You are on page 1of 23

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

-------------------------------------

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

THỰC TẾ ẢO VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Nga

MSSV: 030238220136

Lớp: ITS329_231_1_D03

GVHD: Nguyễn Thị Thu Hà

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2023


i

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ........................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................v
I. Nội dung chính ....................................................................................................1
1. Khái niệm thực tế ảo - VR và lịch sử phát triển: .........................................1
1.1. Khái niệm thực tế ảo ................................................................................1
1.2. Lịch sử phát triển của VR .......................................................................2
2. Đặc tính của VR ..............................................................................................3
3. Ưu và nhược điểm ...........................................................................................3
3.1 Ưu điểm: ....................................................................................................3
3.2 Nhược điểm:..............................................................................................4
4. Cách thức hoạt động: ......................................................................................4
4.1. Chuyển động trong VR:...........................................................................4
4.2. Tốc độ khung hình và trường nhìn .........................................................6
4.3. Hiệu ứng âm thanh và âm thanh ............................................................6
5. Ứng dụng: ........................................................................................................6
5.1 Trong khoa học xã hội và tâm lý.............................................................6
5.2 Trong y học: ..............................................................................................9
5.3 Trong giáo dục:.......................................................................................10
5.4 Trong kinh doanh: .................................................................................11
6. Tiềm năng của công nghệ tại Việt Nam ......................................................12
6.1 Thực trạng trên thế giới và Việt Nam ..................................................12
6.2 Thách thức ..............................................................................................13
6.3 Giải pháp trong việc phát triển thực tế ảo ở Việt Nam ......................14
II. Kết luận ..........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................16
ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt

VR Virtual Reality Thực tế ảo

AR Aumented Reality Thực tế ảo tăng cường

VR - 32 Nitendo Virtual Boy

HTC Hãng máy điện thoại HTC

HTC Vive Kính thực tế ảo HTC

Post – traumatic stress Rối loạn căng thằng sau sang


PTSD
disorder chấn

3D 3 dimensions 3 chiều

CNTT Công nghệ thông tin

IT Information technology Công nghệ thông tin

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

XR Extended Reality Thực tế mở rộng

MR Mixed reality Thực tế hỗn hợp

FOV Field of View Trường nhìn

Tốc độ khung nhìn trên một


FPS Frames per second
giây
iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ


Hình 1.1 Công nghệ thực tế ảo VR ..........................................................................1
Hình 1.2 Lịch sử phát triển của VR.........................................................................2
Hình 4.1 Thiết bị kính thực tế ảo và găng tay ........................................................5
Hình 5.1 Điều trị bệnh nhân bằng công nghệ thực tế ảo .......................................7
Hình 5.2 Ứng dụng công nghệ trong thiền, yoga ....................................................8
Hình 5.3 Thực hành giải phẩu trong môi trường ảo..............................................9
Hình 5.4 Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục và đào tạo..................10
Hình 5.5 Khách hàng xem nhà 3D qua công nghệ thực tế ảo .............................11
iv

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn NCS Ths Nguyễn Thị Thu Hà – Giảng viên
khoa Hệ thống Thông tin Quản lý đã tận tình giảng dạy, chia sẻ nhiều kiến thức đến
sinh viên trong thời gian học. Mỗi buổi dạy của cô làm em đã hiểu hơn về ngành mình
học, định hướng trong học tập và rèn luyện tính kiên trì cho bản thân. Bên cạnh đó,
những kiến thức bổ ích mà cô chia sẻ là hành trang cho chặng đường đầu của em.

Sự hoàn thiện của bài tiểu luận nhờ một phần công lao giảng dạy của cô. Em vẫn
chưa có kinh nghiệm trong bài cũng như hạn chế nhiều mặt về kiến thức nên sẽ không
tránh khỏi sự thiếu thoát. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô, từ đó rút ra
bài học cho bản thân ở những bài tiểu luận tiếp theo. Cuối cùng, em gửi lời chúc sức
khỏe đến cô và thành công, hạnh phúc trên chặng đường tới.
v

