You are on page 1of 66

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÀI GIẢNG
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG VÀ LÝ SINH

Lưu hành nội bộ


Năm 2024
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ HỌC........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM TRONG Y HỌC .................. 14
CHƯƠNG 3: NHIỆT ĐỘNG HỌC – CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG VÀ ỨNG
DỤNG TRONG Y HỌC ..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 4: ĐIỆN TỪ - CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG .................. 29
CHƯƠNG 5: QUANG SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC ............................ 39
CHƯƠNG 6: SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT TRONG CƠ THỂ SINH VẬT ................. 51
CHƯƠNG 7: LÝ SINH TUẦN HOÀN VÀ LÝ SINH HÔ HẤP ........................................ 57
CHƯƠNG 8: Y HỌC PHÓNG XẠ HẠT NHÂN – PHƯƠNG PHÁP CỘNG HƯỞNG TỪ
HẠT NHÂN ....................................................................................................................... 68

1
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
1. CÁC KHÁI NIỆM ĐẠI CƯƠNG
1.1 Vật lý học
• Vật lý học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu các dạng vận động tổng quát nhất của
vật chất.
• Mục tiêu vật lý học là nghiên cứu những đặt tính, những quy luật tổng quát nhất về cấu
tạo và vận động của vật chất.
• Phân loại
 Dựa vào dạng vận động của vật chất:
 Vận động cơ -> cơ học;
 Vận động phân tử -> Vật lý phân tử và nhiệt học;
 Vận động điện từ -> Điện từ và quang học;
 Vận động bên trong nguyên tử -> Vật lý hạt nhân nguyên tử và phóng xạ.
 Dựa và kích thích của hệ nghiên cứu
 Vật lý vĩ mô;
 Vật lý vi mô.
 Dựa vào các dạng tương tác: các dạng trường vật lý
1.2 Vai trò của Vật lý – Lý sinh
• Là một ngành khoa học sử dụng các công cụ vật lý để phát hiện và làm sáng tỏ bản chất,
cơ chế, động lực của các hiện tượng, các quá trình sống;
• Nghiên cứu tác động của các tác nhân vật lý lên cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ
thể;
• Tìm hiểu nguyên lý chung của các phương pháp, kỹ thuật y – sinh học hiện đại đã và
đang được ứng dụng rộng rãi trong Y – Dược học.
1.3 Đơn vị đo lường trong hệ SI
Tên đại lượng Ký hiệu Tên đơn vị đo Ký hiệu tên đơn vị
lường
Chiều dài L Mét m
Khối lượng M Kilogam kg
Thời gian T Giây s
Cường độ dòng diện I Ampe A
Lượng vật chất N Mol mol

2
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
Thừa số Tên tiền tố Ký hiệu Thừa số Tên tiền tố Ký hiệu
1012 Tera T 10-1 dexi d
109 Giga G 10-2 centi c
106 Mega M 10-3 mili m
103 Kilo K 10-6 micro µ
102 Hecto H 10-9 nano n
101 Deca D 10-12 pico p

1.4 Thứ nguyên

2. CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ CƠ BẢN


2.1 Khối lượng
• Khối lượng của vật thể là lượng vật chất của vật thể ấy, nó bằng tổng khối lượng các
nguyên tử, phân tử tạo nên vật
• Khối lượng là một hằng số đặc trưng cho vật thể
• Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích vật, khối lượng riêng phụ thuộc
vào áp suất, nhiệt độ…

• Trọng lượng riêng của một vật là trọng lượng của một đơn vị thể tích vật, Trọng lượng
riêng phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ…
d=P/V (N/m3)

3
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
2.2 Vận tốc
• Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi của quãng đường dịch chuyển theo
thời gian
• Ký hiệu vận tốc là v, đơn vị (m/s)
• Vận tốc trung bình

• Vận tốc tức thời có độ lớn bằng đạo hàm bậc nhất của quãng đường theo thời gian

2.3 Gia tốc


• Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi của vectơ vận tốc theo thời gian
• Ký hiệu vận tốc là a, đơn vị (m/s2)

2.4 Công
• Lực là nguyên nhân gây ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật
• Công (A) là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng gây ra sự dịch chuyển của lực tác
dụng ⃗F→

4
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

2.5 Công suất


• Công suất (P) là công do lực F thực hiện trong 1 đơn vị thời gian
P = A/t = dA/dt = (⃗F→, ⃗v→)
• Đơn vị công suất: oát (w)
2.6 Năng lượng
• Khi một vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có năng lượng
• Trong cơ học có hai dạng năng lượng là thế năng (Wt) và động năng (Wđ)
• Thế năng: Wt = mgh
• Động năng: Wđ = ½ mv2
• Tổng động năng và thế năng được gọi là cơ năng, cơ năng luôn được bảo toàn
W = Wt + Wđ

5
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
2.7 Áp suất

2.8 Định luật I Newton


• Mọi vật sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động của nó nếu không có ngoại lực tác dụng
vào nó (tổng các lực tác dụng vào vật bằng không)
⃗F→ = 0 => ⃗a→ = 0
• Tính bảo toàn trạng thái chuyển động của vật gọi là quán tính của vật
• Định luật I Newton còn gọi là nguyên lý quán tính
• Áp dụng cho vật cô lập
2.9 Định luật II Newton
• Khi có ngoại lực tác dụng vào vật, vật sẽ biến đổi trạng thái chuyển động tức là lực ⃗F→
gây ra gia tốc ⃗a→
⃗F→ = m⃗a→
• Gia tốc của một vật tỷ lệ với lực tác dụng và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật
• Định luật II Newton còn gọi là nguyên lý tác dụng
• Áp dụng cho vật không cô lập

6
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
2.10 Định luật III Newton
• Xét một hệ gồm 2 vật A và B tương tác với nhau, nếu A tác dụng lên B một lực ⃗F→12 thì
B cũng sẽ tác dụng lên A một lực ⃗F→21
• Hai lực này có độ lớn bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
⃗F→12 = - ⃗F→21
• Định luật III Newton còn gọi là nguyên lý phản tác dụng
• Áp dụng cho hệ vật tương tác

3. DAO ĐỘNG – DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA


3.1 Các định nghĩa về dao động
• Dao động: Là chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
• Dao động tuần hoàn: Là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ
sau những khoảng thời gian bằng nhau (gọi là chu kỳ).
• Dao động điều hòa: Là dao động được mô tả bằng một định luật hàm cos (hoặc sin) đối
với thời gian. x = A.cos (ωt + φ), trong đó A, ω, φ là những hằng số.
3.2 Các đại lượng đặc trưng
• Li độ x: là độ dời của vật khỏi vị trí cân bằng (Đo bằng đơn vị độ dài: m, cm…)
• Biên độ A: Là độ dời cực đại của vật khỏi vị trí cân bằng hay là giá trị cực đại của li độ x
(Đo bằng đơn vị độ dài: m, cm…)
• Chu kỳ T: Là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động được lặp lại như cũ
(T tính bằng giây (s))
• Tần số f là số dao động toàn phần trong một đơn vị thời gian (đơn vị của tần số là Héc
(Hz)).
1
f= (Hz)
T
• Tần số góc ω là đại lượng trung gian xác định tần số và chu kỳ (Đơn vị: rad/s).

ω= = 2πf (rad/s)
T
• Đại lượng (ωt + φ) gọi là pha của dao động, cho phép ta xác định trạng thái của dao
động tại thời điểm t (rad).
• Đại lượng φ gọi là pha ban đầu của dao động (pha dao động tại thời điểm t=0).

4. SÓNG CƠ HỌC – SÓNG ÂM


4.1 Sóng cơ học
• Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất theo
thời gian.
• Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử song song (hoặc trùng) với
phương truyền sóng.

7
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử vuông góc với phương truyền
sóng.
• Chu kì T: là chu kỳ dao động của phần tử môi trường khi có sóng truyền qua. Đơn vị là
giây (s).
• Tần số (f): là đại lượng nghịch đảo của chu kì. Đơn vị tần số là Hertz (Hz).
• Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền pha dao động.
• Biên độ sóng (A) tại mỗi điểm trong không gian chính là biên độ dao động của phần tử
môi trường tại điểm đó.
• Năng lượng sóng cơ là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường mà sóng
truyền qua, quá trình truyền sóng là một quá trình truyền năng lượng.
4.2 Bước sóng
• Bước sóng là quãng đường sóng truyền trong thời gian một chu kì. Đơn vị bước sóng là
đơn vị độ dài (m, cm...).
• Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao
động cùng pha.
• Mối liên hệ giữa bước sóng, chu kỳ, tần số và vận tốc:
v
  v.T 
f
4.3 Sóng âm
• Nguồn âm là những vật dao động phát ra âm
• Sóng âm là các sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí có tần số trong
khoảng 16 Hz đến 20000 Hz và gây ra cảm giác âm mà tai người cảm thụ được.
• Sóng âm có tần số dưới 16 Hz gọi là sóng hạ âm.
• Sóng âm có tần số trên 20000Hz gọi là sóng siêu âm.
• Sóng âm truyền được trong tất cả môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được
trong chân không.
• Tốc độ truyền âm phụ thuộc tính chất của môi trường: mật độ môi trường, tính đàn hồi,
nhiệt độ của môi trường.
• Tốc độ truyền âm trong các môi trường: vkhí < vlỏng < vrắn.
• Trong chất rắn, sóng âm là sóng ngang và sóng dọc. Trong chất khí và chất lỏng sóng
âm chỉ là sóng dọc

8
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

4.4 Đặc trưng vật lý của âm


• Sóng âm có mang năng lượng và năng lượng này tỉ lệ với bình phương biên độ sóng.
• Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua
một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn
vị thời gian. Đơn vị cường độ âm là oát trên mét vuông, kí hiệu W/m2.
𝑃 𝑃
𝐼= =
𝑆 4𝜋𝑟2
 P: Công suất nguồn âm (w)
 S: Tiết diện (m2)
 r: Khoảng cách từ nguồn âm đến điểm xét.
 Mức cường độ âm L:
I
; L(dB) = 10.lg
I0
 Với I0 = 10-12 W/m2 gọi là cường độ âm chuẩn
 Đơn vị của mức cường độ âm là Ben (B), thường dùng đềxiben (dB): 1B = 10
dB.
4.5 Đặc trưng sinh lý của âm
Độ cao

9
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Âm sắc
• Đặc trưng cho sắc thái của âm, ví dụ: du dương, thô kệch, trong hay đục;
• Âm sắc phụ thuộc vào số họa âm có trong thành phần của âm: f, 2f, 3f…, toàn bộ tần số
cơ bản f và các họa âm f, 2f, 3f, …gọi là âm phổ. Trong đó tần số cơ bản f quyết định
cao độ. Các họa âm 2f, 3f quyết định âm sắc;
• Nhờ âm sắc ta phân biệt được âm thanh do các nguồn âm khác nhau phát ra.
Độ to
• Độ to của âm là đặc trưng cảm giác về sự mạnh hay yếu của dao động âm được cảm
nhận bởi tai.
• Độ to của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm.
4.6 Hiệu ứng Doppler
• Khi nguồn phát và nguồn thu sóng âm đứng yên tương đối với nhau thì khi nguồn phát
phát ra tần số f, nguồn thu nhận được sóng âm cũng với tần số f. Những khi nguồn phát
thu chuyển động tương đối với nhau thì tần số phát thu sẽ khác nhau.
• Khi đứng yên (nguồn thu) ta nghe thấy tiếng ô tô lại gần với tần số cao dần lên và khi ô
tô đi xa thì tần số lại thấp dần đi (nghe như trầm xuống).
• Vậy hiệu ứng Doppler là hiệu ứng lệch tần số giữa nguồn phát và nguồn thu thu được
khi chúng chuyển động tương đối với nhau.
4.7 Ứng dụng của Hiệu ứng doppler
• Xác định tốc độ chuyển động của các vật khi xác định được độ dịch chuyển tần số Δf.
Nguồn phát đứng yên, phát ra tần số f0, gặp đối tượng chuyển động phản xạ lại với tần
số f.
• Lúc sóng âm quay về nguồn phát lại đóng vai trò máy thu. Trong máy siêu âm Doppler
người ta dùng đầu dò (phát - thu).
• Trong thực tế người ta dùng để đo tốc độ tàu hoả, ô tô đang chạy.
• Trong Y học đo sự co bóp của cơ tim, đo tốc độ di chuyển của hồng cầu, lưu lượng máu,
chuẩn đoán các bệnh về tuần hoàn máu.
5. CƠ HỌC CHẤT LƯU
5.1 Khái niệm chung
• Chất lưu bao gồm các chất lỏng và các chất khí.
• Về mặt cơ học, một chất lưu có thể quan niệm là một môi trường liên tục tạo thành bởi
các chất điểm liên kết với nhau bằng những nội lực tương tác (nói chung đó là lực hút)
• Tính chất:

10
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
 Không có hình dạng nhất định;
 Bao gồm các chất lưu dễ nén (chất khí) và các chất lưu khó nén (chất lỏng);
 Khi chất lưu chuyển động các lớp chất của nó chuyển động với những vận tốc khác
nhau, nên giữa các lớp chất này xuất hiện lực nội ma sát.
• Chất lưu lí tưởng là chất lưu được coi không chịu nén, không có lực ma sát nội (nhớt).
• Một chất lưu không lý tưởng gọi là chất lưu thực.
• Lực ma sát nội chỉ xuất hiện trong chất lưu chuyển động, vậy một chất lưu ở trạng thái
nằm yên sẽ có đầy đủ tính chất của một chất lưu lý tưởng.
Áp suất thủy tĩnh

5.2 Lực ma sát nhớt

11
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

12
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
5.3 Ý nghĩa vật lý của hệ số nhớt
• Hệ số nhớt (η) của chất lỏng chính bằng lực ma sát nội xuất hiện giữa hai lớp chất lỏng
có diện tích là 1 đơn vị và gradiêng vận tốc của chúng bằng 1. Lúc đó hệ số nhớt η chỉ
phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ của chất lỏng, nhiệt độ càng tăng, hệ số
nhớt càng giảm.
• Hệ số nhớt được xác định bằng thực nghiệm, có ý nghĩa trong y học. Chẳng hạn xác định
hệ số nhớt của máu, huyết thanh cho ta biết tình trạng bệnh lý của cơ thể.
• Hệ số nhớt của máu phụ thuộc vào cả huyết thanh và hồng cầu. Theo Anhstanh, hệ số
nhớt của một dung dịch chứa những hạt rất nhỏ phụ thuộc vào hệ số η của riêng chất
lỏng và thể tích v của tất cả các hạt trong 1 cm3 dung dịch.
• Như vậy lượng hồng cầu ảnh hưởng rất nhiều đến η của máu. Người thiếu máu và người
bình thường có hệ số η khác nhau.
• Ngoài ra hệ số η cũng cho ta biết tình trạng của cơ thể. Bình thường η của huyết thanh từ
1,64 - 1,69 ở 200C. Khi ốm có thể từ 1,5 - 3. Do tỷ lệ và chất lượng của các albumin
trong huyết thanh thay đổi.

13
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ÂM VÀ SIÊU ÂM TRONG Y HỌC
1. ỨNG DỤNG CỦA SÓNG ÂM
1.1 Nguồn phát âm

1.2 Phương pháp âm trong chẩn đoán


1.2.1 Chẩn đoán gõ
• Khi gõ vào các vị trí tương ứng của các tạng (tim, phổi, gan...) trên lồng
ngực hay trên thành bụng, các tạng này sẽ dao động và phát ra âm. Dựa vào âm phát
ra chúng ta có thể xác định được vị trí, kích thước của chúng, có thể xác định được
chúng bình thường hay có bệnh.
• Ta có thể dùng ngón tay hay một dùi nhỏ gõ trực tiếp trên da bệnh nhân, ở
vùng tương ứng với các phủ tạng cần chẩn đoán. Phương pháp này ít dùng vì những
chấn động gõ thựờng bị tắt dần sau khi qua lớp da, mô cơ... do đó chúng ta chỉ làm
cho các tạng đó dao động với biên độ nhỏ, âm các tạng phát ra nhỏ quá khó nghe.
• Chúng ta thường gõ qua ngón tay hoặc qua thanh gỗ mỏng đặt sát vào nơi
muốn gõ. Tuỳ theo bệnh nhân và yêu cầu cần chẩn đoán, chúng ta phải gõ với mức
độ mạnh nhẹ khác nhau : gõ mạnh đối với bệnh nhân quá béo, với trẻ em phải gõ
nhẹ. Thường chúng ta gõ với mức độ trung bình vì gõ như thế cũng đủ làm cho các
tạng ở sâu dưới da 5 cm dao động và dao dộng này có thể lan truyền trên một diện
tích 4 đến 6 cm2. Khi muốn tìm giới hạn của một tạng nào đó hay nghiên cứu một
phần của tạng đó, cấn phải gõ nhẹ.
• Âm phát ra khi gõ cần phải phân tích một cách tỷ mỉ về cường độ, độ cao,
âm sắc... như thế mới nhận được các thay đổi nhỏ của âm, phân biệt được các tr-
ường hợp bệnh lý và bình thường. Thí dụ như âm phát ra khi gõ vào phổi của một
người bình thường có tần số cao, âm sắc phong phú (có nhiều họa âm) cường độ lớn,
thời gian dư âm dài.
• Âm phát ra khi gõ những tạng đặc hoặc phổi bị vôi hóa, màng phổi bị tràn
dịch,... có tần số thấp (tiếng nghe đục), cường độ nhỏ, thời gian dư âm ngắn. Còn
âm ở ổ bụng, dạ dày phát ra có tần số cao song âm sắc nghèo nàn (hầu như không
có họa âm).
1.2.2 Chẩn đoán nghe

14
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Đó là phương pháp nghiên cứu những âm từ cơ thể phát ra như của tim, phổi
để định bệnh.
• Các âm từ cơ thể phát ra thường có tần số không vượt quá 1000 Hz. Âm ở
phổi do không khí qua lại khí quản, cuống phổi và mô phổi sinh ra. Cường độ của
âm này mạnh hay yếu là do hô hấp nông hay sâu, độ cao của âm tỷ lệ nghịch với tiết
diện khí quản, cuống phổi. Khi khí quản, cuống phổi bị hẹp hay chứa các dịch nhầy
do một quá trình bị bệnh nào đấy thì âm phổi sẽ thay đổi; có thể dựa vào sự thay đổi
đó mà chẩn đoán bệnh.
• Để nghe các âm phát ra từ trong cơ thể, người ta dùng ống nghe (stétoscope).
ống nghe gồm 2 dây cao su mềm hình trụ có tác dụng truyền âm nối với một hộp
bằng sắt hình trụ bẹt, mặt có căng một màng mỏng đóng vai trò một hộp cộng
hưởng. Hộp cộng hưởng có khi là một loa hình phễu không có màng căng. Mặt của
hộp cộng hưởng đặt áp sát da (nơi muốn nghe), dao động âm của cơ thể truyền tới
được hộp này khuếch đại, sau đó những dao động này sẽ qua các dây truyền âm để
tới tai.
• Tần số dao động riêng của màng tỷ lệ thuận với độ căng của màng. Các dao
động âm từ cơ thể tới màng sẽ làm màng dao động mạnh nhất (cộng hưởng) nếu tần
số của chúng trùng với tần số dao động riêng của màng.
• Nếu dùng loa để nghe, thì chỗ da bệnh nhân bị loa ép vào sẽ căng ra và đóng
vai trò của một màng căng. Chúng ta có thể điều chỉnh sức ép của loa vào da để độ
căng của màng da đó có tần số dao động riêng trùng với tần số của âm muốn nghiên
cứu, nhờ đó chúng ta có thể nghe âm này rõ hơn âm khác. Thường còn dùng cách
này khi âm muốn nghiên cứu bị các âm khác che lấp.
1.2.3 Phép thử Rinner
• Mục đích phép thử này để xác định tổn thương ở vùng nào của cơ quan thính
giác: ở tai ngoài, tai giữa tai trong hoặc não.
• Phép thử này dựa vào nhận xét như sau: những dao động âm có thể truyền
qua xương sọ tới những tận cùng của thần kinh thính giác … và cho chúng ta cảm
giác âm; do đó dù rằng tai ngoài và tai giữa hỏng rồi âm vẫn truyền qua xương và
gây cảm giác được.
• Nếu ta đặt một âm thoa đang dao động gần tai bệnh nhân sau đó để bệnh
nhân cắn đuôi âm thoa đó (dao động của âm thoa lúc này cũng có biên độ giống lúc
trước). Nếu lúc đầu bệnh nhân còn nghe được âm, lúc sau không nghe được thì dấu
hiệu Rinner là dương, nếu ngược lại ta có dấu hiệu Rinner âm.
• Một chứng điếc có dấu hiệu Rinner dương chứng tỏ một tổn thương tai trong
hoặc não. Nếu dấu hiệu Rinner âm thì tổn thương khu trú ở tai ngoài hay tai giữa.
2. ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM
2.1 Nguồn phát siêu âm
• Nguyên lý chung để tạo ra sóng âm là làm cho một vật rắn, một màng căng hay một dây
căng dao động đàn hồi. Nhưng để tạo ra sóng siêu âm, dao động đàn hồi phải có tần số
trên 20000 Hz nhờ vào nguồn dao động đặc biệt như dao động của tinh thể thạch anh,
tinh thể Niken...
• Có hai cách phát siêu âm:

15
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
 Dựa vào hiệu ứng áp điện nghịch.
 Dựa vào hiện tượng từ giảo.
2.1.1 Nguồn phát dựa vào hiệu ứng áp điện nghịch
• Một bản thạch anh được cắt song song với trục lục giác và vuông góc với quang trục tạo
thành một bản thạch anh áp điện. Người ta mạ hai mặt của bản để tạo thành một tụ điện
hoặc kẹp nó vào giữa hai bản của một tụ điện phẳng.
• Khi nối hai bản điện cực với nguồn điện một chiều bản thạch anh bị biến dạng cong về
một bên, khi đổi chiều dòng điện thì bản thạch anh bị cong ngược lại.

• Khi ta thay nguồn điện một chiều bằng nguồn xoay chiều có tần số lớn thì bản thạch anh
sẽ liên tục bị biến dạng theo tần số của dòng điện và phát ra siêu âm khi tần số trên
20000 Hz.
• Siêu âm phát ra có cường độ mạnh nhất khi tần số dao động điện tác dụng vào bản thạch
anh phù hợp với tần số dao động riêng của bản thạch anh.
• Ở đây năng lượng của nguồn điện đã biến thành năng lượng cơ học dưới dạng siêu âm
lan truyền vào môi trường xung quanh với tần số có thể lên đến 50 MHz.
2.1.2 Nguồn phát dựa vào hiện tượng từ giảo
• Một thanh sắt từ hoặc một thanh kền khi bị từ hoá thì độ dài của nó sẽ ngắn đi chút ít, đó
là hiện tượng từ giảo.
• Đặt một thanh sắt từ vào trong lòng một cuộn dây đã nối với một nguồn điện một chiều.
Do hiện tượng từ giảo làm độ dài của thanh sắt từ ngắn đi một ít.
• Khi ngắt dòng điện, từ trường trong lòng cuộn dây không còn, làm chiều dài của thanh
sắt từ trở về bình thường.

• Khi nối cuộn dây với nguồn điện xoay chiều có tần số cao. Từ trường trong lòng cuộn
dây biến thiên liên tục với tần số bằng tần số của dòng điện xoay chiều.

16
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Do hiện tượng từ giảo, thanh sắt từ có chiều dài dao động gấp đôi tần số dao động của
dòng điện và sẽ phát ra siêu âm khi tần số > 20000 Hz.
• Siêu âm phát ra có cường độ mạnh nhất khi dao động của dòng điện phù hợp với dao
động riêng của thanh sắt từ.
• Nguồn phát siêu âm loại này có thể lên đến 1000MHz.
2.1.3 Âm trở

2.2 Ứng dụng của siêu âm trong y học


• Ngày nay, kỹ thuật siêu âm đã có mặt và phát huy tác dụng trong mọi lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật và đời sống như:
 Trong ngành hàng hải và địa chất (các thiết bị thăm dò độ sâu của đại dương, dò tìm đá
ngầm, phát hiện các luồng cá, các thiết bị liên lạc dưới nước. .... bằng siêu âm);
 Trong quân sự và quốc phòng (các loại mìn, thuỷ lôi siêu âm, các thiết bị dò tín hiệu,
phát hiện và theo dõi mục tiêu. ..);
 Trong lĩnh vực công - nông nghiệp (các thiết bị kiểm tra chất lượng, tìm khuyết tật của
sản phẩm, các máy khoan hàn và gia công vật liệu cứng như kim cương, đá quý. .....đặc
biệt là phương pháp sấy siêu âm tỏ ra ưu việt);
 Trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hoá dược, thông tin liên lạc. .... cũng đã quen
thuộc với các thiết bị siêu âm.
• Đặc biệt trong lĩnh vực y học, sóng siêu âm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
chẩn đoán và điều trị.
2.2.1 Ứng dụng của siêu âm trong điều trị
• Khi tác dụng lên các tế bào và các tổ chức sống, siêu âm gây ra 3 hiệu ứng: cơ học, nhiệt
học và hoá học. Các hiệu ứng này làm thay đổi tính chất và chức năng sinh lý của các tổ
chức trong cơ thể. Đó chính là cơ chế của các liệu pháp điều trị trong kỹ thuật siêu âm.
Hiệu ứng cơ học
• Sóng siêu âm khi tác động vào một môi trường vật chất sẽ gây ra tại chỗ
những biến đổi áp lực và dịch chuyển các phần vật chất xung quanh vị trí cân bằng
của chúng, làm nén giãn môi trường. Ở vùng giãn liên kết của các phần tử có thể bị
đứt gãy. Người ta gọi đó là hiện tượng tạo lỗ vi mô.

