You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ UEH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO


AR, VR VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Gv. Nguyễn Mạnh Tuấn


Mã lớp học phần : 22D1INF50900305
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Sinh viên thực hiện – MSSV : 1. Huỳnh Nguyễn Anh Cường - 31211024275
2. Nguyễn Hoàng Hà My - 31211023184
3. Lê Trần Khánh Phú – 31211024087
4. Nguyễn Thiện Nhân - 31211027656
5. Ngô Gia Bảo - 31211027630
Nội dung công việc các thành viên và tỷ lệ đóng góp
MSSV Họ và tên Nội dung công việc Tỷ lệ đóng
góp
31211024275 Huỳnh Nguyễn Anh - Tìm hiểu về các ứng dụng, 100%
Cường thành tựu của công nghệ AR.
- Đóng góp phần đề xuất áp
dụng công nghệ thực tế ảo
trong lĩnh vực du lịch ở Việt
Nam.
31211023184 Nguyễn Hoàng Hà - Tìm hiểu về định nghĩa, lịch 100%
My sử, cách hoạt động và các
thiết bị hỗ trợ công nghệ VR.
- Đóng góp phần đề xuất áp
dụng công nghệ thực tế ảo
trong lĩnh vực y tế ở Việt
Nam.
31211024087 Lê Trần Khánh Phú - Tìm hiểu về các ứng dụng, 100%
thành tựu của công nghệ VR.
- Đóng góp phần đề xuất áp
dụng công nghệ thực tế ảo
trong lĩnh vực quân sự ở Việt
Nam.
31211027656 Nguyễn Thiện Nhân - Tìm hiểu về nhược điểm của 100%
công nghệ thực tế ảo, hỗ trợ
tìm kiếm thông tin các phần
khác.
- Đóng góp phần đề xuất áp
dụng công nghệ thực tế ảo
trong lĩnh vực hàng không ở
Việt Nam.
31211027630 Ngô Gia Bảo - Tìm hiểu về định nghĩa, lịch 100%
sử, cách hoạt động và các
thiết bị hỗ trợ công nghệ AR.
- Đóng góp phần đề xuất áp
dụng công nghệ thực tế ảo
trong lĩnh vực giáo dục ở Việt
Nam.
Mục lục
I. Công nghệ AR....................................................................................................1
1. Định nghĩa.......................................................................................................1
2. Lịch sử ra đời..................................................................................................1
3. Cách hoạt động của AR.................................................................................1
4. Các thiết bị hỗ trợ AR....................................................................................2
5. Ứng dụng.........................................................................................................2
6. Thành tựu.......................................................................................................4
II. Công nghệ VR....................................................................................................5
1. Định nghĩa.......................................................................................................5
2. Lịch sử ra đời..................................................................................................5
3. Cách hoạt động của VR.................................................................................6
4. Các thiết bị hỗ trợ VR....................................................................................6
5. Ứng dụng.........................................................................................................7
6. Thành tựu.......................................................................................................9
III. Nhược điểm của công nghệ thực tế ảo........................................................10
IV. Ứng dụng áp dụng vào Việt Nam...............................................................12
Tài liệu tham khảo.................................................................................................15
NỘI DUNG
I. Công nghệ AR
1. Định nghĩa
Augmented Reality (Thực tế Tăng cường) là công nghệ cho phép áp dụng
thông tin ảo vào thế giới thực tế, giúp người dùng tương tác với nội dung số
song song với thế giới thực tại. Công nghệ AR bổ sung những chi tiết ảo
được thiết kế và tạo ra bằng máy tính, smartphone vào thực tế để tăng
cường sự trải nghiệm cho người dùng. Sự tương tác trực tiếp với nội dung
ảo nhưng trong môi trường thực tế trước mắt cuộc sống con người trở nên
sống động hơn, xóa bỏ khoảng cách giữa thế giới ảo và thế giới thật. Điển
hình là trò chơi Pokemon Go, một game có tính năng AR, được ra mắt năm
2016 đã tạo thành một cơn sốt trên toàn cầu và vẫn có được nhiều người
chơi cho đến hiện tại. Tính năng AR là một trong những nhân tố chủ đạo
tạo nên sức hút của trò chơi, người chơi có thể tương tác với các Pokemon
ảo trong thế giới thực mà trước giờ chỉ có thể thấy qua màn ảnh. 

2. Lịch sử ra đời
- Năm 1957, Thực tế Tăng cường đã được lên ý tưởng và thử nghiệm bởi nhà
nhiếp ảnh làm phim tên là Morton Heilig. Cho phép người dùng trải nghiệm
hình ảnh, âm thanh, mùi hương, cảm giác nhưng chưa có sự hỗ trợ của máy
tính, đây là bước đi đầu tiên trong việc tăng trải nghiệm người dùng.
- Năm 1968, nhà khoa học máy tính người Mỹ Ivan Sutherland đã sáng tạo
màn hình có thể đeo đầu, mở ra cánh cửa giữa thế giới ảo và thế giới thật.
Nhưng công nghệ lúc đó chưa cho phép sáng chế trở nên phổ biến
- Vào thời điểm đó vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về Thức tế ảo hay Thực tế
tăng cường, cho đến năm 1989 “Virtual Reality” định nghĩa bởi Jaron
Lainer và Thomas P Caudell định nghĩa “Augmenteg Reality” vào năm
1990.
- Hệ thống AR hoàn chỉnh đầu tiên được phát triển năm 1992 bởi Louis
Rosenberg. Được gọi là Virtual Fixtures dùng để tăng cường sức mạnh xử
lí đồ hoạ 3D ở những năm đầu thập niên 90. Việc thêm thông tin ảo lên môi
trường làm việc thực tế giúp tăng năng suất làm việc đáng kể.
- Trong những năm 2000 đã có nhiều phát minh nổi bật mới trong lĩnh vực
AR, tiêu biểu là: ARQuake năm 2000 (Bruce Thomas), ARTookit 2009
(Adobe Flash), Google Glass năm 2013 (Google), AR Hololens 2015
(Microsoft),…