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta nhận thấy sự phát triển đáng kinh
ngạc của nhân loại. Bắt đầu từ cơ khí hóa, động cơ điện đến kỷ nguyên máy tính và
tự động hóa. Khi con người đã thỏa sức bước ra vũ trụ để khám phá thì chúng ta lại
có mong ước được phiêu lưu trong một thế giới kỳ diệu, học hỏi những kiến thức mới
mẻ, hay chữa lành những vết thương tâm lý. Ngày nay, thực tế ảo (VR – Virtual
Reality) trở thành xu hướng mà công nghệ 4.0 đang hướng tới trong thời đại số hóa,
nhằm biến mọi tưởng tượng thành hiện thực, đưa con người đến tầm cao mới của sự
sáng tạo và kiến thức. Nó như là một công cụ mạnh mẽ để mở rộng khả năng của con
người, tạo ra những trải nghiệm độc đáo, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
và mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn có những
thách thức như chi phí cao, thiếu nội dung chất lượng… Việt Nam sẽ không tránh
khỏi những thách thức trong hành trình chạm đến công nghệ này. Đó là lý do, em lựa
chọn đề tài “Thực tế ảo và Tiềm năng phát triển ở Việt Nam”. Trong bài tiểu luận
này, em muốn tìm hiểu rõ về thực tế ảo, xem cách nó hoạt động, tình trạng của công
nghệ này trên thế giới; thách thức và giải pháp cho Việt Nam, tiềm năng phát triển
của công nghệ thực tế ảo ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
1

I. Nội dung chính


1. Khái niệm thực tế ảo - VR và lịch sử phát triển:
1.1. Khái niệm thực tế ảo
Thực tế ảo VR (Virtual Reality) là môi trường 3D mô phỏng cho phép người
dùng khám phá và tương tác với môi trường ảo xung quanh theo cách gần
giống với thực tế ảo khi nó được cảm nhận thông qua các giác quan của người
dùng. Môi trường được tạo bằng phần cứng và phần mềm máy tính, mặc dù
người dùng cũng có thể cần phải đeo các thiết bị như mũ bảo hiểm hoặc kính
bảo hộ để tương tác với môi trường. Người dùng càng có thể đắm mình sâu
hơn trong môi trường VR và ngăn chặn môi trường xung quanh vật lý của họ
thì họ càng có khả năng tạm dừng niềm tin của mình và chấp nhận nó là có
thật, ngay cả khi nó có bản chất là ảo (Cúc, 2023).

Nguồn: Hank Tucker (2023)


Hình 1.1 Công nghệ thực tế ảo VR
2

1.2. Lịch sử phát triển của VR

Nguồn: György Molnár (2016)


Hình 1.2 Lịch sử phát triển của VR

- Năm 1968: Ivan Suther và học trò của ông đã tạo ra màn hình VR/AR gắn trên
đầu đầu tiên (Sword of Damocles) kết nối với máy tính. Thiết bị này trông
cồng kềnh và nặng, đồ họa do máy tính tạo ra là những căn phòng và đồ vật
có khung dây rất thô sơ (vrs.org, nd).
- Năm 1991 - trò chơi điện tử VR lần đầu xuất hiện, người chơi sẽ đeo một bộ
kính VR và chơi trên máy game với hình ảnh 3D lập thể sống động. Chúng có
thể được kết nối mạng để có thể trải nghiệm trò chơi nhiều người (vrs.org, nd).
- Năm 1995 - Nintendo Virtual Boy (VR - 32): bước tiến mới với sự ra đời của
máy chơi game 3D, song gặp thất bại về mặt thương mại. Công nghệ không
đạt được sự chấp nhận với người tiêu dùng vì chất lượng kém và các vấn đề
khác (vrs.org, nd).
- Năm 2010 đến nay: sự phát triển của công nghệ điện tử và đồ họa máy tính đã
đưa VR trở lại thế giới công nghiệp giải trí. Dấu mốc quan trọng trong lịch sử
VR với sản phẩm Oculus Rift được giới thiệu năm 2012 và nhanh chóng phổ
biến trên toàn cầu. Nhiều công ty khác nhau như HTC và Sony cũng tham gia
3

