You are on page 1of 45

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH DỰ ÁN KINH DOANH
THE ACOUSTIC COFFEE.

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 03


GVHD: THS.NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
HỌC PHẦN: TIN HỌC ỨNG DỤNG
LỚP HỌC PHẦN: D01

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2022.


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Hệ Thống

Thông Tin Quản Lý trực thuộc Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí

Minh, đã đưa Môn học Tin Học Ứng Dụng vào chương trình giảng dạy. Đặc

biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên bộ môn là Cô Nguyễn

Thị Tường Vi đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em

trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia học môn học Tin

Học Ứng Dụng của Cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,

tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức

quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Tin Học Ứng Dụng là môn học vô cùng bổ ích và có tính thực tế

cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh

viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực

tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài

tiểu luận nhóm này của chúng em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và

nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong Cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận

của chúng em được hoàn thiện hơn ạ.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô ạ!

Nhóm 03.

I
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký, ghi rõ họ tên)

II
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
STT Họ & Tên MSSV Công việc hoàn
thành
1 Trần Thị Mai Thi 030633171627 - Tham gia thảo luận dự án 100%
(Nhóm Trưởng) - Giới thiệu về dự án
- Làm excel: Lập lịch vay và
lịch trả nợ.
-Phân tích kinh tế - xã hội và
rủi ro.
- Tổng hợp Word
- Làm phần Project
2 Nguyễn Quang 030335190275 - Tham gia thảo luận dự án
Tiến
3 Bùi Ngọc Xuân 030135190479 - Tham gia thảo luận dự án 100%
Quỳnh - Phân tích bài toán điểm hòa
vốn của dự án kinh doanh.
- Làm excel: Đánh giá hiệu
quả của dự án .
-Phân tích kỹ thuật, công
nghệ.

4 Nguyễn Ngọc Tài 030235190114 - Tham gia thảo luận dự án 100%


Phú - Phân tích nguồn nhân lực
và quản lý của dự án.
- Làm excel: Ước tính doanh
thu và chi phí.

5 Nguyễn Thị 030135190442 - Tham gia thảo luận dự án 100%


Hoàng Phi - Làm PowerPoint

III
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................I
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN................................................II
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...................................................................III
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................VI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN................................................................1
1.1. Tóm tắt dự án................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của dự án........................................................................................2
1.3. Sự cần thiết phải thực hiện dự án..................................................................2
1.4. Mức độ phù hợp của dự án...........................................................................3
1.4.1. Xu thế phát triển.....................................................................................3
1.4.2. Mục tiêu phát triển của ngành................................................................3
1.4.3. Thời cơ thành lập và đầu tư...................................................................4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN............5
2.1. Phân khúc thị trường sản phẩm của dự án....................................................5
2.1.1. Thị trường mục tiêu của sản phẩm dự án...............................................5
2.1.2. Chiến lược Marketing.............................................................................6
2.2. Phân tích Kỹ thuật - Công nghệ và các yếu tố đầu vào................................7
2.2.1. Lựa chọn địa điểm và phân tích tác động của môi trường.......................7
2.2.2. Lựa chọn kỹ thuật - công nghệ...............................................................8
2.3. Phân tích nguồn lực và quản lý dự án.........................................................11
2.3.1. Thực hiện dự án.....................................................................................12
2.3.2. Nhân lực...............................................................................................13
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.......................................16
3.1. Phân tích hiệu quả tài chính........................................................................16
3.1.1. Các giả sử trong ước lượng..................................................................16
3.1.2. Tổng vốn đầu tư....................................................................................16
3.1.3. Ước tính doanh thu và chi phí..............................................................19
3.1.4. Đề xuất vay vốn, lịch vay và trả nợ.........................................................20
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh........................................................................22
IV
3.2.1. Dòng tiền từ các quan điểm đầu tư......................................................23
3.2.2. Đánh giá dự án.....................................................................................24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN CỦA DỰ ÁN...........................26
4.1. Thực trạng và sử dụng công cụ Goal Seek để tìm ra điểm hòa vốn của dự án
kinh doanh............................................................................................................26
4.1.1. Lý thuyết điểm hòa vốn...........................................................................26
4.1.2. Ý nghĩa....................................................................................................26
4.1.3. Phân loại..................................................................................................27
4.2. Sử dụng Excel để giải bài toán.....................................................................27
4.3. Biểu đồ điểm hòa vốn....................................................................................28
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.........................30
5.1. Phân tích rủi ro............................................................................................30
5.2. Phân tích kinh tế - xã hội............................................................................33
KẾT LUẬN............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................36

V
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 : Sơ đồ tổ chức vận hành.............................................................................15

Hình 2 : Hình ảnh Biểu đồ Điểm Hòa Vốn của Dự Án...........................................31

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thời gian thực hiện dự án..........................................................................12

Bảng 2: Phân phối nhân lực.....................................................................................13

Bảng 3: Chi phí lương nhân viên............................................................................14

Bảng 4: Chi phí đầu tư ban đầu...............................................................................16

Bảng 5: Ước tính doanh thu....................................................................................19

Bảng 6: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................................................20

Bảng 7: Ước tính chi phí.........................................................................................20

Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn......................................................................................21

Bảng 9: Lịch trả nợ vay...........................................................................................21

Bảng 10: Kết quả kinh doanh..................................................................................22

Bảng 11: Nhu cầu vốn lưu động..............................................................................23

Bảng 12: Dòng tiền từ các quan điểm đầu tư..........................................................24

Bảng 13: Đánh giá khả năng trả nợ.........................................................................24

Bảng 14: Đánh giá hiệu quả của dự án kinh doanh.................................................25

Bảng 15: Xây dựng bảng tính và thao tác sử dụng công cụ Goal Seek..................28

Bảng 16: Kết quả sản lượng hòa vốn bằng công cụ Goal Seek...............................29

Bảng 17: Bảng tính về sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận........................29

VI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt dự án
Trong cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, con người càng trở nên
bận rộn hơn với khối lượng công việc kết xù cũng như áp lực từ cuộc sống.
Khiến họ luôn căng thẳng và mệt mỏi. Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số
tại Thành phố Hồ Chí Minh bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc bệnh
trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang
có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi từ 15 - 27 tuổi. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số
lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 -
30% mỗi năm. Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia
tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc
thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha
mẹ là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt
Nam hiện nay. Sự phát triển của loại hình dịch vụ Cafe Acoustic chắc chắn sẽ là
một lựa chọn hoàn hảo giúp con người giảm thiểu những áp lực, xua tan nỗi
buồn, mang lại niềm vui sướng, sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Đây chính là
phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn và tuyệt vời nhất. Âm nhạc giúp chúng
ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Một không gian
thoải mái, một tách cà phê ấm nóng, một chút hương thơm thoang thoảng, pha
thêm chút nhạc du dương chính là nơi thăng hoa mọi cung bậc cảm xúc.
Quán sẽ mang đến một bầu không khí thân thiện, thoải mái, nơi khách
hàng có thể thưởng thức những món ăn, dịch vụ và giải trí chất lượng với mức
giá hợp lý. Quán cà phê sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Các
loại bán, món ăn vặt, cà phê và trà các loại sẽ được cung cấp. Nước trái cây,
soda và đồ uống không cồn cũng sẽ có sẵn.
Thiết kế nội thất của tòa nhà sẽ tập trung vào việc tạo ra một bầu không khí
thoải mái. Khách hàng chủ yếu của quán là học sinh, sinh viên chính vì thế quán
mang phong cách hiện đại là chủ yếu và pha chút cổ điển – Nơi để bùng cháy

