You are on page 1of 24

PHÂN TÍCH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10 CHỦ ĐỀ

ĐỘNG LỰC HỌC

1. Vị trí, đối tượng của chủ đề


Động lực học là chủ đề thứ hai trong phần cơ học, nghiên cứu về quy luật của
lực. Tĩnh học là một phần của động lực học nghiên cứu trạng thái cân bằng của
các vật. Cơ sở của động lực học là những định luật Newton.
Trả lời cho những câu hỏi: Gồm có những lực nào? Cách tổng hợp và phân tích
các lực? Các định luật Newton phát biểu gì liên quan đến lực?
2. Xác định kiến thức trọng tâm bằng cách vẽ sơ đồ

ĐL I NEWTON
QUÁN TÍNH (2)
(1)

ĐL II NEWTON KHỐI LƯỢNG


3 ĐL NEWTON (1)
(3) (4)

ĐL III NEWTON LỰC VÀ PHẢN


(5) LỰC (6)

TRỌNG LỰC (7) TRỌNG TÂM (8) TRỌNG LƯỢNG (9)

NGHỈ (11)
LỰC MA SÁT
(10)
CÁC LỰC CƠ BẢN TRƯỢT (12)
ĐỘNG LỰC HỌC TRONG THỰC TIỄN (2) LỰC CẢN (13)

LỰC ĐÂY
LỰC NÂNG (14)
ARCHIMEDES (15)

LỰC CĂNG DÂY


(16)

TỔNG HỢP LỰC


HAI LỰC ĐỒNG QUY (18) TN THỰC HÀNH (19)
(17)

MOMENT LỰC MOMENT NGẪU LỰC


CÂN BẰNG LỰC, ĐK ĐỂ VẬT CÂN BẰNG (22)
(20) (21)
MOMENT LỰC (3)

HAI LỰC SONG


TN THỰC HÀNH (24)
SONG (23)
3. Phân tích một số kiến thức trọng tâm trong chủ đề
3.1. 3 định luật Newton:
3.3.1. Định luật I Newton
- Về mặt khoa học: quán tính đặc trưng cho sự cản trở của các đối tượng, gồm
những thay đổi với tốc độ hoặc hướng chuyển động
- Trình bày chương trình (SGK) => ghi khái niệm trong SGK
+ Kết nối tri thức: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển
động của vật,gọi là quán tính của vật. Do có quán tính mà mọi vật đều có
xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
- Định luật 1 Newton còn có tên gọi khác là định luật quán tính
+ Chân trời sáng tạo: Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động
của mình.Tính chất này được gọi là quán tính của vật
+ Cánh diều: Một vật không thể ngay lập tức thay đổi vật tốc mà luôn có
xu hướng duy trì trạng thái chuyển động hay đứng yên đang có,đặc điểm
này được gọi là quán tính
- Logic dạy học: Khái niệm quán tính (định luật I newton)
Xét hiện tượng xảy ra khi bạn đang ngồi trên một chiếc xe ô tô,khi chiếc xe bắt
đầu lăn bánh ,những người ngồi trên xe và bạn theo quán tính sẽ bị ngã về phía
sau và ngược lại khi xe phanh gấp và dừng lại thì mọi người lại bị chúi về phía
trước.Điều này xảy ra tương tự như khi xe quẹo sang trái hoặc sang phải
=> Lý giải cho hiện tượng vật lý này, định luật I newton chỉ ra rằng do bạn và
những người khác ngồi trên xe đều có quán tính.Chính vì vậy mọi người vẫn sẽ
giữ nguyên trạng thái chuyển động cũ.
Định luật I newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của bất cứ một lực nào
hoặc chịu tác dụng của các lực có tổng hợp lực bằng không thì vật đó sẽ giữ
nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên.
- Nhận xét: Khái niệm quán tính thực chất là định luật I newton nhưng trong các
bộ sách giáo khoa không trình bày trực tiếp định luật I newton mà giới thiệu về
lực và chuyển động
3.1.2. Định luật II newton:
- Về mặt khoa học: Vector gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác
dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực và tỉ
lệ nghịch với khối lượng của vật.

a⃗ =

F
hay a⃗ =
∑ ⃗F
m m
- Trình bày trong chương trình :(Sgk)
+ Kết nối tri thức:Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác lên vật.Độ
lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của
vật

- Xét về mặt toán học:

Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của các
lực đó: =
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.Khối lượng trong
định luật II newton còn được gọi là khối lượng quán tính.

