You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM




DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU SẠCH


BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRỒNG THỦY CANH

Nhóm thực hiện: Nhóm 4


GVHD: Liêu Cập Phủ

STT Thành viên MSSV


1 Trà My 030136200338
2 Đỗ Đức Dũng 030136200092
3 Hà Hữu Hưng 030136200230
4 Lâm Vĩnh Phúc 030136200479
5 Trần Thị Thanh Nga 030136200352
6 Danh Hoàng Hoài Mỹ 030136200341
7 Nguyễn Thị Hồng Loan 030136200301
8 Nguyễn Thị Khánh Linh 030136200293
9 Hoàng Nguyễn Đức Khương 030136200270

TP HCM , ngày 24 tháng 10 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ST Hoàn
Thành viên MSSV Công việc
T thành
Phân tích thị trường, sản
phẩm của dự án
1 Trà My 030136200338 100%
Phân tích rủi ro
Tổng hợp Word
Phân tích kinh tế - xã hội
2 Đỗ Đức Dũng 030136200092 Phân tích kỹ thuật, công 100%
nghệ và các yếu tố đầu vào
Phân tích kinh tế - xã hội
3 Hà Hữu Hưng 030136200230 Phân tích kỹ thuật, công 100%
nghệ và các yếu tố đầu vào
Thuyết trình
4 Lâm Vĩnh Phúc 030136200479 Giới thiệu dự án 100%
Tổng hợp Word
Chiến lược tiếp thị
Trần Thị Thanh
5 030136200352 Làm PowerPoint 100%
Nga
Tổng hợp Word
Phân tích hiệu quả tài chính
Danh Hoàng Làm Excel
6 030136200341 100%
Hoài Mỹ Kết luận
Tổng hợp Word
Nguyễn Thị Phân tích nguồn nhân lực và
7 030136200301 100%
Hồng Loan quản lý dự án
Phân tich thị trường, sản
Nguyễn Thị phẩm của dự án
8 030136200293 100%
Khánh Linh Phân tích rủi ro

Phân tích kinh tế - xã hội


Hoàng Nguyễn
9 030136200270 Phân tích kỹ thuật, công 100%
Đức Khương
nghệ và các yếu tố đầu vào
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về dự án................................................................................................................1
1.Tóm tắt dự án:...................................................................................................................1
2.Mục tiêu dự án:.................................................................................................................1
3.Sự cần thiết phải thực hiện dự án:...................................................................................1
4.Mức độ phù hợp của dự án:.............................................................................................1
II. Phân tích thị trường sản phẩm của dự án........................................................................2
1. Phân khúc thị trường:......................................................................................................2
1.1 Nhu cầu sản phẩm trên thị trường:...............................................................................2
1.2 Tình hình cung ứng sản phẩm:.....................................................................................2
1.3 Thị trường mục tiêu:.....................................................................................................3
2. Chiến lược tiếp thị: ........................................................................................................3
III. Phân tích kỹ thuật, công nghệ và các yếu tố đầu vào khác............................................4
1. Lựa chọn địa điểm và phân tích tác động đến môi trường.........................................4
1.1.Địa điểm.......................................................................................................................5
1.2. Phân tích tác động môi trường:...................................................................................5
2. Lựa chọn kỹ thuật công nghệ:.........................................................................................5
2.1. Quy mô sản xuất:........................................................................................................5
2.2. Thiết bị công nghệ:......................................................................................................6
2.3. Kỹ thuật chọn lựa nguyên vật liệu đầu vào:................................................................6
2.4. Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch................................................................................6
2.5. Kỹ thuật trồng rau thủy canh.....................................................................................6
2.6. Kỹ thuật công nghệ phòng cháy chữa cháy................................................................6
3. Khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào..........................................7
IV. Phân tích nguồn nhân lực và quản lý dự án:..................................................................7
1. Thực hiện xây dựng dự án:.............................................................................................7
2. Quy trình chuẩn bị trồng trọt:........................................................................................8
3. Cơ cấu tổ chức và quản lí dự án:..................................................................................11
V. Phân tích hiệu quả tài chính.............................................................................................13
1. Các giả sử trong ước lượng:..........................................................................................12
2. Tổng vốn đầu tư..........................................................................................................13
3. Ước tính doanh thu và chi phí...................................................................................14
4. Đề xuất vay vốn, lịch vay và trả nợ:.............................................................................14
5. Dòng tiền các quan điểm đầu tư:..................................................................................16
6. Đánh giá dự án:..............................................................................................................21
VI. Phân tích rủi ro:...............................................................................................................22
VII . Phân tích kinh tế xã hội mà dự án trồng sản phẩm nông sản hữu cơ mang lại:.....24
Kết luận...................................................................................................................................26
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Quy mô và diện tích..................................................................................................5

