You are on page 1of 55

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

TIỂU LUẬN MÔN: THẨM ĐỊNH DỰ


ÁN ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: DỰ ÁN TRỒNG RAU SẠCH HỮU CƠ


NHÀ KÍNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Liêu Cập Phủ


Lớp: BAF311_2211_1_D07
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9

TP. Hồ Chí Minh, 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Mã số sinh Họ tên Công việc Mức độ Ký
viên hoàn tên
thành
1 030136200221 Chữ Thị Thu Huyền - Giới thiệu về 100%
dự án;
- Phân tích hiệu
quả tài chính;
- Tổng hợp bài.
2 030136200584 Nguyễn Diệu Thanh - Phân tích thị 100%
trường sản
phẩm của dự
án;
- Thuyết trình.
3 030136200648 Trần Thụy Anh Thư - Phân tích thị 100%
trường sản
phẩm của dự
án;
- Phân tích hiệu
quả tài chính.
4 030835190206 Lê Thái - Phân tích thị 100%
trường sản
phẩm của dự
án;
- Phân tích hiệu
quả tài chính.
5 030136200714 Trịnh Diễm Trinh - Phân tích kỹ 100%
thuật, công
nghệ và các
yếu tố đầu vào;
- Phân tích hiệu
quả tài chính.
6 030136200580 Hồ Ngọc Thạch - Phân tích kỹ 100%
thuật, công
nghệ và các
yếu tố đầu vào;
- Làm slide.
7 030136200227 Phạm Thị Cẩm Huyền - Phân tích 100%
nguồn nhân lực
và quản lý dự
án;
- Phân tích hiệu
quả tài chính.
8 030136200277 Huỳnh Thị Mỹ Lành - Phân tích 100%
nguồn nhân lực
và quản lý dự
án;
- Làm slide.
9 030335190041 Đoàn Hà Tâm Đoan - Phân tích rủi 100%
ro, kinh tế - xã
hội;
- Kết luận.
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN .......................................................................................... 1
1.1. Tóm tắt dự án .......................................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư .............................................................................1
1.1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án đầu tư ........................................................... 1
1.2. Mục tiêu dự án .....................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3
1.3. Sự cần thiết phải thực hiện dự án ........................................................................3
1.3.1. Thực trạng sử dụng rau sạch hữu cơ hiện nay ..........................................3
1.3.2. Lợi ích khi sử dụng rau sạch hữu cơ ......................................................... 4
1.4. Mức độ phù hợp của dự án ..................................................................................5
1.4.1. Thực trạng trồng rau sạch hữu cơ hiện nay ..............................................5
1.4.2. Điều kiện tự nhiên của địa phương ........................................................... 6
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ......................................8
2.1. Phân khúc thị trường ........................................................................................... 8
2.1.1. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường .............................................................9
2.1.2. Tình hình cung ứng sản phẩm dự án trên thị trường .............................. 12
2.1.3. Thị trường mục tiêu của sản phẩm dự án ................................................12
2.1.4. Khả năng cạnh tranh ............................................................................... 13
2.1.5. Phân tích mô hình SWOT .........................................................................14
2.2. Chiến lược tiếp thị .............................................................................................16
2.2.1. Chính sách phân phối .............................................................................. 16
2.2.2. Hình thức quảng bá ................................................................................. 17
2.3. Ước tính doanh thu, chi phí bán hàng ...............................................................17
3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ....... 19
3.1. Lựa chọn địa điểm và phân tích tác động môi trường ......................................19
3.1.1. Địa điểm thực hiện dự án ........................................................................ 19
3.1.2. Phân tích tác động của môi trường tới dự án ......................................... 21
3.2. Lựa chọn kỹ thuật công nghệ ............................................................................22
3.2.1. Quy mô sản xuất sản phẩm ...................................................................... 22
3.2.2. Công nghệ, thiết bị ...................................................................................22
3.2.3. Quy mô, giải pháp xây dựng ....................................................................27
3.2.4. Tác động môi trường và phòng cháy chữa cháy ..................................... 28
3.3. Khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào ............................. 29
3.3.1. Nhu cầu và đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật về nguyên nhiên vật liệu đầu vào
hằng năm ............................................................................................................ 29
3.3.2. Quy trình trồng, chăm sóc, theo dõi ........................................................ 31
3.3.3. Mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng điện, nước và các dịch vụ khác
cần cho sản xuất .................................................................................................33
3.3.4. Phương pháp xử lý ................................................................................... 34
4. PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN .............................. 34
4.1. Thực hiện xây dựng dự án .................................................................................34
4.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................34
4.1.2. Hiệu quả và triển vọng đầu tư của dự án ................................................34
4.1.3. Kế hoạch công việc .................................................................................. 35
4.2. Nguồn nhân lực ................................................................................................. 35
4.2.1. Nhiệm vụ chung ........................................................................................35
4.2.2. Kế hoạch đào tạo ..................................................................................... 38
4.2.3. Nghĩa vụ ................................................................................................... 38
4.2.4. Xử phạt và khen thưởng ........................................................................... 39
4.3. Tổ chức và quản lý dự án .................................................................................. 39
5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................................................................. 40
5.1. Tổng vốn đầu tư ................................................................................................ 40
5.1. Đề xuất vay vốn, lịch vay và trả nợ .................................................................. 42
5.2. Dự toán dòng tiền (dòng tiền hằng năm theo các quan điểm) ..........................42
5.3. Đánh giá dự án .................................................................................................. 45
6. PHÂN TÍCH RỦI RO .............................................................................................. 46
6.1. Rủi ro bên ngoài ................................................................................................ 46
6.2. Rủi ro bên trong .................................................................................................47
7. PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................................... 47
7.1. Tình hình kinh tế ............................................................................................... 47
7.2. Tình hình xã hội ................................................................................................ 48
8. KẾT LUẬN ................................................................................................................48
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Danh mục hình:
Hình 1.1. Hồ Cầu Dầu - Hàng Gòn .................................................................................. 7
Hình 3.1. Quy hoạch xã Hàng Gòn TP. Long Khánh ....................................................20
Hình 3.2. Vị trí trọng yếu của Hàng Gòn của TP. Long Khánh ....................................21
Danh mục bảng:
Bảng 2.1. Dự kiến giá bán rau sạch hữu cơ ................................................................... 17
Bảng 2.2. Ước tính doanh thu của dự án trong 12 năm tới ............................................18
Bảng 2.3. Ước tính chi phí của dự án trong 12 năm tới .................................................18
Bảng 5.1. Tổng chi phí đầu tư của dự án ....................................................................... 40
Bảng 5.2. Cơ cấu nguồn vốn .......................................................................................... 42
Bảng 5.3. Lịch vay và trả nợ .......................................................................................... 42
Bảng 5.4. Báo cáo kết quả kinh doanh ..........................................................................42
Bảng 5.5. Hoạch định vốn lưu động ...............................................................................43
Bảng 5.6. Tổng vốn lưu động và thay đổi vốn lưu động của dự án qua các năm ......... 43
Bảng 5.7. Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh chính và dòng tiền từ hoạt động
đầu tư .............................................................................................................................. 44
Bảng 5.8. Dự toán dòng tiền theo các quan điểm .......................................................... 45
Bảng 5.9. Chi phí sử dụng vốn WACC của dự án ........................................................45
Bảng 5.10. Đánh giá khả năng trả nợ của dự án ............................................................ 45
Bảng 5.11. Thời gian hoàn vốn của dự án ..................................................................... 45
1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt dự án
1.1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Nhóm 9
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: Số 4200454500 do sở Kế hoạch Đầu tư thành
phố Hồ Chí Minh cấp
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Diệu Thanh Chức vụ: Giám Đốc
- Địa chỉ trụ sở: 20 Hoàng Diệu 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Ngành nghề chính: Kinh doanh nông sản, trồng rau sạch hữu cơ, cây nông nghiệp,
dịch vụ tham quan nông trại,…
1.1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án đầu tư
- Tên dự án: Dự án trồng rau sạch hữu cơ nhà kính.

- Địa điểm triển khai: Xã Hàng Gòn, Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
- Diện tích đất : 20,000 m2 (2 ha).
- Tên nông trại: Funny Farm.
- Thành phần dự án: Dự án trồng rau sạch hữu cơ nhà kính bao gồm thành phần
chính: Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận
công nghệ (sản xuất rau quả công nghệ cao, công nghệ Organic) và tổ chức thực
nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương),
trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất. Trồng các loại rau sạch hữu cơ như: cà
chua, xà lách và các loại rau củ, quả cung cấp cho thị trường.
- Khách hàng mục tiêu: Người tiêu dùng tại các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách
sạch, khách du lịch tham quan tại nông trại.

1
- Thị trường hướng tới: Nội địa
- Mục tiêu đầu tư:
+ Xây dựng cơ sở sản xuất rau sạch hữu cơ theo tiêu chuẩn.
+ Tổ chức nông trại trồng rau theo phương châm “năng suất cao - chi phí thấp -
phát triển bền vững”.
- Mục đích đầu tư:
+ Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung cấp
cho thị trường khoảng 200 tấn rau quả các loại theo tiêu chuẩn của bộ Nông nghiệp
Nhật Bản ( JAS Organic).
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số).
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh.
- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới theo mô hình nông trại.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập và có thuê cố định 18 nhân công làm việc trực tiếp tại nông
trại và có thể thuê thêm nhân công thời vụ tùy từng thời điểm.
- Tổng mức đầu tư: 19,273,220,000 đồng. Trong đó:
- Vốn góp chủ đầu tư: 15,418,576,000 đồng =80% vốn cố định
- Vốn vay thương mại: 3,854,644,000 đồng =20% vốn cố định
- Vòng đời dự án: Trong vòng 13 năm, lập và phê duyệt dự án trong quý IV năm
2022, bắt đầu xây dựng từ quý I năm 2023 và đi vào hoạt động từ quý I năm 2024.
1.2. Mục tiêu dự án
1.2.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến
trong nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo khu đất, vừa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng;
- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng và Việt Nam nói
chung;
- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các
khoản thuế;

2
- Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp.
Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước;
- Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật, giúp chuyển
hóa cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa, đa dạng sản phẩm trồng trọt,
hiệu quả và an toàn theo chính sách của Chính phủ;
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng
vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà hàng, khách sạn,…
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Sản xuất theo tiêu chuẩn JAS Organic với công nghệ gần như tự động hoàn toàn,
sử dụng hệ thống tưới tự động;
- Toàn bộ sản phẩm của dự án được sơ chế, chế biến đóng gói và gắn mã vạch, từ
đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất;
- Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường. Xung quanh khu vực thực
hiện dự án, được trồng cây ăn quả cách ly với khu vực, hình thành hàng rào sinh học,
đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất;
- Mang đến cho người dùng trong nước những sản phẩm có chất lượng cao, vệ
sinh an toàn thực phẩm với giá cả cạnh tranh, chi phí thấp, năng suất cao và đồng đều
về chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu cho thị trường và đem lại nguồn lợi nhuận của
người trồng trọt;
- Xây dựng được dấu ấn thương hiệu, được người tiêu dùng nhớ đến và tin dùng.
1.3. Sự cần thiết phải thực hiện dự án
1.3.1. Thực trạng sử dụng rau sạch hữu cơ hiện nay
Thực phẩm “sạch” luôn là vấn đề được mọi người tiêu dùng quan tâm qua hằng
năm. Việt Nam có nguồn nông sản phong phú để chế biến thành sản phẩm sạch, có
khả năng cạnh tranh cao, mang lại giá trị gia tăng lớn. Nông nghiệp Việt Nam nếu theo
hướng organic (nông nghiệp hữu cơ) sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn về giá cả.
Tình trạng thực phẩm bẩn, ngộ độc, ung thư đang là nỗi ám ảnh trong mỗi gia đình.
Để có thể giảm tối thiểu các thực trạng liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm
không an toàn, xảy ra những hậu quả không đáng có, giúp cho cuộc sống của mỗi
người sẽ không phải lo đến việc mình sẽ bị ngộ độc vì thực phẩm bẩn. Dự án rau hữu
cơ sẽ mang đến nguồn rau sạch hữu cơ đảm bảo sức khỏe cho người dân. Rau hữu cơ

3
được trồng theo công nghệ quy trình chuẩn hóa theo JAS - đây là tiêu chuẩn hữu cơ
nông nghiệp do Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản đưa ra, tiêu chuẩn này khá nghiêm ngặt, nó
xét về đất trồng hữu cơ, phân bón, hạt giống và cây trồng, cách kiểm soát động thực
vật gây hại cho cây trồng như không sử dụng phân bón tổng hợp hóa học và hóa chất
nông nghiệp, hạt giống sẽ không được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp,… Ý
tưởng xuất phát từ thực tế khách quan, sau vụ việc một số doanh nghiệp biến rau từ
chợ đầu mối thành rau chuẩn Viet GAP sau đó lại được tiêu thụ tại các siêu thị lớn như
Winmart, Bách Hóa Xanh, Tiki ngon,… đã làm nhiều người tiêu dùng dần mất niềm
tin đối với các sản phẩm này. Có thể kể đến một số trường hợp như: Công ty Cổ phần
sản xuất thương mại Đông A, công ty chứa rất nhiều nông sản đến từ Trung Quốc, các
sản phẩm từ công ty này được đem đến Bách Hóa Xanh để bán ra thị trường hay Công
ty TNHH nông sản Trình Nhi, Công ty TNHH nông sản sạch Hugofarm cũng đã bị
vạch trần chiêu thức "hô biến" nông sản ở chợ đầu mối trở thành hàng công ty đạt
chuẩn 3 sạch. Với nhu cầu tìm kiếm một nguồn rau sạch hữu cơ đảm bảo sức khỏe của
người dân trên địa bàn tỉnh cũng như các địa bàn lân cận, đó là căn cứ xác định tính
cấp thiết để hình thành dự án.
1.3.2. Lợi ích khi sử dụng rau sạch hữu cơ
Nhu cầu tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch đang tăng cao trong cộng đồng dân cư
hiện nay. Tiêu biểu chính là rau hữu cơ vì nhiều lợi ích của nó rất quan trọng đối với
sức khỏe con người. Tìm được nguồn cung cấp rau an toàn, tất cả chúng ta sẽ không
còn phải lo lắng về những nguy hại từ thực phẩm bẩn, độc hại ảnh hưởng đến cuộc
sống gia đình.
a) Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
Theo như một số nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học thuộc Đại học
Newcastle Anh Quốc, trong rau hữu cơ chứa nhiều hơn 40% các thành phần chống
oxy hóa so với các sản phẩm rau thông thường khác. Chính vì thế, nó sẽ góp phần
giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, huyết áp cao. Ngoài ra, trong
rau hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, góp phần xây dựng
nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, rau hữu cơ còn giải quyết được
một vấn đề nan giải một căn bệnh hiện đang xuất hiện rất nhiều trong – đó chính là
bệnh chức năng sinh sản như hiếm muộn, vô sinh,… Nguyên nhân chính hình thành
các bệnh này là do cơ thể chúng ta nạp vào các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu,

