You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN


MÔN: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ
TUỆ NHÂN TẠO (AI) VÀO DOANH NGHIỆP HỖ TRỢ
CHUYỂN ĐỔI SỐ

Giáo viên hướng dẫn: Lê Duy Hải


Nhóm: 11
Lớp: K59I2. I3

Hà Nội – 2024
BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC

Họ và tên Mã sinh Nhiệm vụ Điểm


viên
Nguyễn An Thư 23D140108 Nội dung A

Nguyễn Ngọc Minh Thư 23D140168 Nội dung A

Trần Văn Tín 23D140109 Nội dung B+

Nguyễn Đức Toàn 23D140169 Nội dung A

Đặng Huyền Trang 23D140110 Nội dung A

Đỗ Thị Huyền Trang 23D140170 Thuyết trình A

Nguyễn Quỳnh Trang 23D140111 Nhóm trưởng + chỉnh sửa nội A


(Nhóm trưởng) dung

Nguyễn Quỳnh Trang 23D140171 PowerPoint A

Phùng Thị Thuỳ Trang 23D140112 Nội dung B+

Trần Thị Trang 23D140172 Nội dung A

Nguyễn Mạnh Tùng 23D140113 Nội dung + chỉnh Word A

Nguyễn Thị Thu Uyên 23D140173 Nội dung B+

1
MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC.................................................................................1


LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
PHẦN I: TỔNG QUAN........................................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH...............5
1.2. KHÁI NIỆM AI (TRÍ TUỆ NHÂN TẠO).................................................5
1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA AI........................................................5
1.4 LỢI ÍCH CỦA AI........................................................................................6
1.5 ỨNG DỤNG CỦA AI TRONG ĐỜI SỐNG...............................................7
PHẦN II: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG AI TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ.............10
2.1. TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ....................................................................10
2.1.1. Quản Trị Tự Động Hóa Thông Minh (Intelligently automating
Administration)...........................................................................................10
2.1.2. Tương Tác với Công Dân và Viên Chức Nhà Nước (Interacting with
Citizens and State Employees)....................................................................11
2.1.3. Phát Hiện Sự Bất Thường (Detecting anomalies).............................11
2.1.4. Giúp Đỡ Trong Quá Trình Đưa Ra Quyết Định (Helping in the
decision-making process)............................................................................12
2.2. ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY AI TẠI VIỆT NAM CỦA CHÍNH PHỦ. 12
2.2.1. Xây dựng chính sách.........................................................................13
2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số..................................................13
2.2.3. Trau dồi và nghiên cứu tài năng........................................................13
2.2.4. Hợp tác quốc tế..................................................................................14
PHẦN III: ỨNG DỤNG AI VÀO DOANH NGHIỆP.......................................15
3.1. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI...............................................................................................15
3.1.1. Chatbot..............................................................................................15
3.1.2. Công cụ đề xuất.................................................................................20
3.1.3. Logistic thông minh..........................................................................22
3.1.4. Định giá tối ưu...................................................................................23
3.1.5. Robot bán hàng..................................................................................24
3.1.6. Xử lý dữ liệu khách hàng..................................................................24
3.1.7. Quản lý tồn kho và kho hàng............................................................25
3.1.8. Hệ thống thanh toán tự động.............................................................26
2
3.1.9. Cá nhân hóa trên nhiều thiết bị..........................................................26
3.1.10. Kiểm duyệt thị trường.....................................................................27
3.1.11. Gắn thẻ sản phẩm tự động...............................................................28
3.2. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM...................................................................28
PHẦN IV: MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CỤ THỂ.............................................30
4.1. ỨNG DỤNG AI TRONG HỆ SINH THÁI ỨNG DỤNG THÀNH PHỐ
THÔNG MINH CỦA VIETTEL....................................................................30
4.1.1. Trung tâm điều hành thông minh......................................................30
4.1.2. Nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot..................................................31
4.2. ỨNG DỤNG CỦA AI TRONG AMAZON............................................32
4.2.1. Sử dụng AI trong việc giao hàng......................................................32
4.2.2. AI trong Amazon Go và Just Walk Out............................................33
4.2.3. AI hỗ trợ trong việc trả lời câu hỏi của người mua hàng..................34
PHẦN V: KẾT LUẬN.........................................................................................36
5. 1. CƠ HỘI KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI TẠI VIỆT NAM..............36
5.2 THÁCH THỨC KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI TẠI VIỆT NAM....36
5.3. KIẾN NGHỊ KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHÊ AI TẠI VIỆT NAM.........37

3
LỜI MỞ ĐẦU

Khoa học, công nghệ trở thành một phần thiết yếu không chỉ trong hoạt động sản
xuất mà trong cả đời sống của mỗi cá nhân. Dẫn đến sự ra đời của những phát minh về
xu hướng công nghệ: IoT, điện toán đám mây, Blockchains, công nghệ cảm biến, thực
tế ảo, trí tuệ nhân tạo,... qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi cách
khác là cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0). Có thể nói, sự phát triển này đã tác
động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề và những cá
nhân, tạo tiền đề cho kinh tế số thực sự khởi sắc.
Một trong những xu hướng công nghệ mang tính đột phá nhất của thời kỳ 4.0
chính là công nghệ trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (viết tắt là AI). AI được tin
tưởng sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và dưới nhiều dạng khác nhau như trong
công việc, học tập, nghiên cứu... Chính nhờ sự tiện lợi cũng như hiệu suất của trí thông
minh nhân tạo khiến nó được áp dụng rộng rãi, làm thay một số công việc cho con
người trong vô số các ngành nghề. Trong thời đại kinh tế số, người tiêu dùng có xu
hướng mua sắm trên nền tảng điện tử vì vậy công nghệ AI đóng một vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bắt theo xu hướng trong môi trường chuyển đổi số
liên tục.

4
PHẦN I: TỔNG QUAN

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH


Chuyển đổi số trong kinh doanh là quá trình áp dụng công nghệ số và các giải
pháp kỹ thuật số để cải thiện hiệu suất, tăng cường sự linh hoạt và sáng tạo, cũng như
tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua việc sử dụng dữ liệu, tự động
hóa quy trình, và tương tác kỹ thuật số.
CĐS không chỉ là việc dùng công nghệ số vào công việc, mà quan trọng hơn là
việc dùng công nghệ số để thay đổi tổ chức. Đối với khách hàng, chuyển đổi số biến
họ thành khách hàng thân thiết, tối ưu hóa trải nghiệm nhưng vẫn giữ được giá trị cốt
lõi về mặt tổ chức và văn hóa. CĐS giúp các doanh nghiệp thay đổi hệ thống, cơ chế,
quy trình, bộ máy tổ chức để linh hoạt, bắt kịp xu thế. Vì vậy, chuyển đổi số không chỉ
dành cho các doanh nghiệp công nghệ lớn hay nhỏ mà chính các doanh nghiệp truyền
thống để đi theo sự phát triển của xã hội.
CĐS có nhiều cấp độ khác nhau, như ở cấp độ thấp thì mới chỉ là chuyển đổi
sang các thiết bị lưu trữ trên máy tính, còn ở cấp độ cao nhất CĐS sẽ là chuyển đổi
toàn bộ về mọi mặt cả cách làm việc, tổ chức hay phương thức sản xuất... sang môi
trường số với các công nghệ hiện đại, giúp doanh nghiệp tại cấu trúc kinh doanh, tạo ra
hệ thống làm việc hoàn toàn mới.

1.2. KHÁI NIỆM AI (TRÍ TUỆ NHÂN TẠO)


AI hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo là công nghệ khoa học tập trung vào việc tạo ra
các chương trình máy tính có khả năng mô phỏng các khả năng trí tuệ của con người.
Khiến cho những máy móc có khả năng suy nghĩ, xử lý và lập luận để giải quyết vấn
đề, biết tự thích nghi và học hỏi qua việc thu thập thông tin.

1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA AI


Năm 1950, Nhà toán học Alan Turing lần đầu tiên đưa ra phép thử Turing (Phép
thử Turing là bài kiểm tra khả năng thể hiện hành vi trí tuệ của máy tính ). Cùng năm
đó, giáo sư Isaac Asimov giới thiệu “Ba định luật Robot nổi tiếng”. Đến năm 1951,
chương trình máy tính AI đầu tiên được tạo ra và 4 năm sau chương trình chơi game tự
động đầu tiên ra đời. Năm 1959, Viện công nghệ Massachusetts Thành lập phòng thí
5
nghiệm AI. Năm 1961, robot lắp đặt công nghệ đầu tiên trên thế giới được chế tạo,
1964, phiên bản thử nghiệm đầu tiên của một chương trình AI có thể hiểu được ngôn
ngữ tự nhiên sau đó 1 năm thì chatbot đầu tiên có tên là Eliza được phát minh.
Năm 1974, phương tiện tự động đầu tiên được tạo ra tại phòng thí nghiệm AI
của đại học Stanford. Năm 1989, Đại học Carnegie Mellon phát triển phương tiện tự
trị đầu tiên sử dụng mạng neuron nhân tạo
Năm 1997, máy tính chơi cờ vua Deep Blue do IBM phát triển đánh bại nhà vô
địch thế giới Garry Kasparov
Năm 1999, Sony giới thiệu robot thông minh AIBO. Cùng năm đó, phòng thí
nghiệm AI của MIT lần đầu tiên phát triển robot có khả năng thể hiện cảm xúc
Năm 2009, Google bắt đầu phát triển xe hơi tự lái
Năm 2010, công nghệ AI của Science có khả năng viết báo cáo
Năm 2011, phần mềm AI của Watson do IBM phát triển đánh bại nhà vô địch trò
chơi Jeopardy (chương trình đố vui kiến thức). Cùng năm đó, ba ứng dụng trợ lý ảo
Siri, Google Now và Cortana trở nên phổ biến
Năm 2015, tỷ phú Elon Musk cùng các CEO khác sáng lập startup phi lợi nhuận
Open AI, có giá trị lên đến 1 tỷ USD
Năm 2016, phần mềm AlphaGo do Google Deepmind phát triển đánh bại nhà vô
địch cờ vây thế giới người Hàn Quốc. Cùng năm đó, Đại học Stanford phát hành
Nghiên cứu 100 năm về AI

1.4 LỢI ÍCH CỦA AI


Phát hiện rủi ro: Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài chính và bảo hiểm, việc
phát hiện các rủi ro tiềm ẩn có thể là một thách thức rất lớn. Tuy nhiên, công nghệ trí
tuệ nhân tạo có thể giúp phân tích các dữ liệu lớn và phát hiện các xu hướng, mô hình
và đối tượng có khả năng gây rủi ro. Điều này giúp các doanh nghiệp và tổ chức đưa
ra các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách hợp lý, giảm thiểu các thiệt hại
tiềm tàng và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.
Tiết kiệm sức lao động: Trong nhiều quy trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ
có nhiều công việc lặp đi lặp lại và đòi hỏi sức lao động lớn. Nhưng với sự phát triển
của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các hệ thống tự động hóa có khả năng thay thế nhân

6
công trong những công việc đơn giản và lặp lại. Điều này giúp giảm thiểu sự phụ
thuộc vào lao động, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất sản xuất.
Giúp kích thích sự sáng tạo của con người: AI có thể hỗ trợ con người trong việc
tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo hơn. Công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu từ
nhiều nguồn và cung cấp thông tin cần thiết, giúp con người hiểu rõ hơn về môi
trường, thị trường, và xu hướng. Nhờ vào những thông tin này, con người có thể tập
trung vào những khía cạnh sáng tạo, đưa ra các giải pháp đột phá và phát triển những ý
tưởng mới đáng giá.
Xóa nhòa khoảng cách ngôn ngữ: Trong thế giới đa văn hóa và đa ngôn ngữ, trí
tuệ nhân tạo đã đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ rào cản ngôn ngữ. Công
nghệ dịch máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên giúp dịch và hiểu các ngôn ngữ khác nhau,
giúp con người giao tiếp và làm việc với nhau dễ dàng hơn. Điều này hỗ trợ trong
thương mại quốc tế, trao đổi kiến thức và nền văn hóa, giúp thế giới trở nên gắn kết
hơn.
Cá nhân hóa dữ liệu người dùng: Trong thế giới số hiện đại, dữ liệu người dùng
đã trở thành tài sản quý giá cho các doanh nghiệp và tổ chức. Sử dụng trí tuệ nhân tạo,
họ có thể phân tích và hiểu rõ hơn về các khách hàng và người dùng của họ. Từ đó, họ
có thể cung cấp dịch vụ và sản phẩm được cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu và mong
muốn riêng của từng người tiêu dùng, giúp tăng cường trải nghiệm và sự hài lòng của
khách hàng