vào thị trường với các sản phẩm như HTC Vive và PlayStation VR (vrs.org,
nd).
2. Đặc tính của VR
- Tính tương tác
Tính tương tác của công nghệ thực tế ảo mang lại là cực kỳ quan trọng cho
người dùng. Bạn có thể đi đến 1 nơi nào đó, xem và quan sát 1 sự kiện mà
không cần có mặt, bạn có thể ngước nhìn xung quanh mà không phải sử dụng
nhiều năng lượng ở não để xử lý nếu bạn đang xem 1 tấm ảnh. Các hiệu ứng
âm thanh kèm theo giúp cho khả năng tiếp thu của bạn tăng hơn 30%, các chi
tiết thông tin bạn hấp thu thông qua các giác quan tăng hơn 23% so với cách
bạn thu thập thông tin bình thường thông qua sách báo hoặc audio. Ngoài ra,
công nghệ thực tế ảo giúp cho bạn và nhiều người có thể cùng 1 lúc trải nghiệm
các tình huống mà nếu thực tế chỉ có thể 1 người tiếp cận như trong phẫu thuật
ý tế (Nhân, 2020).
- Tương tác thời gian thực
Công nghệ thực tế ảo 360 đưa ta vào không gian thực tế trên một thời gian
thức tế. Bạn có thể cùng bạn bè xem một trận bóng mà các cầu thủ hiển thị
trước mặt bạn dưới dạng 3D, các chuyển động và âm thanh bạn có thể cảm
nhận như đang ở sân vân động (Nhân, 2020).
- Cảm giác đắm chìm
Là thế mạng của công nghệ thực tế ảo, làm cho người xem không thể thoát
khỏi khi họ đã trải nghiệm công nghệ này. Bởi bị lôi cuốn bởi các chi tiết, âm
thanh sống đông, các chuyển động thực tế và bạn không thể cảm hận được
rằng đây là thế giới ảo nếu bạn chưa thoát được trải nghiệm này. Khả năng mê
hoặc có sự thuyết phục cao gấp 5 lần so với các dữ liệu thô (Nhân, 2020).
3. Ưu và nhược điểm
3.1 Ưu điểm:
- Khám phá các địa điểm mà không thực sự ở đó bằng cách tạo ra môi trường
tưởng tượng một cách sống động với sự trợ giúp của công nghệ (Cúc, 2023).
4

- Hệ thống giáo dục được cải tiến: việc học dựa trên sách giáo khoa được thay
thế bằng cách học mới nhờ các thiết bị thực tế ảo. Người học có thể nhìn thấy
hình ảnh được tạo ra từ lý thuyết, kích thích sự quan tâm, phân tích nghiên cứu
của người học (Cúc, 2023).
- Người dùng có thể sử dụng thực tế ảo để tạo dựng một thế giới khác nhằm
thỏa sức sáng tạo của bản thân.
- Trợ giúp trong việc đào tạo: rất nhiều người không có kỹ năng trong các lĩnh
vực công việc khác nhau có thể được đào tạo trong môi trường ảo. Chẳng hạn
như việc huấn luyện quân đội trong chiến trường ảo…
- VR cung cấp một phạm vi rộng rãi các trải nghiệm giải trí, từ chơi game đến
xem phim 360 độ, giúp giảm căng thẳng và thư giãn.
3.2 Nhược điểm:
- Giá cả: Các thiết bị VR chất lượng cao vẫn có giá khá cao, khiến cho chúng
không là lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người.
- Mất môi trường thực tại: sử dụng công nghệ VR trong thời gian dài có thể dẫn
đến cảm giác cô lập khỏi thế giới thực, rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
- Thực tế ảo làm thay đổi cách mọi người tương tác và thậm chí hoạt động như
một tổng thể, với tư cách là một xã hội.
- Rủi ro an toàn: người dùng VR có thể không nhận biết hoàn toàn môi trường
xung quanh họ, dẫn đến tai nạn nếu họ không cảnh giác.
- Thiết bị cồng kềnh: các thiết bị cần phải đeo trên mình hoặc được gắn vào một
máy tính, điều này có thể khiến người dùng cảm thấy bất tiện.
- Gây buồn nôn và mệt: một số trường hợp sau khi trải nghiệm trong thời gian
dài, họ có cảm giác chóng mặt và mệt.
4. Cách thức hoạt động:
4.1. Chuyển động trong VR:
Người dùng sẽ có thể di chuyển xung quanh cảnh quan, nhặt và sử dụng các đồ
vật cũng như nhìn cung quanh theo dõi mọi hướng trong khi môi trường phản ứng
đồng bộ hoàn hảo với những chuyển động đó (Cúc, 2023).
5

Các tính năng theo dõi trong tai nghe VR cho phép người dùng khám phá môi
trường ảo bằng cách sử dụng ba hoặc sáu bậc tự do. Điều này liên quan đến thực
tế là có tổng cộng sáu cách khác nhau để theo dõi chuyển động của một đối tượng
nhất định trong không gian nhân tạo. Đó là:
- Ba bậc tự do theo dõi chuyển động dựa trên các trục X, Y và Z. Chúng có thể
được gọi là cao độ, ngáp và lăn.
- Ba bậc tư do cho chuyển động tịnh tiến dọc theo các trục đó. Điều này được
hiểu là di chuyển lên hoặc xuống, trái hoặc phải và tiến hoặc lùi.
Bằng cách sử dụng từ kế, cảm biến con quay hồi chuyển và gia tốc kế tích hợp
trong tai nghe, cũng như đôi khi là cảm biến bên ngoài, công nghệ VR có thể theo
dõi chuyển động của cơ thể bạn dọc theo các bậc tự do này. Điều này cho phép
bạn cảm thấy như thể bạn đang thực sự di chuyển và tương tác với một môi trường
hoàn toàn nhân tạo. Sự kết hợp giữa tính tương tác của môi trường và khả năng
phản ứng với các chuyển động của bạn là một trong những cách chính mà VR
khiến bạn cảm thấy như thể bạn đang thực sự ở đó (Cúc, 2023).

