You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


KHOA NGỮ VĂN ANH
THI GIỮA KÌ, HỌC KÌ I
NĂM HỌC : 2021-2022

TIỂU LUẬN

ĐỀ THI: Câu nói "Bứt dây động rừng" thể hiện nội dung nguyên lý
hay quy luật nào của phép biện chứng duy vật? Dựa trên nội dung nguyên
lý hoặc quy luật đó để giải thích, bình luận câu nói "Bứt dây động rừng".
Vận dụng nguyên lý hoặc quy luật vừa trình bày vào 1 sự việc cụ thể của
bản thân em.

Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ MINH THUẬN


...................................
Lớp : 2111DAI4704
....................................
MSSV : 2157011190
....................................
BÀI LÀM
Câu nói “Bứt dây động rừng” thể hiện nội dung nguyên lí về mối liên hệ
phổ biến. Bởi lẽ, theo nội dung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến phát
biểu “Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.” Theo đó, ta thấy mỗi liên hệ tác
động qua lại giữa “dây” và “ rừng” trong nói trên. Cụ thể là khi “bứt dây” thì
“rừng” sẽ “động”.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy
định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự
quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay
giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái
niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của
các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ
phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên
hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và
cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v… Câu nói “Bứt dây động rừng” một câu
thành ngữ khá nổi tiếng trong kho tàng văn học Việt Nam. Theo nghĩa đen
của câu nói này, ta có thể hiểu đó là một sợi dây nhỏ cũng có thể làm rung
động một cánh rừng. Còn với nghĩa bóng, câu nói này mang hàm ý rằng một
việc nhỏ cũng có thể tác động, ảnh hưởng tới một vật chất lớn hơn. Cái riêng
nhỏ có thể làm thay đổi cái chung to lớn. Như câu nói “một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ”. Một con ngựa hay nói cách khác một cá thể có vấn đề hay trục
trặc gì đó, thì ảnh hưởng ngay tới cả bầy ngựa hay cả tổ chức.
Tại sao nói câu thành ngữ “Bứt dây động rừng” thể hiện nội dung của
nguyên lí về mối liên phổ biến? Nhìn theo góc nhìn của triết học, câu nói
“Bứt dây động rừng” thể hiện sự tác động, liên hệ giữa 2 vật thể khác nhau.
Chúng vừa tồn tại độc lập, vừa tác động qua lại, vừa quy định, chuyển hoá lẫn
nhau. Chỉ với một sợi dây, cũng có thể động đến cả một cánh rừng bạt ngàn.
Ở đây, ta có thể thấy, sợi dây và cánh rừng là hai cá thể vật chất riêng biệt,
tưởng chừng như ko có mỗi liên quan nào với nhau. Nhưng chúng vẫn có thể
tác động qua lại với nhau. Sự rung chuyển của cánh rừng như là hệ quả của
việc “bứt dây” vậy. Xét theo thực tế, ta thấy có rất nhiều trường hợp tác động
qua lại giữa các vật chất như vậy, kể cả con người. Ví dụ như ta có thể thấy
ngay trong gia đình của mình. Khi ta bị bệnh, các thành viên khác trong gia
đình đều sẽ tập hợp lại lo lắng, chăm sóc, hỏi han ta, thậm chí có thể bỏ công
việc giang giở để ở bên săn sóc. Hay trong ở lớp học, một thành viên gặp trục
trặc hay có vấn đề gì trong nhiệm vụ của mình thì cũng có thể ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến độ chung của cả lớp. Điển hình như điểm thi đua hàng tuần của
lớp. Dù cho cả lớp có cố gắng được nhiều điểm tốt như thế nào, nhưng chỉ