1
sức sống, hòa mình vào không gian sôi động, nhiệt huyết nhưng vẫn tạo được
cảm giác mộc mạc, giản dị.
Để khách hàng được hưởng những dịch vụ tốt nhất quán chú trọng chọn
lựa các loại nhạc cụ, hệ thống loa, mic chất lượng cao. Ngoài ra ban nhạc, ca sĩ
trình diễn tại quán phải có trình độ chuyên môn, khả năng tương tác với người
nghe tốt và hơn cả là linh hoạt với nhiều loại âm nhạc khác nhau. Khách hàng
không chỉ đến để lắng nghe giai điệu lãng mạn mà còn đăng ký lên biểu diễn để
dành tặng người thương, hay lột tã nỗi lòng mình. Nếu các quán cafe thông
thường hay sử dụng một thông điệp xuyên suốt quá trình hoạt động dễ gây
nhàm chán thì tại đây, quán xây dựng thông điệp theo từng đêm diễn, hoặc từng
tuần, từng tháng luôn tạo cho khách hàng những cảm giác mới mẻ, độc đáo.
1.2. Mục tiêu của dự án
* Mục tiêu ngắn hạn
- Đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động
- Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng
* Mục tiêu dài hạn
- Là nơi mọi người có thể thư giãn, chia sẻ cảm xúc, liên kết những người
có chung niềm đam mê âm nhạc.
- Tạo một địa điểm thú vị, nơi giao lưu của sinh viên, cán bộ công nhân
viên và các đối tượng khác.
- Cung cấp sản phẩm chất lượng cùng vớdịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Đạt uy tín với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng có liên quan.
- Dự định sẽ đầu tư thêm các chi nhánh khác ở Sài Gòn khi đã tạo dựng
được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
1.3. Sự cần thiết phải thực hiện dự án
Con người không thể nghe, nhìn, ngửi, chạm, nếm được cảm xúc mà chỉ có
thể cảm nhận. Đôi khi, chúng ta yêu thích một ca khúc nào đó không chỉ vì giai
điệu, ca từ mà còn bởi cảm giác mà bài hát đó mang lại. Chúng ta có thể chìm

2
đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà ta đã từng trải qua và tưởng
chừng như đã lãng quên. Có thể nói âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc. Dự án
quán Cafe Acoustic không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi của các bạn trẻ, tại đây
mọi người có thể chia sẻ cảm xúc với nhau thông qua âm nhạc.

Đồng thời, Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải
nhựa, với con số “khổng lồ” đó là 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt
Nam / năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng. Chính vì thế quán đã sử dụng
chất liệu thủy tinh hoặc sứ để thay thế cho ly nhựa và các vật dụng đi kèm như
ống hút, thìa,...được làm bằng kim loại sứ , thủy tinh vừa bảo vệ môi trường,
vừa tạo cảm giác hoàn hảo và sang trọng.

1.4. Mức độ phù hợp của dự án


1.4.1. Xu thế phát triển.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của con người. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho
đời tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Nhạc không đơn thuần chỉ mang tính giải trí mà còn có chức năng giáo
dục và giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Trong xu hướng hội
nhập toàn cầu hóa, nền kinh tế và văn hóa của đất nước ngày càng phát triển.
Do đó, nhu cầu vui chơi giải trí của con người cũng ngày càng đa dạng và
phong phú. Âm nhạc cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Đời sống âm nhạc nước ta hiện nay ảnh hưởng đa dạng tới sự phát triển
nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp xã hội,… Sự tiếp cận giao lưu văn hoá quốc tế rộn
đã ảnh hưởng đến việc hình thành thị hiếu âm nhạc. Thông qua sự tiếp cận này,
người có điều kiện hơn trong việc thưởng thức cái hay, cái đẹp của các nền văn
hóa trên thế giới. Từ đó, thị hiếu nghệ thuật nói chung và thị hiếu âm nhạc nói
riêng được phát triển một cách đa dạng và phong phú.
1.4.2. Mục tiêu phát triển của ngành.

3
Vào mỗi năm xu hướng phát triển của các lĩnh vực ngành nghề sẽ có sự
thay đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt chúng ta có thể thấy
vào năm 2020- 2021 sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã thay đổi rất nhiều
chuẩn mực và thúc đẩy nhiều lĩnh vực phải tiến bộ hơn để đáp ứng được nhu
cầu của con người đặc biệt ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống, những biến
động này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho chúng ta năm 2021. Những xu
hướng phát triển của ngành F&B hiện nay gồm:
(1) Dinh dưỡng cá nhân
(2) Phân phối đa kênh
(3) Công nghệ
(4) Thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên (Plant-forward)
(5) Tính minh bạch của thực phẩm
(6) Xu hướng chú trọng vào hệ miễn dịch
1.4.3. Thời cơ thành lập và đầu tư.
Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, bất kỳ ai đang hoạt động trong ngành
F&D chắc hẳn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19. Nhưng
với tâm thế là một thị trường mới, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều cơ hội để
phát triển hơn trong tương lai lâu dài. Vì thế, thị trường F&D Việt vẫn đang
nắm giữ một tương lai đầy triển vọng.
Trước Covid-19, ngành F&D đã có một số xu hướng lớn hình thành từ thói
quen và thị hiếu người tiêu dùng, điển hình như nhu cầu về thực phẩm dinh
dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành
mạnh, thực phẩm đóng gói tiện dụng, tăng cường trải nghiệm khách hàng.
Những xu hướng này không bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mà ngược lại tiếp tục
phát triển mạnh trong thời gian tới.

4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN
PHẨM CỦA DỰ ÁN.
2.1. Phân khúc thị trường sản phẩm của dự án
2.1.1. Thị trường mục tiêu của sản phẩm dự án
 Theo đặc điểm tâm lí
Hướng tới những người yêu thích sử dụng các loại đồ uống và thức ăn kèm
( sản phẩm từ cafe, từ trân châu, sữa chua, trái cây,…và các loại bánh như bông
lan trứng muối, phô mai chảy, phô mai nướng, tiramisu,… ). Yêu thích âm
nhạc, hướng tới những sản phẩm bảo vệ môi trường. Thích khám phá những thứ
độc lạ, giá cả hợp lý.

 Theo đặc điểm địa lý


Quán kinh doanh tại đường Hoàng Diệu 2, tại đây có địa điểm giao thông
thuận lợi, dân cư tập trung đông đúc và đặc biệt trong bán kính 3km có rất nhiều
trường đại học. Đồng thời tại đây loại hình kinh doanh Cafe Acoustic vẫn còn
mới mẻ, chưa được khai thác, chính vì thế dự án kinh doanh Cafe Acoustic sẽ
dễ dàng thu hút được khách hàng.

 Theo đặc điểm nhân khẩu học


 Tuổi tác: Hướng tới đối tượng là học sinh, sinh viên ( Từ 15- 25 tuổi)
 Thu nhập: Không giới hạn
 Hành vi người tiêu dùng: Thích sử dụng các
loại đồ uống và thức ăn nhanh và sẵn sàng chi
trả cho các dịch vụ đi kèm.
 Mong muốn về sản phẩm
 Đồ uống và thức ăn được chế biến từ các nguyên liệu an toàn, hợp vệ
sinh. Giá cả phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên.

5
 Dịch vụ mới mẻ, dễ thực hiện, không gian thoáng mát, thân thiện với môi
trường.

2.1.2. Chiến lược Marketing


 Mô hình chiến lược Marketing:

Sản phẩm : Áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản Giá: Do mới xây dựng nên áp dụng chiến
phẩm nhưng café là thức uống đặc trưng. Đồng thời lược giá thâm nhập thị trường ( định giá
kết hợp thêm mô hình Acoustic mới mẻ trong khu thấp , giá rẻ ) phù hợp với lợi ích của
vực, phân khúc khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh khách hàng
viên ,… những người có niềm yêu thích chung về âm
nhạc .

