You are on page 1of 161

9 October 2021 1

VẬT LÝ
ĐẠI CƯƠNG 1

CƠ NHIỆT
GV: TRỊNH HOA LĂNG

CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG
KHÁI NIỆM VỀ LỰC: LỰC LÀ GÌ?

BÀI 2 ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON: CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH

ĐỘNG LỰC ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON: KHỐI LƯỢNG & GIA TỐC

ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON: CẶP TƯƠNG TÁC – LỰC & PHẢN LỰC

HỌC CHẤT LỰC HẤP DẪN

ĐIỂM LỰC TIẾP XÚC - LỰC MA SÁT

LỰC CĂNG DÂY

LỰC CỦA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

HỆ QUY CHIỂU QUÁN TÍNH - LỰC QUÁN TÍNH

CÁC LOẠI LỰC

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 2
Trong cuộc sống hàng ngày sẽ trở trên buồn
chán nếu không có các tương tác xã hội với
nhau. Trong thế giới vật lý cũng vậy, mọi thứ
sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có các tương
tác vật lý.
Từ các hoạt động hàng ngày mọi người sẽ có
hiểu biết cơ bản về khái niệm lực. Ví dụ như
khi bạn đẩy đĩa thức ăn hết ra xa tức là bạn
đã tác dụng lên đĩa thức ăn một lực, hay khi
bạn đá quả banh cũng tức là bạn tác dụng lên
quả banh một lực. Trong các ví dụ này khái
niệm lực được hiểu như là các hoạt động
cơ bắp gây ra chuyển động của vật hay
KHÁI NIỆM VỀ LỰC gây ra sự thay đổi vận tốc của vật.
LỰC LÀ GÌ?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 3
Tuy nhiên lực không phải lúc nào cũng gây
ra chuyển động, ví dụ như bạn đang ngồi
trên ghế và đang đọc sách, trọng lực và lực
ma sát giữ cơ thể bạn ổn định trên ghế để
đọc sách, tức là bạn không bị di chuyển, có
nghĩa là lực gây ra sự cân bằng giúp vật ở
yên tại một chỗ.
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
LỰC LÀ GÌ?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 4
Như vậy tương tác giữa hai vật
có thể được mô tả bởi các lực
tương tác của một vật này lên
vật kia. Một lực có thể là lực
HÚT hoặc là lực ĐẨY.
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
LỰC LÀ GÌ?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 5
Điều gì gây ra chuyển động của mặt trăng quanh
trái đất? Để trả lời cho câu hỏi này Newton đã
dùng lập luận rằng lực là tác nhân gây ra sự
thay đổi vật tốc của vật. Nên vận tốc của mặt
trăng không phải là hằng số, tức là lực gì đã gây
ra sự thay đổi vận tốc này? Bởi vì mặt trăng
chuyển động trên quỹ đạo tròn gần trái đất nên
nó chịu tác dụng của lực hấp dẫn của trái đất gây

KHÁI NIỆM VỀ LỰC ra sự thay đổi vật tốc của mặt trăng.
LỰC LÀ GÌ?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 6
Nên giờ ta cũng có thể
nghĩ rằng: lực gây ra sự
gia tốc của vật.
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
LỰC LÀ GÌ?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 7
• Chuyện gì xảy ra khi có nhiều lực cùng một
tác dụng lên một vật? Trong trường hợp này vật
được gia tốc nếu tổng các lực tác dụng lên vật
khác không. Hợp lực tác dụng lên vật được định
nghĩa như là tổng các véc tơ lực tác dụng lên
vật.

• Vậy nếu hợp lực tác dụng lên vật bằng không
thì gia tốc của vật bằng không hay vận tốc của
KHÁI NIỆM VỀ LỰC vật không đổi – vật ở trạng thái cân bằng lực.
LỰC LÀ GÌ?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 8
là lực tác dụng lên vật khi hai vật ở xa, có
nghĩa là hai vật không cần phải tiếp xúc
nhau mà vẫn có lực tương tác xuất hiện. Vậy
lực tương tác tầm xa xuất hiện khi hai vật
ở cách nhau ngay cả khi có một vật khác
xuất hiện giữa hai vật thì lực này vẫn còn.
Lực tầm xa còn được gọi là trường lực –
tức là các lực tầm xa luôn có trường lực
KHÁI NIỆM VỀ LỰC xung quanh.
LỰC LÀ GÌ?
CÁC LỰC TƯƠNG TÁC TẦM XA
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 9
• Ví dụ như ta có lực hấp dẫn là lực tương tác
tầm xa như là lực hấp dẫn của mặt trời tác dụng
lên trái đất làm trái đất quay quanh mặt trời mặt
dù khoảng cách giữa mặt trời và trái đất là rất xa
ngay cả khi có mặt trăng xuất hiện giữa trái đất
và mặt trời thì lực này vẫn có.

• Ta gọi độ lớn của lực hấp dẫn của một hành


tinh hay mặt trăng tác dụng lên một vật ở bề mặt
KHÁI NIỆM VỀ LỰC của nó là trọng lực – hay còn gọi là trọng lượng.
LỰC LÀ GÌ?
CÁC LỰC TƯƠNG TÁC TẦM XA
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 10
các lực tác dụng lên các vật mà không phải
các lực tầm xa như lực hấp dẫn, lực điện từ
thì gọi là các lực tiếp xúc. Lực tiếp xúc chỉ
tồn tại khi hai hay nhiều vật tiếp xúc với
nhau – hay đụng vào nhau.

Ví dụ như khi đá banh thì chỉ khi chân của


ta đụng vào quả banh mới gây ra lực tác
KHÁI NIỆM VỀ LỰC dụng lên quả banh làm quả banh bay đi.
LỰC LÀ GÌ?
CÁC LỰC TIẾP XÚC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 11
Ý tưởng tiếp xúc hay đụng nhau thì hữu ích
trong mô tả tương tác các vật thể vĩ mô.
Nhưng khi mô tả các lực tương tác giữa các
vật thể vi mô như là mô tả tương tác giữa hai
nguyên tử trên bề mặt của một vật nào đó thì
ý tưởng này bị phá sản, ta không thể mô tả
một lực tiếp xúc trong ảnh hưởng lực điện từ
giữa hai nguyên tử trên bề mặt vật thể nào
KHÁI NIỆM VỀ LỰC đó
LỰC LÀ GÌ?
CÁC LỰC TIẾP XÚC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 12
Một số lực tầm xa – trường lực và lực tiếp xúc
được cho trong hình.

KHÁI NIỆM VỀ LỰC


LỰC LÀ GÌ?
CÁC LỰC TIẾP XÚC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 13
cách để đo lực tác dụng trong vật lý như thế nào?
Cách đơn giản nhất ta dùng cân treo lo xò như
mô tả trong hình. Ta treo cân lên cao như trong
hình, khi ta kéo cân một lực nào đó thì lo xo
trong cân sẽ giãn ra cho ta biết độ lớn của lực mà
ta kéo cái cân. Sự giãn của lò xo này tỷ lệ với lực
tác dụng, do đó để biết chính xác lực tác dụng thì
cân lo xò này phải được chuẩn hóa.

Theo đơn vị trong hệ SI đơn vị của lực được gọi


KHÁI NIỆM VỀ LỰC là Newton (N).
LỰC LÀ GÌ?
PHÉP ĐO LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 14
Nếu chỉ dùng độ lớn của lực thì không mô tả đầy
đủ tính chất của lực. Hướng của lực tác dụng
cũng quan trọng. Ví dụ như hướng tác dụng của
lực tiếp xúc giữa chân cầu thủ và quả bóng sẽ
quyết định việc ghi bàn thắng hay không!.

Lực là đại lượng véc tơ nên ta cũng dùng các


phép cộng trừ véc tơ cho phân tích lực như ta
làm với các đại lượng vị trí, vận tốc hay gia tốc.
KHÁI NIỆM VỀ LỰC Hình minh họa véc tơ lực được trong hình
LỰC LÀ GÌ?
LỰC LÀ ĐẠI LƯỢNG VÉC TƠ
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 15
VÍ DỤ 1
Lực kéo chân. Trong dụng cụ kéo chân có ba dây mắt vào
ròng rọc ở giữa, mỗi một dây có lực kéo 220,N có hướng
kéo như trong hình. Tính tổng lực tác dụng lên ròng rọc ở
giữa bởi lực kéo của 3 dây này? Cho biết hướng và độ lớn
của tổng lực này.

Giải: Trước tiên ta vẽ hình lực tác dụng của 3 dây và xác
định véc tơ tổng lực tác dụng lên ròng rọc ở giữa. Đê tính
ta chọn hệ tọa độ để phân tích lực là hệ x – y với gốc tọa độ
đặt tại ròng rọc ở giữa, x theo phương ngang, y phương
thẳng đứng vuông góc với x như mô tả trong hình. Ta dùng
phép tính tổng véc tơ theo các thành phần véc tơ. Ta phân
KHÁI NIỆM VỀ LỰC tích 3 lực này ra thành các thành phần theo x và y như
LỰC LÀ GÌ? trong các hình.
LỰC LÀ ĐẠI LƯỢNG VÉC TƠ
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 16
VÍ DỤ 1

Ta tính các lực thành phần trên Ox:


𝐹1𝑥 = 𝐹2𝑥 = 22,0𝑁 𝑐𝑜𝑠45°
𝐹3𝑥 = 22,0𝑁 𝑐𝑜𝑠30°
Ta tính các lực thành phần trên Oy:
𝐹1𝑦 = 𝐹2𝑦 = 22,0𝑁 𝑠𝑖𝑛45°
𝐹3𝑦 = −22,0𝑁 𝑠𝑖𝑛30°

Vậy ta có tổng hợp lực thành phần trên Ox:


𝐹𝑥 = 𝐹1𝑥 + 𝐹2𝑥 + 𝐹3𝑥 = 50,16𝑁
Và ta cũng có tổng hợp lực thành phần trên Oy:
𝐹𝑦 = 𝐹1𝑦 + 𝐹2𝑦 + 𝐹3𝑦 = 20,11𝑁

Nên ta có độ lớn của tổng hợp lực:𝐹 = 𝐹𝑥2 + 𝐹𝑦2 = 54,0𝑁

KHÁI NIỆM VỀ LỰC Góc của tổng hợp lực so với phương ngang θ là
đố𝑖 𝐹𝑦 20,11𝑁
LỰC LÀ GÌ? 𝜃 = 𝑡𝑎𝑛−1
𝑘ề
= 𝑡𝑎𝑛−1 = 𝑡𝑎𝑛−1
𝐹𝑥 50,16𝑁
= 21,8°

LỰC LÀ ĐẠI LƯỢNG VÉC TƠ


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 17
Bài tập hiểu & áp dụng 1

Ròng rọc ở giữa bây giờ bị dịch chuyển sau khi các
lực 𝐹Ԧ1 và 𝐹Ԧ2 thay đổi hướng theo góc so với phương

ngang là 30° theo hướng ở phía trên trục x và 𝐹Ԧ3 thay


đổi ở góc 60° theo hướng ở dưới trục x. Hỏi

a. Xác định các thành phần của tổng hợp lực tác

BÀI TẬP dụng lên ròng rọc giữa?


b. Xác định độ lớn của tổng hợp lực này?
KHÁI NIỆM VỀ LỰC c. Xác định góc của tổng hợp lực so với phương
LỰC LÀ GÌ? ngang?
LỰC LÀ ĐẠI LƯỢNG VÉC TƠ
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 18
Khi có nhiều hơn một lực tác dụng lên vật thì
chuyển động của vật được xác định bởi tổng hợp
lực tác dụng lên vật. Hợp lực là véc tơ tổng của
tất cả các lực tác dụng lên vật.

Định nghĩa hợp lực: Nếu có n lực tác dụng lên


vật 𝑭𝟏 , 𝑭𝟐 ,…, 𝑭𝒏 thì tổng hợp lực tác dụng lên

vật 𝑭 là
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
𝑭 = σ𝒏𝒊=𝟏 𝑭𝒊 = 𝑭𝟏 + 𝑭𝟐 + ⋯ + 𝑭𝒏 (1)
LỰC LÀ GÌ?
HỢP LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 19
Công cụ được dùng để tìm hợp lực tác dụng lên
vật là giãn đồ phân tích lực: vẽ một vật với các
véc tơ lực tác dụng lên vật.

Ví dụ như trong ví dụ 1 hợp lực của 3 lực ở trên


tác dụng lên ròng rọc ở giữa không phải là tổng
hợp lực tác dụng lên ròng rọc này vì ta không
xét đến trọng lực của ròng rọc và lực do chân
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
LỰC LÀ GÌ? của bệnh nhân tác dụng lên ròng rọc.
GIẢN ĐỒ PHÂN TÍCH LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 20
Cho nên hợp lực không nhất
thiết phải kể đến tất cả các
lực mà vật tác dụng lên các
vật khác. Hiểu điều này như
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
LỰC LÀ GÌ?
thế nào????
GIẢN ĐỒ PHÂN TÍCH LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 21
Cách vẽ giản đồ phân tích lực:

- Vẽ hình họa vật tác dụng bằng hình học đơn giản như là hình
chấm tròn, hình vuông hay hình tròn.
- Xác định tất cả các lực tác dụng lên vật. Lưu ý không được bỏ
sót bất kỳ lực tác dụng nào lên vật. Tức là xem xét tất cả mọi
thứ tiếp xúc với vật mà có thể tạo ra một hay nhiều lực tiêp
xúc với vật. Sau đó thì xác định các lực tầm xa (hay trường
lực) tác dụng lên vật như lực hâp dẫn – trọng lực, (hay lực
điện từ nếu có).
- Kiểm tra các lực để đảm bảo rằng mỗi một lực tác dụng lên
vật là do các vật khác, chớ không phải là lực mà vật tác
dụng lên các vật khác.
- Sau cùng vẽ các véc tơ biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên
vật. Ta thường vẽ các véc tơ lực này với một điểm đặt trên
vật và điểm còn lại theo phương và hướng của lực tác dụng
KHÁI NIỆM VỀ LỰC lên vật. Nếu ta có đủ thông tin về các lực tác dụng thì các véc
LỰC LÀ GÌ? tơ lực này có độ dài tỷ lệ với độ lớn của các lực.
GIẢN ĐỒ PHÂN TÍCH LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 22
VÍ DỤ 2

Hợp lực tác dụng lên máy bay. Các lực tác dụng lên máy bay
đang bay về hướng đông như sau: lực hấp dẫn là 16,0kN, theo
hướng từ trên xuống; lực nâng là 16kN theo hướng từ dưới lên;
lực đẩy của động cơ là 1,8kN theo hướng đông; lực kéo là 0,8kN
theo hướng tây(lực cản của không khí). Xác định hợp lực của các
lực này tác dụng lên máy bay?

Giải: Vẽ giản đồ phân tích tất cả các lực tác dụng lên máy bay
đã cho trong đề, ta cộng tất cả các véc tơ lực để tìm hợp lực. Ta
tách các lực tác dụng theo hai thành phần lực vuông góc trong hệ
tọa độ vuông góc x – y với trục x theo hướng đông – hướng bay
KHÁI NIỆM VỀ LỰC
của máy bay và trục y vuông góc với trục x theo hướng bắc.
LỰC LÀ GÌ?
GIẢN ĐỒ PHÂN TÍCH LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 23
VÍ DỤ 2

Gọi các thành phần lực: lực nâng là 𝐿; lực đẩy là 𝑇; lực kéo là 𝐷
và lực hấp dẫn hay trọng lực là 𝑊 Phân tích các lực tác dụng
thành các lực thành phần trên x và y như minh họa trong hình ta
có tổng hợp lực theo:
Hợp lực theo thành phần x:

෍ 𝐹𝑥 = 𝐿𝑥 + 𝑇𝑥 + 𝑊𝑥 + 𝐷𝑥 = 0 + 1,8𝑘𝑁 + 0 + −0,8𝑘𝑁

= 1,0𝑘𝑁
Hợp lực theo thành phần y:

෍ 𝐹𝑦 = 𝐿𝑦 + 𝑇𝑦 + 𝑊𝑦 + 𝐷𝑦 = 16𝑘𝑁 + 0 + (−16𝑘𝑁) + 0 = 0

KHÁI NIỆM VỀ LỰC Vậy hợp lực tác dụng lên máy bay là 1,0kN theo hướng đông.
LỰC LÀ GÌ?
GIẢN ĐỒ PHÂN TÍCH LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 24
Bài tập hiểu & áp dụng 2

tìm hợp lực tác dụng lên máy bay nếu các lực tác
dụng bây giờ là trọng lực = 16,0kN hướng
xuống; lực nâng 15,5kN hướng lên; lực đẩy =
1,2kN theo hướng bắc; lực kéo = 1,2kN theo
BÀI TẬP hướng nam.?