2
cần một thành viên vi phạm nội quy thì điểm thi đua của cả lớp tuần ấy cũng
sẽ bị ảnh hưởng. Hay trong tự nhiên, một cái cây đổ xuống cũng có thể làm
mất nhàmột gia đình của chú chim nào đó.
Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng: “cái quyết định mối liên hệ, sự
chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên
(như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người”. Theo ý kiến của tôi, khía
cạnh này chỉ đúng với những trường hợp, quá trình được tác động theo cảm
giác hay cảm tính của con người là tác động ngoại lực, thuộc một hệ liên kết
khác. Sự tác động ấy, không phải là sự tác động giữa 2 vật chất, hiện tượng
mà nó đóng vai trò như sự tác động thứ 3. Còn về sự tác động của lực lượng
siêu nhiên thì hiện nay sự phát triển của khoa học vẫn chưa có lời giải thích rõ
ràng về vấn đề này, mà những thông tin ấy chỉ dựa trên cơ sở từ lời đồn, hay
từ người khác kể lại mà không có bằng chứng cụ thể, hay thậm chí là do
tưởng tượng của con người dựng lên. Một ví dụ điển hình là Thần thoại Hy
Lạp và truyền thuyết của những vị thần, ở đây chúng ta có thể lí giải lí do xuất
huyện của câu chuyện thần thoại này là do trong quá khứ, khi khoa học còn
chưa phát triển, con người thường quy những hiện tượng như mưa, bão, lũ
lụt,… là do có một thế lực siêu nhiên nào đó tạo ra, cụ thể ở đây là thần linh.
Ở hiện tại khoa học công nghệ đã và đang ngày càng phát triển, đã có rất
nhiều hiện tượng là được lí giải và chứng minh sáng tỏ trên cơ sở khoa học,
và tương lai chắc chắn sẽ có thêm nhiều hiện tượng khác nữa cũng được
chứng minh và làm sáng tỏ như vậy. Trái lại triết học duy vật biện chứng cho
rằng: “Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có
khác bao nhiêu, song chúng chỉ là những dạng khác nhua của một thế giới
duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất”. Theo tôi, đây là một nhận định đúng
đắn, bởi lẽ dù có tồn tại ở thể gì thì chúng vẫn chung quy lại là vật chất cùng
với những loại vật chất khác tồn tại trên hành tinh, hay lớn hơn là vũ trụ này.
Nói đơn giản, những gì tồn tại ở trong vũ trụ này đều có thể gọi chung là vật
chất, chúng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Đồng thời bên cạnh đó, cũng
có nhiều ý kiến về việc liệu các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau
không hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau. Theo quan điểm siêu hình, thì
chúng tồn tại tách biệt, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, hoặc chúng có liên hệ
với nhau song không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau. Trái lại, quan điển
biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn
tại độc lập, vừa quy định, vừa tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau. Theo
ý kiến của tôi, nhận định của quan điểm biện chứng là một quan điểm đúng và
khái quát nhất. Nó bao quát là đúng trên tất cả mọi trường hợp, và những quá
trình diễn ra trên thế giới này. Ví dụ, như con người trên trái đất, không đơn
giản là những cá thể riêng lẻ, độc lập tồn tại. Mà những người ấy gặp gỡ, tác
động lần nhau, thậm chí là chuyển hoá nhau, tạo nên những tổ chức, cộng
động và xã hội đông đảo.
Qua đây, ta có thể rút ra một số điều như sau. Thứ nhất, các vật chất, hiện
tượng luôn có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành một

3
thể thống nhất. Vì thế, một hiện tượng, hay tác động nhỏ cũng có thể tạo ra
một hiện tượng có sức ảnh hưởng lớn hơn. Như nhà toán học Edward Norton
Lorenz đã từng phát biểu: Con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc
xoáy ở Texas. Điều tiếp theo là, chúng ta khi nhìn nhận những vấn đề cần có
cái nhìn bao quát, khách quan và xa rộng, từ đó mới có thể đưa ra những nhận
định chuẩn xác nhất. Vì thế trước khi đưa ra một nhận định gì đó, ta cần phải
cẩn trọng thử nghiệm nhiều lần và đặt nhận định đó vào những trường hợp
khác nhau, sau đó mới đưa ra kết luận cuối cùng.
Trong trải nghiệm của bản thân tôi, cũng đã có nhiều lần tôi gặp những
hiện tượng, sự kiện liên quan đến nguyên lí này. Cụ thể như lúc tôi quyên góp
tiền từ thiện giúp đỡ bà con vùng lũ. Dù cho số tiền một mình tôi đóng góp
không nhiều, nhưng nhiều người cùng đóng góp, thì số tiền ấy sẽ càng lớn
hơn. Và dù số tiền tôi đóng góp không quá to lớn, nhưng nó có thể giúp đỡ
được bà con, những người đang khó khăn chống lại bão lũ, thiên tai. Ở đây,
số tiền của tôi quyên góp là cái riêng cái nhỏ, còn số tiền mà mọi người góp
lại là cái to lớm cái chung. Và nhờ cái to lớn cái chung này mà nhiều người
dân miền lũ được hỗ trợ, được giúp đỡ.

You might also like