You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ THỰC TẾ TĂNG


CƯỜNG

Họ tên: Nguyễn Minh Đạt


MSV:19021013
Lớp: K64M-CLC1
Ngành: Công nghệ kĩ thuật Cơ điện tử CLCTT23
LỜI MỞ ĐẦU

Hãy thử tưởng tượng có một công nghệ mà giúp bạn có thể thấy nhiều hơn những
người khác, nghe nhiều hơn những người khác và thậm chí ngửi, chạm, nếm những thứ
mà người khác không thể. Sẽ thế nầ nếu những thứ trước đây chỉ có trong không gian ảo
cso thể được đưa vào không gian thực để chúng ta có thể tương tác được. Augmented
Reality, AR hay thực tế ảo tăng cường chính là một công nghệ như vậy. Bài tiểu luận này
sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về công nghệ AR, sự tiên tiến hơn của nó so với một công
nghệ tương tự đang được sử dụng trên thế giới- Virtual Reality (VR) đồng thời giới thiệu
một số sản phẩm AR phổ biến hiện nay.
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THỰC TẾ TĂNG CƯỜNG(AR)........1
1.Khái niệm............................................................................................................1
2.Lịch sử phát triển.................................................................................................1
3.Đặc trưng.............................................................................................................2
4. Kiến trúc hệ thống..............................................................................................3
PHẦN II. SỰ TIÊN TIẾN CỦA AR SO VỚI VR....................................................4
1.Về công nghệ.......................................................................................................4
a.Phần cứng.........................................................................................................4
b.Phần mềm.........................................................................................................4
2.Về tính đa dụng...................................................................................................4
PHẦN III. MỘT SỐ THIẾT BỊ AR HIỆN NAY......................................................5
1.Thiết bị cầm tay(Handle Devices).......................................................................5
2.Hệ thống AR cố định(Stationary AR Systems)...................................................6
3.Hệ thống SAR không gian(Spatial Augmented Reality Systems)......................7
4.Màn hình hiển thị qua đấu(HMDS).....................................................................8
5.Thấu kính thông minh(Smart Lense)......................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................10

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG, SƠ ĐỒ

Hình 1. Tựa game PokemonGo, một ví dụ về công nghệ thực tế ảo[2]....................1


Hình 2. Màn hình hiển thị đeo đầu đầu tiên do Ivan Sutherland sáng tạo[3]............2
Hình 3. Hệ thống SDK Wikitube[6]..........................................................................3
Hình 4. Thiết bị cầm tay[7].......................................................................................5
Hình 5. Hệ thống gương thực tế ảo dùng trong các cửa hàng thời trang[8]..............6
Hình 6. Hệ thống SAR cố định[10]...........................................................................7
Hình 7. Màn hình hiển thị qua đầu[12].....................................................................8
Hình 8. Thấu kính thông minh[14]............................................................................9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt


AR Augmented Reality Thực tế tăng cường
VR Virtual Reality Thực tại ảo
SDK Software Development Kit Bộ phát triển phần mềm
HMDs Head-mounted Displays Màn hình hiển thị đeo đầu
SAR Spatial Augmented Reality Hệ thống AR không gian
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THỰC TẾ TĂNG CƯỜNG(AR)
1.Khái niệm
Thực tại tăng cường (AR) là một công nghệ cho phép người dùng có thể nhìn nhận một
môi trường thực một cách trực tiếp hay gián tiếp mà các thành phần của môi trường được
tăng cường (hoặc bổ sung) các dữ liệu do máy tính tạo ra như âm thanh, hình ảnh,
GPS, ...[1]

Hình 1. Tựa game PokemonGo, một ví dụ về công nghệ thực tế ảo[2]

2.Lịch sử phát triển


Được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào năm 1957 bởi Morton Heilig. Đến năm
1968, màn hình hiển thị có thể đeo vào đầu đầu tiên được sáng tạo bởi Ivan Sutherland-
nhà khoa học máy tính và tiên phong Internet thời kì đầu , tuy nhiên sáng chế này thực tế
không được sử dụng rộng rãi do các hạn chế về công nghệ vào thời kì đó.