+ Chân trời sáng tạo:


- Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ
thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì lực F trong biểu thức là
lực tổng hợp của tất cả các lực thành phần: ⃗F =⃗
F 1+ ⃗
F 2 +…
+ Cánh diều: Gia tốc của một vật có khối lượng không đổi tỉ lệ thuận với

độ lớn và có cùng hướng với hợp lực khác không tác dụng lên vật
- Nhận xét:
+ Sách chân trời sáng hình thành định luật II newton theo 2 thí nghiệm:
TN1: khảo sát mối liên hệ về độ lớn của gia tốc và độ lớn lực tác dụng
TN2: khảo sát mối liên hệ về độ lớn của gia tốc và khối lượng của vật→ Định
luật II newton
+ Bộ sách cánh diều :không cần làm thí nghiệm mà từ một ví dụ cụ thể đầu bài
và rút ra phát biểu về định luật II newton và công thức
+ Bộ sách kết nối tri thức: không cần làm thí nghiệm mà từ một ví dụ cụ thể đầu
bài và rút ra phát biểu về định luật II newton và công thức sau đó mới có ví dụ
minh họa ở mục sau
- Logic dạy học:
+ Phương pháp thực nghiệm(1):giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm
Các giai đoạn trong pp thực nghiệm:
GĐ1: Tạo tình huống vấn đề(sơ bộ chỉ ra mối quan hệ các đại lượng trong định
luật)
Lấy ví dụ thực tiễn chứng tỏ gia tốc tăng khi lực F tăng và khối lượng m giảm
GĐ2: Phát biểu vấn đề
Gia tốc a⃗ của vật có mối quan hệ với lực tác dụng và khối lượng theo quy luật
nào?
GĐ3: giải quyết vấn đề bằng thí nghiệm
Yêu cầu học sinh dự đoán
Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán
TN1: m=const =>kiểm tra a tỉ lệ nghịch với m
=>Kết luận:
GĐ4:Phát biểu định luật theo sách giáo khoa chọn và bài tập a⃗ =

F
hay a⃗ =
∑ ⃗F
m m
Mở rộng:
GĐ5:Vận dụng định luật:
(1) giải bài tập
(2) Giải thích hiện tượng thực tiễn
(3) Rút ra ý nghĩa m liên quan

+ Phương pháp lý thuyết (2) :giải quyết vấn đề bằng con đường lý thuyết
+ Phương pháp (3):Thông báo và kể chuyện lịch sử(Định luật coulomb,ĐL hấp
dẫn,ĐL Newton)
3.1.3. Định luật III newton:
• Về mặt khoa học
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác
dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này được gọi là hai lực trực đối.

F 12=−⃗
F 21
– Lực tác dụng giữa 2 vật là 2 lực trực đối có
– Cùng giá, ngược chiều
– Cùng độ lớn
– Khác điểm đặt
- Trình bày trong chương trình:(sgk)
+ Kết nối tri thức: Trong mọi trường hợp,khi vật A tác dụng lên vật B
một lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực.Hai lực này là
hai lực trực đối
+ Chân trời sáng tạo: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng
tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau có
cùng giá và có cùng độ lớn nhưng ngược chiều
+ Cánh diều: Khi hai vật tương tác, mỗi vật tác dụng một lực lên vật
kia,hai lực này ngược hướng và có độ lớn bằng nhau
Nhận xét:
+ Cánh diều:hình thành kiến thức chỉ dựa trên 2 định luật I và II để phát biểu
định luật III và không ghi biểu thức chứng minh
+ Kết nối tri thức và chân trời sáng tạo hình thành định luật III newton dựa vào
lực tương tác giữa hai vật bởi ví dụ đầu bài và rút ra phát biểu của định luật
- Logic dạy học:
Phương án 1: theo logic của chương trình (sách kết nối tri thức và chân trời sáng
tạo)
Phương án 2:
Phương pháp dạy học
CÁC GIAI NỘI DUNG
ĐOẠN
GĐ1. Làm xuất Tình huống: cho Hs làm thí nghiệm tương tác giữahai xe.
hiện vấn đề Xe A đứng yên, xe B chuyển động đến va chạm vào xe A.
GĐ2. Phát biểu Lực tương tác giữa hai vật có đặc điểm (độ lớn, điểm đặt)
vấn đề như thế nào?
HS: Thực hiện thí nghiệm.
Móc hai lực kế vào nhau, 1 tay giữ 1 lực kế, tay kia kéo lực kế
còn lại.
GĐ 3: Giải
quyết vấn đề
Xác định phương chiều, độ lớn, điểm đặt hai lực, từ đó rút
ra nhận xét.
Kết luận: Hai lực cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn và
khác điểm đặt.
- Nội dung định luật 3 NewTon
GĐ4. Kết luận
- Hai lực trực đối và đặc điểm của hai lực này.
GĐ5. Vận dụng - Giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn:
+ Các vụ va chạm trong giao thông
+ Ô tô chuyển động được trên đường
+ Kéo co ( có kẻ thắng, người thua),…
- Giải một số bài tập định tính liên quan.