KHÁI NIỆM VỀ LỰC


LỰC LÀ GÌ?
GIẢN ĐỒ PHÂN TÍCH LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 25
Vào năm 1687 Isaac Newton(1642 – 1727) đã công bố một trong
những công trình vĩ đại nhất mọi thời đại đó là “Philosophiae
Naturalis Principia Mathematica” theo tiếng Latin dịch ra tiếng
Anh là “The Mathematical Principles of Natural Philosophy” có
nghĩa là “Các quy tắc toán học cho các quy luật lý luận tự
nhiên”. Về nguyên tắc Newton đã đưa ra ba định luật chuyển
động mà hình thành nên cơ sở cho nền vật lý cổ điển.

Những nhà tư tưởng trước Newton có vẻ đã cho rằng cần phải có


hai tập hợp những quy luật vật lý khác nhau: Những quy luật thứ
nhất dùng để mô tả cho sự chuyển động của các vật thể thiên

ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON đàng được cho là hoàn hảo và vĩnh hằng; và quy luật thứ hai mô

CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH tả cho các chuyển động của các vật thể trên trái đất mà luôn luôn
có khuynh hướng chuyển động đến trạng thái đứng yên.
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 26
Kết hợp với định luật hấp dẫn, các định
luật chuyển động của Newton lần đầu tiên
đã cho thấy rằng chuyển động của các vật
thể thiên đàng (như là mặt trời, các hành
tinh và các vệ tinh của chúng) và các
chuyển động của các vật thể trên trái đất

ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON có thể được hiểu theo cùng một nguyên
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH tắc vật lý
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 27
Hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật sẽ đứng yên
hoặc vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi. Sử
dụng khái niệm của véc tơ vận tốc ta có thể phát biểu định
luật 1 như sau:

Một vật có véc tơ vận tốc 𝒗 không đổi nếu và chỉ nếu
hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

Phát biểu trên bao gồm cả trường hợp vật đứng yên (vận
tốc = 0) và vật chuyển động thẳng đều (𝑣 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡).

ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON Ta có một vật đứng yên sẽ vẫn còn đứng yên ngoại trừ khi
có một lực tác dụng lên vật. Hoặc một vật sẽ chuyển động
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH mãi với vận tốc không đổi trừ khi có lực tác dụng lên vật.
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 28
Định luật 1 Newton còn được gọi là định luật
Galieo Galiei(1564 – 1642)
quán tính. Trong vật lý quán tính có nghĩa là
chống lại sự thay đổi vận tốc. Nó không có
nghĩa là chống lại sự chuyển động của vật (hoặc
làm cho vật có khuynh hướng dừng lại). Định
Rene Descartes (1596 – 1650) luật này của Newton là dựa trên ý tưởng của một
số người đi trước như Galieo Galiei(1564 –
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON 1642) và Rene Descartes (1596 – 1650)
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH
QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 29
Trong loạt thí nghiệm thả quả bóng lăn xuống dốc như thí
nghiệm trong hình: a) Galileo đã nhận thấy rằng quả bóng lăn
Galieo Galiei(1564 – 1642)
xuống một dốc nghiêng và dừng lại khi nó lăn lên đến vị trí có
độ cao bằng với lúc đầu. Ông ta đã nhận định rằng nếu bỏ qua
ma sát thì hai độ cao này phải bằng nhau. b) Nếu dốc thứ hai ít
nghiêng hơn dốc ban đầu thì quả bóng sẽ lăn xa hơn. c) Nếu
không có dốc thứ hai thì quả bóng sẽ lăn mãi nếu không có lực
ma sát. Đây chính là ý tưởng tuyệt vời của Galileo được dẫn ra
từ thế giới thực được xem là thế giới lý tưởng nếu thế giới thực
không có ma sát thì vật nếu chuyển động sẽ chuyển động mãi,
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
nếu đứng yên sẽ đứng yên mãi.
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH
QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 30
Định luật quán tính này thì trái ngược với quan điểm của nhà
triết học Hy Lạp là Aristotle(384 – 322 trước công nguyên).

Hầu như gần 2000 năm trước Galileo, Aristotle đã cho rằng các
Aristotle(384 – 322 trước công nguyên) trạng thái tự nhiên của vật là đứng yên hay chuyển động thì đều
chịu tác dụng liên tục của một lực. Galileo đã phản bác rằng
không cần phải tác dụng một lực liên tục để làm cho vật chuyển
động. Tuy nhiên Galileo đã nghĩ rằng chuyển động của một vật
được duy trì trên một đường tròn lớn quanh trái đất. Một thời

Galieo Galiei(1564 – 1642) gian ngắn sau khi Galileo mất, Descartes đã phản biện lại lập
luận trên của Galileo bằng chuyển động rơi tự do của một vật là
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON chuyển động trên một đường thẳng chớ không phải trên đường
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH tròn như suy nghĩ của Galileo.
QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 31
Hôm nay các bạn đang được đưa lên
đứng trên vai những người khổng lồ
Sau đó Newton đã kế thừa các ý
Galieo Galiei(1564 – 1642) tưởng này để hình thành nên các
định luật Newton. Do đó Newton đã
viết rằng: “Tôi đã có những hiểu
Rene Descartes (1596 – 1650) biết xa hơn là bởi vì tôi đã đứng
trên vai của những người khổng
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH lồ”.
QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 32
Khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật
được cho là đang ở trạng thái cân bằng. Cân
bằng xuất phát từ ý tưởng các lực đang cân bằng
nhau. Ví dụ như nếu có lực tác dụng lên vật
hướng lên thì sẽ có một lực hướng xuống để cân
bằng với lực hướng lên; hay nếu có lực hướng
sang bên phải thì cũng có một lực hướng bên trái
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON để cân bằng với nhau
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH
CÂN BẰNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 33
Như minh họa trong hình khi ta đặt tấm thẻ lên ly
uống nước, sau đó ta đặt đồng xu lên tấm thẻ thì ta
thấy đồng xu đứng yên do có lực cân bằng giữa trọng
lực của đồng xu theo hướng xuống và phản lực của
đồng xu theo hướng lên trên như trong hình. Nhưng
khi ta tác dụng lên thẻ bài, búng thẻ bài bay ra, giả sử
bỏ qua ma sát giữa thẻ bài và đồng xu thì khi thẻ bay
đồng xu vẫn đứng yên cho đến khi thẻ bài bay ra
khỏi đồng xu thì đồng bị mất cân bằng do giờ không
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
còn phản lực của thẻ bài lên đồng xu nữa nên đồng
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH
CÂN BẰNG xu bị rơi xuống.
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 34
Do đó bất kỳ một nào chuyển động với vận tốc
không đổi thì vật đó đứng yên hoặc chuyển động
thẳng đều, hay còn được gọi là vật ở trong trạng
thái cân bằng dịch chuyển. Véc tơ hợp lực chỉ có
thể bằng không nếu các tổng các thành phần của
nó bằng:

σ 𝑭𝒙 = 𝟎, σ 𝑭𝒚 = 𝟎, 𝒗à σ 𝑭𝒛 = 𝟎 (2)

ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON Nếu xét trong 3 chiều x, y, z. Nếu trong hai chiều ta
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH chỉ cần phân tích hai thành phần theo x và y.
CÂN BẰNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 35
VÍ DỤ 3

Đẩy tủ đồ: Để tủ đồ có trọng lượng 750N trượt


ngang sàn nhà ở tốc độ không đổi thì ta cần đẩy
một lực theo phương ngang là 450N như trong
hình. Hãy tìm lực tiếp xúc mà sàn nhà tác dụng
lên tủ đồ.

ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON


CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH
CÂN BẰNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 36
VÍ DỤ 3

Giải: Tủ đồ chuyển động với tốc độ không đổi có nghĩa là tủ đồ


ở trạng thái cân bằng. Tức là hợp lực tác dụng lên tủ đồ bằng
không. Áp dụng phân tích lực tác dụng lên tủ đồ trong hai chiều
x – y với gốc tọa độ của hệ đặt tại tủ đồ, ta có các thành phần lực
như trong hình. Với 𝐹 là lực đẩy theo phương ngang có độ lớn
450N, 𝑊 là trọng lực của tủ đồ theo phương thẳng đứng hướng
xuống có độ lớn 750N, còn 𝐶 là lực tác dụng của sàn nhà lên tủ
đồ có phương và độ lớn chưa biết cần phải được xác định theo
điều kiện cân bằng.

𝐶Ԧ + 𝐹Ԧ + 𝑊 = 0
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
Do tủ chuyển động tốc độ không đổi nên tổng lực tác dụng lên tủ
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH bằng không
CÂN BẰNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 37
VÍ DỤ 3

Chọn hệ quy chiếu và gốc tọa độ như trong hình, ta có các thành
phần của trọng lực 𝑊 và lực đẩy 𝐹Ԧ trên x và y để cho hợp lực
của hai thành phần này 𝐶Ԧ phải bằng không trên x và y là
Trên Ox: 𝐹𝑥 = 450𝑁, 𝑊𝑥 = 0
Trên Oy: 𝐹𝑦 = 0, 𝑊𝑦 = −750𝑁
Từ điều kiện cân bằng ta có
𝐶𝑥 + 𝐹𝑥 + 𝑊𝑥 = 0 ⟹ 𝐶𝑥 = −450𝑁
𝐶𝑦 + 𝐹𝑦 + 𝑊𝑦 = 0 ⟹ 𝐶𝑦 = 750𝑁

Độ lớn của lực tác dụng 𝐶Ԧ là 𝐶 = 𝐶𝑥2 + 𝐶𝑦2 = 870𝑁

𝐶𝑦
Góc của lực 𝐶Ԧ với phương ngang là 𝜃 = 𝑡𝑎𝑛−1 = 59°
𝐶𝑥
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
Vậy lực tác dụng của sàn lên tủ đồ là 870N có hướng với sàn là
CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH 59° về hướng bên trái trục x hay theo hướng -x.
CÂN BẰNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 38
Bài tập hiểu & áp dụng 3

Giả sử với tủ đồ trên đang đứng yên, ta đẩy


tủ một lực theo phương ngang là 110N
nhưng tủ vẫn không nhúc nhích. Hãy xác
BÀI TẬP định lực tác dụng của sàn nhà lên tủ.

ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON


CÂN BẰNG & QUÁN TÍNH
CÂN BẰNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 39
Khi hợp lực tác dụng lên vật khác không thì vận
tốc của vật sẽ thay đổi. Định luật 2 Newton nói
rằng : tốc độ thay đổi của vận tốc của vật hay là
gia tốc tỷ lệ thuận với hợp lực tác dụng lên vật
và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật:

𝟏
𝒂= σ𝑭 hay σ 𝐹Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (3)
𝒎

ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON


Nếu hợp lực bằng không thì định luật 2 Newton
KHỐI LƯỢNG
& GIA TỐC sẽ trở về định luật 1 Newton.
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 40
Theo định luật 2 Newton thì hướng của hợp lực cùng
hướng với gia tốc của vật. Khi hợp lực tác dụng lên
vật không đổi thì vật chuyển động với gia tốc không
đổi. Xét trong hệ hai chiều x – y ta có các thành phần
lực theo như định lực 2 Newton là:

σ 𝐹𝑥 = 𝑚𝑎𝑥 , σ 𝐹𝑦 = 𝑚𝑎𝑦 (4)

Nếu tất cả các lực tác dụng lên vật được cho trước thì
phương trình (3) có thể được sử dụng để tính gia tốc
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON của vật. Hoặc nếu ta biết gia tốc của vật thì từ phương
KHỐI LƯỢNG trình này ta cũng có thể xác định được lực tác dụng
& GIA TỐC
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON lên vật
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 41
Theo hệ đơn vị SI thì đơn vị Newton
(N) của lực được định nghĩa như sau:
nếu ta có một vật có khối lượng 1kg
chuyển động với gia tốc 1m/s2 thì có
lực tác dụng là 1N:
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON
𝟏𝑵 = 𝟏𝒌𝒈 ∙ 𝒎/𝒔𝟐
KHỐI LƯỢNG
& GIA TỐC
ĐƠN VỊ CỦA LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 42
Khối lượng là gì? Gia tốc của một vật tỷ lệ thuận và cùng
hướng với lực tác dụng lên vật như hình ở trên. Lực tác
dụng lớn hơn thì gây ra tốc độ thay đổi vận tốc của vật
nhanh hơn. Nhưng định luật 2 Newton cũng nói rằng gia
tốc của vật tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. Nếu có
cùng một lực tác dụng lên hai vật có khối lượng khác nhau
thì vật có khối lượng lớn hơn sẽ được gia tốc bởi lực nhỏ
hơn như trong hình. Vậy khối lượng là phép đo quán tính
của vật, có nghĩa là đo đại lượng chống lại sự thay đổi
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON của vận tốc. Định luật 2 Newton được xem như là định
KHỐI LƯỢNG
nghĩa của khối lượng
& GIA TỐC
KHỐI LƯỢNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 43
Khối lượng (mass) & trọng lượng (weight):
đôi khi được xem là như nhau trong ngôn ngữ
hàng ngày, nhưng trong vật lý khối lượng
hoàn toàn khác trọng lượng. Khối lượng là
đại lượng đo quán tính của vật, còn trọng
lượng chính là độ lớn của lực hấp dẫn tác
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON dụng lên vật.
KHỐI LƯỢNG
& GIA TỐC
KHỐI LƯỢNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 44
Hãy tưởng tượng trò chơi đẩy đĩa bằng gậy được chơi
trên mặt trăng. Do lực hấp dẫn trên bề mặt của mặt
trăng nhỏ hơn trên bề mặt trái đất nên với đĩa có cùng
khối lượng, nhưng trọng lượng của nó trên mặt trăng
nhỏ hơn trên trái đất. Bỏ qua lực ma sát một nhà du
hành vũ trụ chơi đẩy đĩa có cùng khối lượng trên mặt
trăng tác dụng lên đĩa một lực theo phương ngang
giống như người chơi trên trái đất thì đĩa cũng có
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON
KHỐI LƯỢNG cùng gia tốc như đĩa được chơi ở trên trái đất.
& GIA TỐC
KHỐI LƯỢNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 45
Khối lượng: Như vậy khối lượng là thuộc
tính vốn có của một vật và nó không phụ
thuộc vào môi trường xung quanh cũng
như là cách thức để đo khối lượng, khối
lượng là đại lượng vô hướng.
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON
KHỐI LƯỢNG
& GIA TỐC
KHỐI LƯỢNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 46
Trọng lượng: Ta đã biết rằng tất cả mọi vật đều bị hút vào
trái đất. Lực hút giữa trái đất và các vật được gọi là lực hấp

dẫn 𝐹Ԧ𝑔 . Lực này có hướng hướng vào tâm của trái đất và có
độ lớn được gọi là trọng lượng hay còn gọi là trọng lực của
vật. Như ta thấy trong định luật 2 Newton nếu ta thay 𝑎Ԧ =

𝑔Ԧ thì σ 𝐹Ԧ = σ 𝐹Ԧ𝑔 , nên ta có định nghĩa trọng lượng

𝐹Ԧ𝑔 = 𝑚𝑔Ԧ (5)

Nên trọng lượng của vật được định nghĩa như là độ lớn của
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON
lực này là mg, với g là gia tốc trọng trường, hay ta còn
KHỐI LƯỢNG
& GIA TỐC dùng ký hiệu 𝑝 ≡ 𝐹𝑔 = 𝑚𝑔 biểu diễn cho trọng lượng.
KHỐI LƯỢNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 47
Bởi vì trọng lượng phụ thuộc vào g nên trọng lượng của vật thay
thổi theo vị trí địa lý trên trái đất, do gia tốc trọng trường g thay
đổi theo khoảng cách so với tâm của trái đất. Trên bề mặt trái đất
một vật có trọng lượng càng nhỏ khi có độ cao càng lớn so với
mực nước biển. Ví dụ khối các viên gạch trong xây dựng có khối
lượng 1000kg được dùng để xây tòa nhà ở ĐHQG.TPHCM có
trọng lượng 9800N khi ở trên đường, nhưng trọng lượng của khối
viên gạch này sẽ giảm đi 1N khi nó được đưa lên đỉnh của tòa
nhà.
Hay như ví dụ một sinh viên có khối lượng 70kg đang ở địa điểm
có g = 9,80m/s2 có trọng lượng là mg = 686N. Tuy nhiên khi ở
trên đỉnh một ngọn núi có g = 9,77m/2 thì trọng lượng của sinh
viên lúc này là mg = 684N.
ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON Do đó nếu ta muốn giảm cân mà không cần phải ăn kiêng thì ta
KHỐI LƯỢNG cứ leo lên núi hoặc đi máy bay‼‼!
& GIA TỐC
KHỐI LƯỢNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 48
Các lực luôn luôn tồn tại theo cặp. Mỗi lực là
một phần của tương tác giữa hai vật và mỗi
một tương tác của hai vật tác dụng lên vật kia
một lực. Ta gọi hai lực này là cặp tương tác;
mỗi một lực là tương tác đồng hành của lực
kia. Ví dụ khi ta mở cửa thì cánh cửa cũng xô
lại ta. Lưu ý rằng các tương tác đồng hành
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON này tác dụng lên các vật khác nhau, có nghĩa
CẶP TƯƠNG TÁC
LỰC & PHẢN LỰC là không tương tác lên cùng một vật

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 49
Phát biểu rằng trong tương tác giữa hai vật thì
mỗi một vật tác dụng một lực lên vật còn lại. Hai
lực này có độ lớn bằng nhau và có hướng ngược
nhau. Nếu hai vật tương tác, vật 1 tác dụng lên
vật 2 một lực 𝑭𝟏𝟐 , thì vật 2 cũng tác dụng lại vật

1 một lực 𝑭𝟐𝟏 có độ lớn bằng nhau nhưng có


hướng ngược nhau, như trong hình.
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
CẶP TƯƠNG TÁC 𝐹Ԧ12 = −𝐹Ԧ21 (6)
LỰC & PHẢN LỰC
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 50
Ví dụ như ta đóng đinh như minh họa trong
hình, búa tác dụng vào cây đinh một lực Fhn
thì đinh cũng tác dụng lại búa một lực Fnh.