17
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Đặc biệt là với chùm siêu âm có cường độ vừa và nhỏ (<20kW/m2) khi tác
động lên tổ chức sinh học siêu âm làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào và sự
dịch chuyển của bào tương, làm các tổ chức nông của cơ thể bị chấn động nhẹ, đó là
một cách xoa bóp tế vi, một tác dụng rất quý trong điều trị viêm tế bào.
• Với chùm siêu âm có cường độ mạnh khi tác động vào tế bào có thể làm
rách màng tế bào, biến dạng nhân, do đó có thể phá huỷ tế bào, ứng dụng trong
chống đông máu, diệt trùng. Ngày nay người ta còn dùng siêu âm có cường độ
mạnh để phá huỷ tổ chức trong sâu như sỏi thận, u tuyến, lấy cao răng, hay sử dụng
trong phẫu thuật thần kinh với ưu điểm là làm giảm đau, không gây chảy máu tránh
được nhiễm trùng và có độ chính xác cao.
• Với những chất lỏng không trộn lẫn vào nhau được như nước và dầu, nước
và thuỷ ngân, sóng siêu âm có thể làm đứt gãy liên kết giữa các phân tử và làm cho
chúng hoà vào nhau được. Dựa vào đó người ta chế tạo ra các loại nhũ tương, các
khí dung với những hạt có kích thước bé.
Hiệu ứng nhiệt
• Khi chùm siêu âm truyền qua một môi trường vật chất, một phần năng lượng của chùm
siêu âm bị môi trường vật chất hấp thụ. Phần lớn năng lượng mà môi trường vật chất hấp
thụ biến thành nhiệt năng làm cho môi trường vật chất nóng lên.
• Do vậy khi chùm siêu âm tác động lên cơ thể con người, hiệu ứng nhiệt gây giãn mạch,
tăng cường dinh dưỡng, giảm đau có tác dụng điều trị chống teo cơ, chống co thắt cơ,
chống viêm, chống đau dây thần kinh, đau khớp.
Hiệu ứng hóa học
• Sóng siêu âm có thể gây ra các phản ứng mà ở điều kiện bình thường khó xảy ra hoặc có
vai trò làm xúc tác các phản ứng hoá học.
• Đặc biệt siêu âm làm tăng các phản ứng phân ly các hợp chất hữu cơ, làm tăng sự ion
hoá và tạo ra nhiều gốc tự do trong môi trường.
• Sóng siêu âm cũng làm tăng quá trình thẩm thấu qua các màng bán thấm, làm thay đổi
sự chuyển hoá vật chất và hoạt tính các men sinh học trong cơ thể.
• Dùng để điều trị bệnh cao huyết áp, các bệnh dạ dày (vì siêu âm làm thay đổi độ toan
của dịch vị).
• Trong điều trị thường dùng siêu âm có tần số 20KHz - 1MHz.
* Lưu ý: không dùng siêu âm để điều trị cho người có thai, đang bị sốt, mắc bệnh lao và trẻ
em …
2.2.2 Ứng dụng của siêu âm trong chẩn đoán
• Sóng siêu âm khi truyền qua các tổ chức sống trong cơ thể sẽ bị hấp thụ hoặc phản xạ.
• Kết quả của sự phản xạ và hấp thụ phụ thuộc vào tính chất, cấu trúc của các tổ chức
sống, do đó nó gián tiếp phản ánh tình trạng, cấu trúc của các tổ chức sống này thông
qua hình ảnh sóng siêu âm trên màn hình.
Chẩn đoán bằng hình ảnh siêu âm

18
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

• Khi chùm siêu âm truyền qua tổ chức, cường độ của chùm siêu âm đã bị
giảm so với ban đầu (do bị tổ chức hấp thụ) nhưng cường độ chùm siêu âm bị giảm
nhiều hay ít lại tuỳ thuộc vào cấu trúc, tính chất, bề dày của tổ chức mà nó truyền
qua.
• Chùm siêu âm sau khi đã truyền đối tượng sẽ được thu lại thể hiện bằng những
hình ảnh khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ chùm siêu âm. Nhà chuyên môn sẽ căn
cứ vào hình ảnh đó để xác định được về mặt hình thái, cấu trúc của đối tượng là
bình thường hay bệnh lý. Hình ảnh ghi được là hình ảnh gián tiếp được tạo bởi
chùm siêu âm truyền qua.
• Hình ảnh tạo nên nhờ chùm siêu âm phản xạ từ các mặt phân cách đối
tượng khảo sát với môi trường xung quanh.

• Khi chùm siêu âm truyền qua các lớp vật chất có âm trở khác nhau sẽ xảy ra
hiện tượng phản xạ ngay tại bề mặt phân cách giữa hai môi trường. Cường độ chùm
siêu âm phản xạ phụ thuộc vào sự chênh lệch về âm trở giữa 2 môi trường. Do vậy
khi cho chùm siêu âm tác động vào cơ thể, khi qua các tổ chức có âm trở khác nhau
sẽ gặp hiện tượng phản xạ, bộ phận thu sóng phản xạ có cường độ khác nhau và
biến đổi thành hình ảnh.
• Nhà chuyên môn sẽ căn cứ vào hình ảnh ghi lại được đó để
xác định về mặt hình thái và cấu trúc của đối tượng là bình thường hay bệnh lý. Hình
ảnh ghi được là hình ảnh gián tiếp của đối tượng được tạo bởi chùm siêu âm
phản xạ.
Chẩn đoán chức năng dựa vào hiệu ứng Doppler
• Một chùm siêu âm phát ra gặp một vật chuyển động nó sẽ bị phản xạ lại, tần
số sóng phản xạ phụ thuộc vào chiều chuyển động và tốc độ chuyển động của vật.
Đây chính là hiệu ứng Doppler. Nhờ hiệu ứng này người ta có thể đo được tốc độ di
chuyển của hồng cầu, từ đó có thể tính được lưu lượng máu qua mạch máu có bình
thường không.

19
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Chính vì vậy phương pháp này được dùng để chẩn đoán các bệnh của tuần
hoàn ngoại biên như viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, rò động mạch… hoặc có thể
dùng để chẩn đoán các bệnh lý của tim như còn ống thông động mạch, thông liên
thất...
• Ví dụ: có thể thăm khám các mạch máu lớn bằng hiệu ứng Doppler. Tần số
sóng siêu âm thu được biểu hiện bằng một đường cong phản ánh tốc độ tức thời của
máu tại nơi thăm khám. ở trạng thái bình thường mỗi mạch máu có một đường cong
đặc trưng liên quan rõ rệt với đường kính cũng như vùng tưới máu của nó.
• Lưu ý: Để tránh cho chùm siêu âm bị không khí hấp thụ và gây phản xạ
ngay trên mặt da người bệnh, giữa đầu dò siêu âm và da người bệnh, người ta
thường bôi đệm một lớp dầu (paraphin, lanolin hoặc glycerin…) có âm trở gần
giống như của cơ thể để loại bỏ được lớp không khí len giữa nhằm loại bỏ phản xạ
làm chùm siêu âm truyền đến cơ thể một cách toàn vẹn.
CHƯƠNG 4: ĐIỆN TỪ - CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
• khi đem cọ sát thuỷ tinh, êbônit và một số vật khác vào len dạ, thì thuỷ tinh, êbônit... có
khả năng hút các vật nhẹ như giấy vụn, lông chim... Hiện tượng đó gọi là hiện tượng
nhiễm điện do cọ sát. Thuỷ tinh, êbônit... được gọi là vật nhiễm điện.
• Có 2 loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-)
• Các loại điện tích tương tác với nhau: hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì
hút nhau.
1.1 Định luật bảo toàn điện tích
• Các điện tích không thể tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ có thể
truyền từ vật này sang vật khác hoặc phần này sang phần khác của vật.
• Nói một cách khác: Tổng đại số các điện tích trong một hệ cô lập là không đổi.
• Ví dụ: Khi cọ sát thuỷ tinh vào len dạ nếu thuỷ tinh mang điện dương thì điện tử từ thuỷ
tinh đã mất đi, có nghĩa là nó phải chuyển sang len dạ, do đó len dạ phải mang điện âm.
Độ lớn điện tích trên hai vật luôn luôn bằng nhau nếu trước đó hai vật đều chưa mang
điện.
1.2 Vật dẫn điện – vật cách điện
• Vật dẫn điện là những vật mà điện tích có thể chuyển động tự do trong toàn bộ thể tích
của vật. Ví dụ: kim loại, các dung dịch điện phân, chất khí bị ion hoá, các cơ thể sống...
• Vật cách điện (điện môi) là các vật mà điện tích không thể chuyển động từ điểm này đến
điểm kia của vật (không có điện tích tự do). Thí dụ: Thuỷ tinh, êbônit, cao su, gỗ,...
• Ngoài ra có một nhóm chất có tính chất dẫn điện trung gian giữa vật dẫn điện và điện
môi. Đó là các chất bán dẫn.
2. ĐỊNH LUẬT CULÔNG
2.1 Điện tích điểm
• Điện tích điểm là những vật mang điện có kích thước nhỏ không đáng kể so với khoảng
cách từ điểm đó đến những điểm hoặc những vật mang điện khác mà ta đang khảo sát.
• Như ta đã biết các điện tích tương tác với nhau: cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút
nhau. Tương tác giữa hai điện tích đứng yên gọi là tương tác tĩnh điện (hay là tương tác
Culông).
20
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
2.2 Định luật CuLông trong chân không

21
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

2.2 Định luật CuLông trong các môi trường

3. ĐIỆN TRƯỜNG, CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG


3.1 Điện trường
• Xung quanh điện tích đứng yên xuất hiện một điện trường. Điện trường là một dạng của
vật chất.
• Nhờ điện trường các điện tích mới tương tác được với nhau.
• Tính chất cơ bản của điện trường là khi đặt một điện tích trong điện trường thì đều bị
điện trường tác dụng lực.
3.2 Cường độ Điện trường

22
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

• Cường độ điện trường là một đại lượng có hướng (đại lượng vectơ), nó hướng ra xa điện
tích dương và hướng vào điện tích âm
• Tập hợp những vec tơ tại mọi điểm xung quanh điện tích q tạo thành một trước vec tơ
gọi là điện trường của điện tích ấy
• Những đường cong hình học có hướng trùng với vec tơ cường độ điện trường tại mọi
điểm được gọi là đường sức của điện trường
• Đường sức điện trường là những đường cong không kín, chúng đi ra từ điện tích dương
và đi vào điện tích âm.

4. DÒNG ĐIỆN
4.1 Dòng điện
• Dòng điện là dòng các hạt điện tích chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện
trường;
• Dòng điện có chiều và độ lớn không đổi gọi là dòng không đổi;
• Chiều của dòng điện là chiều chuyển dời của các hạt điện tích dương hay là ngược chiều
với chiều chuyển động của các hạt điện tích âm.
• Tuy có bản chất khác nhau nhưng dòng điện bao giờ cũng có tác dụng đặc trưng giống
nhau như tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng sinh lý, tác dụng cơ học,... Các tác dụng
này được ứng dụng nhiều trong y học.
4.2 Cường độ dòng điện

23
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Cường độ dòng điện qua diện tích S là đại lượng có trị số bằng điện lượng chuyển qua
diện tích ấy trong một đơn vị thời gian.
• Cường độ dòng điện chỉ đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện qua một diện tích nào
đó, chưa đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện tại từng điểm trong môi trường,
ngoài ra cường độ dòng điện còn chưa cho ta biết phương, chiều các dòng điện.
• Vì vậy, ngoài cường độ dòng điện người ta còn dùng một đại lượng vật lý khác để đặc
trưng cho dòng điện đó là vectơ mật độ dòng điện.
4.3 Dòng điện xoay chiều
• Là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa với thời gian theo quy luật của hàm số sin
hay côsin, có dạng: I = I0cos(ωt + φi).
• Trong đó:
 i là cường độ tức thời (A).
 I0 là cường độ cực đại (A) (I0 > 0)
 𝜔 là tần số góc (rad/s). (𝜔 >0) và 𝜔 =2𝜋/T =2𝜋f với T là chu kỳ ; f là tần số.
 (𝜔t + 𝜑i) là pha của dòng điện ở thời điểm t và 𝜑i là pha ban đầu.
5. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN
• Có hai dây dẫn đặt song song với nhau. Nếu cho dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó
cùng chiều thì thấy hai dây dẫn đó hút nhau, nếu dòng điện chạy ngược chiều thì hai dây
dẫn đó đẩy nhau;
• Vì vậy, xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua đều xuất hiện một từ trường.
• Tương tác giữa nam châm với nam châm, dòng điện với dòng điện, hay giữa nam châm
với dòng điện đều có cùng bản chất được gọi là tương tác từ
6. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG – SÓNG ĐIỆN TỪ
6.1 Luận điểm Maxoen

24
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

6.2 Điện từ trường

6.3 Sóng điện từ


• Sóng điện từ là quá trình điện từ trường lan truyền trong không gian theo thời gian.
• Đặc điểm của sóng điện từ
 Sóng điện từ lan truyền được trong chân không. Vận tốc lan truyền của sóng điện từ
trong chân không bằng vận tốc ánh sáng (c » 3.108m/s).
 Sóng điện từ lan truyền được trong các điện môi. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ
trong các điện môi nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.
 Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền hai thành phần điện và từ của
sóng dao động luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
 Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và
khúc xạ như ánh sáng. Ngoài ra cũng có hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ... sóng điện từ.
 Trong chân không hay trong không khí thì sóng điện từ có v = c = 3.108m/s.
7. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN TRÊN CƠ THỂ SỐNG
7.1 Các loại điện thế sinh vật cơ bản
• Năm 1786, nhà vật lý kiêm bác sĩ người ý Ganvanni đã phát hiện một tính chất vô cùng
quan trọng, đặc trưng cho mọi tổ chức tế bào sống là giữa chúng với môi trường xung
quanh luôn tồn tại một sự chênh lệch về điện thế có giá trị vào khoảng 0,1 mV.
• Sau này người ta còn phát hiện, ở một vài sinh vật, cá biệt cơ thể chúng có thể phát ra
những xung điện có biện độ lên tới hàng trăm mV và cường độ dòng cỡ hàng chục mA.
(ví dụ: một loại cá đuối hoặc một số loài cây phát điện ở sa mạc châu Phi...).