4
thuốc tăng trưởng mỗi ngày và các chất độc hại này tích tụ là gây hại đến các cơ quan
trong cơ thể. Và rau hữu cơ lại hoàn toàn tự nhiên, không chứa bất kỳ chất hóa học nào
nên sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về sinh sản.
b) Không chứa các sinh vật biến đổi gen, các chất hóa học
Cho đến hiện tại thì vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc sử dụng các thực phẩm
chứa sinh vật biến đổi gen là có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc biến đổi gen đã là đi
trái lại với tự nhiên nên chắc hẳn đôi khi nó cũng có thể mang lại những tác dụng
không mong muốn. Đối với rau hữu cơ, trong quy trình trồng trọt hoàn toàn không
được sự có mặt của các sinh vật biến đổi gen nên sẽ đảm bảo tối đa được sự an toàn về
sức khỏe.
c) Giàu vitamin và chất dinh dưỡng
Rau được trồng hữu cơ hoàn toàn không chứa các chất độc hại, chất hóa học. Bên
cạnh đó, nguyên liệu dùng để nuôi rau hữu cơ cũng hoàn toàn từ thiên nhiên nên sẽ rất
tốt trong quá trình tổng hợp các chất, các chất mà rau lấy để nuôi cơ thể là thực sự tự
nhiên nên rau thành phẩm sẽ rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
d) Hương vị ngon, tự nhiên
Rau hữu cơ được sản xuất hoàn toàn tự nhiên trong tất cả các khâu từ làm đất; gieo
trồng; chăm sóc; đóng gói,… Vì thế, chúng sẽ có mùi vị giòn ngọt tự nhiên. Ngoài ra,
rau hữu cơ rất giàu dinh dưỡng nên nhờ đó hương vị của rau cũng sẽ ngon hơn nhiều
so với các loại rau thông thường.
e) Góp phần bảo vệ môi trường
Nhờ vào quy trình và các tiêu chuẩn hữu cơ nên việc trồng rau hữu cơ cũng góp
phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Vì không sử dụng các chất hóa học độc hại
nên sẽ tránh được việc gây ô nhiễm nguồn đất và nước, tăng khả năng sinh trưởng của
các loại động thực vật tồn tại trong đất và nước cũng như trong môi trường không khí.
Ngoài ra, trồng trọt nhiều sẽ giúp đất giữ độ phì nhiêu.
1.4. Mức độ phù hợp của dự án
1.4.1. Thực trạng trồng rau sạch hữu cơ hiện nay
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn

5
như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành
triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức,
quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Nhìn chung, tại tỉnh
Đồng Nai đất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chưa được quan tâm đúng mức.
Để tạo bước đột phá cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, rất cần sự vào cuộc
của các doanh nghiệp.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn còn ít và việc ứng
dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế, mới chỉ được ứng dụng ở một số công đoạn
nhỏ trong chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng và
giá trị nông sản chưa cao, thiếu tính cạnh tranh. Nguyên nhân, chủ yếu là do vốn còn
hạn chế. Để đầu tư làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ khá tốn kém, nhiều hệ
thống trang thiết bị phải nhập của nước ngoài, trong khi người nông dân hạn chế về
vốn, nắm bắt khoa học kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế,…
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, nhóm 9 tiến hành nghiên cứu và lập dự
án “Nông trại trồng rau sạch hữu cơ nhà kính” trình các Cơ quan ban ngành, tổ chức
tín dụng, xem xét, chấp thuận cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm triển khai
thực hiện dự án. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, xác định chương trình sản xuất sản
phẩm nông nghiệp hóa chất lượng cao là hướng đi đúng góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển sinh
thái bền vững, tạo các mô hình điểm tiêu biểu về sản xuất chất lượng theo hướng an
toàn. Hướng tới phục vụ nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng đòi hỏi nguồn gốc chất
lượng của từng sản phẩm và bán sản phẩm cho người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị
và nhà hàng.
Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Nông trại trồng rau sạch theo tiêu chuẩn
JAS Organic là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát
triển kinh tế địa phương, vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Mặc dù hiện tại nền
kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn về thời tiết,… nhưng lương thực và sức
khỏe luôn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, hai lĩnh vực này luôn nằm trong chính
sách phát triển đất nước của Chính phủ. Vì vậy, dự án Nông trại trồng rau sạch hữu cơ
nhà kính Funny Farm phù hợp với môi trường vĩ mô và mục tiêu phát triển của đất
nước.
1.4.2. Điều kiện tự nhiên của địa phương

6
Hàng Gòn là một xã thuộc Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Với
địa thế đất đồi xen kẽ thế đất bằng cùng lớp đất đỏ bazan trù phú, nơi đây rất phù hợp
với nhu cầu làm kinh tế vườn, nhà vườn nghĩ dưỡng,… Khí hậu Hàng Gòn với hai
mùa nắng mưa đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít bị ảnh hưởng
bởi gió bão. Ngoài ra Hàng Gòn sở hữu hồ Cầu Dầu hơn 140ha, đây sẽ là hồ điều tiết,
trữ lượng nước cho toàn TP. Long Khánh góp phần tạo không khí trong lành, mát lạnh
cho cả một vùng so với mặt bằng chung, thuận lợi cho cây cối phát triển, thích hợp áp
dụng mô hình trồng rau sạch kết hợp khu du lịch sinh thái: xung quanh có thể trồng
thêm nhiều cây ăn trái, trồng hoa, kết hợp nuôi thêm gà, vịt,… vừa tạo môi trường tốt
để trồng rau sạch hữu cơ, vừa có thể tăng thêm thu nhập phụ như tham quan,…

Hình 1.1. Hồ Cầu Dầu - Hàng Gòn


Hàng Gòn còn sở hữu vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi: Nút hạ thứ 1 của tuyến cao tốc
Dầu Giây Phan Thiết giúp rút ngắn thời gian kết nối với TP. Hồ Chí Minh chỉ còn 55
phút di chuyển, TP. Phan Thiết chỉ còn 60 phút di chuyển; Tuyến đường QL56 kết nối
với TP. Vũng Tàu trong 60 phút; Tuyến tránh QL1A đi qua khu vực Hàng Gòn; Tuyến
đường 770B kết nối trực tiếp sân bay Long Thành. Đây sẽ trở thành điểm trung chuyển
tuyệt vời cho việc cung cấp hàng hóa cũng như vận chuyển với chi phí thấp, thuận lợi
để phát triển mọi mặt về kinh tế – xã hội.
Thành phố trẻ Long Khánh lại đang dịch chuyển dần trở thành đô thị phát triển
gắn với khu công nghiệp tập trung; phát triển thương mại dịch vụ; phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, chuyên canh kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch cảnh quan.
Sau thời gian khảo sát, Nhóm 9 nhận thấy địa bàn Xã Hàng Gòn, TP. Long Khánh,
tỉnh Đồng Nai là vùng có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện giao thông, tưới tiêu
thuận lợi cho việc xây dựng Nông trại trồng rau sạch hữu cơ nhà kính. Với địa thế độc

7
nhất vô nhị ở TP. Long Khánh, Hàng Gòn sẽ là địa điểm khả thi rất thích hợp cho dự
án, khả năng phát triển và cạnh tranh là rất cao.
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Khi đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì trình độ dân trí ngày càng
tăng lên. Bên cạnh đó là sau đại dịch Covid-19, hàng rào sức khoẻ của người dân đã
dần bị suy giảm vì thế họ bắt đầu quan tâm đến việc phục hồi lại sức khoẻ của mình.
Một trong những yếu tố giúp người dân cải thiện sức khoẻ không thể không nói đến
chất lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn của gia đình. Rau xanh là một món ăn hàng
ngày và không thể thay thế, dù bên ngoài thị trường đã có các nhà cung cấp rau sạch
nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân, đây là một cơ sở để nhóm
thực hiện dự án.
Thị trường thực phẩm sạch nói chung và các loại rau nói riêng chưa thực sự tạo
được niềm tin cho người dân, vì trên thực tế rất khó để phân biệt được đâu là rau sạch.
Nông nghiệp Việt Nam theo hướng nông nghiệp hữu cơ sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh
hơn về giá cả, nếu dự án này mang lại được sự tin tưởng của người dân thì khả năng
sinh lợi của dự án này mang lại là rất cao.
Bên cạnh đó, dự án nông nghiệp hữu cơ cũng dễ hơn trước vì đã có những người
tiên phong, ta có thể nhìn vào họ, rút ra kinh nghiệm và hạn chế những rủi ro cho dự
án. Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện thời tiết ở Hàng Gòn thì khả năng phát triển,
khả năng cạnh tranh và tỉ lệ thành công của dự án là rất cao.
2.1. Phân khúc thị trường
Sản phẩm rau hữu cơ nhắm đến sức khoẻ người tiêu dùng cũng như là bảo đảm an
toàn thực phẩm cho đời sống của người dân. Để có thể tiếp cận được người tiêu dùng
một cách dễ dàng và hiệu quả cũng như là tối ưu hoá sản phẩm thì việc mà dự án cần
phải thực hiện đó chính là phân khúc thị trường, cụ thể là phân khúc theo khách hàng.
(1) Nhóm thu nhập thấp
Thu nhập trung bình: Từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tháng.
Đối tượng chủ yếu của nhóm này là sinh viên, những người lao động có thu nhập
thấp. Nhóm đối tượng này thường sẽ cân nhắc trước khi chi tiền ra mua đồ, nên nếu là
rau thì sẽ ưu tiên chọn rau cùng loại nhưng với mức giá thấp hơn. Chẳng hạn như cùng
là rau Cải ngọt nhưng rau hữu cơ ở Nam An là 32.225 đồng/250g, rau Cải ngọt ở Bách

8
Hoá Xanh chỉ bán với giá 7.000 đồng/250g và có thể rẻ hơn nếu bạn mua ở ngoài chợ,
với các mức giá trên thì nhóm đối tượng này sẽ không chọn mua rau hữu cơ.
Mức giá chấp nhận mua: 15.000 đồng - 20.000 đồng.
Khả năng mua lại sản phẩm: Rất thấp
(2) Nhóm thu nhập trung bình
Thu nhập trung bình: Từ 6 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng.
Nhóm đối tượng này là người có thu nhập ổn định và xu hướng tiêu dùng của họ
sẽ thoải mái hơn nhóm đối tượng 1. Nên khả năng mua rau hữu cơ của họ sẽ cao hơn,
nhưng họ vẫn sẽ cân nhắc về giá cả của loại sản phẩm này.
Mức giá chấp nhận mua: 20.000 đồng - 40.000 đồng.
Khả năng mua lại sản phẩm: Không thường xuyên.
(3) Nhóm thu nhập cao
Thu nhập: Trên 25 triệu đồng/ tháng.
Nhóm đối tượng này có thu nhập cao, họ sẽ quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn và
có xu hướng ăn ngon, sạch. Do đó, họ sẵn sàng chi ra một số tiền cao hơn để mua sản
phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho họ và gia đình của mình.
Mức giá chấp nhận mua: 30.000 đồng - 50.000 đồng.
Khả năng mua lại sản phẩm: Thường xuyên.
2.1.1. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường
a) Nhu cầu hiện tại và tương lai của sản phẩm, đặc tính của nhu cầu
Ngày nay kinh tế - xã hội phát triển, kéo theo đó là cuộc sống con người được cải
biến theo chiều hướng tốt hơn, hiện đại hơn. Vì thế nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”, ăn
uống làm sao để tốt cho sức khỏe cũng vì thế mà ra đời. Các gia đình ngày càng chú
trọng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của mình, họ quan tâm đến sản phẩm đó có
thực sự chất lượng an toàn hay không, cụ thể ở đây có thể kể đến đó là rau sạch hữu cơ
- thứ mà chúng ta phải nạp vào để hấp thụ nguồn dinh dưỡng, chất xơ cần thiết cho cơ
thể mỗi ngày.
Theo số liệu thống kê hiện nay, Hội chợ quốc tế về thực phẩm lớn nhất châu Á là
Thaifex đã đưa ra các xu hướng lớn về tiêu dùng thực phẩm trên thế giới: Đứng đầu là
nhu cầu ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe và tiện lợi, từ đó xuất hiện “Đạm thay thế”
là xu hướng được các cuộc khảo sát và dự báo thị trường thế giới cùng nêu rõ nhất. Kế
đó là nhu cầu quản lý tốt sức khỏe mỗi người bằng chú ý vai trò vi sinh vật và thứ ba

9
là trở về với cội nguồn, chú ý lợi thế sản xuất tại địa phương, bằng tài nguyên địa
phương. Và sau đó một thời gian lại có cuộc khảo sát mới được Hội chợ Sial Paris (hội
chợ thực phẩm vào hàng lớn nhất châu Âu) công bố thì xu hướng thứ nhất vẫn là “tốt
cho sức khỏe” song xu hướng thứ hai đã là “ăn uống có đạo đức”, tức góp phần bảo vệ
môi trường, giảm khí thải nhà kính và có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, đối phó
khủng hoảng lương thực, giảm khí thải CO2, nghĩa là xu hướng tiệm cận với những
cung cách sản xuất, kinh doanh của loại sản phẩm hữu cơ. Các số liệu khảo sát, thống
kê ở trên đã cho thấy xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch và hữu cơ ngày càng tăng
nhanh ở các nước trên thế giới, cũng như nhu cầu ở trong nước. Và vì thế nhu cầu sử
dụng rau hữu cơ hiện nay có thể được xem là nhu cầu cần thiết hàng ngày đối với
người dân hiện nay.
b) Những mô tả về sản phẩm: hình dạng, màu sắc, cách thức đóng gói
Vì lựa chọn kinh doanh mặt hàng rau tươi sạch, hữu cơ nên việc bảo quản là rất
quan trọng vì nếu sơ sót, hàng hóa có thể sẽ nhanh chóng héo và không sử dụng được
lâu khi đến tay người tiêu dùng. Tất cả các sản phẩm rau sẽ được đóng gói bằng túi
nilon đóng kín với các khối lượng khác nhau để người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa
chọn lựa chọn. Trên bao gói sẽ có dán mã vạch mã hóa những thông tin sau cung cấp
cho người tiêu dùng:
- Về tính chất thương hiệu của sản phẩm:
+ Quy trình sản xuất rau.
+ Nơi sản xuất sản phẩm.
+ Cửa hàng bán.
+ Khối lượng.
- Rau được đóng gói với các mức khối
lượng khác nhau (300g, 500g, 800g/gói) để
người tiêu dùng tuỳ chọn.
c) Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ thay thế
Theo báo cáo của Datamoniter, thị trường thực phẩm đóng hộp, đóng gói ở Việt
Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, bình quân khoảng 12,9%/năm, trong đó thịt
đóng hộp các loại dẫn đầu, chiếm 50,5% thị phần. Kế đó là cá hộp chiếm 28%, còn lại
là các dòng sản phẩm rau, củ, quả đóng hộp. Dự báo trong năm 2023 sẽ còn tăng vì
nhu cầu hàng hóa ngày càng cao.