Nguồn: Reddit (2020)


Hình 3.1 Thiết bị kính thực tế ảo và găng tay
6

4.2. Tốc độ khung hình và trường nhìn


Để chúng ta có trải nghiệm chân thực trong thế giới ảo thì VR trang bị một FOV
cho người dùng ở khoảng 180 độ. Điều này đủ tốt để đánh lừa tâm trí của chúng
ta. Trải nghiệm của chúng ta cũng phụ thuộc một phần vào tốc độ khung hình của
những gì bạn nhìn thấy. Đây là tốc độ mà mặt bạn tiếp xúc với hình ảnh mới, được
tính bằng khung nhìn trên giây (FPS). Mắt người có thể phát hiện khoảng 1.000
FPS, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó được não diễn giải. Các kỹ sư VR đã
phát hiện ra rằng bất kỳ trải nghiệm nào dưới 60 FPS đều có xu hướng khiến người
dùng mất phương hướng hoặc buồn nôn. Vì vậy, trong tương lai, hầu hết các công
nghệ VR đều nhắm đến mục tiêu đạt được khoảng 120 FPS để tạo ra trải nghiệm
mượt mà hơn (Cúc, 2023).

4.3. Hiệu ứng âm thanh và âm thanh


Âm thanh trong không gian VR sẽ được truyền đến tai bạn theo kiểu 360 độ. Nó
có thể tái tạo âm thanh phát ra từ nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn như nếu có
điều gì đó xảy ra từ bên trái của bạn thì âm thanh sẽ phát ra bên trái nhiều hơn,
vang vọng đến tai bạn. Tương tự như các hướng khác hoặc bất kỳ nơi nào trong
môi trường của bạn. Khi bạn nhận được tín hiệu từ những âm thanh đó thì bạn có
thể quay đầu theo hướng đó và nhìn thấy sự vật hay hiện tượng phát ra âm thanh
(Cúc, 2023).

5. Ứng dụng:
5.1 Trong khoa học xã hội và tâm lý
Công nghệ thực tế ảo giúp ích trong việc điều trị tâm lý nhờ việc tạo ra các môi trường
mô phỏng có tính chân thực cao, tạo ra các tương tác với bệnh nhân trong quá trình
họ đắm chìm vào thế giới ảo. Sự kết nối giữa nhà trị liệu với bệnh nhân có thể gia
tăng nếu tham gia tư vấn đúng thời điểm (Wikipeida, 2023). Dưới đây là một số cách
thức điều trị tâm lý của VR.
- Điều trị rối loạn lo âu và các ám ảnh sợ hãi
7

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Southern California về việc ứng dụng
công nghệ thực tế ảo trong điều trị tâm lý cho thấy, nhiều người mắc chứng lo âu
xã hội cảm thấy trò chuyện với nhà trị liệu ảo họ có thể trung thực, thoải mái hơn
khi thừa nhận những lỗi lần, nỗi sợ hãi hay khiếm khuyết của bản thân. Virtual
Reality có thể kích thích sự tương tác của bệnh nhân, họ có thể chủ động giao tiếp
với các đối tượng ảo mà họ thấy. Ngoài ra, công nghệ này xây dựng được môi
trường “giả lập” có chứa nỗi sợ hãi của người bệnh để họ tiếp cận một cách an
toàn nhất (Thủy, 2023).

Nguồn: Prostock-Studio
Hình 4.1 Điều trị bệnh nhân bằng công nghệ thực tế ảo

- Điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
VR sẽ tái hiện được các tình huống gây ám ảnh, căng thẳng mà không bắt buộc
người bệnh tự tưởng tượng, điều này có thể giảm việc họ phải ghi nhớ lại các trải
nghiệm đau thương trong quá khứ. đồng thời nó cũng cho phép nhà trị liệu hay
bác sĩ tâm lý có thể ghi chép, đo lường và tổng hợp các kết quả để hướng tới các
biện pháp điều trị tốt hơn (Thủy, 2023).
8

- Điều trị Anhedonia và trầm cảm


Anhedonia là hội chứng mà người bệnh không cảm nhận được niềm vui bình
thường như những người khác. VR đưa người bệnh vào môi trường thoải mái, dễ
chịu nhất và giúp họ học cách lên kế hoạch để tham gia vào các hoạt động tích
cực, thú vị. Từ đó dần lấy lại niềm vui và sự hứng thú (Thủy, 2023).

