You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

BÁO CÁO VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Động năng ,thế năng, bảo toàn động lượng

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4 GVHD: NGUYỄN HẢI ĐĂNG


Lớp: DH22CNT01

Cần thơ tháng 9 năm 2023


NHÓM : 04

LỚP : DH22CNT01

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Trung Nhi 220872
2 Nguyễn Thanh Nhàn 222312
3 Võ Ngọc Tường Vy 226839
4 Võ Hoàng Phúc Em 220894
5 Nguyễn Duy Khang 222477
6 Nguyễn Hoàng Vũ 224762
7 Võ Thị Mỹ Quyên 222271
8 Nguyễn Hoàng Duy 222186
9 Lê Minh Giàu 224842
10 Nguyễn Phước Nguyên 221794
11 Huỳnh Nhựt Huỳnh 226548
12 Phan Quốc An 222859
13 Trần Duy Khánh 226844
14 Huỳnh Tấn Đạt 226446
15 Nguyễn Quốc Thịnh 221047
Phần 1: Lý do chọn đề tài
I. Giới thiệu chung:
“Năng lượng” là từ ngữ rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng ai có
thể cho rằng mình đã hiểu biết về cột rễ của nó. Có rất nhiều sách viết về
“năng lượng”, nhưng vẫn chưa có quyển sách nào viết một cách đầy đủ chi
tiết để chúng ta tham khảo. Và vấn đề năng lượng vẫn còn là vấn đề chung
để chúng ta quan tâm đến.
“Năng lượng” hiện đang là vấn đề nóng bỏng nhất của các quốc gia,
họ đang tìm kiếm các dạng năng lượng mới để thay thế những năng lượng
cũ; năng lượng sử dụng nhiên liệu như: than đá, dầu mỏ, khí đốt,… đã làm
ô nhiễm môi trường và nhiên liệu cũng gần như cạn kiệt.
Nhiều nhà khoa học, nhà bác học đã đưa ra những khái niệm về năng
lượng theo nhiều quan điểm có thể là năng lượng sống, năng lượng trong
vật lý, năng lượng trong hóa học,… ở đây chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu về
một phần nhỏ trong chủ đề năng lượng rộng lớn này đó chính là “Động
năng, thế năng và định luật bảo toàn cơ năng”.
II. Những vấn đề cần giải quyết:
Đi sâu phân tích những khái niệm về động năng, thế năng và định
luật bảo toàn động lượng.
Đưa ra những biểu thức chung về động năng, thế năng và định luật
bảo toàn cơ năng.
Tìm hiểu đặc điểm của động năng và thế năng.
Tìm hiểu những ví dụ thực tế và ứng dụng của động năng, thế năng
và định luật bảo toàn cơ năng trong đời sống thực tiễn.
Phần 2: Nội dung đề tài “Động năng, thế năng và định
luật bảo toàn cơ năng”
I. Động năng:
1. Giới thiệu và lịch sử hình thành động năng:
Nguyên lý trong cơ học cổ điển E ∝ mc² được phát triển đầu tiên bởi Gottfried
Leibniz và Johann Bernoulli, những người đã mô tả động năng như là "lực sống" (vis
viva). Nhà toán học Hà Lan Willem 's Gravesande đã thực hiện thí nghiệm chứng
minh mối quan hệ này. Khi những quả nặng rơi từ những độ cao khác nhau và một
khối đất sét, Willem 's Gravesande đã xác định là độ lún của nó tỉ lệ thuận với bình
phương tốc độ va chạm. Émilie du Châtelet đã công nhận kết quả thí nghiệm và đưa ra
một lời giải thích.
Thuật ngữ động năng và công trong trình bày khoa học của họ gợi lại vào giữa
thế kỷ XIX. Những hiểu biết sớm về những ý tưởng này có thể quy cho Gaspard-
Gustave Coriolis, người đã phát hành vào năm 1829 tờ báo có tựa Du Calcul de l'Effet
des Machines đã đề cập những công thức tính toán động năng. William Thomson, và
sau đó là Lord Kelvin, là những người đặt ra thuật ngữ "động năng".
2. Định nghĩa động năng:
“Động năng” của một vật là năng lượng mà nó có được từ chuyển động của nó.
Nó được định nghĩa là công cần thực hiện để gia tốc của một vật với khối
lương cho trước từ trạng thái nghỉ tới vận tốc hiện thời của nó, vật sẽ duy trì động
năng này trừ khi tốc độ của nó thay đổi.
3. Biểu thức, công thức tính động năng:
Động năng được tính bởi biểu thức sau:

Wđ =½ mv2 (J)

- Trong đó:
Wđ: Động năng của vật (J)
m: Khối lượng của vật (kg)
v: Vận tốc của vật (m/s)
- Từ công thức tính động năng, ta có thể tính:
+ Vận tốc của vật:

+ Khối lượng của vật:

- Các đơn vị của động năng:

- Động năng là đại lượng vô hướng và luôn có giá trị dương.


- Vận tốc có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu, cho nên
động năng cũng có tính tương đối. Thông thường khi không nói đến hệ quy
chiếu, ta hiểu động năng được xác định trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
- Công thức tính động năng xác định khi động năng của chất điểm
chuyển động và cũng đúng cho vật chuyển động tịnh tiến vì khi đó mọi
điểm của vật có cùng một vận tốc.
- Định lý động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng
công của ngoại lực tác dụng lên vật.
- Trong đó:
+ W đ 1: là động năng ban đầu của vật (J)
+ W đ 2: là động năng lúc sau của vật (J)
+ A: là công của ngoại lực tác dụng vào vật (J)
=> Khi lực tác động sinh công dương thì động năng của vật tăng (vật
sinh công âm) và ngược lại khi lực tác dụng sinh công âm thì động năng
của vật giảm (vật sinh công dương).
- Bảng 1 số ví dụ về động năng:

*. Động năng và định lý động năng của vật rắn quay:


Khi vật rắn quay xung quanh một trục ∆, biểu thức công vi phân:
F d ⃗S=⃗
dA=⃗ Mω⃗ dt
d⃗
ω
Ta lại có: ⃗
M =I
dt

( )
d⃗
ω ⃗2
=> dA=I⃗
ω dt=I⃗ ω =Id ω
ω d⃗
dt 2
Trong khoảng thời gian hữu hạn, vận tốc biến thiên từ ω 1 đến ω 2, ta
có:
2 2
I ω2 I ω1
A= -
2 2
Suy ra biểu thức động năng của vật rắn quay là:
2
Wđ = I ω
2
Chú thích: Trường hợp vật rắn vừa quay vừa tịnh tiến thì động năng
toàn phần của vật rắn là:
2 2
Wđ = mv + I ω
2 2
Trường hợp riêng: vật rắn đối xứng tròn xoay lăn không trượt, khi
đó v=ω R do đó động năng toàn phần của vật rắn là:

Wđ =
1
2( 1 2
m+ 2 v
R )
4. Ứng dụng của động năng trong đời sống thực tiễn:
* Khi chúng ta nhìn thấy một người đi xe tay ga, chúng ta sẽ thấy
rằng họ trải nghiệm thế năng tăng lên khi chuyển động theo độ cao và
đông năng tang lên khi tăng vận tốc… Một người có trọng lượng cơ thể
lớn hơn sẽ có thể thu được động năng lớn hơn miễn là chiếc xe tay ga cho
phép anh ta đi nhanh hơn.

* Bình sứ rơi xuống đất: Loại ví dụ này rất quan trọng để hiểu động
năng. Năng lượng tích tụ trong cơ thể bạn khi nó đi xuống và được giải
phóng hoàn toàn khi nó vỡ ra lúc chạm đất. Đó là cú đánh bắt đầu tạo ra
động năng. Phần còn lại của động năng được thu nhận bởi lực hấp dẫn của
Trái Đất.