10
d) Mức tăng trưởng của thị trường tiêu thụ
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm
2017, trung bình mỗi hộ gia đình sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh dành khoảng 12-13% cho các loại rau.
Theo kết quả khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
(2019), người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, có xu hướng chọn lựa
hàng hóa và sản phẩm hữu cơ an toàn. Cụ thể, 80% người được khảo sát cho biết họ
chấp nhận mua ở siêu thị vì tin rằng, thực phẩm ở siêu thị sạch hơn. Ngoài ra, có đến
88% người tiêu dùng nhận biết được và yên tâm mua sản phẩm với nhãn hiệu logo
hàng Việt Nam chất lượng cao, các chứng nhận ISO, VietGAP,…
Theo thống kê, mộ hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho
mỗi người mỗi năm, trong đó rau chiếm ¾. Dự báo lượng tiêu thụ rau sạch hữu cơ sẽ
còn tăng trong năm tới.
e) Mức tăng giá sản phẩm
Vì được trồng trong nhà kính, không chịu sự ảnh hưởng của mưa lũ nên giá rau
sạch sẽ giao động khoảng 5-10%. Giá rau sạch hữu cơ sẽ luôn giữ sự cân bằng để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. đồng thời tăng sức cạnh tranh so với
các siêu thị, và cửa hàng rau khác. Mức tăng giá rau rơi vào khoảng 10%/năm vì tùy
thuộc vào mức tăng giá chung của các loại phân bón,…
f) Khả năng thay thế của sản phẩm/dịch vụ
Theo các nghiên cứu, các chuyên gia về dinh dưỡng luôn cảnh báo về những tác
hại khôn lường của rau bẩn, rau thiếu an toàn. Việc ăn những loại rau bẩn, rau thiếu an
toàn đó làm cho chúng ta có nguy cơ cao mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, ảnh
hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch,… Một biểu hiện bệnh dễ thấy đó là ngộ độc thực
phẩm do ăn phải rau bẩn. Trước nhiều tác nhận gây bệnh khác thì ăn uống là con
đường gần nhất đưa ta đến cái chết. Việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người
thân yêu bằng những sản phẩm rau sạch, thực phẩm sạch là điều thiết yếu. Cho nên,
nhu cầu của người dân về rau sạch để đảm bảo cho sức khỏe của mình và gia đình là
điều cần thiết. Hiện nay, ở các siêu thị, hay các vùng đô thị, thành phố lớn có rất nhiều
chuỗi cửa hàng rau sạch. Sự phát triển này đủ thấy, nhu cầu của người dân về rau sạch,
rau hữu cơ. Có những thời điểm, thời tiết xấu, nguồn rau sạch để cung ứng cho thị
trường bị thiếu hụt. Mặc dù giá thành cao nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng mua rau

11
hữu cơ. Chuỗi những cửa hàng cung ứng rau sạch phát triển cùng đã góp phần thỏa
mãn nhu cầu của người dân về rau sạch hữu cơ. Vì vậy, khả năng thay thế của sản
phẩm này khá thấp.
2.1.2. Tình hình cung ứng sản phẩm dự án trên thị trường
Nhu cầu sử dụng rau hữu cơ hiện nay được cho là nhu cầu cần thiết hàng ngày đối
với người dân hiện nay. Ở Việt Nam, các thực phẩm hữu cơ theo dạng được trồng
trong nhà kính được người dân ưa chuộng vì thế cũng có rất nhiều nhà cung ứng đang
phát triển loại hình này. Sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ đang là phương phức
canh tác được ưa chuộng nhất hiện nay. Xu hướng này đang dịch chuyển theo hướng
cung ban đầu sang hướng theo nhu cầu nhờ một số chính sách hỗ trợ khuyến khích của
nhà nước. Nông nghiệp hữu cơ được xem là hệ thống nông nghiệp tối ưu nhằm đáp
ứng nhu cầu ăn sạch sống khỏe của người dân. Các thực phẩm này được bày bán ở
những không gian, những quầy kệ trang trọng nhất. Ngoài các siêu thị lớn có khu vực
riêng cho sản phẩm hữu cơ, chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh nông sản và thực phẩm
hữu cơ cũng xuất hiện nhiều hơn. Và đặc biệt chuỗi nhà hàng sử dụng nguyên liệu hữu
cơ để phục vụ cho tầng lớp trung và thượng lưu cũng đang mọc lên nhiều.
2.1.3. Thị trường mục tiêu của sản phẩm dự án
Khi lập ra dự án trên, nhóm nghiên cứu hướng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì
thế nhóm khách hàng mục tiêu của dự án là những khách hàng quan tâm đến sức khỏe:
a) Nhóm thu nhập trung bình
- Thu nhập trung bình: 6-15 triệu/ tháng, có nguồn thu nhập ổn định và cũng có
nhu cầu cần mua những sản phẩm chất lượng.
- Những khách hàng này đều đã có thu nhập khá là ổn định, nên lúc này họ sẽ khá
là quan tâm đến sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Đồng thời
họ có khả năng chi trả cho các thực phẩm có giá đắt hơn này, nhưng vẫn phải cân nhắc
và lựa chọn giá phù hợp.
- Khả năng quay lại của khách hàng: Khá thường xuyên.
b) Nhóm thu nhập cao
- Thu nhập: Trên 15 triệu/ tháng.
- Thường thì nhóm khách hàng này họ dư giả về vấn đề tiền bạc nên sức khỏe luôn
được họ quan tâm hàng đầu. Vì vậy, họ sẽ sẵn sàng chi tiền để có thể mua được
những sản phẩm vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

12
- Khả năng quay lại của khách hàng: Thường xuyên.
Việc phân phối sản phẩm sau cùng, dự án hướng đến các nhà hàng, khách sạn và
chuỗi hệ thống siêu thị, bán lẻ trên toàn quốc như Bách Hóa Xanh, Saigon Coop, Satra
Food,...
2.1.4. Khả năng cạnh tranh
a) Các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh với rau hữu cơ trồng bằng phương pháp nhà kính là:
(1) Chợ truyền thống với phương thức trồng rau bình thường
- Ưu điểm: Cung cấp nhiều loại rau khác nhau, có khối lượng cung ứng lớn đủ để
đáp ứng nhu cầu lượng lớn người tiêu dùng và giá cả phải chăng.
- Nhược điểm: Chất lượng rau không được đảm bảo vì rau không được kiểm duyệt.
Đa số người trồng thường sử dụng thuốc tăng trưởng cũng như thuốc trừ sâu hại cho
cây.
- Quy mô: Lớn
- Thị trường mục tiêu: Mọi người
(2) Đà Lạt GAP
- Ưu điểm: Là thương hiệu nông sản đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận thực
hành nông nghiệp tốt quốc tế. Hầu như các sản phẩm có chất lượng tốt.
- Nhược điểm: Lượng sản phẩm cung ứng khá là ít và giá khá cao.
- Quy mô: Được cung ứng vào các siêu thị, nhà hàng phía Nam
- Thị trường mục tiêu: Nhóm người có thu nhập trung bình và cao
(3) Rau cười Việt Nhật
- Ưu điểm: Các nông trại của Rau cười Việt Nhật áp dụng mô hình sản xuất hữu
cơ của Nhật và được các kỹ sư Nhật Bản kiểm định và đã có mặt trên hầu hết các
chuỗi siêu thị như: Aeon, Big C,...
- Nhược điểm: Vừa mới hoạt động năm 2015 nên chưa được biết đến rộng rãi, sản
phẩm rau quả khá cao hơn các thương hiệu khác.
- Quy mô: Đã có mặt trên hầu hết các chuỗi siêu thị như: Aeon, Big C,...
- Thị trường mục tiêu: Nhóm người có thu nhập trung bình và cao.
(4) Orfarm
- Ưu điểm: Thương hiệu sản xuất hữu cơ hàng đầu Việt Nam và được nhiều khách
hàng ưu thích. Đồng thời có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đa dạng.

13
- Nhược điểm: Giá cao đều ở mức 50.000đ - 100.000 đ/kg. Do trang trại nằm tại
Hà Nội nên cửa hàng phân phối đều tập trung ở đây, và chỉ có vài cửa hàng giao
hàng online ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy mô: Phân phối chủ yếu ở phía Bắc
- Thị trường mục tiêu: Nhóm người có thu nhập trung bình và cao
b) Khả năng cạnh tranh của Funny Farm
Funny Farm khi mới ra thị trường là một thương hiệu hoàn toàn mới, nên khi mới
khởi đầu sẽ có gặp khó khăn trong việc tìm nhà phân phối cũng như là tiêu thụ sản
phẩm. Với vốn hóa thị phần khá lớn cùng với phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn
JAS organic cùng với việc doanh nghiệp sẽ luôn nỗ lực trong việc xúc tiến thương mại,
đẩy mạnh marketing, truyền thông qua các nhà sáng tạo, người được nhiều người biết
đến với lối sống lành mạnh, tổ chức các dịch vụ đi kèm để tiếp cận đến người tiêu
dùng như việc mở cửa vườn rau hữu cơ để người tiêu dùng có thể tự mình trải nghiệm
quy trình chăm sóc, chăm bón sản phẩm mà họ ăn mỗi ngày,…
Hiện nay số lượng rau hữu cơ cung cấp không đủ so với nhu cầu đang tăng lên
mỗi ngày cùng với việc người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề chất lượng
và nguồn gốc của các loại rau. Nên việc gia nhập vào ngành và cạnh tranh với các
thương hiệu khác đối với Funny Farm được đánh giá là có khả năng tồn tại trong thị
trường hiện nay.
- Mục tiêu ngắn hạn:
+ Mỗi tháng có thể sản xuất được khoảng 70 tấn rau củ các loại;
+ Năm đầu tiên có thể tìm được đầu ra ổn định;
+ Doanh thu mỗi tháng: Trên 500 triệu/tháng.
- Mục tiêu dài hạn:
+ Mục tiêu doanh thu dự kiến hằng năm là trên 4 tỷ đồng;
+ Thu hồi vốn trong vòng: 5 năm;
+ Sau 1 năm doanh nghiệp có thể mở rộng thêm mô hình sản xuất cũng như mở
thêm cửa hàng để phân phối sản phẩm của mình.
2.1.5. Phân tích mô hình SWOT
a) Thuận lợi
Dự án được thực hiện ở Đồng Nai, nơi có các loại đất phong phú và phì nhiêu,
chứa hàm lượng các chất khoáng tự nhiên rất dồi dào như apatit, photphorit, mica và

14
các khoáng chất có chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Đồng
thời ta có thể tận dụng những gì có sẵn ngoài tự nhiên như độ phì nhiêu của đất, độ
màu mỡ phù sa của sông Hồng, sông Mê Kông, suối, bùn ao, các chất hữu cơ dồi dào
là các loại cây phân xanh, các loại tro bếp, phân chuồng trong chăn nuôi,… để sản xuất
ra các loại phân bón hữu cơ dùng trong nông nghiệp.
Hiện nay công nghệ sinh học đang được ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp như các mô hình ứng dụng để chế biến các loại phân bón hữu cơ sinh học,
phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm xử lý môi trường đất và hàng loạt các chế phẩm vi
sinh dùng trong bảo vệ thực vật như nấm đối kháng Trichoderma, các hoạt chất sinh
học này vừa có tác dụng như là một chất dinh dưỡng, đồng thời còn là tác nhân sinh
học trừ bệnh hại hiệu quả và thân thiện với môi trường như Chitosan,….
b) Khó khăn
Trong quá trình trồng rau hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón
hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng cách tiêu diệt thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất
nhiều công sức, chi phí thuê mướn nhân công và khó có thể làm quy mô lớn được.
Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với phân hóa học, và
hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng,… cung cấp cho rau ở giai đoạn đầu là
rất chậm và không đầy đủ. Sản xuất bằng biện pháp thủ công nên công sức lao động
nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm hữu cơ cao gấp 2-3 lần bình thường, việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ vì thế mà cũng gặp nhiều khó khăn, không tiếp cận hết tất
cả các phân khúc khách hàng được.
c) Cơ hội
Việc lạm dụng phân bón, hóa chất và thuốc trừ sâu đã gây ra ô nhiễm môi trường
và làm suy giảm chất lượng nông sản. Do vậy, phát triển nông nghiệp sinh thái bền
vững là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động
tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường sống.
Cơ hội cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn phải kể đến nhu cầu trong nước và
quốc tế tăng cao đối với những sản phẩm an toàn. Có thể nói nông nghiệp hữu cơ vẫn
còn chiếm một tỉ trọng không đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp, vì vậy đây là
cơ hội trong việc gia nhập thị trường.
d) Thách thức

15
Hiện nay, có nhiều thương hiệu nông sản sạch, nông sản hữu cơ đã có chỗ đứng
trong thị trường rau hữu cơ. Vì vậy việc gia nhập ngành này cũng sẽ là một thách thức
đối với doanh nghiệp trong việc cạnh tranh đối với các đối thủ lớn này.
Nước ta vẫn chưa có tổ chức nào đủ tư cách pháp nhân để cấp giấy chứng nhận
cho sản phẩm hữu cơ. Để được chứng rau nhận hữu cơ lại dựa vào tổ chức của nước
ngoài như: IMO, JAS, Control Union,…
Mặt khác, do không dùng hóa chất nên năng suất rau hữu cơ thấp, sản phẩm hữu
cơ nhỏ hình thức không thể nào đẹp bằng so với sản phẩm canh tác theo phương pháp
bình thường.
2.2. Chiến lược tiếp thị
2.2.1. Chính sách phân phối
Mục đích của chính sách này nhằm đảm bảo đưa hàng hóa dịch vụ kịp thời từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Nhóm lựa chọn hai phương thức phân phối là
phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
a) Phân phối trực tiếp
Phân phối cho khách du lịch đến thăm quan hay là những người tiêu dùng có nhu
cầu mua hoặc đặt mua trực tiếp thay vì mua qua trung gian. Khi mua trực tiếp tại trang
trại sẽ được mua với mức giá ưu đãi hơn so với mua tại các nhà phân phối trung gian.
Ưu điểm: Kiểm soát được chất lượng và giá bán của rau, tránh tình trạng khi có sự
chênh lệch giá giữa các nhà phân phối; Có thể truyền tải trực tiếp các thông tin về lợi
ích của việc sử dựng thực phẩm hữu cơ nói chung và các loại rau hữu cơ nói riêng đến
với người tiêu dùng. Từ đó có thể gia tăng niềm tin của khách hàng đối các sản phẩm
hữu cơ và tăng khả năng mua lại sản phẩm của khách hàng; Nắm bắt những nhu cầu và
thị hiếu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, từ đó tăng khả năng tương tác với
khách hàng và nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh kịp thời để cải thiện các thiếu xót.
Đồng thời cũng hạn chế được các chi phí khi phân phối qua trung gian.
Nhược điểm: Giới hạn phạm vi phân phối sản phẩm và thị phần của dự án trên thị
trường, do không có khả năng tiếp cận được nhiều người tiêu dùng. Vì mô hình sản
xuất còn non trẻ và chưa được nhiều người biết đến, nên nếu chỉ phân phối theo
phương thức này thì sẽ không có nhiều khách hàng; Khó kiểm soát được khách du lịch
đến thăm quan nên rau có thể sẽ bị hư hại do khách hàng có các hành vi như đụng