3. Cách hoạt động của AR


Definition and Scope: Thực tế Tăng cường nhằm trình bày thông tin ảo trực
tiếp vào môi trường vật lý, giúp AR thu hẹp khoảng cách giữa thế giới ảo
và thế giới thực. AR vượt xa điện toán di động ở mặt không gian và nhận

1
thức. Biến đổi kỹ thuật số thành thế giới thuật trong nhận thức của con
người.
Từ những định nghĩa trên AR phải có các đặc điểm sau:
 Kết hợp giữa thực và ảo
 Tương tác trong thời gian thực
 Có liên kết với 3D
Và để hệ thống AR thực hiện được những đặc điểm trên AR cần ít nhất hai
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thông qua camera, máy tính sẽ tiếp nhận dữ liệu của thế giới
thực và tiến hành phân tích chúng: xác định điểm dẫn (Interest Point), dấu
chuẩn (Ficucial Marker), luồng quang (Optical Flow).
Giai đoạn 2: Đặt các vật thể 3D với kích thước phù hợp với hệ toạ độ của
không gian vừa mới phân tích.

4. Các thiết bị hỗ trợ AR


- Vì áp dụng những kỹ thuật cao nên công nghệ AR yêu cầu các thiết bị hiện
đại.
- Đối với smartphone hiện nay chỉ có một số dòng được trang bị tính năng
AR, với hệ điều hành Android cần phiên bản 8.0 trở lên, còn với hệ điều
hành IOS từ iPhone 8 đã được hỗ trợ AR và được cải tiến qua mỗi phiên
bản.
- Ngoài smartphone còn có những thiết bị đeo có tích hợp AR hỗ trợ công
việc cho các kỹ sư như: Microsoft HoloLens, Google Glass Enterprise,
Toshiba DynaEdge. Các thiết bị đeo tăng cường mang lại các tính năng và
ứng dụng nhằm hiện đại hoá công việc, giúp đạt được những tiến bộ về mặt
kỹ thuật cho các designer, kiến trúc sư và kỹ sư.

5. Ứng dụng
a. Giáo dục và đào tạo

2
- Thực tế tăng cường (AR) được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy ở các
nước phát triển. Công nghệ này có khả năng tái tạo mô hình một cách
chân thực: sinh học, khoa học, các sự kiện lịch sử, các thí nghiệm hóa
học… hay bất kì thứ gì trong thế giới thực tế. Biến việc học trở nên sinh
động, thú vị hơn. Chỉ cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ AR: màn hình lớn,
tai nghe, kính thông minh ,.. Công nghệ AR giúp quá trình học tập và
giảng dạy trở nên cuốn hút và toàn diện hơn các phương pháp truyền
thống. Từ đó tăng cao hiệu quả truyền đạt cũng như tiếp thu kiến thức
của học sinh, sinh viên. 

b. Giải trí
- Đây chính là ứng dụng rộng rãi và phổ
biến nhất của công nghệ AR. Ví dụ điển
hình nhất là Pokemon Go một trò chơi
“quốc dân” ra mắt vào năm 2016. Trò
chơi cho phép chúng ta tương tác với thế
giới thực, bằng cách đi đến những nơi
thực tế để bắt Pokemon cho mình, chúng
hoạt động trong không gian thật, tạo sức
cuốn hút cho người chơi. Sau này rất
nhiều tự game AR ra đời, mở ra hướng
giải trí mới cho tương lai.
- Ngoài ra còn có công nghệ AR sticker
giải trí cho giới trẻ. Không ít hãng điện
thoại đã tích hợp công nghệ vào camera
để tạo nên những sticker độc đáo, mà ta
có thể thấy được qua những lần chụp
ảnh.
- Trong tương lai AR được dự báo là sẽ tạo ra một kênh đầu tư có khả
năng mang đến lợi nhuận lên đến hàng tỷ USD cực kì hấp dẫn.

c. Bán hàng, tiếp thị

3
- Người dùng có thể xem hình ảnh thực tế của sản phẩm mình sắp mua
với ứng dụng thực tế tăng cường. Từ các mặt hàng có giá trị thấp như
quần áo, đồ nội thất,… đến bất động sản. Người bán có thể cung cấp
cho khách hàng những trải nghiệm chân thật nhất về sản phẩm của
mình. Việc thiết kế sẽ giảm bớt, người dùng tự chọn mẫu và thử trước,
như vật các chi phí sẽ giảm, thời gian lắp đặt nhanh hơn, vừa ý khách
hàng hơn.

d. Y tế
- AR hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình tìm
hiểu, theo dõi và thu nhập thông tin quan
trọng. Dựa vào những thông tin và mô
hình 3D thu được từ công nghệ này, bác
sĩ  có thể phân tích tình trạng bệnh án một
cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 
- Công nghệ này còn phát hiện các cơ quan
của bệnh nhân thông qua mô phỏng mô
hình giải phẫu,… Nhờ sự hỗ trợ của công
nghệ này nền y khoa thế giới đã có sự
chuyển mình sang một chương mới.

e. Xây dựng
- Ta có thể đặt đồ nội thất vào căn hộ để xem trông nó như thế nào, ta
cũng có thể đặt các vật thể, khung cảnh, bất kể thứ gì trước khi xây
dựng. 
- Ta cũng có thể thực hiện đo đạc mà không cần đến thước sau đó tự động
tính toán chi phí công việc của bạn, ước lượng nguyên vật liệu, đồ vật,
nhân công và thời gian thực hiện dự án.
- Đây có thể là một công nghệ tuyệt vời nếu như ta biết cách sử dụng hiệu
quả chúng.