1.5 ỨNG DỤNG CỦA AI TRONG ĐỜI SỐNG


AI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, mang lại nhiều lợi
ích cho con người. Trí tuệ nhân tạo AI là động lực thúc đẩy đáng kể trong sự phát triển
xã hội và nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Accenture, AI có khả năng thúc đẩy gấp
đôi tốc độ phát triển kinh tế và tăng 40% năng suất lao động tại các nước phát triển
cho đến năm 2035. Đồng thời, AI đang được ứng dụng để mang lại những bước tiến
đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:
Trong lĩnh vực y tế: AI được ứng dụng để cải thiện và chăm sóc sức khỏe của con
người. AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu bệnh nhân, chẩn đoán và điều trị
các loại bệnh. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu y tế và học máy
để đề xuất điều trị cũng như cải thiện quy trình chăm sóc sức khỏe. AI cũng có thể

7
giúp phát triển các thiết bị y tế thông minh, theo dõi và điều chỉnh các chỉ số sức khỏe
của người dùng. Đồng thời, nghiên cứu và phát triển các loại thuốc/ vacxin mới. Ví dụ,
Công cụ như DeepVariant của Google AI có thể phân tích dữ liệu tuần tự gen để xác
định các biến đổi gen. Các hệ thống AI như IBM Watson Health được sử dụng để hỗ
trợ chẩn đoán hình ảnh y khoa, nhận dạng các dấu hiệu bệnh lý trên X-quang, MRI và
CT scans…
Trong ngành vận tải: Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để nâng cao an toàn và hiệu
quả của việc vận tải. AI được sử dụng để tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, giảm thiểu
thời gian giao hàng và đưa ra các đề xuất cho chiến lược. Điều khiển và giám sát các
phương tiện vận tải tự lái, như ô tô hay máy bay không người lái. AI cũng có khả năng
phân tích và dự báo tình hình giao thông, đưa ra các lộ trình và phương án vận chuyển
tối ưu.
Trong ngành dịch vụ: AI được sử dụng để cải thiện chất lượng và hiệu quả của
các dịch vụ khác nhau. Ví dụ như dịch vụ khách hàng, tài chính, dịch vụ du lịch,... Các
chatbot và trợ lý ảo được thiết lập để tư vấn khách hàng, giải đáp thắc mắc, đưa ra các
sản phẩm và dịch vụ phù hợp. AI có thể phân tích và dự báo xu hướng thị trường, hành
vi mua sắm của khách hàng, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược kinh doanh
và marketing. Hơn nữa, AI cũng có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu khách hàng,
đưa ra các đề xuất sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong ngành truyền thông: AI có thể tạo ra nội dung, phân tích tương tác với
khách hàng và đưa ra các đề xuất cho chiến lược truyền thông. Sử dụng AI biên tập và
phát triển các bài báo tự động, dựa trên các nguồn thông tin khác nhau để tạo ra các
nội dung truyền thông mới mẻ và hấp dẫn dưới dạng tin tức, video, âm thanh, hình
ảnh, v.v. AI có khả năng tạo ra video hoặc hình ảnh sinh động và chân thực theo nhiều
kỹ thuật xử lý chuyên nghiệp, độc đáo; tạo ra các bản nhạc, các bài hát mới lạ bằng
cách sử dụng các thuật toán học máy và phân tích âm thanh.
Trong ngành sản xuất: AI được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải
thiện chất lượng sản phẩm và giảm thời gian sản xuất. AI giúp điều khiển và giám sát
các máy móc trong quá trình sản xuất, phát hiện và khắc phục các sự cố kịp thời. AI
cũng có thể thiết kế và lắp ráp các sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng. AI
giúp kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng các kỹ thuật nhận
diện hình ảnh và tiếng nói.
8
Trong ngành giáo dục: AI trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để cải thiện chất lượng
và hiệu quả của việc giáo dục và học tập. Bằng cách sử dụng thuật toán để đưa ra các
đề xuất học tập phù hợp với từng cá nhân, cung cấp phản hồi tức thời và phân tích dữ
liệu học tập. Xây dựng các hệ thống giáo dục, phân tích năng lực và nhu cầu của từng
học viên để thiết kế nên các bài học, bài giảng hay bài tập. AI có khả năng tự động hóa
các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay giao bài tập. AI cũng có thể tạo ra các trò
chơi hay phần mềm mới mẻ, thú vị để tăng thêm hứng thú học tập. Ví dụ, Các công ty
như Coursera và Khan Academy đang sử dụng AI để cung cấp các khóa học cá nhân
hóa.
Trong ngành tài chính: AI đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp các ngân
hàng và công ty bảo hiểm tăng cường hiệu quả hoạt động và cung cấp dịch vụ tốt hơn
cho khách hàng. Các ngân hàng sử dụng chatbots dựa trên AI để cung cấp phản hồi tức
thì cho các câu hỏi của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi và cải thiện trải nghiệm
khách hàng, phân tích hàng triệu giao dịch để phát hiện các hoạt động bất thường có
thể là dấu hiệu của gian lận, giúp tự động hóa các quy trình như nhập liệu, phê duyệt
khoản vay, và xử lý thanh toán, làm giảm thời gian và tiết kiệm chi phí. Công nghệ
này sử dụng 'robot' phần mềm để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp giảm lỗi
và tăng hiệu suất. Ngoài ra, AI còn giúp theo dõi và đánh giá rủi ro thời gian thực, cho
phép các ngân hàng và công ty bảo hiểm đưa ra quyết định nhanh chóng. Hay các
robo-advisor sử dụng AI để cung cấp tư vấn đầu tư tự động dựa trên mục tiêu và
ngưỡng chịu đựng rủi ro của khách hàng.
Trong ngành nông nghiệp: AI đang cách mạng hóa ngành nông nghiệp bằng cách
giúp nông dân tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý nguồn lực hiệu quả hơn và tăng
năng suất cây trồng. Các cảm biến thông minh có khả năng thu thập dữ liệu về điều
kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, pH đất, và nồng độ dinh dưỡng, giúp nông dân
đưa ra quyết định chăm sóc cây trồng dựa trên dữ liệu. AI giúp phân tích đất và dự
đoán nhu cầu nước, cho phép hệ thống tưới thông minh cung cấp lượng nước chính
xác, tránh lãng phí hay Drones được trang bị cảm biến có khả năng giám sát cánh
đồng, phun thuốc trừ sâu hoặc phân bón một cách chính xác. Đồng thời. AI có thể
phân tích hình ảnh từ drones hoặc vệ tinh để đánh giá sức khỏe cây trồng, phát hiện
sâu bệnh hoặc đánh giá năng suất…

9
10
PHẦN II: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG AI TRONG CHUYỂN ĐỔI
SỐ

2.1. TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ


Theo Capgemini, AI có tác động mạnh mẽ nhất trong 04 lĩnh vực ứng dụng dưới
đây:

2.1.1. Quản Trị Tự Động Hóa Thông Minh (Intelligently automating


Administration)
Quản trị tự động hóa thông minh hiện đang thay đổi cách các doanh nghiệp hoạt
động bằng cách tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa các quy trình quản trị.
Điều này không chỉ giảm thiểu sự can thiệp của con người mà còn đáng kể nâng cao
hiệu suất công việc. Với khả năng tự động hóa từ đầu đến cuối, các giải pháp hiện đại
cho phép việc thực hiện các quy trình làm việc một cách liền mạch, mà không cần sự
chuyển giao giữa con người và máy móc, từ đó đạt được sự hiệu quả và tốc độ xử lý
đặc biệt.
Một trong những điểm mạnh của AI trong quản trị tự động hóa là khả năng đọc
và xác nhận tài liệu. AI có thể hiểu và kiểm tra các thông tin một cách chính xác, giảm
bớt lỗi do con người và tăng tốc độ xử lý thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng trong

11
môi trường làm việc hiện đại, nơi mà lượng dữ liệu lớn cần được xử lý nhanh chóng và
chính xác.
Ngoài ra, AI còn đóng một vai trò quan trọng trong quản lý trường hợp thông
minh, hỗ trợ việc xử lý các tình huống phức tạp. Các hệ thống AI có thể phân tích dữ
liệu, học hỏi từ kinh nghiệm, và từ đó đưa ra các quyết định thông minh, giúp cải thiện
quy trình làm việc và tối ưu hóa kết quả. Sự kết hợp giữa khả năng tự học và tự động
hóa mở ra một kỷ nguyên mới trong quản trị doanh nghiệp, nơi mà máy móc không
chỉ thực hiện công việc một cách tự động mà còn liên tục cải tiến và tối ưu hóa các quy
trình dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm thu được.

2.1.2. Tương Tác với Công Dân và Viên Chức Nhà Nước (Interacting with
Citizens and State Employees)
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc
nâng cao trải nghiệm của công dân khi họ tương tác với các dịch vụ công. AI mang lại
khả năng cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng và cá nhân hóa, phù hợp với nhu
cầu cụ thể của mỗi người. Công nghệ đàm thoại AI, bao gồm chatbot và trợ lý ảo, đã
cách mạng hóa cách mà công dân liên lạc và truy cập thông tin từ chính phủ, cho phép
họ nhận được hỗ trợ ngay lập tức và tự động, mà không cần phải trải qua các rào cản
thời gian hay địa lý.
Không chỉ với công dân, AI cũng giúp viên chức nhà nước tương tác hiệu quả
hơn trong quá trình cung cấp dịch vụ. Các hệ thống thông minh có thể giúp tự động
hóa và tối ưu hóa quản lý công việc, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ công. Sự hỗ trợ
của AI không chỉ giảm bớt gánh nặng cho viên chức nhà nước mà còn đặt nền móng
cho một chính phủ liên kết chặt chẽ hơn với người dân, đảm bảo rằng mọi tương tác
đều được thực hiện một cách.

2.1.3. Phát Hiện Sự Bất Thường (Detecting anomalies)


Trong lĩnh vực an ninh và an toàn, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ
mạnh mẽ trong việc phát hiện sự bất thường và tình huống nguy hiểm. Hệ thống giám
sát thông minh sử dụng AI có khả năng phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn để nhận diện
mô hình hành vi bất thường, cho phép phát hiện sớm các tình huống có thể đe dọa tính
mạng hoặc tài sản, từ đó kích hoạt các cơ chế phản ứng kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh
đó, AI cũng góp phần đắc lực trong việc phát hiện gian lận và các hoạt động tội phạm

12
bằng cách sàng lọc và phân tích lượng lớn dữ liệu để tìm kiếm các dấu hiệu của hành
vi gian lận hoặc phi pháp, từ đó giúp bảo vệ tài sản và thông tin an toàn.
Một trong những ưu điểm nổi trội của AI là khả năng hoạt động liên tục, không
bị gián đoạn bởi khung giờ làm việc truyền thống hay nhu cầu nghỉ ngơi của con
người, cung cấp một giải pháp giám sát và phản ứng 24/7. Điều này đảm bảo rằng mọi
hoạt động đều được theo dõi một cách không ngừng nghỉ, cung cấp một lớp bảo vệ an
ninh mà trước đây không thể đạt được. Nhờ vậy, AI đã và đang đóng một vai trò
không thể thiếu trong việc nâng cao khả năng phòng chống và ứng phó với các mối đe
dọa, bảo vệ cộng đồng và xã hội một cách hiệu quả hơn.

