You are on page 1of 3

1.Kính thực tế ảo là gì ?

Kính thực tế ảo (hay kính thực tại ảo – Virtual Reality Glasses) là thiết bị
dùng để mô phỏng lại phần không gian được xử lý bằng công nghệ máy tính
nhằm đem đến cho người nghe những trải nghiệm hình ảnh sống động như thật.
Công nghệ này thường được ứng dụng trong các hoạt động giải trí phổ biến
như chơi game hay xem phim. Hình ảnh và màu sắc đều như thật, mọi hành
động của người sử dụng đều được tương tác đến góc nhìn trong thực tế ảo, tạo
cảm giác vô cùng chân thật, phá bỏ mọi giới hạn thông thường. Người dùng sẽ
có cơ hội tương tác với các nhân vật ảo như đang chứng kiến ngoài thực tế. Đặc
tính nổi bật nhất của loại kính này là khả năng tương tác theo thời gian thực,
nghĩa là khi bạn di chuyển hay cử động thì không gian ảo hiển thị cũng tự động
biến đổi theo.
Kính thực tế ảo chia làm 2 loại:
 Sử dụng điện thoại gắn trực tiếp gắn lên kính: Giá thành thấp, sử dụng
chủ yếu để xem phim 2D, 3D hoặc chơi game 3D dành riêng cho kính.
 Kết nối với một thiết bị ngoại vi: Giá thường rất cao, thường dùng cho các
các bộ phim được chiếu bằng công nghệ 3D và các dự án xây dựng trên
mô hình 3D, các game thủ,...
2.Nguyên lý hoạt động của kính thực tế ảo
Hiện trên thị trường đang cung cấp đa dạng các loại kính thực tế ảo hoạt động
chủ yếu theo nguyên lý 3D “side by side”. Tức là sẽ chia màn hình hiển thị làm
đôi, tương ứng mỗi khung hình đáp ứng một mắt nhìn. Do đó, khi bạn sử dụng
kính thực tại ảo, hình ảnh trên cả hai khung hình sẽ hội tụ thông qua thấu kính
giúp hình ảnh kết nối với nhau tạo độ nổi như mô hình 3D chân thực. Nguyên lý
hoạt động này dựa trên lý thuyết hội tụ và phân chia điểm ảnh trên thấu kính
theo chương trình vật lý PTTH.
Hệ thống màn chiếu hình ảnh sử dụng cùng kính thực tại ảo cũng được đặt sát
tầm mắt hơn, thường chỉ khoảng từ 10 – 15cm nhưng khi đeo kính vào người
xem lại thấy hình ảnh ở xa hơn. Hiện tượng này là kết quả của nguyên lý hội tụ
điểm ở xa thấu kính.
Hiện nay để tăng tính tương tác và di động của người dùng với hình ảnh mô
phỏng trong môi trường ảo, các màn hình hiển thị đã được đưa vào điện thoại,
máy tính hay tivi. Đồng thời trên các thiết bị kính cũng được trang bị bộ phận
cảm biến vị trí (modun G-sensor) cho phép xử lý thông tin nhanh nhạy theo các
thao tác, cử chỉ quay trái, phải, lên, xuống của người xem.
3. Cấu tạo của kính thực tế ảo
Các loại kính thực tế ảo đều có cấu tạo tương đối giống nhau và khá đơn giản
bao gồm:
 Hệ thống giá đỡ: có thể điều chỉnh cự ly để điều chỉnh tiêu cự thấu kính,
tiêu cự giữa hai mắt mỗi người khác nhau, độ rộng màn hình điện thoại
hiển thị cũng khác nhau nên hệ thống điều chỉnh tiêu cự là rất cần thiết.
 Hệ thống thấu kính, với các kính thực tế ảo thông thường bao gồm 2 thấu
kính, đây là thành phần quan trọng nhất. Hình ảnh có rõ nét hay không,
không gian mô phỏng có sống động không phụ thuộc đến 95% vào thấu
kính. Do đó có thể nói chất lượng của kính thực tế ảo nằm ở thấu kính,
các kính loại rẻ tiền có thấu kính làm không tốt dẫn đến ảnh sau thấu kính
quá gần và không trung thực làm hoa mắt và mỏi mắt. (Kích thước chuẩn
của thấu kính là: đường kính 25mm – tiêu cự 45mm. Thấu kính có thể
được làm bằng nhựa, thủy tinh hoặc cao cấp hơn là bằng pha lê.)
 Hệ thống ốp mặt và đầu, hệ thống này gắn kính thực tế ảo ôm vào đầu,
các kính thực tại ảo có trọng lượng nhẹ và hệ thống ốp thiết kế tốt sẽ giúp
dùng kính lâu mà không mỏi cổ, đau đầu, gây nóng da mặt…Ốp mặt
thường được làm bằng các tấm mút bọc da.
4.Cấu tạo hệ thống thực tế ảo
Một hệ thống VR tổng quát bao gồm 5 thành phần: phần mềm (SW), phần
cứng (HW), mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó 3 thành phần
chính và quan trọng nhất là phần mềm (SW), phần cứng (HW) và các ứng dụng.
 Phần mềm: Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ
một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất
cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa
(modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Ví dụ như
các ngôn ngữ (có thể tìm miễn phí) OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D,
…hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop,…
Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo
hình và Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính
phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần
mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio,..). Sau đó phần mềm VR phải
có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của
đối tượng.
 Phần cứng: Chính là các thiết bị đầu nhằm tăng khả năng kích thích các
giác quan của người dùng để mô phỏng chân thực môi trường thực tại ảo.
Ví dụ các thiết bị đầu vào như tai nghe âm thanh nổi, cảm biến vị trí G-
sensor, điều khiển Bluetooth… và các thiết bị đầu ra như màn hình hiển
thị, bộ phản hồi cảm giác, xung lực, hệ thống kính.
5. Điều gì làm cho Thực tế ảo VR trở nên khác biệt?
Một hệ thống thực tế ảo thì tính tương tác, các đồ họa ba chiều thời gian thực
và cảm giác đắm chìm được xem là các đặc tính then chốt.
 Tương tác thời gian thực (real-time interactivity): có nghĩa là máy tính
có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người sử dụng và thay đổi
ngay lập tức thế giới ảo. Người sử dụng nhìn thấy sự vật thay đổi trên
màn hình ngay theo ý muốn của họ và bị thu hút bởi sự mô phỏng này.
 Cảm giác đắm chìm: là một hiệu ứng tạo khả năng tập trung sự chú ý
cao nhất một cách có chọn lọc vào chính những thông tin từ người sử
dụng hệ thống thực tế ảo. Người sử dụng cảm thấy mình là một phần của
thế giới ảo, hòa lẫn vào thế giới đó. VR còn đẩy cảm giác này “thật” hơn
nữa nhờ tác động lên các kênh cảm giác khác. Người dùng không những
nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D, điều khiển (xoay, di chuyển..) được đối
tượng mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Các nhà nghiên cứu
cũng đang tìm cách tạo những cảm giác khác như ngửi, nếm trong thế giới
ảo.
 Tính tương tác: có hai khía cạnh của tính tương tác trong một thế giới
ảo: sự du hành bên trong thế giới và động lực học của môi trường. Sự du
hành là khả năng của người dùng để di chuyển khắp nơi một cách độc lập,
cứ như là đang ở bên trong một môi trường thật. Nhà phát triển phần mềm
có thể thiết lập những áp đặt đối với việc truy cập vào những khu vực ảo
nhất định, cho phép có được nhiều mức độ tự do khác nhau (Người sử
dụng có thể bay, xuyên tường, đi lại khắp nơi hoặc bơi lặn…). Một khía
cạnh khác của sự du hành là sự định vị điểm nhìn của người dùng. Sự
kiểm soát điểm nhìn là việc người sử dụng tự theo dõi chính họ từ một
khoảng cách, việc quan sát cảnh tượng thông qua đôi mắt của một con
người khác, hoặc di chuyển khắp trong thiết kế của một cao ốc mới như
thể đang ngồi trong một chiếc ghế đẩy… Động lực học của môi trường là
những quy tắc về cách thức mà người, vật và mọi thứ tương tác với nhau
trong một trật tự để trao đổi năng lượng hoặc thông tin.
6.Ứng dụng của công nghệ Thực tế ảo VR
Tại các nước phát triển, chúng ta có thể nhận thấy VR được ứng dụng trong
mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc… và
đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu- Giáo dục- Thương mại-dịch vụ. Y học, du
lịch là lĩnh vực ứng dụng truyền thống của VR.
Bên cạnh các ứng dụng truyền thống ở trên, cũng có một số ứng dụng mới nổi
lên trong thời gian gần đây của VR như: giả lập môi trường game, tương tác
ảo. Khi đeo loại kính thực tế ảo, các game thủ sẽ thấy mình như được hòa mình
vào thế giới không gian 3D với góc nhìn rộng lên tới 110 độ, thật hơn rất nhiều
so với khi chúng ta ngồi trước màn hình máy tính với góc nhìn chỉ 45 độ. Bạn sẽ
cảm thấy choáng ngợp đặc biệt khi chơi các game nhập vai hay FPS.

You might also like