đs: 75,6.10-3N/m
37.5. Một vòng dây kim loại có đường kính 8 cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô.
Khi kéo vòng dây ra khỏi chậu, do sự xuất hiện của lực căng bề mặt nên phải tác dụng thêm một
lực 9,2.10-3N . Tìm hệ số căng mặt ngoài của dầu.
Đs: 18,4.10-3 N/m
37.6. Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh
hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng ab dài 50mm và có thể
trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung như hình vẽ. Màng xà
a b
phòng có hệ số căng bề mặt là 0,04N/m. Để màng xà phòng nằm cân
bằng trên mặt khung, thì trọng lượng của khung dây ab phải bằng bao P
nhiêu?
Đs: 4.10-3N
37.7. Một vòng nhôm mỏng có đường kính trong và ngoài gần bằng nhau và bằng 50 mm có
trọng lượng P = 68.10-3 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc
với mặt nước. Lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, biết hệ số căng mặt
ngoài của nước là 72.10-3 N/m.
Đs: 9,06.10-2 N
Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

● Sự nóng chảy : Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất

Để khối lượng m chất rắn nóng chảy hoàn toàn cần nhiệt lượng : Q= λ .m
: Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg).
● Sự sôi : Là quá trình chuyển thể từ lỏng sang hơi cả bên trong và trên bề mặt của chất lỏng.
Nhiệt lượng cung cấp cho chất lỏng trong quá trình sôi : Q=L . m
L: Nhiệt hóa hơi riêng, phụ thuộc bản chất của chất lỏng (J/kg).

38.1. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở 00C chuyển thành nước ở cùng nhiệt độ đó là
bao nhiêu? biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá λ = 3,5. 105 J/kg.
Đs: 17,5.105J.
3
38.2. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.10 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg
nước ở 200C để sôi là bao nhiêu?
Đs: 33,4. 104 J.
38.3. Tính nhiệt lượng cần cung cấp thêm để làm bay hơi hoàn toàn 50g nước ở nhiệt độ sôi. Biết
rằng nhiệt hóa hơi của nước là 2,26. 106J/kg
Đs: 113 kJ.
38.4. Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta làm thí nghiệm sau. Cho 10g hơi nước ở
1000C vào một nhiệt lượng kế chứa 290g nước ở 20 0C. Nhiệt độ cuối của hệ là 400C, biết nhiệt
dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ. Tính nhiệt hóa hơi
của nước.
Đs: 2,27.103 kJ/kg
38.5. Để xác định gần đúng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi khi sôi (ở
1000C) một em học sinh đã làm thí nghiệm sau: Cho 1 lít nước (coi là 1 kg nước) ở 10 0C vào ấm
rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo dõi thời gian đun, em học sinh đã ghi chép được các số liệu
sau: Để đun nước nóng từ 100C đến 1000C cần 18 phút, để cho 200g nước trong ấm hóa thành
hơi khi sôi cần 23 phút. Bỏ qua nhiệt dung của ấm, nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg. Từ thí

Trang 37
Trườ ng THPT chuyên TRẦ N ĐẠ I NGHĨA VẬ T LÝ 10

nghiệm trên tính được nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ sôi
1000C là bao nhiêu?
Đs: 2793 kJ
Bài 39: ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ

● Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí : là khối lượng hơi nước chứa trong 1 m 3 không khí. Đơn
vị (g/m3).
● Độ ẩm cực đại (A) của không khí : là khối lượng hơi nước bão hoà chứa trong 1 m 3 không.
Đơn vị khối (g/m3)
● Độ ẩm tỉ đối (f) của không khí : bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực

đại A của không khí ở cùng nhiệt độ :


p
f≈ . 100 %
Hay :
pbh
( p: áp suất riêng phần của hơi nước; Pbh: áp suất hơi bão hòa ở cùng nhiệt độ)

39.1. Buổi sáng nhiệt độ là 230C và độ ẩm tương đối của không khí là 80%. Buổi trưa nhiệt độ là
300C và độ ẩm tương đối là 60%. Không khí vào buổi nào chứa nhiều nước hơn và nhiều hơn
bao nhiêu lần? Biết rằng độ ẩm cực đại của không khí ở 230C và 300C lần lượt là 20,6 g/m3 và
30,29 g/m3
Đs: Buổi trưa, nhiều hơn 1,1 lần.
39.2. Nhiệt độ trong phòng là 15 0C, độ ẩm tương đối là 70%, thể tích phòng là 100 m 3. Độ ẩm
cực đại ở 150C là 12,8.10–3 kg/m3. Tìm lượng hơi nước có trong phòng?
Đs: 0,896 kg
39.3. Một phòng có kích thước 4m x 10m x 3m. Nhiệt độ không khí trong phòng là 25 0C, Độ ẩm
cực đại ở 250C là 23g/m3, độ ẩm tương đối của không khí là 60%. Tính lượng hơi nước trong
phòng?
Đs: 1656 g
39.4. Buổi chiều không khí có nhiệt độ 30 0C và độ ẩm tương đối 63%. Ban đêm nhiệt độ hạ
xuống 200C thì lượng nước ngưng tụ từ 1m3 không khí có giá trị bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại
của không khí ở 300C và 200C lần lượt là 30,3g/m3 và 17,3g/m3
Đs: 1.789 g
39.5. Vào một ngày nào đó nhiệt độ là 30 0C, trong 1m3 không khí của khí quyển có chứa 20,6g
hơi nước. Độ ẩm cực đại ở nhiêt đô 30 0C là 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí sẽ là bao
nhiêu?
Đs: 68%
--HẾT--

Trang 38

You might also like