* Từ thời xa xưa, người Hà Lan thông qua các cối xay gió đã biến
năng lượng chuyển động từ gió thành công cơ học để chạy các máy xay đơn
giản.
* Những đồng bào miền núi sử dụng chuyển động của nước thành
công cơ học để có thể lấy nước từ suối lên các máng nước.

* Các nhà máy thủy điện chặn dòng chảy sông khiến chuyển động
của nước sinh ra công cơ học để có thể làm cho các tuabin của máy phát
điện chạy.

II. THẾ NĂNG


1. Giới thiệu và lịch sử hình thành khái niệm thế năng:
Trong vật lý , thế năng là năng lượng được giữ bởi một vật thể do vị trí của nó
so với các vật thể khác, ứng suất bên trong chính nó, điện tích của nó hoặc các yếu tố
khác. Thuật ngữ thế năng được giới thiệu bởi kỹ sư và nhà vật lý người Scotland thế
kỷ 19 William Rankine, của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle.
Các dạng thế năng phổ biến bao gồm thế năng trọng trường của một vật, thế
năng đàn hồi của lò xo dãn ra và thế năng điện trường của một điện tích trong điện
trường. Đơn vị năng lượng trong Hệ đơn vị quốc tế (SI) là joule, có ký hiệu là J.
Năng lượng tiềm năng được liên kết với các lực tác động lên cơ thể theo cách
mà tổng công việc được thực hiện bởi các lực này trên cơ thể chỉ phụ thuộc vào vị trí
ban đầu và vị trí cuối cùng của cơ thể trong không gian.
2 định nghĩa thế năng:
Thế năng là một trong những đại lượng vật lý quan trọng. Đại lượng này biểu
hiện khả năng sinh công của một vật trong một số điều kiện nhất định. Nói cách khác,
thế năng chính là một dạng năng lượng tồn tại bên trong vật thể. Có 3 loại thế năng:
thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi và thế năng tĩnh điện.

+ Thế năng trọng trường: thế năng trọng trường đơn thuần nói về trọng
trường của một vật. Đây được xem là năng lượng tương tác giữa vật và Trái Đất. Phụ
thuộc vào chính vị trí của vật tồn tại trong trọng trường.
+ Thế năng đàn hồi: Khi một vật có thể biến dạng thì ta nói vật đó có khả
năng sinh công. Lúc đó vật tồn tại một dạng năng lượng được gọi là thế năng đàn hồi.
Như vậy thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn
hồi.
+ Thế năng tĩnh điện: được định nghĩa là một trong những dạng năng
lượng được bảo toàn dưới dạng khả năng tĩnh điện.
3. Biểu thức, công thức tính thế năng:
a. Thế năng trọng trường:
Nếu chọn thế năng của vật được đặt tại mặt đất với khối lượng tương ứng là m.
Với độ cao của vị trí tương ứng so với trọng trường Trái Đất tính là h. Suy ra thế năng
sẽ được tính bằng công thức:

W t = m.g.h

Trong đó:
- W t : là thế năng của vật được đặt tại vị trí h (J)
- m: Khối lượng của vật (kg)
- h: Độ cao của vật so với mặt đất
Đặc điểm của thế năng trọng trường chính là đại lượng vô hướng, có thể rơi vào
khoảng ≥0 hoặc ¿ 0.
Sự liên kết giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực chính là khi có một
vật bắt đầu di chuyển từ vị trí A đến B. Công của trọng lực của vật sẽ được tính bằng
hiệu thế năng của trọng trường tại hai vị trí ấy.