Lưu ý: Hai lực trong tương tác cặp luôn tác


dụng lên hai vật khác nhau – có nghĩa là hai
lực này không bao giờ tác dụng lên cùng một
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
CẶP TƯƠNG TÁC vật.
LỰC & PHẢN LỰC
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 51
VÍ DỤ 4

Quỹ đạo của vệ tinh: trái đất tác


dụng một lực hấp dẫn lên một vệ tinh
viễn thông. Hãy tìm lực đồng hành
của lực này? Trả lời: Tương tác
đồng hành của lực hấp dẫn của trái

ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON đất lên vê tinh chính là lực hấp dẫn
CẶP TƯƠNG TÁC
LỰC & PHẢN LỰC
mà vệ tinh tương tác lên trái đất.
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 52
Bài tập hiểu & áp dụng 4

Hãy phân tích tương tác cặp trong hình dưới đây. Cho
biết các lực tác dụng lên màn hình & các lực tác dụng
lên bàn?
Bài tập hiểu & áp dụng 5

BÀI TẬP Hãy phân tích tương tác cặp cho hai cậu bé trong hình.
Tương tác giữa hai cậu bé có phải là tương tác cặp hay
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON không?
CẶP TƯƠNG TÁC
LỰC & PHẢN LỰC
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 53
Khi ta nói quả bóng chày tương tác với trái đất (trọng lực),
tương tác với gậy bóng chày hay tương tác với không khí
thì ta đã xem quả bóng chày như là một thực thể đơn lẻ duy
nhất. Nhưng thực tế thì quả bóng chày được cấu tạo từ một
lượng cực kỳ lớn các neutron, proton và electron tương tác
với nhau. Neutron và proton tương tác với nhau hình thành
nên hạt nhân, hạt nhân tương tác với nhau hình thành nên
nguyên tử, các nguyên tử tương tác với nhau hình thành nên
phân tử và các phân tử tương tác với nhau hình thành nên
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON vật mà ta gọi là quả bóng chày. Đây thật sự là một vấn đề
CẶP TƯƠNG TÁC khó khăn khi ta phải giải tất cả các tương tác này để dự
LỰC & PHẢN LỰC đoán chuyển động của quả bóng chày.
NỘI LỰC & NGOẠI LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 54
Nên ta phải tìm cách:

Định nghĩa một hệ các hạt(các vật): ta gọi tập


hợp tất cả các hạt mà cấu tạo nên quả bóng
chày là một hệ. Một khi ta định nghĩa một hệ thì
ta có thể chia các tương tác ảnh hưởng lên một hệ
như là tương tác bên trong hệ hay tương tương
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON tác bên ngoài lên hệ.
CẶP TƯƠNG TÁC
LỰC & PHẢN LỰC
NỘI LỰC & NGOẠI LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 55
Đối với tương tác bên trong hệ (nội lực), cả
vật tương tác và bị tương tác đều là một phần
của hệ. Khi đó ta tính hợp lực lên hệ bằng
tổng các lực tác dụng này, mỗi một tương tác
bên trong (tương tác nội) được đóng góp bởi
hai lực – là tương tác cặp mà khi cộng lại
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
luôn bằng không.
CẶP TƯƠNG TÁC
LỰC & PHẢN LỰC
NỘI LỰC & NGOẠI LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 56
Đối với tương tác bên ngoài hệ (ngoại lực)
thì chỉ có một thành phần của cặp tương tác
tác dụng lên hệ. Thành phần còn lại của cặp
tương tác tác dụng lên vật nằm bên ngoài hệ
và không đóng góp vào tổng hợp lực tác dụng
lên hệ. Do đó để tìm hợp lực tác dụng lên
một hệ, ta bỏ qua các tương tác nội lực bên
ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
trong hệ mà chỉ xét đến các tương tác bên
CẶP TƯƠNG TÁC
LỰC & PHẢN LỰC ngoài hay ngoại lực tác dụng.
NỘI LỰC & NGOẠI LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 57
Bên trong hệ việc tổng các nội lực luôn bằng không
thì cực ky hữu dụng bởi vì ta có thể chọn bất cứ thứ gì
để hình thành nên một hệ mà ta muốn xét. Hay như ta
có thể chọn bất kỳ một tập hợp các vật và định nghĩa
tập hợp này thành một hệ. Ví dụ như ta có thể chọn
chỉ quả bóng chày là một hệ; hay ta cũng có thể chọn
quả bóng chày và gậy đánh bóng chày là một hệ.
Trong cách chọn sau sẽ rất hữu dụng để phân tích

ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON chuyển động của cả hai quả bóng chày và gậy bóng
CẶP TƯƠNG TÁC chày nếu như ta không biết rõ chi tiết về tương tác
LỰC & PHẢN LỰC giữa gậy đánh bóng và quả bóng.
NỘI LỰC & NGOẠI LỰC
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 58
MỘT SỐ
LOẠI LỰC

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 59
Hai vật bất kỳ luôn có các lực hấp dẫn tác dụng lẫn nhau mà lực
này có độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của hai vật (𝑚1 , 𝑚2 ) và tỷ
lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai tâm vật 𝑟, được
cho theo công thức:

𝐺𝑚1 𝑚2
𝐹𝑔 = (7)
𝑟2

Với hằng số 𝐺 = 6,674 × 10−11 𝑁 ∙ 𝑚2 /𝑘𝑔2 được gọi là hằng số


hấp dẫn. Phương trình trên chỉ là một phần của định luật hấp dẫn
tổng quát bởi vì đây chỉ là độ lớn của lực hấp dẫn giữa hai vật.
Hướng của lực hấp dẫn cũng quan trọng không kém: mỗi một vật
LỰC HẤP DẪN bị kéo vào tâm của vật kia như trong hình. Nói theo cách khác thì
ĐỊNH LUẬT NEWTON CHO lực hấp dẫn là lực hút.
LỰC HẤP DẪN TỔNG QUÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 60
Lực hấp dẫn tác dụng giữa hai
vật thì bằng nhau và có hướng
ngược nhau, khi đó chúng hình
thành nên một cặp tương tác.
LỰC HẤP DẪN
ĐỊNH LUẬT NEWTON CHO
LỰC HẤP DẪN TỔNG QUÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 61
Định luật hấp dẫn ở đây được xem như
biểu diễn cho tương tác giữa hai vật có
dạng hình cầu hoặc là hai hạt chất điểm.
Tuy nhiên định luật hấp dẫn này cũng
được xấp xĩ gần đúng cho hai vật bất kỳ
nếu khoảng cách giữa tâm của hai vật rất
LỰC HẤP DẪN lớn so với kích thước của hai vật.
ĐỊNH LUẬT NEWTON CHO
LỰC HẤP DẪN TỔNG QUÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 62
𝐹𝑔 =
𝐺𝑚1 𝑚2
(7) VÍ DỤ 5
𝑟2

Trọng lượng & độ cao: khi ta đang đi máy bay thương mại ở độ
cao 6,4km so với mực nước biển. Hỏi phần trăm trọng lượng của
bạn khi ở trên máy bay thay đổi so với trọng lượng của bạn khi ở
trên mặt đất là bao nhiêu?

HD: Trọng lượng của ta chính là độ lớn của lực hấp dẫn tác dụng
lên ta. Áp dụng công thức Newton cho lực hấp dẫn ở khoảng cách
r so với tâm của trái đất. Với bán kính của trái đất 𝑅𝐸 = 6,37 ×
106 𝑚, khi ta ở trên mặt đất có thể được xem là ta đang cách tâm
trái đất một khoảng 𝑟1 = 𝑅𝐸 , khi đó ta có trọng lượng trên mặt
đất là 𝑊1 như trong hình. Khi ta ở trên máy bay ở độ cao ℎ =
6,4𝑘𝑚 = 6,4 × 103 𝑚, tức là ta đang cách tâm trái đất một
khoảng 𝑟2 = 𝑅𝐸 + ℎ và trọng lượng của ta lúc này là 𝑊2 . Với khối
lượng trái đất là 𝑀𝐸 = 5,97 × 1024 𝑘𝑔 và hằng số hấp dẫn G thì
LỰC HẤP DẪN như nhau cho hai vị trí trên.
ĐỊNH LUẬT NEWTON CHO
LỰC HẤP DẪN TỔNG QUÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 63
W ≡ 𝐹𝑔 =
𝐺𝑚1 𝑚2
(7) VÍ DỤ 5
𝑟2

Giải: Gọi m là khối lượng của ta, áp dụng công thức lực hấp dẫn
cho hai khoảng cách 𝑟1 và 𝑟2 ta có
Tại trong lượng trên mặt đất:
𝑀𝐸 𝑚 𝑀𝐸 𝑚
𝑊1 = 𝐺 2 = 𝐺 2
𝑟1 𝑅𝐸
Trọng lượng trên máy bay:
𝑀𝐸 𝑚 𝑀𝐸 𝑚
𝑊2 = 𝐺 = 𝐺
𝑟22 𝑅𝐸 + ℎ 2

Lập tỷ số cho hai trọng lượng trên ta có


𝑀𝐸 𝑚
𝑊2 𝐺 𝑅𝐸2
𝑅𝐸 + ℎ 2
= = = 0,998
𝑊1 𝑀𝐸 𝑚 𝑅𝐸 + ℎ 2
𝐺 2
𝑅𝐸
LỰC HẤP DẪN Tức là trọng lượng của ta giờ giảm đi 1 – 0,998 = 0,002 = 0,2/100
ĐỊNH LUẬT NEWTON CHO là giảm đi 0,2% so với khi ở trên mặt đất.
LỰC HẤP DẪN TỔNG QUÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 64
𝐺𝑚1 𝑚2
W ≡ 𝐹𝑔 = (7) Bài tập hiểu & áp dụng 6
𝑟2

Trong một va chạm xe hơi, một tài xế đã phàn


nàn rằng va chạm xảy ra là do lực hấp dẫn
giữa hai xe. Hãy đánh giá độ lớn lực hấp dẫn
giữa hai xe đang chạy song song và đánh giá
BÀI TẬP
lời phàn nàn của lái xe trên?

LỰC HẤP DẪN


ĐỊNH LUẬT NEWTON CHO
LỰC HẤP DẪN TỔNG QUÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 65
𝐺𝑚1 𝑚2
W ≡ 𝐹𝑔 = (7)
𝑟2

Đối với một vật ở gần bề mặt trái đất thì khoảng
cách giữa vật và tâm trái đất được xem như là
bằng bán kính của trái đất 𝑅𝐸 = 6,37 × 106 𝑚.
Với trái đất có khối lượng 𝑀𝐸 = 5,97 × 1024 𝑘𝑔
thì trọng lượng của vật có khối lượng m trên mặt
đất là:

𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝐺𝑀𝐸
𝑊= =𝑚 (8)
LỰC HẤP DẪN 2
𝑅𝐸 2
𝑅𝐸

ĐỘ LỚN CỦA TRƯỜNG


HẤP DẪN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 66
𝐺𝑚1 𝑚2
W ≡ 𝐹𝑔 = (7)
𝑟2

𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝐺𝑀𝐸
𝑊= 2 =𝑚 2 (8) Lưu ý rằng: các vật ở gần bề mặt của trái đất thì số hạng ở trong
𝑅𝐸 𝑅𝐸

ngoặc là giống nhau và trọng lượng của vật tỷ lệ với khối lượng
của vật. Ta gọi đại lượng ở trong ngoặc là độ lớn của trường hấp
dẫn hay độ lớn trọng trường (hay độ lớn của trường trọng lực) g
cho vật ở gần mặt đất:

𝐺𝑀𝐸 6,674 × 10−11 𝑁 ∙ 𝑚2 /𝑘𝑔2 ∙ 5,97 × 1024 𝑘𝑔


𝑔= =
𝑅𝐸2 6,37 × 106 𝑚 2

≅ 9,8𝑁/𝑘𝑔

Có đơn vị là N/kg điều này cũng cố cho kết luận: trọng lượng tỷ lệ
với khối lượng, g cho ta biết trọng lực tác dụng lên mỗi một kg
LỰC HẤP DẪN
của vật là bao nhiêu N.
ĐỘ LỚN CỦA TRƯỜNG
HẤP DẪN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 67
𝐺𝑚1 𝑚2
W ≡ 𝐹𝑔 = (7)
𝑟2

𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝐺𝑀𝐸
𝑊= 2
𝑅𝐸
=𝑚 2
𝑅𝐸
(8) Với vật có 1kg thì khi ở trên bề mặt trái đất sẽ
chịu tác dụng một lực là 9,8N. Sử dụng g, với
một vật ở gần bề mặt trái đất có trọng lượng
được viết như sau:

𝑊 = 𝑚𝑔 (9)

Hay chịu tác dụng của trọng lực thường còn


được ký hiệu
LỰC HẤP DẪN
ĐỘ LỚN CỦA TRƯỜNG 𝑝 = 𝑚𝑔 (10)
HẤP DẪN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 68
Hình dạng trái đất không phải là hình cầu tuyệt đối; ở hai
cực trái đất thì có dạng hơi phẳng. Khi đó ở hai cực trái đất
khoảng cách từ bề mặt đến tâm của trái đất thì nhỏ hơn ở
những nơi khác, nên độ lớn của trọng trường ở mực nước
biển ở hai cực trái đất là lớn nhất (g = 9,832 N/kg) và nhỏ
nhất ở đường xích đạo (g = 9,814 N/kg). Tất nhiên độ cao
có ảnh hưởng đến độ lớn của trọng trường, khi độ cao tăng
tức là khoảng cách từ tâm trái đất tăng sẽ làm giảm độ lớn
của trọng trường. Những tính chất địa chất tại các vị trí trên
LỰC HẤP DẪN trái đất cũng gây ra sự thay đổi độ lớn của trọng trường.
SỰ THAY ĐỔI TRONG TRỌNG
TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 69
Ví dụ như trên đỉnh một ngọn núi đá có mật độ cao thì g sẽ hơi
lớn hơn g ở trên đỉnh một ngọn núi có mật độ đá thấp hơn. Các
nhà địa chất học và địa vật lý đo những thay đổi này để nghiên
cứu cấu trúc của trái đất cũng như là xác định các thành phần cấu
gravimeter
tạo của những khoáng quặng khác nhau trong trái đất như nước và
dầu. Thiết bị thường được sử dụng để đo sự thay đổi này được gọi
là trọng lực kế, cơ chế đo chính là treo một vật nặng vào lo xò.
Khi di chuyển trọng lực kế từ nơi này đến nơi khác sự thay đổi của
lò xo trong trọng lực kế sẽ thay đổi theo giá trị g ở từng vị trí, độ
giãn lo xò sẽ tăng ở những nơi có g lớn và ngược lại. Điều này là
do khối lượng vật treo vào lò xo không đổi m, nhưng trọng lượng
LỰC HẤP DẪN
của nó sẽ thay đổi theo g (W = mg).
SỰ THAY ĐỔI TRONG TRỌNG
TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 70
Hơn thế nữa do chuyển động quay của trái đất, giá trị hiệu
dụng của g mà ta đo trong hệ tọa độ gắn trên bề mặt trái đất
hơi nhỏ hơn giá trị thực của g. Ảnh hưởng này lớn nhất ở
gravimeter đường xích đạo với giá trị g hiệu dụng là 9,784 N/kg tức là
nhỏ hơn giá trị đúng của g là 0,3%. Ảnh hưởng này giảm
dần đến không tại hai cực của trái đất.

Câu hỏi nhanh : hãy giải thích hiên tượng trên tạo sao?