25
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Cơ chế phát sinh, lan truyền và bản chất của các hiện tượng điện sinh vật được ứng dụng
chúng một cách có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực mà trước hết là trong các ngành sinh học
và y học... (như các phương pháp chữa bệnh bằng vật lý trị liệu, phương pháp điện di,
các thiết bị ghi - đo điện tim, điện cơ, điện não, điện võng mạc đồ...).
7.2 Điện thế nghỉ
• Giữa một điểm nằm bên ngoài và một điểm nằm bên trong của một tổ chức hoặc một tế
bào sống luôn tồn tại một sự chênh lệch về điện thế mà giá trị của độ chênh lệch điện thế
này được gọi là điện thế nghỉ hay điện thế tĩnh của tổ chức hay tế bào đó.
• Căn cứ chiều quay của kim và dấu của các điện cực, người ta còn xác định được điện thế
tại một điểm nằm trong mang giá trị âm còn ở ngoài thì mang giá trị dương và người ta
cũng quy ước: điện thế nghỉ mang giá trị âm.
• Điện thế nghỉ hầu như không thay đổi theo thời gian, nó là một thuộc tính vốn có đặc
trưng cho mọi tổ chức và tế bào sống.
• Người ta cũng còn phát hiện điện thế nghỉ còn tồn tại giữa một điểm bị thương tổn với
xung quanh và chính vì thế điện thế nghỉ còn được gọi là: điện thế tổn thương.
7.3 Điện thế hoạt động
• Dưới tác dụng của tác nhân kích thích bên trong sợi dây thần kinh xuất hiện một điện
thế, điện thế này còn được gọi là điện thế hoạt động hay điện thế kích thích. Điện thế
này có giá trị âm và lan truyền dọc theo sợi thần kinh.
• Điện thế hoạt động chính là sự biến đổi đột ngột của điện thế nghỉ dưới tác dụng của tác
nhân kích thích (nghĩa là biên độ của điện thế hoạt động đúng bằng biên độ của điện thế
nghỉ của tổ chức, tế bào).
7.4 Lý thuyết ion màng
• Các ion K+, Na+, và Cl- là các ion đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động điện của mọi tế
bào và tổ chức sống.
• Nồng độ các ion nói trên giữa 2 phía của màng luôn luôn có sự chênh lệch đáng kể.
Chẳng hạn nồng độ K+ ở trong tế bào lớn hơn K+ ở ngoài màng khoảng 40 lần, còn nồng
độ của Na+ và Cl- ở ngoài lớn hơn ở bên trong tế bào khoảng 10 lần.
• Màng tế bào có tính thấm lọc lựa đối với các ion này. Cụ thể: ở trạng thái nghỉ chỉ có K +
qua lại màng được dễ dàng, còn Na+ và Cl- thì không qua màng được.
• Khi tế bào ở trạng thái hưng phấn, tức là khi nó bị kích thích hoặc đang từ trạng thái
nghỉ ngơi sang trạng thái làm việc, tính thấm của màng sẽ thay đổi một cách đột ngột đối
với ion Na+
7.5 Hạn chế của lý thuyết ion màng
• Lý thuyết ion màng không chỉ rõ theo cơ chế nào mà tính thấm của màng lại thay đổi đột
ngột với các ion K+, Na+ trong giai đoạn của điện thế hoạt động.
• Lý thuyết ion màng chưa chú ý đến vai trò của ion hoá trị 2 như ion Ca++.
• Thuyết ion màng đã thiếu sót khi cho rằng toàn bộ các ion ở hai phía của màng ở trạng
thái tự do, nghĩa là có thể khuyếch tán qua màng được (thí nghiệm đã chứng minh: trong
cơ thể có một lượng K+ ở trạng thái liên kết và chúng không tham gia quá trình tạo nên
điện sinh vật).

26
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Thuyết ion màng chưa chú ý đến vai trò của màng. Khi tế bào bị kích thích màng có sự
biến đổi về cấu trúc, hình dạng của các phân tử cấu tạo nên màng.
8. CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN SÓNG HƯNG PHẤN TỪ THẦN KINH ĐẾN CƠ
8.1 Hưng phấn
• Hưng phấn là sự chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động.
• Hưng phấn bao gồm hai cơ chế: cơ chế tiếp nhận kích thích bởi các thị quan và cơ chế
chuyển tín hiệu kích thích thành tín hiệu điện, truyền về não để xử lý thông tin và phát
tín hiệu thực hiện phản ứng trả lời
8.2 Ngưỡng hưng phấn
• Ngưỡng hưng phấn được xác định bằng cường độ nhỏ nhất và thời gian kích thích ngắn
nhất để có thể tạo nên sự hưng phấn.
• Cường độ nhỏ nhất kích thích để tạo ra được phản ứng trả lời gọi là 1 reobaz.
• Thời gian ngắn nhất khi kích thích 1 reobaz để tạo ra được phản ứng trả lời là thời gian
có ích (hình 15.7)

27
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
8.3 Cơ chế dẫn truyền sóng hưng phấn trong dây thần kinh
• Thí nghiệm của Hodgkin và Katz đã chứng minh dòng điện hưng phấn xuất hiện trong
dây thần kinh khi bị kích thích có bản chất ion.
• Hodgkin và Katz cũng chỉ rõ K+ có vai trò chính trong việc duy trì điện thế tĩnh còn Na+
lại có vai trò chính trong việc hình thành nên điện thế hoạt động (tức sóng hưng phấn).
• Tùy thuộc vào bản chất của dây thần kinh như có mielin bao bọc hay không, đường kính
sợi trục,chức năng của noron mà có tốc độ dẫn truyền sóng hưng phấn khác nhau (xem
bảng 15.1)

9. TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
• Cơ thể sinh vật là một môi trường chứa đầy các dung dịch
điện ly, nói cách khác cơ thể sinh vật là một môi trường chứa đầy các hạt mang điện.
• Dưới tác dụng của một điện trường, bên trong cơ thể sẽ xảy ra một loạt các hiệu ứng và
các quá trình biến đổi. Tính chất này đã được ứng dụng trong nhiều phương pháp chẩn
đoán và chữa trị rất thông dụng, có kết quả cao trong y học.
9.1 Các loại dòng điện dùng trong điều trị
• Dòng hạ tần: Bao gồm dòng 1 chiều và các dòng xoay chiều có tần số dưới 1000 Hz.
• Dòng trung tần: Là dòng điện biến thiên có tần số dao động trong khoảng từ 1000 →
300000 Hz.
• Dòng cao tần: Là dòng điện biến thiên có tần số dao động trong khoảng từ 300000 Hz
lên tới hàng ngàn MHz. Trong dải cao tần người ta còn phân chia thành:
 Sóng ngắn: là dòng điện biến thiên có tần số < 30 MHz tức bước sóng cỡ 10m trởlên.
 Sóng siêu ngắn: là dòng điện biến thiên có tần số > 30 MHz và < 400 MHz tức bước
sóng cỡ 70 cm - 10 m.
 Sóng cực ngắn: là dòng điện biến thiên có tần số > 400 MHz và < 2500 MHz tức là có
bước sóng cỡ 10 - 70 cm.
9.2 Tác dụng của dòng 1 chiều
Điện giải liệu pháp
• Cơ thể sinh vật là một môi trường chứa đầy các dung dịch điện ly, bao gồm các ion
dương và ion âm.

28
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua một dung dịch điện ly, bên trong dung dịch và tại
các điện cực sẽ xuất hiện các phản ứng hoá học mà kết quả là tạo ra các chất mới tại
vùng đặt các điện cực đó. Tính chất này được gọi là tác dụng điện hoá của dòng điện 1
chiều.
• Trong y học, tác dụng điện hoá của dòng điện 1 chiều đã được ứng dụng trong 1 phương
pháp chữa bệnh có tên gọi là điện giải liệu pháp. Người ta đặt các điện cực trực tiếp lên
các vị trí cần điều trị trên cơ thể, rồi thiết lập một điện trường không đổi bằng cách chọn
các điện cực có tính chất hoá học khác nhau, người ta có thể tạo ra tại vùng đặt các điện
cực đó các loại acid, bazơ hay những phức hợp hoá chất cần thiết để điều trị các bệnh
tương ứng.
• Lưu ý: Cần tránh tác dụng điện hoá của dòng điện một chiều bằng cách quấn điện cực
bằng bông có tẩm dung dịch dẫn điện (KCl)
Ion hoá liệu pháp
• Dưới tác dụng của điện trường tạo bởi 2 điện cực trái dấu, bên trong dung dịch sẽ xuất
hiện các dòng ion chuyển dời về phía 2 điện cực. Trong đó các ion âm chuyển dời về cực
dương và ngược lại. Tính chất này được ứng dụng trong một phương pháp điều trị trong
y học có tên gọi: Ion hoá liệu pháp.
• Mục đích của phương pháp này là sử dụng dòng điện 1 chiều để đưa các ion thuốc cần
thiết vào cơ thể (chẳng hạn phương pháp điện châm, thuỷ châm, ...).
Ganvany liệu pháp
• Dòng 1 chiều truyền qua cơ thể sẽ gây ra những tác dụng sinh lý đặc hiệu như: làm giảm
ngưỡng kích thích của sợi cơ vận động, giảm tính đáp ứng của thần kinh cảm giác, do đó
có tác dụng làm giảm đau, gây giãn mạch ở phần cơ thể giữa 2 điện cực, tăng cường
dinh dưỡng ở vùng có dòng điện chạy qua.
• Tác dụng này được gọi là tác dụng kích thích và ức chế thần kinh
9.3 Tác dụng của dòng xoay chiều
Dòng hạ tần và trung tần
• Dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần có cường độ thay đổi khi tăng khi giảm nên có
tác dụng làm co và giãn cơ do đó có tác dụng tâp luyện cho cơ làm cơ lực được tăng
cường.
• Tác dụng này thể hiện rõ nhất ở dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng 40Hz - 180
Hz. Chính vì vậy dòng hạ tần thường được sử dụng để kích thích và chống teo cơ. Ngoài
ra khi cơ bị co giật thì sự lưu thông máu cũng được tăng cường, do đó dinh dưỡng cơ
cũng được phát huy.
• Đối với dòng trung tần có tần số từ 5000 Hz trởlên, tác động kích thích vận động thể
hiện rõ rệt hơn tác dụng kích thích cảm giác, nói khác đi là cơ bị co nhưng không có cảm
giác đau.
Dòng cao tần
• Dòng cao tần tác dụng vào cơ thể không gây hiện tượng điện phân và không kích thích
cơ thần kinh.
• Năng lượng của dòng cao tần được biến thành nhiệt năng khi có dòng điện đi qua.

29
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Tác dụng nhiệt của dòng cao tần làm tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn đau, tăng
cường chuyển hoá vật chất, thư giãn thần kinh và cơ,... Dòng cao tần thường được sử
dụng để điều trị các bệnh viêm thần kinh, một số bệnh ngoài da và đau ở các khớp nông.
• Ngoài ra hiệu ứng nhiệt của dòng cao tần còn được dùng để cắt hoặc đốt nhiệt, đó là
phương pháp dùng để tiêu diệt các tổ chức sống trong cơ thể mà không gây chảy máu,
không gây mủ và sẹo nhỏ trắng không dính.
Các loại xung điện
• Các loại xung vuông có tần số thích hợp trong vùng trung tâm còn được sử dụng để gây
“choáng điện”, nghĩa là gây một cơn co giật nhân tạo (kích thích điện xuyên qua sọ).
Đây là phương pháp điều trị rất hiệu nghiệm đối với một số bệnh tâm thần có chu kỳ.
• Những xung vuông có biên độ 150 V kéo dài 1-2/1000s có thể kích thích tim từ ngoài
lồng ngực. Chúng thường được dùng một cách có kết quả tốt trong trường hợp tim
ngừng đập ở giai đoạn tâm trương.
• Trong trường hợp đau tim kéo dài, ngày nay bệnh nhân có thể mang theo trên người một
máy đảm bảo nhịp tim thường xuyên, đó là máy Pace-Maker một loại máy phát xung
điện kích thích có kích thước nhỏ, chạy pin và các điện cực kích thích có thể bố trí ngay
trên màng tim.