Phân phối : Quán sử dụng kênh phân phối trực tiếp Xúc tiến : Quán sử dụng các phương tiện
đến khách hàng truyền thông chính như : facebook ,
website ,.. để đưa những thông tin về
thương hiệu ( giá, dịch vụ ,…) quảng cáo
rộng rãi trên thị trường
Mới khai trương sẽ treo băng rôn , phát
tờ rơi tại các trường ĐH,CĐ, khu đông
dân cư,… và giảm giá 10-20%. Có các
chương trình khuyến mãi , tặng quà,
voucher vào những ngày lễ và dịp đặc
biệt. Có những chương trình đặc biệt
dành cho khách hàng thân thiết vào dịp
sinh nhật: miễn phí nước, tặng quà, dành
tặng những bài hát theo yêu cầu cho
khách hàng,…

 Mô hình SWOT:

STRENGTHS (S) WEAKNESSES (W)

S1: Xung quanh khu vực có nhiều học sinh, W1: Cửa hàng mới mở nên chi phí cao,
sinh viên. chưa thu được nhiều khách hàng. W2:

6
S2: Không gian rộng rãi, bài trí thiết kế độc đáo Độ bao phủ thị trường thấp. Chưa có
và đẹp. kinh nghiệm trong lĩnh kinh doanh cà

S3: Giá cả hợp lý, cạnh tranh dịch vụ cung cấp phê.
chất lượng tốt, đường truyền wifi internet tốc độ W3: Tình hình tài chính thấp do dự án
cao có chi phí đầu tư khá cao

S4:Phong cách phục vụ của nhân viên được đào


tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui vẻ. Sự phát
triển ngày càng tăng của xã hội, dân trí tăng nhu
cầu tiếp cận kiến thức của người dân.

S4: Sản phẩm kết hợp mang tính mới trong khu
vực đó, tạo lợi thế cạnh tranh.

OPPORTUNITIES (O) THREATS (T)

O1: Mật độ dân cư cao, dân số đông, khu vực T1: Có nhiều loại hình kinh doanh quán
tập trung nhiều trường học café trong khu vực nên có sự cạnh tranh

O2: Có nguồn cung cấp nguyên liệu tốt cao.

O3: Tăng trưởng về thu nhập bình quân đầu T2: Tình hình COVID-19 vẫn chưa
người giới trẻ đa dạng hóa việc lựa chọn các được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến ình
hình thức đi quán cà phê. trạng khó tiếp cận khách hàng.

O4: Nhiều người yêu thích âm nhạc T3: Thị trường đồ uống gần như bão
hòa

2.2. Phân tích Kỹ thuật - Công nghệ và các yếu tố đầu vào

2.2.1. Lựa chọn địa điểm và phân tích tác động của môi trường
Địa điểm: Trên đường Hoàng Diệu 2, phường Linh chiểu, TP. Thủ Đức,
trực thuộc TP. Hồ Chí Minh.

7
Theo như khảo sát của nhóm, đường Hoàng Diệu 2 là nơi có giao thông
thuận lợi, dân cư tập trung đông đúc. Theo thống kê, dân số ở phường Linh
Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh là 31.947 người, mật độ dân số dày đặc
(22.657 người/ km2). Phường Linh Chiểu là nơi có dân cư đông nhất TP. Thủ
Đức.

Do nhóm tập trung phục vụ cho phân khúc khách hàng là các bạn học sinh
– sinh viên, nên cần lựa chọn nơi tập trung nhiều trường học, trung tâm ngoai
ngữ tin học. Theo như tìm hiểu thì trên đường Hoàng Diệu 2 có Trường: Đại
học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh và Tiểu học Linh Trung, các Trung tâm ngoại
ngữ lớn như Benzen Toiec, Ielts Fighter, Soft education, Tin học Đại Dương.
Hơn thế nữa trong vòng bán kính 3km, có trường Đại học Sư phạm kỹ thuật,
Cao đẳng nghề Thủ Đức, Trung tâm ngoại ngữ Ms. Hoa, Thầy Giảng – Cô Mai,
tôi tự học. Nhờ vào số sinh viên cũng như là lượng lớn các bạn học viên của các
trung tâm, mô hình kinh doanh quán cà phê của nhóm sẽ có được lượng khách
ổn định. Nhóm lựa chọn mở cửa quán cà phê ngay gần trạm dừng xe bus, để các
bạn học sinh – sinh viên dễ dàng nhìn thấy.
Hiện trên đường Hoàng Diệu 2 vẫn chưa có quán cà phê acoustic, nên mô
hình kinh doanh này có nhiều triển vọng trong tương lai.

2.2.2. Lựa chọn kỹ thuật - công nghệ


 Thiết kế:
Vì vị trí ngoài đường lớn nên chi phí thuê rất đắt, nhóm chọn cách thuê mặt
bằng nhỏ, xây thêm 2 tầng ở trên để mở rộng không gian và tiết kiệm chi phí.
Dự tính ban đầu là thuê mặt bằng 40 vuông. Đối với tầng 2, nhóm sẽ làm phòng
kính có tính cách âm cao ( dành cho những bạn học sinh muốn vừa nghe nhạc
nhẹ, vừa trò chuyện với bạn bè/ học tập). Tầng 3, nhóm xây dựng như một
không gian mở, có mái che tự động (chỉ mở ra khi trời mưa, nắng). Đồng thời
trên tầng 3, nhóm sẽ xây dựng một sân khấu mini 2m vuông). Không gian này

8
dành cho những bạn thích thư giãn, ngắm cảnh vào buổi tối. Màu sắc chủ đạo
của quán là màu nâu giả gỗ, để tao không khí ấm áp
 Giải pháp xây dựng và lắp đặt:
Dự kiến tầng 1 sẽ đặt quầy pha chế (lắp đặt tủ âm tường) cùng 4 bàn đôi +
5 quạt + 1 loa, tầng 2 đặt 1 bàn dài 6 người + 1 loa, 3 bàn đôi + 2 máy lạnh.
Tầng 3 đặt 30 ghế đơn, lắp ghép bàn vào lang can, để tiết kiệm không gian,
chứa được nhiều người hơn + dàn nhạc.
 Chi phí lắp đặt hệ thống điện, nước (50,000,000đ), chi phí để duy trì quán
( 100,000,000đ), chi phí đào tạo ban đầu (15,000,000đ), Chi phí đầu tư sửa sang
và thiết kế cơ sở hạ tầng (bao gồm 3 tầng, 2 nhà vệ sinh và 1 phòng nghỉ nhân
viên ) : 24,000,000đ.
 Vật dụng sử dụng trong quán
 Nhóm vật dụng phục vụ làm bếp:

+1 Tủ lạnh HITACHI Inverter 540 Lít R-FW690PGV7X(GBW)


(32,490,000đ/ cái)
+2 Tủ mát Darling Inverter DL-4000A3 (9,690,000đ/ cái)
+1 Tủ đông ALASKA 500 Lít BCD-5068C (8,690,000đ/ cái)
+1 Tủ kính trưng bày bánh (18,500,000đ/ cái)
+1 kệ ly : 3,000,000đ/cái
 Nhóm dụng cụ phục vụ : Nhằm bảo vệ môi trường, nhóm sử dụng như ly,
miếng lót các vật dụng hoàn toàn bằng thủy tinh và gốm sứ:
+150 ly trà đá (70,000đ/12 cái)
+100 ly cà phê (90,000đ/ 12 cái)
+50 ly sinh tố (414,000/12 cái)
+30 ly soda chuyên dụng (40,1000đ/ 12 cái)
+50 dĩa nhỏ (8,500đ/ cái)
+150 dĩa lót ly (3,500đ/ cái)
+ 10 khay bưng đồ chuyên dùng (35,000đ/cái)

9
 Nhóm vật dụng nội thất : Sử dụng những loại bàn ghế bằng gỗ hoặc kết hợp
gỗ và thủy tinh
+ 7 bộ bàn đôi kèm 2 ghế (1,280,000đ/ bộ)
+ 1 bộ bàn dài kèm 6 ghế (1,710,000đ/ bộ)
+ 10 ghế đơn cao (490,000đ/ cái)
+ 25 ghế đơn gỗ dạng xếp (260,000đ/ cái)
+ 3 ghế ngồi trên sân khấu (300,000đ/cái)
+ 2 kệ trưng bày cây cảnh (300,000đ/cái
Địa chỉ Showroom: Tòa nhà IndoChina - Số 4, Nguyễn Đình Chiểu, Đakao,
Quận 1, TP.Hồ Chí Minh).