2.1.4. Giúp Đỡ Trong Quá Trình Đưa Ra Quyết Định (Helping in the
decision-making process)
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa cách chúng ta tiếp cận và thực hiện
quyết định. Nó hỗ trợ quá trình phân tích và xử lý thông tin, từ đó giúp hình thành nên
những quyết định thông minh, dựa trên dữ liệu và thông tin chi tiết. AI không chỉ cung
cấp cái nhìn sâu sắc để hướng dẫn hành động mà còn giảm thiểu rủi ro và tăng cường
hiệu quả, nhờ vào khả năng đánh giá và xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh
chóng.
Trong lĩnh vực quản trị tự động hóa thông minh, AI kết hợp Robotic Process
Automation (RPA) cùng công nghệ nhận dạng hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để
tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, tự động hóa nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp.
Điều này đưa tự động hóa từ đầu đến cuối trở thành hiện thực, giúp giảm bớt sự phụ
thuộc vào lao động thủ công và mang lại quy trình làm việc liền mạch, hiệu quả.
Không dừng lại ở đó, AI còn thể hiện khả năng đọc hiểu và xác minh thông tin từ
các tài liệu phức tạp, như hóa đơn, hợp đồng và tài liệu pháp lý, giảm thiểu rủi ro sai
sót và nâng cao tốc độ xử lý tài liệu. Cùng với đó, trong quản lý trường hợp thông
minh, AI sử dụng dữ liệu lớn để phân tích, dự đoán và đưa ra quyết định, giúp xử lý
các tình huống phức tạp từ phản hồi khách hàng đến yêu cầu pháp lý một cách hiệu
quả. Sự tích hợp của AI vào các quy trình này không chỉ cải thiện đáng kể tốc độ và
chất lượng quyết định mà còn giúp tổ chức tiến gần hơn tới mục tiêu quản trị tự động
hoàn toàn.

13
2.2. ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY AI TẠI VIỆT NAM CỦA CHÍNH PHỦ
Cách tiếp cận chiến lược của Việt Nam đối với việc phát triển và ứng dụng Trí
tuệ nhân tạo (AI) là nỗ lực nhiều mặt, bao gồm xây dựng chính sách, phát triển cơ sở
hạ tầng, bồi dưỡng nhân tài và hợp tác quốc tế. Dưới đây là cái nhìn chi tiết hơn về các
thành phần khác nhau trong chiến lược AI của Việt Nam:

2.2.1. Xây dựng chính sách


Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của AI và đã thực hiện các bước cụ
thể để đưa nó vào các kế hoạch phát triển quốc gia:
Quyết định 127/QĐ-TTG: Quyết định này vạch ra chiến lược quốc gia về nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Mục tiêu là đưa Việt Nam trở thành một
trong những quốc gia dẫn đầu về AI trong ASEAN và một trong bốn quốc gia AI hàng
đầu ở Châu Á -Thái Bình Dương. Nó vạch ra các nhiệm vụ chính như thúc đẩy phát
triển ứng dụng AI trong các lĩnh vực khác nhau, thành lập các trung tâm đổi mới AI và
thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Quyết định 749/QĐ-TTG và Quyết định 942/QĐ-TTG: Các quyết định này nhằm
mục đích xây dựng Chính phủ số, với mục tiêu nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và
phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Chúng tạo tiền
đề cho việc tích hợp công nghệ AI vào các hoạt động của chính phủ.
Quyết định 411/QĐ-TTG: Quyết định này đưa ra chiến lược phát triển nền kinh
tế và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định nhấn mạnh tầm
quan trọng của chuyển đổi số trên tất cả các khía cạnh xã hội và đặt ra tầm nhìn cho
một thế giới số Việt Nam.

2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số


Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định 35 nền tảng số quốc gia là một phần
của nền tảng hạ tầng số. Những nền tảng này dự kiến sẽ đóng vai trò là xương sống
cho AI và các ứng dụng kỹ thuật số khác, hỗ trợ các dịch vụ như chính phủ điện tử,
thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nông nghiệp.

2.2.3. Trau dồi và nghiên cứu tài năng


Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực có kỹ năng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân
tạo (AI). Các trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong nước đang được khuyến
14
khích mạnh mẽ để tích hợp AI vào trong chương trình giảng dạy và các hoạt động
nghiên cứu của họ. Quốc gia đang hướng tới việc tạo dựng một cơ sở giáo dục mạnh
mẽ, với việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp công
nghệ hàng đầu. Mục tiêu là nuôi dưỡng một thế hệ lực lượng lao động lành nghề, sáng
tạo và có khả năng thích ứng, đổi mới để không chỉ tiếp tục phát triển nền tảng AI của
Việt Nam mà còn thúc đẩy nó vươn ra tầm thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.2.4. Hợp tác quốc tế


Việt Nam đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu và hợp tác với các
trung tâm AI hàng đầu trên thế giới để trao đổi kiến thức, tiếp cận các công nghệ tiên
tiến và thu hút đầu tư vào các dự án liên quan đến AI. Điều này bao gồm sự hợp tác
cho cả mục đích thương mại và nghiên cứu.

15
PHẦN III: ỨNG DỤNG AI VÀO DOANH NGHIỆP

3.1. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI
3.1.1. Chatbot
Nhiều nhà bán lẻ Thương mại điện tử trở nên tinh vi hơn với khả năng của AI
trong việc tiếp cận và thu hút sự chú ý đang dần phổ biến và được gọi là
“Conversational commerce” (Thương mại điện tử trên nền tảng di động, tích hợp khả
năng giao tiếp giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng tin nhắn như
Facebook, Messenger, WhatsApp…)
Trong ngành Thương mại điện tử, đó là sự kết hợp của hình ảnh, giọng nói, bài
viết và dự đoán. Nhu cầu của người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng nên các nhà
bán lẻ phải vật lộn để theo kịp. Nếu các thương hiệu muốn tồn tại thì đây là một trong
những chiến lược kinh doanh cần phải ưu tiên thực hiện. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo
thông qua ứng dụng chatbot chỉ là một cách để thúc đẩy cuộc trò chuyện trong kỷ
nguyên conversational commerce.
3.1.1.1. Khái niệm
Chatbot là một phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm
giúp con người quân lý các cuộc trò chuyện, tương tác với người dùng bằng âm thanh
hoặc tin nhắn văn bản thay vì trao đổi trực tiếp với người thật. Để dễ hình dung, có thể
coi chatbot như một tư vấn viên/trợ lý ào giải đáp những thắc mắc cho người dùng
hoặc chăm sóc khách hàng trên môi trường internet.

3.1.1.2. Các tác động của ứng dụng Chatbot đối với các doanh nghiệp trong
lĩnhvực bản lẻ điện tử

 Thứ nhất, Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.


Khách hàng không có sự kiên nhẫn, đặc biệt là trong 60s đầu tiên khi họ đặt câu
hỏi cho một cửa hàng. Chatbot trên các sản thương mại điện tử đóng vai trò như người
chăm sóc "khoảng thời gian vàng" này, nó phản hồi ngay lập tức khi khách hàng tương
tác.

16
Không tốn thời gian chờ đợi, không phán xét, luôn trong trạng thái thân thiện,
gần gũi, cung cấp thông tin minh bạch, điều hướng khách hàng đến nơi họ muốn -
chatbot đem đến những trải nghiệm mua sắm hiện đại, thông minh và cực kỳ dễ chịu
cho khách hàng.
Theo nghiên cứu "Khảo sát hỗ trợ khách hàng tiêu dùng" của HubSpot, các
khách hàng thường thiếu kiên nhẫn nếu sau 10 phút không nhận được trả lời từ người
bán, với 90% số người được hỏi cho biết "phản hồi ngay lập tức" là điều đầu tiên quyết
định việc họ có mua hàng không. Nhờ tích hợp AI, các chatbot có thể nhanh chóng
đưa ra câu trả lời chính xác cho khách hàng.
Đương nhiên phần mềm chat không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người.
Nhưng nó rút ngắn thời gian trực chat, giảm đến 29% chi phí nhân sự và quy trình
chuyển giao dữ liệu giữa các bộ phận.
 Thứ hai, Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Có rất nhiều yếu tổ để khách hàng quyết định gắn bó với cửa hàng của bạn trong
rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng một sản thương mại điện tử. Có thể vì chất
lượng sản phẩm, giá cả, yếu tổ địa lý, hay đơn giản là họ hải lòng với thái độ trả lời
của bạn.
Khách hàng trực tuyến đánh giá rất cao những cám nhận của họ khi tương tác
mua hàng. Một phần mềm chatbot phản hồi ngay trong 1 phút, gọi tên của họ thân mật,
hay đơn giản nhớ được những gì bạn đã từng tương tác - đây đã đủ để "ghi điểm"
trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc đến thương hiệu của bạn rồi.
Chatbot không chi chăm sóc, hỗ trợ sử dụng, hỗ trợ kết nối giải quyết khiếu nại
mà còn là "đại sứ" cho các chương trình tri ân, tặng quả, khuyến khích mua hàng, kêu
gọi tích điểm. Vì nó đem đến những thông tin có lợi cho khách hàng nên họ luôn háo
hức, sẵn sàng click mở tin nhắn bất cứ lúc nào.
 Thứ ba, Thúc đẩy thu hút khách hàng qua phương tiện truyền thông xã hội
Những con số "biết nói" về hành vi người tiêu dùng trên các mạng xã hội là cơ sở
để chúng ta nhận thấy: Chatbot đang trở thành "nữ hoàng thân thiện" trên các sản
thương mại điện tử. Khách hàng ngày nay dành đến 1/2 thời gian họ có cho việc truy
cập internet, lướt các tài khoản mạng xã hội và mua sắm trực tuyến.
Thế hệ khách hàng thời đại số có nhu cầu giao tiếp hơn với doanh nghiệp, đặc
biệt là trao đổi trực tiếp qua tin nhắn về sản phẩm, giá cả, vận chuyển, ưu đãi... Tuy
17
nhiên, không phải khách nào khi nhắn tin cũng sẽ chốt đơn ngày, vì vậy họ ngại giao
tiếp với nhân viên thực.
Thay vào đó, họ thích tự tìm đến các tài khoản mạng xã hội của cửa hàng, tự
mình ngắm các sản phẩm, chat với bot trả lời tự động - "nhân viên ảo" có thể trả lời họ
24/7, không phán xét, không chờ đợi.
Có đến 85% đơn đặt hàng được đến từ các trang mạng xã hội - đặc biệt là
Facebook. Chỉ tính riêng trên nền tảng hùng mạnh này đã có hơn 100.000 chatbot đang
hoạt động ngày đêm, sức xử lý đơn hàng chỉ tính trong tích tắc.
Chatbot giúp doanh nghiệp giảm đi thời gian, công sức trả lời hàng chục câu hỏi
giống nhau, phản hồi hàng nghìn người cùng một lúc. Nó như một nhân viên bán hàng
thực thụ: Chào đón khách - Tư vấn - Đưa khách đến gian hàng/sản phẩm họ muốn -
Tiếp tục thuyết phục khách hàng - Hướng dẫn họ chốt đơn ngay tại chat.
 Thứ tư, Thu thập dữ liệu khách hàng
Dữ liệu là tài nguyên xương máu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ
số. Với số lượng giao dịch tính theo giây của các sản thương mại điện tử, có hàng triệu
data được thu thập thông qua chatbot, bởi nó là điểm tiếp xúc tự động với khách hàng
mọi lúc mọi nơi.
Không chỉ dừng ở thu thập lịch sử tương tác, các chatbot đang ghi nhận tự động
thông tin liên lạc, các câu hỏi của khách hàng và tạo dựng một hồ sơ chân dung chi
tiết, đa chiều về mỗi cá nhân. Phần mềm chatbot hiện nay đều được tích hợp thêm
công cụ mini CRM nhằm lưu trữ, bảo mật tối đa các thông tin này.
Với những dữ liệu này, cửa hàng có thể phân tích và thấu hiểu hơn tâm lý, hành
khách hàng. Từ đó đưa ra hướng điều chinh cho các luồng trải nghiệm, tổ chức các
chương trình kích thích hành vi nhằm tăng lợi nhuận gấp 2-3 lần.
 Thứ năm, Tích hợp hệ thống chatbot vào giỏ hàng, giảm tỷ lệ giỏ hàng bị bỏ
quên
Khi hệ thống chatbot đã được tích hợp với giỏ hàng của công ty, nó hoạt độngvới
tất cả các cửa hàng dựa trên nền tăng này. Ứng dụng chatbot của công ty hỗ trợ càng
nhiều giỏ hàng thì càng có nhiều khách hàng tiểm năng.
Ngoài ra, các hệ thống tích hợp với giỏ hàng để truy xuất thông tin như chi tiết
sản phẩm, số lượng và các điều khoản giao hàng mà chatbots sử dụng để cung cấp câu
trả lời chính xác cho khách hàng.
18
Hơn thế nữa, công cụ chatbot là một phương pháp để giữ chân khách hàng một
cách tinh tế. Có đến 23% khách hàng sẽ bỏ quên giò hàng nếu quá trình thanh toán
phải đăng ký, thao tác nhiều bước.
Nhưng với chatbot, khách hàng có thể trực tiếp tạo lập đơn hàng ngay trên
chatbot mà không mất thời gian tạo tài khoản.
 Chatbot là trợ lý mua sắm cá nhân áo đắc lực cho các sản thương mại điện tử.
Cửa hàng sử dụng chatbot nhắc nhớ theo lịch nhằm kêu gọi khách hàng quay
trở lại giao dịch. Tính năng gửi tin nhấn hàng loạt và cá nhân hóa trái nghiệm
đã giúp 87% khách hàng quay trở lại tương tác với chatbot.
 Kích thích khách hàng với những "phần quả": gửi các voucher giám
giá,.coupon miễn phí, đếm ngược thời gian đơn hàng được nhận ưu đãi, thông
báo chương trình lấp đầy giỏ hàng với giá cực lời. Đây cũng là một cách “thúc
giục" dễ chịu, đánh vào tâm lý ham lợi để đưa khách hàng trở về chu trình mua
sấm.