16
chạm, bẻ, ngắt,…; Yêu cầu số vốn đầu tư đáng kể vì sẽ phải thiết lập thêm hệ thống
nhà kho, đội ngũ hậu cần, nhân viên giao hàng,…
b) Phân phối gián tiếp
Đây là kênh phân phối thông qua trung gian để cung cấp hàng hoá đến với người
tiêu dùng. Dự án hướng đến việc phân phối sản phẩm thông qua các chuỗi hệ thống
siêu thị như Bách Hoá Xanh, Coop Food, Satra Food, BigC,… Bên cạnh đó, với thời
đại 4.0 thì kênh phân phối thông qua website là không thể bỏ qua.
Ưu điểm: Dự án có thể thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng thông qua
các nhà phân phối trung gian uy tín, có thể giảm thiểu được chi phí quảng cáo; Ta có
thể đưa các thông tin về quy trình chăm sóc, nuôi trồng rau, thông tin về sản phẩm
giúp cho khách hàng có niềm tin hơn về nguồn gốc và độ an toàn của sản phẩm.
Nhược điểm: Khi các nhà đại lý phối hợp với nhau không chặt chẽ, có thể sẽ xảy
ra sự chênh lệch giá bán giữa các đại lý; Khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi
phân phối qua trung gian, dễ xảy ra các tìm trạng rau bị dập nát, héo,… mất kiểm soát
giá trị thương hiệu và giảm niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm.
2.2.2. Hình thức quảng bá
Hiện nay ở Việt Nam, số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng và
độ tuổi người dân tiếp cận với mạng xã hội đã được nới rộng. Vì thế, dự án sẽ tận dụng
các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtobe, Tiktok,… và website chính của dự
án để truyền bá hình ảnh cho sản phẩm.
Thường xuyên cập nhật lên website và các trang mạng xã hội những kiến thức về
nông nghiệp hữu cơ và lợi ích mang lại khi dùng rau hữu cơ. Những thông tin chi tiết
về trang trại như quy mô, diện tích, mô hình trồng rau, nguồn gốc và xuất xứ của hạt
giống,…
Đăng tải các video, hình ảnh về trang trại, các hệ thống được sử dụng của dự án
hay quy trình nuôi trồng rau để tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng về chất
lượng sản phẩm. Quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch đến với trang trại để tham
quan hay là mua sản phẩm trực tíếp tại đây để được mua với mức giá ưu đãi và chất
lượng đảm bảo nhất.
2.3. Ước tính doanh thu, chi phí bán hàng
Bảng 2.1. Dự kiến giá bán rau sạch hữu cơ

17
Các loại rau Gói 300g Gói 1kg

Rau ăn lá 35,000đ/1 túi 90,000đ/1 túi

Rau ăn củ 25,000/1 túi 70,000đ/túi

Giá bán bình quân (VAT) 80,000 đồng/kg


Tăng giá 5.00% năm
Công suất thiết kế 70 tấn/năm

Bảng 2.2. Ước tính doanh thu của dự án trong 12 năm tới
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tỷ lệ khai
thác công 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 60% 75% 85% 95% 100%
suất
Sản lượng
tiêu thụ 60 66 70 85 93 100 110 130 150 200 220 230
(tấn/năm)
Giá bán
(ngàn 80 84 88.2 92.6 97.2 102.1 107.2 112.6 118.2 124.1 130.3 136.8
đồng/kg)
Doanh thu
(triệu 4,800 5,544 6,174 7,872 9,043 10,210 11,793 14,634 17,729 24,821 28,669 31,470
đồng/năm)

Bảng 2.3. Ước tính chi phí của dự án trong 12 năm tới
Năm
Chi phí
0 1 2 3 4 5 6
Chi phí trang thiết bị 19,273
Chi phí nhân viên (Tăng
960 1,153 1,284 1,637 1,881 2,124
4% mỗi năm)
Chi phí nguyên vật liệu
371 378 386 393 401 409
(Tăng 2% mỗi năm)
Chi phí khác (Tăng 2%
8 9 9 9 9 9
mỗi năm)
Tổng (triệu đồng) 19,273 1,339 1,540 1,678 2,040 2,291 2,542

18
Năm
Chi phí
7 8 9 10 11 12
Chi phí trang thiết bị
Chi phí nhân viên (Tăng
2,453 3,044 3,688 5,163 5,963 6,546
4% mỗi năm)
Chi phí nguyên vật liệu
417.4 425.7 434.3 442.9 451.8 460.8
(Tăng 2% mỗi năm)
Chi phí khác (Tăng 2%
9.4 9.6 9.8 10.0 10.2 10.4
mỗi năm)
Tổng (triệu đồng) 2,880 3,479 4,132 5,616 6,425 7,017
● Các nhân tố ảnh hưởng đến giá
- Nguồn cung của rau ảnh hưởng đến giá thành, cụ thể là năng suất rau không đủ
đáp ứng cho khách hàng, năng suất thấp, phải sử dụng nhiều sức lao động dẫn đến giá
rau sạch hữu cơ sẽ tăng.
- Các chi phí như vận chuyển, kho, tăng cũng khiến giá rau bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra còn có giá phân bón, giá điện, chi phí thuê, thuế,… cũng ảnh hưởng rất
lớn đến giá rau.
● Tính linh hoạt của cơ cấu rau sạch hữu cơ khi thị trường thay đổi
- Khi thị trường rau sạch trong nước đã quá nhiều nhà cung cấp thì khả năng công
ty sẽ chuyển đổi sang xuất khẩu ngoài nước thay vì trong nước.
- Các nông trại có thể giảm bớt trồng rau thêm vào đó là trồng các loại củ quả để
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Khi trường thay đổi không bán hết được hàng trong ngày, công ty sẽ thỏa thuận
với những nhà hàng, khách sạn,… để thanh lý rau sạch hữu cơ với giá sỉ nhằm thu hồi
vốn và chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh khác.
3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
3.1. Lựa chọn địa điểm và phân tích tác động môi trường
3.1.1. Địa điểm thực hiện dự án
Long Khánh là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm cách Trung tâm TP. Hồ
Chí Minh khoảng 80km. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thuận lợi nên trái
cây ở vùng đất này rất phong phú về chủng loại, đặc sắc hơn hẳn so với những nơi
khác. Quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của

19
Chính phủ chỉ rõ, TP. Long Khánh là cực tăng trưởng trọng điểm phía Đông và sẽ là
trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, kho vận hàng hóa của vùng. Trong tương
lai xa hơn nữa, Long Khánh sẽ tiến đến trở thành đô thị loại II. Đây là khu vực có giá
đất nông nghiệp cao thứ 2 sau TP. Biên Hòa. Giá cao nhất hiện đang là 370.000
đồng/m2, thấp nhất 100.000 đồng/m2. Trong đó đất giá cao sẽ tập trung chủ yếu ở 11
phường, đất nông nghiệp giá rẻ sẽ ở 04 xã còn lại: Hàng Gòn, Bình Lộc, Bảo Quang
và Bàu Trâm. Giá đất vườn xã Hàng Gòn hiện tại cũng đang rẻ nhất TP. Long Khánh
khi chỉ dao động từ 350 triệu đến 650 triệu/ 1000m2.
Hình 3.1. Quy hoạch xã Hàng Gòn TP. Long Khánh

Hiện nay, TP Long Khánh đang kêu gọi đầu tư vào 11 dự án, Hàng Gòn tiếp tục
đóng 1 vị thế quan trọng khi chiếm 5/11 khu quy hoạch kêu gọi đầu tư của TP. Long
Khánh. Chúng ta có thể thấy Hàng Gòn sở hữu 3 yếu tố cực kỳ quan trọng để trở thành
một khu vực tăng trưởng trong tương lai gần: Quy hoạch đô thị – Quy hoạch giao
thông – Thỗ nhưỡng và địa hình. Hàng Gòn với lợi thế quỹ đất của tập đoàn cao su
nên việc giải phóng mặt bằng khá thuận lợi. Hàng Gòn sẽ sớm quy hoạch thành
phường của TP. Long Khánh trong năm 2023. Với những giá trị nội tại và tiềm năng
tương lai thì bất động sản Hàng Gòn cũng sẽ có giá trị trong giai đoạn sắp tới.
Xã Hàng Gòn, Thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có vị trí khá đắc địa, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần với các đô thị lớn trong vùng như: Biên
Hòa, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Đây là nơi có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm
quốc gia đi qua nên thuận lợi để phát triển mọi mặt về kinh tế – xã hội.

20
Hình 3.2. Vị trí trọng yếu của Hàng Gòn của TP. Long Khánh

Với địa thế tuyệt vời khi chỉ cách Sài Gòn hơn một giờ di chuyển thì khi các tuyến
cao tốc: Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây- Liên Khương, tuyến đường Hương Lộ 10
(kết nối trực tiếp sân bay Long Thành - Quốc Lộ 56) thì Hàng Gòn sẽ trở thành điểm
trung chuyển tuyệt vời. Hàng Gòn Long Khánh với địa thế đất đồi xen kẽ thế đất bằng
cùng với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo sẽ phù hợp với dự án
trồng rau sạch hữu cơ đang hướng tới.
3.1.2. Phân tích tác động của môi trường tới dự án
a) Thuận lợi
Khí hậu nắng mưa đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo phù hợp
cho các loại rau. Bên cạnh đó, Hàng Gòn còn nằm gần các khu công nghiệp và gần các
thành phố lớn đông dân cư sinh sống. Đất đai tại đây màu mỡ, chất lượng tốt để sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu hồ điều tiết Cầu Dầu hơn 140ha sẽ là
hồ điều tiết, trữ lượng nước cho TP. Long Khánh nên sẽ tạo không khí trong lành, mát
lạnh cho cả một vùng và nguồn nước sạch để phục vụ có dự án.
b) Khó khăn

21
Gần đây thì thời tiết có thay đổi nhiều, nắng nhiều khô hạn kéo dài nhưng khi mùa
mưa đến thì mưa lớn gây ngập úng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng
của các loại rau.
3.2. Lựa chọn kỹ thuật công nghệ
3.2.1. Quy mô sản xuất sản phẩm
Xây dựng nhà kính và trồng rau sạch hữu cơ trên đất thuê tại Hàng Gòn TP. Long
Khánh tỉnh Đồng Nai với diện tích 20,000m2, đây là dự án đầu tư mới của hộ kinh
doanh chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa. Sử dụng những công nghệ phù hợp và
cần thiết cho nhà kính giúp cây trồng phát triển tốt và dễ dàng cho việc quản lí cũng
như chăm sóc cây trồng tốt nhất. Một số công nghệ áp dụng như hệ thống tưới tiêu, hệ
thống lập và cấp nước được hoạt động xuyên suốt trong mùa vụ, còn đối với hệ thống
sưởi ấm chỉ hoạt động khi thực hiện gieo trồng vào màu đông. Nhân công được thuê
chủ yếu là những đợt thu hoạch, mỗi năm trồng được từ 8 – 12 vụ tùy vào loại cây
quyết định trồng trong năm và việc giám sát vận hành của các hệ thống.
3.2.2. Công nghệ, thiết bị
a) Công trình xây dựng và máy móc thiết bị đầu tư
Mục tiêu của dự án là cung cấp những sản phẩm rau sạch hữu cơ phục vụ cho thị
trường nội địa, mọi người đều có thể tiếp cận. Dự án chủ yếu sử dụng những máy móc
đơn giản, quen thuộc, quy trình trồng rau sạch hữu cơ nhà kính thông thường. Những
nhân công có trong dự án có thể dễ dàng sử dụng những sản phẩm này. Đặc biệt, các
máy móc thiết bị này không những phổ biến mà còn cực kỳ an toàn với môi trường.
Cụ thể, những thiết bị sản xuất chính gồm:
+ Hệ thống tưới tiêu: Một hệ thống tưới khoa học, phù hợp với địa hình và môi
trường trang trại. Kết hợp hệ thống phun sương phía trên và tưới nhỏ giọt phía dưới
trong nhà màng thì ta đồng thời giải quyết được 2 vấn đề lớn về nhiệt độ trong nhà
và lượng nước tưới cho cây trồng. Vì ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt là tiết kiệm
nước, giữ độ ẩm đồng đều trong các tầng đất trồng rau, phù hợp với nhu cầu của từng
loại cây trồng và ưu điểm của hệ thống tưới phun sương là làm mát lá, làm mát cho
cây, làm mát nhà trồng, điều tiết khí hậu bên trong nhà lưới. Nhưng điều này cũng dẫn
đến việc nhà kính có cấu tạo phức tạp và chi phí cao. Trong đó chi phí lắp đặt hệ thống
tưới phun sương là 1,5 triệu và hệ thống tưới nhỏ giọt là 2,7 triệu – 3 triệu.