 Hệ thống làm mát và thiết bị hỗ trợ:

+ 5 quạt đơn (490,000đ/ cái)


+ 2 Máy lạnh (9,990,000đ/ cái)
+ 4 camera (2,000,000đ/cái)
+ 1 máy tính tiền có tích hợp máy in ( 9,000,000đ/cái)
 Các dụng cụ pha chế:

+ 1 máy pha cà phê tự động Melitta CI Touch (36,890,000đ): máy cà phê


với công nghệ tạo bọt mịn, tăng độ béo và giúp cà phê thêm thơm
ngon. Với công suất pha 35 - 40 tách espresso/giờ, 25 -30 tách
cappuccino/giờ, đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của chúng ta.
Ngoài ra, Melitta CI Touch có khả năng ghi nhớ bộ nhớ pha lên đến 4
người, máy sẽ giúp chúng ta ghi nhớ thức uống yêu thích của những
khách hàng thân thiện, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của quán.
Máy có thể tháo rời các bộ phận để vệ sinh, đảm bảo vấn đề an toàn vệ
sinh của quán.
+ 2 máy xay sinh tố TEFAL BL2C1166 (Loại O2A) (699,000đ): được
trang bị khóa thông minh 100%, lưỡi dao có thể tháo rời dễ dàng vệ
sinh.

10
+ 2 máy ép trái cây (1,000,000đ/1 cái)
+ 80 phin pha cà phê (12,000đ/cái )
+ 1 máy xay cà phê ( 1,500,000đ/ cái )
+ 3 bình đun nước nóng ( 800,000đ/cái )
(Nguồn cung cấp: điện máy Chợ Lớn)

 Nhóm cây xanh trang trí :


+ 2 chậu cây Đại Phú gia (595,000đ/ chậu)
+ 2 chậu lan Dendro (720,000/ chậu)
+ 1 chậu sen đá để bàn lớn (350,000đ/ chậu)
 Hệ thống âm thanh:
+ 1 đàn guitar(4,000,000đ)
+ 2 trống cajon (1,500,000đ/cái)
+ 1 sáo (850,000đ)
+ 1 trống shaker (310,000đ)
+ Dàn acoustic thương hiệu FPT (2 loa acoustic thương hiệu FPT X- lite
10A hàng đầu thế giới, micro không dây Admax, mixer Yamaha MG
12XU): 38,800,000đ
+ 3 bình chữa cháy 8kg (300,000đ/ bình)
Nguyên vật liệu đầu vào
* Cà phê: Cà phê hạt nguyên chất (Nguồn cung cấp: Trung Nguyên coffee,
cung cấp mỗi tháng)
* Các loại bánh như: bông lan, phô mai… (Mua tai chợ đầu mối nông sản
Thủ Đức mỗi ngày)
* Các loại trái cây: bơ, cóc, kiwi, việt quất, dâu,…(Nguồn cung cấp: ABC
Bakery, http://brodardbakery.com/, cung cấp theo ngày)
* Nước lọc (Nguồn: đại lý nước suối Aquafina, cung cấp theo tuần)
2.3. Phân tích nguồn lực và quản lý dự án

11
2.3.1. Thực hiện dự án

Bảng 1: Thời gian thực hiện dự án

Công việc cần làm Thời gian thực hiện (ngày)

Nghiên cứu thị trường 14


Lên ý tưởng kinh doanh 14
Chọn mô hình quán café 7
Lập mục tiêu và định hướng kinh
7
doanh

Lập bảng dự trù chi phí tài chính 10

Chọn địa điểm và nhà thầu xây dựng 24 (=14+10)

Địa điểm 10
Nhà thầu xây dựng 14

Thiết kế không gian quán 10

Thiết kế menu quán café 7

Mua sắm trang thiết bị 7

Bàn ghế 4
Dụng cụ pha chế 4
Vật dụng trang trí 7

Tuyển dụng nhân viên 14

Chuẩn bị thủ tục, giấy tờ 14

Lên kế hoạch marketing cho quán café 10

Chọn phần mềm quản lý quán café 7

12
2.3.2. Nhân lực

Bảng 2: Phân phối nhân lực

Nội dung Số lượng (người)

Nghiên cứu thị trường 2

Lên ý tưởng kinh doanh 3

Chọn mô hình quán café 2

Lập mục tiêu và định hướng kinh doanh 2

Lập bảng dự trù chi phí tài chính 3

Tìm địa điểm và nhà thầu xây dựng 2

Địa điểm

Nhà thầu xây dựng

Thiết kế không gian quán 1

Xây dựng menu quán café 2

Mua sắm trang thiết bị

Bàn ghế

Dụng cụ pha chế 2

Vật dụng trang trí

Tuyển dụng nhân viên 2

Chuẩn bị thủ tục, giấy tờ 1

Lên kế hoạch marketing cho quán café 4

thiết kế phần mềm quản lý quán café 2

13
Bảng 3: Chi phí lương nhân viên
CHI PHÍ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ, QUẢN LÝ, DÀN NHẠC ACOUSTIC

Thông tin Đơn vị

16 h/ngày
Số giờ hoạt động
5 h/ca

1 Nhân viên (20,000đ/h) 4 ca/tuần

Lương 1 nhân viên 1,600,000 VND/ tháng

Lương 4 nhân viên 76,800,000 VND/ Năm

Lương 1 Quản lý 6,000,000 VND/tháng

Lương 1 quản lý 72,000,000 VND/Năm

1 Pha chế (25,000đ/h) 7 ca/tuần

Lương 1 pha chế 3,500,000 VND/tháng

Lương 2 pha chế 84,000,000 VND/Năm

Lương 1 bảo vệ 5,000,000 VND/tháng

Lương 1 bảo vệ 60,000,000 VND/Năm

1 guitar 9,000,000

1 trống 9,000,000

1 sáo 9,000,000

Lương ban nhạc acoustic 27,000,000 VND/ tháng

Lương ban nhạc acoustic 324,000,000 VND/năm

Chi phí nhân viên bán hàng và quản lý 208,800,000 VND/Năm

Chi phí nhân viên trực tiếp 408,000,000 VND/Năm

TỔNG 616,800,000 VND/Năm

Quán hoạt động 6h30-22h30

 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VẬN HÀNH

14
Hình 1: Sơ đồ tổ chức vận hành
 Hình thức tuyển dụng

 Chức vụ quản lý: tuổi từ 18-35, tốt nghiệp THPT trở lên
 Thu ngân: tuổi từ 18-35, tốt nghiệp THPT trở lên
 Pha chế: có hoặc chưa có kinh nghiệm pha chế, tuổi từ 18-35 (Nếu chưa
có kinh nghiệm sẽ được đào tạo về pha chế). Nhân viên có một tuần thử
việc (có lương)
 Nhân viên phục vụ: tuổi từ 18-27, được đào tạo về qui cách phục vụ và có
một tuần thử việc (có lương)
 Bảo vệ: tuổi từ 18-45, được đào tạo và giới thiệu bởi công ty bảo vệ, vệ
sĩ.

15
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
3.1. Phân tích hiệu quả tài chính
3.1.1. Các giả sử trong ước lượng
 Tốc độ tăng giá trung bình chung của cả nước: Các dữ kiện của năm 0
(2021) – Năm đầu tư được ước lượng dựa vào giá cả thực tế của các mặt
hàng. Chỉ số lạm phát lựa chọn để ước lượng là 2%/ năm.
 Đầu tư: Dự kiến thuê mặt bằng có diện tích sử dụng thực tế 40m2 với giá
thuê trung bình 30,000,000/tháng, thanh toán vào cuối mỗi tháng.
 Vòng đời của dự án: là 5 năm (2022-2026)
 Tổng giá trị đầu tư để thực hiện dự án là: 1,058,351,000 đồng.

