You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN THI HSG THÁNG 3/2024 – LK22

ĐỀ 1
Bài 1:
Trên mặt bàn nằm ngang nhẵn, có một chiếc xe khối lượng
m. Trên xe có hai khối lập phương, khối lượng 5m và m được nối 5m 
với nhau bằng một sợi dây không dãn, vắt qua một ròng rọc có F
 m
khối lượng không đáng kể. Người ta kéo ròng rọc bằng một lực F m
không đổi theo phương ngang như hình vẽ 1. Hệ số ma sát trượt
và nghỉ giữa xe và các khối là μt = μn = μ = 0,1. Hình 1

a) Hỏi độ lớn của lực F bằng bao nhiêu thì xe có gia tốc a =
0,2g.
b) Khi ấy gia tốc của các khối và của ròng rọc bằng bao nhiêu?
Bài 2:
Một xe tải dịch chuyển trên con đường thẳng nằm ngang, chở một ống hình trụ đồng chất khối lượng
m bán kính R; momen quán tính của ống này đối với trục ống là I = mR2. Ống được giữ trên sàn xe nhờ một
cái nêm tiết diện hình tam giác chiều dài OD, góc nghiêng
 và khối lượng không đáng kể. Các tiếp xúc giữ ống và
xe (B và C) không có ma sát, tiếp xúc giữa ống và nêm,
giữa nêm và xe có cùng hệ số ma sát k. Cho biết:  = 100;
m = 50kg; R = 1m; k = 2 và g = 10m/s2. Chọn hệ quy
chiếu (Oxyz) là hệ quy chiếu gắn với xe tải, O nằm ở đầu
mút của cái nêm, Ox hướng theo mặt nghiêng của nêm,
Oy hướng lên vuông góc với Ox trong mặt phẳng thẳng
đứng, Oz nằm ngang vuông góc mặt phẳng hình vẽ.
1. Xe khởi động và chuyển động với gia tốc không
đổi a . Giả thiết cái nêm và ống được giữ cân bằng. Trong điều kiện đó:
a. Tìm giá trị lớn nhất a1 của gia tốc của xe.
b. Chứng tỏ rằng nêm chỉ đứng yên nếu k lớn hơn một giá trị k1 nào đó mà ta phải xác định.
2. Giả sử k > k1 và cái nêm đứng yên trên sàn xe. Ở thời điểm ban đầu t = 0, xe tải khởi động với gia
tốc không đổi a > a1.
a. Giả sử ống lăn không trượt trên nêm, tính gia tốc khối tâm của ống trong hệ (Oxyz).
b. Chứng tỏ rằng ống chỉ có thể lăn không trượt nếu gia tốc của xe không nhỏ hơn một giá trị a2 nào đó
mà ta phải xác định.
Bài 3:
Không khí chuyển động trong ống AB có khối lượng riêng là ’ = 1,32
kg/m . Độ chênh lệch của mực nước dâng lên trong ống là h = 5,6 (cm). Tiết
3

diện tại A, B lần lượt là SA = 2 cm2 , SB = 0,5 cm2. Tính lưu lượng khí qua ống
AB, biết khối lượng riêng của nước là = 103 kg/m3.

Bài 4.
1. Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn đặt một cái nêm hình lăng trụ tam giác ABD có khối lượng m với
góc nghiêng α. Hình trụ tròn đồng chất khối lượng m lăn không trượt dọc theo cạnh AB của lăng trụ.
a. Xác định vận tốc tâm C của hình trụ tại thời điểm khi nó hạ xuống độ cao h. Ban đầu hệ nằm yên
(Hình 2a).
b. Giữ nêm cố định. Cho bán kính hình trụ tròn là R. Trên bề mặt hình trụ có một con bọ khối lượng
m1 đang chạy sao cho nó luôn giữ ở vị trí cao nhất của hình trụ. Tính gia tốc góc của hình trụ (Hình 2b).
2. Đặt hình trụ lên một băng tải nhám. Tại thời điểm t = 0 đứng yên tại vị trí xC = 0. (Hình 2c). Băng tải
chuyển động với vận tốc v0 không đổi. Hệ số ma sát trượt giữa trụ tròn và băng tải là µ = 2tanα. Trục của băng tải
là cố định. Hãy tìm:
a. Thời điểm t1 kể từ đó trụ tròn lăn không trượt trên băng tải.
b. Giá trị cực đại của x mà trọng tâm C của trụ đạt được?
m1
x
m R v
A
C 0
C y

α
α
D B

Hình 2a Hình 2b Hình 2c

Bài 5.
Cho dụng cụ thí nghiệm gồm:
+ Một số lượng đủ dùng các quả cân giống nhau chưa biết khối lượng có móc treo.
+ Một ròng rọc nhẹ.
+ Dây nối mảnh, nhẹ đủ dài.
+ Thước đo chiều dài.
+ Một mặt bàn nằm ngang.
Yêu cầu: Xác định biểu thức hệ số ma sát trượt 𝜇 giữa quả cân và mặt bàn.
1. Nêu cách bố trí thí nghiệm.
2. Trình bày các bước tiến hành.
------------- Hết -------------

You might also like