22
+ Hệ thống sưởi ấm, có thể lắp đặt hệ thống sưởi nước trong nhà kính, hoạt động
bằng cả điện và khí (chi phí 430,000 đồng/m2). Nguồn nhiệt là nước nóng lưu thông
qua các đường ống được đặt bên trong nhà kính hoặc dưới sàn nhà. Hệ thống ống có
xu hướng nóng lên khá chậm. Lò hơi là yếu tố chính của việc sưởi ấm như vậy cho nhà
kính. Khi lắp đặt hệ thống đun nước nóng, các ống đồng, thép và nhựa được sử dụng.
Chúng có trọng lượng nhẹ, giá cả phải chăng và không bị rỉ sét. Sự lưu thông của nước
trong hệ thống thường là cưỡng bức, được tạo điều kiện thuận lợi bởi máy bơm được
lắp đặt, ít thường xuyên tự nhiên hơn. Khi kết nối bộ điều nhiệt với đường ống và bộ
tản nhiệt, có thể tự động duy trì một nhiệt độ nhất định. Những bất lợi của việc đun
nước trong nhà kính bao gồm sự phức tạp của việc lắp đặt hệ thống ống, giá thành cao
và cần phải giám sát liên tục. Mặt tích cực là có sự đốt nóng đồng thời của không khí
và đất.
+ Hệ thống lọc nước, cấp nước, bể chứa đưa ra được chất lượng nước lọc ra là rất
lớn. Nguồn nước lọc đảm bảo với lượng chất rắn lơ lửng khoảng 2 – 5g/m3. Những
hàm lượng thô có trong nước luôn được xử lý nhanh chóng và đảm bảo đạt tiêu chuẩn
nước sạch cho phép. Bể lọc có mái che để giúp dễ dàng trong việc vận hành và thuận
tiện hơn để quan sát các hiện tượng có thể xảy ra. Bể lọc xử lý nhanh, linh hoạt. Chúng
thích hợp với những hệ thống xử lý công suất lớn. Chi phí đầu tư không quá lớn (21 –
30 triệu đồng). Bên cạnh đó có những mặt hạn chế, cụ thể như: Bể lọc nhanh trong xử
lý cấp nước chung không đảm bảo tuyệt đối về mặt vi trùng của nguồn nước. Lọc nước
nhanh chóng nhưng có thể gây ra hiện tượng tắc vật liệu lọc, công suất của bể hoạt
động không ổn định. Trong quá trình hoạt động chúng có thể phát sinh rêu, tảo trong
quá trình lọc. Vì vậy, có sự ảnh hưởng tới chất lượng nước.

23
Những thiết bị phụ trợ:
Tên sản phẩm Giá bán

12.600.000 VND
Màn che làm mát
(20mx90m)

Motor thu dải màng, lưới


che nắng tự đóng /ngắt 8.000.000 VND
hành trình

Máy bơm Teco 3.7Kw


4.600.000 VND
5HP

24
Máy đo PH của nước PH-
350.000 VNĐ
02 HM105

Máy Phun Sương Kojin 7.500.000 VND


Tex – Fog 150G

Camera IP 360 Độ 1080P


750.000 VNĐ
Xiaomi Mi Home
BHR4885GL

Tivi FFalcon 32 inch 3.240.000 VND


32F1

Đầu ghi camera 16 kênh


HD-TVI và IP Hikvision 4.990.000 VND
DS-7616HI-ST

Router Wifi Chuẩn N 250.000 VND


TP-Link TL-WR844N

Máy bơm nước lớn Pentax


26.500.000 VND
CM80-200A

25
Ống PVC bán kính 114mm 100.000 VND

Hệ thống đèn 48.000.000 VND

Giàn thủy canh 6.400.000 VND

b) Công nghệ EM
Funny Farm dựa trên mô hình công nghệ EM. Công nghệ phổ biến nhất trong
canh tác hữu cơ hiện nay là EM (Effective Microorganism – vi sinh vật hoạt động).
Công nghệ này dựa vào việc bổ sung EM có tác dụng chuyển hóa các hợp chất hữu cơ
trong đất thành chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Có khoảng 80 chủng EM tham gia
tích cực vào quá trình này, trong đó có EM xấu (tiêu cực), EM tốt (tích cực), và EM
trung tính. Tỉ lệ giữa EM xấu và EM tốt đóng vai trò then chốt quyết định sức khỏe
của hệ sinh thái. Còn EM trung tính sẽ trở thành EM xấu hoặc EM tốt tùy thuộc vào
các điều kiện của môi trường xung quanh. Công nghệ EM sử dụng các vi sinh vật có
ích (hữu hiệu) để khai thác tốt hơn tiềm năng ánh sáng và năng lượng mặt trời, phân
giải nhanh, triệt để các chất hữu cơ phế thải trong tự nhiên, qua đó giải phóng, tái tạo
năng lượng và dinh dưỡng cho đất, cây trồng và môi trường trong một chu kỳ sinh học
khép kín; nhân nuôi khối lượng vi sinh vật có ích bổ sung vào tự nhiên làm lệch cán
cân vi sinh vật, kéo theo vi sinh vật trung tính để khống chế và triệt tiêu sự phát triển
và tác dụng của vi sinh vật có hại, phòng ngừa và ngăn chặn các dịch hại mà không
phải sử dụng hoá chất. Bên cạnh đó, công nghệ EM vẫn tồn tại nhiều vấn đề mà nhà
sản xuất cần phải lưu ý:
- Các chủng EM khi đưa vào những hệ sinh thái sẽ làm biến đổi hệ sinh thái ra sao
vẫn còn là một vấn đề mà khoa học hiện đại chưa lường hết được. Hệ sinh thái chỉ

26
khỏe mạnh khi các EM phối hợp “nhuần nhuyễn” và “ăn ý” để đạt tới một trạng thái
cân bằng bền vững.
- Một số EM khi đưa vào hệ sinh thái thường không tồn tại được lâu và bị “lép vế”
rất nhanh. Nhà sản xuất phải liên tục bổ sung EM để duy trì tác dụng, dẫn đến chi phí
tăng và phụ thuộc vào nguồn cung EM.
- Khi sử dụng các loại phân vi sinh, cần chú ý nguyên liệu ủ có bị nhiễm các tạp
chất độc hại từ quá trình chăn nuôi công nghiệp hay không.
Nhìn chung, công nghệ EM vẫn được các nhà khoa học phát minh ra nó coi là nội
dung kỹ thuật nền tảng và quan trọng của một nền nông nghiệp mới – Đó là “nông
nghiệp thiên nhiên”, sự kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp thâm
canh với sự giảm thiểu tối đa việc sử dụng hoá chất nông nghiệp; khai thác tối đa các
yếu tố sinh thái; Rõ ràng, sử dụng vi sinh vật có ích là một giải pháp công nghệ nhằm
khai thác tốt hơn mọi tiềm năng của các yếu tố sinh thái - đặc biệt là năng lượng mặt
trời và các chất hữu cơ - để tạo nên sự tăng trưởng mới về năng suất cây trồng và sinh
khối tự nhiên, tạo nên một nền nông nghiệp không phụ thuộc vào sử dụng các loại hoá
chất, phát triển bền vững và thân thiện môi trường. Sử dụng “Công nghệ vi sinh” thay
thế “công nghệ hoá chất nông nghiệp”, nhằm đạt 4 mục tiêu lớn là: Sản xuất đủ lương
thực, thực phẩm cho xã hội; Sản xuất các sản phẩm sạch và an toàn cho sức khoẻ của
con người; Sản xuất có hiệu quả về kinh tế và tinh thần cho cả người sản xuất lẫn
người tiêu dùng và đảm bảo sự bền vững của nông nghiệp và môi trường.
3.2.3. Quy mô, giải pháp xây dựng
Lựa chọn hạng mũ hệ nhà nhịp 6M đến 7M (bước cột 3M) với diện tích từ 500m2
đến 1000m2 sẽ có đơn giá là 280,000VND/m2. Tổng chi phí xây dựng
280,000×1,000×(1+10%) = 308,000,000 đồng một vài chi tiết về việc xây dựng nhà
kính. Vậy với một nhà kính 5,000m2 tổng chi phí xây dựng sẽ là 1,54 tỷ đồng. Thời
gian thi công ước tính 9 – 10 tháng.
a) Mặt đất
+ Móng chôn ở độ sâu từ 0.6 – 1m tùy thuộc vào đất cứng hay mềm;
+ Sử dụng bạc phu đất vì theo mô hình giá thể, chia luống rõ ràng tránh tình trạng
đụng cột cũng như dễ dàng cho các kế hoạch luân canh;
+ Đi đường ống nước để phục vụ cho việc phun tưới, tường nước, tưới nhỏ giọt, hệ
thống mương nước thoát và tái sử dụng nước;

27
+ Khung sườn: Hình vòm có mái có thể mở;
+ Độ cao tới máng xối là 3m cho tới 5m, độ cao tới nốc từ 4m đến 7m, càng cao
thì độ thoáng càng nhiều.
b) Bao phủ
+ Giá màng nhà kính Israel sẽ dao động từ 13.000 – 14.000đ/m2 tùy vào loại màng.
Đối với các khu vườn nhỏ tại nhà giá bán lẻ màng nhà kính sẽ cao hơn, nằm trong
khoảng 16.000 – 18.000đ/m2 tùy thuộc vào số lượng màng. Lúc căng màng kính lên
giàn được cố định lại bằng nẹp ziczac để giữ chắc màng, căng, nhẵn. Tăng độ bền của
màng, tránh gió bão thổi mạnh làm lật bay màng, rách màng. Đối với nẹp ziczac,
công trình lớn sẽ có giá 10.000 – 12.000đ/m2 trong khi đó giá bán lẻ sẽ dao động từ
14.000đ/m2 và 28.000đ/mét dài.
+ Lưới che nắng lắp trên trần và hông: Lưới Thái Việt 64mesh che nắng được 70%
(Sử dụng màu xanh).
+ Sàn: Sử dụng các màng phủ công nghiệp như phủ nilon ủ đất trên mặt sàn đất,
vừa có thể ngăn cỏ dại giữ ẩm cho đất giúp nhà vườn sạch sẽ hơn. Ngoài ra làm lối đi
bằng bê tông.
c) Hệ thống làm mát cung cấp nước tới
Vòi cách vòi có kích thước 3m×3m, sử dụng hệ thống phun sương kết hợp với vòi
phun sương nhỏ giọt giây nhỏ giọt: khoảng cách lỗ 10-20cm, khoảng cách vòi
25-40cm.
d) Hệ thống chiếu sáng
Trang bị một vài bóc điện chiếu sáng để ban đêm thấy đường và cung cấp ánh
sáng phù hợp cho cây trồng.
3.2.4. Tác động môi trường và phòng cháy chữa cháy
a) Tác động đến môi trường
Dự án tác động đến môi trường những tiêu cực như bụi, khí thải, tiếng ồn,…
Trong giai đoạn xây dựng dự án có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
xung quanh. Bên cạnh đó, khí thải là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô
nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục
bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng
khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho
nên chủ dự án cũng sẽ cần áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến

28
mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu
vực dự án.
Khi có nhà kính, những cơn mưa đổ xuống sẽ không thể trải đều trên mặt đất. Bởi
vậy nên nước sẽ đọng lại, trút vào các rảnh, mương, suốt tạo nên các dòng chảy ồ ạt về
vùng trũng. Hậu quả để lại nếu có nhiều nhà kính gần đó là ngập lụt. Bên cạnh đó, việc
trồng rau hữu cơ cũng mang lại những hiệu quả tích cực cho môi trường, phục hồi, cải
thiện và giữ nước cho đất. Việc không dùng chất hóa học, thuốc trừ sâu, giúp đất có
thể “thở”, không lẫn tạp chất, tạo cơ hội giúp đất trẻ hóa. Hơn thế nữa, trong canh tác
hữu cơ, sử dụng phân xanh, phân hữu cơ và lớp phủ khiến thành phần hữu cơ từ đất
tăng nhanh, điều đó làm đất giàu dinh dưỡng. Không chỉ về độ dinh dưỡng, canh tác
hữu cơ còn giúp đất giữ nước tốt hơn. Bởi vì chất hữu cơ làm gia tăng khả năng hút
nước và giữ nước, ngăn cản nước bốc hơi. Trong canh tác hữu cơ còn có vi sinh vật,
giúp đất giữ độ dinh dưỡng, giữ nước, phân giải các lọai dinh dưỡng khoáng cho cây
dễ dàng hấp thụ đồng thời cũng tạo ra những chất kháng sinh giúp ngăn cản sự phát
triển của nấm bệnh.
Tác động môi trường ít hơn và hấp thụ nhiều Carbon hơn. Trong canh tác nông
nghiệp thông thường, khi sử dụng chất hóa học, thuốc diệt cỏ, trừ sâu, một phần dùng
để diệt sâu bọ, còn lại sẽ ngấm vào đất và nguồn nước trên cũng như nước ngầm, làm
ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới môi trường. Với canh tác hữu cơ, hoàn toàn không
sử dụng chất hóa học, giúp nguồn nước trong sạch hơn, góp phần bảo vệ môi trường
sống. Đặc biệt, rau hữu cơ có đặc điểm hấp thụ carbon nhiều hơn rau thông thường,
tạo ra không khí, môi trường trong lành hơn.
b) Phòng cháy chữa cháy
Một vấn đề nữa đáng quan tâm khi thực hiện dự án là phòng cháy chữa cháy. Việc
hệ thống tưới luôn hoạt động cũng đảm bảo an toàn về vấn đề phòng cháy nhưng để
ứng phó với trường hợp xấu là xảy ra cháy thật sự thì nhà kính được trang bị hệ thống
báo cháy cũng như những bình chữa cháy được đặt rải rác trong nhà kính và để nơi có
thể nhìn thấy.
3.3. Khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
3.3.1. Nhu cầu và đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật về nguyên nhiên vật liệu đầu vào
hằng năm
a) Giống cây trồng

29
Chọn giống là bước quyết định 70% chất lượng cây trồng, mức độ sâu bệnh và khả
năng thành công của dự án trồng rau sạch hữu cơ nhà kính. Bên cạnh yếu tố lựa chọn
giống trồng rau sạch, rau hữu cơ phải đạt chuẩn thì việc lựa chọn giống rau phù hợp
với khí hậu vùng đất đó là việc hết sức quan trọng. Điều này tạo điều kiện tốt nhất để
cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, đề phòng sâu bệnh. Một số loại cây
trồng mà dự án hướng tới có thể kể đến như: Rau bó xôi (bina), xà lách, bông cải xanh,
cải bắp, súp lơ,…
Cũng như những mặt hàng khác, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp hạt
giống phù hợp thể trồng rau sạch hữu cơ nhà kính cả những giống nội địa và giống
được nhập khẩu. Một số công ty cung cấp hạt giống có thể kể đến như: Công ty hạt
giống Bình Minh, Công ty Cổ phần giống cây trồng trung ương, Công ty hạt giống Sen
Vàng,… Để thực hiện dự án, nếu lấy nguồn cung cấp giống Công ty cổ phần Giống
Cây Trồng Miền Nam thì sẽ theo giá bán được công ty công bố và ước tính chi phí hạt
giống dinh dưỡng và giá thể trồng: 6 triệu đến 8 triệu /1000m2. Ở các vụ trồng tiếp
theo, ước tính chi phí duy trì trung bình cho vườn trồng bao gồm: Hạt giống, dinh
dưỡng, giá thể,… khoảng 7 – 10 triệu/tháng (trung bình mỗi loại cây trồng có thời gian
thu hoạch 25 – 40 ngày).
b) Nguồn đất
Một trong những yếu tố hàng đầu cần cân nhắc đến nữa là đất để trồng rau sạch
hữu cơ. Nguồn đất trồng rau hữu cơ cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:
+ Không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, bãi rác,…;
+ Gần nguồn nước sạch, có nhiều ánh sáng mặt trời;
+ Vấn đề thoát nước của vùng đất đó (đất trồng không nên giữ quá nhiều nước);
+ Đất được mang đi kiểm định đảm bảo không có kim loại nặng, hóa chất,… đảm
bảo đủ dinh dưỡng trồng trọt. Hoặc nếu nguồn đất chưa thật sự tốt thì cần thời gian cải
tạo và chuyển đổi để đất thật sự tốt thì mới thực hiện dự án.
+ Bên cạnh đó cần làm cho đất mềm mịn, tơi xốp bằng các thao tác cày xới, xen
canh, luân canh,…
c) Nguồn nước
Yếu tố quan trọng tiếp theo của dự án, để lấy được chứng nhận hữu cơ thì cần đảm
bảo những yêu cầu về nguồn nước. Mô hình rau sạch hữu cơ nhà kính phải cách xa các
khu ô nhiễm, nước thải, được cách ly là tốt nhất. Hệ thống nước tưới cũng cần được