3.1.2. Tổng vốn đầu tư


Bảng 4: Chi phí đầu tư ban đầu
CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
ĐVT:VNĐ
Chi phí mặt bằng
Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Chi phí thuê mặt bằng 1 30,000,000 360,000,000
2 Lắp đặt hệ thống điện, nước 1 50,000,000 50,000,000
Tổng 410,000,000
Nhóm dụng cụ phục vụ
Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Ly cà phê (90000/12 cái ) 100 7,500 750,000
2 Khay bưng đồ chuyên dụng 10 35,000 350,000
3 Dĩa nhỏ 50 8,500 425,000
4 Dĩa lót ly 150 3,500 525,000
5 Ly sinh tố (414000/12 cái) 50 34,500 1,725,000
6 Ly soda chuyên dụng (401000/12 30 33,000 990,000

16
cái )
7 Ly trà đá ( 70000/12 cái ) 150 5,500 825,000
Tổng 5,590,000
Nhóm dụng cụ pha chế
Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy pha cà phê 1 36,890,000 36,890,000
2 Máy xay sinh tố 2 699,000 1,398,000
3 Máy ép trái cây 2 1,000,000 2,000,000
4 Máy xay cà phê 1 1,500,000 1,500,000
5 Phin pha cà phê 80 12,000 960,000
6 Bình đun nước nóng 3 800,000 2,400,000
Tổng 45,688,000
Nhóm dụng cụ làm bếp
Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Tủ lạnh 1 32,490,000 32,490,000
2 Tủ mát 2 9,690,000 19,380,000
3 Tủ đông 1 8,690,000 8,690,000
4 Tủ kính lớn để trưng bày bánh 1 185,000,000 185,000,000
5 Kệ ly 1 3,000,000 3,000,000
Tổng 248,560,000
Nhóm vật dụng nội thất
Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Bộ bàn đôi kèm 2 ghế 7 1,280,000 8,960,000
2 Bộ bàn dài kèm 6 ghế 1 1,710,000 1,710,000
3 Ghế đơn cao 10 490,000 4,900,000
4 Ghế đơn gỗ dạng xếp 25 260,000 6,500,000
5 Quạt đơn 5 490,000 2,450,000
6 Kệ trưng bày cây cảnh 2 300,000 600,000
7 Máy điều hòa 2 9,990,000 19,980,000
Tổng 45,100,000
Nhóm thiết bị và cây xanh trang trí hỗ trợ
STT Khoản mục Đơn giá Thành tiền
Số

17
lượng
1 Máy tính tiền có tích hợp máy in 1 9,000,000 9,000,000
3 Camera 4 2,000,000 8,000,000
5 Chậu cây Đại Phú gia 2 595,000 1,190,000
6 Chậu Lan Dendro 2 720,000 1,440,000
7 Sen đá để bàn lớn 1 350,000 350,000
8 Bình chữa cháy(8kg) 3 300,000 900,000
Tổng 20,880,000
Nhóm hệ thống âm thanh
Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Đàn guitar 1 4,000,000 4,000,000
2 Trống cajon 2 1,500,000 3,000,000
3 Sáo 1 850,000 850,000
4 Trống shaker 1 310,000 310,000
6 Dàn acoustic thương hiệu FPT 1 38,800,000 38,800,000
7 Ghế ngồi trên sân khấu 3 300,000 900,000
Tổng 47,860,000

Các chi phí khác


Số
STT Khoản mục lượng Đơn giá Thành tiền
1 Chi phí duy trì quán 1 100,000,000 100,000,000
2 Chi phí đào tạo ban đầu 1 15,000,000 15,000,000
Tổng 115,000,000
Chi phí đầu tư sửa sang và thiết kế cơ sở hạ tầng
1 Quán cà phê ( 2 tầng-40m2/ tầng) 3 150,000 18,000,000
2 Nhà vệ sinh (2 phòng-8m2/phòng) 2 187,500 3,000,000
3 Phòng nghỉ nhân viên (24m2) 1 125,000 3,000,000
Tổng 24,000,000
TỔNG CHI PHÍ MÁY MÓC THIẾT BỊ 463,138,000
CHI PHÍ DỰ PHÒNG 96,213,800
TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU 1,058,351,000

3.1.3. Ước tính doanh thu và chi phí

18
 Ước tính doanh thu:

-Lựa chọn công suất thiết kế : Cho số giờ làm việc là 16 giờ (6h30-22h30).
-Công suất của việc kinh doanh nước uống ( café + sinh tố + nước ép ) :
20 ly/1h => 320 ly/ ngày => Số giờ làm việc trong 1 ngày (16 giờ ), số
ngày làm việc trong 1 năm ( khoảng 365 ngày )=> công suất thiết kế cho
quán = 20*16*365=116800 ly/năm.
-Về công suất của việc bán bánh ngọt ăn kèm : 4 cái / giờ => 64 cái/ ngày
=> 23360cái/năm .
-Gía bán trung bình 1 loại sản phẩm nước uống ban đầu là: 30000đ/1 ly.
-Gía bán trung bình 1 cái bánh ban đầu là: 40000đ/1 cái .

 Dự kiến giá của năm 3,4 sẽ tăng 10% so với năm 1,2. Gía của năm thứ
năm sẽ tăng 2000đ so với năm 3,4.

Bảng 5: Ước tính doanh thu

 Ước tính chi phí :


-Điện nước dùng cho sản xuất : 4,500,000đ/1 tháng =>54,000,000/năm.
-Chi phí hòa mạng cho 1 tháng : 500,000đ/1 tháng => 6,000,000/năm .
-Chi phí bán hàng và quản lí dự kiến khoảng bằng 10% chi phí sản xuất.
-Dự kiến chi phí ( trừ chi phí thuê mặt bằng ) sẽ tăng 5% qua mỗi năm.

19
Bảng 6: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp
STT Khoản mục Số lượng 1 tháng Số lượng 1 năm Đơn giá Thành tiền
1 Cà phê (kg) 60 720 150,000 108,000,000
2 Nước ngọt các loại(thùng)- Đơn giá trung bình 10 120 180,000 21,600,000
3 Sữa (thùng 12 hộp 1 lít ) 5 60 60,000 3,600,000
4 Hoa quả - Đơn giá trung bình 60 720 25,000 18,000,000
5 Nước suối( chai 500ml)( thùng ) 10 120 60,000 7,200,000
6 Đường(kg) 50 600 20,000 12,000,000
7 Bánh (cái) 700 8,400 25,000 210,000,000
8 Nước suối ( bình 20 lít) 60 720 60,000 43,200,000
9 Nguyên liệu , vật liệu khác 10,000,000 10,000,000
Tổng 433,600,000

Bảng 7: Ước tính chi phí

3.1.4. Đề xuất vay vốn, lịch vay và trả nợ


a. Đề xuất vay vốn
* Nguồn vốn dự tính:

 Vốn CSH: 458,351,800VNĐ


 Vốn vay: 600,000,000 VNĐ và Vốn khác: (không)

* Cơ cấu nguồn vốn của dự án bao gồm:

 Nguốn vốn tự có với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 15%, chiếm 43%
tổng vốn đầu tư.
 Nguồn vốn vay tại ngân hàng Vietcombank với mức lãi suất 12%/năm,
chiếm 57% tổng vốn đầu tư. Ngân hàng cho vay theo dạng thế chấp tài sản là
căn nhà trị giá 1,600,000,000 đồng.

20
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn
Số tiền Tỷ trọng vốn Chi phí sử dụng vốn WACC
458,351,800 43% 15%
11.94%
600,000,000 57% 12%
12%
Trả gốc đều,lãi theo số dư giảm dần
5
b. Lịch trả nợ vay
Để đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện và duy trì dự án chủ đầu tư cần vay
thêm 600,000,000 đồng. Thời hạn vay 5 năm, lãi xuất 12%/năm theo hình thức
thế chấp tài sản. Kế hoạch trả nợ vay được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 9: Lịch trả nợ vay


LỊCH TRẢ NỢ
Chỉ
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
tiêu

nợ
0 600,000,000 480,000,000 360,000,000 240,000,000 120,000,000
đầu
kỳ
Vay
trong 600,000,000 0 0 0 0 0
kỳ
Trả
120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000
gốc
Trả
72,000,000 57,600,000 43,200,000 28,800,000 14,400,000
lãi
Tổng
192,000,000 177,600,000 163,200,000 148,800,000 134,400,000
trả
Dư 600,000,000 480,000,000 360,000,000 240,000,000 120,000,000 0
nợ
cuối

21
kỳ
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh

Dự án đầu tư móc thiết bị với giá 463,138,000đ. Máy móc được khấu hao
trong 7 năm theo phương pháp đường thẳng. Dự án dự kiến hoạt động 5 năm,
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

Bảng 10: Kết quả kinh doanh

 Nhu cầu vốn lưu động:


1.Khoản phải trả( tăng 5% mỗi năm ) Doanh số mua hàng bình quân 1 ngày Thời gian mua chịu Thành tiền
-Chưa trả tiền 6 tháng mua cà phê cho người bán 300000 180 54000000
2.Hàng tồn kho ( cà phê, sữa , đường, nước ngọt các loại , . .) 10% giá trị nguyên vật liệu trực tiếp
3.Tiền tối thiểu 3% doanh thu
4.Khoản phải thu bằng 0
Bảng:
Những hạng mục ước tính thành phần Vốn lưu động

22
Bảng 11: Nhu cầu vốn lưu động

3.2.1. Dòng tiền từ các quan điểm đầu tư


Thu hồi thanh lý = Nguyên giá máy móc thiết bị - số khấu hao đã trích
trong 5 năm.