1
Hình 2. Màn hình hiển thị đeo đầu đầu tiên do Ivan Sutherland sáng tạo[3]

Năm 1980, thiết bị máy tính đeo được đầu tiên được chế tạo bởi Steve Mann. Đến năm
1992 thì hệ thống AR hoạt động hoàn chỉnh đầu tiên đã được phát triển bởi Louis
Rosenberg của phòng nghiên cứu USAF Armstrong dù vẫn còn những hạn chế về tốc độ
xử lí đồ họa 3D vào những năm đầu thập niên 90.
Bước sang thế kỉ 21 với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã có rất nhiều phát minh
mới trong lĩnh vực thực tế tăng cường:”Bruce Thomas phát triển trò chơi ngoài trời thực
tế tăng AR tên là ARQuake năm 2000. ARTookit(công cụ thiêt kế) được sử dụng với
Adobe Flash năm 2009 do Google ra mắt bản beta cho kính Google Class ( dự án b=với
thành công ở nhiều phương diện) vaò năm 2013 Microsoft thông báo hỗ trợ thực tế tăng
cường và cho ra mắt kính AR Hololens năm 2015” [4]
3.Đặc trưng
Một hệ thống AR có 3 đặc trưng sau:
-Kết hợp thực tại và ảo
-Tạo ra tương tác theo thời gian
-Thể hiện trong không gian 3 chiều

2
4. Kiến trúc hệ thống
Một hệ thống AR bao gồm 3 thành phần chính:
-Thế giới thực
-Các thiết bị phần cứng nhận diện các thành phần của môi trường
-Phần mềm hỗ trợ
Thiết bị phần cứng của một hệ thống AR gồm có: các bộ vi xử lí, màn hình, cảm biến,
các thiết bị đầu vào, các thiết bị điện toán di động như smartphone, tablet có chứa
camera, cảm biến gia tốc, la bàn, GPS,…
“Chìa khóa của các phần mềm AR là làm cách nào để tích hợp được các thông tin tăng
cường vào thế giới thực. Mỗi phần mềm AR phải lấy được tọa độ thế giới thực từ các
hình ảnh camera, tọa độ này không phụ thuộc vào các camera. Quá trình này gọi là đăng
kí hình ảnh, sử dụng các phương pháp khác nhau về thị giác máy tính, quá trình này có
thể chia làm 2 bước:
 Bước 1: Phát hiện các điểm cần quan tâm, hoặc các đánh dấu chuẩn, các dòng
quang học trong các hình ảnh thu được từ camera.
 Bước 2: Xây dựng lại thế giới thực dựa trên các thông tin thu thập từ bước 1, có
thể tính toán trước 1 số cấu trúc 3D trong trường hợp dựng cảnh quá phức tạp. Sau
đó bổ sung thêm các thông tin cần tăng cường.”[5]
Để xây dựng các phần mềm này cần các quá trình tương đối phức tạp bởi vậy để phát
triển nhanh các ứng dụng AR một số hãng phần mềm đã cho ra đời các bộ SDK, tiêu biểu
trong số đó là: Vuforia, Metaio, Mobinet AR, Wikitube,…

Hình 3. Hệ thống SDK Wikitube[6]

3
PHẦN II. SỰ TIÊN TIẾN CỦA AR SO VỚI VR
Dù ra đời gần như cùng một thời điểm tuy nhiên tốc độ phát triển của VR và AR có sự
khác nhau tương đối rõ ràng. Do yêu cầu về công nghệ của AR cao hơn so với VR nên
AR cần nhiều thời gian để trưởng thành hơn so với VR, cũng bởi vậy mà công nghệ AR
có sự vượt trội tương đối đáng kể về nhiều mặt so với VR.