Lưu ý quan trọng rằng g không giống hằng số hấp dẫn G


(hằng số vũ trụ) luôn không đổi, còn g thay đổi theo vị trí.
Ở gần bề mặt trái đất, những thay đổi này là nhỏ nên ta có
LỰC HẤP DẪN thể xấp xĩ dùng giá trị của g = 9,80 N/kg.
SỰ THAY ĐỔI TRONG TRỌNG
TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 71
Một vật rơi tự do được giả sử rằng chỉ có một lực tác
dụng lên vật: là lực hấp dẫn. Các lực khác như lực
cản của không khí thì rất nhỏ và được bỏ qua. Ta có
thể viết lực hấp dẫn tác dụng lên vật như sau
𝐹Ԧ𝑔 = 𝑚𝑔Ԧ (11)
Có hướng từ trên xuống theo phương thẳng đứng theo
phương bán kính của trái đất. Theo định luật 2
Newton thì hợp lực tác dụng lên vật gây ra chuyển
động của vật có gia tốc 𝑎Ԧ nên (trong trường hợp này
chính là lực hấp dẫn)
𝐹Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ = 𝐹Ԧ𝑔 = 𝑚𝑔Ԧ (12)

LỰC HẤP DẪN Nên


TRỌNG TRƯỜNG & GIA TỐC 𝑎Ԧ = 𝑔Ԧ (13)
RƠI TỰ DO
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 72
Do đó gia tốc của vật rơi tự do chính là gia tốc
trọng trường 𝑔Ԧ không phụ thuộc vào khối lượng
của vật rơi. Nếu ta có lực hấp dẫn tác dụng lên vật
là:

Fg = 1N = 1 kgm/s2

thì gia tốc trọng trường là

g = 9,80 N/kg = 9,80 m/s2


LỰC HẤP DẪN Là độ lớn của gia tốc rơi tự do ở gần bề mặt trái
TRỌNG TRƯỜNG & GIA TỐC đất.
RƠI TỰ DO
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 73
Vật có khối lượng lớn có cùng gia tốc rơi tự do với vật
có khối lượng nhỏ. Thật sự là vật có khối lượng càng
lớn thì càng khó gia tốc hơn vật có khối lượng nhỏ
(theo định luật 2 Newton): gia tốc của một vật với một
lực được cho trước tỷ lệ ngịch với khối lượng của vật.
Tuy nhiên lực hấp dẫn sẽ lớn hơn đối với vật có khối
lượng lớn hơn (theo định nghĩa lực hấp dẫn) nên phần
lực lớn hơn này sẽ bù vào quán tính lớn của vật có
khối lượng lớn hơn này để đảm bảo cho ra gia tốc rơi

LỰC HẤP DẪN tự do sẽ như nhau cho mọi vật có khối lượng khác

TRỌNG TRƯỜNG & GIA TỐC nhau.


RƠI TỰ DO
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 74
𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝐺𝑀𝐸
𝑊= 2
𝑅𝐸
=𝑚 2
𝑅𝐸
(8)

Phương trình(8) có thể được áp dụng để tìm trọng


lượng của một vật trên bề mặt của một hành tinh
hay một mặt trăng bất kỳ nào đó nếu ta biết khối
lượng của hành tinh là M và khoảng cách giữa vật
và tâm của hành tinh là r thì ta có độ lớn của
trọng trường hay gia tốc trọng trường trên hành
tinh này là

𝐺𝑀
LỰC HẤP DẪN 𝑔=
𝑟2
(14)
TRỌNG TRƯỜNG TRÊN CÁC
HÀNH TINH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 75
𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝐺𝑀𝐸
VÍ DỤ 6
𝑊= 2
𝑅𝐸
=𝑚 2
𝑅𝐸
(8)

Xác định trọng lượng của 350g cá tươi? W = mg = 0,35kg  9,80


N/kg = 3,43 N.

Bài tập hiểu & áp dụng 7

Hãy xác định trọng lượng cá ở trên khi ở trên mặt trăng, cho biết

BÀI TẬP gia tốc trọng trường trên mặt trăng là g = 1,62 N/kg?

LỰC HẤP DẪN


TRỌNG TRƯỜNG TRÊN CÁC
HÀNH TINH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 76
Ta thường gặp các vấn đề liên quan
đến lực tác dụng giữa hai vật thể rắn
tiếp xúc với nhau và ta muốn tìm lực
tiếp xúc như thế nào giữa hai vật.
CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 77
là lực tiếp xúc vuông góc với bề mặt
tiếp xúc mà lực này sẽ làm ngăn cản
sự trượt ngang qua hay đi ngang qua
nhau của hai vật. Lực này được gọi
là phản lực hay còn gọi là lực pháp
CÁC LỰC TIẾP XÚC tuyến.
LỰC MA SÁT
PHẢN LỰC – LỰC PHÁP
TUYẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 78
Ví dụ như đặt quyển sách nằm yên trên bàn theo phương ngang thì phản
lực do bàn tác dụng lên quyển sách phải có độ lớn sao cho giữ cho quyển
sách nằm yên trên bànmà không bị rơi khỏi mặt bàn. Nếu không có thêm
bất cứ lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên sách (chỉ có trọng lực của
sách) thì phản lực của bàn tác dụng lên sách 𝑁 bằng đúng với trọng lực 𝑊
của sách tác dụng lên bàn bởi vì sách đứng yên nghĩa là trong trạng thái
cân bằng như trong hình(a). Trong hình (b) xét mặt bàn nghiêng so với
phương ngang thì khi đó phản lực của bàn tác dụng lên sách không còn
nằm theo phương thẳng đứng nữa và theo phương vuông góc với mặt bàn
hợp với phương thẳng đứng một góc nào đó. Hình (c) khi có thêm lực tác
dụng của bàn tay lên sách 𝐹Ԧ thì lúc này phản lực của bàn tác dụng lên sách

lớnhơn trong trường hợp (a) và nếu sách vẫn đứng yên thì 𝑵 +
CÁC LỰC TIẾP XÚC
𝑾 + 𝑭 = 𝟎 ⟹ 𝑵 = − 𝑾 + 𝑭 , tức là phản lực ngược hướng với 𝑊
LỰC MA SÁT
và 𝐹Ԧ và có độ lớn bằng tổng hai lực này.
PHẢN LỰC – LỰC PHÁP
TUYẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 79
Làm sao cái bàn trong hình trên biết phải tác dụng lên quyển sách một lực
là bao nhiêu? Trước tiên hãy tưởng tượng rằng ta đặt quyển sách trên nền
gạch của phòng tắm thay vì đặt trên mặt bàn. Tại các cạnh của viên gạch
phòng tắm ta đặt các lò xo tạo ra một lực lò xo hướng lên trên. Khi ta đặt
quyển sách lên các lò xo này thì lò xo sẽ cho biết lực của quyển sách đặt
vào lò xo là bao nhiêu khi lò xo bị nén dưới tác dụng của trọng lực của
sách. Quyển sách đạt trạng thái cân bằng khi lò xo tác dụng lại quyển sách
một lực bằng với lực nén của lò xo do trọng lượng của sách, khi đó lò xo
sẽ không bị nén lại nữa. Nếu ta có lò xo có độ cứng cứng hơn thì lò xo sẽ ít
bị nén hơn nhưng lực của lò xo tác dụng lên quyển sách thì giống như trên
không đổi luôn bằng trọng lượng của sách.
Các lực liên kết các nguyên tử trong các vật rắn như cái bàn thì có cơ chế
hoạt động chính xác như các lò xo ở trên mà có thể tạo ra một lượng lớn
các lực tác dụng trở lại với độ nén cực kỳ nhỏ - nên vì thế nó ít được để ý.
Quyển sách sẽ tạo ra một sự nén cực kỳ nhỏ trên mặt bàn giống như mô tả
cho các lò xo ở trên như trong hình..;

CÁC LỰC TIẾP XÚC Với quyển sách nặng hơn sẽ tạo ra sự nén hơi lớn hơn.Nếu ta đặt quyển
sách lên một bề mặt mềm như trên tấm nệm thì sự nén ta sẽ thấy rõ ràng
LỰC MA SÁT hơn.

ĐIỀU GÌ GÂY RA PHẢN LỰC?


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 80
Lực tiếp xúc mà song song với bề
mặt tiếp xúc được gọi là lực ma sát
– hay lực tiếp tuyến. Có hai loại lực
ma sát: lực ma sát nghĩ và lực ma
sát động (ma sát lăn & ma sát
trượt).
CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT
LỰC MA SÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 81
• Khi hai vật trượt hay lăn lên nhau thì sẽ xuất
hiện lực ma sát động. Ví dụ như viên ngói lăn
xuống từ trên mái nhà thì khi đó sẽ có lực ma
sát động giữa viên ngói và mái nhà

• Khi hai vật đứng yên lên nhau thì khi đó ma


sát sẽ là ma sát nghĩ. Ví dụ như ma sát giữa
bánh xe và mặt đường khi xe đứng yên là
CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT ma sát nghĩ.
LỰC MA SÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 82
• Ma sát nghĩ tác dụng để ngăn chặn các vật bắt
đầu lăn hay trượt khỏi vật khác. Còn ma sát
động (lăn hay trượt) tác dụng để làm cho vật
đang lăn hay đang trượt dừng lại.

• Lưu ý rằng: hai vật cùng tiếp xúc với nhau mà


chuyển động với cùng vận tốc thì sẽ sinh ra một
lực ma sát tĩnh giữa hai vật này, bởi vì không có
CÁC LỰC TIẾP XÚC
chuyển động tương đối giữa hai vật.
LỰC MA SÁT
LỰC MA SÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 83
Ví dụ nếu một băng chuyền vận chuyển hàng
hóa lên một mặt phẳng nghiêng đang vận
chuyển một chiếc máy lạnh và máy lạnh
không trượt trên băng chuyền thì bằng chuyền
và máy lạnh chuyển động có cùng vận tốc;
lúc này lực ma sát giữa máy lạnh và băng

CÁC LỰC TIẾP XÚC chuyền là ma sát nghĩ


LỰC MA SÁT
LỰC MA SÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 84
Ở mức độ vi mô các lực ma sát thì rất phức tạp và là một lĩnh vực
đang được nghiên cứu. Mặc dù lực ma sát thì phức tạp, ta cũng có
thể có một số xấp xĩ để xác định lực ma sát giữa hai bề mặt (khô –
không bị thấm ướt) của vật rắn. Mô hình đơn giản nhất là độ lớn
cực đại của lực ma sát nghĩ 𝒇𝒔,𝒎𝒂𝒙 trong một trường hợp cụ thể
thì tỷ lệ với độ lớn của phản lực N xuất hiện giữa hai bề mặt tiếp
xúc.

𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 ∝ 𝑁 (15)

Nếu muốn có lực kéo lớn hơn giữa lốp xe và mặt đường thì cần

CÁC LỰC TIẾP XÚC phải tăng phản lực của mặt đường lên xe bằng cách đặt vật nặng

LỰC MA SÁT lên xe để tăng trọng lượng của xe.

LỰC MA SÁT NGHĨ


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 85
Hằng số tỷ lệ của tỷ lệ này được gọi là hệ số ma sát nghĩ 𝝁𝒔 , ta
có công thức cho lực cực đại của ma sát nghĩ là

𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 = 𝜇𝑠 𝑁 (16)

Khi 𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 và 𝑁 cùng có độ lớn là lực thì 𝜇𝑠 là đại lượng không có


đơn vị. Giá trị của hệ số này phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của
các bề mặt tiếp xúc. Phương trình(…) chỉ cung cấp giới hạn trên
của lực ma sát nghĩ trong trường hớp cụ thể nào đó. Lực ma sát
thực sự trong một trường hợp cụ thể nào đó không nhất thiết phải
là lực cực đại này. Điều này cho thấy rằng nếu và chỉ nếu vật
không trượt hay lăn thì độ lớn của lực ma sát nghĩ nhỏ hơn hoặc
CÁC LỰC TIẾP XÚC bằng lực ma sát cực đại này:
LỰC MA SÁT
𝑓𝑠 ≤ 𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 = 𝜇𝑠 𝑁 (17)
LỰC MA SÁT NGHĨ
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 86
Đối với ma sát lăn hay trượt, lực ma sát chỉ yếu hơn phụ thuộc vào
tốc độ lăn hay trượt và xấp xĩ được cho là tỷ lệ với phản lực.
Trong mô hình đơn giản ta xem lực ma sát lăn hay trượt tỷ lệ với
phản lực và không phụ thuộc vào vận tốc.

Công thức cho ma sát lăn hay trượt:

𝒇𝒌 = 𝝁𝒌 𝑵 (18)

𝒇𝒌 là độ lớn của lực ma sát lăn hay trượt, 𝝁𝒌 là hệ số ma sát lăn


hay trượt. Đối với một vật trên cùng một bề mặt thì hệ số ma sát
nghĩ luôn lớn hơn hệ số ma sát lăn hay trượt. Trên mặt phẳng nằm
ngang, để vật bắt đầu chuyển động thì ta cần một lực lớn hơn lực
CÁC LỰC TIẾP XÚC để duy trì vật chuyển động với vận tốc không đổi như minh họa
LỰC MA SÁT trong hình
MA SÁT LĂN(TRƯỢT)
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 87
CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT
MA SÁT LĂN(TRƯỢT)
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 88
Hướng của lực ma sát: các phương trình trên chỉ cho biết
độ lớn của lực ma sát theo độ lớn của phản lực và hệ số ma
sát. Hãy nhớ rằng lực ma sát có phương vuông góc với
phản lực giữa hai bề mặt tiếp xúc. Nên lực ma sát luôn song
song với bề mặt tiếp xúc, nhưng có nhiều hướng cũng song
song với bề mặt tiếp xúc. Ở đây ta dùng một số quy tắc để
xác định hướng của lực ma sát:
- Lực ma sát nghĩ luôn nằm ở hướng để ngăn sự chuyển
động của vật.
- Lực ma sát động (lăn hay trượt) luôn nằm ở hướng mà
làm cho vật dừng lại, tức là ngược lại với hướng chuyển
động của vật.
- Từ định luật 3 Newton, các lực ma sát sẽ hình thành nên
cặp lực tương tác. Nếu bàn tác dụng một lực ma sát lên
quyển sách đang trượt xuống về bên phải như trong
CÁC LỰC TIẾP XÚC hình…, thì quyển sách cũng tác dụng ngược lại mặt bàn
LỰC MA SÁT một lực ma sát hướng về bên trái và có cùng độ lớn với
lực ma sát mà mặt bàn tác dụng lên quyển sách.
MA SÁT LĂN(TRƯỢT)
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 89
VÍ DỤ 7
hệ số ma sát trượt: Cho tủ đồ có trọng lượng 750N trượt theo
phương ngang như trong ví dụ 3 về bên phải với tốc độ không đổi
bởi một lực tác dụng theo phương ngang có độ lớn 450N. Ta đã
biết lực tiếp xúc của nền nhà tác dụng lên tủ đồ có các thành phần
lực theo các trục x và y là 𝐶𝑥 = −450𝑁 và 𝐶𝑦 = 750𝑁. Với trục
x theo phương ngang và trục y theo phương thẳng đứng như trong
hình. Hãy tìm hệ số ma sát trượt của tủ đồ với sàn nhà?