3.1.1.3. Ví dụ về việc sử dụng ứng dụng Chatbot


Tập đoàn bản lẻ khổng lồ H&M (Thụy Điển) là thương hiệu thời trang của Thụy
Điển nổi tiếng trên toàn thế giới. H&M viết tắt của Hennes &Mauritz; hiện nay gồm
có 6 thương hiệu độc lập: H&M, COS, Monki, Weekday,Cheap Monday và Other
Stories. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hoạt động tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ
với khoảng hơn 5,000 cửa hàng, tuyển dụng hơn 126,000 nhân viên tính đến thời điểm
năm 2019.
H&M mở rộng sản thương mại điện tử sang Đông Nam Á đẩy mạnh tư vấn và
giải quyết đơn hàng trực tuyến cho khách hàng trên các kênh thương mại điện tử, sử
dụng chatbot để tăng tỷ lệ chốt đơn và chăm sóc khách hàng. H&M xây dựng một
chatbot tên Kik thông minh, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng khéo léo thông qua việc
đặt các câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng nhằm đưa ra những gợi
ý mua hàng khả thi nhất. Họ điều chinh việc trình bảy sản phẩm trên chatbot, giảm
thời lượng chờ đợi và kích thích bán chéo thành công. Thời gian giao hàng ngắn hơn,
sản phẩm gợi ý phủ hợp cho từng cá nhân, qua đó tăng doanh số bán ra.
Thương hiệu may mặc và phụ kiện của Mỹ Tommy Hilfiger: Thương hiệu
Tommy Hilfiger do nhà thiết kế cùng tên sáng lập năm 1985 với các dòng sản phẩm
như: quần áo, trang phục thể thao, đồ Jeans, giảy, túi xách, nước hoa, đồng hồ và mắt
19
kính phục vụ cho giới trẻ nam nữ. Với ba màu sắc truyền thống là đó, trắng, và xanh
dương đậm, Tommy Hilfiger đã trở thành một biểu tượng thương hiệu thờitrang của
Mỹ. Tommy Hilfiger mang đến phong cách thời trang cao cấp, chất lượng và giá trị
cho người tiêu dùng trên toàn thế giới dưới 2 nhãn hiệu Tommy Hilfiger và Hilfiger
Denim.
Thương hiệu trên đã tung ra một chatbot trên Facebook Messenger của họ.
Chatbot yêu cầu người dùng chọn một danh mục từ tư vấn phong cách, duyệt và giao
diện hậu trường buổi trình diễn thời trang. Nó có các tính năng xử lý ngôn ngữ khác
nhau.
Nó xác định mục đích đằng sau một từ khóa đã nhập và đưa ra các giải pháp cho
phủ hợp. Chatbot cũng giúp người dùng xem qua danh mục sản phẩm và làm cho việc
xem qua danh mục sản phẩm một cách thuận tiện.
Shopee: Shopee là nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á và Đài Loan. Ra
mất năm 2015, nền tăng thương mại Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người
sử dụng những trái nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến
thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.
Là một sản thương mại điện từ lớn nhất nhì hiện nay, Shopee thu hút hàng triệu
doanh nghiệp, nhà bản lê đãng ký bán hàng. Việc sử dụng chatbot Shopee sẽ giúp các
nhà bán lẻ trực tuyến linh động quân lý bán hàng, điều khiển từ xa và giảm tối đa chi
phí. Hiện tại, Doopage và Sotalink được đánh giá là hai phần mềm chatbot "đáng đồng
tiền” nhất, tương thích hiệu quả với Shopee.
Sotalink: Đây là phần mềm công cụ chatbot được Shopee hỗ trợ thiết lập. Vì vậy
độ an toàn và tin cậy là tuyệt đối.
 Sota là phần mềm thu hút khách hàng đã “rời bở” shop khiến khách quay trở
lại. Chatbot Sotalink hỗ trợ người dùng nhắn tin tự động đến khách hàng thông
qua 2 hình thức tin nhấn chú yếu:
 Nhắn tin đồng loạt đến tất cả khách hàng hoặc đến những khách hàng đã từng
inbox mà chưa tạo đơn để remarketing sản phẩm, dịch vụ. Tạo hiệu ứng quan
tâm và kích thích nhu cầu mua hàng của khách.
 Nhấn tin tự động đến khách hàng theo form soạn trước để xác nhận đơn hàng
sau khi khách tạo đơn xong. Mục đích để tăng uy tín doanh nghiệp, tạo sự thiện
cảm cho khách hàng.
20
Bên cạnh Sotalink, thì Doopage chính là phần mềm chatbot được sử dụng nhiều
nhất trên Shopee hiện nay. Phần mềm này có các tính năng cơ bản sau:
 Tính năng quản lý bán hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quản lý sản
phẩm, quân lý thông tin khách hàng, chính sách giá, quản lý đơn hàng, quản lý
doanh số nhân viên bán hàng....
 Tích hợp hỗ trợ giao vận với các nhà vận chuyển lớn tại Việt Nam như Giao
hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, VNpost, Viettel... Đây cũng là những đơn vị
giao nhận được sử dụng nhiều nhất trên Shopee hiện nay
 Tính năng chatbot tự động hóa các hoạt động: Chăm sóc khách hàng sau mua,
tư vấn báo giá khách hàng, chốt đơn tự động. Tăng trải nghiệm mua sắm cho
khách hàng tại shop, giữ chân khách hàng lâu hơn. Từ đó tăng tỉ lệ chuyển đối
 Tích hợp bán hàng đa kênh trên 1 phần mềm duy nhất: Facebook, Zalo, Shopee,
Sendo, Email, Call...
Riêng với chatbot, thì Doopage được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với Sotalink.
Chatbot Doopage có thể ngay lập tức gửi báo giá hoặc thông tin sản phẩm đến khách
hàng khi khách hàng comment hoặc inbox hỏi về sản phẩm. Chính nhờ điều này, các
doanh nghiệp, nhà bản lẻ có thể bán hàng mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải trực
page liên tục. Như vậy, chatbot trở thành công cụ hoàn hảo cho các nhà bán lẻ (trên
các sàn thương mại điện từ) để họ tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao trải
nghiệm người dùng.
 Alibaba: Alibaba có vận hành một chatbot tên là AliMe. AliMe đóng vai trò là
một trợ lý ảo hướng dẫn mua sắm thông minh dựa trên tương tác giữa con
người và máy tính cho cả người bán và khách hàng. Dựa trên dữ liệu giao dịch
của khách hàng, AliMe có thể chủ động phân tích và dự đoán nhu cầu dịch vụ
khách hàng và tiếp cận với khách hàng. Dựa trên nhiều dữ liệu giao dịch với
khách hàng, AliMe có cơ sở kiến thức và có khả năng dự đoán các vấn đề mà
mỗi người dùng có thể đang gặp khải trong thời gian thực. Do đó, AliMe có thể
gửi cho người dùng thông tin dịch vụ chính xác ngay cả trước khi người dùng
yêu cầu trợ giúp.

21
3.1.2. Công cụ đề xuất
Mọi người đã quen với việc nhập các từ hoặc cụm từ vào thanh tìm kiếm của các
công cụ tìm kiếm bất cứ khi nào họ đang tìm kiếm thứ gì đó. Tuy nhiên, phương pháp
này không hiệu quá trong một số trường hợp.
Ví dụ, bạn vô tình thấy một cô gái đang mặc một chiếc váy khiến bạn muốn mua
ngay lậptức. Khi trở về nhà, ban dành hàng giờ trước máy tính xách tay mô tả chiếc
váy cho Google nhưng vẫn không thể tìm thấy nó trên internet. Bây giờ, vấn đề này
được giải quyết bằng tìm kiếm trực quan, cho phép bạn tìm kiếm các mục bằng ảnh.
Nhận dạng hình ảnh trong thương mại điện tử lần đầu tiên được Zappos sử dụng
vào năm 2009. Hơn 10 năm qua, các nhà bản lè đã cố gắng theo kịp công nghệ này và
xây dựng ứng dụng của riêng họ với một công cụ tìm kiểm trực quan. Vào tháng 7
năm 2017, eBay cũng tích hợp hai công cụ để tìm kiếm hình ảnh vào ứng dụng gốc
của eBay, trong đó tìm thấy nó trên eBay và tìm kiểm hình ảnh. Trước đây cho phép
khách hàng chia sẻ bất kỳ hình ảnh nào từ các trang web khác bao gồm các mạng xã
hội trên ứng dụng eBay để tìm các mục tương tự như những hình ảnh đó. Tuy nhiên,
sau này nó đã cho phép khách hàng chụp ảnh các sản phẩm họ muốn mua và sau đó
chèn chúng vào thanh tìm kiếm trên ứngdụng eBay. Ứng dụng sẽ tự động quét 1.1 tý
mục trên eBay và hiển thị cho họ những mục tương tự nhất với hình ảnh bạn tài lên.
Tại Việt Nam. một trong những công cu tìm kiêm trực quan cũng đã được công
bố vào năm 2018 bởi Savvycom áp dụng cho hàng hóa tạp hóa có thể giúp bạn tìm các
mặt hàng thông qua hình ảnh. Trong ứng dụng này, mọi thứ khách hàng cần làm là tải
lên hoặc chụp ảnh của các mục mà họ đang tìm kiếm, nhấp vào nút Tìm, chọn và mua.
Bên cạnh đó, tìm kiếm bằng giọng nói cũng ngày càng phổ biến hơn khi các trợ
lý ảo như Siri, Alexa hoặc Google Assistant được tích hợp vào thiết bị thông minh. Nó
cho phép khách hàng không chỉ tìm kiếm mà còn đặt hàng, giúp tiết kiệm thời gian và
năng lượng của khách hàng khi thực hiện mua sắm trực tuyến.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tìm kiếm trực quan và tìm kiếm bằng
giọng nói làm giảm thời gian tìm kiếm cho khách hàng; do đó, họ nhanh chóng đưa ra
quyết định mua hàng, dẫn đến chuyển đổi khách hàng tiềm năng tốt hơn.
Ví dụ đối với doanh nghiệp:
 Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói của Amazon: Amazon tuyên bố trợ lý giọng
nói Alexa của họ cho phép người dùng tìm và mua sản phẩm cũng như thanh
22
toán đơn hàng bằng giọng nói thay vì nhấp hoặc nhấn vào màn hình. Nhìn
chung, ứng dụng AI này nhằm mục đích tăng sự thuận tiện cho khách hàng mua
sắm trên Amazon, từ việc tạo danh sách mua sắm cho đến nhận các đề xuất từ
Alexa. Đối với Amazon, khoản đầu tư này vào AI cho phép công ty cố gắng
củng cố hơn nữa vị trí của mình trên thị trường bằng cách duy trì lợi thế bằng
việc cung cấp sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
 Tìm kiếm bằng hình ảnh của eBay: Với Tìm kiếm hình ảnh, người mua hàng có
thể sử dụng các hình ảnh để tìm kiếm danhmục 1,2 tỷ mặt hàng của eBay. Chụp
ảnh hoặc tài ảnh hiện có lên thanh Tìm kiểm eBay sẽ hiển thị các danh sách
trùng khớp hoặc tương tự về mặt hình ảnh. Tìm kiếm hình ảnh được kích hoạt
bởi trí tuệ nhân tạo và máy học, đồng thời cho phép người mua săm nhanh
chóng tìm thấy những thứ họ yêu thích, giúp toàn bộ internet có thể mua sắm
trên thiết bị di động.
 Đề nghị đúng vào thời điểm thích hợp của eBay: Sử dụng AI, eBay hiển thị các
phiếu giảm giá và giao dịch có ý nghĩa đối với bạn. Đây có thê là trải nghiệm
phiếu giảm giả tùy chính với khuyên khích tải xuống ứng dụng, một mặt hàng
có trong danh sách theo dõi của bạn hoặc giảm giá cho những khách hàng mới
hoặc tốt nhất. Nhiều nhà bán lẻ chỉ đơn giản là chạy bán hàng. eBay hướng tới
một thể giới bản hàng thông minh mang lại tiền cho những khách hàng cần nó,
kiểm được nó và xứng đáng với nó.

