You are on page 1of 9

 Mã lớp: 140485

 Sinh viên thực hiện:


1. Vũ Lê Duy- 20225301
2. Nguyễn Đức Dương- 20225122
3. Lã Trường Giang- 20171247

Chương II. Động lực học chất điểm


A. Lý thuyết
I. Các định luật Newton
Các định luật Newton nêu lên quan hệ giữa chuyển động của một vật với tác dụng
bên ngoài và quan hệ giữa các tác dụng tương hỗ của các vật.
1. Định luật 1 Newton
- Phát biểu: Khi một chất điểm cô lập (không chịu một tác động nào từ bên ngoài) nếu đang
đứng yên nó sẽ tiếp tục đứng yên, nếu đang chuyển động thì chuyển động của nó là thẳng
đều.
- Chất điểm đứng yên có vận tốc v = 0 ; chất điểm chuyển động thẳng đều có vận tốc vrkhông
đổi; trong cả hai trường hợp đó, vận tốc vrđều không thay đổi; ta cũng nói trạng thái chuyển
động của nó được bảo toàn.
- Vậy: Một chất điểm cô lập bảo toàn trạng thái chuyển động của nó.
- Tính chất bảo toàn trạng thái chuyển động gọi là quán tính, vì vậy định luật I còn được gọi là
định luật quán tính.
- Không giống như các định luật khác, ta không thể kiểm nghiệm định luật này một cách
trực tiếp bằng thực nghiệm vì trên trái đất không thể có bất kỳ vật nào hoàn toàn cô lập (không
chịu bất kỳ một lực nào). Do vậy, ta coi định luật này như một nguyên lý mà không
chứng minh. Ta chỉ có thể xác nhận sựđúng đắn của định luật này khi kiểm nghiệm các hệ
quả của định luật này mà thôi.
2. Định luật II Newton
- Định luật Newton II xét chất điểm ở trạng thái không cô lập, nghĩa là chịu tác dụng
của những lực từ bên ngoài.
- Phát biểu:
 Chuyển động của một chất điểm chịu tác dụng của các lực có tổng hợp Fr#0 là một
chuyển động có gia tốc.
 Gia tốc chuyển động của chất điểm tỷ lệ với tổng hợp tục tác dụng Frvà tỷ lệnghịch với
khối lượng của chất điểm ấy:

F
a⃗ =k
m
- k là một hằng số tỷ lệ phụ thuộc vào các đơn vị sử dụng; trong hệ SI: k = 1

3. Định luật III Newton


- Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, không bao giờ có tác dụng một phía. Khi vật A tác dụng lên vật
B thì ngược lại vật B cũng tác dụng lên vật A. Ta nói chúng tương tác với nhau.
- Định luật Newton III xét mối liên hệ giữa các tương tác của hai vật.
- Phát biểu: Khi chất điểm A tác dụng lên chất điểm B một lực F thì chất điềm B cũng tác dụng
lên chất điểm A một lực F ': hai lực F và F' tồn tại đồng thời cùng phương, ngược chiều
và cùng cường độ.
- Nói cách khác, tổng hình học các lực tương tác giữa hai chất điểm bằng không: F + F ' = 0.
- Chú ý: Tuy tổng của hai lực F và F' bằng không nhưng tác dụng của chúng không khử nhau vì
điểm đặt của chúng khác nhau.
- Trong trường hợp tổng quát: ta xét một hệ chất điểm cô lập, nghĩa là một hệkhông
chịu tác dụng của các ngoại lực: trong hệ chỉ có các nội lực tương tác giữa các chất điểm của hệ.
Khi đó nếu xét từng đôi chất điểm của hệ thì tổng hai lực tương tác giữa chúng bằng không. Bây
giờ nếu lấy tổng của tất cả các lúc đó, ta được kết quả:
Tổng các nội lực của hệ chất điểm cô lập (hay hệ kín) bằng không.
4. Các loại va chạm
a. Va chạm đàn hồi
- Va chạm đàn hồi là va chạm xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian rất ngắn, sau
va chạm vật lấy lại hình dạng bạn đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
- định luật bảo toàn động lượng:

m1 . v 1+m2 . v 2=m1 . v 1 ' + m2 . v 2 '

-Bảo toàn động năng:


2 2 '2 '2
m1 . v 1 m1 . v 2 m1 . v 1 m2 . v2
+ = +
2 2 2 2

 m1 . v 12 +m 2 . v 22=m1 . v '12 +m2 . v '22❑ .

b. Va chạm mềm.
- Va chạm mềm là sau khi va chạm hai vật gắn chặt vào nhau và chuyển động vơi một vận tốc
giống nhau.
- Bảo toàn động lượng:
m1 . v 1+m 2 . v 2=( m 1 +m 2 ) .V
- Động năng sau khi va chạm không bảo toàn.
5. Các định lý về động lượng
- Từ phương trình Newton, ta có thể suy ra một số phát biểu tương đương, đó là các
định lý về động lượng.
- Định lý 1: Đạo hàm động lượng của một chất điểm đối với thời gian có giá trịbằng lực
(hay tổng hợp các lực) tác dụng lên chất điểm đó.
d⃗
K=⃗
F .dt
- Tích phân 2 vế của biểu thức trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 ứng với sự biến thiên của động
lượng từ K1 đến K2 ta được:
t2

Δ⃗
K =⃗ K 1 =∫ ⃗
K 2− ⃗ F . dt
t1

- Theo định nghĩa tích phân của lực F theo t từ t1 đến t2 gọi là xung lượng của F trong
khoảng thời gian đó.
- Định lý 2: Độ biến thiên động lượng của một chất điểm trong một khoảng thời gian
nào đó có giá trị bằng xung lượng của lực (hay tổng họp lực) tác dụng lên chất điểm trong
khoảng thời gian đó.
- Trong trường hợp F không đổi theo thời gian, ta có:
Δ⃗
K =⃗
F . Δt
-Độ biến thiên động lượng của chất điểm trong đơn vị thời gian có giá trị bằnglực tác
dụng lên chất điểm đó.

B. Ứng dụng thực tế


1. Định luật I Newton:
- Định luật I Newton lý giải tính chất quán tính của một vật. Nói cách khác, đó là tính chất bảo
toàn trạng thái lúc chuyển động. Định luật I Newton được vận dụng khá nhiều trong thực tế. 
- Ví dụ: như khi bạn đang ngồi trên một xe ôtô, khi chiếc xe bắt đầu chạy, mọi người ngồi trên
xe theo quán tính sẽ bị ngã về phía sau. Trái lại, lúc xe đột ngột phanh gấp lại thì mọi người sẽ bị
chúi về phía trước. Tương tự như lúc xe cua sang trái hoặc sang phải.
2. Định luật II Newton:
- Định luật II Newton đã giúp chúng ta hiểu hơn về khái niệm lực, cũng như mối quan hệ giữa
gia tốc, hợp lực và khối lượng của vật. Từ những mối quan hệ này, người ta có thể ứng dụng vào
cuộc sống để làm giảm ma sát khi cần thiết, cung như việc sản xuất những máy móc, thiết bị,
dụng cụ với khối lượng hợp lý.
- Ví dụ: Đối với xe đua, nhờ vào định luật 2 Newton, những nhà sản xuất sẽ tìm cách tính toán để
làm giảm khối lượng xe, giúp xe có thể tăng tốc nhanh hơn.
3. Định luật III Newton
- Định luật 3 Newton chứng minh rằng lực không xuất hiện riêng lẻ, mà sẽ có sự xuất hiện theo
từng cặp động lực, phản lực. Lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác nhất định giữa 2 hoặc nhiều
vật với nhau.
- Ví dụ: Khi đập quả bóng vào tường, tác dụng vào tường một lực ép. Theo định luật 3 Newton,
tường sẽ tác dụng lại quả bóng một phản lực làm quả bóng bị bật ngược trở lại.
4. Các định lý về động lượng
-Việc ứng dụng định luật bảo toàn động lượng vào cuộc sống rất phổ biến. Ta có thể bắt gặp
ở chuyển động của tên lửa, máy bay phản lực, chuyển động của pháo thăng thiên, chuyển động
giật lùi của súng và khẩu đại bác khi bắn, chuyển động của các con vật ở dưới nước như bạch
tuộc…
C. BÀI TẬP
2.21 Viết phương trình chuyển động của một vật nếu kể đến lực cản không khí biết rằng lực cản
tỷ lệ với vận tốc rơi của vật:
Bài giải:
Tỉ lệ lực cản và vận tốc là: k → tổng hợp lực đặt lên vật rơi: F = mg – kv Theo định
dv
luật II Newton: mg – kv = m
dt
dv −k mg
⇒ = (v − ) (1)
dt m k
mg du −k du −k
Đặt u = v - ; (1) ⇔ = u → = dt (2)
k dt m u m