Nguồn: simbiothy (2018)


Hình 5.5 Ứng dụng công nghệ trong thiền, yoga

- Điều trị tâm lý thông qua liệu pháp thiền


Thiền đòi hỏi độ tập trung rất cao, tâm trí cần được thanh lọc. Tuy nhiên, không
phải ai cũng có thể thực hành hiệu quả. Trong trường hợp này, chúng ta có thể sử
dụng VR như một công cụ hỗ trợ, tạo ra một môi trường ảo tách biệt hoàn toàn
với thực tế, hình ảnh và âm thanh mang tính thống nhất, cực kỳ phù hợp với không
gian thiền định. Khả năng tập trung của người được thiền trong không gian ảo sẽ
tốt hơn (Thủy, 2023).
9

5.2 Trong y học:


Việc sử dụng công nghệ hình ảnh VR và 3D trong y học không mới, vì từ nhiều năm
trước, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng hệ thống cơ quan nội tạng của bệnh nhân
thành hình chiếu 3D nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong nghiên cứu và thực hành. Công
nghệ VR ngày nay đã phát triển hơn nữa khi được dùng để giả lập các ca phẫu thuật
đặc biệt phức tạp, yêu cầu bác sĩ phải lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi thực hiện, giảm
thiểu rủi ro trong lúc mổ. Bên cạnh đó, công nghệ VR còn được chứng mình là làm
giảm lo lắng ở bệnh nhân ung thư đang được truyền hóa chất. Các bác sĩ đã ứng dụng
bằng cách cho bệnh nhân chơi những trò chơi VR thiết kế riêng để điều hòa và cân
bằng cảm xúc trong khi đang tiến hành thủ thuật (San, 2020).

Nguồn: Dave Fornell (2020)


Hình 5.6 Thực hành giải phẩu trong môi trường ảo

Ứng dụng khác của thực tế ảo đang được sử dụng trong các quy trình hồi phục chức
năng với những người già được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer, mang lại cho những
người bệnh nhân cao tuổi này cơ hội mô phỏng những trải nghiệm thực tế mà họ
10

không thể trải nghiệm do tình trạng hiện tại của họ. Ngoài ra, công nghệ này có bước
tiến trong điều trị bệnh nhân thiếu hụt nhận thức bằng các chẩn đoán thần kinh…
5.3 Trong giáo dục:
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công
nghệ VR trong ngành giáo dục là vô cùng thiết thực và cần thiết. Công nghệ thực tế
ảo này góp phần đem đến nhiều phương thức dạy học hoàn toàn mới mẻ, sinh động,
và trực quan, giúp cho việc học đối với học sinh cũng trở nên hứng thú và thú vị hơn.
Ngoài ra, công nghệ còn giúp nhà trường tiết kiệm được chi phí và tiết kiệm được cả
thời gian và công sức của học sinh (Linh, 2023).

Nguồn: School Specialty (2018)


Hình 5.7 Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục và đào tạo

Ứng dụng công nghệ VR vào trong giáo dục sẽ mang lại cho học sinh cách tiếp cận
thực tế nhanh chóng, dễ hiểu, phong phú hơn nhiều so với việc việc học truyền thống
thông qua sách vở, tài liệu, hình ảnh và video. Người học có nhiều cơ hội hơn để
được tương tác và tiếp cận để khám phá sâu rộng, hiểu rõ hơn về bài học điều này
giúp người học vừa cảm thấy thú vị vừa dễ hiểu bài và ghi nhớ sâu hơn. Đặc biệt ở
bộ môn quốc phòng quân sự, công nghệ VR cũng được ứng dụng để mô phỏng các
11

tình huống nguy hiểm hoặc rủi ro và tạo cơ hội cho thực tập trên vũ khí và các thiết
bị vũ trang (Linh, 2023).
5.4 Trong kinh doanh:
Sự phát triển của thực tế ảo mang nhiều cơ hội, tăng hiệu quả maketing và kênh thay
thế cho tiếp thị kỹ thuật số. Nó cũng được coi là một nền tảng mới cho thương mại
điện tử làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Với những nhà bán
truyền thống đang loay hoay trong việc quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng
thì công nghệ này sẽ giúp bạn nhanh hơn. Bởi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm
có mẫu, giá cả như nhau thì việc tiếp thị online và đưa sản phẩm đến trực tiếp trên
mạng xã hội bằng công nghệ thực tế ảo đến khách hàng. Họ sẽ ưu tiên lựa chọn sản
phẩm của mình hơn.
Nhiều người tin rằng để ứng dụng công nghệ VR vào quảng bá sẽ mất nhiều chi phí.
Tuy nhiên lại rất tiết kiệm vì mô hình thực tế ảo có thời gian sử dụng lâu dài, doanh
nghiệp không phát sinh nhiều chi phí như đầu tư vào nền tàng này (STAR GLOBAL,
2021).