30
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
CHƯƠNG 5: QUANG SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
1. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA QUANG HÌNH HỌC
1.1 Định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng
• Trong một môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng, ánh sáng truyền theo đường
thẳng.
1.2 Định luật về tác dụng độc lập của các tia sáng
• Tác dụng của các chùm sáng khác nhau thì độc lập với nhau. Nghĩa là, tác dụng của một
chùm sáng này không phụ thuộc vào sự có mặt hay không của các chùm sáng khác.
1.3 Định luật Đêcac thứ nhất - định luật phản xạ
• Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới (tức là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến IN) và
ở bên kia pháp tuyến so với tia tới, góc tới bằng góc phản xạ.

1.4 Định luật Đêcac thứ hai - định luật khúc xạ

1.5 Chiết suất tỷ đối và chiết suất tuyệt đối

31
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

1.6 Hiện tượng phản xạ toàn phần

2. BẢN CHẤT CỦA SÓNG ÁNH SÁNG


2.1 Thuyết sóng điện từ

2.2 Bảng thang sóng điện từ

32
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

2.3 Thuyết lượng tử ánh sáng của Planck


• Ánh sáng gồm những hạt rất nhỏ gọi là photon (hay lượng tử ánh sáng)
• Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị
hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được
phát xạ; còn h là một hằng số Planck.
• Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên
tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. Mỗi phần riêng biệt đó gọi là một photon.
• Mỗi photon mang năng lượng 𝜀 = hf = hc
λ
• Photon chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động, không có photon đứng yên.
3. HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG
3.1 Thí nghiệm

33
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
3.2 Hiện tượng giao thoa
• Hai sóng ánh sáng kết hợp giao nhau sẽ tạo nên hệ thống vân sáng tối xen kẽ cách đều
nhau gọi là hiện tượng giao thoa ánh sáng.
• Những vạch sáng là tập hợp những điểm dao động có biên độ cực đại, những vạch tối là
tập hợp những điểm có biên độ dao động tổng hợp cực tiểu (bằng không).
• Hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng
Điều kiện để có giao thoa sóng

3.3 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng


• Hiện tượng nhiễu xạ là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng khi
gặp vật cản của môi trường.
• Hiện tượng nhiễu xạ giải thích được khi coi ánh sáng có tính chất sóng. Mỗi lổ nhỏ hoặc
khe hẹp khi có ánh sáng truyền qua sẽ trở thành một nguồn phát sóng ánh sáng thứ cấp.
• Mỗi chùm sáng đơn sắc có bước sóng và tần số xác định.
c 3.108 (m / s)
 Trong chân không, bước sóng xác định bởi công thức: (m)   .
f f (Hz)
 Trong môi trường trong suốt có chiết suất n thì bước sóng giảm n lần so với trong chân
không: '  v  c   .
f n. f n

4. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN


• Khi chiếu một chùm sáng thích hợp vào một tấm kim loại thì nó làm cho các êlectron
bức ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện.
• Các êlectron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại bị chiếu sáng gọi là quang êlectron, hay là
êlectron quang điện
• Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt

34
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

4.1 Các định luật quang điện


Định luật quang điện thứ nhất
• Đối với mỗi kim loại dùng làm catod có một bước sóng giới hạn λ0 xác định gọi là giới
hạn quang điện của kim loại đó.
• Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn hoặc
bằng giới hạn quang điện (λ ≤ λ0).
Định luật quang điện thứ hai
• Đối với một ánh sánh thích hợp, cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với
cường độ của chùm sáng kích thích.
Định luật quang điện thứ ba
• Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ
của chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và
bản chất kim loại dùng làm catod.
4.2 Giải thích các định luật quang điện
• Hiện tượng quang điện xảy ra do sự hấp thụ photôn của ánh sáng kích thích bởi electrôn
trong kim loại. Mỗi photôn bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho 1
electrôn. Muốn electrôn bứt ra khỏi kim loại phải cung cấp cho nó 1 công thoát A để
thắng các liên kết.


• hf = hc ≥ A; Giới hạn quang điện:
λ
• Nếu một electron hấp thụ một photon có năng lượng ɛ > A thì phần năng lượng này sẽ
được dùng vào hai việc. Một phần để thực hiện công thoát A, phần còn lại để tạo ra động
năng ban đầu. Đối với các electron ngay trên bề mặt kim loại, động năng thu được là cực
đại.
m  9,1.1031 kg
 8
c  3.10 m / s
 h  6,625.1034 Js

• Công thức Anhxtanh:  

5. TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN CƠ THỂ SỐNG


5.1 Các quá trình quang sinh

35
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Khi một chùm photon được chiếu vào một cơ thể sinh vật, bên
trong cơ thể sinh vật đó sẽ xảy ra một loạt các hiệu ứng và các quá trình, được gọi là các
quá trình quang sinh.
• Khi nghiên cứu một quá trình quang sinh, người ta thường xem xét theo 2 quan điểm
sau:
 Quan điểm năng lượng
 Quan điểm hiệu ứng sinh vật
5.2 Quan điểm năng lượng
Các quá trình quang sinh được chia thành 4 giai đoạn chính kế tiếp nhau:
• Giai đoạn 1: Chùm phôton bị hấp thụ bởi các sắc tố hoặc các chất khác
tạo nên trạng thái trạng thái kích thích, nghiã là xảy ra sự tích luỹ năng lượng
trong sinh hệ.
• Giai đoạn 2: Khử trạng thái kích thích của cơ thể. Giai đoạn này hoặc giải
phóng năng lượng kích thích bằng các quá trình quang lý (toả nhiệt hay phát quang)
hoặc bằng các quá trình quang hoá dẫn tới các sản phẩm quang hoá đầu tiên.
• Giai đoạn 3: Những phản ứng tối trung gian với sự tham gia của các sản
phẩm quang hoá không bền nói trên để tạo nên các sản phẩm quang hoá bền vững (gọi là
các phản ứng tối vì khi đó không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng).
• Giai đoạn 4: Đó là giai đoạn xảy ra các hiệu ứng sinh vật, hay nói cách khác là các diễn
biến sinh lí và cấu trúc của sinh hệ.
5.3 Quan điểm hiệu ứng sinh vật
• Các phản ứng quang sinh được chia thành hai nhóm lớn:
Nhóm các phản ứng sinh lý chức năng: là các phản ứng xảy ra với sự tham gia trực tiếp
của ánh sáng mà kết quả là nó tạo ra các sản phẩm cần thiết cho tế bào hay có thể để thực
hiện các chức năng sinh lý bình thường của chúng. Có thể chia thành 3 loại:
 Phản ứng tạo năng lượng (ví dụ: quang hợp).
 Phản ứng thông tin (ví dụ thị giác ở động vật, hướng quang và quang hình thái ở thực
vật ...).
 Sinh tổng hợp các phân tử hữu cơ (các chất diệp lục, vitamin...)
Nhóm các phản ứng phá huỷ biến tính: là chuỗi các phản ứng xảy ra dưới tác dụng của
ánh sáng mà kết quả là gây bệnh lý, gây đột biến di truyền và gây tử vong.
5.4 Một số quá trình quang sinh và ứng dụng
5.4.1 Quang hợp
• Quang hợp là một hiệu ứng xảy ra ỏ cây xanh dưới tác dụng của ánh sáng, trong đó có
sự khử cacbonic (CO2), tạo oxy (O2) và hyđrát cácbon (CH2O) mà kết quả là cây xanh
tích tụ năng lượng từ ánh sáng bị hấp thụ trong các chất được tạo thành.
• Sơ đồ tổng quát của các phản ứng xảy ra ở hạt diệp lục của cây xanh tóm tắt như sau:
• CO2+ 2H2O + nhv (ánh sáng) = CH2O + O2 + H2O
• Do tính chất dự trữ năng lượng, giải phóng O2 và khử CO2 nên quang hợp là một quá
trình hết sức quan trọng đối với sự sống.

36
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
5.4.2 Sinh tổng hợp sắc tố và vitamin
• Một trong những phản ứng quang sinh lí chức năng có tầm quan trọng lớn trong sự tồn
tại và phát triển của sự sống là các phản ứng quang tổng hợp các sắc tố và vitamin.
• Trong chuỗi tự nhiên của chuỗi các phản ứng sinh tổng hợp dẫn đến sự tạo thành trong
tế bào các sắc tố và vitamin, có tồn tại các phản ứng quang hoá. Điều đó cho phép khẳng
định vai trò không thể thiếu của các lượng tử ánh sáng trong việc tổng hợp các chất nói
trên.
• Giai đoạn quang hoá thường xảy ra ở giữa hoặc cuối của chuỗi sinh tổng hợp các chất
trên không đồng đều cho nên biểu hiện lâm sàng rất phức tạp. Do vậy việc chẩn đoán
bệnh cần phải nhiều công phu và cần có những dụng cụ riêng biệt
5.4.3 Phản ứng thông tin (thông tin cảm thụ ánh sáng)
• Ánh sáng mang các thông tin về môi trường ngoài đến cho sinh vật: hoa hướng dương
hướng theo mặt trời, hàng loạt vi khuẩn phản ứng khi chiếu sáng....
• Mắt hầu như là cơ quan hoàn chỉnh nhất để tiếp nhận ánh sáng (cường độ, bước sóng...)
tạo ra các xung động thần kinh dẫn lên não giúp ta nhận thức được môi trường xung
quanh.
• Phản ứng quang hoá phân huỷ sắc tố thị giác phát sinh các xung động thần kinh truyền
lên dây thần kinh thị giác để có cảm giác sáng là phản ứng thông tin.
5.4.4 Tác dụng quang động lực
• Tác dụng quang động lực là sự tổn thương không phục hồi một số chức năng sinh lý và
cấu trúc của sinh hệ dưới tác dụng của ánh sáng với sự tham gia của O2 và chất hoạt hoá.
Tác dụng của quang động lực lên Protit và Axit nuclêic
• Quang động lực làm giảm tính kích hoạt của các men và ức chế tính kháng nguyên của
chúng.Thí dụ: khi có chất metylen kích hoạt ánh sáng sẽ làm cho hoạt tính của trypzin
giảm đi
• Tác dụng quang động lực làm giảm khả năng hoà tan và làm tăng độ nhớt của Protêin và
các sắc tố Globulin trong máu.
• Tác dụng quang động lực làm giảm đáng kể độ nhớt và khả năng lắng của các axit
Nucleic.
Tác dụng quang động lực lên cơ thể sinh vật
• Quan sát tác dụng quang động lực lên các tế bào và các mô nuôi cấy, người ta thấy: tác
dụng quang động lực làm rối loạn quá trình sống - trước hết là quá trình quang hợp. Một
số động vật như trâu, bò, ngựa... ăn phải thực vật có chứa chất hoạt hoá sẽ bị xạm, loét
da và rụng lông.
• Nhiều chất hoạt hoá phản ứng quang động lực có khả năng gây ung thư. Ví dụ chiếu bức
xạ nhìn thấy có cường độ mạnh vào chuột sau khi tiêm chất hoạt hoá là Pocpirin hay
Eôzin ta thấy sau một thời gian chuột bị ung thư.
• Đối với người già chất Pocpirin (xuất hiện trong quá trình hình thành huyết cầu) không
bị phân huỷ, lượng này được tích luỹ dưới da, do đó tỉ lệ ung thư da ở người già thường
cao hơn ở các lứa tuổi khác
Tác dụng quang động lực lên dược chất

37
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Trong điều trị người ta thường dùng nhiều loại thuốc, trong đó có chứa thành phần các
chất hoạt hoá. Các loại sunphonamite là một ví dụ điển hình, một trong những tác dụng
phụ của loại thuốc này là làm tăng lương porpirin trong máu. Khi chiếu ánh sáng vào da
thì có thể gây ra các rối loạn thần kinh.
• Tác dụng quang động lực cũng còn thấy ở một số các loại Bucbiturat, là các dược chất
thường dùng điều chế thuốc ngủ (Several, Luminal,...). Khi sử dụng thuốc này người
bệnh phải kiêng ra nắng, vì dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời các chất
porpirin sẽ gây nên các rối loạn về men, các triệu chứng như bị nhiễm độc chì, các rối
loạn da, thần kinh ...