30
kiểm định đạt chuẩn, không chứa kim loại nặng hay các hóa chất gây hại có thể ảnh
hưởng đến cây trồng.
d) Phân bón
Nếu rau sạch có thể sử dụng phân bón hóa học ở mức quy định thì rau hữu cơ
tuyệt đối không. Đây cũng là điểm vô cùng quan trọng, tạo nên sự khác biệt với các
loại rau thông thường hiện nay. Phân bón rau hữu cơ nên có nguồn gốc hữu cơ, tự
nhiên và được kiểm định, kiểm soát nghiêm ngặt. Một số loại phân phân bón hữu cơ
cho rau sạch như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh,... Các loại
phân này khi bón vào rau sạch hữu cơ thì sẽ chưa có tác dụng ngay lập tức như phân
hóa học. Tuy nhiên, nó mang lại kết quả bền lâu và tăng chất lượng cho cây trồng. Có
thể sử dụng phân ủ nóng từ đậu tương, ốc bươu vàng, rơm rạ, lá khô, thân cây chuối,
vỏ sò, hến, xương gà, cá. vỏ cà phê,… (đối với phân chuồng cũng được kiểm định
trước khi sử dụng).
Một số doanh nghiệp lớn sản xuất phân bón hữu cơ phải kể đến là Tập đoàn Quế
Lâm, Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Sông Gianh, công ty cổ phần phân bón Lam
Sơn, Công ty CP Tasa,… Ngoài những công ty trong nước, hoạt động nhập khẩu
phân bón cũng cơ của nước ta cũng diễn ra sôi nổi. Vì vậy vấn đề nguồn cung phân
bón không đáng lo ngại. Để thực hiện dự án, nếu lấy nguồn cung cấp phân bón đến của
công ty TNHH Ecoclean Việt Nam thì sẽ được áp dụng mức giá được chính công ty
công bố như sau:
Sản phẩm Đơn giá Quy cách đóng gói
Phân sạch hữu cơ EcoClean 55.000 đ Bao/2 Kg
Vi sinh ủ phân – EcoClean Compost 75.000 đ Gói/100 gram
Phân bón vi sinh – EcoStim 298.000 đ Gói/225 gram
3.3.2. Quy trình trồng, chăm sóc, theo dõi
a) Chuẩn bị khu vực canh tác, đất, nước, phân bón, giống cây, dụng cụ
Khu vực canh tác cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về chất lượng đất và nước
như đã trình bày ở trên. Phân cách đất trồng rau hữu cơ ở trong nhà kính. Với mô hình
này, vườn rau sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng của các loại con trùng và thời tiết khắc
nghiệt. Bên cạnh đó việc phân cách này sẽ giúp hạn chế việc lây nhiễm các hóa chất
độc hại như thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học từ ruộng thông thường ở gần đó sang
ruộng hữu cơ.

31
Chuẩn bị phân bón, giống cây, dụng cụ thỏa mãn các nhu cầu cũng như đặc điểm
của nguyên vật liệu đầu vào hằng năm cần thiết cho dự án.
b) Lập kế hoạch trồng rau hữu cơ
Một trong những ưu điểm nổi bật của biện pháp trồng rau hữu cơ là việc luân canh
trồng cây. Trước khi bắt tay vào việc trồng rau thì phân nhóm các loại rau ăn củ, rau
ăn lá, rau họ đậu,... và lên kế hoạch luân canh. Việc luân canh xoay vòng này sẽ giúp
hạn chế được tình trạng sâu bệnh hại và giúp cân bằng được chất dinh dưỡng có trong
đất.
c) Ngâm ủ hạt giống
Ngâm ủ hạt giống là quá trình giúp rút ngắn thời gian hạt giống mọc mầm. Đầu
tiên cần rửa sạch hạt giống để loại bỏ đi những hạt lép, hạt kém chất lượng. Sau đó
tiến hành ủ hạt giống bằng khăn ấm hoặc ngâm trong nước ấm. Trong suốt quá trình ủ
hạt cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình hình. Khi thấy hạt giống đã có dấu hiệu
bắt đầu nứt vỏ hạt thì lấy ra khỏi khăn và trộn với giá thể để không bị vón cục chờ đến
lúc gieo hạt.
d) Tiến hành gieo trồng rau sạch hữu cơ
Sau khi đã thực hiện xong những bước trên thì công đoạn cuối cùng là gieo trồng
rau. Giá thể sau khi đã được chuẩn bị xong thì bắt đầu gieo trồng trên các luống rau.
Có thể sử dụng thêm phân hữu cơ vi sinh để làm lót lót bề mặt. Giá thể có thể linh
động sử dụng các loại đất thịt hay đất dinh dưỡng đều được. Nhưng tất cả đều phải
đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt. Tiến hành
phun ướt bề mặt giá thể bằng các tia nước nhỏ để làm ẩm bề mặt. Rải đều hạt giống
lên bề mặt đất ẩm với mật độ thích hợp và sau đó lấp 1 lớp đất mỏng trên bề mặt lại.
Sau khi xong xuôi che chắn rau cẩn thận bằng lưới đen của nhà kính. Tần suất tưới
nước thích hợp là khoảng từ 2-3 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát.
Đến khi cây bắt đầu lên lá non thì để rau tiếp xúc ánh nắng mặt trời để lá cây thực
hiện nhiệm vụ quang hợp giúp cây phát triển hơn. Trong suốt quá trình gieo hạt chờ
cây lớn trong nhà kính có thể hạn chế những cơn mưa gây tình trạng bị dập nát. Đồng
thời mô hình trồng rau sạch hữu cơ trong nhà kính giúp bảo vệ được vườn rau quanh
năm sạch sẽ và an toàn, vào mùa đông vườn rau cũng có thể khỏi phải chịu sự ảnh
hưởng của sương giá.
e) Chăm sóc rau sạch hữu cơ

32
Thường xuyên theo dõi tình hình và kiểm tra tình trạng của rau phát triển như thế
nào. Luôn giữ khay trồng rau ở vị trí có ánh nắng mặt trời, thông gió cho cây phát triển
tốt nhất. để rau có thể phát triển khỏe mạnh và xanh tốt. Tưới nước thường xuyên cho
rau với liều lượng vừa đủ để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Vào những ngày mưa thì
cần giảm bớt lượng nước tưới. Vào những ngày nắng nóng thì nên tưới với tần suất 2
lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều sẽ
gây ra tình trạng ngập úng và khiến cây bị chết dần.
Kiểm tra và tỉa bớt những cây bị héo, bị còi cọc để tạo không gian thoáng đãng
cho những cây khác phát triển tốt. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho rau bằng các
chế phẩm hữu cơ sinh học an toàn để giúp cây xanh tốt và rút ngắn thời gian thu hoạch.
Bón phân thường xuyên cho cây và bón thúc 2 lần và trước thu hoạch 12 ngày.
Một vấn đề nữa gây trở ngại nghiêm trọng cho cây trồng chính là sâu bệnh. Đối
với rau sạch việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mức cho phép là điều được chấp nhận.
Tuy nhiên, với rau hữu cơ thì không, 100% không tồn dư hóa chất độc hại. Có nghĩa
tuyệt đối không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, biến
đổi gen. Vì vậy, sâu bệnh sẽ được phòng trừ bằng cách áp dụng quy luật sinh tồn như
phương pháp thu hút thiên địch, bảo vệ côn trùng có ích, sử dụng cây xua đuổi côn
trùng gây hại (tỏi, gừng, hành, hoa cúc...). Hoặc áp dụng xen canh, luân canh, phương
pháp bắt bằng tay, bẫy dính, bẫy đèn, làm bẫy từ bã gừng, tỏi, rượu,…
3.3.3. Mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng điện, nước và các dịch vụ khác cần
cho sản xuất
- 1000m2 rau sẽ tiêu hao 1 – 1.5 tấn phân bón tỉnh cả bón lót cho một vụ từ 25 - 40
ngày.
- Điện: Giá điện nhà nước áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình
cho tất cả khung giờ là 1,630/kWh. Có 3 tháng thời tiết lạnh hơn những tháng còn lại
nên cần hệ thống sưởi ấm hoạt động nên chi phí điện trong 3 tháng này 6 triệu/tháng, 9
tháng còn lại 5 triệu/tháng, vậy trung bình mỗi tháng sử dụng 5,264,900 tiền điện với
3230 ký.
- Nước: Hệ thống tưới tiêu sử dụng nước là chủ yếu. Trong đó hệ thống phun
sương tiêu thụ 2 – 3 lít/giờ/ha, hệ thống nhỏ giọt 25 – 30 lít/ngày/ha. Giá nước tính
theo giá nhà nước áp dụng cho nước dùng cho sản xuất là 12,100/m3.

33
- Các chi phí đầu vào khác bao gồm trang bị những vật dụng phục vụ cho phòng
cháy chữa cháy, các dụng cụ phục vụ cho việc gieo trồng, trang thiết bị đảm bảo an
ninh (camera, tv,..), máy đo độ PH, máy chấm công,…
3.3.4. Phương pháp xử lý
Một số biện pháp khắc phục như:
- Hạn chế sự ô nhiễm không khí, chủ đầu tư áp dụng các quy định phương tiện vận
chuyển ra vào dự án phải đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, trồng cây xanh cách ly xung
quanh khu vực thực hiện dự án.
- Giảm thiểu ô nhiễm nước thải, áp dụng quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoạ,
thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tác biệt hoàn toàn với với hệ
thống thu gom nước thải, định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước
mưa, quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại,
tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa.
4. PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
4.1. Thực hiện xây dựng dự án
4.1.1. Mục tiêu
- Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng bền vững, lấy lợi ích kinh tế và sức
khỏe con người làm thước đo phát triển, gắn chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp,
nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất với trình độ kỹ thuật
càng cao đồng thời có liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái.
- Cung cấp cho nguồn thực phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Đồng thời giải
quyết lo lắng về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm.
- Xây dựng được uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường trong nước, tạo niềm tin
đối với khách hàng về thương hiệu. Từ đó mở rộng và phát triển sản phẩm ra nước
ngoài.
- Ngoài cung cấp các sản phẩm từ thực phẩm sạch chủ yếu là rau, dự án còn cung
cấp mô hình dịch vụ khách tham quan, giúp cho khách hàng có trải nghiệm và có cái
nhìn khái quát về mô hình sản xuất.
- Giải quyết vấn đề thiếu việc làm của các lao động tại địa phương cũng như
những việc; làm cho các bạn sinh viên ra trường không tìm được việc làm.
4.1.2. Hiệu quả và triển vọng đầu tư của dự án

34
- Qua đánh giá hiệu quả kinh tế dự án, dự án mang lại lợi nhuận và suất sinh lời
nội bộ cho chủ đầu tư. Ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch trên thị
trường trong nước, nhu cầu sử dụng thực phẩm rau sạch hữu cơ được các chuyên gia
kinh tế kỳ vọng có nhà cung cấp chất lượng để khơi thông thị trường.
- Dự án mang lại cơ hội việc làm cũng như thu nhập cho người lao động và đóng
góp vào một phần ngân sách chung của nhà nước.
- Dự án giúp cho thị trường trong nước có một nguồn rau sạch để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ, giúp giảm thiểu được nguồn thực phẩm không đảm bảo trên thị trường.
- Thời gian xây dựng: dự kiến hoàn tất sau 11-12 tháng.
- Chi phí đầu tư xây dựng: 19.273.220.000VNĐ.
4.1.3. Kế hoạch công việc
Kế hoạch thực hiện công việc dự án theo trình tự các bước như sau :

4.2. Nguồn nhân lực


4.2.1. Nhiệm vụ chung
Tùy theo mỗi chức vụ, nhân viên, công nhân sẽ có ca và lịch làm việc khác nhau:
- Chấp hành đúng nội quy, quy định của doanh nghiệp.
- Công nhân nghỉ phép cần thông báo cho người quản lý hoặc người điều hành để
có sự sắp xếp thay thế công việc, tránh việc ảnh hưởng đến chuỗi dây chuyền vận
hành của doanh nghiệp.
- Mỗi công nhân được nghỉ phép 2 ngày/ tháng mà vẫn được hưởng lương theo
quy định của doanh nghiệp.

35
- Trong công việc, phải thực hiện tốt và đầy đủ những nhiệm vụ công việc được
giao.
- Hằng ngày công nhân phải hoàn thành nghĩa vụ chấm công.
- Công nhân nghiêm túc thực hiện giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt những nhân
viên đảm nhận các công việc tham gia trực tiếp trong khâu nuôi trồng.
- Các công nhân cần niềm nở, tươi cười đối với khách hàng đặc biệt là nhân viên
quầy tiếp tân và khu tham quan.
- Quy định về việc nghỉ lễ: Mỗi công nhân được nghỉ lễ theo quy định hằng năm.
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn tuyển nhân sự

Mức thu
Số
Chức vụ Yêu cầu Thời gian làm việc nhập bình
lượng
quân/tháng

Kỹ sư Trình độ tốt nghiệp đại 1 - Sáng 8h00-11h30 7-9 triệu


nông học chuyên ngành: Nông - Chiều 13h-17h30
nghiệp lâm nghiệp, ưu tiên ứng - Nghỉ chủ nhật và
cử viên am hiểu về lĩnh các ngày lễ theo quy
vực thủy canh. Chịu khó, định của nhà nước
sáng tạo có trách nhiệm
với công việc. Kinh
nghiệm làm việc hơn 2
năm, ưu tiên sinh viên tốt
nghiệp loại giỏi, khá.

