You are on page 1of 5

Bài thực hành số 3

Họ và tên: Lê Công Mạnh


MSV: 22001332
Tên bài: Khảo sát dao động điều hòa của con lắc lò xo
Ngày làm: 27/09/2023

Nhận xét của giáo viên về bài chuẩn bị Nhận xét của giáo viên về kết quả xử lý
và công việc thực hành số liệu

Chữ ký Chữ ký

Một lò xo khi bị kéo dãn hoặc nén sẽ sinh ra một lực F chống lại sự biến thiên độ dài. Lực đó
gọi là lực đàn hồi. Lực đàn hồi có xu hướng kéo lò xo trở lại vị trí ban đầu. Để đơn giản, ta xét
lò xo dài L, có một đầu cố định và một đầu tự do. Đối với nhiều loại lò xo, trong giới hạn đàn
hồi, lực F tỉ lệ thuận với vecto độ dịch chuyển x của điểm đầu tự do của lò xo (x có độ lớn bằng
độ biến dạng ΔL của lò xo):
F = -kx (1)
với k là hệ số đàn hồi.
Công thức (1) là nội dung định luật Hooke. Dấu “-“ trong (1) chỉ ra rằng lực đàn hồi của lò
xo luôn tác dụng ngược chiều với vecto độ dịch chuyển của điểm đầu tự do của nó.
Giả sử ta có hệ vật gồm 1 lò xo có hệ số đàn hồi k gắn với một chất điểm có khối lượng m.
Hệ vật như vậy được gọi là một dao động điều hòa đơn giản hay là một con lắc lò xo. Dưới tác
dụng của lực đàn hồi, chất điểm của hệ sẽ thực hiện một dao động điều hòa đơn giản. Độ dịch
chuyển tức thời của chất điểm trong dao động biến thiên theo quy luật hình sin hay cosin:
x = x0 sin(Ꞷt + ϕ) (2)
Vận tốc của chất điểm trong dao động điều hòa đơn giản là đạo hàm của độ dịch chuyển theo
thời gian:
dx
v = dt = x0Ꞷ cos(Ꞷt + ϕ) = v0 cos(Ꞷt + ϕ) (3)

Gia tốc của chất điểm trong dao động điều hòa đơn giản là đạo hàm của vận tốc theo thời
gian:
dv
a = dt = -x0Ꞷ2 sin(Ꞷt + ϕ) = a0 sin(Ꞷt + ϕ) (4)

Ca ba đại lượng độ dịch chuyển x, vận tốc v, gia tốc a đều biến thiên tuần hoàn theo thời
gian với chu kỳ:

T= Ꞷ (5)

Theo định luật thứ 2 của Newton:


F = ma (6)
Thay (1), (4) vào (6)và biến đổi, ta có:

Ꞷ= k
√ m
(7)

Vậy chu kỳ dao động của hệ sẽ là:

T = 2π m
√ k
(8)

Khi hệ dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng, năng lượng của hệ luôn chuyển từ dạng
động năng sang dạng thế năng hoặc ngược lại. Nếu lực ma sát có thể bỏ qua được thì tổng năng
lượng của hệ được bảo toàn:
kx 2 mv 2
E = Ed + Et = 2 + 2 = const (9)

Trong thực tế con lắc dao động nó chịu lực cản của không khí. Lực cản này giống như lực
ma sát làm tiêu hao cơ năng của con lắc, chuyển hóa cơ năng dần thành nhiệt năng. Vì thế biên
độ dao động của con lắc giảm dần và cuối cùng con lắc dừng lại. Dao động như vậy gọi là dao
động tắt dần.
Do lực cản của không khí tỷ lệ với vậnt ốc của con lắc lò xo với hệ số tỷ lệ là β
Ta có Fc = - β . v bằng những phép biến đổi tương đương ta có:
Fx = -kx - β . v
d2 x dx
m dt 2 = -kx – β. dt
d2 x β dx k
dt 2
+ m dt
+ m
x=0
k β
Đặt m = Ꞷ2 và m = 2γ ta có:
d2 x dx
dt 2
+ 2γ dt
+ Ꞷ2x = 0

Nghiệm của phương trình vi phân với điều kiện β nhỏ là:
x(t) = A. e-γt .cos(Ꞷt + ϕ)

Một đầu cố định một đầu tự do được buộc


với một sợi dây không dãn, khối lượng
không đáng kể vắt qua dòng dọc của 1
sensor đo chuyển động. Đầu còn lại của sợi
dây được treo vật nặng có khối lượng khác
nhau. Khi không có vật nặng lò xo dãn 1
đoạn L do lực đàn hồi cân bằng với trọng
lực và vị trí cân bằng của vật m ở khoảng
cách L+ L so với đầu cố định của lò xo.
Nếu khối lượng m của vật thay đổi thì F đàn
hồi và vị trí cân bằng cũng thay đổi theo. Giả
sử hệ đang ở trong trạng thái cân bằng, ta tác
dụng vào hệ một lực theo phương thẳng
đứng, kéo cho vật nặng rời khỏi vị trí cân
bằng tới vị trí của một nam châm điện đặt phía dưới. Lúc này nam châm điện sẽ giữ vật nặng lại
bởi lực hút điện từ. Bằng cách ngắt dòng điện cho cung cấp cho nam châm điện sẽ làm mất lực
hút giữa vật nặng và nam châm điện khi đó vật nặng tự do. Dưới tác dụng của lực đàn hồi, vật
sẽ dao động quanh vị trí cân bằng. Sử dụng sensor khảo sát chuyển động, có thể quan sát được
dạng đồ thị của sự biến thiên của sự dịch chuyển li độ x, vận tốc v, gia tốc a của chất điểm theo
thời gian. Dựa vào đồ thị có thể tính được chu kỳ dao động và độ cưng của lò xo.

1, Dụng cụ đo:
Bảng 1: Dụng cụ thí nghiệm
STT TÊN DỤNG CỤ SỐ LƯỢNG
1 Sensor Cassy 1
2 Sensor khảo sát chuyển động 1
3 Lò xo 1
4 Nam châm điện 1
5 Quả nặng khối lượng 50g 6
6 Thanh trụ dài 150cm 1
7 Kẹp đỡ 2
8 Kẹp có móc 1
9 Cuộn dây buộc 10m 1
10 Chân đế chữ V 28cm 1
11 Dây điện kết nối 100cm 1
12 Máy tính 1

Chuẩn bị hệ đo
Kiểm tra lắp đặt của hệ như hình 3:

Bảng 2: Chu kỳ của con lắc lò xo 1 phụ thuộc vào khối lượng

Chu kỳ (s)
Khối lượng (g) TB
Lần 1 Lần 2 Lần 3

30

40

50

60

70
Bảng 3. Chu kỳ của con lắc lò xo 2 phụ thuộc vào khối lượng

Chu kỳ (s)
Khối lượng (g) TB
Lần 1 Lần 2 Lần 3

50

70

90

100

120

Bảng 4. Chu kỳ của con lắc lò xo 3 phụ thuộc vào khối lượng

Chu kỳ (s)
Khối lượng (g) TB
Lần 1 Lần 2 Lần 3

70

90

110

130

150

Bảng 5. Sự phụ thuộc độ dãn của lò xo vào khối lượng

Lò xo 1 Lò xo 2 Lò xo 3
Khối lượng Độ dãn Khối lượng Độ dãn Khối lượng Độ dãn
30 50 70
40 70 90
50 90 110
60 100 130
70 120 150

You might also like