3.1. Phân tích một số kiến thức trọng tâm trong tâm
3.1.3. Trọng lực, trọng lượng, khối lượng
- Về mặt khoa học: Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật, có
phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía của trái đất . Trọng lực được xác
định bằng cách tính khối lượng của vật với gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó.
Trọng lực sẽ có phương thẳng đứng và có chiều từ hướng về phía trái đất.
- Trình bày trong Chương trình (SGK):
+ KNTT:
a) Trọng lực:
- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gấy ra cho vật gia tốc
rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là vecto ⃗P
- Ở gần Trái Đất trọng lực có:
 Phương thẳng đứng.
 Chiều từ trên xuống.
 Điểm đặt gọi là trọng tâm của vật.
- Công thức của trọng lực:

P = m ⃗g
b) Trọng lượng:
- Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật:
- Công thức tính trọng lượng: P = mg

- Trọng lượng của vật có thể đo bằng lực kế hoặc cân lò xo. Hình 17.2
c) Phân biệt trọng lượng và khối lượng:
- Trọng lượng của một vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi
tự do thay đổi.
- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Vì vậy, khối lượng của một vật
không thay đổi thay đổi khi ta chuyển nó từ nơi này đến nơi khác.
+ CTST:
a) Trọng lực:
- Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật.
- Trọng lực có:
 Điểm đặt: tại một vị trí đặc biệt gọi là trọng tâm.
o Vị trí của trọng tâm phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng
của vật, có thể nằm bên trong vật (Hình 11.2a) hoặc bên
ngoài vật (Hình 11.2b)

 Hướng: hướng vào tâm Trái Đất.


 Độ lớn: P = mg
b) Trọng lượng:
- Khi một vật đứng yên trên mặt đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn của
trọng lực tác dụng lên vật
+ CD:
a) Trọng lực:
- Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật, đặt tại trọng tâm
của vật và hướng thẳng đứng từ trên xuống.
b) Trọng lượng:
- Ta lưu ý rằng vật rơi tự do chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Mỗi vật ở gần
bề mặt Trái Đất đều có gia tốc rơi tự do g. Vận dụng mối liên hệ giữa lực và
gia tốc, chúng ta có thể tính được trọng lượng, là độ lớn của lực gây ra gia
tốc rơi tư do của vật:
P = mg
c) Phân biệt trọng lượng và khối lượng:
- Khối lượng của một vật không thay đổi vì các nguyên tử, phân tử tạo nên
vật đó không thay đổi khi vật di chuyển đến các vị trí khác nhau.
- Khi vật ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất thì khoảng cách từ vật đến tâm
Trái Đất thay đổi nên lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật thay đổi, do
đó, trọng lượng của vật cũng thay đổi.
+ Nhận xét:
 Cả 3 sách đề nêu ra được đinh nghĩa của trọng lực, trọng lượng và công
thức tính độ lớn của trọng lực.
 Sách KNTT và CD nêu ra them được sự phân biệt của trọng lượng và
khối lượng.
- Phương pháp/Logic dạy học:
 Phương pháp 1: Nêu kiến thức trọng tâm trước sau đó đưa ra các thí
nghiệm để khảo sát lại những kiến thức này.
 Phương pháp 2: Đưa ra những thí nghiệm nhỏ để dẫn chứng vào kiến
thức trọng tâm.
Vận dụng: làm thí nghiệm và bài tập để có thể áp dụng vào thực tế giải thích
những ví dụ trong đời sống,...
3.1.4. Lực ma sát
• Về mặt khoa học:
- Ma sát nghỉ (hay còn được gọi là ma sát tĩnh) là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp
xúc mà vật này có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương
đối của chúng chưa thay đổi. Ví dụ như, lực ma sát nghỉ ngăn cản một vật định
trượt (chuẩn bị trượt nhưng vị trí tương đối vẫn chưa thay đổi nhiều - thay đổi
ít) trên bề mặt nghiêng. Hệ số của ma sát nghỉ, thường được ký hiệu là μt,
thường lớn hơn so với hệ số của ma sát động. Lực ban đầu làm cho vật chuyển
động thường bị cản trở bởi ma sát nghỉ.
- Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của vật này so với vật khác. Lực ma
sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật và phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc,
độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

• Trình bày trong Chương trình (SGK):


+ KNTT:
a) Lực ma sát nghỉ:
- Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, khi vật có xu
hướng chuyển động nhưng chưa chuyển động (Hình 18.1).

b) Lực ma sát trượt:


- Lực ma sát trượt là lực ma sát cản trở vật trượt trên bề mặt tiếp xúc (Hình
18.3).