3.1.3. Logistic thông minh


- Dự đoán nhu cầu: Một trong những khía cạnh thay đổi cuộc chơi nhất của Al
trong lĩnh vực Logistics là khả năng dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa các tuyến giao hàng
và quản lý mạng lưới. Khả năng đo lường khách quan các yếu tố dẫn đến hiệu quả
giúp dự đoán nhu cầu của nó chính xác. Dự đoán không phải là việc chỉ diễn ra một
lần, nó cũng có thể dự đoán xu hướng dựa trên các biến số khác nhau như thời tiết,
doanh số bản hàng theo thời gian thực và các yếu tố khác.
- Có thể dự đoán số lượng bán hàng dự kiến từ một khu vực cụ thể hoặc số lượng
xe tải giao hàng cần thiết sẽ giúp ích cho nhóm lập kế hoạch chuỗi cung ứng và vận
tải. Nó cũng có thể xác định khi nào một chiếc xe cần được bảo dường hoặc một dịch
vụ cụ thể để không xảy ra sự cố trong quá trình giao hàng..

23
- Hỗ trợ giao hàng chặng cuối (Last-mile delivery): Mục tiêu của giao hàng
chặng cuối là đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng nhanh nhất có thể. Khi một đơn
đặt hàng được đặt, cần có một hệ thông để đảm bào rằng sản phẩm được gửi qua đúng
nơi, được đóng gói đúng cách, và khoảng thời gian giao hàng được thông báo cho
khách hàng, ... AI làm cho việc này trở nên cực kỳ suôn sẻ băng cách quản lý các điểm
dữ liệu khác nhau và phân công người diều hành cũng như dự đoán thời gian để đơn
hàng cuối cùng đến tay khách hàng. Trên thực tế, máy bay không người lái AI cũng đã
được sử dụng ở một số nơi trên thể giới như một phần của giao hàng chặng cuối.
- Ví dụ về ứng dụng của AI trong phân phối đơn hàng của Amazon: Đầu tiên, sau
khi có một dơn hàng. Amazon sẽ sử dụng AI để chọn một trung tâm để xử lý đơn hàng
của bạn. Lưu ý nó không phải ưu tiên là trung tâm nằm ở gần nơi ở của người mua
nhất mà còn phụ thuộc vào nhiêu yêu tỏ, có thể là dựa theo mức độ hàng tồn kho,
"mức độ bận rộn” ở các trung tâm.... Ngay khi "phân phối" đơn hàng về một trung
tâm, robot sẽ bắt đầu trượt đến khoang lưu trữ và lấy sản phẩm, sau đó tham gia hàng
đợi chuyển đến bộ phận đóng gói. Trí thông minh nhân tạo đảm bảo bất cứ thứ gì
trong các đơn hàng, đều nằm trong khoang thích hợp để phân phối đến bước tiếp theo.
Trên đường đi, một chiếc máy ảnh sẽ chụp sản phẩm tự động. Sau đó, phần mềm phân
tích trên máy tính sẽ tự xem lại hình ảnh; nếu bắt cứ điều gì có vẻ không ổn (nghi ngờ
sai sản phẩm chẳng hạn), robot sẽ mang sản phẩm đền khu vực kiểm tra, tại đây sẽ có
nhân viên kiểm tra hàng và thực hiện bắt kỳ thay đổi cần thiết nào. Tùy theo "quyết
định” của AI, gói hàng sẽ được chuyển về “trạm chờ" hoặc chuyền thăng từ nhà kho
qua một trạm đóng gói, nơi đây sẽ là nơi đóng gói các đơn hàng và lên kế hoạch phân
phổi đơn hàng. Sau khi đóng gói, các đơn hàng sẽ được đưa vào một băng tải và được
dán các mã bưu kiện thông qua các cánh tay robot. Ngay tại bước này, robot sẽ tự
quyết định xem nên làm gì tiếp theo với các gói hàng. Nhờ quy trình này, ngày nay
Amazon bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng một giờ ở nhiều thành phố.
Ngay cả sau khi gói hàng đã được giao đến nơi, AI còn có thêm một công việc để làm,
đó là chụp ảnh gói hàng và gửi email cho khách hàng để họ biết nó đã được giao đến.
Công ty đã đào tạo AI để chắc chân việc chụp bức ảnh là dễ thấy nhất và dảm bao bức
ảnh cung cấp cho khách hàng sẽ giúp họ biết chính xác nơi có thể tìm thấy gói hàng.

24
3.1.4. Định giá tối ưu
Khái niệm: Định giá tối ưu là quá trình xác định mức giá phù hợp nhất để bán
sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho công ty có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình. Định giá
tối ưu tập trung vào việc cân nhắc giữa chi phí sản xuất và cạnh tranh trên thị trường
để đảm bảo rằng sản phẩm vẫn thu hút được khách hàng và mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Định giá tối ưu trong chuyển đổi số: Định giá tối ưu trong chuyển đổi số là quá
trình xác định giá trị tối ưu mà doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể đạt được thông qua
việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu để cải thiện hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy
trình kinh doanh, tăng cường tương tác với khách hàng và nâng cao hiệu suất làm việc.
Định giá tối ưu trong chuyển đổi số giúp tối ưu hóa chi phí, tăng trưởng doanh số và
cải thiện sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ định giá tối ưu trong Chuyển đổi số: Trí tuệ nhân
tạo (AI) có thể hỗ trợ trong việc định giá tối ưu trong quá trình chuyển đổi số bằng
cách phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau để đưa ra các dự đoán và ước lượng
chính xác về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
AI cũng có thể sử dụng các thuật toán học máy để tối ưu hóa quá trình định giá,
tùy chỉnh các chiến lược định giá dựa trên dữ liệu thị trường và các yếu tố khác.
AI cũng có khả năng dự đoán biến động của thị trường và đưa ra các khuyến nghị
về chiến lược định giá phù hợp để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

3.1.5. Robot bán hàng


Ngày nay, Robot dịch vụ có thể phân tích khối lượng dữ liệu lớn, tích hợp thông
tin nội bộ và bên ngoài, nhận dạng các mẫu liên quan đến các hồ sơ khách hàng. Trong
vài phút, các robot này có thể đề xuất các giải pháp phù hợp nhất và đưa ra khuyến
nghị. Các đội người-robot ngày càng mang lại các nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng nhận thức
và cảm xúc cao.
Ưu điểm:
- Robot bán hàng có thể hoạt động ngày đêm mà không cần nghỉ, giúp tăng hiệu
quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, có thể giảm bớt chi phí lao động và tăng
cường doanh số mà không cần tuyển thêm nhân sự.

25
- Robot bán hàng có khả năng cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, giúp
khách hàng dễ dàng lựa chọn và quyết định mua hàng, tương tác với khách hàng theo
cách thông minh và tự động, giúp tạo ra một môi trường mua sắm trực tuyến dễ dàng
và thuận tiện.

3.1.6. Xử lý dữ liệu khách hàng


Khái quát: Dữ liệu khách hàng luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh
doanh. Trí tuệ nhân tạo giúp thu thập và xử lý thông tin của khách hàng một cách dễ
dàng và tiết kiệm công sức hơn. AI có khả năng xử lý một lượng lớn thông tin khách
hàng trong thời gian ngắn một cách chính xác, điều này giúp tiết kiệm chi phí hơn rất
nhiều. Ngày nay AI càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi, ta có thể thấy được ứng
dụng của AI ở bất kì đâu, đặc biệt trong các trung tâm thương mại lớn. Khi mà chúng
ta chỉ cần đọc tên và số điện thoại thì AI đã đưa ra một loạt các thông tin cá nhân của
chúng ta được lưu trong hệ thống lịch sử mua hàng cùng với đó là những thông tin về
thị hiếu và nhu cầu của chúng ta với các loại hàng hóa.
Ưu điểm:
- Trí tuệ nhân tạo có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu khách hàng nhanh chóng
và chính xác, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin quan trọng và có cái nhìn toàn
diện về khách hàng. Nhờ trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược
tiếp thị cá nhân hóa và dự đoán nhu cầu của khách hàng, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm
mua sắm và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí về nhân lực và thời gian
trong quá trình xử lý dữ liệu khách hàng, từ đó cải thiện hiệu quả vận hành và tăng
cường cạnh tranh; đồng thời phân tích dữ liệu khách hàng để nhận biết xu hướng tiêu
dùng và dự báo nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới như học
máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu, học tăng cường, giúp cải thiện năng suất và
khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3.1.7. Quản lý tồn kho và kho hàng


- Tự động hóa quá trình kiểm tra tồn kho: Sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hệ thống
quản lý tồn kho có thể tự động nhận dạng, đếm và kiểm tra số lượng hàng tồn kho

26
trong kho. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thủ công và giảm
thiểu sai sót.
- Dự báo nhu cầu: AI có thể phân tích dữ liệu lịch sử và các yếu tố bên ngoài để
dự đoán nhu cầu tiêu thụ trong tương lai. Các hệ thống dự báo thông minh có thể cung
cấp thông tin quan trọng để tối ưu hóa quản lý tồn kho, giảm thiểu lượng hàng tồn
đọng và đảm bảo sự khớp lượng hàng với nhu cầu.
- Tối ưu hóa vị trí lưu trữ: AI có thể phân tích các yếu tố như tần suất sử dụng,
đặc điểm hàng hóa và khoảng cách để đề xuất vị trí lưu trữ tối ưu cho các mặt hàng
trong kho. Điều này giúp tối đa hóa không gian lưu trữ và tăng hiệu suất quá trình lấy
hàng.
Ví dụ : Các robot hỗ trợ thị giác máy tính được lưu trữ bởi các kho hàng của
Amazon hoặc Ocado, có thể nhận ra, chọn, bọc và phân phối các mặt hàng nhanh hơn
nhiều lần so với nhân viên của con người. Tối ưu hóa và tự động hóa trong kho hàng
cho phép giảm chi phí của các hoạt động thủ công và đưa ra các cách tiết kiệm thời
gian để quản lý hàng tồn kho. Walmart sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo nhu cầu tiêu
thụ và tối ưu hóa quản lý tồn kho. Hệ thống dự báo thông minh của họ giúp giảm thiểu
lượng hàng tồn đọng và đảm bảo sự khớp lượng hàng với nhu cầu.