Lấy tích phân 2 vế của (2)


−k −k
t mg mg t
⇒u=C e m =v− →v= +C e m
(C là hằng số tích phân)
k k
−mg
Tại thời điểm t=0 , v =0 →C=
k
2.24: Một viên đạn khối lượng 10g chuyển động với vận tốc v 0=200 m/s đập vào một tấm gỗ và
xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong miếng gỗ bằng
−4
t=4.10 . Xác định lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn và độ xuyên s của viên đạn.
Bài giải:
Gia tốc trung bình của viên đạn khi xuyên vào gỗ:
|v−v 0| v0 200 5 2
|a|= = = =5.10 (m/ s )
t−t 0 t 4.10 −4

Lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn:


F=m .|a|=10.10−3 .5.105 =5000( N )

Theo định luật bảo toàn động lượng:


1 2 1 2
W đ 1−W đ 2 =A=F . s ⇔ m v − m v o =F . s
2 2
⇔ s = 0,04 (m)

2.25 Một phân tử có khối lượng m=4,56.10−23 g chuyển động với vận tốc v=60 m/s va chạm
đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α =60 ° . Tính xung lượng của lực va chạm của phân tử
lên thành bình.
Bài giải:
Do va chạm của phân tử với thành bình là va chạm đàn hồi nên theo định lý về động lượng và
định luật II Newton, ta có xung lượng của lực va chạm của phân tử lên Type equation here. thành
bình là:

F . ∆ t =∆ ⃗p =m . ∆ ⃗v
−26 −24
F . ∆ t=2 mv cos α =2.4,56.10 .60 . cos 60 °=2,74.10 (Ns)
D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính quãng đường vật có khối lượng 10kg đi được ( có kể đến lực cản không khí biết
rằng lực cản tỷ lệ với vận tốc rơi của vật ) sau 10s trong chuyển động rơi tự do, k=0.05, g=9.8m/
2
s
A. 48,19m
B. 4,82m
C. 481,93m
D.4819,34m

( ) ( )
−k −0,05
mg m2 g m t 10.9,8 9,8 .10
x= t+ 2 e −1 = .10+102 . e 10
−1 =481,93
k k 0,05 0,05 2
Câu 2: Tính quãng đường vật có khối lượng 5kg đi được ( có kể đến lực cản không khí biết rằng
lực cản tỷ lệ với vận tốc rơi của vật ) sau 10s trong chuyển động rơi tự do, k=0.03, g=9.8m/ s2
A. 48,03m
B. 4,80m
C. 480,34m
D. 4803,45m
Câu 3: Một khẩu pháo có khối lượng M = 600 (kg) bắn một viên đạn theo phương làm với mặt
ngang một góc α=60º. Khối lượng của viên đạn m=5kg, vận tốc đầu nòng là v = 400 m/s .Khi
bắn bệ pháo giật lùi về phía sau một đoạn s=42cm. Lực cản trung bình tác dụng lê quả pháo có
giá trị ?
A. -1784,1N
B. -2284,1N
C -1984,1N
D. -1884,1N
Theo định luật bảo toàn động lượng thì vận tốc giật lùi của khẩu pháo là:

−m . v . cosα −5.400 . cos 60 ° 5 m


V= = =- ( )
M 600 3 s
2
2 2 −v m
Áp dụng công thức: v ' −v =2 as ❑ a= =−3,31( 2 )
⇒ 2s s
Lực cản không khí tác dụng lên quả pháo : Fc=Ma=−3,31.600=−1984,1( N )
Câu 4: Một khẩu pháo có khối lượng M = 500 (kg) bắn một viên đạn theo phương làm với mặt
ngang một góc α=60º. Khối lượng của viên đạn m=10kg, vận tốc đầu nòng là v = 400 m/s .Khi
bắn bệ pháo giật lùi về phía sau một đoạn s=50cm. Lực cản trung bình tác dụng lê quả pháo có
giá trị ?
A. -8000N
B. -7000N
C. -6000N
D. -8000N
Câu 5: Một khẩu pháo có khối lượng M = 200 (kg) bắn một viên đạn theo phương làm với mặt
ngang một góc α=60º. Khối lượng của viên đạn m=15kg, vận tốc đầu nòng là v = 100 m/s .Khi
bắn bệ pháo giật lùi về phía sau một đoạn s=100cm. Lực cản trung bình tác dụng lê quả pháo có
giá trị ?
A. -1571,15N
B. -1325,15N
C. -1406,25N
D. -1475,85N
Câu 6: Một khẩu pháo có khối lượng M = 1000 (kg) bắn một viên đạn theo phương làm với mặt
ngang một góc α=45º. Khối lượng của viên đạn m=10kg, vận tốc đầu nòng là v = 100 m/s .Khi
bắn bệ pháo giật lùi về phía sau một đoạn s=50cm. Lực cản trung bình tác dụng lê quả pháo có
giá trị ?
A. -500N
B. -200N
C. -400N
D. 1000N
Câu 7: Một viên đạn khối lượng 5g chuyển động với vận tốc v 0=1 00 m/s đập vào một tấm gỗ
và xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong miếng gỗ
bằng t=10 . 10−4 s . Xác định lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn.
A. 500N
B. 1000N
C. 700N
D. 400N
Câu 8: Một viên đạn khối lượng 15g chuyển động với vận tốc v 0=4 00 m/s đập vào một tấm gỗ
và xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong miếng gỗ
bằng t=1 .10−4 s . Xác định lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn .

A. 6.10 4 N

B. 3.104 N

C. 7.104 N

D. 2.104 N

Câu 9: Một viên đạn khối lượng 15g chuyển động với vận tốc v 0=4 00 m/s đập vào một tấm gỗ
và xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong miếng gỗ
bằng t=1 .10−4 s . Xác định độ xuyên s của viên đạn.
A. 0,08m
B. 0,04m
C. 0,01m
D. 0,02m
Câu 10: Một viên đạn khối lượng 5g chuyển động với vận tốc v 0=1 00 m/s đập vào một tấm gỗ
và xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong miếng gỗ
bằng t=10 . 10−4 s . Xác định độ xuyên s của viên đạn.
A. 0,05m
B. 0,10m
C. 0,07m
D. 0,15m
Câu 11: Một phân tử có khối lượng m=4,56.10−23 g chuyển động với vận tốc v=30 m/s va
chạm đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α =45° . Tính xung lượng của lực va chạm của
phân tử lên thành bình.
A. 1,93.10−24 Ns

B. 2,93.10−24 Ns

C. 4,93.10−24 Ns

D. 3,93.10−24 Ns

Câu 12: Một phân tử có khối lượng m=4,56.10−23 g chuyển động với vận tốc v=15 m/s va chạm
đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α =30 ° . Tính xung lượng của lực va chạm của phân tử
lên thành bình.
A. 1,25.10−24 Ns

B. 1,36.10−24 Ns

C. 1,18.10−24 Ns

D. 1,42.10−24 Ns

Câu 13: Một phân tử có khối lượng m=4,56.10−23 g chuyển động với vận tốc v=15 m/s va
chạm đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α bằng bao nhiều để xung lực của lực va chạm lên
thành bình là 1,29.10−24 Ns
A.10 °
B. 20 °
C. 30 °
D. 40 °
Câu 14: Một phân tử có khối lượng m=4,56.10−23 g chuyển động với vận tốc v=15 m/s va
chạm đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α bằng bao nhiều để xung lực của lực va chạm lên
thành bình là 4,68.10−22 Ns
A. 30 °
B. 70 °
C. 50 °
D. 90 °
Câu 15: Một phân tử có khối lượng m=4,56.10−23 g chuyển động với vận tốc v bằng bao nhiêu
va chạm đàn hồi vào thành bình với góc nghiêng α =60 ° để xung lực của lực va chạm lên thành
bình là 2,05.10−24 Ns
A. 15 m/s
B. 25 m/s
C. 35 m/ s
D. 45 m/ s

You might also like