- Hệ số ma sát trượt là µ (phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng cảu hai mặt
tiếp xúc)
- Công thức tính lực ma sát trượt: Fms = µ.N
+ CTST:
a) Lực ma sát nghỉ:
- Ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chịu tác dụng của một ngoại
lực có xu hướng làm vật chuyển động. Lực ma sát nghỉ triệt tiêu ngoại lực
này làm vật đứng yên.(Hình 11.4)

b) Lực ma sát trượt:


- Ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật trượt trên một bề mặt. Biểu
diễn trong hình 11.7.
- Lực ma sát trượt có điểm đặt trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề
mặt, phương tiếp tuyến và ngược chiều với chuyển động của vật.
- Độ lớn của lực ma sát trượt:
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ chuyển động của vật.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai bề mặt tiếp xúc.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc:
F=µ.N
- Hệ số ma sát trượt là µ là đại lượng không đơn vị (phụ thuộc vào vật liệu và
tình trạng cảu hai mặt tiếp xúc).
+ CD:
a) Lực ma sát nghỉ:
- Nếu một vật đứng yên trên một bề mặt nhưng có xu hướng trượt theo một
hướng nào đó thì lực ma sát sẽ tác dụng ngăn nó trượt theo hướng đó. Đây
là lực ma sát nghỉ.

a) Lực ma sát trượt:


- Nếu một vật đang trượt trên bề mặt của một vật khác thì lực ma sát tác dụng
ngược hướng với chiều chuyển động trượt đó, đây là lực ma sát trượt.
- Lực ma sát trượt có phương dọc theo bề mặt tiếp xúc và có ảnh hưởng rõ rệt
trong các hiện tượng như: kéo vật chuyển động trên một bề mặt, vật trượt
xuống dốc, xe vào khúc quanh hoặc trượt bánh, vật trượt xuống dốc.
- Lực ma sát trượt gần như không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc. Nếu một
viên gạch bị kéo trượt dọc theo mặt bàn phẳng, thì lực ma sát trượt là như
nhau cho dù viên gạch nằm hay đứng.
- Lực ma sát trượt tỉ lệ với lực ép vuông góc giữa các bề mặt lại với nhau.
Với vật chuyển động trên mặt phẳng ngang thì lực ép bằng trọng lượng.
Nếu kéo một chồng ba viên gạch dọc theo bàn thì lực ma sát lớn gấp ba
lần so với khi kéo một viên gạch. Như vậy, tỉ số độ lớn của lực ma sát
trượt Fms và độ lớn lực ép vuông góc N là không đổi.
- Tỉ số này được gọi là hệ số ma sát trượt và thường được kí hiệu bằng chữ
cái Hy Lạp µ (đọc là muy). Về mặt toán học
F ms
µ ¿
N
- Ta có:

Nhận xét:
 Cả 3 sách đểu nêu rõ sự xuất hiện và có hình ảnh minh họa đầy đủ về các
loại lực ma sát.
 Sách KNTT sẽ đi từ các thí nghiệm để đi vào kiến thức trọng tâm.
 Sách CTST sẽ đặc nặng phần kiến thực và không có thì nghiệm minh
họa.
 Sách CD sẽ nêu kiến thức trọng tâm trước sau đó nêu ra các ví dụ thực
tiễn đi kèm.
Phương pháp/Logic dạy học:
 Phương án 1: Dạy theo logic như sách KNTT và CTST, làm thí nghiệm
để hình thành kiến thức mới
 Phương án 2: Dạy theo logic như sách CD, cho trước khái niệm và các
công thức, sau đó dùng thí nghiệm để kiểm tra kiến thức.
Vận dụng: làm thí nghiệm và bài tập để có thể áp dụng vào thực tế giải thích
những ví dụ trong đời sống,...
3.1.5. Lực cản (của không khí hoặc nước ).
Về mặt khoa học:
- Lực cản là lực có độ lớn không đổi, có tác dụng cản trở chuyển động.
- Đơn vị tính: Newton (N)
Trình bày trong Chương trình (SGK):
+ Kết nối tri thức với cuộc sống:
- Chất lưu là thuật ngữ dùng để chỉ chất lỏng và chất khí.
- Mọi vật chuyển động trong chất lưu. Lực này ngược hướng chuyển động và
cản trở chuyển động của vật (Hình 19.1).