6. LASER VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC


6.1 Tổng quan về LASER
• Laser, một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ XX bắt nguồn từ luận thuyết về hiện
tượng phát xạ cưỡng bức của nhà Vật lý thiên tài Albert Einstein năm 1917.
• Nhưng tới năm 1954 các nhà vật lý Baxốp và Prokhôxốp (Liên xô) Savêlốp và Taoxơ
(Mỹ) đồng thời đã công bố công trình về nguyên lý của Laser và họ cũng được tặng giải
thưởng Nobel vật lý 1964.
• Laser là viết tắt gồm chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Light Amplification by
Stimulated Emission of Radiation (sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức).
• Đến nay, laser đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên hai lĩnh vực:
 Chẩn đoán: dựa trên cơ sở nghiên cứu phổ huỳnh quang để đánh giá chức năng của các
tổ chức khác nhau.
 Điều trị: dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học (laser công suất thấp), dựa trên hiệu ứng
nhiệt trong phẫu thuật (laser công suất cao).
6.2 Nguồn gốc của tia LASER
• Mô hình nguyên tử của Bohr (1913)
• Hiện tượng hấp thụ ánh sáng
• Hiện tượng phát xạ tự do
• Hiện tượng phát xạ cưỡng bức
6.3 Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy phát tia Laser
• Như vậy khi chiếu một chùm ánh sáng vào một môi trường vật chất sẽ có 3 hiện tượng
quang học cơ bản xảy ra: hấp thụ, phát xạ tự do và phát xạ cưỡng bức. Vì thế, muốn tạo
được chùm tia Laser thì máy phát tia Laser cần có 3 bộ phận chính:
 Môi trường hoạt chất
 Nguồn kích thích (nguồn nuôi, bơm năng lượng)
 Buồng cộng hưởng

38
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Môi trường hoạt chất


• Để có hiệu ứng laser (chùm ánh sáng được khuyếch đại) ta phải tạo môi trường đặc biệt
mà ở đấy hiện tượng phát xạ cưỡng bức phải mạnh hơn hiện tượng hấp thụ.
• Hiệu ứng này chỉ xảy ra ở môi trường mà các điện tử ở mức trên n2 lớn hơn số điện tử ở
mức dưới n1 (n2 > n1).
• Môi trường đặc biệt như vậy gọi là môi trường đảo ngược độ tích luỹ. Môi trường này là
thành phần cơ bản của mọi máy laser, có tên là hoạt chất laser.
Nguồn kích thích (nguồn nuôi, bơm năng lượng)
• Ngoài hoạt chất, mỗi laser bất kỳ phải có nguồn nuôi cung cấp năng lượng, là nơi cung
cấp năng lượng cho hoạt chất của laser. Nhờ năng lượng này mà các điện tử di chuyển
được lên mức kích thích và duy trì đảo ngược độ tích luỹ của điện tử trong hoạt chất của
laser.
• Bơm năng lượng có thể là bộ phận phát sáng (đèn Xênôn cho laser Rubi), là máy phát
tần số cao (laser khí), là dòng điện có mật độ dòng điện lên đến hàng ngàn A/ cm2 (laser
bán dẫn).
Buồng cộng hưởng
• Buồng cộng hưởng có chức năng tăng cường sự khuyếch đại ánh sáng bằng cách làm
cho ánh sáng phản xạ nhiều lần qua hoạt chất.
• Cấu trúc hình dạng của buồng cộng hưởng rất đa dạng. Loại đơn giản nhất gồm hai
gương ghép đối diện sao cho trục quang học của chúng trùng nhau ở hai đầu buồng
quang học cho phép chùm ánh sáng qua lại hoạt chất nhiều hơn trước khi đạt trạng thái
ổn định và phát ra tia laser qua gương bán mờ (gương phản xạ 70-98%).
• Buồng cộng hưởng còn có ý nghĩa chỉ cho phép ánh sáng có bước sóng λ thoả mãn điều
kiện sau: λ = 2L/m (L: độ dài giữa 2 gương, m: số tự nhiên), vì vậy laser mang tính đơn
sắc
6.4 Sơ đồ mức năng lượng và nguyên lý hoạt động

39
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

6.5 Phân loại LASER


Có nhiều cách phân loại laser: theo môi trường hoạt chất laser, theo phương pháp bơm
năng lượng, theo chế độ hoạt động, theo công suất...Phương pháp phân loại thông dụng hiện
nay là theo môi trường hoạt chất laser:
• Laser chất rắn
 Laser Rubi (hồng ngọc;
 Laser bán dẫn;
 Laser YAG- Neodym.
• Laser chất khí
 Laser He-Neon;
 Laser argon;
 Laser CO2;
 Laser Nitơ;
 Các loại laser khác: laser hơi đồng, laser hơi vàng, laser excimer…
• Laser chất lỏng: Laser mầu, với hoạt chất mầu pha lỏng trong môi trường khác nhau. Ví
dụ là rhodamin 6G.

40
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
6.6 Tính chất của chùm LASER
• Bản chất của tia laser là ánh sáng, cho nên tia laser có đầy đủ các tính chất của chùm
sáng: giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ, khúc xạ…
• Độ đơn sắc rất cao
• Độ kết hợp rất cao
• Độ định hướng cao
• Phát liên tục và phát xung cực ngắn
6.7 Ứng dụng của Laser trong y học
• Ngày nay, laser được dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong y học, kỹ thuật, quân sự,
thông tin liên lạc...
• Các thiết bị laser y học được chia thành hai nhóm chính là nhóm thiết bị chẩn đoán bệnh
và nhóm các thiết bị laser điều trị
6.7.1 Ứng dụng của laser trong chẩn đoán
• Người ta sử dụng laser như nguồn sáng kích thích huỳnh quang của những chất khác
nhau trong các tổ chức sống. Do đó, nhờ nghiên cứu phổ huỳnh quang, ta có thể chẩn
đoán bệnh một cách chính xác.
• Thí dụ:
 Máy cắt lớp laser kết hợp với vi xử lý và computer
 Phổ Doppler để đo dòng máu sử dụng trong nghiên cứu vi tuần hoàn
 Phân tích vi phổ phát xạ hoặc kính hiển vi laser…
6.7.2 Ứng dụng của laser trong điều trị
• Các thiết bị laser điều trị gồm 2 loại:
 Laser công suất thấp (laser mềm): điều trị bằng cách kích thích quang sinh hoá của tổ
chức sống giúp bệnh tự khỏi.
 Laser công suất cao (laser cứng): chùm laser có thể gây hoại tử, quang đông hoặc bốc
bay tổ chức tuỳ thuộc vào công suất, độ hội tụ và khả năng hấp thụ laser của mô.
• Việc sử dụng các loại laser khác nhau cùng với liều chiếu khác nhau cho phép ta điều trị
những căn bệnh khác nhau.
Laser trong chuyên khoa mắt
• Chuyên khoa mắt là lĩnh vực ứng dụng có ý nghĩa lớn nhất của laser. Công nghệ hàn
bong võng mạc và chữa bệnh glaucoma đã giúp cho hàng triệu người khỏi mù loà.
• Laser Ecimer với bước sóng vùng cực tím xung quanh 200mm để chỉnh độ cong của
giác mạc, tạo cơ sở chữa các bệnh loạn thị, viễn thị và cận thị.
• Laser He-Ne: giảm nhanh quá trình viêm, đẩy nhanh quá trình biểu mô hoá, phục hồi sự
nhạy cảm của giác mạc vì vậy dùng điều trị bỏng nhiệt, bỏng hoá chất, loét giác mạc mắt
Laser chữa các tổn thương da
• Laser công suất cao đặc biệt là laser CO2 đã điều trị được các u mạch nông hoàn toàn
không sẹo. Do đó, laser trở thành công cụ không thể thiếu cho chuyên khoa thẩm mỹ da.

41
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Laser CO2, laser Rubi (laser hồng ngọc) với chế độ xung cực ngắn có thể xoá nếp nhăn,
nốt ruồi, mụn cơm, sẹo lồi, các vết săm, tàn nhang, trứng cá, sạm da, sùi mào gà...
• Đối với laser công suất thấp (như laser He-Ne) được sử dụng để điều trị các vết loét loạn
dưỡng, các dạng ezema, viêm bì da thần kinh, vẩy nến, trứng cá đỏ...
Laser trong lĩnh vực ngoại khoa
• Trong phẫu thuật: phương pháp mổ bằng laser ngày càng được áp dụng phổ biến. Người
ta dùng chùm tia laser CO2 có mật độ công suất cao thay cho dao mổ thông thường,
chùm laser đó được gọi là dao laser hay dao quang.
• Trong tim mạch: hiện nay, thành tựu lớn nhất về ứng dụng laser trong chuyên khoa tim
mạch là kỹ thuật tạo hình bằng laser Ecimer. Nhờ đó, laser có thể điều trị được các bệnh
nhồi máu cơ tim, suy mạch vành nhẹ, cao huyết áp và tai biến mạch máu não.
• Trong các trường hợp nhiễm trùng ngoại khoa: Do có tác dụng tốt, laser nội mạch được
sử dụng rộng rãi với mục đích phòng và điều trị nhiều loại nhiễm trùng ngoại khoa
• Ngoài ra, laser còn ứng dụng điều trị các bệnh lý về mạch (như xơ vữa, xơ cứng mạch
máu) và điều trị các chứng loạn dưỡng
Laser trong lĩnh vực nội khoa
• Bệnh của cơ quan hô hấp: Phương pháp chiếu laser bên ngoài được thay dần bằng
phương pháp chiếu nội khí quản và nội mạch, làm tăng sinh hồng cầu, làm ổn định dần
các enzym và làm bình thường hoá quá trình trao đổi năng lượng.
• Bệnh của cơ quan tiêu hoá: laser năng lượng thấp có tác dụng kích thích quá trình tái tạo
tổ chức hạt và quá trình biểu mô hoá do đó nó có tác dụng tại chỗ điều trị các tổn thương
loét đường tiêu hoá.
• Laser trong các bệnh về khớp: khi chiếu laser ánh sáng đỏ có tác dụng giảm đau và
chống viêm ở các bệnh nhân bị bệnh thấp khớp
Laser trong đông y và chuyên ngành thần kinh.
• Người ta đã phát minh ra một loại thiết bị y tế đặc biệt gọi là laser châm cứu. Các hệ
laser châm cứu có hiệu quả hơn so với các laser châm cũng như các phương pháp dùng
kim thông thường.
• Dùng laser châm cứu có thể điều trị được rất nhiều bệnh như là đau dây thần kinh tam
thoa, viêm khớp, đái đường, đái dầm, đau dây thần kinh toạ, đau đầu, mất ngủ cơ năng,
đau lưng cơ năng, hen suyễn, phế quản....
• Ngoài ra còn sử dụng laser He-Ne nội mạch để điều trị hiệu quả bệnh thần kinh như:
điều trị đau dây thần kinh toạ, liệt VII, bệnh Parkinson và tai biến mạch máu não.
Laser trong điều trị ung thư
• Đó là biện pháp điều trị bằng quang động lực, tức là chiếu những chùm laser có bước
sóng thích hợp vào các mô và cơ quan để kích thích (hoạt hoá) các hoá chất đã được đưa
vào trước đó. Khi ấy các hoá chất đó sẽ có tác dụng diệt bào hoặc kìm hãm sự phát triển
của tế bào. ứng dụng phương pháp này trong điều trị bệnh ung thư (đối với laser màu,
laser hơi vàng).
• Ngoài ra, laser còn được sử dụng trong nhiều chuyên ngành khác như sản khoa và bệnh
học giới tính, răng hàm mặt, tai mũi họng

42
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
CHƯƠNG 8: Y HỌC PHÓNG XẠ HẠT NHÂN – PHƯƠNG PHÁP
CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN
1. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ VÀ PHÓNG XẠ HẠT NHÂN
1.1 Hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử và hạt nhân

1.1.1 Nguyên tử, hạt nhân

Cấu tạo hạt nhân nguyên tử


• Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp (Prôtôn và Nơtrôn) gọi là nuclon
1
• Prôtôn: kí hiệu p1 H
27
mp = 1,67262.10 kg, điện tích: +e
• Nơtrôn: kí hiệu n  01n ,
mn =1,67493.1027 kg, không mang điện tích
Kí hiệu hạt nhân: ZAX
• A= số nuclôn: số khối
• Z= số prôtôn = điện tích hạt nhân

43
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• N  A  Z : số nơtrôn.
1

• Bán kính hạt nhân nguyên tử: R  1, 2 .10 15


A (m) ; với A là nguyên tử số
3

Đồng vị
• Những nguyên tử đồng vị là những nguyên tử có cùng số prôtôn ( Z ), nhưng khác số
nơtrôn (N) hay số nuclôn (A).
 Ví dụ: Hidrô có ba đồng vị là 1H ; 2H ( 2D) ; 3H ( 3T )
1 1 1 1 1

 Đồng vị bền: trong thiên nhiên có khoảng 300 đồng vị loại này.
 Đồng vị phóng xạ ( không bền): có khoảng vài nghìn đồng vị phóng xạ tự nhiên và
nhân tạo.
Lực hạt nhân
15
• Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn, bán kính tương tác khoảng 10 m .
• Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện; nó là lực mới
truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân gọi là tương tác mạnh.
Độ hụt khối m của hạt nhân ZAX
• Nếu một số nuclon ban đầu chưa liên kết với nhau có tổng khối lượng là m0 thì sau khi
liên kết thành hạt nhân có khối lượng là m thì độ hụt khối:
m  Z.mp  ( A  Z ).mN  mhn  = m0 - m
Năng lượng liên kết W của hạt nhân AX
lk Z