6. Thành tựu
- Có lẽ ứng dụng nổi tiếng nhất của công nghệ AR là trò chơi Pokemon Go.
Trò chơi sử dụng camera và GPS của thiết bị, người chơi sẽ thực hiện các
thao tác thuần phục, giao đấu, huấn luyện và trao đổi với nhau ở thế giới
thực. Pokemon Go đã đạt được 1 tỷ lượt tải về, trong tháng 4-2019 tựa
game này đã tạo ra doanh thu trung bình 200 ngàn USD/ngày.
- Một thành tựu hữu ích và thú vị khác của AR là hỗ trợ cho việc mua đồ
trang trí nội thất. Công ty nội thất nổi tiếng của Thụy Điển IKEA cung cấp
ứng dụng cho phép người mua có thể xem được sản phẩm sẽ như thế nào
khi đặt vào ngôi nhà của bạn. Bạn chỉ cần mở app sau đó lựa chọn loại sản

4
phẩm bạn muốn rồi giơ điện thoại lên tìm chỗ bạn muốn đặt nó, sau đó
chụp ảnh lại. 
- Nói đến những nhà tiên phong trong việc đưa AR vào cuộc sống, chúng ta
không thể không nhắc đến Google, với Google Maps, thông tin thực tế bạn
đang đi trên đường, thông tin “tăng cường” là thông tin hướng đi xuất hiện
ngay trên màn hình điện thoại của bạn. Giúp hành trình của chúng ta trở
nên hiệu quả hơn. 
- Với Google Lens, ta chỉ cần hướng camera
của máy về 1 đối tượng ta có thể có được
thông tin về đối tượng đó. Tính năng
Google Dịch sẽ chuyển đổi hình ảnh của
đối tượng văn bản cần dịch trên màn hình
thành những dòng chữ Tiếng Việt.

- Ở Việt Nam công nghệ AR chỉ đang dừng lại ở một số lĩnh vực như
marketing, giải trí, giáo dục. Một số thành tựu của AR ở Việt Nam tiêu biểu
là: dự án Broadcast AR trong chiến dịch Promotion của hệ thống AEON
Mall, là một vườn thú được sử dụng công nghệ thực tế tăng cường, thu hút
hàng ngàn người tham gia trải nghiệm; Đại hội Trung Ương Đoàn Toàn
quốc lần thứ XI đã sử dụng công nghệ AR mobile trong triển lãm “Đi qua
cuộc chiến”. 
- Công nghệ thực tế ảo đã xuất hiện trên thị trường từ những năm đầu của
thập niên 90. Ban đầu công nghệ đã tạo ra được nhiều tiếng vang đáng kể
khi đứng top 10 công nghệ chiến lược. Nhưng sau đó vì rào cản về những
nhận thức cũng như khoa học công nghệ chưa phát triển đã khiến công
nghệ này lụi tàn. Chỉ trong vài năm gần đây công nghệ hiện đại này mới bắt
đầu gặt hái được nhiều thành tựu to lớn.

II. Công nghệ VR


1. Định nghĩa
Virtual reality ( công nghệ thực tế ảo) là một công nghệ sử dụng các kĩ
thuật đồ họa để mô phỏng thế giới thực, giúp con người có thể trải nghiệm
và tương tác trong môi trường giả lập. Thế giới nhân tạo được lập trình ra
để thay đổi một cách linh hoạt, nó phản ứng, thay đổi theo tín hiệu của con
người. Khi đắm chìm vào thế giới 3D con người không chỉ điều khiển được
bằng các thao tác đơn giản mà còn cảm nhận được qua các giác quan nhờ
hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng, giúp hình ảnh ảo thêm sống động và
trải nghiệm trực quan hơn. VR như một hệ thống giao tiếp cấp cao giữa con
người và hệ thống máy tính ở trong một thời gian thực nhưng con người
được trải nghiệm trong một không gian ảo để có thể nhận thức rõ hơn về
các sự vật, hiện tượng. Hiện nay, công nghệ VR ngày càng được phát triển
qua các trò chơi, các lĩnh vực chuyên môn phát triển kinh tế- chính trị.

5
2. Lịch sử ra đời
- Khái niệm VR đang thu hút được nhiều sự chú ý trong những năm gần đây,
tuy nhiên khái niệm VR đã được hình thành vào những năm 1960 và các
thiết bị VR được xuất hiện cuối năm 1980. Nhà làm phim người Mỹ
Morton Heilig đã sáng tạo ra cỗ máy Sensorama, nó là một cỗ máy được
tích hợp đa giác quan với các tính năng như loa, màn hình 3D vào những
năm 50. Đó chính là tiền đề cho VR sau này. Bước phát triển tiếp theo
trong sự nghiệp của công nghệ VR đời đầu là sự xuất hiện của thiết bị VR
có quai đeo đầu tiên của Morton được gọi là Telesphere Mask (HDM).
- Năm 1961, các kỹ sư công ty Philco đã phát triển ra một màn ảnh và hệ
thống theo dõi video được gọi là headsight. Năm 1965, định hướng toàn bộ
tầm nhìn của VR ra đời chính là ra thiết bị The Ultimate Display cho rằng
có thể mô phỏng thực tế đến mức mà người ta không thể thấy sự khác biệt
giữa ảo và thật của nhà khoa học máy tính Ivan Sutherland.
- VR lại tiếp tục được cải thiện và phát triển đến năm 2014 công nghệ này đã
được bức phá với sự ra mắt các sản phẩm mới của các công ty lớn như:
Google tung ra Cardboard, Sony tung ra VR cho PS4, Facebook mua
Oculus VR, Valve ra mắt Stream Sight Prototype..