23
Bảng 12: Dòng tiền từ các quan điểm đầu tư

 Đánh giá khả năng trả nợ:

Bảng 13: Đánh giá khả năng trả nợ


Đánh giá khả năng trả nợ
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
DSCR 1.09 2.07 3.17 6.05 8.49
Nhận xét: Ta thấy DSCR hằng năm đều lớn hơn 1 (1.09>1, 2.07>1,
3.17>1,…), nên dự án có khả năng trả được nợ vay.

24
3.2.2. Đánh giá dự án
Bảng 14: Đánh giá hiệu quả của dự án kinh doanh

 Nhận xét:

Dự án có NPV= 2,320,109,6 > 0, NPV cao thì dự án được đánh giá có độ


an toàn cao, thì nhà đầu tư không lo thiếu vốn, dễ dàng huy động => Có nghĩa là
dự án đầu tư khả (có lời) để thực hiện, bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu
hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu và dự án đáng giá.

Mức sinh lời nội tại mà dự án có thể đạt được là IRR=37.78% > 15% .
Do đó dự án kinh doanh với mức sinh lời IRR=37.78% là hoàn toàn khả thi và
dự án đáng thực hiện. Tuy nhiên không thể chỉ dự trên IRR để đánh giá dự án
nên thực hiện hay không, vì độ chính xác của IRR tương đối thấp.

Dự án có MIRR= 21.34% > 15% (tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu) => Nên thực
hiện dự án, vì MIRR có độ chính xác cao, nó dưa ra đánh giá thực tế về dự án
hơn IRR.

25
Dự án The Acoustic coffee: dự án nào có PI  1(PI = 2.19 > 1) là dự án
đáng giá để đầu tư. Vì PI thấy được lợi ích thu được từ một đồng vốn bỏ ra.

Thời gian hòa vốn của dự án ( PP ) là 2 năm 11 tháng 4 ngày sớm hơn
thời gian hoàn vốn dự kiến của dự án (5 năm) .

Khả năng trả nợ ( DSCR ) hằng năm đều lớn hơn 1 (1.09>1, 2.07>1,
3.17>1,…), nên dự án có khả năng trả được nợ vay.

Dựa trên tất cả các chỉ tiêu đã được đánh giá thì các chỉ tiêu trên điều
đạt yêu cầu và vượt qua mong đợi của nhà đầu tư nên dự án đáng thực hiện. Cụ
thể về tổng vốn đầu tư, đề xuất vay vốn và lịch vay, trả nợ và dự toán dòng tiền
theo các quan điểm TIPV và AEPV trực tiếp gián tiếp và các chỉ tiêu đánh giá
dự án sẽ được thể hiện cụ thể qua bản Excel đính kèm.

26
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN CỦA
DỰ ÁN.
4.1. Thực trạng và sử dụng công cụ Goal Seek để tìm ra điểm hòa vốn của
dự án kinh doanh.
4.1.1. Lý thuyết điểm hòa vốn
Điểm hoà vốn: là một chỉ số vô cung quan trọng mà các doanh nghiệp, cửa
hàng hoạt động sản xuất kinh doanh cần xác định trước khi vận hành hoạt động.
Điểm hòa vốn (tiếng Anh: Break Even Point, viết tắt: BEP) là điểm mà tại đó
tổng doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bỏ ra, điều này có nghĩa là tại
điểm hòa vốn doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ.
Điểm hoà vốn có thể xác định bằng doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn
dựa trên 3 yếu tố được xác định bao gồm:
 Số lượng sản phẩm sản xuất được (Đơn vị sản phẩm)
 Doanh số tiêu thụ (Bằng tiền)
 Thời gian đạt hòa vốn trong năm (Thời gian)
4.1.2. Ý nghĩa
Về cơ bản, việc xác định điểm hoà vốn giúp doanh nghiệp biết được sản
lượng, doanh thu ở mức nào thỉ có thể đạt được điểm hòa vốn và phạm vi lời lỗ
của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu.
Ngoài ra, việc biết điểm hoà vốn còn mang lại một số ý nghĩa cụ thể như:
 Thiết lập mức giá hợp lí.
 Phân tích điểm hòa vốn cho biết mức độ hiệu quả đầu tư phải đạt được để
lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm
hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.
 Điểm hòa vốn được cân nhắc là phương pháp kiểm tra biên độ an toàn.

27
 Phân tích hòa vốn được sử dụng rộng rãi, từ giao dịch chứng khoán và
giao dịch quyền chọn đến xác định ngân sách thực hiện dự án của doanh
nghiệp.
4.1.3. Phân loại
Khi phân tích và xác định điểm hoà vốn chúng ta có thể phân biệt ra hai trường
hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.
 Điểm hòa vốn kinh tế : Là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản
xuất kinh doanh (gồm tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định kinh
doanh, trong đó chưa tính đến lãi vay vốn kinh doanh phải trả). Tại điểm
hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng
0.

 Điểm hòa vốn tài chính : Là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản
xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn tài
chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.

 Kết luận: Việc xác định điểm hoà vốn là vô cùng cần thiết đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh, vì thế trước khi quyết định đầu tư chủ doanh nghiệp phải
luôn lưu ý đến vấn đề này.
4.2. Sử dụng Excel để giải bài toán
Xây dựng bảng tính (Tạo vùng Dữ liệu)
Sử dụng công cụ Goal Seek để giải bài toán tìm ra điểm hòa vốn của dự án.
Bảng 15: Xây dựng bảng tính và thao tác sử dụng công cụ Goal Seek

28
 Sử dụng công cụ Goal seek để tìm sản lượng hòa vốn bằng cách cho
lợi nhuận bằng 0.

Bảng 16: Kết quả sản lượng hòa vốn bằng công cụ Goal Seek
Tổng định phí 360.000.000
Tổng biến phí/sản phẩm 20.697
Số lượng sản phẩm 70.080
Giá bán 30.000
Số lượng sản phẩm hòa
vốn 38.697
Doanh thu hòa vốn 1.160.905.577
Tổng chi phí hòa vốn 1.160.905.577
Lợi nhuận 0

Từ kết quả trên ta được bảng tính về sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

Bảng 17: Bảng tính về sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Số lượng sản phẩm Doanh thu Định phí Biến phí Tổng chi phí Lợi nhuận
0 0 360.000.000 0 360.000.000 (360.000.000)
9.679 290.370.000 360.000.000 200.325.467 560.325.467 (269.955.467)
19.348 580.440.000 360.000.000 400.443.966 760.443.966 (180.003.966)
38.697 1.160.905.577 360.000.000 800.905.577 1.160.905.577 0
77.394 2.321.820.000 360.000.000 1.601.817.257 1.961.817.257 360.002.743
154.788 4.643.640.000 360.000.000 3.203.634.514 3.563.634.514 1.080.005.486
309.576 9.287.280.000 360.000.000 6.407.269.027 6.767.269.027 2.520.010.973
619.152 18.574.560.000 360.000.000 12.814.538.055 13.174.538.055 5.400.021.945

29
4.3. Biểu đồ điểm hòa vốn

Hình 2: Hình ảnh Biểu đồ Điểm Hòa Vốn của Dự Án.