A AB = W tA - W tB

Trong trường hợp vật rơi bởi chính lực hấp dẫn thì sẽ dẫn đến hiện
tượng thế năng bị giảm và chuyển thành công để vật rơi tự do.
Còn trường hợp vật được ném lên từ mốc thế năng. Điều này giúp
lực ném chuyển thành công. Cũng như cản trở trọng lực đến khi trọng lực
giúp vật rơi tự do.
b. Thế năng đàn hồi:
- Thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng ∆ l là:
1
W t = k(∆ l ¿ ¿2
2

- Trong đó:

Wt: Thế năng đàn hồi (J).

Độ cứng của lò xo (N/m)

∆ ℓ: Độ biến dạng của lò xo (m).


- Từ công thức trên ta có thể tính:
2Wt
+ Độ cứng của lò xo : k = 2
( ∆l)

+ Độ biến dạng của lò xo: ∆ l =


√ 2Wt
k
- Thế năng đàn hồi là một đại lượng vô hướng, dương.
- Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo biến dạng và đầu lò xo có
gắn quả nặng di chuyển từ vị trí x1 đến vị trí x2 bằng độ giảm thế năng đàn
hồi:
1
A12 = W đh1 - W đh2= k( x 21- x 22)
2

- Trong đó:
+ A12: là công của lực đàn hồi (J)
+ W đh1: là thế năng đàn hồi của lò xo tại vị trí x 1 (J)
+ W đh2: là thế năng đàn hồi của lò xo tại vị trí x 2 (J)
=> Công của lực đàn hồi chỉ phụ thuộc vào các vị trí đầu và cuối của biến
dạng. Lực đàn hồi cũng là lực thế.

- Khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến
dạng thì công của lực đàn hồi được xác định bằng công thức:
1
A= k(∆ l ¿ ¿2
2

- Trong đó:
+ A: Công của lực đàn hồi (J)
+ k: Độ cứng của lò xo (N/m)
+ ∆ l : Độ biến dạng của lò xo (m)

c. Thế năng tĩnh điện:


- Trong trường hợp điện tích q nằm tại điểm M trong một điện
trường bất kì do nhiều điện tích gây ra thì có thể lấy thế năng bằng công của
lực điện khi di chuyển q từ M ra vô cực. Đó là vì ở vô cực, tức là ở rất xa
các điện tích gây ra điện trường thì điện trường bằng 0 và lực điện cũng
bằng 0.
- Do vậy:
W M = A M∞

Vì độ lớn của lực điện luôn tỉ lệ thuận với điện tích thử q nên công và thế
năng của một điện tích tại M cũng tỉ lệ thuận với q:

W M = A M ∞ = V Mq

- Trong đó:
+ W M : Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M (J)
+ A M ∞: Công của lực điện trường trong sự dịch chuyển điện
tích điểm q từ điểm M tới vô cùng (J)
+ V M : Điện thế tại điểm M (V)
+ q: Điện tích (C)
- Công của một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong
một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích sinh ra sẽ bằng
độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường

A MN = W M – W N

- Trong đó:
+ A MN : Công của một điện tích q di chuyển từ điểm M đến
điểm N trong một điện trường
+ W M : Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M (J)
+ W N : Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm N (J)
4. Ý nghĩa của thế năng:
- Thế năng là dạng năng lượng đặc trưng cho tương tác.
- Dạng thế năng của chất điểm trong trọng trường của quả đất là
năng lượng đặc trưng cho tương tác giữa quả đất với chất điểm; ta cũng có
thể nói đó là thế năng tương tác của quả đất với chất điểm.
5. Ứng dụng của động năng trong đời sống thực tiễn:
- Tạo ra nguồn điện nhờ nước chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp:
Khi nước chảy từ một vị trí cao như ngọn núi xuống vị trí thấp hơn như một
con suối, năng lượng thế năng của nước sẽ được chuyển đổi thành năng
lượng cơ học, đẩy các cách quạt nằm dưới dòng nước tạo ra nguồn điện
cung cấp cho cuộc sống thường ngày

- Lò xo giãn và co: Một lò xo có thế năng khi nó bị kéo dài từ trạng


thái ban đầu. Khi lò xo được thả ra, thế năng sẽ được chuyển đổi thành
năng lượng cơ học, đẩy vật kề vào lò xo.