Bảng 2: Phân bổ thời gian làm việc cho nhân viên.............................................................11

Bảng 3: Lương cơ bản của nhân viên..................................................................................12

Bảng 4: Chi phí đầu tư ban đầu...........................................................................................13

Bảng 5: Doanh thu hằng năm..............................................................................................14

Bảng 6: Chi phí hằng năm...................................................................................................16

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn..................................................................................................17

Bảng 8: Lịch vay và trả nợ...................................................................................................17

Bảng 9: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................................19

Bảng 10: Nhu cầu vốn lưu động..........................................................................................19

Bảng 11: Dòng tiền từ các quan điểm đầu tư......................................................................19

Bảng 12: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm TIPV...................................................21

Bảng 13: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm EPV....................................................21

Bảng 14: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm AEPV.................................................22
I. Giới thiệu về dự án:

1. Tóm tắt dự án:

Với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của thời đại, nhu cầu đời sống của
con người ngày càng một tăng cao. Cuộc sống của chúng ta qua nhiều thời đại đã
không chỉ dừng lại ở đủ ăn đủ mặc, mà nó đã phát triển hơn xưa, trở thành ăn ngon
mặc đẹp hay thậm chí là ngày nay, nhu cầu này còn tiến bộ hơn nữa, con người ngày
càng quan tâm tới sức khoẻ của bản thân mình nhiều hơn, biết cách chọn lọc các mặt
hàng thực phẩm sạch, tốt cho sức khoẻ để ăn, uống. Cũng chính vì lí do này mà nhu
cầu về các mặt hàng rau sạch tăng cao một cách đột biến, đặc biệt là các sản phẩm rau
được trồng bằng phương pháp thuỷ canh. Từ đó nhóm chúng tôi quyết định thành lập
Doanh nghiệp Công ty TNHH Happy Garden - chuyên cung cấp các mặt hàng nông
sản thuỷ canh, đại diện phát triển dự án Sản Xuất Rau Sạch Theo Phương Pháp Nuôi
Trồng Thuỷ Canh.

2. Mục tiêu dự án:

Ngắn hạn:

+ Phát triển nhận diện thương hiệu qua thị trường Internet.

+ Mức độ hài lòng của khách hàng >80% khi khảo sát.

+ Doanh thu tăng 15% mỗi tháng.

Dài hạn:

+ Cung cấp những sản phẩm chất lượng, độc đáo tới khách hàng.

+ Tạo dựng được uy tín trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng lân cận.

+ Mở thêm cửa hàng phân phối sản phẩm khi đã có sự tín nhiệm của khách hàng.

3. Sự cần thiết phải thực hiện dự án:

Dự án “Sản xuất rau sạch theo phương pháp nuôi trồng thuỷ canh” không chỉ
giúp con người có nguồn thực phẩm sạch hơn, ngon miệng hơn mà giá trị cốt lõi của
nó còn chú ý đến sức khoẻ của người tiêu dùng, hướng con người của thời đại mới đi
theo lối sống “Ăn không chỉ để no, mà còn để lo cho sức khỏe”.

4. Mức độ phù hợp của dự án:

7
Với xu thế phát triển: Trong những năm gần đây, vấn đề sức khoẻ của con
người trong xã hội hiện đại luôn là một vấn đề vô cùng được chú ý. Dự án này được
phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết về dinh dưỡng trong các bữa ăn của
người tiêu dùng.

Với mục tiêu phát triển của ngành: Hiện nay, Nhà nước đang có những chính
sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có ý tưởng và mô hình kinh doanh nông sản
xanh - sạch, đưa ra rất nhiều gói hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng
này, nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển của ngành “nông nghiệp sạch, hiện đại”.

Với thời cơ đầu tư: Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch,
có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao
hơn cho bữa ăn hàng ngày.