- Nhận xét: Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào hình dạng và
tốc độ của vật.
+ Chân trời sáng tạo:
- Khi chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung
(gọi chung là chất lưu), vật đều chịu tấc dụng của lực cản.
- Lực cản của chất lưu được biểu diễn bởi một lực đặt tại trọng tâm vật, cùng
phương và ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu. Lực cản
này phụ thuộc vào hình dạng vật.
+ Cánh diều:
- Khi một vật chuyển động trong môi trường không khí hoặc trong nước, có ma
sát giữa về mặt vật đố và môi trường. Ngoài ra, vật đó cũng dồn không khí hoặc
nước ra xung quanh khi nó di chuyển. Những hiệu ứng này tạo nên lực cản của
môi trường lên vật chuyển động.
- Lực cản luôn ngược hướng và có tác dụng cản trở chuyển động của vật. Có thể
giảm độ lớn lực cản của môi trường lên vật nết vật có hình dạng phù hợp.
Nhận xét:
 Cả ba bộ sách đều giới thiệu, nêu định nghĩa và những yếu tố tác động
đền lực cản.
 Sách KNTT sẽ đi từ các thí nghiệm để đi vào kiến thức trọng tâm.
 Sách CTST sẽ đưa ra kiến thức trọng tâm sau đó kèm theo những thí
nghiệm để kiểm chứng kiến thức ấy
 Sách CD sẽ nêu kiến thức trọng tâm đi kèm với những ví dụ trong thực
tiễn để bổ làm rõ rang hơn những kiến thức ấy
Phương pháp/Logic dạy học:
 Phương án 1: Dạy theo logic như sách KNTT, làm thí nghiệm để hình
thành kiến thức mới
 Phương án 2: Dạy theo logic như sách CCST và CD, cho trước khái niệm
và các công thức, sau đó dùng thí nghiệm để kiểm tra kiến thức.
Vận dụng: làm thí nghiệm và bài tập để có thể áp dụng vào thực tế giải thích
những ví dụ trong đời sống,...
3.1.6. Lực nâng, Lực đẩy Archimedes
Về mặt khoa học:
- Lực đẩy Archimedes (hay lực đẩy Ác-si-mét) là lực tác động bởi một chất
lưu (chất lỏng hay chất khí) lên một vật thể nhúng trong nó, khi cả hệ thống
nằm trong một trường lực của Vật lý học (trọng trường hay lực quán tính). Lực
vật lý học này có cùng độ lớn và ngược hướng của tổng lực mà trường lực tác
dụng lên phần chất lưu có thể tích bằng thể tích vật thể chiếm chỗ trong chất
này.
Trình bày trong Chương trình (SGK):
+ Kết nối tri thức với cuộc sống:
- Khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí thì ngoài lực cản (của
không khí, của nước), vật còn chịu tác dụng của lực nâng.
- Lực đẩy Archimedes học ở môn Khoa học tự nhiên lớp 8 là trường hợp riêng
của lực nâng vật đứng yên trong chất lưu. Công thức tính lực đẩy Archimedes:
FA = p.g.V
Trong đó:
FA : lực đẩy Archimedes (N)
p: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3)
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

+ Chân trời sáng tạo:


- Một vật chìm trong nước hay chất lỏng nói chung đều chịu tác dụng của lực
nâng. Lực này gọi là lực đẩy Archimedes có đặc điểm như sau:
+ Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật có điểm đặt tại vị trí trùng với
trọng tâm của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, có phương thẳng đứng, có chiều
từ dưới lên trên, có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ:
FA = p.g.V (11.3)

+ Cánh diều:
- Áp suất chất lỏng hoặc chất khí tang theo độ sâu nên áp suất lên bề mặt dưới
của một vật lớn hơn áp suất lên mặt trên. Do đó, mỗi vật ở trong chất lỏng hoặc
chất khí đều chịu một lự nâng hướng lên trên. Lực nâng này được gọi là lực đẩu
Archimedes. Điểm đặt của lực này ở phần vật nằm trong chất lỏng hoặc chất
khí.

- Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của phần chất lỏng hoặc chất khí
mà vật bị chiếm chỗ.
Nhận xét:
 Cả ba sách đều nên ra lực đẩy Archimedes.
 Sách KNTT chỉ nêu ra công thức và nêu rõ từng đại lượng của lực đẩy
Archimedes
 Sách CTST nêu ra được định nghĩa, đặc điểm và công thức của lực đẩy
Archimedes.
 Sách CD chỉ nêu ra khái niệm đặc điểm của lực đẩy Archimedes và khái
niệm về độ lớn của lực đẩy Archimedes.
Phương pháp/Logic dạy học:
- Nếu ra định nghĩa rõ ràng về lực đẩy Archimedes và đưa ra công thức để tính
lực đẩy Archimedes.
3.2.5. Lực căng dây
Về mặt khoa học:
- Lực căng dây là một lực được tạo ra bởi một sợi dây, sợi cáp hay các vật thể
tương tự lên một hoặc nhiều vật khác. Bất cứ thứ gì khi được kéo, treo, trợ lực
hay đung đưa trên một sợi dây đều sinh ra lực này.
- Ký hiệu và đơn vị: Được ký hiệu là T và đơn vị tính là Niutơn, ký hiệu là N.
Trình bày trong Chương trình (SGK):
+ Kết nối tri thức với cuộc sống:
- Không đề cập.
+ Chân trời sáng tạo:
- Khi một sợi dây bị kéo căng, nó sẽ tác dụng lên hai vật gắn với hai đầu dây
những lực căng có đặc điểm:
+ Điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
+ Phương trùng với chính sợi dây.
+ Chiều hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợ dây.
- Với những dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở hai đầu dây luôn
có cùng một độ lớn.
* Lưu ý: Lực căng dây xuất hiện tại mọi điểm trên dây. Độ lớn của lực căng
dây được xác định dựa vào điều kiện cụ thể của cơ hệ.
+ Cánh diều:
- Lực căng dây xuất hiện khi dây bị kéo căng, có phương dọc theo dây, chiều
chống lại xu hướng bị kéo giãn.
- Lực đàn hồi của lò xo là lực căng của lò xo.
+ Nhận xét:
 Sách CTST nêu ra được sự xuất hiện của lực căng và nêu ra được đặc
điểm của lực căng dây.
 Sách CD dùng thí nghiệm để nêu ra sự xuất hiện của lực căng.
Phương pháp/Logic dạy học:
 Phương án 1: Dạy theo logic như sách CD, làm thí nghiệm để hình thành
kiến thức mới
 Phương án 2: Dạy theo logic như sách CTST, đưa ra ví dụ trong đời sống
từ đó đi vào kiến thức trọng tâm về lực căng dây.
Vận dụng: làm thí nghiệm và bài tập để có thể áp dụng vào thực tế giải thích
những ví dụ trong đời sống,...
3.2. Cân bằng lực, moment lực
3.3.1. Tổng hợp hai lực đồng quy :
- Về mặt khoa học: Hợp lực của 2 lực đồng quy là một một lực tác dụng vào cùng
một vật rắn, có tác dụng giống 2 lực thành phần.
- Trình bày trong chương trình sách giáo khoa:
+ Sách Kết nối tri thức : Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực
ấy.
• Về mặt toán học,ta có thể tìm hợp lực bằng phép cộng vecto:
• Tổng hợp lực trong 2 TH:
+ 2 lực cùng phương
+ 2 lực đồng quy đồng quy tuân- quy tắc hình bình hành
+ Sách Cánh diều:Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời
vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của những
lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực, các lực được thay thế gọi là các
lực thành phần.
• Xác định cách tổng hợp lực đồng quy trong các trường hợp :hai lực
cùng phương,hai lực vuông góc, hai lực tạo với nhau 1 góc bất kì

+ Sách chân trời sáng tạo: Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác
dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng giống hệt các lực ấy.
• Phép tổng hợp lực đồng quy tuân theo các quy tắc:
+ Quy tắc hình bình hành
+ Quy tắc tam giác lực
+ Quy tắc đa giác lực.
Nhận xét: 3 bộ sách đều có logic là đặt vấn đề và dẫn dắt để hình thành kiến
thức
- Sách Cánh diều chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt hoàn toàn chưa tổ chức được
thí nghiệm thực hành tổng hợp hai lực đồng quy bằng dụng cụ thực hành
- Sách KNTT và Chân trời sáng tạo tổ chức thực hiện được thí nghiệm thực hành
tổng hợp hai lực đồng quy bằng dụng cụ thực hành.(KNTT tách riêng 2
bài ,CTST gộp lại)
- Logic dạy học:
+ Phương án :Theo logic của chương trình ( theo sách CTST)
3.3.2. Momen lực:
- Về mặt khoa học: Mômen lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện tác
động gây ra sự quay quanh một điểm hoặc một trục của một vật thể. Nó
là khái niệm mở rộng cho chuyển động quay từ khái niệm lực trong
chuyển động thẳng.
• M = ⃗d∗⃗
Biểu thức moment lực: ⃗ F
- Trình bày trong chương trình sách giáo khoa:
+ Sách KNTT: Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng
cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh
tay đòn của nó:
M = F.d
Trong đó:
+ F là độ lớn của lực tác dụng (N)
+ d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và gọi là cánh tay đòn của lực
(m)
+ M là momen lực (N.m)
+ Sách CTST: Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng
cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn
của nó.
M= F.d
• Trong hệ SI, đơn vị của moment lực là N.m
+ Sách Cánh diều: Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một
lực là mômen của nó. Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực
với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá
của lực)
• Đơn vị của Mômen lực là niutơn.mét (N.m)