1.Về công nghệ

a.Phần cứng
AR sở hữu hệ thống phần cứng phức tạp hơn nhiều lần so với VR khi ngoài thiết bị đầu
vào, ra thì một hệ thống phần cứng của AR còn cần sở hữu các bộ vi xử lí, cảm biến và
định vị phức tạp nhắm xác định vị trí của người sử dụng trong thời gian thực.

b.Phần mềm
Hệ thống phần mềm của công nghệ AR được đánh giá là tiên tiến hơn so với VR khá
nhiều khi mà hệ thống phần mềm của VR chỉ đơn giản là lấy các dữ liệu về không gian
ảo đã được làm sẵn rồi truyền ra thiết bị đầu ra cho người sử dụng có thể quan sát và cảm
nhận trong khi hệ thống phần mềm của AR cần phải tiếp nhận dữ liệu không gian, vị trí
trong thời gian thực của người dùng rồi tái xây dựng lại không gian đó đồng thời bổ sung
các yếu tố ảo mà người sử dụng muốn vào để người sử dụng có thể cảm nhận, trải
nghiệm nó trong không-thời gian thực.

2.Về tính đa dụng


Các thiết bị VR hiện tại dù cho ở mức đơn giản nhất cũng tương đối cồng kềnh và đắt
tiền, thậm chí sau khi sử dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có khi đã có
những trường hợp ghi nhận sau khi sử dụng kính VR một vài người sử dụng đã bị chóng
mặt, nôn mửa,… trong khi với AR thì ngay cả một chiếc smartphone cũng có thể sử dụng
như một thiết bị AR và việc sử dụng các thiết bị AR cũng không gây ra một tác dụng phụ
nào được ghi nhận.
Thực tế cũng chứng minh hiện tại công nghệ AR đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
hơn so với VR, trong khi AR trải dài trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, y tế, quân sự,…
thì VR chủ yếu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực giải trí như game hay phim ảnh.

4
PHẦN III. MỘT SỐ THIẾT BỊ AR HIỆN NAY
1.Thiết bị cầm tay(Handle Devices)

Hình 4. Thiết bị cầm tay[7]

Ngày nay với sự bùng nổ của các thiết bị cầm tay thông minh như smartphone và máy
tính bảng, cùng với việc ngày càng nhiều công nghệ được tích hợp vào các thiết bị cầm
tay như màn hình có độ phân giải lớn, camera, GPS,… đã tạo điều kiện để công nghệ AR
áp dụng sâu rộng vào đời sống, ví dụ tiêu biểu cho việc trải nghiệm AR trên thiết bị cầm
tay là tựa game PokemonGo, đây là một tựa game di động sử dụng công nghệ AR.

5
2.Hệ thống AR cố định(Stationary AR Systems)

Hình 5. Hệ thống gương thực tế ảo dùng trong các cửa hàng thời trang[8]

Hệ thống AR cố định thích hợp cho cách hiển thị lớn hơn hoặc độ phân giải cao hơn ở
một vị trí cố định. Không giống các thiết bị AR di động, các hệ thống không chuyển động
này có thể được trang bị các hệ thống camera tiên tiến hơn và do đó có thể nhận ra chính
xác hơn về người và cảnh. Hơn nữa, màn hình hiển thị thường cho thấy những hình ảnh
thực tế hơn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các ảnh hưởng của môi trường như ánh
sáng mặt trời hoặc ánh sáng mờ.[9]

6
3.Hệ thống SAR không gian(Spatial Augmented Reality Systems)

Hình 6. Hệ thống SAR cố định[10]

Trái ngược với tất cả các hệ thống khác, Hệ thống SAR không gian (Spatial Augmented
Reality – SAR) bao gồm các nội dung ảo được chiếu trực tiếp lên trên hình ảnh thực tế.
Các hệ thống SAR thường có tính chất cố định. Bất kỳ bề mặt vật lý như tường, bàn, bọt,
khối bằng gỗ, hoặc ngay cả cơ thể người có thể biến thành màn hình tương tác.
Với việc máy chiếu đang giảm dần về kích thước, chi phí, và mức tiêu thụ năng lượng, và
với sự tiến bộ trong chiếu 3D, những gì đang nổi lên là một phạm vi hoàn toàn mới của
tương tác và khả năng hiển thị. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống SAR là chúng cung cấp sự
phản chiếu chính xác hơn về thực tế, vì thông tin ảo có thể được hình dung với tỷ lệ và
kích thước thực tế. Hơn nữa, nội dung có thể được hiển thị cho một số lượng lớn người
xem, và điều này có thể cho phép làm việc đồng thời.[11]