II. Phân tích thị trường sản phẩm của dự án

1. Phân khúc thị trường

1.1. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường: 


Theo khảo sát 1000 người thì được kết quả: 80% người tiêu dùng lo ngại tác
hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản
phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn. Theo ghi nhận vài năm
gần đây nhu cầu sử dụng rau sạch trên thị trường Việt Nam ngày càng tăng. Hoạt động
này được đẩy mạnh ở cấp độ các cơ quan quản lý doanh nghiệp. Nhận thấy rau thủy
canh mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh, rất tốt cho sức khỏe
nên hầu hết các hộ gia đình đã chuyển sang sử dụng sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh.
Ngoài ra, chiến dịch tiêu dùng xanh được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự
tham gia của hơn 70.000 lượt tình nguyện viên, hơn 4 triệu lượt người dân cam kết
hưởng ứng tiêu dùng xanh, mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng lên
từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại hệ thống các siêu thị Co.opmart.
Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết
“xanh” và “sạch” (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, 2017)..

1.2. Tình hình cung ứng sản phẩm:


Còn hạn chế: Số lượng đưa ra thị trường hiện nay chưa nhiều so với sản phẩm
nông nghiệp truyền thống.
Khó tiếp cận: Kênh phân phối rau thủy canh còn khá ít, tiêu thụ ở các siêu thị,
các cửa hàng rau sạch và bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hình thức giao hàng
tận nơi. Điều này dễ hiểu bởi giá thành của rau thủy canh ở mức cao, phân khúc thị
trường hướng đến là tầm trung trở lên.

8
Giá thành cao: Do kỹ thuật nuôi trồng khó tiếp cận với nông dân nên sản lượng
đưa ra không nhiều dẫn đến giá thành cao so với mặt bằng chung.
Nhận diện thương hiệu: Trước tình trạng báo động về vệ sinh an toàn thực
phẩm ngày càng lên cao thì thực phẩm sạch (như rau thủy canh) là điều mà nhiều bà
nội trợ tìm kiếm. Từ đó mà không ít những cửa hàng đóng “mác” thực phẩm sạch và
cung cấp rau sạch xuất hiện trên thị trường. Có những thương hiệu là “tự phong” và
cần khách hàng tỉnh táo để không sa vào mớ bòng bong. Các thương hiệu rau sạch
“xịn” phải được đăng ký và kiểm định an toàn thực phẩm, điển hình như một số tên
tuổi khá nổi tiếng như VinEco hay rau sạch tiêu chuẩn VietGap,…
1.3. Thị trường mục tiêu:
 Theo đặc điểm tâm lý:
Ngày xưa, cuộc sống có thể vất vả, người ta chỉ dám ăn no, cho chắc cái bụng.
Nhưng ngày nay, cuộc sống hiện đại, vật chất của cải làm ra nhiều hơn, con người ta
từ ăn chắc mặc bền dần dần nâng cấp lên ăn ngon mặc đẹp. Đó là sự phát triển đương
nhiên của xã hội. Nhưng tưởng chỉ dừng lại ở ăn ngon mặc đẹp thôi nhưng cuộc sống
hiện đại cùng khoa học kỹ thuật phát triển, con người còn phải đối mặt với nhiều mặt
tiêu cực của nó. Rau bẩn, rau thiếu an toàn chính là sản phẩm của mặt phát triển tiêu
cực đó. Con người trong xã hội hiện đại ngày nay luôn ý thức được vấn đề về sức
khỏe và dinh dưỡng của bản thân, vì vậy nhu cầu về rau sạch đã trở thành một nhu cầu
thiết yếu.
 Theo địa lý:
Đà Lạt là một thành phố ở cao nguyên được hưởng khí hậu đặc trưng của vùng đất
ôn đới này vì vậy có thể sản xuất được sản lượng lớn các loại rau ôn đới quanh năm.
Đây là một nhân tố trọng yếu giúp tạo ra những sản phẩm rau chất lượng, mang hàm
lượng dinh dưỡng cao.
 Nhân khẩu học:
 Tuổi tác: Tập trung tất cả các phân khúc khách hàng, không phân biệt độ tuổi.
 Thu nhập: Hướng đến mọi tầng lớp khách hàng.
 Hành vi tiêu dùng: Thay đổi theo thời gian, xã hội phát triển con người càng
quan tâm đến sức khỏe của mình hơn.

2. Chiến lược tiếp thị:

9
Hình 1: Chiến lượng Marketing 7P

III. Phân tích kỹ thuật, công nghệ và các yếu tố đầu vào khác.

1. Lựa chọn địa điểm và phân tích tác động đến môi trường:

1.1. Địa điểm:

Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên,
thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và
được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí
hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm.
Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ
cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển.
Thành phố có vị trí địa lý:
• Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương
• Phía Tây giáp huyện Lâm Hà
• Phía Nam giáp huyện Đức Trọng
• Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương
Dân số Đà Lạt từ kết quả Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là
226.578 người. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành
phố Buôn Ma Thuột.