Kỹ sư Tốt nghiệp cao đẳng/ đại 1 - Sáng 8h00-11h30 7- 9 triệu


công học chuyên ngành Điện, - Chiều 13h-17h30
nghiệp Nhiệt lạnh / cơ khí/Tự - Nghỉ chủ nhật và
động hóa.Có tinh thần các ngày lễ theo quy
trách nhiệm, ham học hỏi. định của nhà nước.

36
Nhân viên Sinh viên tốt nghiệp đại 2 - Sáng 8h00-11h30 6-8 triệu
quản lý học chuyên ngành quản - Chiều 13h-17h30
trị nguồn nhân sự hoặc - Nghỉ chủ nhật và
các chuyên ngành liên các ngày lễ theo quy
quan. định của nhà nước.

Công 18-35 tuổi, có giấy khám 15 - Sáng 7h-11h 4-6tr


nhân sức khỏe, sức khỏe tốt có - Chiều 13h-17h
chăm sóc, tinh thần học hỏi siêng - Làm cả tuần, nghỉ
thu hoạch năng , có trách nhiệm với các ngày lễ theo quy
công việc có kiến thức về định của nhà nước.
cây trồng.

Nhân viên Nhân viên có kiến thức 1 - Sáng 8h00-11h30 6-8 triệu
kế toán tài chuyên môn về kế toán, - Chiều 13h-17h30
chính tài chính.Có tinh thần - Nghỉ chủ nhật và
trách nhiệm cao.Ưu tiên các ngày lễ theo quy
nhân viên có ít nhất 2 định của nhà nước.
năm kinh nghiệm trở lên
ở vị trí kế toán hoặc tốt
nghiệp chuyên ngành kế
toán

Nhân viên Có kinh nghiệm,có kỹ 1 - Sáng 8h -11h30 Thỏa


marketing năng sáng tạo, tư duy - Chiều 13h-17h30 thuận theo
phản biện, sử dụng các - Nghỉ chủ nhật và năng lực
phần mềm chuyên dụng các ngayỳ lễ theo quy (thấp nhất
ưu tiên người có bằng tốt định của nhà nước. 6 triệu)
nghiệp ngành marketing
hoặc bằng tương tự.

37
Nhân viên Có kỹ năng bán hàng, 1 - Sáng 7h-11h 5-6 triệu
tư vấn bán siêng năng, tích cực, kiên - Chiều 13h-17h00
hàng nhẫn tư vấn bán hàng. - Nghỉ chủ nhật và
các ngày lễ theo quy
định của nhà nước.

4.2.2. Kế hoạch đào tạo


a) Đối với nhân viên chăm sóc, thu hoạch
Ưu tiên người có kinh nghiệm làm nông. Đào tạo, dạy nghề cho nhân viên trong 2
tháng thử việc. Hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất rau màu áp dụng các tiêu chuẩn chất
lượng VietGAP; sản xuất rau theo hướng an toàn trong nhà kính, ứng dụng hệ thống
tưới nhỏ giọt; sản xuất rau thủy canh trong nhà kính; gieo ươm cây rau giống trong nhà
kính,... Thường xuyên cập nhật cho nhân viên chăm sóc các kỹ thuật hiện đại để nâng
cao chất lượng rau sạch.
b) Đối với nhân viên kỹ thuật
Ưu tiên người có kinh nghiệm sử dụng thành thạo công nghệ ứng dụng vào trồng
rau. Có kế hoạch đầu tư cho nhân viên kỹ thuật được tiếp xúc với các công nghệ hiện
đại để ứng dụng vào trồng rau sạch khỏe mạnh, năng suất cao,…
c) Đối với nhân viên marketing
Đào tạo đội ngũ marketing có tính sáng tạo, truyền thông tốt để sản lượng sản
phẩm bán ra được nhiều hơn.
4.2.3. Nghĩa vụ
(1) Chủ nông trại kiêm quản lý: Là người sở hữu và điều hành, quản lý mọi hoạt
động của nông trại, chịu trách nhiệm trước pháp luật, đưa ra các biện pháp để phát
triển nông trại.
(2) Kỹ sư nông nghiệp: Là người phụ trách nghiên cứu, đưa ra phương pháp nuôi
trồng và phát triển nông sản, đào tạo kỹ năng áp dụng vào sản xuất cho nhân công.
(3) Quản lý kỹ thuật: Kiểm tra máy móc, giám sát, báo cáo tình trạng máy móc,
thiết bị của nông trại, nghiên cứu phát triển công nghệ, sửa chữa, bảo trì hệ thống vận
hành nông trang, đào tạo phát triển kỹ năng cho nhân công.
(4) Quản lý nhân công: Giám sát quản lý nguồn nhân sự, xử lý các vấn đề nhân sự,
đảm bảo tiến độ công việc.

38
(5) Chuyên viên giám sát, bảo vệ: Là người bảo vệ tài sản của nông trang, giám
sát canh giữ nông trang.
(6) Công nhân chăm sóc: Chăm sóc, thu hoạch nông sản theo yêu cầu.
(7) Bộ phận kế toán - tài chính: Hoạch toán thu, chi nội bộ hằng ngày, theo dõi
công nợ dòng tiền, làm việc ngân hàng thực hiện ủy nhiệm chi, báo cáo kết quả kinh
doanh lãi lỗ định kỳ, thanh toán lương nhân sự, đề xuất giải pháp cân đối đầu vào đầu
ra.
(8) Bộ phận marketing: Định hướng và xây dựng thương hiệu.
4.2.4. Xử phạt và khen thưởng
Đánh giá việc thực hiện công việc bằng cách so sánh tiến độ hoàn thành công việc
của mỗi nhân viên với mục tiêu đã đưa ra. Từ đó, đưa ra quyết định khen thưởng hay
xử phạt hợp lý.
Có hệ thống phát hiện lỗi sai (camera, máy chấm công,…) hình thức khen thưởng
cụ thể khi nhân viên không mắc sai phạm trong 1 tháng. Nếu có sai phạm, tùy theo
mức độ nghiêm trọng mà nhân viên đó sẽ bị phạt trừ lương hoặc bị sa thải.
Ngoài ra, có những đợt thưởng lương vào dịp lễ, tết. Nếu vượt chỉ tiêu doanh thu,
nhân viên sẽ được thưởng thêm vào tiền lương. Biện pháp này nhằm kích thích sự
phấn khởi nhiệt tình của nhân viên trong công việc để họ làm tốt công việc.
4.3. Tổ chức và quản lý dự án

39
5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
 Các giả sử trong ước lượng
- Tốc độ tăng giá trung bình chung của cả nước:
+ Các dữ kiện của năm 0 (2023) – năm đầu tư được ước lượng dựa vào giá cả thực tế của
các mặt hàng.
+ Chỉ số lạm phát lựa chọn để ước lượng là 5%/ năm.
- Đầu tư: dự kiến mua đất có tổng diện tích là 20,000 m2 (2 ha) với giá 13 tỷ đồng tại
Hàng Gòn.
- Vòng đời dự án: Vòng đời của dự án là 13 năm (2023-2035), với năm đầu tư là năm
2023. Dự án hoạt động trong 12 năm (năm 2024 đến năm 2035).
- Tổng giá trị đầu tư: Tổng giá trị đầu tư để thực hiện dự án từ khi bắt đầu đến lúc hoàn
thành dự án là 19,273,220,000 đồng.
5.1. Tổng vốn đầu tư
Bảng 5.1. Tổng chi phí đầu tư của dự án
THÀNH
ĐƠN GIÁ
SỐ TIỀN
STT KHOẢN MỤC ĐVT (TRIỆU GHI CHÚ
LƯỢNG (TRIỆU
ĐỒNG)
ĐỒNG)
I Xây dựng
1 Mua đất m² 1 0.65 13,000 20,000 m²
2 Xây dựng nhà kính Nhà 3 1,540 4,620 5,000 m²
3 Xây dựng nhà kho tổng hợp Nhà 1 900 900 1,000 m²
4 Xây dựng giếng nước Cái 2 6 12
TỔNG 18,532

THÀNH
ĐƠN GIÁ
SỐ TIỀN
STT KHOẢN MỤC ĐVT (TRIỆU GHI CHÚ
LƯỢNG (TRIỆU
ĐỒNG)
ĐỒNG)
II Hệ thống trồng rau
Ống thủy canh lục giác
1 Giàn thủy canh Giàn 35 6.4 224 Cao x đáy x dày: 50 x 100 x
2,2 (mm)
2 Cây giống Cây 40000 0.0002 8 (rau ăn lá)
3 Phân bón
3.1 Phân sạch hữu cơ EcoClean Bao 50 0.055 2.75 Bao/2 Kg
Vi sinh ủ phân – EcoClean
3.2 30
Compost Gói 400 0.075 Gói/100 gram
3.3 Phân bón vi sinh – EcoStim Gói 200 0.298 59.6 Gói/225 gram
TỔNG 324.35

40
THÀNH
ĐƠN GIÁ
SỐ TIỀN
STT KHOẢN MỤC ĐVT (TRIỆU GHI CHÚ
LƯỢNG (TRIỆU
ĐỒNG)
ĐỒNG)
III Thiết bị
Camera IP 360 Độ 1080P
1 Camera Cái 5 0.75 3.75 Xiaomi Mi Home
BHR4885GL
2 Tivi Cái 1 3.24 3.24 FFalcon 32 inch 32F1
3 Đầu ghi hình Cái 1 4.99 4.99 Hikvision DS-7616HI-ST
4 Modem Cái 1 0.25 0.25 TP-Link TL-WR844N
5 Hệ thống lọc nước Bộ 1 30 30
6 Hệ thống chống sét cấp 3 Bộ 1 30 30
Đèn pha năng lượng mặt
7 Hệ thống đèn Bộ 1 48 48
trời 500w, trụ cột
8 Hệ thống cấp nước Bộ 1 30 30
Kojin Tex fog 150G, số
lượng pép: 150/bộ, công
9 Hệ thống phun sương Bộ 4 7.5 30
suất 250 W/h, độ dài:
100m/bộ
10 Hệ thống tưới nhỏ giọt Bộ 2 30 60
11 Hệ thống sưởi ấm Bộ 1 28 28
12 Màng nhà kính Israel m² 1000 0.014 14
13 Nẹp ziczac m² 1000 0.012 12
14 Màn che làm mát Cuộn 10 1.4 14 4mx50m/cuộn
15 Motor cuộn màn che Máy 3 8 24
16 Máy bơm Cái 2 4.6 9.2 Teco 3.7Kw 5HP
17 Máy bơm nước lớn Cái 1 26.5 26.5 Pentax CM80-200A
Máy đo nhiệt độ, độ ẩm môi
18 Cái 2 10 20 THM80X
trường
19 Máy đo độ PH cho nước Cái 2 0.35 0.7 PH-02 HM105
20 Máy đo độ PH cho đất Cái 2 0.6 1.2 300A Total Meter
21 Máy chấm công vân tay Cái 1 1.79 1.79 Hikvision DS-K1A8503MF
32kw/32kva 1 pha công
22 Máy phát điện Cái 1 0.25 0.25 nghiệp chạy dầu. Hyundai
DHY35KSEm
23 Ống dẫn nước Cây 100 0.1 10 Ống PVC bán kính 114mm
25 Công cụ dụng cụ Bộ 1 15 15
TỔNG 416.9

TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ 19,273.22

 Thời gian khấu hao


- Công trình xây dựng: 20 năm;
41
- Máy móc thiết bị: 12 năm.
5.1. Đề xuất vay vốn, lịch vay và trả nợ
Cơ cấu nguồn vốn của dự án bao gồm:
✓ Nguốn vốn tự có (vốn chủ sở hữu) với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 20%, chiếm
80% tổng vốn đầu tư.
✓ Nguồn vốn vay tại ngân hàng Vietcombank với mức lãi suất 7%/năm, chiếm 20%
tổng vốn đầu tư. Ngân hàng cho vay theo dạng thế chấp tài sản là bất động sản trị giá
13,000,000,000 đồng.
Bảng 5.2. Cơ cấu nguồn vốn
(ĐVT: Triệu VNĐ)
STT Khoản mục tính Số tiền Tỷ trọng vốn Lãi vay Chi phí sử dụng vốn
1 Vốn vay dài hạn VCB 3,855 20% 7% 7%
2 Vốn chủ sở hữu 15,419 80% 20%
Tổng 19,273 100%
Để đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện và duy trì dự án, Funny Farm cần vay thêm
3,855,000,000 đồng. Thời hạn vay 10 năm, lãi suất 7%/năm theo hình thức thế chấp tài
sản, bắt đầu trả nợ từ năm hoạt động thứ nhất theo phương pháp gốc trả đều. Kế hoạch trả
nợ vay được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 5.3. Lịch vay và trả nợ
(ĐVT: Triệu VNĐ)
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dư nợ đầu kỳ 0 3,855 3,469 3,084 2,698 2,313 1,927 1,542 1,156 771 385
Nợ giải ngân 3,855 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Trả lãi 0 270 243 216 189 162 135 108 81 54 27
Trả gốc 0 385 385 385 385 385 385 385 385 385 385
Lãi và lãi 0 655 628 601 574 547 520 493 466 439 412
Dư nợ cuối kỳ 3,855 3,469 3,084 2,698 2,313 1,927 1,542 1,156 771 385 0
5.2. Dự toán dòng tiền (dòng tiền hằng năm theo các quan điểm)
Bảng 5.4. Báo cáo kết quả kinh doanh
(ĐVT: Triệu VNĐ)
Năm 0 1 2 3 4 5 6
Doanh thu thuần 4,800 5,544 6,174 7,872 9,043 10,210
Chi phí hoạt động 19,273 1,339 1,540 1,678 2,040 2,291 2,542
Khấu hao 311 311 311 311 311 311

42
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 3,150 3,693 4,184 5,521 6,441 7,357
Lãi vay 270 243 216 189 162 135
Lợi nhuận trước thuế (EBT) 2,880 3,450 3,968 5,332 6,279 7,222
Thuế TNDN (20%) 576 690 794 1,066 1,256 1,444
Lợi nhuận sau thuế ( EAT) 2,304 2,760 3,175 4,266 5,023 5,777
Năm 7 8 9 10 11 12
Doanh thu thuần 11,793 14,634 17,729 24,821 28,669 31,470
Chi phí hoạt động 2,880 3,479 4,132 5,616 6,425 7,017
Khấu hao 311 311 311 311 311 311
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 8,602 10,843 13,286 18,894 21,932 24,142
Lãi vay 108 81 54 27 0 0
Lợi nhuận trước thuế (EBT) 8,494 10,762 13,232 18,867 21,932 24,142
Thuế TNDN (20%) 1,699 2,152 2,646 3,773 4,386 4,828
Lợi nhuận sau thuế ( EAT) 6,795 8,610 10,586 15,094 17,546 19,314