- Con người leo lên núi: Khi con người leo lên núi, họ cần sử dụng
năng lượng để vượt qua trọng lực và tăng độ cao. Trong quá trình này, năng
lượng cơ học sẽ được chuyển đổi thành thế năng.
- Đèn pin: Đèn pin sử dụng thế năng bằng cách chuyển đổi năng
lượng hóa học trong pin thành năng lượng điện. Thế năng được sử dụng để
tạo ra ánh sáng từ đèn.

- Đồng hồ nước: Đồng hồ nước trong ngôi nhà sử dụng thế năng để
đo lường lượng nước đã được sử dụng. Thế năng của nước được chuyển
thành chuyển động của đồng hồ, cho phép đo lường lượng nước qua đồng
hồ.

- Năng lượng tái tạo: Trong việc khai thác và sử dụng năng lượng tái
tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước, thế năng được tận dụng như một
hình thức lưu trữ năng lượng. Ví dụ, các hệ thống lưu trữ năng lượng bằng
thế năng từ năng lượng mặt trời hoặc gió được sử dụng để cung cấp năng
lượng ổn định trong thời gian không có nguồn năng lượng từ mặt trời hoặc
g Lĩnh vực thể dục thể thao
- Nó được áp dụng trong nhiều bộ môn thi đấu khác nhau như : bắn
cung. Đá bóng, tennis, đạp xe…
- Thêm nữa, nó được sử dụng trong các thiết bị máy móc hỗ trợ các
phòng tập dụng cụ, tập gym rèn luyện cơ thể.
- Giao thông vận tải
- Tất cả các loại thiết bị dùng đến xăm xe đều là minh chứng của thế
năng đàn hồi. Ta có thể liệt kê hàng loạt phương tiện như : xe đạp, xe máy,
ô tô, máy bay, tàu hỏa, trực thăng…
III. Định luật bảo toàn cơ năng:
1. Giới thiệu và lịch sử hình thành định luật bảo toàn cơ năng:
- Định luật bảo toàn cơ năng được xác định trong thế kỷ 19 như một phần của hệ
thống định luật bảo toàn năng lượng. Đây là một trong những định luật cơ bản trong
vật lý, được nghiên cứu và phát triển bởi nhiều nhà khoa học khác nhau trên nhiều
thế kỷ.

- Trước khi định luật bảo toàn cơ năng được xác định, các nhà khoa học đã quan
sát và nghiên cứu về sự biến đổi của năng lượng trong các quá trình tự nhiên và trong
các thí nghiệm vật lý. Ví dụ, Isaac Newton đã đưa ra phương trình động năng để tính
toán lượng năng lượng của các vật chuyển động. Sau đó, James Prescott Joule đã tiến
hành nghiên cứu về quá trình chuyển đổi giữa năng lượng cơ học và năng lượng
nhiệt, đưa ra khái niệm về năng lượng bảo toàn.

- Vào cuối thế kỷ 19, công trình của các nhà khoa học như Hermann von
Helmholtz và Julius Robert von Mayer đã phát triển định luật bảo toàn năng lượng,
xác định rằng năng lượng không thể được tạo ra hoặc phá hủy, mà chỉ có thể chuyển
đổi từ một dạng sang dạng khác. Định luật bảo toàn cơ năng là một phần của định
luật bảo toàn năng lượng này, xác định rằng tổng cơ năng của một hệ thống không
thay đổi khi không có lực ngoại tác tác động vào hệ thống.

- Từ đó, định luật bảo toàn cơ năng đã trở thành một trong những định luật cơ
bản và quan trọng nhất trong vật lý, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
vật lý cơ bản, cơ khí, và các lĩnh vực ứng dụng khác.