3. Cách hoạt động của VR


- Hệ thống thực tế ảo hoạt động theo nguyên lý hoạt động dựa trên lý thuyết
hội tụ và phân chia điểm ảnh trên thấu kính theo chương trình PTTH, hình
ảnh hiển thị trên màn hình sẽ kết nối với nhau tạo độ nổi 3D giúp người
dùng có trải nghiệm thực tế hơn:
o Giai đoạn 1: Hệ thống theo dõi các chuyển động vật lý trong thực tế,
sau đó máy tính sẽ vẽ lại thế giới ảo để phản ánh những chuyển động
đó. 
o Giai đoạn 2: Những tín hiệu ảo đó sẽ được gửi lại cho người sử dụng
VR thông qua màn hình thiết bị hỗ trợ, thông thường là kính VR,
găng tay dữ liệu và tai nghe VR.Họ sẽ được cảm nhận chuyển động
của mình trong môi trường ảo.

4. Các thiết bị hỗ trợ VR


- Kính VR: có khả năng hiển thị một môi trường ảo nhờ xử lí của máy tính
và được chia thành hai khung hình, nhưng khi người sử dụng đeo kính vào
thì hình ảnh được hội tụ tạo độ nổi thành mô hình 3D. Kính thực tế ảo
thường tích hợp thiết bị nghe và màn hình HDM để tạo cảm giác chân thật
và sống động cho người dùng. 
- Găng tay thực tế ảo: Khi nhắc đến thực tế ảo, mọi người thường nghĩ đến
kính thực tế ảo đầu tiên, vì độ phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Còn găng
tay thực tế ảo thì lại khác, thiết bị này chỉ mới xuất hiện gần đây. Đây là
6
một loại thiết bị phối hợp với kính VR, thiết bị này ghi lại những chuyển
động của bàn tay và ngón tay, cho phép người dùng có thể cảm nhận được
sự vật như khi ta chạm vào một vật trong môi thế giới ảo, cảm nhận được
mưa, lửa, nhiệt độ. Khi kết hợp với kính VR, sự kết hợp cả thị giác và xúc
giác sẽ làm cho thế giới ảo trở nên thật hơn bao giờ hết. 
- Tay cầm thực tế ảo: Đi kèm với kính VR là tay cầm VR dùng để tăng khả
năng tương tác của người dùng với thế giới ảo. So với găng tay thực tế ảo
thì tay cầm VR có giá thành rẻ hơn, có các nút bấm vật lý hỗ trợ người chơi
nhiều hơn trong việc tương tác. Với kế nhỏ gọn với các nút được bố trí gần
nhau, tích hợp công nghệ bluetooth cho chúng ta thao tác dễ dàng, nhanh
chóng trong quá trình trải nghiệm và sử dụng VR.

5. Ứng dụng
Công nghệ thực tế ảo VR mang những công dụng không ngờ tới, có một
sức hút rất mạnh mẽ. Những ứng dụng đó phục vụ cho hầu hết mọi người.

a. Du lịch
- Du lịch ảo: VR giúp chúng ta có thể cảm nhận được một cuộc phiêu lưu
với mọi địa điểm từ trong đến ngoài nước. Hình ảnh thấy được mang độ
chính xác cao và cảm giác chân thật.
- Thám hiểm không gian: VR tái hiện lại quá trình thăm dò thực tế vũ trụ,
từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về thiên hà: vị trí những chòm sao, kích
thước của một vật thể một các chính xác,...

b. Giáo dục và đào tạo


- VR hỗ trợ học sinh có thể tham quan những công trình cổ đại ở các môn
lịch sử, hoặc sinh viên các buổi thực tập giải phẫu cơ thể trong giờ sinh
học,... VR cung cấp môi trường học tập trực quan nhiều hơn. Hầu như
tất cả các thông tin được truyền
qua công nghệ VR được gửi qua
hình ảnh. Hơn nữa, các công cụ
và thực hành trong thế giới thực
có giá rất cao. Ngược lại, cùng
một khóa đào tạo VR có thể được
thưởng thức nhiều lần, mà không
tốn thêm bất kỳ chi phí nào. VR
cũng làm cho việc học tập an
toàn hơn.

c. Y tế
- VR được sử dụng để giáo dục người học về chẩn đoán, điều trị, phục
hồi chức năng, phẫu thuật, kỹ thuật tư vấn và hơn thế nữa, Thực tế ảo

7
trong Y học đang giúp đào tạo thế hệ tiếp theo của các chuyên gia chăm
sóc sức khỏe. Công nghệ mô phỏng y tế này đã tạo ra nhiều lợi ích,
chẳng hạn như cho phép người học thực hành các kỹ năng của họ mà
không sợ lỗi gây ra các tác động có khả năng đe dọa đến tính mạng.