Bảng 5.5. Hoạch định vốn lưu động


Tồn kho 0% Số lượng SX
Tỷ lệ khoản phải thu (AR) 5% Tổng doanh thu
Tỷ lệ khoản phải trả (AP) 30% Tổng doanh thu
Tỷ lệ Tồn quỹ tiền mặt (CB) 10% Tổng doanh thu

Bảng 5.6. Tổng vốn lưu động và thay đổi vốn lưu động của dự án qua các năm
(ĐVT: Triệu VNĐ)
Năm
Khoản mục tính 0 1 2 3 4 5 6
Tiền mặt 0 480 554 617 787 904 1,021
Khoản phải thu 0 240 277 309 394 452 511
Tồn kho 0 0 0 0 0 0 0
Khoản phải trả 0 1,440 1,663 1,852 2,362 2,713 3,063
Tổng vốn lưu động (720) (832) (926) (1,181) (1,357) (1,532)
Thay đổi tiền mặt 480 74 63 170 117 117
Thay đổi khoản phải thu 240 37 32 85 59 58
Thay đổi hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0

43
Thay đổi khoản phải trả 1,440 223 189 509 351 350
Thay đổi vốn lưu động (720) (112) (94) (255) (176) (175)
Năm
Khoản mục tính 7 8 9 10 11 12
Tiền mặt 1,179 1,463 1,773 2,482 2,867 3,147
Khoản phải thu 590 732 886 1,241 1,433 1,574
Tồn kho 0 0 0 0 0 0
Khoản phải trả 3,538 4,390 5,319 7,446 8,601 9,441
Tổng vốn lưu động (1,769) (2,195) (2,659) (3,723) (4,300) (4,721)
Thay đổi tiền mặt 158 284 310 709 385 280
Thay đổi khoản phải thu 79 142 155 355 192 140
Thay đổi hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0
Thay đổi khoản phải trả 475 852 929 2,128 1,154 841
Thay đổi vốn lưu động (237) (426) (464) (1,064) (577) (420)

Bảng 5.7. Dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh chính và dòng tiền từ hoạt
động đầu tư
(ĐVT: Triệu VNĐ)
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Dòng tiền hoạt động sản xuất


0 3,605 3,426 3,796 5,021 5,672 6,399 7,452 9,428 11,416 16,496 18,434 20,045
kinh doanh chính (OCF)

Doanh thu thuần 0 4,800 5,544 6,174 7,872 9,043 10,210 11,793 14,634 17,729 24,821 28,669 31,470

Thay đổi khoản phải thu 0 240 37 32 85 59 58 79 142 155 355 192 140

Dòng tiền vào OCF 0 4,560 5,507 6,143 7,787 8,985 10,152 11,714 14,492 17,575 24,467 28,476 31,330

Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý


1,339 1,540 1,678 2,040 2,291 2,542 2,880 3,479 4,132 5,616 6,425 7,017
và bán hàng chưa khấu hao

T (20%) 576 690 794 1,066 1,256 1,444 1,699 2,152 2,646 3,773 4,386 4,828

Thay đổi tiền tối thiểu 0 480 74 63 170 117 117 158 284 310 709 385 280

Thay đổi hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Thay đổi khoản phải trả 0 1,440 223 189 509 351 350 475 852 929 2,128 1,154 841

Dòng tiền ra OCF 0 955 2,081 2,346 2,766 3,313 3,753 4,262 5,063 6,159 7,971 10,042 11,285

Dòng tiền ròng từ hoạt động


(19,273) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15,213
đầu tư (ICF)

Thu hồi từ thanh lý TSCĐ 0 15,213

Dòng tiền vào ICF 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15,213

44
Chi phí đầu tư TSCĐ 19,273

Dòng tiền ra ICF 19,273

Bảng 5.8. Dự toán dòng tiền theo các quan điểm


(ĐVT: Triệu VNĐ)
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

TIPV (19,273) 3,605 3,426 3,796 5,021 5,672 6,399 7,452 9,428 11,416 16,496 18,434 35,258

Tiền giải ngân 3,855 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tiền trả gốc và lãi 0 655 628 601 574 547 520 493 466 439 412 0 0

EPV (15,419) 2,950 2,798 3,195 4,446 5,125 5,878 6,958 8,962 10,976 16,083 18,434 35,258

AEPV (19,273) 3,551 3,377 3,753 4,983 5,640 6,372 7,430 9,412 11,405 16,490 18,434 35,258

5.3. Đánh giá dự án


Bảng 5.9. Chi phí sử dụng vốn WACC của dự án
(ĐVT: %)
STT Khoản mục tính Tỷ trọng vốn Chi phí sử dụng vốn
1 Vốn vay dài hạn VCB 20% 7%
2 Vốn chủ sở hữu 80% 20%
WACC 17.40%

Bảng 5.10. Đánh giá khả năng trả nợ của dự án


Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

DSCR 5.501 5.453 6.313 8.741 10.363 12.296 15.103 20.215 25.978 39.995

Bảng 5.11. Thời gian hoàn vốn của dự án


Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Vốn đầu tư ban đầu (19,273)

Dòng tiền vào hằng năm 4,800 5,544 6,174 7,872 9,043 10,210 11,793 14,634 17,729 24,821 28,669 31,470

Dòng tiền ra hằng năm (1,339) (1,540) (1,678) (2,040) (2,291) (2,542) (2,880) (3,479) (4,132) (5,616) (6,425) (7,017)

Dòng tiền ròng (19,273) 3,461 4,004 4,496 5,832 6,752 7,668 8,913 11,155 13,598 19,206 22,244 24,453

Tích lũy dòng tiền (19,273) (15,812) (11,808) (7,312) (1,480) 5,272 7,668 16,581 27,736 41,334 60,539 82,783 107,236

Thời gian hoàn vốn (PP) - Năm 4.22

NPV 15,608
IRR theo TIPV 28.82%
PI 1.81

45
MIRR 16.97%

 Dự án có NPV = 15,608 (Triệu VNĐ) > 0 nên dự án đánh giá về mặt tài chính, dự
án khả thi để thực hiện.
 Mức sinh lời tối đa mà dự án có thể đạt được là IRR = 28.82% > 20%. Do đó dự
án kinh doanh với mức sinh lời IRR = 28.82% năm là hoàn toàn khả thi và rất đáng
thực hiện.
 Dự án có PI > 1 (= 1.81) là dự án đáng giá để đầu tư.
 Thời gian hoàn vốn của dự án là 4.22 năm.
6. PHÂN TÍCH RỦI RO
Nền nông nghiệp trồng rau nhà kính hiện nay tuy đang nhận được nhiều sự chú ý
từ chính quyền và người dân nhưng vẫn vấp phải nhiều khó khăn, điển hình là sự thiếu
thốn về trang thiết bị, nguồn nhân lực cần thiết để đưa hệ thống rau sạch nhà kính vào
hoạt động. Một số các rủi ro mà dự án cần khắc phục bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi
ro bên trong.
6.1. Rủi ro bên ngoài
Rủi ro về dịch bệnh: Tính đến thời điểm tháng 11/2022, dịch Covid được kiểm
soát đã một phần ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu ăn uống, giải tỏa đi phần nào nỗi lo
của các hộ gia đình, được dự đoán sẽ có ảnh hưởng tốt đến nền nông nghiệp công nghệ
cao như trồng rau nhà kính.
Rủi ro về lạm phát: Theo thông tin được công bố bởi Tổng cục Thống kê, lạm phát
cơ bản tháng 11/2022 đã tăng 4,81% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, lạm phát
được dự đoán tăng, tuy nhiên, Chính phủ đã có những bước đi chủ động, hạn chế các
tác hại cho nền kinh tế, giúp tăng sự chính xác, ổn định trong các tính toán của Nhóm
9 về mức sinh lời cho dự án.
Rủi ro về nguồn cung ứng đầu vào: Một số rủi ro cần phải cân nhắc bao gồm chính
sách bảo hành, bảo trì của nhà cung ứng khi máy móc, hệ thống nhà kính xảy ra sự cố
ngoài dự đoán, rủi ro về hạt giống, phân bón không đạt chuẩn, không phù hợp với hệ
thống nhà kính,… Để giảm thiểu những rủi ro trên, Nhóm 9 đề cao sự cần thiết của các
hợp đồng với các nhà cung ứng cũng như tư vấn đến từ các công ty luật, cá nhân có
chuyên môn hỗ trợ.
Rủi ro về đầu ra: Đối với một thương hiệu rau sạch mới, việc tìm kiếm đầu ra ổn
định luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, để đối phó với rủi ro về đầu ra, nhóm đề xuất chú trọng

46
đội ngũ quảng bá, các chính sách ưu đãi cho các đại lý, từ đó đẩy nhanh hiệu quả tìm
khách hàng tiềm năng, giảm thiểu thua lỗ trong thời gian đầu. Lấy chất lượng làm
chiến lược lâu dài để duy trì hoạt động, đạt được vị thế, uy tín trên thị trường rau sạch
tại Việt Nam.
Rủi ro về thời tiết: Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có khí hậu chia
làm hai mùa rõ rệt, lượng mưa khá cao và độ ẩm không chênh lệch đáng kể giữa các
vùng, địa điểm thực hiện dự án được đánh giá ổn định, không tiềm ẩn nhiều rủi ro cho
chủ thầu, nhà đầu tư và các bên liên quan. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn từ những thay
đổi của Hồ Cầu Dầu cần được giám sát kĩ càng và có phương án đối phó khi cần thiết.
6.2. Rủi ro bên trong
Rủi ro bên trong có thể kể đến bao gồm rủi ro từ khâu chiến lược, quản lý, sản
phẩm.
Rủi ro chiến lược: Chiến lược được đưa xảy ra sai sót hay không đạt kết quả như
mong muốn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hồi vốn của dự án cũng như mức
độ hài lòng của cán bộ công nhân viên. Để tăng tính chính xác và đúng đắn trong quá
trình đề xuất, xây dựng chiến lược, bộ phận quản lý cấp cao của dự án cần có những
bước chuẩn bị, phân tích hợp lý với đầy đủ ý kiến từ các góc nhìn khác nhau trước khi
đưa ra quyết định.
Rủi ro từ cách quản lý: Quản lý ở đây được hiểu là quy trình duy trì hoạt động,
quá trình áp dụng chính sách mới vào hệ thống sẵn có. Quản lý đóng vai trò quan trọng
đối với sự thành công của dự án, khâu quản lý cần được thực hiện bởi những cá nhân
có chuyên môn, khả năng liên kết giữa người với người để có thể tối đa hóa hiệu quả
của việc quản lý.
Rủi ro từ sản phẩm: Khái niệm dự án trồng rau nhà kính không là xa lạ đối với thị
trường nước ta hiện nay, cũng như xu hướng tự trồng rau của người dân đã khiến sản
phẩm của dự án đối mặt với rủi ro không tìm được đầu ra. Tuy nhiên, điểm tích cực có
thể kể đến chính là giải pháp tự trồng rau thực chất chỉ là giải pháp mang tính tạm thời,
dự án trồng rau có thể được kì vọng sẽ đạt được hiệu quả tài chính tối thiểu.
7. PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI
7.1. Tình hình kinh tế
Dự án được thực hiện trong bối cảnh “cơn khát rau sạch” đang diễn ra, dự án được
kì vọng sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nguồn lợi nhuận thu về được sẽ

47
giúp ích cho nền kinh tế thông qua các khoản thuế, đầu tư tiếp theo, đóng góp tích cực
vào nền kinh tế nước ta. Các máy móc thiết bị được sử dụng cho dự án bao gồm các
trang thiết bị phổ biến và thân thiện với môi trường, một số có nguồn gốc xuất xứ nội
địa, đảm bảo được tính minh bạch và thuận lợi trong quá trình lắp đặt và giám sát.
Ngoài ra, dự án được kì vọng sẽ mang lại nguồn thực phẩm sạch, chất lượng đến
cho người dân, cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng. Với nhóm khách hàng mục tiêu
mà dự án hướng đến là tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập ổn định, quan tâm đến
sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình sẽ là nhóm đối tượng có khả năng quay
lại cao nhất. Bằng cách tạo ra những sản phẩm được đầu tư về chất lượng, lấy người
tiêu dùng làm trung tâm của sự phát triển, dự án trực tiếp nâng cao chất lượng cuộc
sống, cũng như mức sống của người tiêu dùng cuối cùng.
7.2. Tình hình xã hội
Dự án được xây dựng trên đất thuê tại Hàng Gòn với diện tích 20,000m2, ngoài
việc tận dụng khu đất để tạo ra giá trị cho các bên liên quan, dự án còn góp phần cải
thiện phần đất thực hiện dự án, cũng như hạn chế tối đa những thiệt hại liên quan đến
môi trường mà dự án có thể gây ra.
Dự án sẽ giúp cung cấp việc làm cho 25-30 cá nhân lao động, từ kỹ sư có chuyên
môn cao đến các nhân viên tư vấn bán hàng làm việc trực tiếp với khách hàng. Đội
ngũ nhân viên tham gia được chú trọng phát triển kỹ năng, được đào tạo để có thể phát
triển theo hướng tốt nhất thông qua các kế hoạch đào tạo. Vấn đề về phát triển đội ngũ
nhân sự để các cá nhân được tạo điều kiện phát triển, trở thành phiên bản tốt nhất của
chính mình là một trong những ưu tiên hàng đầu của dự án, dưới sự chỉ đạo trực tiếp
đến từ ban quản lý cấp cao.
8. KẾT LUẬN
Đứng trước “cơn khát thực phẩm sạch”, với mục tiêu cung cấp sản phẩm rau sạch,
an toàn, tốt cho sức khỏe đến cho người dân, các hộ gia đình, dự án trồng rau sạch hữu
cơ nhà kính được thành lập, hứa hẹn trong tương lai không xa sẽ đạt được sự thành
công nhất định, đóng góp tích cực cho nền kinh tế, xã hội hiện nay.
Dựa vào kết quả phân tích, dự án được kì vọng sẽ mang lại lợi nhuận, lợi ích cho
các bên liên quan, có mức khả thi khá cao. Có thể nói dự án này có hiệu quả đầu tư cao
vì NPV dự án, NPV kỳ vọng luôn lớn hơn 0 và IRR dự án, IRR kỳ vọng cũng lớn hơn
suất chiết khấu K. Bên cạnh lợi ích dự án đem lại cho nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn, dự

48
án còn mang lại các lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, rủi ro dự án có thể gặp phải là
không thể tránh khỏi, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại được khuyến
khích áp dụng, bao gồm các biện pháp đã được nhóm 9 đề xuất và một số biện pháp
phù hợp khác.

49

You might also like