Nguồn: GiaBaoHome
Hình 5.8 Khách hàng xem nhà 3D qua công nghệ thực tế ảo

Chẳng hạn, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dựa trên nền tảng hình ảnh 360
độ kết hợp với thực tế ảo mang đến trải nghiệm tối ưu hóa cho người dùng với các
12

tính năng vượt trội. Đồng thời làm thay đổi tư duy và hành vi của người dùng khi
được trực tiếp xem hình ảnh mô phỏng các sản phẩm bất động sản.

Bên cạnh đó, VR vẫn ứng dụng được trong ngành du lịch, sản xuất, chế tạo ô
tô…Trong tương lai, chúng có tiềm năng vô cùng lớn, việc các nhà đầu tư trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần nắm bắt để đưa công nghệ này vào sản xuất
phát triển (Wikipedia, 2023).
6. Tiềm năng của công nghệ tại Việt Nam
6.1 Thực trạng trên thế giới và Việt Nam
- Thế giới:
Thực tế ảo lần đầu được phát triển và sử dụng từ những năm 1990 bởi lực lượng
không quân Mỹ, nhưng mãi đến những năm gần đây, thế giới mới thực sự nhận thức
được sức mạnh của công nghệ này. Nó có khả năng mô phỏng lại thực tế trong môi
trường ảo hoặc ngược lại, tạo ra các thao tác, hình ảnh ảo trong môi trường thật, VR
đã thực sự mở ra một “vũ trụ” mới về khả năng ứng dụng kết hợp thực tế và ảo. Tại
một số quốc gia, VR đang được ứng dụng và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn
nhờ khả năng ứng dụng rỗng rãi trong mọi lĩnh vực nghiên cứu công nghiệp, giáo dục
và đào tạo, du lịch… (Nhân, 2020).
- Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia đang phát triển nhanh về CNTT được xem là hạ
tầng để phát triển kinh tế, thông tin xã hội cũng như tăng sự cạnh tranh của Việt Nam
trên toàn cầu. Hiện Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường rất lớn với 90 triệu
dân và tỷ lệ sử dụng công nghệ rất cao. Doanh thu thị trường ngành IT cũng đạt được
sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo con số được ông Vũ Anh Trường đưa ra, sau 7 năm
(từ 2009 – 2016) doanh thu ngành IT tăng 10 lần và đạt đến con số 70 tỷ USD
(Vietnamnet, 2017).
Hiện có hơn 20.000 công ty trong lĩnh vực IT cung cấp giải pháp liên quan đến IT và
liên tục tăng với tỷ lệ 10%/ năm. Nước ta hiện có gần 1 triệu kỹ sư làm trong lĩnh vực
này và con số này vẫn đang tiếp tục được tăng lên bởi các trường học hiện đang đào
13

tạo thêm rất nhiều nguồn lực trong tương lai khi mỗi năm có khoảng 40.000 sinh viên
IT mới tốt nghiệp. Nhân lực IT dồi dào và rẻ trong khu vực và trên thế giới. Đây là
cơ hội để các đối tác các nước có thể tận dụng các dịch vụ để phát triển nguồn nhân
lực. Ngoài ra, bên lực các nguồn lực có sẵn thì Chính phủ cũng là động lực góp phần
phát triển của ngành (Vietnamnet, 2017).
Việt Nam đang là một nước phát triển với tốc độ đô thị hóa khoảng 3,2%. Đây là
mảnh đất màu mỡ cho VR để có thể phát triển. Theo dự đoán của các chuyên gia,
công nghệ thực tế ảo sẽ là một “vũ khí” marketing mới, hữu hiệu cho ngành này bởi
công nghệ mới này sẽ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc mô phỏng các công trình
dự án nà còn cho phép các khách hàng có những trải nghiệm “như thật” trên môi
trường được ảo hóa. Công cụ này được đánh giá là sẽ giúp ích rất nhiều cho khách
hàng trong việc lựa chọn sản phẩm và ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn
(Vietnamnet, 2017).
Game cũng được xem là một mảnh đất màu mỡ để VR phát triển bởi Việt Nam được
đánh giá là thị trường game lớn và có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông
Nam Á. Trong khi đó, trên thế giới VR đang là xu hướng công nghệ được ứng dụng
rộng rãi trong game và chắc chắn sẽ bùng nổ ở Việt Nam (Vietnamnet, 2017).
Hai lĩnh vực khác được nhắc đến đó là GD&ĐT và du lịch. Theo lý giải của ông Vũ
Anh Trường, Việt Nam là nước có dân số trẻ với 22 triệu học sinh và VR cho giáo
dục cũng là lối đi hứa hẹn nhiều tiềm năng để phát triển. Ngoài ra, du lịch có thể ứng
dụng VR để quảng cáo rộng rãi trên thế giới để tạo ra các giá trị rộng rãi hơn cho
ngành du lịch so với hiện nay (Vietnamnet, 2017).
6.2 Thách thức
Công nghệ thực tế ảo mang lại nhiều lợi ích nhưng Việt Nam vẫn còn một bài toán
khó trong việc đưa VR thực sự được ứng dụng trong đời sống tại Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới. Nhiều thách thức được đề ra cho việc phát triển VR tại Việt Nam:
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: VR là một công nghệ mới và phức tạp,
đòi hỏi các nhà phát triển phải có kiến thức sâu rộng về lập trình, đồ họa, thiết
14