HD: để tìm hệ số ma sát thì ta phải biết phản lực và lực ma sát
giữa tủ đồ và sàn nhà. Các lực này là các thành phần của lực tiếp
xúc song song và vuông góc với bề mặt tiếp xúc của tủ đồ và sàn
nhà. Với bề mặt tiếp xúc theo phương ngang trục x, thì thành phần
CÁC LỰC TIẾP XÚC
lực tiếp xúc theo phương x chính là lực ma sát và thành lực theo
LỰC MA SÁT
phương y (vuông góc với mặt tiếp xúc) là phản lực.
MA SÁT LĂN(TRƯỢT)
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 90
VÍ DỤ 7
Giải: Theo như phân tích trên hình phân tích lực trên các trục x &
y thì độ lớn của lực ma sát trượt chính là thành phần lực tiếp xúc
trên x

𝑓𝑠 = 𝐶𝑥 = 450𝑁

Độ lớn của phản lực là thành phần lực tiếp xúc trên y là

𝑁 = 𝐶𝑦 = 750𝑁

Theo công thức tính lực ma sát thì

𝑓𝑠 = 𝜇𝑘 𝑁

𝑓𝑠
Nên ta có thể tính hệ số ma sát trượt: 𝜇𝑘 = = 0,60
𝑁
CÁC LỰC TIẾP XÚC Hướng của lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của
LỰC MA SÁT tủ tức là hướng của thành phần 𝑓𝑠 = 𝐶𝑥 = −450𝑁 tức hướng âm
trục x: -x, ngược hướng với 𝑓 như biểu diễn trong hình.
MA SÁT LĂN(TRƯỢT)
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 91
Bài tập hiểu & áp dụng 8

Giả sử cũng là tủ đồ ở trên nhưng lúc này tủ đồ đang


đứng yên. Ta đẩy tủ đồ vê bên phải với một lực theo
phương ngang có độ lớn 110N nhưng tủ đồ vẫn không
nhúc nhích. Hãy xác định phản lực và lực ma sát tác
dụng lên tủ đồ trong khi đẩy tủ đồ?Giải thích tại sao ta
BÀI TẬP không cần phải biết hệ số ma sát nghĩ trong trường
hợp này?
CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT
MA SÁT LĂN(TRƯỢT)
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 92
khi quan sát bằng mắt thường thì bề mặt của vật khá là phẳng
phiu, nhưng khi xem bề mặt này dưới kính hiển vi thì nó trở nên
rất là gồ ghề, nhấp nhô như trong hình. Ma sát được gây ra bởi
các nguyên tử hay phân tử liên kết giữa hai điểm các điểm
nhất nhấp nhô cao giữa bề mặt của hai vật. Các liên kết này
được hình thành bởi các lực điện từ vi mô giữ các nguyên tử hay
phân tử lại với nhau. Nếu hai vật được ép vào nhau mạnh hơn thì
bề mặt của vật sẽ biến dạng đi một chút xíu và tạo ra nhiều điểm
nhấp nhô lên cao hơn để liên kết.Đó là lý do tại sao lực ma sát
động và lực ma sát nghĩ cực đại tỷ lệ với phản lực. Nếu ta bôi vào
bề mặt một ít chất bôi trơn thì ngay lập tức sẽ làm giảm lực ma
CÁC LỰC TIẾP XÚC sát, bởi vì hai bề mặt tiếp xúc trôi qua nhau mà không có nhiều
LỰC MA SÁT điểm nhấp nhô cao tương tác với nhau.
NGUỒN GỐC VI MÔ CỦA MA
SÁT
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 93
Giả sử ta muốn kéo một cái thùng có khối lượng m lên một dốc
nghiêng như các phân tích lực trong hình vẽ. Lực 𝐹Ԧ𝑎 biểu diễn cho
lực kéo cái thùng. Lực này thì song song với mặt phẳng nghiêng.
Nếu ta chọn hệ trục x và y: trục x là trục trục nằm ngang theo mặt
phẳng ngang và trục y theo phương thẳng đứng vuông góc với x,
thì khi đó ta có hai trong ba lực này sẽ có các thành phần lực trên
cả hai phương x & y của hệ tọa độ này. Còn nếu như ta chọn lại hệ
trục tọa độ x và y với trục x song song với mặt phẳng nghiêng và
trục y vuông góc với trục x (vuông góc với mặt phẳng nghiêng)
như trong hình a), thì lúc này chỉ có một trong ba lực trên có cả
CÁC LỰC TIẾP XÚC hai thành phần lực trên trục x và trục y (chính là trọng lực).
LỰC MA SÁT
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 94
Với hệ tọa độ được chọn như trong hình a) thì trọng lực của thùng
đồ 𝑊 được tách thành hai thành phần vuông góc nhau theo hai
trục x & y. Để tìm các thành phần lực trên các trục x & y của trọng
lực 𝑊 thì ta cần phải biết góc hợp bởi trọng lực và các trục tọa độ.
Theo như hình b) ta có mô tả các góc của dốc nghiêng và trọng lực
chothấy 𝛼 + 𝜙 = 90°. Nên từ hình a) với x vuông góc với y thì
𝛼 + 𝛽 = 90° vậy cho thấy góc giữa 𝑊 và trục y:𝛽 = 𝜙.
Ta có thành phần y của trọng lực 𝑊 thì vuông góc với bề mặt của
dốc nghiêng. Từ hình a), ta xác định được góc β này là:
𝑊𝑦
𝑐𝑜𝑠𝛽 = (19)
𝑊

Với 𝑊𝑦 nằm ở hướng -y và độ lớn của trọng lực 𝑊 = 𝑚𝑔, ta


chiếu lên Oy
𝑊𝑦 = −𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝛽 = −𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜙 (20)
CÁC LỰC TIẾP XÚC Xét trên Ox, ta có thành phần trọng lực trên Ox là
LỰC MA SÁT 𝑊𝑥 = +𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜙 (21)
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 95
Nên khi thùng đồ được kéo lên dốc với một lực bằng với
lực 𝑊𝑥 “theo hướng âm của x (-x)” thì thùng đồ sẽ trượt lên
dốc với tốc độ không đổi. Thành phần trọng lực của thùng
đồ theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng bị triệt
tiêu bởi phản lực 𝑁 của mặt phẳng nghiêng tác dụng đẩy
thùng đồ đi ra khỏi mặt phẳng nghiêng. Giản đồ phân tích
lực được cho trong hình c).
Nếu thùng đồ ở trạng thái cân bằng thì thùng đồ sẽ đứng
yên hoặc chuyển động với tốc độ không đổi, có nghĩa là
hợp lực trên hai trục x & y phải bằng không:
σ 𝑭𝒙 = −𝑭𝒂 + 𝒎𝒈𝒔𝒊𝒏𝝓 = 𝟎 (22)

CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT σ 𝑭𝒚 = 𝑵 + −𝒎𝒈𝒄𝒐𝒔𝝓 = 𝟎 (23)

SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT


PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 96
• Như vậy trên mặt phẳng nghiêng, phản lực N có độ
lớn không bằng với độ lớn của trọng lực và phản lực
cũng không có hướng thẳng đứng lên trên như trong
σ 𝑭𝒙 = −𝑭𝒂 + 𝒎𝒈𝒔𝒊𝒏𝝓 =0(22) mặt phẳng nằm ngang. Nếu lực tác dụng có độ lớn
σ 𝑭𝒚 = 𝑵 + −𝒎𝒈𝒄𝒐𝒔𝝓 = 𝟎(23) 𝒎𝒈𝒔𝒊𝒏𝝓 thì ta có thể kéo thùng đồ lên dốc với tốc độ
không đổi – trong trường hợp không có ma sát giữa
thùng đồ và mặt phẳng nghiêng.

• Nếu lực ma sát tác dụng lên thùng đồ, thì ta cần phải
CÁC LỰC TIẾP XÚC kéo thùng đồ với một lực phải lớn hơn 𝒎𝒈𝒔𝒊𝒏𝝓 để
LỰC MA SÁT kéo thùng đồ trượt lên dốc với tốc độ không đổi.
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 97
VÍ DỤ 8
Đẩy két sắt lên một dốc nghiêng: Một két sắt mới được chuyển
đến cửa hàng sách Corner. Nó được đặt trên tường có độ cao 1,5m
so với sàn nhà. Người chuyển đồ đã tạo một cái dốc nghiêng để
đẩy két sắt lên vị trí đặt. Khối lượng két sắt là 510kg, hệ số ma sát
nghĩ giữa két sắt và dốc nghiêng là 𝜇𝑠 =0,42 và hệ số ma sát trượt
của két sắt và dốc nghiêng là 𝜇𝑘 =0,33. Góc của dốc nghiêng và
sàn nhà là 𝜃 = 15°. Hỏi:

a. Người chuyển đồ phải tác đẩy một lực bao nhiêu để két sắt bắt
đầu di chuyển lên dốc, giải sử lực đẩy của người chuyển đồ
song song với dốc nghiêng?

CÁC LỰC TIẾP XÚC b. Để két sắt trượt lên dốc với tốc độ không đổi thì lực của người
LỰC MA SÁT chuyển đồ phải tác dụng lên két sắt là bao nhiêu?
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 98
VÍ DỤ 8

HD: a) để két sắt bắt đầu chuyển động thì vận tốc của nó sẽ thay
đổi, tức là két sắt không còn ở trạng thái cân bằng nữa. Tuy nhiên
để tìm lực tác dụng tối thiểu để két sắt bắt đầu di chuyển thì ta có
thể tìm lực cực đại tác dụng lên két sắt mà két sắt vẫn còn đứng
yên tức là két sắt vẫn còn ở trạng thái cân bằng.

b) Két sắt ở trạng thái cân bằng khi di chuyển với tốc độ không
đổi. Cả hai câu ta đều phải phân tích các lực tác dụng lên két sắt
và phải chọn hệ tọa độ như trong hình.
CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 99
VÍ DỤ 8
Giải: Ta phân tích các lực tác dụng lên két sắt như trong hình với 𝐹Ԧ𝑎 là lực đẩy của
người chuyển hàng; 𝑊 là trọng lực của két sắt; 𝑁 là phản lực của mặt phẳng dốc lên
két sắt; 𝑓Ԧ là lực ma sát của két sắt và mặt phẳng dốc. Ta chon hệ tọa độ với trục x
song song với mặt phẳng dốc nghiêng có chiều +x theo hướng chuyển động của két
sắt đi lên; và trục y vuông góc với y với chiều +y hướng lên trên.

Ta phân tích các thành phần lực tác dụng lên hai trục x và y như trong hình. Ta có
thành phần trọng lực theo hai trục là
𝑊𝑥 = −𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃; 𝑊𝑦 = −𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃
a) Giả sử lúc đầu két sắt đứng yên, người chuyển đồ bắt đầy đẩy két sắt với một lực
𝐹𝑎 lớn hơn thì lực ma sát nghĩ tác dụng lên két sắt cũng sẽ tăng lên để ngăn két sắt
chuyển động. Khi tăng lực đẩy 𝐹𝑎 lên đến một giá trị lớn hơn lực ma sát nghĩ cực đại
𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 = 𝜇𝑠 𝑁 thì khi đó két sắt sẽ bắt đầu di chuyển.

Để tìm lực ma sát phải tìm phản lực, ta xét các thành phần lực lên hai trục x& y.

Trên trục y: σ 𝐹𝑦 = 𝑁 + 𝑊𝑦 = 𝑁 − 𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 0 ⇒ 𝑁 = 𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃


Khi đẩy một lực cực đại mà két sắt vẫn chưa nhúc nhích khi này két sắt vẫn ở trạng
thái cân bằng nên tổng hợp lực trên trục x cũng = 0, ta có
CÁC LỰC TIẾP XÚC ෍ 𝐹𝑥 = 𝐹𝑎𝑥 + 𝑊𝑥 + 𝑓𝑥 = 0
LỰC MA SÁT
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 100
VÍ DỤ 8

Do lực đẩy theo hướng +x nên 𝐹𝑎𝑥 = 𝐹𝑎 ; lực ma sát có hướng ngược với hướng di
chuyển của vật tức ngược với hướng 𝐹𝑎 nằm trên hướng -x nên thành phần lực ma sát
trên trục x là 𝑓𝑥 = −𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 = −𝜇𝑠 𝑁 = −𝜇𝑠 𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃; và theo phân tích lực thì 𝑊𝑥 =
− 𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 thay vào phương trình trên ta có
𝐹𝑎 − 𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 − 𝜇𝑠 𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 0 ⇒ 𝐹𝑎 = 𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝜇𝑠 𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃
9,8𝑚
𝐹𝑎 = 𝑚𝑔 𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝜇𝑠 𝑐𝑜𝑠𝜃 = 510𝑘𝑔 × 2 × 𝑠𝑖𝑛15° + 0,42𝑐𝑜𝑠15° = 3300𝑁
𝑠
Vậy để két sắt di chuyển lên dốc thì phải tác dụng một lực lớn hơn 3300N.

b) Khi két sắt đã di chuyển, muốn két sắt di chuyển với tốc độ không đổi thì phải tác
dụng một lực sao cho tổng hợp lực tác dụng lên két sắt phải bằng 0 – tức là két sắt
cũng đang ở trạng thái cân bằng. Lúc này cũng tương tự như câu a) nhưng ta chỉ thay
lực ma sát bây giờ là ma sát trượt, tức là ta thay hệ số ma sát nghĩ 𝜇𝑠 trong câu a)
bằng hệ số ma sát trượt 𝜇𝑘

Ta có lực tác dụng trong trường hợp này


9,8𝑚
𝐹𝑎 = 𝑚𝑔 𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝜇𝑘 𝑐𝑜𝑠𝜃 = 510𝑘𝑔 × × 𝑠𝑖𝑛15° + 0,33𝑐𝑜𝑠15° = 2900
𝑠2
CÁC LỰC TIẾP XÚC Như vậy lực tác dụng phải có độ lớn 2900N có hướng theo hướng lên dốc.
LỰC MA SÁT
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 101
Bài tập hiểu & áp dụng 9

Trong thời gian nghĩ giữa hiệp của trận đấu bóng rổ, người quét
dọn đã lau sàn đấu bằng cách kéo cây lau sàn trên sàn đấu. người
này đã kéo cây lau sàn với tốc độ không đổi với lực kéo là 120N
theo phương hợp với phương ngang một góc 22°. Hệ số ma sát
giữa sàn mà tấm lau nhà của cây lau nhà là 0,6. Hỏi

a) Tìm độ lớn của lực ma sát giữa tấm lau của cây lau và sàn
BÀI TẬP nhà?

b) Tìm khối lượng của tấm lau nhà?


CÁC LỰC TIẾP XÚC
LỰC MA SÁT
SỰ CÂN BẰNG TRÊN MẶT
PHẲNG NGHIÊNG
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 102
Hãy xem xét một đèn trần nặng được treo trên trần
bằng một sợi dây xích như trong hình. Khi đó đèn
đứng yên tức là đèn đang ở trạng thái cân bằng, lúc
này lực hướng lên của đèn cân bằng với trọng lực của
đèn hướng xuống.Vậy thì có lực gì tác dụng lên dây
xích kéo dây xích hướng xuống từ trần nhà? Trần nhà
đã kéo lên một lực bằng với tổng trọng lượng của dây
xích và của đèn. Lực tương tác đồng hành của lực của
dây xích tác dụng lên trần nhà thì có độ lớn bằng và

LỰC CĂNG DÂY có hướng ngược hướng với lực này, các lực này được
gọi là lực căng dây.

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 103
• Do đó nếu trọng lượng của dây xích rất nhỏ có thể bỏ qua
so với trọng lượng của đèn thì dây xích tác dụng hai lực tại
hai đầu dây là bằng nhau và ngược hướng nhau. Tuy nhiên
độ lớn của hai lực này sẽ không bằng nhau nếu ta nắm giữa
sợi dây xích kéo dây lên hay kéo xuống, hay dây xích có
khối lượng đáng kể. Từ quan sát này ta có thể đưa ra

• Một sơi dây lý tưởng thì lực kéo của sợi dây hay lực
căng của dây tác dụng lên hai vật ở hai đầu sợi dây có độ
lớn bằng nhau nếu như không có ngoại lực tác dụng vào
các điểm ở giữa sợi dây. Một sợi dây lý tưởng là dây có
LỰC CĂNG DÂY
khối lượng hay trọng lượng bằng không.

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 104
Như vậy với một sợi dây với hai đầu
được nối vào hai vật mà kéo căng sợi
dây thì trên hai đầu sợi dây sẽ xuất
hiện lực căng dây, với sợ dây lý
tưởng thì hai lực căng dây ở hai đầu
sẽ có độ lớn bằng nhau.
LỰC CĂNG DÂY

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 105
VÍ DỤ 9

Thực hành bắn cung: Như trong hình biểu diễn cung và tên được
lắp vào cung và giương kéo cung tên lên chuẩn bị thả. Cung thủ
kéo điểm giữa của dây cung với một lực theo phương ngang có độ
lớn 162N. Hãy xác định lực căng dây của dây cung?

Giải

Khi kéo dây cung đến vị trí trước khi thả dây thì tay kéo cung sẽ
đứng yên, lúc này điểm tay kéo đang ở trạng thái cân bằng lực, tức
là tổng hợp lực tại điểm này bằng không. Áp dụng điều này để xác
định các lực căng dây cung giữa điểm kéo tên – điểm giữa và hai

LỰC CĂNG DÂY đầu cây cung.

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 106
VÍ DỤ 9

Ta phân tích các lực tại điểm kéo dây cung và chọn hệ tọa độ x &
y như hình vẽ. Tại điểm kéo cung ta có lực kéo 𝐹Ԧ𝑎 và lực căng dây
ở hai bên điểm kéo 𝑇. Do dây cung xem như là sợi dây lý tưởng
nên hai lực căng này bằng nhau khi ở điểm cân bằng này.
Từ đề cho ta tính được góc θ của lực căng dây T với trục y:
35𝑐𝑚
𝑠𝑖𝑛𝜃 = = 0,486
72𝑐𝑚
Xét các thành phần lực trên trục x với 𝐹𝑎𝑥 = 𝐹𝑎 , 𝑇𝑥 = −𝑇𝑠𝑖𝑛𝜃:

෍ 𝐹𝑥 = 𝑇𝑥 + 𝑇𝑥 + 𝐹𝑎𝑥 = −2𝑇𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝐹𝑎 = 0

𝐹𝑎
⇒𝑇= = 170𝑁
2𝑠𝑖𝑛𝜃

LỰC CĂNG DÂY Hãy thảo luậ về giá trị này????