10
 
Hình 2: Bản đồ thành phố Đà Lạt
1.2. Phân tích tác động môi trường:
Cách trồng kết hợp cùng công nghệ trồng thủy canh dần hoàn thiện, hướng đến
những nông sản sạch, xanh, không gây ô nhiễm nguồn nước, khói bụi hay tiếng ồn.
Tuy nhiên, việc thực thi dự án ảnh hưởng tương đối đến môi trường khu vực xung
quanh, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ sinh sống xung quanh.
Những tác động tới môi trường có thể xảy ra chủ yếu trong giai đoạn thi công dự án.
2. Lựa chọn kỹ thuật công nghệ:
2.1. Q
uy mô sản xuất:

STT Nội dung Diện tích ĐVT


I Xây dựng
1 Khu trồng rau 6000 m2
2 Nhà kho 500 m2
3 Văn phòng 100 m2
4 Đường nội bộ 400 m2
II Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống điện 01 Hệ thống
2 Hệ thống nước 01 Hệ thống
3 Hệ thống sản xuất 01 Hệ thống

Bảng 1: Quy mô và diện tích


2.2.Thiết bị công nghệ:
 Hệ thống nhà màng – nhà lưới 

11
 Hệ thống lưới cắt nắng tự động 
 Hệ thống giàn thủy canh 
 Quạt đối lưu làm mát 
 Hệ thống cấp nước, bể chứa 
 Giàn ươm cây thuỷ canh 
 Hệ thống tưới phun sương làm mát
 Dụng cụ đo độ PPM
2.3. Kỹ thuật chọn lựa nguyên vật liệu đầu vào:
Nguồn nước: Nước không ô nhiễm kim loại nặng và các sinh vật gây bệnh,
nguồn nước có thể lấy từ giếng khơi, nước sông đã qua xử lý, nguồn nước phải được
giám sát  hàng năm theo tiêu chuẩn Việt Nam – 6733: 2000.
Hạt giống: Hạt giống được sử dụng tốt, khỏe, không mang bệnh được cung
cấp từ doanh nghiệp Viet Seeds – một công ty chuyên cung cấp hạt giống chất lượng
hàng đầu Việt Nam.
2.4. Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch:
Đội ngũ nhân công trực tiếp tham gia chăm sóc cây trồng một cách thủ công
(gieo hạt, quản lí tưới tiêu, phát hiện và phòng ngừa sâu bệnh).
Phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu ăn lá, xoăn lá, cháy lá (vệ sinh vườn, luân canh cây
trồng, bắt thủ công diệt sâu non và nhộng). Cần trao đổi với cán bộ kỹ thuật để đưa ra
phương pháp phù hợp. 
Thu hoạch :
- Thời điểm thu hoạch: Tùy theo thời gian tăng trưởng của từng loại.
- Yêu cầu chất lượng: Đảm bảo năng suất, chất lượng trong việc chọn lựa cây rau
khỏe, loại bỏ cây bị sâu héo úa.
2.5. Kỹ thuật trồng rau thủy canh:
Một phương pháp trồng rau thủy canh được ưa chuộng tại Happy Garden đó là
kỹ thuật trồng rau dòng sâu. Với kỹ thuật này, dung dịch các chất dinh dưỡng sẽ chảy
qua các ống dẫn, sau đó sẽ tiếp xúc với phần dưới của rọ nhựa. Hệ thống rễ của rau
sạch sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây bằng cách là sẽ mọc rễ qua những khe hở
của rọ.
2.6 Kỹ thuật công nghệ phòng cháy chữa cháy:
- Một máy bơm chữa cháy
- Cát chữa cháy
- Bộ cảm biến khói và còi báo động
- Năm bình xịt chữa cháy (1 ở văn phòng, 2 ở nhà kho, 2 ở vườn rau)
- Tổ chức hướng dẫn sử dụng dụng cụ pccc, kỹ năng chữa cháy và nâng cao
kiến thức phòng cháy chữa cháy.
- Kiểm tra và bảo dưỡng dụng cụ hằng năm

3. Khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào:

12
Hệ thống công nghệ TNHH Công Nghệ Xanh Mai Dương thực hiện - Xây
dựng và lắp đặt do Thịnh Vượng group thực hiện - Hạt giống, phân bón được cung
cấp từ công ty Viet Seeds