kế và tương tác người máy. Tuy nhiên, số lượng người đáp ứng được những
nhu cầu trên ở Việt Nam còn rất ít.
- Thiếu hạ tầng và thiết bị hỗ trợ: VR cần có hạ tầng mạng và thiết bị tính toán
mạnh mẽ để đảm bảo trải nghiệm ổn định và chân thực cho người dùng. Hạ
tầng của nước ta còn yếu, tốc độ truyền dữ liệu chậm và chi phí đầu tư cho các
thiết bị VR còn cao.
- Thiếu chính sách và pháp lý khuyến khích: một công nghệ mới và chưa được
quy định rõ ràng về các vấn đề như bản quyền, bảo mật, đạo đức, và trách
nhiệm. Điều này gây ra nhiều rủi ro và bất lợi cho các nhà phát triển và người
dùng VR.
- Nhu cầu của khách hàng: đối với các nước đang phát triển, trung bình thu nhập
của người dân không cao vì vậy nhu cầu về các sản phẩm thực tế ảo không
lớn. Khách hàng bao gồm cá nhân hay tổ chức chưa có cái nhìn toàn diện về
công nghệ này (Apecsoft, 2023).
- Bên cạnh đó, VR chưa thực sự được chú trọng đầu tư và phát triển tại Việt
Nam nên nó khó tiến sâu vào các lĩnh vực đời sống, kể cả việc tiếp cận công
nghệ mới trên thế giới tốn rất nhiều chi phí và thời gian…
6.3 Giải pháp trong việc phát triển thực tế ảo ở Việt Nam
Để giải quyết các rào cản trên, chúng ta cần:
- Đào tạo và nghiên cứu phát triển: tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo
nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực VR. Cung cấp chương trình đào tạo
chuyên sâu cho lập trình viên, thiết kết đồ họa và chuyên gia trải nghiệm người
dùng. Tạo ra các nghiên cứu trung tâm và phát triển VR để cung cấp sự sáng
tạo và ứng dụng thực tế của công nghệ này trong các ngành công nghiệp khác
nhau.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu
và chính phủ đưa ra chính sách, hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển
ứng dụng VR trong thương mại, giáo dục, y tế, du lịch…
15

- Hỗ trợ phát triển nền tảng và ứng dụng VR tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các
nhà phát triển tạo ra các ứng dụng.
- Có thể bắt đầu ứng dụng VR qua lĩnh vực bằng cách phát triển trải nghiệm du
lịch ảo để quảng bá văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam, giúp khách
hàng có trải nghiệm tốt nhất trước khi đến và sau khi rời đi, góp phần vào
ngành công nghiệp du lịch.
II. Kết luận
Thực tế cho thấy những trải nghiệm của VR thú vị và ấn tượng. Trong vài năm tới,
chúng ta dự đoán rằng VR và tất cả các lĩnh vực công nghệ khác có những bước tiến
vượt bậc. Chúng có thể chuyển đổi từ môi trường nhỏ sang một thế giới rộng lớn hơn
nhiều. Nó ảnh hưởng đến công việc, giáo dục và đời sống xã hội của chúng ta. Các
ứng dụng VR phổ biến nhất hiện nay liên đến việc kiểm soát hoàn toàn các giác quan
của người dùng để tạo ra trải nghiệm hoàn toàn đắm chìm, đưa người dùng vào một
môi trường hoàn toàn ảo mang lại cảm giác thực tế. Trong tương lai, các thiết bị sử
dụng để tham gia vào thế giới ảo sẽ trở nên phổ biến và rẻ hơn rất nhiều. Chúng ta tin
rằng thực tế mở rộng (XR) - một thuật ngữ bao gồm thực tế ảo (VR), thực tế tăng
cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR) sẽ là một trong những xu hướng công nghệ biến
đổi nhất trong 5 năm tới. Nó sẽ kích hoạt và tăng cường bởi các xu hướng công nghệ
khác, bao gồm kết nối mạng siêu nhanh, cho phép chúng ta trải nghiệm VR như một
dịch vụ đám mây giống như cách chúng ta hiện đang sử dụng âm nhạc và phim ảnh.