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 107
Bài tập hiểu & áp dụng 9

Ông bố quyết định căng một sơi dây ở sân sau để cho
cô con gái tập bài tập thăng bằng trên dây như trong
hình. Để an toàn ông bố căng sợi dây ở độ cao 0,6m
so với mặt đất và sợi dây dài 6,0m, khi con gái đứng
lên điểm giữa sợi dây để tập đứng thăng bằng thì sợi
dây căng xuống một khoảng 0,12m so với ban đầu.
BÀI TẬP Cho biết cân nặng của con gái là 25kg bỏ qua khối
lượng sợi dây hãy xác định lực căng của dây?
LỰC CĂNG DÂY

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 108
Lực căng cơ trong cơ thể lực căng là trọng tâm trong
các nghiên cứu các chuyển động của động vật hay các
cơ chế chuyển động trongsinh học. Các cơ thường
được nối với nhau bởi các gân, hai đầu của sợi cơ
được nối với hai xương khác nhau mà liên kết nhau tại
điểm nối như trong hình. Thường thì một trong hai
xương này sẽ dễ dàng di chuyển hơn xương kia. Khi
cơ co lại thì lực căng trong gân sẽ tăng lên kéo hai

LỰC CĂNG DÂY xương lại với nhau.

ỨNG DỤNG LỰC CĂNG


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 109
Ròng rọc lý tưởng một ròng rọc có thể đổi hướng lực tác dụng
bởi lực căng của sợi dây. Để kéo một vật nặng thì việc đứng trên
mặt đất và kéo sợi dây xuống để nâng vật lên bằng ròng rọc thì dễ
hơn là việc đứng ở trên cao kéo sợi dây thẳng đứng lên để kéo vật
đi lên như trong hình. Một ròng rọc lý tưởng là ròng rọc được
xem như không có khối lượng và ma sát. Một ròng rọc lý tưởng
thì không tác dụng lực lên sợi dây kéo tiếp tuyến với ròng rọc. Khi
đó lực căng dây của ròng rọc lý tưởng ở hai bên ròng rọc thì bằng
nhau. Có nghĩa là ròng rọc lý tưởng chỉ đổi hướng lực căng của
sợi dây mà không làm thay đổi độ lớn của lực căng này. Với một
ròng rọc thực tế nếu có khối lượng nhỏ và bỏ qua ma sát thì ta có
LỰC CĂNG DÂY thể xem ròng rọc này như là ròng rọc lý tưởng.

ÁP DỤNG LỰC CĂNG DÂY


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 110
VÍ DỤ 10

Một động cơ có trọng lượng 1804N được treo và kéo lên với tốc
độ không đổi như trong hình. Hãy xác định lực căng dây của 3 sợi
dây được ký hiệu A, B và C trong hình? Giả sử sợi dây và các
ròng rọc L và R là lý tưởng.

Giải:

Xét động cơ: có hai lực tác dụng lên động cơ là trọng lực của động
cơ 𝑊 (W = 1804N) có hướng xuống và lực căng của dây A 𝑇𝐴
hướng lên. Do động cơ được kéo với tốc độ không đổi nên động
cơ đang ở trạng thái cân bằng tức là tổng hợp lực tác dụng lên

LỰC CĂNG DÂY động cơ bằng không.

ÁP DỤNG LỰC CĂNG DÂY


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 111
VÍ DỤ 10

Áp dụng phân tích lực như trong hình cho động cơ ta có


𝑊 + 𝑇𝐴 = 0 ⟹ 𝑇𝐴 = −𝑊
Hay lực căng dây A có độ lớn 𝑇𝐴 = 𝑊 = 1804𝑁
Để tính lực căng trên các dây B và C thì ta xét các lực trên ròng
rọc L và ròng rọc R. Các phân tích lực cho hai ròng rọc này được
cho trong hình. Do tốc độ kéo không đổi nên các ròng rọc này
cũng ở trạng thái cân bằng – tức là tổng hợp lực tác dụng lên các
ròng rọc này cũng bằng không, và theo như hình ta có
1
Ròng rọc L : 2𝑇𝐶 + 𝑇𝐴 = 0 ⟹ 𝑇𝐶 = − 2 𝑇𝐴 và có độ lớn 𝑇𝐶 =
1
𝑇 = 902𝑁
2 𝐴

Ròng rọc R: 2𝑇𝐶 + 𝑇𝐵 = 0 ⟹ 𝑇𝐵 = −2𝑇𝐶 và có độ lớn 𝑇𝐵 =


LỰC CĂNG DÂY 2𝑇𝐶 = 1804𝑁

ÁP DỤNG LỰC CĂNG DÂY


9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 112
Bài tập hiểu & áp dụng 10

Với ví dụ trên giờ ta xem các sợi dây, ròng rọc và


động cơ như một hệ đơn, hãy vẽ giản đồ phân tích
lực cho hệ đơn này và chứng minh tổng hợp lực

BÀI TẬP tác dụng lên hệ bằng không.

LỰC CĂNG DÂY


ÁP DỤNG LỰC CĂNG DÂY
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 113
Với một vật chuyển động trên đường tròn hay trên cung tròn theo
như phân tích trong động học chất điểm thì vật luôn có gia tốc
xuyên tâm (hướng tâm hoặc ly tâm). Theo như phân tích lực tác
dụng, chọn hệ trục tọa độ vuông góc ở điểm đang xét sao cho có
một thành phần theo phương bán kính và một thành phần tiếp
tuyến với đương tròn và kết hợp với định luật 2 Newton ta có:

Áp dụng cho lực hướng tâm của gia tốc hướng tâm (làm thay đổi
hướng của vật tốc 𝑣Ԧ của vật) là

σ 𝐹𝑟 = 𝑚𝑎𝑟 (24)
Với σ 𝐹𝑟 hợp lực trên phương bán kính và 𝑎𝑟 là gia tốc hướng tâm
được xác định:
LỰC CỦA CHUYỂN
ĐỘNG TRÒN 𝑎𝑟 =
𝑣2
= 𝜔2 𝑟 (25)
𝑟

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 114
Nếu vật chuyển động tròn không đồng nhất thì lúc này vật có
thành phần gia tốc tiếp tuyến. Áp dụng cho thành phần tiếp tuyến
với gia tốc tiếp tuyến 𝑎𝑡 (làm thay đổi độ lớn của vận tốc 𝑣)
Ԧ thì ta
có lực tiếp tuyến

σ 𝐹𝑡 = 𝑚𝑎𝑡 (26)
Với σ 𝐹𝑡 hợp lực trên tiếp tuyến và 𝑎𝑡 là gia tốc tiếp tuyến được
xác định:
𝑑𝑣 𝑑 𝜔𝑟
𝑎𝑡 = = (27)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Gia tốc tiếp tuyến cho biết tốc độ của vật thay đổi như thế nào.
Nếu vật chuyển động trên đường tròn bán kính không đổi R =
const thì
𝑑 𝜔𝑅 𝑑 𝜔
LỰC CỦA CHUYỂN 𝑎𝑡 =
𝑑𝑡
= 𝑅
𝑑𝑡
= 𝑅𝛽 (28)
ĐỘNG TRÒN Với β là gia tốc góc của vật trên đường tròn bán kính R.

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 115
VÍ DỤ 11
Ném tạ: Một vận động viên ném tạ như mô tả trong hình. Quả tả nối vào sợi dây có
chiều dài 1,7m, vận động viên nắm một đầu sợi dây và quay tròn quả tạ quay vài
vòng với vận tốc không đổi sau đó thả dây để ném quả tạ đi như mô tả trong hình.
Cho biết khối lượng quả tạ là 4,00kg. Khi ném quả tạ cách mặt đất 1,0m và góc vật
tốc ném quả tạ hợp với phương ngang một góc 40°. Quả tạ bay xa đến khi chạm đất
cách điểm ném một đoạn là 74,0m. Hãy xác định lực tác dụng của vận động viên lên
tạ trước thả dây để ném tạ đi bỏ qua ma sát của không khí?

Giải:

Xác định vận tốc (vận tốc tiếp tuyến)quả tạ ngay lúc thả dây : 𝑣0 từ các phương trình
cho vật ném xiên cho đến khi vật chạm đất.

θ = 40o, chọn hệ trục như hình: ax = 0, ay = -g; x0 = 0, y0 = h = 1,0m


1
các phương trình: 𝑥 𝑡 = 𝑥0 + 𝑣0 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑡 và 𝑦 𝑡 = 𝑦0 + 𝑣0 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑡 − 𝑔𝑡 2
2

với 𝑥0 = 0, 𝑦0 = ℎ, ta có phương trình quỹ đạo:


1 𝑔
𝑦=− 𝑥 2 + 𝑡𝑎𝑛𝜃𝑥 + ℎ
LỰC CỦA CHUYỂN 2 𝑣0 𝑐𝑜𝑠𝜃 2

ĐỘNG TRÒN Từ đây tính được 𝑣0 =26,9 (m/s) khi biết y = -h = -1,0m thì x = 74,0 m

CÁC VÍ DỤ & ÁP DỤNG PHÂN


TÍCH LỰC CHUYỂN ĐỘNG
TRÒN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 116
VÍ DỤ 11

Ta có lực tác dụng của vận động viên bằng với lực căng dây của
dây tác dụng lên vật trong lúc chuyển động tròn theo phương bán
kính của chuyển động. Áp dụng định luật 2 Newton cho chuyển
𝑣02
động tròn ta cóσ 𝐹𝑟 = 𝑇 = 𝑚𝑎𝑟 = 𝑚𝑟

r là chiều dài sợi dây = 1,7m

thay số ta tính được lực căng dây và cũng bằng với lực tác dụng
của vận động viên lên quả tạ
T = 1700N
LỰC CỦA CHUYỂN
ĐỘNG TRÒN
CÁC VÍ DỤ & ÁP DỤNG PHÂN
TÍCH LỰC CHUYỂN ĐỘNG
TRÒN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 117
VÍ DỤ 12
Con lắc đơn: Giả sử cho con lắc đơn như trong hình, con lắc đơn được
quay tròn chậm như biểu diễn trong hình sao cho dây nối con lắc luôn tạo
với phương đứng một góc ϕ. Cho dây có chiều dài L, con lắc có khối
lượng m. Hãy tìm vận tốc góc không đổi của con lắc?
Giải
Phân tích lực như trong hình ta có thành phần lực theo phương x gây ra
𝑣2
chuyển động quay (tức là gia tốc trên x là gia tốc hướng tâm 𝑎𝑥 = =
𝑟
𝜔2 𝑟 và 𝑎𝑦 = 0) của con lắc trên mặt phẳng ngang là
෍ 𝐹𝑥 = 𝑇𝑠𝑖𝑛𝜙 = 𝑚𝑎𝑥 = 𝑚𝜔2 𝑟

Với 𝑟 = 𝐿𝑠𝑖𝑛𝜙 nên


𝑇
𝑇𝑠𝑖𝑛𝜙 = 𝑚𝜔2 𝐿𝑠𝑖𝑛𝜙 ⟹ 𝜔2 =
𝑚𝐿
Với T lực căng dây được xác định từ phương trình lực tác dụng trên
phương y:
𝑚𝑔
෍ 𝐹𝑦 = 𝑇𝑐𝑜𝑠𝜙 − 𝑚𝑔 = 𝑚𝑎𝑦 = 0 ⟹ 𝑇 =
LỰC CỦA CHUYỂN 𝑐𝑜𝑠𝜙
Thay vào ta xác định được vận tốc góc của con lắc là
ĐỘNG TRÒN 𝜔2 =
𝑔
CÁC VÍ DỤ & ÁP DỤNG PHÂN 𝐿𝑐𝑜𝑠𝜙
TÍCH LỰC CHUYỂN ĐỘNG
TRÒN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 118
Bài tập hiểu & áp dụng 11

Cho xe hơi chạy trên một cung đường cong có độ nghiêng


như trong hình với biển cảnh báo tốc độ giới hạn 11m/s.
a. Nếu bán kính cong của cung đường là 25m và hệ số ma
sát nghĩ giữa bánh xe hơi và đường là 𝜇𝑠 = 0,70 thì xe
hơi có đi đúng (không bị lệch ra khỏi)trên cung đường
tròn này không với tốc độ giới hạn trên?
b. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người lái xe phớt lờ tốc độ cảnh
báo trên và đi với tốc độ 18m/s?

BÀI TẬP c. Nếu bề mặt đường bị trời mưa là ướt và có hệ số ma sát


nghĩ với xe giờ là 𝜇𝑠 = 0,50 thì xe chạy với vận tốc nào
thì an toàn?

LỰC CỦA CHUYỂN d. Nếu trong điều kiện có tuyết để xe đi an toàn với tốc độ
13m/s thì đô nghiêng của mặt đường phải là bao nhiêu?
ĐỘNG TRÒN
CÁC VÍ DỤ & ÁP DỤNG PHÂN
TÍCH LỰC CHUYỂN ĐỘNG
TRÒN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 119
Bài tập hiểu & áp dụng 12

Trò chơi xe chạy trên một đường tròn nằm thẳng


đứng như hình vẽ. Với đường tròn có bán kính
20,0m. Hỏi vận tốc tối thiểu của xe ở trên đỉnh
của đường tròn để xe không rơi khỏi đường tròn
BÀI TẬP là bao nhiêu?
LỰC CỦA CHUYỂN
ĐỘNG TRÒN
CÁC VÍ DỤ & ÁP DỤNG PHÂN
TÍCH LỰC CHUYỂN ĐỘNG
TRÒN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 120
Hãy tưởng tượng một đoàn tàu đang di chuyển với tốc độ
không đổi so với mặt đất như trong hình. Giả sử Tim đang
thực hiện một thí nghiệm với hệ quy chiếu (hay hệ tọa độ)
được chọn là đoàn tàu. Trong khi đó Greg cũng thực hiện
thí nghiệm với hệ quy chiếu được chọn bây giờ là mặt đất.
Tim và Gred đã đo vận tốc của một vật và kể quả đo vận tốc
của vật của hai người trên hai hệ quy chiếu thì khác nhau
một hằng số, nhưng khi đo gia tốc của vật thì lại cho kết
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA quả giống nhau. Có nghĩa là cả hai người quan sát này đều
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
có thể dùng định luật 2 Newton để mô tả tổng hợp lực tác
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH
dụng lên vật gây ra gia tốc vật.

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 121
Do vậy ta có thể kết luận: Các định luật cơ
bản của vật lý như các định luật chuyển
động của Newton thì như nhau trong hai hệ
quy chiếu bất kỳ mà chúng chuyển động
tương đối với nhau với vận tốc không đổi.

CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA HỆ QUY CHIẾU NHƯ VẬY ĐƯỢC GỌI
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
LÀ HỆ QUY CHIẾU QUÁN TÍNH.
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 122
Ta có thể tự hỏi rằng định luật 1 Newton có phải là trường
hợp đặc biệt của định luật 2 Newton khi σ 𝐹Ԧ = 0 hay
không??? Câu trả lời là không.

Trước tiên, định luật 1 Newton định nghĩa kiểu hệ quy


chiếu mà ta sử dụng khi áp dụng định luật 2 Newton. Để
định luật 2 còn đúng thì ta cần phải sử dụng hệ quy chiếu
quán tính – hệ quy chiếu mà trong đó các định luật quán
còn đúng – để quan sát chuyển động các vật. Định luật quán
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN tính được xem như là tiên đề của cơ học cổ điển, ta chỉ chấp
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH nhận mà không có cách nào để chứng minh bằng thực
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON nghiệm.
ĐỊNH NGHĨA
HỆ QUY CHIẾU QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 123
• Hệ quy chiếu gắn với bề mặt trái đất có thật sự là hệ quy
chiếu quán tính? Câu trả lời là không. Nhưng hệ quy chiếu
này gần như thỏa nhiều điều kiện để trở thành hệ quy chiếu
quán tính.

• Nếu khi ta phân tích chuyển động của quả bóng đá đang
bay thì sự quay của trái đất quanh trục của nó không ảnh
hưởng nhiều đến chuyển động này.

CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA • Nhưng nếu ta muốn phân tích chuyển động của thiên
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH thạch đang tiến về trái đất thì ta cần phải xem xét đến
chuyển động quay của trái đất.
ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
ĐỊNH NGHĨA
HỆ QUY CHIẾU QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 124
Bất kỳ một hệ quy chiếu nào chuyển động có gia tốc so với
hệ quy chiếu quán tính đều là hệ quy chiếu không quán
(o)
tính.