• Năng liên kết là năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân (hay năng lượng thu vào
để phá vỡ một hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt).
W  Z.m  N.m  m  . c2  m . c2
• lk p n hn

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân AZ X


Wlk
• Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclôn A .
• Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
A
X
• Số hạt nhân chứa trong m (g) chất Z là: N = Na.m/A (Với Na = 6.02.1023 mol -1 là số
Avogadro)
m N V
• Biểu thức liên quan: n   
A NA 22,4
1.1.2 Phân tử

44
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Liên kết giữa các nguyên tử

1.2 PHÓNG XẠ HẠT NHÂN


1.2.1 Hiện tượng phóng xạ
• Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và
biến đổi thành các hạt nhân khác. Trong quá trình biến đổi đó hạt nhân phát ra tia có
năng lượng cao gọi là tia phóng xạ hay bức xạ hạt nhân.
• Các tia phóng xạ không nhìn thấy được nhưng phát hiện chúng nhờ những tính chất lý
hoá như làm đen kính ảnh, đâm xuyên mạnh qua các môi trường, ion hoá các chất...
• Phóng xạ có nguồn gốc từ hạt nhân, không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Do
đó, không có cách nào để làm tăng hay giảm quá trình phóng xạ của một chất.
Các loại tia phóng xạ

45
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Loại
Khái niệm Tính Chất
Tia

Bị lệch về phía bản âm của tụ


điện
Là dòng hạt nhân nguyên tử Heli ( 4He ),
() 2
Ion hoá rất mạnh.
chuyển động với vận tốc cỡ 2.10 m/s. 7
Đâm xuyên yếu, chỉ đi được
8cm trong không khí

(-) Là dòng hạt êlectron ( 0e) , vận tốc  c


1
Ion hoá yếu hơn nhưng đâm
Là dòng hạt êlectron mang điện tích dương xuyên mạnh hơn tia .
(+) (còn gọi là pozitron) ( 10e) , vận tốc  c .

Ion hoá yếu nhất, đâm xuyên


Là bức xạ điện từ có năng lượng rất cao, là rất mạnh.
() Không bị lệch trong điện
phóng xạ đi kèm phóng xạ , .
trường và từ trường.

Các quy tắc dịch chuyển trong sự phóng xạ


 ( 4He)
• Phóng xạ 2 : hạt nhân con lùi hai ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn.
A X  4He  A4Y
Z 2 Z 2

Phóng xạ  ( 1 e) : hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn.
 0

A
Z X  10e  Z 1AY

Phóng xạ  ( 1 e) : hạt nhân con lùi một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn.
 0

A
Z X  10e  Z 1AY
A X *  0  ZAX
• Phóng xạ  : Z 0

46
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

1.2.2 Định luật phóng xạ


• Mỗi chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian T gọi là chi kỳ bán rã. Cứ sau một
chu kì bán rã thì một nửa số hạt nhân hiện có của một lượng chất phóng xạ bị phân rã,
biến đổi thành hạt nhân khác.
ln 2

• Hằng số phóng xạ: T (đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ)
• Một số đại lượng sự phóng xạ

Độ phóng xạ (H)
Số hạt nhân (N) Khối lượng (m)
(1Ci  3,7.1010 Bq)

Trong quá trình phân rã, Trong quá trình phân rã, Đại lượng đặc trưng cho
số hạt nhân (nguyên tử) khối lượng hạt nhân phóng tính phóng xạ mạnh hay yếu
phóng xạ giảm theo thời xạ giảm theo thời gian tuân của chất phóng xạ và đo
gian tuân theo định luật hàm theo định luật hàm số mũ. bằng số phân rã trong một
số mũ. giây.
t  t t
 T T
N (t )  N 0 . 2 T
 N 0 . e t m  m .2  m . et H  H .2  H . et
(t ) 0 0 (t ) 0 0

H  N

N0 : số hạt nhân (nguyên tử) m0 : khối lượng phóng xạ ở H0 : độ phóng xạ ở thời điểm
phóng xạ ở thời điểm ban thời điểm ban đầu. ban đầu.
đầu. m(t) : khối lượng phóng xạ H(t) : độ phóng xạ còn lại sau
N(t) : số hạt nhân (nguyên tử) còn lại sau thời gian t thời gian t .
phóng xạ còn lại sau thời Đơn vị độ phóng xạ là Bq
gian t . (Becquerel); 1Ci (Curie) =
3,7.1010 BP

Mật độ bức xạ

47
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Cường độ bức xạ

Liều lượng bức xạ


• Những biến đổi xảy ra trong môi trường vật chất nói chung và cơ thể sống nói riêng khi
bị chiếu xạ bởi tia. .. đều phụ thuộc vào năng lượng bức xạ bị hấp thụ, số điện tích được
tạo ra trong quá trình ion hóa.
• Để đặc trưng định lượng cho những thuộc tính này người ta đưa ra khái niệm liều lượng
bức xạ, bao gồm:
 Liều hấp thụ Dn
 Liều chiếu xạ Dc (hay X)
Liều hấp thụ

48
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Liều chiếu xạ

Mối quan hệ giữa liều hấp thụ và chiếu xạ

1.3 ỨNG DỤNG CỦA TIA PHÓNG XẠ TRONG Y HỌC


1.3.1 Ứng dụng của tia phóng xạ trong chẩn đoán
• Cơ sở: dựa trên cơ sở phương pháp nguyên tử đánh dấu và sự hấp thụ bức xạ khác nhau
giữa các tế bào và mô cũng như mô lành và mô bệnh.
• Yêu cầu: lựa chọn các đồng vị phóng xạ có độc tính phóng xạ thấp, dễ thu nhận bằng các
máy đo xạ, chu kỳ bán rã không ngắn quá hoặc dài quá, thải trừ khỏi cơ thể trong một
thời gian không dài.
• Ví dụ:

49
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
 P32 có T= 14,5 ngày, phát tia β có năng lượng 1,7 MeV. Dùng để chẩn đoán và điều trị
bệnh về máu, điều trị giảm đau do di căn ung thư xương,...
 I131 có T= 8,05 ngày, phát tia β có năng lượng 0,2 MeV và tia γ có
năng lượng 0,008; 0,282; 363; 0,637 MeV. Dùng để chẩn đoán chức năng tuyến giáp,
chức năng thận, hấp thụ ở đường tiêu hoá...
• Phân loại: phương pháp chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ được phân thành 2 nhóm
chính:
 Chẩn đoán trên toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
 Chẩn đoán bằng các dịch thể sinh vật như nước tiểu, máu hay tổ chức tế bào.
• Các phương pháp chẩn đoán: dựa theo tính chất kỹ thuật và phương tiện nghiên cứu
người ta chia thành 4 phương pháp sau:
 Xạ kế trên ống nghiệm
 Xạ kế lâm sàng
 Xạ ký lâm sàng
 Xạ hình

50
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

1.3.2 Ứng dụng của tia phóng xạ trong điều trị


• Cơ sở của việc dùng đồng vị phóng xạ trong điều trị là hiệu ứng sinh vật học của các bức
xạ ion hoá trên cơ thể sống.
• Độ nhạy cảm phóng xạ của các loại tế bào và mô rất khác nhau, đặc biệt tế bào ung thư
là những tế bào đang phát triển mạnh rất nhạy cảm với tia xạ. Do vậy nếu chiếu cùng
một liều bức xạ thì tiêu diệt được mô ung thư còn mô bình thường không có biến đổi gì
nguy hiểm. Đó cũng chính là nguyên tắc điều trị bằng tia phóng xạ.
1.3.3 Các phương pháp điều trị
Điều trị chiếu ngoài
• Sử dụng máy phát tia  cứng và các máy gia tốc để huỷ diệt các tổ chức bệnh. Đây là
phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư.
• Mục tiêu là phải đưa được một liều xạ mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư mà không ảnh
hưởng đến tế bào lành, do vậy phải chiếu phân đoạn thành nhiều liều nhỏ và chiếu từ
nhiều phía.
• Ví dụ: Sử dụng tác dụng sinh học của tia Gamma từ nguồn Co60 hay tia X từ máy gia
tốc vòng,...để điều trị nhiều loại ung thư như ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư
bàng quang...
Điều trị áp sát
• Dùng dao Gamma để điều trị các bệnh máu hay điều trị các tổ chức ngoài da (u máu
nông) bằng tấm áp P32.
• Phương pháp đưa nguồn tới sát vị trí cần chiếu qua một hệ thống ống dẫn gọi là phương
pháp điều trị áp sát nạp nguồn sau.
• Ví dụ: điều trị áp sát để điều trị nhiều loại ung thư, đặc biệt ung thư ở các hốc tự nhiên
của cơ thể như ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,...
Điều trị chiếu trong (điều trị bằng nguồn hở)
• Dựa trên định đề Henvesy (1934): Cơ thể sống không phân biệt các đồng vị của cùng
một nguyên tố. Điều đó có nghĩa là khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị của cùng 1
nguyên tố thì chúng cùng tham gia vào các phản ứng sinh học và cùng chịu chung 1 số

51
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
phận chuyển hoá. Vì vậy, khi biết 1 nguyên tố hoá học hoặc 1 chất nào đó tham gia vào
quá trình chuyển hoá ở 1 tổ chức hoặc 1 cơ quan nào đó của cơ thể, thuốc phóng xạ tập
trung tại tổ chức bệnh sẽ phát huy tác dụng điều trị.
• Ví dụ: Điều trị các bệnh lý tuyến giáp trạng (Basedow, ung thư,....) bằng I131. Phương
pháp này sử dụng tác dụng sinh học của bức xạ β của nguồn phóng xạ để tiêu diệt tế bào
tuyến giáp. Do tuyến giáp háo iode, nên khi bệnh nhân được uống iode phóng xạ, thuốc
sẽ tập trung tại tuyến giáp và tổ chức di căn để diệt tế bào bệnh. Bức xạ β có quãng
đường đi trong mô ngắn cỡ vài cm, do đó chỉ có tác dụng tại chỗ mà không ảnh hưởng
đến tế bào lành xung quanh.
• Điều trị giảm đau do di căn ung thư xương bằng P32, Sr89, Sm153 Đây là phương pháp
điều trị giảm đau hiệu quả, không gây nghiện, tác dụng của thuốc kéo dài.
1.4 An toàn phóng xạ

52
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

2. BỨC XẠ ION HÓA VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
2.1 Tác dụng của bức xạ ion hóa lên cơ thể
• Bức xạ ion hoá là hiện tượng môi trường vật chất bức xạ ra các ion âm, ion dương và các
điện tử tự do một cách trực tiếp hay gián tiếp do sự tương tác giữa các nguyên tử, phân
tử của môi trường đó với các nguồn chiếu xạ có năng lượng cao.
• Nguồn gây ra bức xạ ion hoá có thể có sẵn trong tự nhiên (bức xạ tự nhiên) hoặc do con
người tạo ra (bức xạ nhân tạo).
• Trong y sinh học, người ta quan tâm đến hai loại nguồn bức xạ:
 Các tia phóng xạ.
 Tia Rơnghen (tia X).
• Bức xạ ion hoá có thể gây nên những tác động ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng sinh
lý của các cơ thể sống.
2.1.1 Cơ chế tác dụng của bức xạ ion hoá lên cơ thể sống
Cơ chế trực tiếp
• Năng lượng của bức xạ trực tiếp truyền cho các phân tử cấu tạo nên các tổ chức sống mà
chủ yếu là các đại phân tử hữu cơ. Năng lượng đó gây nên:
 Các quá trình kích thích và ion hoá các nguyên tử, phân tử.
 Các phản ứng hoá học xảy ra giữa các phân tử mới tạo thành sau khi bị kích thích hoặc
ion hoá.
• Hậu quả là các phân tử hữu cơ quan trọng trong tổ chức sống bị tổn thương gây nên các
tác dụng sinh học tiếp theo như tổn thương chức năng hoạt động, gây đột biến gen, huỷ
diệt tế bào...
• Các quá trình kích thích và ion hoá các nguyên tử, phân tử, các phản ứng hoá học xảy ra
giữa các phân tử trước hết gây nên các tổn thương tại đó và sau có thể lan truyền ra các
phân tử khác ở xung quanh.
Cơ chế gián tiếp
• Bức xạ ion hoá tác dụng lên các phân tử nước gây nên những biến đổi ở đó tạo ra các sản
phẩm hoá học mới là các ion dương hoặc âm (H2O, H2O+, H+, OH-) và các phân tử ở
trạng thái kích thích (H2O*, H*, OH*, HO2*. ).