d. Quân sự
- Công nghệ thực tế ảo có thể mô phỏng các
tình huống gỡ bom, băng vết thương,..
trong các đợt huấn luyện quân sự giúp đào tạo
tân binh an toàn hơn hoặc thực hành qua
các môi trường chiến đấu khác nhau…

e. Truyền thông só
- Quảng cáo và Marketing số: Giúp việc
mua sắm hấp dẫn hơn, từ việc tăng tương tác, tiếp xúc và dùng thử sản
phẩm bằng các hiệu ứng hình ảnh đa chiều.
- Truyền hình: Dùng sản xuất chương trình tăng sự chân thực, sống động
cho mỗi chương trình.
- Báo chí: Người đọc có thể tiếp cận vào chính câu chuyện, không còn chỉ
kể chuyện qua chữ, hình ảnh 2D hoặc video cơ bản.

f. Giải trí
- Ngành công nghiệp giải trí là một trong những ngành ứng dụng mạnh
mẽ thực tế ảo và một số người tin rằng VR được tạo ra để trở thành
tương lai của giải trí. Trò
chơi VR chắc chắn là ứng
dụng đáng chú ý nhất, có
những người sẵn sàng chi
tiền cho những trải nghiệm
giải trí ấn tượng và nhập vai
nhất và những ứng dụng

8
khác cũng phổ biến, như bảo tàng ảo, âm nhạc, phòng trưng bày, công
viên chủ đề ảo, v.v.
g. Văn hóa và nghệ thuật
- Một số bảo tàng và phòng trưng
bày cung cấp các chuyến thăm
ảo hoặc trải nghiệm nhập vai để
giúp hiểu lịch sử và văn hóa
liên quan đến từng tác phẩm.

6. Thành tựu
a. Ford sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để thiết kế oto
- Cả hai nhà thiết kế ngoại thất và nội thất thiết kế những chiếc xe trong
phòng thực tế ảo. Bằng cách sử dụng bộ điều khiển, các nhà thiết kế sẽ
di chuyển trong không gian để phác thảo thiết kế, và kết quả là một
chiếc xe ảo được
xoay và xem từ
mọi góc độ.
Ngoài ra có thể
đặt một người lái
xe ảo bên trong
xe, và thậm chí
bước vào bên
trong xe để cảm
nhận. Ford cho biết công cụ Gravity Sketch - được đặt tên theo công ty
đã tạo ra nó - có thể giảm thời gian thiết kế từ vài tuần xuống còn vài
giờ.

b. Sở cảnh sát sử dụng VR để mô phỏng các tình huống khẩn cấp


- Thực tế ảo được các sĩ quan cảnh sát ở Fort Myers, Florida sử dụng để
hỗ trợ hoạt động tốt hơn dưới áp lực và chuẩn bị cho các trường hợp tồi
tệ nhất. Các sĩ quan được đặt vào những tình huống đe dọa tính mạng, ví
dụ như học cách đối phó với những người nghiện hoặc người dân có
vấn đề về sức khỏe tâm thần. Mục tiêu của khóa đào tạo là làm dịu
người hung hăng và ngăn chặn bạo lực đúng cách. Mô phỏng ảo chính
xác giống như cuộc sống hàng ngày của một sĩ quan, theo Sở Cảnh sát
Fort Myers. Sở cảnh sát Fort Myers là một trong hai cơ quan duy nhất
trong cả nước Mỹ sử dụng công nghệ này. Cuối cùng, nhiều cơ quan ở
Florida sẽ làm theo phương pháp này.

c. Boeing huấn luyện phi hành gia bằng VR


9
- Năm 2021, Boeing muốn đưa các phi hành gia NASA lên Trạm vũ trụ
quốc tế. Một phi hành gia muốn thực hiện nhiệm vụ không gian này cần
phải trải qua đào tạo chuyên sâu. Để làm điều này, Boeing đã sử dụng
thực tế ảo VR. Nhờ độ phân giải được cải thiện của công nghệ VR, có
thể xây dựng một buồng lái đủ sắc nét. Các lớp đào tạo thực tế ảo của
Boeing bao gồm tất cả các khía cạnh của nhiệm vụ của các phi hành gia,
từ cất cánh đến hạ cánh. VR hỗ trợ đọc tất cả các nút và công tắc trong
buồng lái. Ưu điểm của đào tạo thực tế ảo là các phi hành gia có thể đào
tạo từ bất cứ đâu. Boeing cung cấp đào tạo thực tế ảo cho các phi hành
gia và hy vọng công nghệ tương tự sẽ được áp dụng cho các máy bay và
đào tạo an toàn khác trong tương lai.

d. Hệ thống mô phỏng các bộ phận chính của cơ thể con người


- Từ năm 2012, một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Duy Tân, Đà
Nẵng đã bắt đầu phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ VR để mô
phỏng cơ thể ảo nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu
cho Bộ môn giải phẫu của nhà
trường, đến năm 2015, thì được
triển khai trong thực tế. Hệ thống
mô phỏng các bộ phận chính của
cơ thể con người như hệ xương,
hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.
Thông qua mô hình và hệ thống
phần cứng điều khiển, tương tác,
sinh viên làm quen với việc thực
hành trên các thiết bị nội soi và
thực hành giải phẫu.

e. Hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn súng bộ binh


- Hệ thống mô phỏng huấn luyện bắn súng bộ binh (Trường bắn ảo) do
Viện Công nghiệp Mô phỏng – Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu,
thiết kế, chế tạo. Hệ thống được sử dụng để huấn luyện bắn và kiểm tra
súng bộ binh dựa trên công nghệ mô phỏng nhằm tăng cường kỹ năng
ngắm bắn cho bộ đội trước khi thực hiện bắn đạn thật trên thao trường.
Hệ thống mô phỏng các đối tượng mục tiêu, thực địa trong môi trường
3D, mô phỏng âm thanh, hình ảnh quá trình tương tác thực – ảo, mô
phỏng hiện tượng giật của súng như khi bắn đạn thật. Bên cạnh việc
tránh được những rủi ro, hệ thống này giúp giảm thời gian và chi phí
huấn luyện trên vũ khí thật.