2. Định nghĩa định luật bảo toàn cơ năng:

- Định luật bảo toàn cơ năng (Law of Conservation of Kinetic Energy) là một định
luật cơ bản trong vật lý, cho rằng tổng cơ năng của một hệ thống đóng vai trò như một
hằng số khi không có lực ngoại tác tác động vào hệ thống đó. Tức là, trong một hệ
thống đó, năng lượng có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác nhưng tổng năng
lượng vẫn được giữ nguyên.

- Định luật bảo toàn cơ năng cho biết rằng năng lượng không thể được tạo ra hoặc
phá hủy mà chỉ có thể chuyển đổi từ một dạng sang dạng khác. Ví dụ, trong một va
chạm giữa hai vật, tổng cơ năng của hai vật có thể chuyển đổi từ dạng cơ năng sang
dạng năng lượng nhiệt hoặc năng lượng âm thanh, nhưng tổng cơ năng của hệ thống
vẫn giữ nguyên.

- Định luật bảo toàn cơ năng là một phần của hệ thống định luật bảo toàn năng
lượng (Law of Conservation of Energy), định luật bảo toàn cơ năng cho thấy rằng
năng lượng không thể bị tạo ra hay mất đi, mà chỉ được chuyển đổi từ một dạng sang
dạng khác.

3. Biểu thức và công thức liên quan:

- Biểu thức tính cơ năng

W= Wt+Wđ=const
- Trong đó:

+ Wđ là động năng của vật (J)

+ Wt là thế năng của vật (J)

- Công thức tính cơ năng:

* Xét trong trường hợp cơ năng chịu tác dụng của trọng lực

W = Wđ + Wt = ½ mv2 + ½ kx2

- Trong đó:

+ Wđ là động năng của vật (J)

+ Wt là thế năng của vật (J)

+ m là khối lượng của vật (kg)

+ k là hệ số ma sát

+ v là vận tốc của vật (m/s)

* Xét trong trường hợp cơ năng đó chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi:

W = Wđ + Wt = ½ mv² + mgh

- Trong đó:

+ Wđ là động năng của vật (J)

+ Wt là thế năng của vật (J)

+ m là khối lượng của vật (kg)

+ h là độ cao của vật so với gốc thế năng (m)


+ v là vận tốc của vật (m/s)

+ g là gia tốc trọng trường

4. Ứng dụng của định luật bảo toàn cơ năng trong đời sống thực tiễn:

Trong công nghiêp:


- Ứng dụng trong cơ khí: Định luật bảo toàn cơ năng được sử dụng để tính toán
năng lượng của các hệ thống cơ khí, ví dụ như trong các máy móc, động cơ điều khiển
điện, động cơ điều khiển khí nén, các loại mô tơ… và các loại thiết bị khác.
- Ứng dụng trong vật lý hạt nhân: Định luật bảo toàn cơ năng cũng được sử
dụng để giải thích các quá trình vật lý hạt nhân, bao gồm các phản ứng hạt nhân và
giải phóng năng lượng từ những nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời.
- Ứng dụng trong vật lý địa chất: Định luật bảo toàn cơ năng được sử dụng để
giải thích các quá trình vật lý địa chất, bao gồm các động đất, sự di chuyển của đá và
các hiện tượng khác liên quan đến sự biến đổi năng lượng trong các hệ thống địa chất.
- Ứng dụng trong vật lý vô tuyến: Định luật bảo toàn cơ năng được sử dụng
trong vật lý vô tuyến để tính toán năng lượng của sóng điện từ, bao gồm sóng radio,
sóng vô tuyến và các hiện tượng liên quan đến sự truyền tải và thu hút sóng.
- Ứng dụng trong hóa học: Định luật bảo toàn cơ năng cũng được sử dụng trong
hóa học để tính toán năng lượng của các phản ứng hóa học và giải thích các hiện
tượng liên quan đến sự biến đổi năng lượng trong các hệ thống hóa học.
Trong cuộc sống hằng ngày:
- Ứng dụng trong các thiết bị tiết kiệm năng lượng: Định luật bảo toàn cơ năng
được sử dụng để thiết kế các thiết bị tiết kiệm năng lượng, ví dụ như đèn LED, tủ lạnh
và máy lạnh.
- Ứng dụng trong các phương tiện giao thông: Định luật bảo toàn cơ năng được
sử dụng để tính toán lượng năng lượng cần để di chuyển các phương tiện giao thông,
bao gồm xe đạp, xe hơi và tàu hỏa.
- Ứng dụng trong công nghệ sản xuất: Định luật bảo toàn cơ năng được sử dụng
để giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ trong các quá trình sản xuất, ví dụ như
trong quá trình sản xuất thép và nhôm.
- Ứng dụng trong quá trình chuyển đổi năng lượng: Định luật bảo toàn cơ năng
được sử dụng để giải thích các quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm sự biến
đổi năng lượng từ nhiệt thành điện trong các thiết bị như nhiệt điện và pin năng
lượng mặt trời.
- Ứng dụng trong các thiết bị điện tử: Định luật bảo toàn cơ năng được sử dụng
để tính toán năng lượng tiêu thụ của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính và
các thiết bị điện tử khác.
IV – Câu hỏi lượng giá:
1. Trắc nghiệm khách quan:
 Động năng:
Câu 1: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì :
A. Động lượng và động năng của vật đó không đổi
B. Động lượng không đổi , động năng giảm 2 lần
C. Động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần
D. Động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi
Câu 2 : Tìm câu sai :
A. Động lượn và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc
của vật
B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công
C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng
D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng lực bất kì và đường đi bất kì
Câu 3 : Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi:
A. Chuyển động thẳng đều
B. Chuyển động tròn đều
C. Chuyển động cong đều
D. Chuyển động biến đổi đều
Câu 4 : Một chiếc xe hơi khối lượng m có một động cơ có công suất P. Thời gian ngắn nhất
để xe tăng tốc từ đứng yên đến vận tốc v bằng:
A. mv/P
B. P/mv
C. (mv2)/(2P)
D. (mP)/ (mv2)
Câu 5 : Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54km/h. Động năng
của ô tô tải bằng:
A. 450kJ
B. 69kJ
C. 900kJ
D. 120kJ
 Thế năng:
Câu 1 : Tìm phát biểu sai :
A. Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó
B. Thế ăng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng
C. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng
D. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất
Câu 2 : Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào :
A. Độ cứng của lò xo
B. Độ biến dạng của lò xo
C. Chiều biến dạng của lò xo
D. Mốc thế năng
Câu 3 : Một vật được bắn từ mặt đất trên cao hợp với phương ngang góc α, vận tốc đầu vécto
vo. Bỏ qua lực cản môi trường . Đại lượng không đổi khi viên đạn đan bay là:
A. Thế năng
B. Động năng
C. Động lượng
D. Gia tốc
Câu 4 : Một vật nằm yên có thể có :
A. Động năng
B. Thế năng
C. Động lượng
D. Vận tốc
Câu 5 : Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Lấy g = 10
m/s2, công suất thực hiện bởi thác nước bằng :
A. 2MW
B. 3MW
C. 4MW
D. 5MW
 Định luật bảo toàn cơ năng:
Câu 1 : Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc
v0 = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 1414 động năng khi vật có độ cao:
A. 16m
B. 5m
C. 4m
D. 20m
Câu 2 : Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc
v0 = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng 1414 động năng khi vật có độ cao:
A. 2v2/g
B. v2/4g
C. v2/2g
D. v2/g
Câu 3 : Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao
20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt
dốc này bằng:
A. -1500 J
B. -875 J
C. -1925 J
D. – 3125 J
Câu 4 : Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao
20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt
dốc này bằng:
A. Thế năng giảm
B. Cơ năng cực đại tại N
C. Cơ năng không đổi
D. Động năng tăng
Câu 5 : Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì:
A. Động năng đạt giá trị cực đại
B. Thế năng bằng động năng
C. Thế năng đạt giá trị cực đại
D. Cơ năng bằng không
2. Bài tập tự luận:
Bài 1: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động thẳng đều trong 2 giờ xe đi
được quãng đường 72 km. Động năng của ô tô này bằng?
Giải
S 72 3600
Ta có: v = = = 36km/h = = 10m/s
t 2 60.60
Động năng của ô tô này bằng:
1 1
w đ = m v 2= . 1500 . 102=75000J=75KJ
2 2