Mặc dù còn nhiều rào cản nhất định về nhân sự, ngân sách nhưng chúng ta thấy rằng
Việt Nam là một đất nước phát triển rất nhanh trong lĩnh vực internet. Vì thế chúng
ta có thể hy vọng rằng Việt Nam đang ngày càng bước gần đến công nghê thực tế ảo,
tiến xa và phát triển hơn trong tương lai. Việt Nam cần đưa ra những chính sách
khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp cho dự án công nghệ thực tế ảo này bởi
việc nắm bắt công nghệ này sẽ giúp rất nhiều trong đổi mới công nghệ của đất nước.
16

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Cúc, N. (2023, August 12). Thực tế ảo VR là gì? Thực tế ảo có thể được sử dụng
như thế nào? https://funix.edu.vn/chia-se-kien-thuc/thuc-te-ao-vr-la-gi/

[2]. Cúc, N. (2023, August 14). Ưu điểm và nhược điển thực tế ảo: Thực tế ảo (VR)
là gì? Lợi ích, Hạn chế. https://funix.edu.vn/chia-se-kien-thuc/uu-diem-va-nhuoc-
diem-thuc-te-ao/

[3]. 360 VR. (n.d). Đặc tính vượt trội của công nghệ thực tế ảo VR.
https://vr360vn.com/360-vr/dac-tinh-vuot-troi-cua-cong-nghe-thuc-te-ao-vr

[4]. Nhân, M. (2020, December 16). Thực tế ảo: Xu hướng công nghệ thười 4.0.
https://vlr.vn/thuc-te-ao-xu-huong-cong-nghe-thoi-4-0-6557.html

[5]. Những người đóng góp vào các dự án Wikimedia. (2023, July 31). Thực tế ảo.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c_t%E1%BA%BF_%E1%BA%A3o

[6]. Thủy, N. (2023, February 4). Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) trong điều
trị tâm lý. https://tapchitamlyhoc.com/cong-nghe-thuc-te-ao-trong-dieu-tri-tam-ly-
9226.html

[7]. VRS.ORG.UK. (n.d). History of Virtual Reality – Lịch sử thực tế ảo.


https://www.vrs.org.uk/virtual-reality/history.html

[8]. Cúc, N. (2023, August 15). Chi tiết hoạt động của VR đầy đủ nhất.
https://funix.edu.vn/chia-se-kien-thuc/cach-thuc-hoat-dong-cua-vr/
17

[9]. Vietnamnet. (2017, December 21). Việt Nam nhiều tiềm năng để phá triển công
nghệ thực tế ảo. https://vietnamnet.vn/viet-nam-nhieu-tiem-nang-de-phat-trien-cong-
nghe-thuc-te-ao-i365587.html

[10]. San, L. (2020, August 10). Ứng dụng thực tế ảo trong y tế.
https://nhandan.vn/ung-dung-thuc-te-ao-trong-y-te-post612292.html

[11]. Linh, L. (2023, March 1). Ứng dụng công nghệ VR trong giáo dục – Xu thế mới
năm 2023. https://classin.com.vn/blog/ung-dung-cong-nghe-vr-trong-giao-duc/

[12]. STAR GLOBAL, CTY CP Giải pháp chuyên gia. (2021, July 17). Công nghệ
ảo thực tế VR là gì? Vì sao doanh nghiệp cần ứng dụng Virtual VR?
https://starglobal3d.com/cong-nghe-thuc-te-ao-vr-la-gi-vi-sao-doanh-nghiep-can-
ap-dung-thuc-te-ao-vr/

[13]. Apecsoft. (2023, August 11). Tình hình công nghệ thực tế ảo tại Việt Nam.
https://apecsoft.asia/tinh-hinh-cong-nghe-thuc-te-ao-tai-viet-nam-d489

You might also like