Nhận xét: Cả 3 bộ đều hình thành kiến thức dựa trên ví dụ đơn giản có liên
quan, đáp ứng yêu cầu cần đạt.
- Logic dạy học:
+ Phương án 1: Thực hiện theo logic của chương trình của 3 bộ sách
+ Phương án 2 : Mô tả thao tác dùng búa nhổ đinh,dùng cờ lê vặn ốc, chơi bập
bênh =>Lực nên đặt vào đâu để thực hiện các việc trên dễ dàng? Khi đó cánh
tay đòn (d) của lực lớn hay nhỏ?=>Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc những
yếu tố nào? Qua ví dụ trên, hãy cho biết Moment lực là gì? Đơn vị đo? Cách
xác định cánh tay đòn (d)?
3.3.2. Momen ngẫu lực :
- Về mặt khoa học:
+ Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng
tác dụng vào một vật được gọi là ngẫu lực vì nó là một hệ hai lực ngẫu nhiên,
tức là hai lực này không có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Hai lực này có cùng
độ lớn, cùng hướng và cùng tác dụng lên một vật. Tuy nhiên, hai lực này không
có quy luật tương đối với nhau. Do đó, ta gọi nó là ngẫu lực.
+ Momen ngẫu lực là hệ hai lực song song nhưng lại ngược chiều nhau. Nó
không phụ thuộc vào vị trí trục quay khi các trục quay nằm vuông góc với mặt
phẳng có ngẫu lực.
- Trình bày trong chương trình sách giáo khoa:
+ Sách KNTT: Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn
bằng nhau và cùng đặt vào một vật.
• Ngẫu lực tác dụng lên một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh
tiến. Moment của ngẫu lực M được xác định:
M = F1d1 + F2d2 hay M = F.d
• Trong đó F là độ lớn của mỗi lực, d là khoảng cách giữa hai giá của lực,
gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực.
+ Sách CTST: Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau
và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
Dưới tác dụng của ngẫu lực, vật sẽ quay quanh trục.
Moment của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay và luôn có giá trị:
M = F1.d1 + F2.d2 = F.(d1 + d2) = F.d
Trong đó:
+ F là độ lớn của mỗi lực (N)
+ d là cánh tay đòn của ngẫu lực hay khoảng cách giữa hai giá
của hai lực hợp thành ngẫu lực (m)
+ Sách Cánh diều :
• Ngẫu lực là cặp lực thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tác dụng vào cùng một vật
- Song song, nhưng ngược chiều
- Có giá cách nhau một khoảng d
- Bằng nhau về độ lớn:
• Mômen ngẫu lực: Tác dụng làm quay của cặp lực này được gọi
là mômen ngẫu lực và có thể tính được bằng tổng các mômen
của mỗi lực đối với trục quay.
 - Nhận xét: Cả ba bộ sách đều đáp ứng theo yêu cầu cần đạt. Tuy
nhiên Sách CD và CTST đưa ra được câu hỏi dẫn dắt để hình thành kiến
thức ,Sách KNTT đưa ra khái niệm ,định nghĩa.
- Logic dạy học: Đặt vấn đề “Người lái xe cần tác dụng lực như thế
nào để quay vô lăng của ô tô=> Hình thành khái niệm ngẫu lực=>
Phân tích và đưa ra KN moment ngẫu lực.

4. Thí nghiệm và bài tập trong chủ đề Động lực học


a) Các thí nghiệm theo YCCĐ
Tên, loại Thí nghiệm YCCĐ Lưu ý trong DH
- Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử - Không có lưu ý
TN 1. TN Khảo sát mối dụng số liệu cho trước để rút ra
liên hệ giữa a và F, a và được a ~ F, a ~ 1/m, từ đó rút ra
m được biểu thức a = F/m hoặc F
= ma (định luật 2 Newton).
- Từ kết quả đã có, nêu được - Không có lưu ý
khối lượng là đại lượng đặc
TN 2. TN Khảo sát mối trưng cho mức quán tính của
quan hệ giữa khối lượng vật.
và mức quán tính của vật - Phát biểu định luật 1 Newton
và minh hoạ được bằng ví dụ cụ
thể.
– Thực hiện được dự án hay đề - Không có lưu ý
TN 3. TN Thực hành tài nghiên cứu ứng dụng sự tăng
ứng dụng sự tăng hay hay giảm sức cản không khí
giảm sức cản không khí theo hình dạng của vật.
theo hình dáng của vật
– Thảo luận để thiết kế phương - Không có lưu ý
TN 4. TN Thực hành án hoặc lựa chọn phương án và
tổng hợp hai lực đồng thực hiện phương án, tổng hợp
quy được hai lực đồng quy bằng
dụng cụ thực hành.
– Nêu được khái niệm moment - Có thể sử dụng
lực, moment ngẫu lực; Nêu bộ thí nghiệm
được tác dụng của ngẫu lực lên khảo sát quy tắc
TN 5. TN Khảo sát quy một vật chỉ làm quay vật. moment để dạy
tắc moment – Phát biểu và vận dụng được học.
quy tắc moment cho một số
trường hợp đơn giản trong thực
tế.
– Thảo luận để thiết kế phương - Không có lưu ý
TN 6. TN Thực hành án hoặc lựa chọn phương án và
tổng hợp hai lực song thực hiện phương án, tổng hợp
song được hai lực song song bằng
dụng cụ thực hành.

b) Bài tập
Dạng 1: Tổng hợp, phân tích lực
Công thức: F 2=F12 + F 22 +2 F 1 F 2 cosα
*Lưu ý: Nếu có hai lực, thì hợp lực có giá trị trong khoảng
¿ F 1−F2∨≤ F hl ≤∨F 1 + F 2∨¿

+ Phương pháp giải:


+) Bước 1: Tóm tắt đề, đổi đơn vị
+) Bước 2: Xác định mối quan hệ: Hai lực cùng chiều hay ngược chiều?
(Tổng hợp lực) / Phân tích 1 lực thành 2 hay nhiều lực sao cho tác dụng không
đổi (Phân tích lực). Áp dụng quy tắc hình bình hành và công thức:
2 2 2
F =F1 + F 2 +2 F 1 F 2 cosα

+) Bước 3: Giải các phương trình, tìm kết quả


+) Bước 4: Biện luận kết quả.
*Ví dụ: Cho ba lực đồng qui cùng nằm trên một mặt phẳng, có độ lớn F1 = F2 =
F3 = 20(N) và từng đôi một hợp với nhau thành góc 120° . Hợp lực của chúng
có độ lớn là bao nhiêu?