 Nhận xét:

Từ biểu đồ điểm hòa vốn, thì chúng ta có thể thấy định phí được duy trì ở
mức cố định qua từng thời gian, tuy nhiên biến phí sẽ tỉ lệ thuận với tổng số
lượng sản phẩm và doanh thu => Đồng nghĩa với việc nếu quán không hoạt
động thì vẫn phải bỏ ra một khoảng định phí cố định, điều này giúp cho quán
cân nhắc việc duy trì hoạt động để giảm gánh nặng và nhanh đến điểm hòa vốn
đúng với dự định.

Điểm hòa vốn được dự tính khi lợi nhuận bằng 0, nằm ở mức sản xuất gần
39 nghìn sản phẩm, tại điểm đó, doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra => Khi
đạt được số lượng sản phẩm sản xuất, khi đó doanh thu sẽ tăng để chi trả cho
tổng chi phí bỏ ra bao gồm định phí và biến phí. Tại ngay thời điểm này, doanh
nghiệp đã đạt được điểm hòa vốn của dự định ban đầu (nếu thời gian diễn ra
đúng như theo kế hoạch).

Sau khi đạt được điểm hòa vốn, lợi nhuận bắt đầu tăng trưởng mạnh và phát
triển theo cấp số nhân qua từng năm => Khi đạt được điểm hòa vốn, doanh

30
nghiệp sẽ có doanh thu về mặt lợi nhuận, giúp quán sẽ có nguồn vốn lưu động
tái đầu tư và tăng cường sản xuất với số lượng lớn.

Bảng kết quả phân tích được trình bày cụ thể qua bảng Excel đính kèm.

31
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ KINH TẾ -
XÃ HỘI.
5.1. Phân tích rủi ro
Rủi ro trong kinh doanh quán cafe là điều không thể tránh khỏi và là mối
bận tâm hàng đầu của những ai đang có ý định kinh doanh lĩnh vực này. Không
phải quán cafe nào mở ra cũng thu hút được khách hàng và đem lại lợi nhuận
cao. Mô hình Cafe Acoustic này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng. Phân tích rủi ro dự án nhằm xác định các yếu tố rủi ro và
đánh giá tầm quan trọng của chúng ảnh hưởng đến NPV của dự án, từ đó nhận
dạng các yếu tố dễ gặp rủi ro để tăng cường quản lý cải tiến khi thực hiện dự án.

(1) Mặt bằng không thích hợp

Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lượng
khách của quán. Nếu không chọn được mặt bằng tốt, trang trí quán ấn tượng thì
khó thu hút được khách. Không gian quán phải được thiết kế phù hợp với nhóm
đối tượng khách hàng mà mô hình hướng tới. Nếu không làm tốt khâu này thì
khả năng mất đi lượng khách hàng là rất cao.

Nhiều quán cafe ở vị trí mặt đường nhưng lại là đường một chiều sẽ khiến
khách hàng cảm thấy bất tiện khi phải đi vòng lại. Hay nếu chọn một mặt bằng
mà vỉa hè rất nhỏ, không bố trí được nơi để xe cũng gây e ngại cho khách hàng
mỗi lần đến quán. Vậy nên, lựa chọn mặt bằng không thích hợp là rủi ro khi mở
quán cafe cần lưu ý.

(2) Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu đến quán
Cafe đã trở thành đồ uống không thể thiếu trong những cuộc hẹn gặp gỡ
hay trao đổi công việc, học tập. Cafe Acoustic là nơi thư giãn, chỗ nghỉ chân,
phục vụ cho rất nhiều đối tượng từ nhân viên văn phòng, công sở đến học sinh,
sinh viên,…và nhất là những người có niềm đam mê đặc biệt với âm nhạc.

32
Việc xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ không thể đáp ứng
được các yếu tố về mặt bằng, phong cách thiết kế, menu và giá cả đồ uống…
Điều này chính là rủi ro rất lớn khiến quán không thu hút được khách hàng như
mong đợi.

(3) Không khẳng định được thương hiệu và tính năng nổi bật đặc trưng
Quán cafe cần định vị thương hiệu và có sự khác biệt mới có thể cạnh
tranh và tồn tại lâu dài. Sự đa dạng về phong cách thiết kế, đồ uống và cách
phục vụ cùng sự xuất hiện của rất nhiều cửa hàng, thương hiệu dẫn đến sự cạnh
tranh giữa các đối thủ trở nên rất gay gắt. Việc tạo nên được thương hiệu và
điểm nhấn riêng không phải là điều dễ dàng.

Là một quán Cafe Acoustic, một trong những điểm chính làm mất đi
lượng khách nhất định là có thể do chất lượng ban nhạc kém, để thu hút và giữ
chân khách hàng thì ban nhạc phải thực sự chất lượng. Do đó cần sự chú trọng
tìm tòi, quan sát và nỗ lực học hỏi kinh nghiệm những người đi trước để xây
dựng nên được thương hiệu thì sẽ giảm thiểu được rủi ro khi mở quán.

(4) Không phân bổ được nguồn tài chính phù hợp


Nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng và thiết yếu trong việc mở quán cafe.
Sự phân bố nguồn vốn hợp lí sẽ giúp chi tiêu phù hợp cho từng công đoạn từ thi
công, mua sắm vật tư đến khi vận hành và thu được lợi nhuận, cửa hàng mới có
thể trụ vững được trong thời gian dài.

Số vốn đầu tư vào mô hình Cafe này tương đối cao so với các mô hình
quán cafe thông thường. Lý do là phải bỏ thêm chi phí cho việc thuê ban nhạc,
thuê ca sĩ. Khi chi phí cao thì giá bán các loại đồ uống cũng sẽ cao để bù đắp về
mặt chi phí, chính vì vậy mà mô hình này khó có thể tiếp cận với những khách
hàng có thu nhập thấp.

Một trong những rủi ro khác là việc tính toán giá cả không phù hợp. Việc
định giá sai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tính cạnh tranh mà

33
còn tác động đến cảm nhận của khách hàng. Khi định giá thấp hơn chi phí khiến
cho lợi nhuận âm, nhưng quá cao lại khiến cho khách hàng dần dần rời bỏ cửa
hàng để lựa chọn một cửa hàng giá hợp lý hơn mà được phục vụ tương tự. Với
tình hình đó, quán sẽ không thể nào tồn tại được lâu dài. Chính vì vậy, cần phải
xác định mức giá đồ uống phù hợp với chi phí và đối tượng khách hàng mà
quán hướng đến, để vừa có thể thu được lợi nhuận, vừa làm hài lòng khách
hàng.

(5) Bỏ qua kế hoạch chiến lược marketing


Như các loại hình dịch vụ khác, kinh doanh cafe rất cần có chiến lược
marketing để quảng bá hình ảnh và thu hút khách hàng. Một quán cafe không có
bất kỳ một chiến lược marketing nào, hình ảnh mờ nhạt, khách hàng không biết
đến tên tuổi, chất lượng dịch vụ như thế nào thì làm sao có thể đến được.

Do đó, cần tạo ra chiến lược marketing bài bản và phù hợp cho quán. Rủi
ro trong kinh doanh quán cafe là không thể tránh khỏi nhưng cần phải cố gắng
tìm ra những ngóc ngách nhỏ nhất để phòng tránh.

(6) Quản lý kém và chế độ đãi ngộ nhân viên chưa tốt
Đội ngũ nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng tạo dựng nên
thương hiệu. Là một người quản lý, phải vừa là người kinh doanh có tầm nhìn
vừa phải là người quản lý có tâm huyết. Biết cách quản ký nhân viên tốt nhất,
biết cách lắng nghe những nhu cầu thiết yếu của nhân viên, tạo dựng một môi
trường làm việc hiệu quả, đánh giá đúng năng lực cá nhân, chế độ đãi ngộ tốt đủ
thu nhập thiết yếu cho cuộc sống sinh hoạt cá nhân.

Người quản lý, điều hành quán chưa tốt sẽ không thể kiểm soát được số
lượng, chất lượng nhân viên dẫn đến hiệu quả công việc sẽ không được cao, thái
độ nhân viên không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách khi
đến quán. Do đó, một quán cafe kinh doanh tốt cần có người quản lý tâm huyết,

34
điều hành quán hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách
hàng…

(7) Thiếu hiểu biết về sản phẩm và kinh doanh


Không có kiến thức cơ bản về cafe, cách chế biến, chiến lược kinh doanh
sẽ là rủi ro rất lớn. Rủi ro này có thể đến từ việc quản lý nhân viên, chiến lược
hoạt động, chất lượng đồ uống và chi phí vận hành… Do đó, thật sự cần thiết để
tìm hiểu những kiến thức này để có thể điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh
của quán một cách hiệu quả nhất.