Xét một vật khối lượng m chuyển động trong 2 hệ quy


chiếu: hệ quy chiếu (O) gắn với mặt đất (hệ quy chiếu đứng
yên) và (O’) chuyển động so với (O) với gia tốc 𝐴. Ԧ Gia tốc
(o’) của vật có khối lượng m đối với người quan sát trong hai hệ
quy chiếu (O) và (O’) lần lượt là 𝑎Ԧ và 𝑎′ như trong hình.
Áp dụng định luật 2 Newton cho vật trong hệ quy chiếu (O)
ta có lực tác dụng lên vật
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA 𝐹Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (29)
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
Áp dụng định luật 2 Newton cho vật khi xét trong hệ quy
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH chiếu (O’) là
HỆ QUY CHIẾU 𝐹′ = 𝑚𝑎′ (30)
KHÔNG QUÁN TÍNH
LỰC QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 125
Nhưng ta có hệ quy chiếu (O’) chuyển động so với hệ quy
Ԧ theo tính tương đối của vận tốc
chiếu (O) với gia tốc là 𝐴,
và gia tốc nên gia tốc của vật trong hệ quy chiếu (O) 𝑎Ԧ liên
(o)
hệ với gia tốc trong hệ quy chiếu (O’) 𝑎′ là

𝑎Ԧ = 𝑎′ + 𝐴Ԧ ⟹ 𝑎′ = 𝑎Ԧ − 𝐴Ԧ (31)

Từ đây ta thay 𝑎′ vào phương trình (..) ta có mối liên hệ


(o’) giữa lực tác dụng lên vật trong hệ quy chiếu (O) và (O’)

𝐹′ = 𝑚𝑎′ = 𝑚𝑎Ԧ − 𝑚𝐴Ԧ = 𝐹Ԧ + 𝐹Ԧ𝑞𝑡 (32)

Với 𝑭𝒒𝒕 = −𝒎𝑨 là lực ảo (không do vật sinh ra) được gọi
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA là lực quán tính có hướng ngược với hướng của gia tốc 𝐴Ԧ
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN của hệ quy chiếu (O’) so với (O), lực này xuất hiện trong hệ
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH quy chiếu chuyển động có gia tốc (O’). Lực này sinh ra
trong hệ quy chiếu không quán tính – tức là hệ quy chiếu
HỆ QUY CHIẾU chuyển động có gia tốc.
KHÔNG QUÁN TÍNH
LỰC QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 126
• Hệ quy chiếu có gia tốc 𝐴Ԧ ≠ 0 được gọi là hệ quy

(o)
chiếu không quán tính. Vật chuyển động trong hệ quy
chiếu không quán tính thì luôn chịu tác dụng của lực
quán tính sinh ra do gia tốc của hệ quy chiếu, có
hướng ngược hướng với gia tốc của hệ.
(o’)

• Nếu 𝐴Ԧ = 0, 𝑭𝒒𝒕 = 𝟎 thì ta có 𝐹′ = 𝐹,


Ԧ tức là định

luật 2 Newton như nhau trong hai hệ quy chiếu


CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
quán tính này.
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH • Hay nói cách khác: Một hiện tượng cơ học bất kỳ
thì xảy ra như nhau đối với các hệ quy chiếu quán
HỆ QUY CHIẾU tính khác nhau.
KHÔNG QUÁN TÍNH
LỰC QUÁN TÍNH
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 127
Hãy tưởng tượng khi đi thang máy thì thang máy bị đứt cáp, theo
cơ chế an toàn thì sau khi đứt cáp thang máy rơi tự do một lúc thì
sẽ được các phanh của thang máy hãm lại làm dừng thang máy lại.
Trong lúc thang máy rơi tự do thì ta cũng rơi tự do trong thang
máy và có vẻ như ta không có trọng lượng, nhưng trọng lượng của
ta thì vẫn không thay đổi. Trái đất vẫn tác dụng lên ta một trọng
lực hướng xuống. Trong lúc rơi tự do trọng lực đã tác dụng lên
thang máy và mọi thứ trong thang một gia tốc trọng trường là 𝑔.
Bây giờ nếu ta nhảy lên từ sàn của thang máy thì giống như ta sẽ
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN trôi tự do lên trần của thang máy. Mặc dù trọng lượng thật sự của
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH ta không thay đổi nhưng trọng lượng ta cảm nhận hay còn gọi là
trọng lượng biểu kiến là bằng không trong lúc ta đang rơi tự do.
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 128
Điều tương tự như vậy cũng xảy ra cho các phi hành
gia trên trạm không gian có quỹ đạo vòng quanh trái
đất. Họ cũng đang rơi tự do với gia tốc bằng với gia
tốc 𝑔Ԧ tại vị trí của trạm không gian.Trái đất vẫn tác
dụng lên họ một trọng lực, có nghĩa là trọng lượng của
họ không bằng không, nhưng trọng lượng biểu kiến
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN của họ bằng không.
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 129
Nếu như ta đứng trên một cái cân ở trên mặt đất thì ta
sẽ cân được trọng lượng biểu kiến của mình 𝑊′ bằng
với trọng lượng thật nếu và chỉ nếu ta và cái cân cùng
có gia tốc bằng không. Áp dụng định luật 2 Newton
ta có hợp lực tác dụng lên cân

σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33)

Với 𝑁 phản lực của cân hướng lên trên. Khi đó trọng
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA lượng biểu kiến – giá trị mà ta đọc trên cân là độ
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH lớn của phản lực 𝑵

CHUYỂN ĐỘNG TRONG


THANG MÁY 𝑊′ = 𝑁 = 𝑁 (34)
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 130
σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33) 𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑁(34)

Như trong hình a) ta có gia tốc của thang máy hướng lên
trên nên phản lực phải lớn hơn trọng lực để hợp lực có
hướng lên trên như trong hình b). Phân tích các lực trên
chiều +y hướng lên ta có

σ 𝐹𝑦 = 𝑁 − 𝑚𝑔 = 𝑚𝑎𝑦 ⟹ 𝑁 = 𝑚𝑎𝑦 + 𝑚𝑔 (35)

Do đó trọng lượng biểu kiến sẽ là

CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA 𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑎𝑦 + 𝑔 (36)


ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH Nên khi thang máy đi lên gia tốc 𝑎𝑦 > 0 nên trọng lượng
biểu kiến sẽ lớn hơn trọng lượng thật.
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 131
σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33) 𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑁(34)

Nếu thang máy đi xuống thì 𝑎𝑦 < 0 nên trọng


lượng biểu kiến sẽ nhỏ hơn trọng lượng thất
như trong hình.
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑎𝑦 + 𝑔

Còn nếu thang máy rơi tự do thì 𝑎𝑦 = −𝑔 nên


CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
trọng lượng biểu kiến bằng không.
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 132
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑎𝑦 + 𝑔 σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33) VÍ DỤ 13
Trọng lượng biểu kiến trong thang máy. Một người có trọng lượng598N đi trong thang
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑁(34) máy. Hỏi hãy xác định trọng lượng biểu kiến của người này trong thang máy với gia tốc
của thang máy 0,500m/s2 trong các trường hợp sau:

a. Người này trước tiên vào thang máy và bấm nút tầng 15 và thang máy bắt đầu đi
lên?

b. Thang máy được hãm chậm lại khi gần đến tầng 15?

Giải :

Ta chọn trục tọa độ +y theo hướng đi lên của thang máy.


a) Khi thang máy bắt đầu đi lên từ tầng đầu tiên thì nó gia tốc theo hướng đi lên để
được tăng tốc. Lúc này gia tốc của thang máy trên trục y 𝑎𝑦 > 0, 𝑎𝑦 = 𝑎 =
0,500𝑚/𝑠 2 cùng chiều với chiều chuyển động để tăng tốc. Theo phân tích lực như
trong hình áp dụng công thức ở trên ta có
𝑎𝑦 𝑎
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚𝑎𝑦 + 𝑚𝑔 = 𝑚𝑔 + 𝑚𝑔 = 𝑊 + 𝑊 = 629𝑁
𝑔 𝑔
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
b) Khi thang máy đến gần tầng 15 thì thang bị hãm lại lúc này thang
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN máy vẫn đi lên nhưng gia tốc có hướng đi xuống 𝑎𝑦 < 0, 𝑎𝑦 = −𝑎 =
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH − 0,500𝑚/𝑠 2 để hãm thang máy lại. Phân tích lực như trong hình
và áp dụng thức trên với 𝑎𝑦 âm ta có

−𝑎
CHUYỂN ĐỘNG TRONG 𝑊 =𝑊 + 𝑊 = 567𝑁
𝑔
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 133
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑎𝑦 + 𝑔 σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33) VÍ DỤ 14
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑁(34) Dave muốn thực hành bay máy bay theo một đường tròn thẳng đứng như
trong hình. Hãy xác định
a. Bán kính đường tròn tối thiểu để gia tốc của Dave ở dưới đáy của quỹ
đạo tròn không vượt quá 3g, g là gia tốc trọng trường?Cho biết vận tốc
của máy bay ở điểm này là 78 m/s.
b. Xác định trọng lượng biểu kiến của Dave ở vị trí đáy của quỹ đạo
tròn? Biểu diễn kết quả theo khối lượng thực của Dave.

Giải:
Độ lớn của gia tốc hướng tâm của Dave (của máy bay) là

𝑣2
𝑎𝑟 = 𝑟
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
Nên ta có bán kính quỹ đạo tròn
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH 𝑣2 𝑣2
𝑟= = = 210𝑚
𝑎𝑟 3,0𝑔
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 134
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑎𝑦 + 𝑔 σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33) VÍ DỤ 14
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑁(34)
Phân tích lực tác dụng lên Dave khi ở điểm dưới đáy của quỹ đạo
tròn được cho trong hình. Phân tích thành phần lực tác dụng lên
phương thẳng đứng y ta cóσ 𝐹𝑦 = 𝑁 − 𝑚𝑔 = 𝑚𝑎𝑦
Với 𝑎𝑦 là gia tốc hướng tâm = 3,0g thay vào ta có được trọng
lượng biểu kiến của Dave ở điểm này là

𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑔 + 𝑎𝑦 = 4,0𝑚𝑔

Tức là bằng 4 lần trọng lượng thực của Dave.

CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA


ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 135
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑚 𝑎𝑦 + 𝑔 σ 𝐹Ԧ = 𝑁 + 𝑚𝑔Ԧ = 𝑚𝑎Ԧ (33) Bài tập hiểu & áp dụng 13
𝑊 ′ = 𝑁 = 𝑁(34)

Cho một người có cân nặng 42,0 kg đi thang máy


từ tầng 15 xuống tầng 1. Thang máy có gia tốc a =
0,460m/s2. Hãy xác định trọng lượng biểu kiến
của người này khi

BÀI TẬP a. Người này đang ở tầng 15 bấm nút để thang


máy đi xuống tầng 1?
CÁC HỆ QUY CHIẾU (HỆ TỌA
ĐỘ)HỆ QUY CHIẾU QUÁN b. Thang máy đang đi chậm khi xuống gần tầng
TÍNH & LỰC QUÁN TÍNH
1?
CHUYỂN ĐỘNG TRONG
THANG MÁY
TRỌNG LƯỢNG BIỂU KIẾN
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 136
• LỰC HẤP DẪN: như trên
• LỰC MA SÁT: như trên

CÁC LOẠI LỰC • LỰC ĐIỆN TỪ: học trong phần điện từ
• LỰC TƯƠNG TÁC MẠNH TRONG HẠT NHÂN: học trong vật lý hạt nhân
• LỰC TƯƠNG TÁC YẾU TRONG HẠT NHÂN: học trong vật lý hạt nhân

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 137
Định luật HOOKE và lò xo lý tưởng: Robert Hooke
(1635 – 1703) đã quan sát nhiều vật biến dạng và đã
đưa ra kết luận rằng: sự biến dạng về kích thước hay
hình học của vật thì tỷ lệ thuận với độ lớn của lực
gây ra biến dạng. Kết quả quan sát này được gọi là
định luật Hooke. Định luật Hooke này chỉ đúng
trong một vài giới hạn nào đó thôi. Ví dụ như áp
dụng cho việc bắn cung như trong hình thì định luật
Hooke chỉ đúng nếu ta tác dụng lực lên đến 80N.
CÁC LOẠI LỰC
Nếu như ta kéo với một lực lớn hơn thì sẽ làm đứt
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO
dây cung và định luật Hooke không còn đúng nữa.

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 138
Nhiều lò xo có thể được mô tả bởi định luật Hooke miễn sao các
lò xo này không bị kéo hoặc bị nén quá mức dẫn đến làm đứt gãy
lò xo.
Sự kéo hay sự nén tức làm chiều dài lò xo tăng lên hay giảm
xuống so với chiều dài tự nhiên của lò xo thì tỷ lệ với lực tác
dụng tại hai đầu của lò xo. Khi ta nói lò xo lý tưởng có nghĩa là
lò xo đó được mô tả bởi định luật Hooke và bỏ qua khối lượng
của lò xo, ta có định luật Hooke được biểu diễn như sau:

𝐹𝐻 = 𝑘∆𝑙 (37)

k: là độ cứng của lò xo và Δl là độ giãn hay độ nén của chiều dài

CÁC LOẠI LỰC lò xo; FH là độ lớn của lực tác dụng lên lò xo tại mỗi đầu của lò
xo.
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO
Theo đơn vị SI thì đơn vị của độ cứng lò xo k là (N/m).

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 139
Trong nhiều trường hợp ta quan tâm đến lực tác dụng của lò xo
lên vật tại mỗi đầu hơn là lực tác dụng lên lò xo. Nên theo định
luật 3 Newton lực mà lò xo tác dụng lên vật tại đầu nối thì có độ
bằng và có hướng ngược hướng với lực mà vật tác dụng lên lò
xo. Giả sử ta có lò xo lý tưởng nằm theo trục x có một đầu cố
định và một đầu thả tự do trên phương ngang như hình vẽ thì.
Chọn gốc tọa độ x = 0 tại vị trí lò xo có độ dài bình thường hay
còn gọi là vị trí cân bằng (tức là không bị kéo dãn hay bị nén lại).
Khi đó lực tác dụng của lò xo lên vật được gằn vào đầu tự do là

𝐹𝐻𝑥 = −𝑘𝑥 (38)


CÁC LOẠI LỰC
Dấu “ - ” cho biết lực đàn hồi có hướng ngược với hướng của x.
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 140
Đối với lò xo treo thẳng đứng ta chọn hệ trục theo phương thẳng
đứng và gốc tọa độ được chọn tại vị trí cân bằng giữa trọng
lượng vật treo và lực đàn hồi như trong hình. Ta không chọn gốc
tọa độ tại chiều dài tự nhiên của lò xò. Vì khi treo vật có khối
lượng m thì dưới tác dụng của trọng lực thì lò xo sẽ bị kéo xuống
đến vị trí mà có sự cân bằng giữa trọng lực và lực đàn hồi.
𝑚𝑔
𝐹𝑠 = 𝑘𝑑 = 𝑚𝑔 ⟹ 𝑑 = (39)
𝑘

Với d là độ giãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng.

Chọn trục x theo phương thẳng đứng chiều +x hướng lên thì lực
CÁC LOẠI LỰC đàn hồi lúc này là
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO 𝐹𝐻𝑥 = −𝑘 𝑥 − 𝑑 (40)

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 141
VÍ DỤ 15
Trong các cửa hàng bán vật liệu xây dựng, các loại đinh vít được
bán theo kg (theo trọng lượng). Một cân treo lò xo trong cửa
hàng như mô tả trong hình khi móc vào cân 24,0 N đinh vít thì lò
xo cân sẽ giãn một đoạn 4,8cm. Hỏi trên thang chia khối lượng
của cân nếu ta cân 1,0 N thì lò xo sẽ giãn bao nhiêu?Giả sử lò xo
trong cân là lò xo lý tưởng.
Giải:
Khi móc vào cân một trọng lượng 24,0N tức là ta tác dụng lên lò
xo một lực 𝐹𝑥 = +24,0𝑁 làm cho lò xo giãn một đoạn x = -
4,8cm, giả sử ta chọn trục x là theo phương treo lò xo và hướng +
hướng lên trên. Khi đó sử dụng định luật Hooke ta sẽ tìm được
độ cứng của lò xo, từ đây là tìm được độ giãn lò xo khi treo một
vật có trọng lượng là 1,0N.
𝐹𝑥 24,0𝑁
𝐹𝑥 = −𝑘𝑥 ⇒ 𝑘 = − = − = 5,0𝑁/𝑐𝑚
𝑥 −4,8𝑐𝑚
CÁC LOẠI LỰC Với lực tác dụng 1,0N ta có
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO 𝐹𝑥 1,0𝑁
𝑥=− =− = −0,2𝑐𝑚
𝑘 5,0𝑁
𝑐𝑚
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 142
Bài tập hiểu & áp dụng 14

Có một cách thông thường để đo độ cứng k của lò xo được minh


họa trong hình. Một lò xo được treo thẳng đứng và một vật có
khối lượng m được treo vào đầu dưới của lò xo, dưới tác dụng
của trọng lượng của vật thì lò xo sẽ giãn một đoạn d từ vị trí cân
bằng lúc đầu khi không treo vật.

a. Nếu lò xo giãn 2,0cm bởi vật treo có khối lượng 0,55kg hãy

BÀI TẬP xác định hằng số k của lò xo?

b. Nếu lò xò giãn một đoạn d = 5,0cm thì cần phải treo một vật
CÁC LOẠI LỰC có khối lượng bao nhiêu?

LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 143
Bài tập hiểu & áp dụng 14

Có một cách thông thường để đo độ cứng k của lò xo được minh


họa trong hình. Một lò xo được treo thẳng đứng và một vật có
khối lượng m được treo vào đầu dưới của lò xo, dưới tác dụng
của trọng lượng của vật thì lò xo sẽ giãn một đoạn d từ vị trí cân
bằng lúc đầu khi không treo vật.

a. Nếu lò xo giãn 2,0cm bởi vật treo có khối lượng 0,55kg hãy

BÀI TẬP xác định hằng số k của lò xo?

b. Nếu lò xò giãn một đoạn d = 5,0cm thì cần phải treo một vật
CÁC LOẠI LỰC có khối lượng bao nhiêu?

LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 144
VÍ DỤ 16
Cho hai vật có khối lượng m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi dây lý tưởng
không giãn và được vắt qua ròng rọc lý tưởng như trong hình. Nếu cho khốilượng
m1 = 26,0kg , m2 = 46,0kg, hãy xác định gia tốc của hai vật và lực căng của sợi
dây?

Giải:

Ta chọn hệ quy chiếu và phân tích các lực tác dụng lên vật m1 và m2 như trong hình.
Ta chọn chiều dương theo chiều chuyển động của các vật. Nên chiều + vật m1
hướng lên và vật m2 hướng xuống.
Phân tích các lực tác dụng lên vật m1 và áp dụng định luật 2 Newton ta có
σ 𝐹1𝑦 = 𝑇 − 𝑚1 𝑔 = 𝑚1 𝑎1𝑦 (v-1)

Phân tích các lực tác dụng lên vật m2 và áp dụng định luật 2 Newton ta có
σ 𝐹2𝑦 = −𝑇 + 𝑚2 𝑔 = 𝑚2 𝑎2𝑦 (v-2)

Do dây lý tưởng không giãn nên

CÁC VÍ DỤ & BÀI TẬP ÁP 𝑎1𝑦 = 𝑎2𝑦 = 𝑎𝑦 (v-3)

DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT Từ (v-1), (v-2) và (v-3) ta tính được gia tốc & lực căng dây
𝑚2 − 𝑚1
NEWTON 𝑎𝑦 =
𝑚2 + 𝑚1
𝑔

CÁC VÍ DỤ TỔNG KẾT 𝑇=


2𝑚1 𝑚2
𝑔
BÀI 2 𝑚2 + 𝑚1

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 145
VÍ DỤ 17

Ròng rọc treo hai vật trên mặt phẳng nghiêng: cho vật m1 =2,6kg
nằm yên trên mặt phẳng nghiêng có góc hợp với phương ngang
30° như trong hình. Một sợi dây lý tưởng không giãn nối vật m1
vắt qua ròng rọc lý tưởng nối vào vật m2 = 2,20kg ở cách mặt đất
một đoạn h = 2,00m như trong hình. Cho biết hệ số ma sát trượt
giữa vật m1 và mặt phẳng nghiêng là 0,180. Hai vật ban đầu đều
đứng yên hỏi:
a) Mất bao lâu để vật m2 đi xuống đến mặt đất?
b) Vẽ sơ đồ chuyển động cho vật m2 với khoảng chia thời gian
là 0,5s?
Giải:
CÁC VÍ DỤ & BÀI TẬP ÁP Ta chọn các hệ tọa độ cho vật m1 và m2 và phân tích các lực tác
DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT dụng lên hai vật như trong hình: N là phản lực, trọng lực của m1
NEWTON là m1g, và của m2 là m2g, fk là lực ma sát.

CÁC VÍ DỤ TỔNG KẾT


BÀI 2
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 146
Xét vật m1: Ta có
VÍ DỤ 17
Các lực trên phương y: σ 𝐹𝑦 = 𝑁 − 𝑚1 𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 0 (v-1)
Hay 𝑁 = 𝑚1 𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 (v-2)
Các lực trên phương x: σ 𝐹𝑥 = 𝑇 − 𝑚1 𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 − 𝑓𝑘 = 𝑚1 𝑎𝑥 (v-3)
Với lực ma sát: 𝑓𝑘 = 𝜇𝑘 𝑁 = 𝜇𝑘 𝑚1 𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 (v-4)
Thay (v-4)vào (v-3) ta có: σ 𝐹𝑥 = −𝑇 + 𝑚2 𝑔 = 𝑚2 𝑎𝑥 (v-6)
Từ (v-5) và (v-6) ta có
𝑇 = 𝑚2 𝑔 − 𝑎 𝑥

𝑇 − 𝑚1 𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 − 𝜇𝑘 𝑚1 𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝑚1 𝑎𝑥
Hay
𝑚2 𝑔 − 𝑎𝑥 − 𝑚1 𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 − 𝜇𝑘 𝑚1 𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝑚1 𝑎𝑥
𝑚2 − 𝑚1 𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝜇𝑘 𝑐𝑜𝑠𝜃
𝑎𝑥 = 𝑔 = 1,01𝑚/𝑠 2
𝑚1 + 𝑚2
a. Do vật m2 di chuyển một quãng đường là h với gia tốc ax với
lúc vật tốc đầu v0 = 0. Nên áp dụng cho vật chuyển động biến
CÁC VÍ DỤ & BÀI TẬP ÁP đổi đều ta có
DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT 1 2ℎ
NEWTON ℎ = ∆𝑥 = 𝑎𝑥 𝑡 2 ⇒ 𝑡 = = 2,0𝑠
2 𝑎𝑥
CÁC VÍ DỤ TỔNG KẾT b. Thay thời gian t với Δt = 0,5s ta tính được vị trí vật m2 và biểu
BÀI 2 diễn như trong hình.
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 147
Bài tập hiểu & áp dụng 15

Va li bị hư: Bánh xe vali của Nguyệt bị hư vì thế cô ta cột một dây


vào tay cầm của vali và kéo nó trên sàn trong sân bay như mô tả
tronghình. Sợi dây kéo tạo một góc với phương ngang là 40°, vali
có khối lượng 36,0kg và Nguyệt kéo một lực 65,0N. Hỏi

a. Độ lớn của phản lực của sàn nhà tác dụng lên vali là bao nhiêu?
b. Nếu hệ số ma sát trượt giữa sàn nhà và vali 𝜇𝑘 = 0,13, hãy tìm

BÀI TẬP lực ma sát tác dụng lên vali?


c. Xác định gia tốc của vali khi Nguyệt kéo đi với một lực 65,0N
ở góc kéo 40°?
CÁC VÍ DỤ & BÀI TẬP ÁP
DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT d. Nguyệt kéo vali ban đầu đứng yên hỏi sau bao lâu thì vận tốc
NEWTON vali hay tốc độ bước của Nguyệt đạt đên tốc độ 0,5m/s (đây là
CÁC VÍ DỤ TỔNG KẾT tốc độ đi bình thường)?
BÀI 2
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 148
Bài tập hiểu & áp dụng 16

Có một cách đơn giản để đo hệ số ma sát là đặt một vật trên một
mặt phẳng nằm nghiêng có góc hợp với phương ngang θ như trong
hình. Ta tăng góc nghiêng của mặt phẳng cho đến khi vật bắt đầu
trượt xuống. Chứng minh rằng bằng cách đo góc tới hạn θc mà làm
cho vật bắt đầu trượt xuống thì ta có thể xác định được hệ số ma
sát nghĩ của vật và mặt phẳng nghiêng?
HD: Chọ hệ tọa độ và ta phân tích lực tác dụng lên vật như trong
hình:
Xét trên x: σ 𝐹𝑥 = 𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 − 𝑓𝑠 = 𝑚𝑎𝑥 = 0 (b-1)
BÀI TẬP Xét trên y: σ 𝐹𝑦 = 𝑛 − 𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝑚𝑎𝑦 = 0 (b-2), n là phản lực.
Theo định nghĩa ta có lực ma sát fs : 𝑓𝑠 = 𝜇𝑠 𝑛 (b-3) Từ (b-1) và (b-
𝑛
CÁC VÍ DỤ & BÀI TẬP ÁP 2) ta có lực ma sát: 𝑓𝑠 = 𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 = 𝑛 𝑐𝑜𝑠𝜃 𝑠𝑖𝑛𝜃 = 𝑛𝑡𝑎𝑛𝜃 (b-4)
DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT Từ (b-3) và (b-4) ta có hệ số ma sát 𝜇𝑠 = 𝑡𝑎𝑛𝜃
NEWTON Như vậy khi ta tăng góc nghiêng đến giá trị θc mà bắt đầu làm cho
CÁC VÍ DỤ TỔNG KẾT vật trượt thì ma sát nghĩ giữa vật và mặt phẳng là lớn nhất khi đó ta
có hệ số ma sát nghĩ sẽ là 𝜇𝑠 = 𝑡𝑎𝑛𝜃𝑐
BÀI 2
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 149
Bài tập hiểu & áp dụng 17

Cho một vật nằm trên mặt phẳng nằm ngang có vận tốc đầu
200m/s. Nếu vật này đi được quãng đường 115m mới dừng lại, hãy
xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

Bài tập hiểu & áp dụng 18

cho một vật có khối lượng m1 nằm trên mặt phẳng nằm ngang
BÀI TẬP được nối với một vật có khối lượng m2 bằng sơi dây lý tưởng vắt
qua một ròng rọc lý tưởng như trong hình. Tác dụng lên m1 một
lực F có hướng hợp với phương ngang một góc θ như trong hình.
Cho biết hệ số ma sát giữa vật m1 và mặt phẳng nằm ngang là 𝜇𝑘 .
CÁC VÍ DỤ & BÀI TẬP ÁP Hãy xác định gia tốc của hai vật.
DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT
HD: hãy xem các hình chọn hệ tọa độ và phân tích lực từ đó xác
NEWTON định các lực tác dụng lên m1 và m2 trên các trục, từ đó tính được
CÁC VÍ DỤ TỔNG KẾT gia tốc
BÀI 2
9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 150
SƠ ĐỒ PHÂN
TÍCH LỰC
CHO MỘT SỐ
TRƯỜNG
HỢP

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 151
SƠ ĐỒ PHÂN
TÍCH LỰC
CHO MỘT SỐ
TRƯỜNG
HỢP

9 October 2021 CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA LĂNG 152
Bài 1: Một vật có khối lượng 3,0kg nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang.

BÀI 2 Nếu ta tác dụng lên vật này một lực 12,0N theo phương ngang thì vật bắt
đầu chuyển động.
a. Xác định hệ số ma sát nghĩ giữa vật và mặt phẳng?

BÀI b. Nếu ta đặt một vật có khối lượng 7,0kg lên trên vật 3,0 kg này hỏi ta
phải tác dụng một lực theo phương ngang là bao nhiêu để hai vật này
chuyển động?
Bài 2: Cho một con ngựa kéo xe trượt tuyết với xe trượt tuyết có khối

TẬP lượng m. con ngựa kéo xe trượt tuyết đi thẳng với tốc độ không đổi có độ
lớn là T.
a. Hỏi hợp lực tác dụng lên xe trượt tuyết?
b. Hệ số ma sát giữa xe trượt tuyết và mặt đường tuyết?
LỰC TIẾP XÚC

CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 153
LĂNG
Bài 3: Cho tấm biển hiệu có trọng lượng 200,0 N được treo bởi thanh
giằng và dây có lực căng dây T như trong hình. Bỏ qua khối lượng của
thanh giằng, lực tác dụng của thanh giằng lên tường theo phương ngang.
Hãy vẽ giãn đồ phân tích các lực tác dụng và tìm lực căng dây T?
Bài 4: Một ròng rọc được gắn vào trần nhà. Một cân lò xo A được gắn
vào tường bởi một sợi dây và gắn vào một sơi dây vắt qua ròng rọc nối
BÀI 2 vào một cân lò xo B và cân này được nối một vật có trọng lượng m =
120N như trên hình. Hãy cho biết giá trị đọc được trên các cân lò xo A và

BÀI B? Bỏ qua trọng lượng của các cân và ròng rọc.

TẬP
LỰC CĂNG DÂY
CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 154
LĂNG
Bài 5: cho một vật m1 = 3,0kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang được nối
với vật m2 = 2,0 kg bằng một sợi dây lý tưởng vắt qua một ròng rọc như
trong hình. Giả sử vật m1 trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng.
BÀI 2 a. Lúc đầu hai vật được giữ đứng yên sau đó sẽ thả ra, hãy xác định gia

BÀI tốc của hai vật khi thả ra?


b. Xác định vật tốc m1 sau 1,2s kể từ khi thả hai vật ra?
c. Vật m1 đi được một đoạn bao nhiêu sau 1,2s từ khi được thả ra?

TẬP Bài 6: Cho một quả bí 7,0kg được nối với một quả dưa hấu 10,0kg bằng
một sợi dây lý tưởng và được vắt quả ròng rọc trên hai mặt phẳng
nghiêng như trong hình. Bỏ qua ma sát của quả bí và dưa hấu với mặt
ÁP DỤNG ĐỊNH phẳng nghiêng hãy:

LUẬT 2 NEWTON a. Xác định gia tốc của dưa hấu và quả bí?
b. Giả sử lúc đầu giữ hai quả này đứng yên sau đó mới thả ra, hỏi sau
0,3s hai quả này đi dọc theo mặt nghiêng một đoạn bao nhiêu?
c. Hãy xác định tốc độ của quả dưa hấu sau khi thả ra 0,2s?

CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 155
LĂNG
Bài 7: Cho một hệ hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây lý tưởng vắt qua
một ròng rọc như mô tả trong hình. Cho vật m1 = 2,0kg, m2= 8,00kg trượt không
ma sát trên mặt phẳng ngang.
a. Tìm giá trị lực tác dụng Fx tác dụng lên vật m2 để gia tốc vật m1 = 2,0kg có

BÀI 2
hướng đi lên?
b. Tìm lực Fx để lực căng dây bằng 0?
c. Vẽ đồ thị của gia tốc theo lực tác dụng Fx với giá trị Fx từ -100N đến +100N?

BÀI TẬP Bài 8: Tarzan muốn đu dây qua sông. Anh ta đứng trên một tảng đá ở bờ sông cao
3,00m so với mực nước sông. Tarzan cầm sợi dây được cột vào một cành cây ở bờ
ÁP DỤNG ĐỊNH bên kia sông có độ cao so với mực nước sông là 8,00m như trong hình. Góc của
sợi dây hợp với phương thẳng đứng là 60°. Khi Tarzan đu dây qua sông giả sử lúc
LUẬT 2 NEWTON đầu anh ta đứng yên, không may khi góc của dây hợp với phương thẳng đứng còn
20° thì dây bị đứt.
a. Giả sử trọng lượng của Tarzan là 900N, xác định lực căng của sợi dây trước
khi dây bị đứt?
b. Tarzan có đáp an toàn sang bờ bên kia của sông không?

CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 156
LĂNG
2.1. Một ô tô tải có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 25
m/s thì tài xế phanh xe. Sau 10 giây vận tốc của xe là 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát.
a. Tính lực phanh xe.
b. Tính quãng đường xe đi được kể từ lúc bắt đầu phanh đến lúc xe dừng lại hẳn.
2.2. Cho một viên bi A chuyển động tới va chạm vào viên bi B đang đứng yên, với vận tốc của
viên bi A trước khi va chạm là 20 m/s, sau khi va chạm bi A tiếp tục chuyển động với phương
chiều cũ và có vận tốc là 10 m/s, thời gian xảy ra va chạm là 0,4 s. Tính gia tốc của viên bi A và
gia tốc của viên bi B. Biết khối lượng của viên bi A và B là 200 g và 100 g
2.3. Một xe khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 57,6 km/h thì gặp một dốc dài 50 m
cao 30 m. cho hệ số ma sát là 0,25 và g = 10 m/s2.
a. Tài xế tắt máy cho xe tự lên dốc. Xe có lên hết dốc không?
b. Tìm thời gian xe đi trên dốc.
c. Để xe lên hết dốc và dừng lại ở đỉnh dốc thì tài xế phải mở máy từ chân dốc. Tìm lực kéo của
động cơ?
2.4. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt ngang. Lấy g = 9,8 m/s2.
a. Nếu hệ số ma sát của mặt phẳng nghiêng là 0,3 thì gia tốc của vật khi trượt xuống dốc là bao
nhiêu?

BÀI 2
b. Tìm hệ số ma sát để vật đứng yên.
Đáp số: a) a = 2,36m/s2. b)  tg  0,58
2.5. Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt
một đoạn đường 20 m thì dừng lại. Hỏi:

BÀI TẬP a. Nếu xe chở hàng có khối lượng hàng bằng ½ khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao
nhiêu?
b. Nếu tốc độ của xe chỉ bằng ¼ lúc đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu? Cho lực hãm không
BÀI TẬP thay đổi.
Đáp số: a) s’ = 30 m; b. s’ = s /16 = 1,25 m
TỔNG HỢP
CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 157
LĂNG
BÀI 2

BÀI TẬP
BÀI TẬP
TỔNG HỢP
CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 158
LĂNG
BÀI 2

BÀI TẬP
BÀI TẬP
TỔNG HỢP
CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 159
LĂNG
BÀI 2

BÀI TẬP
BÀI TẬP
TỔNG HỢP
CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 160
LĂNG
BÀI 2

BÀI TẬP
BÀI TẬP
TỔNG HỢP
CƠ NHIỆT: BÀI 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - GV: TRỊNH HOA
9 October 2021 161
LĂNG

You might also like