III. Nhược điểm của công nghệ thực tế ảo

10
Chi phí cao
Các công nghệ hiện đại thường khá đắt tiền. Nếu chúng ta muốn mở rộng xu
hướng thực tế ảo này và tiếp cận với số đông, chúng ta phải chi hàng tỷ đô la cho
những tính năng này. Hơn thế nữa, nền giáo dục hiện đại tận dụng môi trường thực
tế ảo sẽ chỉ có những người giàu mới tiếp cận được. Người nghèo sẽ không mua
được; do đó, chúng ta sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục.

Hạn chế tương tác giữa người với người


Bên cạnh việc VR đã mở ra bao hướng đi mới trong phát triển công nghệ hiện nay
thì nó cũng có những bất lợi nhất định. Chẳng hạn như nền giáo dục truyền thống
dựa trên giao tiếp cá nhân của con người và sự kết nối giữa các cá nhân. Thực tế
ảo khá khác biệt; nó là sự tương tác giữa bạn và phần mềm, và không có gì khác.
Điều này vô hình đã tạo ra khoảng cách giữa các học sinh và sự giao tiếp nói
chung của con người.

Lỗi phần mềm


Các phần mềm được lập trình có thể sẽ gặp trục trặc hoặc sự cố làm gián đoạn quá
trình học tập đến khi lỗi phần mềm được sửa xong. Vì vậy trong các trường hợp
khẩn cấp, nếu hệ thống VR xảy ra lỗi đột ngột sẽ gây bất tiện và tốn kém ảnh
hưởng đến  cho người sử dụng.
Thực tế tăng cường có thể gây ra những lo ngại về quyền riêng tư hoặc bảo mật.
Điều này bắt nguồn từ AR khiến cho việc phân biệt đâu là thật và đâu là ảo trở nên
khó khăn, do đó vô tình tạo ra các lỗ hổng cho kẻ xấu lợi dụng.

Dễ gây nghiện, gây hại đối với người sử dụng


Đa số giới trẻ có khả năng nghiện thế giới ảo rất lớn. Các trò chơi được đắm chìm
vào không gian ảo với cảm giác chân thực có tác động mạnh mẽ đến mọi người.
Nếu những gì mọi người trải nghiệm tốt hơn những tính năng đã có sẵn trước kia,
thì rất có khả năng họ bị nghiện.
Một trong những nhược điểm của AR là mọi người chia sẻ rằng việc liên tục kiểm
tra điện thoại của họ để biết các bản cập nhật về trò chơi hoặc các ứng dụng khác
có thể gây nghiện như thế nào. Chứng nghiện này đã được các nhà tâm lý và bác sĩ
coi là "cơn sốt điện thoại thông minh".
Thực tế tăng cường có thể gặp một chút thách thức khi đề cập đến các vấn đề
trong cuộc sống thực, chẳng hạn như tai nạn tại nơi làm việc. Ví dụ: công nhân
nhà máy có thể nghiêng người quá xa và cuối cùng tự bị thương do tầm nhìn bị
kính / kính áp tròng chặn, chẳng hạn như nghiêng người trong khi vận hành máy ở
tốc độ cao mà không có thời gian để phản ứng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng


Khi những hạn chế của thực tế tăng cường vẫn còn đang được thảo luận, các
nghiên cứu cho biết công nghệ này có nhiều rủi ro sức khỏe chưa từng có. Người

11
đeo thiết bị AR sẽ đắm chìm vào nội dung ảo có thể dẫn đến mất thính giác, hỏng
mắt, thậm chí gây ra một số thay đổi về hành vi.
Theo một nghiên cứu khác của Google daydream, người dùng có thể có xu hướng
trải nghiệm môi trường ảo thành thực, dẫn đến sự khác biệt trong cách họ nhận
thức và xử lý mọi thứ. Quá trình như vậy sẽ dẫn đến các vấn đề tâm lý như PTSD.