7
4.Màn hình hiển thị qua đấu(HMDS)

Hình 7. Màn hình hiển thị qua đầu[12]

Màn hình hiển thị đeo qua đầu (HMDs) là đại biểu cho một phần cứng AR phát triển
nhanh. HMD bao gồm một tai nghe, chẳng hạn như một chiếc mũ, được ghép nối với một
hoặc nhiều (vi) màn hình. HMD đặt các hình ảnh của thế giới vật lý và các đối tượng ảo
trên trường nhìn của người dùng. Nói cách khác, người dùng không nhìn thấy trực tiếp
thực tế, nhưng nhìn thấy hình ảnh video của nó. Nếu màn hình được đặt ở phía trước một
mắt của người sử dụng, nó được gọi là HMD một mắt (ngược với hệ thống hai mắt, trong
đó cả hai mắt cùng xem màn hình). HMD hiện đại thường có khả năng sử dụng cảm biến
cho sáu mức độ tự do (cho phép người dùng di chuyển đầu của mình một cách tự do về
phía trước / phía sau, lên / xuống, trái / phải, tung, ngáp và cuộn). Điều này cho phép hệ
thống sắp xếp thông tin ảo đến thế giới vật lý, và điều chỉnh theo các chuyển động đầu
của người dùng.[13]

8
5.Thấu kính thông minh(Smart Lense)

Hình 8. Thấu kính thông minh[14]

Sự phát triển chắc chắn không dừng là ở kính. Nghiên cứu đang được phát triển trong
thấu kính thông minh có thể hiển thị hình ảnh AR. Các công ty như Microsoft và Google
đang bận rộn khơi ra các dự án thấu kính thông minh của họ. Ý tưởng là biến ống kính
thông thường thành một hệ thống chức năng bằng cách tích hợp mạch điều khiển, mạch
truyền thông, ăng-ten thu nhỏ, đèn LED, và các thành phần quang điện khác. Trong
tương lai, hàng trăm LED tích hợp có thể được sử dụng để tạo thành hình ảnh trực tiếp
trước mắt, biến ống kính thành màn hình. Tuy nhiên, trước khi điều này có thể trở thành
hiện thực, cần phải khắc phục một số thách thức đáng kể, chẳng hạn như làm thế nào để
cấp nguồn năng lượng cho ống kính, và làm thế nào để đảm bảo mắt người không bị hư
hỏng.[15]

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguồn tham khảo

https://www.stdio.vn/technical-artist/tong-quan-ve-thuc-tai-tang-cuong-augmented-
reality-Fg3UA1

Wikipedia

https://www.futureeyes.vn/copy-of-tom-tat-lich-su-phat-trien-cua-thuc-te-tang-cuong
https://gosmartlog.com/cong-nghe-thuc-te-ao-tang-cuong-ar-trong-logistics-phan-1/

The International Journal of Virtual Reality

https://genk.vn/van-ban-moi-he-lo-cho-thay-cac-doanh-trai-quan-doi-canada-da-phai-doi-
pho-voi-dai-hoa-pokemon-go-nhu-the-nao-20200103123523691.chn

2.Danh mục trích dẫn

[1],[5],[6]: https://www.stdio.vn/technical-artist/tong-quan-ve-thuc-tai-tang-cuong-
augmented-reality-Fg3UA1

[2]: https://genk.vn/van-ban-moi-he-lo-cho-thay-cac-doanh-trai-quan-doi-canada-da-
phai-doi-pho-voi-dai-hoa-pokemon-go-nhu-the-nao-20200103123523691.chn

[3],[4]: The International Journal of Virtual Reality

[7],[8],[9],[10],[11],[12],[13],[14],[15]: https://gosmartlog.com/cong-nghe-thuc-te-ao-
tang-cuong-ar-trong-logistics-phan-1/

10

You might also like