3.1.8. Hệ thống thanh toán tự động


- Phân loại sản phẩm: Trí tuệ nhân tạo có thể phân loại sản phẩm dựa trên hình
ảnh hoặc mô tả. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm mua hàng tự động và nhanh chóng
hơn khi khách hàng không cần phải tìm kiếm sản phẩm thủ công trong quá trình thanh
toán.
- Gợi ý sản phẩm: AI có thể phân tích hành vi mua hàng và sở thích của khách
hàng để gợi ý các sản phẩm phù hợp trong quá trình thanh toán. Điều này giúp tăng cơ
hội mua hàng và tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.
- Xử lý thanh toán tự động: AI có thể đọc thông tin thanh toán từ thẻ tín dụng
hoặc di động để thực hiện thanh toán tự động. Điều này giúp giảm thiểu thời gian xếp
hàng và tạo ra quá trình thanh toán thuận tiện và nhanh chóng hơn cho khách hàng.
Ví dụ : Amazon Go là một cửa hàng tự động mà khách hàng không cần phải
thanh toán thủ công. Hệ thống trí tuệ nhân tạo nhận dạng sản phẩm khi khách hàng lấy

27
và đặt vào giỏ hàng, và tự động tính toán và thanh toán tổng số tiền khi khách hàng rời
khỏi cửa hàng.

3.1.9. Cá nhân hóa trên nhiều thiết bị


- Theo dõi hành vi và sở thích của người dùng: Trí tuệ nhân tạo có thể phân tích
dữ liệu từ nhiều nguồn để hiểu hành vi và sở thích của người dùng trên nhiều thiết bị.
Điều này giúp tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và gợi ý nội dung, sản phẩm hoặc dịch
vụ phù hợp với từng người dùng.
- Đồng bộ hóa dữ liệu trên các thiết bị: Trí tuệ nhân tạo có thể giúp đồng bộ hóa
dữ liệu và trạng thái của người dùng trên nhiều thiết bị khác nhau. Với AI, thông tin cá
nhân và sở thích của người dùng có thể được chia sẻ và truy cập một cách liền mạch
trên các thiết bị, cho phép tạo ra trải nghiệm liên tục và đồng nhất.
- Gợi ý và tùy chỉnh trải nghiệm: Dựa trên dữ liệu về hành vi và sở thích của
người dùng, AI có thể gợi ý nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp trên nhiều thiết
bị. Điều này giúp tăng độ tương tác và tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng
trên nhiều nền tảng.
Ví dụ : Netflix sử dụng trí tuệ nhân tạo để gợi ý nội dung cá nhân hóa cho người
dùng. Dựa trên lịch sử xem phim và đánh giá, hệ thống AI của Netflix tạo ra danh sách
gợi ý phim và chương trình truyền hình phù hợp với sở thích của từng người dùng trên
nhiều thiết bị.
Spotify tận dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra danh sách phát nhạc cá nhân hóa cho
người dùng. Hệ thống AI của Spotify phân tích lịch sử nghe nhạc và sở thích âm nhạc
của người dùng để gợi ý các bài hát và danh sách phát phù hợp trên điện thoại di động,
máy tính và các thiết bị khác.

3.1.10. Kiểm duyệt thị trường


Với khả năng phân tích dữ liệu khổng lồ, tự động hóa các quy trình và đưa ra dự
đoán chính xác, AI giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và
nâng cao lợi thế cạnh tranh. Theo báo cáo của McKinsey, Trí tuệ nhân tạo AI có thể
giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 130 tỷ USD chi phí kiểm duyệt thị trường mỗi năm.
Một số ứng dụng của AI trong kiểm duyệt thị trường có thể kể đến như sau:
- Phát hiện hàng giả và hàng nhái: AI có thể phân tích hình ảnh và văn bản với
độ chính xác cao để xác định các sản phẩm giả mạo. Năm 2019, Amazon đã cho ra

28
mắt công cụ Project Zero nhằm hỗ trợ các thương hiệu tự xác định và loại bỏ sản phẩm
giả mạo thương hiệu của mình. Amazon cho biết công cụ của họ quét danh sách hơn 5
tỉ sản phẩm hằng ngày, qua đó tăng hiệu quả gấp 100 lần so với việc gỡ bỏ các sản
phẩm theo thông báo từ các thương hiệu. Đồng thời, dữ liệu hàng giả thu được cũng sẽ
giúp hệ thống nhận dạng các sản phẩm giả khác tốt hơn trong tương lai.
- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo: Bằng cách phân tích dữ
liệu và nhận diện các mô hình, hoạt động đáng ngờ, AI có thể giúp phát hiện và chặn
các hành vi gian lận, lừa đảo. Theo báo cáo của Juniper Research, sử dụng các công
nghệ AI và Machine Learning để phát hiện gian lận trong thương mại điện tử có thể
giúp giảm thiểu chi phí tổn thất lên tới 42 tỷ USD vào năm 2023.
- Theo dõi xu hướng thị trường: AI cũng có thể được sử dụng để phân tích dữ
liệu khách hàng và thị trường, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của
khách hàng, thị trường để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Theo báo cáo
của IDC, việc áp dụng các công nghệ AI có thể giúp tăng đến 30% doanh thu của các
doanh nghiệp thương mại điện tử. Ngoài ra, các hệ thống AI có thể phân tích dữ liệu
khách hàng và thị trường để đưa ra các đề xuất mới, giúp doanh nghiệp đưa ra các sản
phẩm và dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. Theo McKinsey,
việc áp dụng AI trong việc phát triển sản phẩm mới có thể giúp tăng đến 20% doanh
thu của các doanh nghiệp thương mại điện tử.

3.1.11. Gắn thẻ sản phẩm tự động


Gắn thẻ sản phẩm là một công việc quan trọng trong bán lẻ và thương mại điện
tử. Việc gắn thẻ sản phẩm chính xác và hiệu quả giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm
kiếm và mua sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho và theo dõi
hiệu quả bán hàng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc gắn thẻ
sản phẩm tự động. AI có khả năng phân tích hình ảnh, văn bản và dữ liệu sản phẩm để
tự động gắn thẻ sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả. Qua đó giúp tiết kiệm thời
gian cũng như tăng hiệu quả trong việc gắn thẻ sản phẩm. Đồng thời, việc sử dụng AI
để gắn thẻ sản phẩm tự động cũng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ dễ dàng
tìm kiếm và mua sản phẩm.

29
3.2. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu,
có vai trò thiết yếu trong việc tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính và thúc đẩy
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công nghệ kĩ thuật số đã làm gián
đoạn các hoạt động ngân hàng truyền thống, thúc đẩy các ngân hàng cần phải thay đổi
chiến lược và thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ kỹ thuật số này.
Theo báo cáo của NHNN, có 95% các ngân hàng đang nghiên cứu và xây dựng
chiến lược chuyển đổi số, 59% ngân hàng đã bắt đầu chuyển đổi số, liên tục các sản
phẩm ngân hàng số được ra mắt trong thời gian gần đây. Có thể nói, tài chính, ngân
hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu trong việc chuyển đổi số, do có nhiều lợi thế
về tài chính, trưởng thành về nhận thức và tính xác thực dữ liệu cao.
Quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đã dẫn đến sự xuất hiện của các
xu hướng mới, điển hình là tích hợp các công nghệ AI vào hoạt động ngân hàng. TS.
Võ Thị Hồng Diễm, giảng viên Đại học RMIT nhận định, theo xu hướng toàn cầu, các
ngân hàng lớn tại Việt Nam đã và đang đầu tư nghiên cứu và triển khai ứng dụng công
nghệ AI vào hoạt động của ngân hàng mình.
Đối với ứng dụng AI vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, Chatbot được
xem là ứng dụng đầu tiên và dễ thấy nhất. Dịch vụ này cung cấp sự tiện lợi cho khách
hàng trong việc truy vấn thông tin nhờ hệ thống nhắn tin tự động trực tuyến. Tốc độ xử
lý và hiệu quả Chatbot gấp 5 - 6 lần so với nhân viên chăm sóc khách hàng. Bên cạnh
đó, Chatbot cũng có thể áp dụng vào các hoạt động nội bộ của ngân hàng để giảm thời
gian xử lý thông tin và ra quyết định.
Ở VietinBank, khách hàng đã có thể mở và khóa tài khoản thông qua hệ thống
Chatbot. Hệ thống Chatbot nội bộ của VietinBank cũng có thể xử lý đơn xin nghỉ phép
của nhân viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Mục tiêu tiếp theo của VietinBank
là ứng dụng AI để nâng cao trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm nội bộ.
Ở Vietcombank, khách hàng có thể yêu cầu xử lý các giao dịch thông qua
Chatbot được tích hợp công nghệ AI. Chatbot của VietABank có thể tư vấn cho khách
hàng các thông tin về sản phẩm, lãi suất, biểu phí.
Đối với Eximbank, Chatbot có tên MAI được phát triển từ nền tảng AI của FPT
cũng được triển khai từ năm 2018. Chatbot của Techcombank và MBBank có thể tự
30
học để trở nên thông minh hơn, từ đó nâng cao chất lượng giao tiếp và chăm sóc khách
hàng theo thời gian.
Các ngân hàng ứng dụng AI ở mức độ cao hơn có thể kể đến là TPBank với 80%
công nghệ mới có sử dụng AI. TPBank ra mắt trợ lý ảo T’Aio từ tháng 7/2017 và liên
tục được cập nhật, cải tiến. Ngoài ra, TPBank đã tích hợp công nghệ nhận diện khuôn
mặt vào kênh ngân hàng tự động LiveBank, tăng cường bảo mật và tiện lợi cho khách
hàng. VietinBank sử dụng các ki-ốt nhận dạng FaceID để nhận diện khách hàng và
chuyển yêu cầu của họ tới tư vấn viên, đồng thời đóng vai trò là trợ thủ đắc lực. Nam
A Bank đã ứng dụng AI cho ra mắt không gian giao dịch số vào cuối năm 2019, đưa
Robot OPBA vào sử dụng. MSB ứng dụng AI vào phát hành thẻ tín dụng và tích hợp
thành công phương thức thanh toán QR Code với 2 đối tác lớn là VNPAY và Payoo.
Có thể khẳng định rằng, việc kết hợp công nghệ AI vào lĩnh vực ngân hàng
không chỉ tối ưu hóa chi phí hoạt động mà còn tăng cường hỗ trợ khách hàng và cho
phép tự động hóa quy trình hiệu quả. AI đã chứng minh lợi thế vượt trội trong việc
cách mạng hóa quản lý dữ liệu, thấu hiểu hành vi khách hàng và thúc đẩy các mối
quan hệ bền vững với khách hàng.

31
PHẦN IV: MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

4.1. ỨNG DỤNG AI TRONG HỆ SINH THÁI ỨNG DỤNG THÀNH PHỐ
THÔNG MINH CỦA VIETTEL
Cùng với những hiệu quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thành phố thông
minh đã và đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới. Với sứ mệnh tiên phong chủ
lực kiến tạo xã hội số Viettel đã và đang nghiên cứu và phát triển các giải pháp thành
phố thông minh dựa trên việc ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Trong đó phải kể đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ hữu ích và không thể
thiếu trong việc vận hành.