IV. Ứng dụng áp dụng vào Việt Nam


Sau các nghiên cứu về ưu điểm cũng những hạn chế của công nghệ thực tế ảo (AR và
VR) sau đây nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra đề xuất về các ứng dụng nên áp dụng vào các
lĩnh vực, ngành nghề trọng yếu của Việt Nam, góp phần vào sự phát của đất nước.
Ngành du lịch
Trong những năm gần đây, sự ảnh hưởng sâu sắc của cuộc công nghiệp cách mạng
lần thứ tư đã có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực du lịch của nước ta. Đảng
và nhà nước nêu rõ giải pháp phát triển du lịch thông minh, du lịch số,  trong đó 2
công nghệ VR và AR cần được đẩy mạnh hơn cả. Các khả năng về AR trong
ngành du lịch là rất lớn, AR cung cấp trải nghiệm bổ sung, thay đổi nhận thức về
môi trường xung quanh của khách du lịch và tăng cơ hội tương tác. Ví dụ cho một
vài ứng dụng trong ngành du lịch của AR: tính năng nhận dạng và cung cấp thông
tin về các con phố, các địa điểm danh lam thắng cảnh, bảo tàng trên màn hình khi
khách đi dạo quanh thành phố; cung cấp tính năng khám phá những địa điểm chụp
hình đẹp mỗi khi ta xoay camera điện thoại tìm kiếm. AR mang lại yếu tố thú vị,
trải nghiệm phong phú hơn và đặc biệt là loại bỏ nhu cầu về hướng dẫn viên du
lịch khi các du khách nước ngoài muốn trải nghiệm loại hình du lịch tự túc ở Việt
Nam. Nhưng việc du lịch đến những nơi xa xôi để trải nghiệm toàn bộ chức năng
của các loại ứng dụng AR đối với du khách nước ngoài cũng như là du khách nội
địa có lẽ là không khả thi đối với hầu hết mọi người nhất là khi ta không biết được
nơi đó có phù hợp với trải nghiệm của bản thân hay không. Vì thế du lịch trải
nghiệm trước bằng VR tại các đại lý du lịch là một giải pháp giúp khách du lịch có
được những hình dung cụ thể mà nơi mình sắp đến. Khách du lịch có thể được trải
nghiệm thực tế ảo về các địa điểm được yêu thích, khách sạn, và đặt biệt là có thể
kiểm tra chỗ ở để xem liệu các điểm đến có đảng để đầu tư hay không trước khi
đặt chuyến đi. Hai công nghệ thực tế ảo này cũng sẽ giúp ngành du lịch của Việt
Nam phục hồi nhanh chóng bằng cách kích thích sự quan tâm, những trải nghiệm
thú vị của khách du lịch khi đến với Việt Nam.
Ngành y tế
VR/AR phát triển đã tạo ra những thành tựu đột phá trong lĩnh vực y tế như chẩn
đoán bệnh, giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân, chẩn đoán lâm sàng và điều trị
trong tương lai. Công nghệ VR sẽ giúp mô phỏng các mạch máu, các xương cột
sống, mô hình não bộ, bộ phận nhỏ khó quan sát hay tiếp cận trong cơ thể con
người  để các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp.
Ngoài ra, công nghệ thực tế ảo có thể thay thế được các tia nội soi, hạn chế ảnh

12
hưởng của phóng xạ đối với con người. Áp dụng VR trong giảng dạy các chuyên
ngành y tế, các cuộc phẫu thuật minh họa cho sinh viên ngành y. Hệ thống VR/AR
có thể khắc phục các khuyết điểm của y học thông thường. Mặc dù việc ứng dụng
VR/AR trong y tế mới bắt đầu nhưng nếu đầu tư trong thời gian dài thì triển vọng
của công nghệ trong ngành này rất lớn. Ngoài ra, ứng dụng lâm sàng rộng rãi của
công nghệ AR / VR trong phẫu thuật sẽ thúc đẩy sự phát triển của phẫu thuật từ xa
thúc đẩy sự phát triển của y học. 
Hiện nay ở Việt Nam tuy việc áp dụng công nghệ VR/AR còn ít phổ biến như các
nước phát triển nhưng đã được triển khai và trải nghiệm qua một số hoạt động. Đa
số việc đầu tư công nghệ VR/AR vào y tế tập trung vào các bệnh viện tư nhân, xu
hướng ứng dụng tour thực tế ảo giúp trực tiếp xem cơ sở vật chất, dịch vụ của
bệnh viện, tăng trải nghiệm nghe-nhìn để có thể quyết định lựa chọn bệnh viện
phù hợp với bệnh nhân. Các bệnh viện áp dụng tính năng nổi bật này phải kể đến
Bệnh viện đa khoa Phương Đông và Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Không chỉ tận
dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất mà công nghệ thực
tế ảo còn được áp dụng vào nội soi các bộ phận trong cơ thể con người và chăm
sóc, phục hồi người bị đột quỵ não tại Bệnh viện Vinmec. Nhờ ứng dụng được các
ưu điểm của thực tế ảo mà việc khám và điều trị của bệnh nhân trở nên nhẹ nhàng,
giảm đau và nhanh chóng phục hồi cho bệnh nhân. Ngoài ra Việt Nam đã được
chứng kiến các cuộc phẫu thuật tim hay ung thư dựa trên nền tảng VR của các
nước phát triển từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ hơn.

Ngành giáo dục


Với các cải tiến về âm thanh, hình ảnh, đồ họa trong môi trường thực tế, công
nghệ thực tế ảo giúp nâng cao trải nghiệm cũng như tương tác của người học đối
với kiến thức mới. Đó là lý do AR có thể là tương lai của giáo dục. Với hình ảnh
và âm thanh sống động, AR góp phần biến các kiến thức lý thuyết khô khan thành
kiến thức thực hành sinh động, người học được chủ động tương tác một cách sinh
động và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí. Ví dụ đối với môn Hoá
học, học sinh sẽ được thấy các mô hình ảo và sự hình thành cũng như liên kết của
các chất một cách đơn giản, dễ tiếp thu, từ đó việc học trở nên thú vị, giúp học
viên hiểu tốt hơn các khái niệm mới và kích thích sự sáng tạo. Các thí nghiệm khó
thực hiện ở ngoài thực tế có thể giải quyết bằng các video, tài liệu nhưng không
mang lại sự hiểu quả đối với mọi người học, thay vào đó trong mô trường thực tế
ảo người học có thể tự tay mình thực hiện các thí nghiệm đó thỏa sức sáng tạo,
kích thích sức sáng tạo và tìm tòi của người học giúp tiếp thu bài giảng tốt hơn.
Hiện nay ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo chỉ phổ biến ở các
trường có điều kiện, việc ứng dụng rộng rãi sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là ở các
vùng dân tộc, các vùng điều kiện phát triển kém. Nhưng đi cùng với những khó
khăn luôn là những cơ hội vì thế nhóm tin rằng nếu được học tập với một công
nghệ thú vị như vậy sẽ đưa nền giáo dục của Việt Nam ta sang một trang mới.