53
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Các sản phẩm mới này sẽ gây nên các phản ứng hoá học với các phân tử hữu cơ của tổ
chức sinh học và làm biến đổi chúng.
• Như vậy, năng lượng của chùm tia đã tác dụng lên các phân tử hữu cơ của tổ chức sống,
gián tiếp thông qua phân tử nước có trong đó.
• Hai cơ chế tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp đều có giá trị quan trọng của nó. ở
mọi lúc, mọi chỗ, cả 2 cơ chế đó đều tồn tại nhưng tuỳ thuộc vào môi trường và điều
kiện mà có lúc cơ chế này có vị trí và vai trò lớn hơn cơ chế kia. Hai cơ chế đó hỗ trợ
cho nhau và giúp chúng ta hiểu được sâu sắc hơn bản chất của các quá trình phóng xạ
sinh học.
2.1.2 Các tổn thương và hiệu ứng dưới tác dụng của bức xạ ion hóa
• Bức xạ ion hoá tác dụng lên các cơ thể sống sẽ gây ra những thương tổn và các hiệu ứng
làm rối loạn chức năng sinh lý của chúng.
• Tuy nhiên độ nhạy cảm của các cơ thể sống trước bức xạ ion hoá và khả năng hồi phục
sau chiếu xạ không giống nhau.
Các tổn thương sớm
• Các tổn thương sớm thường xuất hiện khi cơ thể bị chiếu những liều cao trong một
khoảng thời gian ngắn. Biểu hiện của tổn thương sớm ở một số cơ quan:
 Thần kinh trung ương: Với liều chiếu rất cao gây chết ngay trong vài phút hay vài giờ
sau chiếu xạ chủ yếu do các rối loạn của hệ thần kinh trung ương.
 Máu và cơ quan tạo máu: Mô lympho và tuỷ xương là những tổ chức nhạy cảm cao
với bức xạ. Sau chiếu xạ liều cao chúng có thể ngừng hoạt động và số lượng tế bào
trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. Mức độ tổn thương và thời gian kéo dài
tổn thương phụ thuộc vào liều chiếu và thời gian chiếu. Biểu hiện lâm sàng ở đây là
các triệu chứng xuất huyết, phù, thiếu máu. Xét nghiệm máu cho thấy giảm số lượng
limpho, bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu. Xét nghiệm tuỷ xương thấy giảm sinh sản
cả 3 dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu.
 Hệ tiêu hoá: Chiếu xạ liều cao làm tổn thương niêm mạc ống vị tràng gây ảnh hưởng
đến việc tiết dịch của các tuyến tiêu hoá với các triệu chứng như tiêu chảy, sút cân,
nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể. Những thay đổi trong hệ thống tiêu hoá
thường quyết định hậu quả của bệnh phóng xạ.
 Da: Sau chiếu xạ liều cao thường thấy xuất hiện các ban đỏ trên da, viêm da, xạm da.
Các tổn thương này có thể dẫn tới viêm loét, thoái hoá, hoại tử da hoặc phát triển các
khối u ác tính ở da.
 Cơ quan sinh dục: Các tuyến sinh dục có độ nhạy cảm cao với bức xạ. Cơ quan sinh
dục nam nhạy cảm với bức xạ cao hơn cơ quan sinh dục nữ. Liều chiếu 1 Gy lên cơ
quan sinh dục có thể gây vô sinh tạm thời ở nam, liều 6 Gy gây vô sinh lâu dài ở cả
nam và nữ.
 Sự phát triển ở phôi thai: Những bất thường có thể xuất hiện trong quá trình phát triển
phôi thai và thai nhi khi người mẹ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai, đặc biệt trong
giai đoạn đầu, với các biểu hiện như xẩy thai, thai chết lưu, hoặc sinh ra những đứa trẻ
bị dị tật bẩm sinh.
Các hiệu ứng muộn

54
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Hiệu ứng muộn thường gặp ở những người bị chiếu xạ thấp và thường diễn ra do nghề
nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ. Các hiệu ứng muộn chia làm 2 loại:
 Hiệu ứng sinh thể: giảm tuổi thọ, đục thuỷ tinh thể, tần số xuất hiện các bệnh ung thư
cao hơn bình thường. Các bệnh ung thư thường gặp là ung thư máu, ung thư xương,
ung thư da, ung thư phổi…
 Hiệu ứng di truyền: tăng tần số xuất hiện các đột biến về di truyền, dị tật bẩm sinh,
quái thai.
2.1.3 Tác dụng của bức xạ ion hóa lên tế bào
• Dưới tác dụng của Bức xạ ion hoá, tế bào có thể lâm vào tình trạng:
 Chết do tổn thương nặng ở nhân và nguyên sinh chất.
 Ngừng phân chia do tổn thương chất liệu di truyền.
 Tế bào không phân chia được nhưng số nhiễm sắc thể vẫn tăng lên gấp đôi và trở
thành tế bào khổng lồ.
 Tế bào vẫn phân chia thành hai tế bào mới nhưng có sự rối loạn trong cơ chế di truyền.
• Trong tế bào, những thành phần nhạy cảm nhất với bức xạ ion hoá là Màng, ty lạp thể và
lưới nội nguyên sinh. Trên cùng một cơ thể, các tế bào khác nhau có độ nhạy cảm phóng
xạ cũng khác nhau. Độ nhạy cảm của tế bào thường không cố định mà thay đổi tuỳ thuộc
vào rất nhiều yếu tố
• Qua nghiên cứu thực nghiệm, hai nhà bác học Bergonir và Tribondeau đã đưa ra định
luật sau:" Độ nhạy cảm của tế bào trước bức xạ tỷ lệ thuận với khả năng sinh sản và tỷ lệ
nghịch với mức độ biệt hoá của chúng". Như vậy những tế bào non đang trưởng thành
(tế bào phôi), tế bào sinh sản nhanh, dễ phân chia (tế bào của cơ quan tạo máu, niêm mạc
ruột, tinh hoàn, buồng trứng…) thường có độ nhạy cảm phóng xạ cao. Tế bào ung thư có
khả năng sinh sản mạnh, tính biệt hoá kém nên cũng nhạy cảm cao hơn so với tế bào
lành xung quanh.
• Tuy nhiên, trong cơ thể không phải tất cả các tế bào đều tuân theo định luật trên, cũng có
một số trường hợp ngoại lệ: tế bào thần kinh thuộc loại không phân chia, phân lập cao
nhưng cũng rất nhạy cảm với phóng xạ, hoặc tế bào limpho không phân chia, biệt hoá
hoàn toàn nhưng nhạy cảm cao với phóng xạ.
2.2 Phương pháp X-Quang trong chẩn đoán hình ảnh
2.2.1 Hiện tượng bức xạ tia X
• Tia có khả năng đâm xuyên qua lớp vật chất mỏng, làm đen kính ảnh, trong khi mắt
người lại không nhận biết được là tia X. Sau này để ghi nhớ công lao người đã phát hiện
ra, người ta gọi đó là tia Rơnghen.
• Tia X được phát ra từ vật rắn khi vật đó bị bắn phá bởi một chùm electron có năng lượng
lớn và có bản chất là sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10-12 đến 10-8m.
• Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo còn cho thấy: ngoài tính chất sóng như ánh sáng tia X
còn có tính chất hạt qua các quá trình tương tác của nó với vật chất.
• Cho đến nay tia X được hiểu là một loại ánh sáng bao gồm hai thuộc tính sóng và hạt,
bản chất là sóng điện từ với bước sóng trong khoảng 10-12 đến10-8m.
Nguồn phát xạ tia X

55
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
• Có 2 loại bóng phát tia X:
 Bóng khí kém (Crooker) hay ion điện tử: Điện tử phát sinh do một số ion của khí còn
lại trong bóng đánh vào âm cực. Như vậy bóng này khi nào cũng phải có một ít khí,
nếu khí còn quá ít bóng sẽ không sử dụng được.
 Bóng chân không (Cooligde) hay bóng âm cực cháy đỏ: Điện tử phát sinh khi âm cực
được đốt nóng ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ tại âm cực càng cao thì nhiệt điện tử sinh ra
càng nhiều, do đó cường độ chùm tia X càng lớn.
• Do có thể dễ dàng điều chỉnh được cường độ và độ đâm xuyên của chùm tia X nên ngày
nay tất cả các máy X quang trong y tế đều sử dụng nguồn phát tia là bóng chân không.
Cấu tạo máy phát tia X
• Máy X quang hiện nay rất da dạng và phong phú, tùy theo tính năng và công dụng có thể
có cấu tạo rất khác nhau, từ các máy X quang xách tay, đến các máy nửa sóng, cả sóng,
máy X quang truyền hình tăng sáng, máy cắt lớp vi tính… Tuy nhiên, về nguyên lý có
các bộ phận chính sau:
 Bóng phát tia X
 Nguồn điện
 Các thiết bị điều khiển điện thế và cường độ dòng điện
 Bộ phận lọc và định hướng tia X

Nguyên lý phát xạ tia X


• Chùm tia X phát ra từ Anot của bóng phát tia X theo hai cơ chế: phát bức xạ hãm và bức
xạ đặc trưng.
 Bức xạ hãm: xuất hiện khi có một chùm electron có động năng đủ lớn đến đập lên
Anot. Do tác dụng bởi trường giữa hạt nhân và các lớp vỏ electron của nguyên tử chất
làm Anot nên các electron bị làm chậm lại (bị hãm). Vì bị hãm các electron mất một
phần năng lượng, phần năng lượng mất đi đó được phát ra dưới dạng sóng điện từ đó
chính là tia X hãm.
 Bức xạ đặc trưng: tia X đặc trưng xuất hiện khi các electron bắn ra từ Catot có động
năng khá lớn xuyên sâu vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử làm bật các
electron từ các lớp vỏ bên trong ra khỏi nguyên tử thì lập tức có các electron ở mức

56
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh
năng lượng cao hơn nhảy về chiếm chỗ đồng thời phần năng lượng dư thừa phát ra
dưới dạng sóng điện từ đó chính là tia X đặc trưng.
Tính chất của tia X
• Tia X có đầy đủ tính chất của ánh sáng như truyền thẳng, phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ và
giao thoa...
• Tia X có cường độ lớn do đó có khả năng đâm xuyên qua môi trường vật chất.
• Tia X có khả năng ion hoá các chất khí.
• Tia X có khả năng gây phát quang một số muối.
• Tia X có khả năng gây ra các phản ứng hỗn hợp làm biến màu một số muối.
2.2.2 Nguyên tắc tạo hình ảnh trong kỹ thuật X quang

57
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

2.2.3 Ứng dụng tia X trong chẩn đoán


Có 2 phương pháp:
• Chiếu X quang: hình ảnh của tổ chức được phản ánh trên màn huỳnh quang. Hình ảnh
cần phải liên tục trong khoảng 30s hoặc hơn nữa.
• Chụp X quang: hình ảnh của tổ chức được phản ánh trên phim X quang. Thường có 2
phương pháp được ứng dụng trên lâm sàng: Chụp X quang thường và chụp cắt lớp vi
tính (CT scanner).
 Chụp X quang thường: hình ảnh của các bộ phận được phản ánh một cách đơn giản
hoặc bị chồng lấp
 Chụp cắt lớp: Một nguồn X quang chiếu qua người bệnh tới hệ thống các đầu dò có
định hướng.
Nguyên lý tạo hình trong chụp cắt lớp

58
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

Chụp cắt lớp dùng vi tính (CTS – Computeried Tomography Scanner)

59
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

2.2.4 Ứng dụng tia X trong điều trị


• Tia X được ứng dụng chủ yếu trong điều trị những bệnh nhân bị ung thư. Dựa vào tác
dụng sinh vật của tia X có khả năng diệt bào mà người ta áp dụng vào một phương pháp
điều trị có tên là Xạ trị.
• Xạ trị được dùng chủ yếu trong điều trị ung thư. Do tế bào ung thư có độ nhạy cảm
phóng xạ lớn hơn tế bào lành.
• Yêu cầu phải đạt tới liều hấp thu vài chục Gray và phải chiếu phân đoạn thành nhiều liều
nhỏ.
• Bên cạnh việc chọn năng lượng thích hợp, cần giảm bớt liều chiếu xạ ở mô lành bằng
cách chiếu từ nhiều phía, hướng vào khối u.
3. PHƯƠNG PHÁP CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN
3.1 Cơ sở vật lý của phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân
3.1.1 Mômen từ hạt nhân

60
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

3.1.2 Cộng hưởng từ hạt nhân

61
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

3.2 Phương pháp chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân
3.2.1 Nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân

62
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

3.2.2 Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ

63
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

64
Bài giảng Vật lý đại cương và Lý sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Minh Tân, (2010), Giáo trình Vật lý lý sinh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
2. Bùi Văn Thiện và cộng sự, (2011), Giáo trình vật lý lý sinh y học, Trường Đại học Thái
Nguyên;
3. Phan Sỹ An và Nguyễn Văn Thiện, (2006), Vật lý - Lý sinh y học, NXB Y học;
4. Lương Duyên Bình, (2001), Vật lý đại cương (3 tập), NXB Giáo dục.

65

You might also like