5.2. Phân tích kinh tế - xã hội


(1) Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và đời sống người dân
Quán là nơi dành cho những khách có niềm yêu thích với âm nhạc và cần
nhu cầu thư giãn. Quán đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn
được mong muốn được thư giãn đó của khách. Với dự án kinh doanh quán Cafe
Acoustic này, ngoài việc được thưởng thức những lý cafe thơm ngon, khách ghé
quán còn được thưởng thức những tiết mục ca nhạc mộc mạc. Đặc biệt hơn,
chính khách đến quán cũng có cơ hội trở thành những người nghệ sĩ trên sân
khấu, trình diễn những tiết mục Acoustic. Điều này sẽ góp phần vào việc cải
thiện đời sống về mặt tinh thần cho mọi người khi đến quán.

(2) Thu hút nguồn lao động


Lúc mới bắt đầu kinh doanh, còn thiếu nhân viên đồng thời, thời điểm ban
đầu khách sẽ đông và cần nhân viên để duy trì quán ổn định nên dự án ban đầu
sẽ yêu cầu tuyển thêm lao động bên ngoài. Chỉ tiêu lao động có thể là sinh viên
làm việc bán thời gian, hoặc toàn thời gian với mức lương cơ bản và có thưởng.
Mức lương sẽ đảm bảo vừa có lợi nhuận vừa có thể đảm bảo mức sống của
nhân viên. Nếu xem xét đến trường hợp quán có lợi nhuận cao và cần mở thêm
chi nhánh sẽ có nhu cầu tuyển thêm nhiều lao động hơn nữa. Khi có nhu cầu mở
thêm chi nhánh sẽ tạo thêm công việc cho một số lao động trong khu vực.

35
(3) Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương
Dự án sẽ đóng góp một phần vào bất động sản địa phương thông qua việc
thuê mặt bằng, sử dụng điện nước và sẽ đóng tiền điện nước cho địa phương.
Dự án làm tăng các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân địa
phương và cũng khuyến khích việc người dân ra ngoài nhiều hơn.

(4) Sử dụng nguồn nguyên, vật liệu trong nước


Dự án sử dụng các nguyên vật liệu như: cafe, trái cây và nhạc cụ, các thiết
bị và máy móc sẽ mua ở các cơ sở trong nước, điện nước cũng là do nhà nước
cung cấp. Vì vậy dự án sẽ tạo điều kiện để các ngành nghề như trồng trọt và sản
xuất thiết bị phát triển, tiết kiệm được chi phí nhập khẩu; việc sử dụng công
nghệ của quán và rộng hơn là nền kinh tế xã hội của đất nước cũng sẽ không
phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

(5) Tác động dây chuyền thúc đẩy các ngành liên quan
Dự án ảnh hưởng tới ngành trồng và sản xuất cà phê, làm tăng thêm doanh
thu cho ngành trồng trọt từ việc mua các loại trái cây. Dự án sẽ đóng góp vào
ngành dịch vụ, buôn bán, thúc đẩy thêm nhiều quán cà phê được mở rộng và
phát triển hơn; từ đó có thể đóng góp một phần nhỏ vào ngành điện nước của
nền kinh tế.

(6) Sự tác động đến thu-chi ngân sách


Khi đăng kí kinh doanh quán có nộp đầy đủ các loại thuế góp vào một
phần thu ngân sách nhà nước. Theo tính toán thì hằng năm dự án đều có doanh
thu vì vậy không có trường hợp không nộp thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp
hằng năm dự kiến sẽ khoảng 20% lợi nhuận trước thuế, đóng góp một phần vào
thu ngân sách nhà nước và làm tròn nghĩa vụ thuế. Tỷ lệ đóng góp càng cao thì
lợi ích kinh tế xã hội của dự án càng lớn. Với tỷ lệ 20%, dự án hy vọng đem lại
một lợi ích kinh tế phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại.

36
KẾT LUẬN
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Trong xu hướng hội
nhập toàn cầu hóa, nền kinh tế và văn hóa của đất nước ngày càng phát triển.
Do đó, nhu cầu vui chơi giải trí của con người cũng ngày càng đa dạng và
phong phú. Âm nhạc cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quán Cafe Acoustic tin
rằng trong tương lai không xa nhất định sẽ được nhiều người biết đến và tin
tưởng.

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá thì dự án kinh doanh loại
hình Cafe Acoustic rất khả thi. Với những chính sách mà quán thực hiện và hoạt
động, quán mong muốn rằng những người tới đây sẽ phần nào được giải tỏa áp
lực từ học tập, công việc hay cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, quán tạo được
khoảng không gian vui chơi giải trí lành mạnh cho các bạn trẻ sau những giờ
học căng thẳng và mệt mỏi. Dựa vào những lợi thế về địa điểm kinh doanh; mô
hình độc đáo, mới lạ; giá cả hợp lý quán hy vọng rằng sẽ mang lại sự trải
nghiệm thú vị và hài lòng nhất cho mọi đối tượng khách hàng.

Nhìn sâu vào bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, bất kỳ ai đang hoạt động trong
ngành thực phẩm – đồ uống chắc hẳn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại
dịch Covid-19. Nhưng với tâm thế là một thị trường mới, nền kinh tế Việt Nam
còn nhiều cơ hội để phát triển hơn trong tương lai lâu dài. Chính vì thế thị
trường thức ăn – đồ uống vẫn đang nắm giữ một tương lai đầy triển vọng. Vì
thế, quán tin rằng trong tương lai quán sẽ sớm trở thành một điểm đến quen
thuộc, phổ biến và được ưa chuộng trong cộng đồng đam mê với những hương
vị cafe đặc trưng cũng như dịch vụ Acoustic mà quán mang lại.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngoc, H. Dự án kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm đồ lưu niệm. Truy
cập, từ https://123docz.net/document/2647585-bai-luan-du-an-kinh-doanh-
cua-hang-van-phong-pham-do-luu-niem.htm, xem ngày 16/6/2021.
2. Tai lieu xanh. Tiểu luận thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Dự án quán
café “ for you”. Truy cập, từ
https://tailieuxanh.com/vn/tlID1697432_tieu-luan-thiet-lap-va-tham-dinh-
du-an-dau-tu-du-an-quan-cafe-for-you.html, xem ngày 16/6/2021.
3. Thành nhân (2020). The New Playground khai trương khu mua sắm dưới
lòng đất thứ 2 tại Sài Gòn, giới trẻ nhận xét: Mọi thứ đều “nhỉnh” hơn
địa điểm cũ rất nhiều!. Truy cập tại https://kenh14.vn/the-new-
playground-khai-truong-khu-mua-sam-duoi-long-dat-thu-2-tai-sai-gon-
gioi-tre-nhan-xet-moi-thu-deu-nhinh-hon-dia-diem-cu-rat-nhieu-
20200704184630059.chn?
fbclid=IwAR2QO9JjBCWiPN6blq05S3fCNxMmofd9IHr_jwcbGDrIHQ
LwJVhJpN8Jqbk, xem ngày 15/6/2021.
4. Vo, H. N. (2019). Lập và phân tích dự án đầu tư. Bài giảng thẩm định dự
án đầu tư, 131
5. http://lms.buh.edu.vn/pluginfile.php/361321/mod_resource/content/
1/2022_THUD_KT_Tin_hoc_NC_C1.pdf
6. http://lms.buh.edu.vn/pluginfile.php/366556/mod_resource/content/
2/2022_THUD_UD_Excel_Giai_BT_Kinh_te_C2.pdf
7. http://lms.buh.edu.vn/pluginfile.php/367994/mod_resource/content/
1/2022_THUD_UD_cong_cu_xu_ly_truc_quan_hoa_DL_C3.pdf

38

You might also like