13
Ngành hàng không
Ngành hàng không là ngành tiêu biểu được áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và
thực tế tăng cường (AR) trong đào tạo phi công, tiếp viên hàng không và ở tầm xa
hơn là chế tạo máy bay. Mô phỏng chuyến bay sẽ tạo ra những buồng lái máy bay
có đầy đủ chức năng như buồng lái thật và các cửa sổ được thay thế bằng màn
hình phim cùng những chiếc chân nâng buồng lái có động cơ, các điều kiện bay
trong mọi thời tiết nhằm mô phỏng rõ cảm giác và các tình huống cho việc huấn
luyện phi công. Ở Việt Nam tại các trường dạy bay như Vietjet, Vietnam Airline
cũng có các buồng mô phỏng lái máy bay để huấn luyện, nhưng chưa thực sự phổ
biến. Các ứng dụng mô phỏng thông qua hệ thống thực tế ảo VR có thể giúp hạn
chế các tai nạn, sự cố xảy ra trong quá trình huấn luyện, cũng góp phần tiết kiệm
chi phí mà vẫn có thể đào tạo được nhân sự chất lượng. Các tổ chức như SpaceX,
JPL và NASA cũng áp dụng các công nghệ ảo: bảng ảo, mô hình ảo,... để hiểu
được kích thước, cấu trúc của tàu vũ trụ mà không thể diễn đạt được hết trên màn
hình máy tính; từ đó cũng giúp cho các nhà khoa học mô phỏng được các tình
huống có thể xảy ra để tránh và trang bị, nâng cấp cho tàu vũ trụ. 

Lĩnh vực quân sự


Quân sự là một cánh tay đắc lực của mỗi đất nước, là một bộ phận vô cùng quan
trọng. Chính vì thế mỗi đất nước đều muốn nâng cao chất lượng quân sự của mình.
Hiện nay có những nước đã áp dụng công nghệ thực tế ảo AR/VR vào quân sự.
Tại Mỹ, Apex Officer chuyên xây dựng các mô phỏng đào tạo thực tế ảo cho quân
đội và các cơ quan thực thi pháp luật. Mô phỏng huấn luyện chiến đấu thực tế ảo
quân sự của Apex Officer là tốt nhất trong cả nước Mỹ. Mô phỏng huấn luyện
thực tế ảo 360 độ hoàn toàn nhập vai là mảng đứng đầu trong Apex Officer, gọi là
Apex Soldier, mô hình này cho phép binh sĩ huấn luyện cho các tình huống thực tế
nhất, bao gồm phục kích, tấn công khủng bố và hơn thế nữa; ngoài ra, tăng khả
năng nhận thức tình huống trong thời gian căng thẳng cực độ. Apex Soldier có một
loạt các vũ khí huấn luyện VR (VTW) được thiết kế đặc biệt cho huấn luyện quân
sự thực tế ảo. Những vũ khí ảo này có kích thước, hình dạng và ngoại hình tương
tự như các vũ khí ngoài đời thực, nhưng không gây hại cho chủ sở hữu của chúng.
Apex Solider có chiến lược huấn luyện với các kịch bản được thiết kế đặc biệt để
huấn luyện chiến đấu lấy từ các sự cố thực tế. Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ
thực tế ảo vào quân sự vẫn chưa được mở rộng, chính vì thế tình trạng bị thương
trong quá trình huấn luyện thực tế vẫn còn diễn ra. Đây là một giải pháp vô cùng
cần thiết để hạn chế điều này. Hơn thế nữa, ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào
quân sự còn đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, giảm nguy hiểm, tăng tinh
thần đồng đội, … Quân sự Việt Nam nên cân nhắc để áp dụng công nghệ này vào
quân sự để nâng cao chất lượng quân sự của nước nhà.

14
Tài liệu tham khảo
1. Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) là gì? Ứng dụng của công nghệ thực tế
ảo tăng cường trong đời sống - tino.org
2. Horizons Workroom - bước đi đầu tiên biến Facebook thành trung tâm 'vũ trụ
kỹ thuật số' - sokhcn.vinhphuc.gov.vn
3. Tiếp cận và làm chủ xu thế “ảo hóa” trong cuộc cách mạng 4.0 -
dangcongsan.vn
4. Advantages and Disadvantages of AR - Augmented Reality -
www.myayan.com
5. (2022). Retrieved 2 April 2022 - https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle
6. A Systematic Literature Review of Virtual, Augmented, and Mixed Reality
Game Applications in Healthcare | ACM Transactions on Computing for
Healthcare. (2022). ACM Transactions On Computing For Healthcare
(HEALTH) - https://dl.acm.org
7. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong y tế tạo niềm tin với khách. (2021). -
https://vrplus.vn
8. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào trong y tế. (2022). - https://tourzy.vn
9. Nội soi đại tràng ảo sau nội soi không khảo sát hết được khung đại tràng.
(2022). - https://www.vinmec.com
10. Chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng ở người bị đột quỵ não. (2022). -
https://www.vinmec.com
11. Madary, M., & Metzinger, T. (2016). Recommendations for Good Scientific
Practice and the Consumers of VR-Technology. - https://www.frontiersin.org
12. The Pros And Cons Of Using Virtual Reality In The Classroom. (2016). -
https://elearningindustry.com

15

You might also like