4.1.1. Trung tâm điều hành thông minh


Các thành phố phải đối mặt với nhiều thách thức như hạ tầng thành phố chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển, phương tiện giao thông tăng quá nhanh. Trong nội thành,
đường xá trở nên quá tải, hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả, các nguồn lực
để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội công nghệ cao còn thiếu. Từ những vấn đề trên
Viettel đề xuất xây dựng trung tâm điều hành thông minh đóng vai trò là bộ não tổng
hợp, chỉ huy điều hành toàn bộ các hoạt động của thành phố thông qua việc thu thập,
chuẩn hóa dữ liệu đồng thời trung tâm sẽ phân tích xử lý đưa ra các báo cáo quyết định
và chỉ huy các hoạt động của thành phố phục vụ đắc lực cho lãnh đạo và các cơ quan
đơn vị. Trung tâm điều hành thông minh bao gồm các trung tâm chức năng và được
xây dựng như sau:
- Trung tâm tích hợp và phân tích dữ liệu: thực hiện thu thập dữ liệu từ các
nguồn khác nhau về hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung như ứng dụng chuyên ngành từ
các hệ thống trung tâm và tự inbox trực tiếp, từ các file dữ liệu riêng lẻ. Thực hiện làm
sạch, chuẩn hóa xây dựng mô hình dữ liệu cho các ngành các lĩnh vực và tổng hợp các
báo cáo thống kê, báo cáo biểu đồ, báo cáo phân tích chuyên sâu phục vụ việc hỗ trợ ra
quyết định của thành phố từ đó công bố cung cấp thông tin kinh tế xã hội cho các cơ
quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
Các nền tảng tổng hợp phân tích dữ liệu của Viettel:

32
Thu thập dữ liệu: dữ liệu sẽ được thu thập từ các nguồn dữ liệu khác nhau, từ dữ
liệu realtime hoặc dữ liệu được lấy theo batch, từ các CSDL các phần mềm…
Xử lý dữ liệu: dữ liệu sẽ được làm tinh gọn, làm giàu thông qua quá trình
validate, biến đổi hay làm sạch dữ liệu.
Lưu trữ dữ liệu: dữ liệu được tinh gọn, làm giàu thông qua quá trình validate,
biến đổi hay làm sạch dữ liệu.
Lưu trữ dữ liệu: dữ liệu sẽ được lưu trữ vào các nền tảng Data Lake, Data
Warehouse.
Tổng hợp dữ liệu: buổi diễn dữ liệu, cung cấp dữ liệu theo dạng các báo cáo BI
hay các API cho các phần mềm khác.
Phân tích dữ liệu: áp dụng các mô hình học máy trên dữ liệu đã thu thập được để
làm giải quyết các bài toán trong sản xuất, kinh doanh…
- Trung tâm hỏi đáp ý kiến phục vụ người dân: đóng vai trò là kênh giao tiếp
trực tuyến với người dân, du khách.Đây là nơi tổng hợp toàn bộ các yêu cầu giải đáp
thắc mắc của người dân đối với kinh tế xã hội của thành phố thông qua các kênh giao
tiếp như tổng đài hỗ trợ, di động, mạng xã hội Bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo kết
hợp tính năng Callbot, Chatbot thực hiện trả lời tự động quy trình, thủ tục hành chính
công, những thông tin chung thường gặp và tương tác trực tiếp của tư vấn viên. Với
những cuộc gọi nâng cao cho phép từ Tư vấn viên chuyển cuộc gọi từ các chuyên gia
của sở ngành trả lời người dân một cách nhanh chóng, linh hoạt. Hỗ trợ các đơn vị
giám sát quản lý và chủ động điều hành các hoạt động tiếp nhận và xử lý kiến nghị của
người dân

4.1.2. Nền tảng trợ lý ảo Viettel Cyberbot


Để có thể sử dụng linh hoạt các trung tâm điều hành cũng như các giải pháp của
hệ sinh thái Thành phố thông minh, Viettel đã cho ra đời nền tảng trợ lý ảo Viettel
Cyberbot. Nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt Cyberbot là ứng dụng sử dụng công nghệ trí
tuệ nhân tạo để có thể giao tiếp, tư vấn thông tin một cách tự động qua tin nhắn hoặc
qua nói chuyện trực tiếp với khách hàng/người dùng. Trợ lý ảo Viettel Cyberbot đã trở
thành trợ thủ đắc lực và được ứng dụng rộng rãi trong các use case. Dưới đây là một
vài ví dụ tiêu biểu về lợi ích mà nền tảng trợ lý ảo này mang lại

33
- Cyberbot tiếp nhận cuộc gọi giải đáp tự động thông tin thủ tục hành chính công
và thông tin về Covid-19: Việc khó khăn và mất thời gian trong quá trình làm thủ tục
hành chính đã được nền tảng trợ lý ảo số hóa, đưa gần 2000 nghiệp vụ, thủ tục hành
chính công lên hệ thống Callbot. Những thông tin khẩn về Covid-19 luôn được cập
nhật nhanh chóng, chính xác, sẵn sàng giải đáp 24/7.
- Cyberbot gọi điện nhắc người dân cài đặt ứng dụng Bluezone: Nắm bắt được
vấn đề, nền tảng đã trở thành công cụ đắc lực với những kết quả cho thấy tính ứng
dụng của mình: tỉnh Hải Dương đã có 996,997 cuộc gọi sau 14 ngày; Chỉ 2 tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang nhưng sau 2 ngày đã có số cuộc gọi lên đến con số 1.486.425.
- Cyberbot gọi tới bệnh nhân F0 Covid-19, điều trị bằng thuốc Molnupiravir:
Trong thời điểm Covid-19 bùng nổ mạnh nhất, Cyberbot đã trở thành người đồng hành
không thể thiếu cùng với bệnh nhân thông qua những con số đáng kinh ngạc: Nền tảng
đã thực hiện hơn 10.000 cuộc gọi, thu thập được 5.200 triệu chứng cung cấp cho các
bác sĩ, và đảm bảo tất cả các trường hợp đều dùng thuốc đúng khung giờ hướng dẫn.
- Cyberbot trợ lý ảo tòa án: Đây là một nền tảng trợ lý ảo mới lạ và cần thiết cho
người dân hiện nay. Với Cyberbot, đã có 140.000 văn bản pháp luật lấy từ các trang
tra cứu luật, 1000 câu hỏi tình huống, bao gồm: 300 Câu hỏi trích từ CV giải đáp của
TANDTC các năm; 400 Câu hỏi được tổ biên tập chuẩn hóa; 300 Câu hỏi tham khảo
khác từ tòa án địa phương; 52 Án lệ từ công thông tin điện tử TANDTC, 770.000 Bản
án, quyết định được công bố trên cổng thông tin điện tử TANDTC; 300 Quyết định
giám đốc thẩm được tổ biên tập chuẩn hóa nội dung

4.2. ỨNG DỤNG CỦA AI TRONG AMAZON


Amazon đã trở thành một trong những địa chỉ mua sắm trực tuyến hàng đầu trên
thế giới, và một phần quan trọng của thành công của họ là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo
(AI) để cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Từ việc gợi ý sản phẩm đến tối
ưu hóa giá cả và dịch vụ khách hàng tự động, AI đã trở thành trợ lý đắc lực của
Amazon, giúp họ xây dựng một nền tảng mua sắm thông minh và cá nhân hóa. Trí tuệ
nhân tạo đã trở thành một phần không thể tách rời trong việc xây dựng nền tảng mua
sắm tiên tiến của Amazon, đồng thời cung cấp một ví dụ tiêu biểu về cách sử dụng
công nghệ để cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

34
4.2.1. Sử dụng AI trong việc giao hàng
Amazon đã sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống kiểm kê của mình để tăng tốc
độ giao hàng. Theo báo cáo, Amazon thực hiện một dự án “khu vực hóa” để vận
chuyển hàng hóa đến khách hàng từ các kho gần họ nhất thay vì từ một vùng khác của
đất nước. Đó là một nỗ lực đòi hỏi công nghệ có thể nghiên cứu dữ liệu và mô hình để
xác định những sản phẩm nào sẽ có nhu cầu và ở đâu. Với AI, Amazon có thể thực
hiện điều đó bằng cách gửi các sản phẩm gần gũi hơn với khách hàng đến điểm đến
của họ thông qua giao hàng trong ngày hoặc ngày hôm sau. Báo cáo cho biết nỗ lực
này đã tiến triển tốt, với 3/4 sản phẩm hiện đến từ các trung tâm xử lý đơn hàng trong
khu vực của khách hàng. Việc Amazon sử dụng AI diễn ra trong bối cảnh có nhiều nỗ
lực khác của các gã khổng lồ công nghệ nhằm kết hợp công nghệ này vào sản phẩm
của họ. Amazon sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau để giao đơn hàng nhanh hơn.
Dưới đây là một vài ví dụ:
- Tối ưu hóa tuyến đường: Thuật toán AI có thể phân tích dữ liệu giao thông theo
thời gian thực để tìm ra tuyến đường hiệu quả nhất cho tài xế giao hàng. Điều này có
thể giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu, đồng thời cũng có thể giúp tránh ùn tắc giao
thông và tai nạn.
- Quản lý hàng tồn kho: AI có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu về sản phẩm
và tối ưu hóa mức tồn kho. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng đúng sản phẩm được
đặt đúng nơi, đúng thời điểm, từ đó có thể giảm thời gian giao hàng.
- Tự động hóa kho hàng: Robot được hỗ trợ bởi AI có thể được sử dụng để chọn,
đóng gói và vận chuyển đơn hàng. Điều này có thể giúp tự động hóa quy trình thực
hiện, từ đó có thể giảm chi phí lao động và nâng cao hiệu quả.
- Lập lịch giao hàng: AI có thể được sử dụng để lên lịch giao hàng dựa trên các
yếu tố như vị trí của khách hàng, quy mô đơn hàng và tính sẵn có của tài xế giao hàng.
Điều này có thể giúp đảm bảo rằng các đơn đặt hàng được giao nhanh nhất có thể.
- Bảo trì dự đoán: AI có thể được sử dụng để dự đoán khi nào máy móc có khả
năng bị hỏng. Điều này có thể giúp ngăn chặn thời gian chết và giữ cho quá trình giao
hàng diễn ra suôn sẻ.

35
4.2.2. AI trong Amazon Go và Just Walk Out
Năm 2018, Amazon đã khai trương cửa hàng truyền thống tự động công cộng
đầu tiên ở Seattle. Được mệnh danh là Amazon Go, người mua hàng có thể bước vào,
lấy đồ và rời đi mà không cần thanh toán. Một hệ thống camera và AI trực quan sẽ xác
định những gì họ đã mua và tính phí vào thẻ của họ. Ý tưởng là để giảm bớt sự thất
vọng của khách hàng khi xếp hàng để thanh toán mua hàng. Ngày nay, khái niệm 'Just
Walk Out' của Amazon đã được nhiều cửa hàng áp dụng hơn và thậm chí còn cho phép
khách hàng thanh toán bằng dấu tay của họ.
Khi ra mắt Amazon Go vào năm 2018, Amazon đã xây dựng các camera độ sâu
của riêng mình được thiết kế để không chỉ ghi lại hình ảnh mà còn ghi lại bản đồ độ
sâu cho từng pixel. Sau đó, những camera này được kết hợp với cảm biến cảm biến tải
trọng trong các kệ được kích hoạt khi có thứ gì đó được lấy đi và trọng lượng bị dịch
chuyển. Dữ liệu pixel và hình ảnh sau đó được lưu trữ trên đám mây. Để cung cấp
năng lượng cho hệ thống lưu trữ camera hỗ trợ thị giác máy tính mới nhất, Amazon đã
chuyển dữ liệu của mình từ đám mây sang biên thông qua bộ xử lý phía sau camera,
cho phép các cửa hàng thực hiện tính toán tại chỗ.
Công ty đang cố gắng đưa ý tưởng của mình tiến thêm một bước nữa thông qua
Amazon One. Amazon One cho phép người mua hàng bước vào cửa hàng Just Walk
Out chỉ bằng cách sử dụng lòng bàn tay làm giấy chứng nhận. Khi bước vào, người
mua hàng vẫy lòng bàn tay của họ phía trên một máy thu chụp hai hình ảnh: một trong
các bề mặt của lòng bàn tay người mua hàng và một hình ảnh khác ánh xạ các mẫu
động mạch và tĩnh mạch dưới bề mặt thông qua công nghệ hồng ngoại. Sau đó, các
hình ảnh được truyền qua mạng thần kinh, được so sánh với các vectơ đặc trưng trong
cơ sở dữ liệu và sau khi được xác nhận, chúng sẽ được phép truy cập vào cửa hàng