Ta có: ⃗F =⃗
F 1+ ⃗
F 2 +⃗
F3
Hay ⃗F =⃗
F 1+ ⃗
F 23
Trên hình ta thấy F 23 có độ lớn: F 23=2 F 2 cos 60 °=F 1
Mà F 23 cùng phương ngược chiều với F 1 nên F hl=0

Dạng 2: Bài toán động lực học ( Biết các lực để tính các đại lượng
động học: a, v, s, x,…)
- Công thức: 1. ⃗F =m ⃗a
2. ⃗
F 12=−⃗
F21
3. Chuyển động thằng đều: a=0
1 2
4. Chuyển động thẳng biến đối đều: s=v 0 t+ 2 a t ;
2 2
v=v 0 + at v −v 0=2as
- Phương pháp giải
+) Bước 1: Tóm tắt đề, đổi đơn vị
+) Bước 2: Phân tích các lực tác dụng => Chọn hệ quy chiếu và xác định
chiều chuyển động phù hợp ( chiều dương là chiều chuyển động )
+) Bước 3: Viết phương trình định luật II Newton cho vật / hệ vật
∑ ⃗F =m⃗a (¿)
+) Bước 4: Chiếu ( ¿ ) lên trục tọa độ để chuyển về pt đại số

{ ∑ F x =m a x
∑ F y =m a y ( ¿ 0 )
+) Bước 5: Giải phương trình
+) Bước 6: Biện luận kết quả, kết luận
*Ví dụ a: Một học sinh đẩy một hộp đựng sách trượt trên sàn nhà. Lực đẩy
ngang là 180 N. Hộp có khối lượng 35 kg. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là
0,27. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 9,8 m/s2.

Hộp chịu tác dụng của 4 lực: Trọng lực ⃗P, lực đẩy ⃗F , pháp tuyến ⃗
N , lực ma sát
trượt của sàn.
Áp dụng định luật II Newton theo hai trục tọa độ:
Ox: F x =F−F ms=m a x =ma
Oy: F y =N−P=m a y =0
F ms=μN

Giải hệ phương trình:


N=P=mg=35.9 , 8=343(N )
F ms=μN=0 ,27.343=92 , 6(N )
F−F ms 180−92 , 6 2
a= = =2 , 5 m/s
m 35
a=2 ,5 m/ s hướng sang phải
2

*Ví dụ b: Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc
α = 35° so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới của quyển sách
với mặt bàn là μ = 0.5. Tìm gia tốc của quyển sách. Lấy g = 9.8 m/s2.
Quyển sách chịu tác dụng của ba lực: trọng lực ⃗P, lực pháp tuyến ⃗
N , và
lực ma sát ⃗
F ms của mặt bàn.

Áp dụng định luật II Newton theo hai trục toạ độ.

Ox: F x =Psina−F ms=m a x =ma

Oy: F y =N−Pcosa=m a y =0
F ms=μN

Giải hệ phương trình ta được:

a = g. (sinα - μcosα) = 9.8.(sin35° - 0,50.cos35°)

⇒ a = l.6 m/s2, hướng dọc theo bàn xuống dưới

Dạng 3: Bài toán về quy tắc moment lực


Công thức: M =F .d
- Phương pháp giải:
+) Bước 1: Tóm tắt đề, đổi đơn vị
+) Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các đại lượng.
+) Bước 3: Giải các phương trình, tìm kết quả
+) Bước 4: Biện luận kết quả.
*Ví dụ: Thanh kim loại có chiều dài l khối lượng m đặt trên bàn nhô ra một
đoạn bằng 1/4 chiều dài thanh. Tác dụng lực có độ lớn 40N hướng xuống thì
đầu kia của thanh kim loại bắt đầu nhô lên, lấy g=10m/s2. Tính khối lượng của
thanh kim loại.
Tâm quay O. Lực F làm vật quay theo chiều kim đồng hồ, trọng lực P làm vật
quay ngược chiều kim đồng hồ.
M F =F . OB ; M P =P .OG
1
AB=BG=2 OB=¿ OB=OG= AB
4
Áp dụng quy tắc momen: M F =M P =¿ F .0 B=P . OG=mg. OG
=> m=4 kg

You might also like