Bài 2: Một vật khối lượng 1,0 kg đang ở độ cao 5 m so với mặt đất, lấy gia tốc trọng
trường g = 10 m/s2 thì thế năng trọng trường của vật là:

Giải

Thế năng trọng trường của vật là:

Wt = mgh = 1.10.5 = 50 J.
Bài 3: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, chiều dài tự nhiên của lò xo là l 0
= 40cm, khi lò xo chuyển từ trạng thái có chiều dài l 1 = 50cm về trạng thái có chiều
dài l 2= 45 cm thì lò xo đã thực hiện một công bằng?

Giải

Tính độ biến dạng của lò xo

+ Ở vị trí đầu: ∆ l 1= 50-40=10cm=0,1m

+ Ở vị trí sau: ∆ l 2= 45-40=5cm=0,05m

Từ đó ta tính được thế năng đàn hồi của lò xo ở vị trí 1 và 2:


1 1
+ w t 1= k(∆ l 1 ¿¿ 2= .200.0 , 12=1J
2 2

1 1
+ w t 2= k(∆ l 2 ¿ ¿2= .200.0 , 052=0,25J
2 2

Tính công của lực đàn hồi:


1 1
+ A=w 1-w 2= = k(∆ l 1 ¿¿ 2- k(∆ l 2 ¿ ¿2= 1-0,25=0,75J
2 2

Bài 4: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân
thượng trung tâm có độ cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự
do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
b. Tính độ cao của vật khi Wđ = 2Wt
c. Tính vận tốc của vật khi 2Wđ = 5Wt
d. Xác định vị trí để vận có vận tốc 20(m/s)
e. Tại vị trí có độ cao 20m vật có vận tốc bao nhiêu
Giải
a. Gọi A là vị trí ném, B là mặt đất: vA = 0(m / s); hA = 45(m); hB = 0(m)
Theo định luật bảo toàn cơ năng:
1
W A =W B=>mgh A = m v 2B=> v B= √ 2 g h A =>v= √ 2.10 .45=30m/s
2
b. Gọi C là vị trí: Wd = 2Wt. Theo định luật bảo toàn cơ năng:
hC 45
W A =W C =>W A =3W tC =>mgh A =3mghC =>h A = = = 15Ω
2 3
2
c. Gọi D là vị trí để: 2W d=5W t =>W tD = W dD
5
Theo định luật bảo toàn cơ năng:
7 7 1

W A =W d=>W A = W dD=>mgh A => . m v 2D=> v D= 10 . g h A
5 5 2 7
⇒ v D=
√10
7
.10 .45=25,6(m/s)

d. Gọi E là vị trí để vật có vận tốc 20(m/s)


Theo định luật bảo toàn cơ năng:
2
1 v
W A =W E=>mgh A =mgh E+ m v 2E =>h E=h A - E
2 2g
2
20
=>h E= 45 - =25m
2.10
Vật cách mặt đất 25m thì vật có vận tốc: 20(m/s)
e. Gọi F là vị trí để vật có độ cao 20m
Theo định luật bảo toàn cơ năng:
1
W A =W F =>mgh A =mgh E+ m v 2F => v F = √ 2 g ¿ ¿ )
2
=> v F = √ 2.10 ¿ ¿)=10√ 5(m/s)

You might also like