4.2.3. AI hỗ trợ trong việc trả lời câu hỏi của người mua hàng
Mới đây nhất, Amazon đã phát hành một trợ lý mua sắm mới sử dụng trí tuệ
nhân tạo tổng hợp có thể giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về danh mục sản phẩm
khổng lồ của gã khổng lồ bán lẻ. Được đặt tên là Rufus, bot AI có thể trả lời các câu
hỏi cụ thể cũng như những câu hỏi có từ ngữ mơ hồ. Công nghệ mới có thể giúp khách
hàng tìm hiểu những gì cần tìm trong danh mục sản phẩm; nhận trợ giúp so sánh các

36
loại sản phẩm; mua sắm cho những dịp đặc biệt; nhận được khuyến nghị; và đặt câu
hỏi cụ thể về sản phẩm.
Khách hàng sử dụng phiên bản beta của trợ lý mua sắm mới có thể nhập câu hỏi
của họ vào ứng dụng Amazon hoặc nói to câu hỏi vào thanh tìm kiếm ứng dụng, Hơn
nữa, khách hàng có thể mở rộng hộp thoại trò chuyện để xem câu trả lời cho câu hỏi
của họ, nhấn vào các câu hỏi được đề xuất và đặt các câu hỏi tiếp theo trong hộp thoại
trò chuyện. Khách hàng có thể loại bỏ Rufus để quay lại kết quả tìm kiếm truyền thống
của họ bất kỳ lúc nào bằng cách vuốt xuống để đưa hộp thoại trò chuyện trở lại cuối
màn hình.
Amazon đã tung ra nhiều công cụ và dịch vụ AI có tính sáng tạo trong những
tháng gần đây, tận dụng sự cường điệu do Chat GPT của OpenAI gây ra. Công ty đã
thử nghiệm các công cụ AI để trả lời câu hỏi của người mua hàng và tóm tắt đánh giá,
cũng như tính năng AI để giúp người bán bên thứ ba viết danh sách. Ngoài hoạt động
kinh doanh bán lẻ, Amazon còn giới thiệu Q, một chatbot dành cho doanh nghiệp và
Bedrock, một dịch vụ AI tổng quát dành cho khách hàng trên nền tảng đám mây.

37
PHẦN V: KẾT LUẬN

5. 1. CƠ HỘI KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI TẠI VIỆT NAM


Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đã đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam một
loạt cơ hội quan trọng và tiềm năng lớn trong lĩnh vực kinh doanh. Sự ứng dụng của
AI có thể tác động trực tiếp đến các giao dịch, giữ chân khách hàng, tạo sự hài lòng
nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp.
Một trong những ưu điểm lớn của AI đối với doanh nghiệp là khả năng phân tích
và khai thác dữ liệu lớn. AI có thể xử lý và phân tích các dữ liệu khổng lồ từ nhiều
nguồn khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, xu hướng thị
trường và dự đoán tương lai.
AI cũng có khả năng tăng cường kỹ năng tư duy và quyết định của doanh nghiệp.
Công nghệ này có thể học và cải thiện từ kinh nghiệm, từ đó tạo ra các mô hình dự
đoán và quyết định thông minh. Ví dụ, AI có thể sử dụng thuật toán học máy để phân
loại và đánh giá khách hàng, tự động tối ưu hóa quy trình sản xuất, hoặc tư vấn về
chiến lược tiếp thị và bán hàng.
Một lợi thế quan trọng khác của AI là khả năng tạo ra trải nghiệm khách hàng cá
nhân hóa và tương tác. AI có thể phân tích và hiểu sở thích của khách hàng dựa trên dữ
liệu thu thập được, từ đó cung cấp các gợi ý sản phẩm, dịch vụ và nội dung phù hợp
với từng khách hàng riêng lẻ.
Áp dụng AI vào hoạt động kinh doanh thương mại cũng mang lại không ít tác
động tích cực trong tương lai. Việc tập trung phát triển ứng dụng AI sẽ mang lại lợi thế
cạnh tranh gia tăng cho Việt Nam trong thương mại quốc tế. AI có thể giúp tăng cường
khả năng đảm bảo các thỏa thuận thương mại và đầu tư ưu đãi với các quốc gia khác,
từ đó nâng cao vị thế toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, để tận dụng hết cơ hội mà AI mang lại, các doanh nghiệp cần có một
sự hình dung rõ ràng và chi tiết về mô hình kinh doanh và phương pháp hoạt động của
mình.

38
5.2 THÁCH THỨC KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ AI TẠI VIỆT NAM
Một thách thức đáng chú ý khi tự động hóa các quy trình công việc bằng trí tuệ
nhân tạo (AI) là tăng tỷ lệ thất nghiệp. AI có khả năng tự động hóa và xử lý các vấn đề
phức tạp và sáng tạo trong công việc, áp dụng các thuật toán máy học tối ưu. Điều này
dẫn đến việc thay thế công việc của con người trong các lĩnh vực có tính phức tạp và
sáng tạo. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động có thể mất việc
hoặc gặp rủi ro giảm lương.
Để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp
Việt Nam phải vượt qua nhiều thách thức.
- Thách thức đầu tiên là vấn đề nhân lực: làm thế nào để tìm được đủ người có
trình độ để phát triển AI. Đào tạo đội ngũ kỹ sư chất lượng cao về AI đòi hỏi nguồn
lực từ các công ty và sự đầu tư của nhà nước, vì kinh phí và tài nguyên cần thiết là rất
lớn.
- Ngoài ra, một thách thức khác của các doanh nghiệp Việt Nam là chất lượng và
độ chuẩn xác của dữ liệu. Dữ liệu là nguyên liệu quan trọng cho bất kỳ hệ thống thông
tin nào, nhưng để phát triển AI, cần một nguồn dữ liệu "sạch", chính xác và tuân thủ
các quy chuẩn, còn được gọi là dữ liệu đã được gắn nhãn. Dữ liệu chất lượng cao, hay
dữ liệu đã được gắn nhãn, là một thách thức đối với bất kỳ kỹ sư nào khi phát triển sản
phẩm AI. Điều này đòi hỏi sự tập trung vào việc thu thập và xử lý dữ liệu một cách
cẩn thận để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của AI.
Việc phát triển AI tại Việt Nam đương nhiên còn nhiều thách thức, nhưng điều
này không ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam tiến về phía trước và bước vào thời
đại của AI. Đồng thời, để đảm bảo an toàn, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cần có quy
trình hoạt động minh bạch từ khâu thu thập dữ liệu cho đến việc sử dụng dữ liệu, nhằm
đảm bảo an ninh thông tin và quyền riêng tư của người dùng.

5.3. KIẾN NGHỊ KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHÊ AI TẠI VIỆT NAM
Xây dựng chính sách và quy định: Chính phủ cần đưa ra các chính sách và quy
định rõ ràng để hướng dẫn việc sử dụng và phát triển AI. Điều này bao gồm việc xác
định quyền và trách nhiệm của các bên liên quan, bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ
liệu, và đảm bảo sự công bằng và đạo đức trong việc sử dụng AI.

39
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI: Để phát triển AI tại Việt Nam, cần đầu
tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chính phủ và các tổ chức có thể hỗ trợ viện
nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các
ứng dụng AI tiên tiến. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà nghiên cứu và
doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau và chuyển giao công nghệ AI.
Tạo môi trường khởi nghiệp và hỗ trợ AI: Việt Nam cần tạo ra một môi trường
khởi nghiệp thân thiện với AI và cung cấp hỗ trợ cho các startup AI. Điều này có thể
bao gồm cung cấp nguồn vốn, không gian làm việc, mentorship và các chương trình
đào tạo để khuyến khích sự phát triển và ứng dụng AI. Ngoài ra, cần xây dựng các cơ
sở hạ tầng và mạng lưới kết nối để tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp AI phát triển
mạnh mẽ.
Đào tạo và phát triển nhân lực AI: Việt Nam cần đào tạo và phát triển đội ngũ
nhân lực có kiến thức và kỹ năng về AI. Điều này có thể đạt được thông qua việc cung
cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo liên ngành và tạo ra môi trường thực
hành để phát triển kỹ năng thực tế. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho
người lao động hiện có có thể tiếp tục học tập và cập nhật kiến thức về AI.
Hợp tác công và tư nhân: Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa
các doanh nghiệp công nghệ AI và tổ chức tư nhân. Chính phủ có thể đưa ra các chính
sách khuyến khích hợp tác, tài trợ và ưu đãi thuế để thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ
chức tư nhân đầu tư vào AI. Hợp tác công và tư nhân có thể mang lại lợi ích đa
phương, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành
công nghiệp AI tại Việt Nam.
Xử lý vấn đề đạo đức và trách nhiệm: Trong việc sử dụng AI,cần đảm bảo rằng
các ứng dụng AI tuân thủ đạo đức và đảm bảo trách nhiệm. Điều này bao gồm xem xét
các vấn đề như công bằng và an toàn, tránh phân biệt đối xử và đảm bảo rằng các hệ
thống AI không gây hại cho con người và xã hội. Đồng thời, cần phát triển các khung
pháp pháp lý và cơ chế giám sát để đảm bảo rằng việc sử dụng AI được thực hiện theo
quy định và tiêu chuẩn đạo đức.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam có thể hợp tác với các quốc gia khác và
tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và phát triển công nghệ AI. Điều này
có thể bao gồm việc tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển chung, tham gia

40
các diễn đàn và hội nghị quốc tế về AI, và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ
chức quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực AI.
=>> Để sử dụng công nghệ AI một cách hiệu quả tại Việt Nam, cần có sự kết
hợp giữa các chính sách, đầu tư, đào tạo nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp và hợp tác quốc
tế. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển và ứng dụng AI, đồng thời
đảm bảo rằng công nghệ này mang lại lợi ích và đem lại giá trị cho xã hội Việt Nam.

1. https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-va-
cong-nghe-dien-toan-dam-may-vao-hoat-dong-cua-cac-ngan-ha.htm
2. https://vietnamnet.vn/tri-tue-nhan-tao-ai-phan-tich-ban-hang-chia-khoa-thanh-cong-
thuong-mai-dien-tu-2196014.html
3. https://tapchinganhang.gov.vn/ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-quan-li-doanh-
nghiep-thuong-mai-dien-tu-va-tai-chinh.htm
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/amazon-ra-mat-cong-cu-ho-tro-go-san-pham-gia-
60707.htm
4. https://tapchinganhang.gov.vn/xu-huong-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-su-phat-
trien-cua-nganh-ngan-hang.htm
5. https://vneconomy.vn/linh-vuc-tai-chinh-ngan-hang-dang-chuyen-minh-nho-ai.htm
6. https://tapchinganhang.gov.vn/chuyen-doi-so-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-va-cong-
nghe-dien-toan-dam-may-vao-hoat-dong-cua-cac-ngan-ha.htm
7. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/thuong-mai-
dien-tu/ai-tri-tue-nhan-tao-ai-tri-tue-nhan-tao/40881469
8. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/thuong-
mai-dien-tu/nghien-cuu-va-tim-hieu-ve-tri-tue-nhan-tao-ai-mot-trong-nhung-xu-
huong-cong-nghe-noi-bat-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-trinh-bay-mot-
so-ung-dung-cua-cong-nghe-tri-tue-nhan-tao-trong-linh-vuc/24992758
9. https://cds.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2022_04/viettel-gioi_thieu_ai_trong-
cds_bpc.pdf

41

You might also like