IV. Phân tích nguồn nhân lực và quản lý dự án:

1. Thực hiện xây dựng dự án:

    Quy mô vốn: Tuy bản thân doanh nghiệp không có sẵn diện tích đất trồng trọt 
để có thể tiết kiệm chi phí về đất đai (thuê, mua,...) nhưng chủ sở hữu lại có được ưu
thế là thuê được diện tích đất trồng lớn của họ hàng do những người họ hàng không
có nhu cầu sử dụng đất vì đã định cư tại nước ngoài, diện tích đất là 7000 m2 tại Đà
Lạt việc thuê đất từ những người họ hàng này sẽ giúp cho doanh nghiệp bớt được
một phần chi phí so với việc thuê đất từ bên ngoài. Doanh nghiệp đã quyết định và
đưa ra dự án có quy mô tổng vốn 7 tỷ đồng để thực hiện nhằm cung cấp các sản
phẩm nông sản sạch đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

          Thị trường đầu ra: Doanh nghiệp muốn hướng tới cụ thể là đầu ra trong nội
thành Đà Lạt: Đà Lạt là một thành phố có nhiều tên gọi, và phát triển mạnh ngành du
lịch của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều lượng khách du lịch vì vậy nhu cầu sử
dụng các thực phẩm sạch là rất cần thiết, đặc biệt là các nhà hàng, các khu du lịch
nghỉ dưỡng cũng như các siêu thị nổi tiếng như: Nhà hàng Memory Đà Lạt, Nhà
hàng The May Restaurant Đà Lạt; khu nghỉ dưỡng Terracotta Hotel & Resort Đà
Lạt; Siêu thị Big C,... Sau khi doanh nghiệp đã ổn định vị thế tại Đà Lạt, sẽ phát triển
ra các tỉnh lân cận, thị trường toàn quốc thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài.

          Khu vực đất sử dụng: Thuộc xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Khu vực này có một vị trí địa lí rất thuận lợi do giáp với thành phố Đà Lạt; là khu
vực có diện tích đất canh tác khá lớn (đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha); dân
số khá đông (trên 91.000 dân) cung cấp lực lượng lao động dồi dào; có Quốc lộ 27 đi
qua, cận kề với cửa ngõ các tỉnh miền trung vào Lâm Đồng – Đà Lạt. Đồng thời nằm
tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức Trọng, nơi có đất đai thổ nhưỡng phù hợp với
nhiều loại cây trồng, đặc biệt các loại rau thuận lợi cho việc giao chuyển hàng hóa,
và có các thị trường đầu ra rất tiềm năng,...Đây là khu vực đất được canh tác mà
không bị dính vào các vùng quy hoạch đảm bảo cho việc canh tác lâu dài cho doanh
nghiệp.

  Các thủ tục cần thiết:

Doanh nghiệp đã trình lên các cơ quan các giấy tờ cần thiết vào thời gian trước 1
năm khi thực hiện dự án và đã được chấp nhận.

13
Với quy mô của dự án khá lớn là 7 tỷ, hiện doanh nghiệp đã có sẵn 5 tỷ tiền để
đảm bảo dự án được thực hiện tốt theo như kế hoạch, doanh nghiệp quyết định vay
ngân hàng với số tiền là 2 tỷ theo hình thức vay có tài sản bảo đảm là căn nhà trị
giá 6.500.000.000 đồng để duy trì dự án. Doanh nghiệp đã chuẩn bị các hồ sơ giấy
tờ để vay ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi.

Sau khi vay ngân hàng thành công, doanh nghiệp liên hệ hợp tác tham khảo giá
với các nhà thầu để tiến hành xây dựng dự án, sau khi thỏa thuận và trao đổi về mô
hình xây dựng với 6 nhà lưới với quy mô 1000m2 /nhà, 1 văn phòng với quy mô
100m2, 1 nhà kho với quy mô 500m2, còn lại là diện tích dành cho lối đi khoảng 400
m2. Doanh nghiệp quyết định ký hợp đồng với nhà thầu có tổng chi phí xây dựng
6.727.400.000 đồng và tiến hành thực hiện vào ngày mà bên doanh nghiệp sẽ yêu
cầu. Thời gian xây dựng dự kiến sẽ mất đến 6 tháng để hoàn thiện các công trình và
đi vào sử dụng.

2. Quy trình chuẩn bị trồng trọt

            Hạt giống: Để có được các sản phẩm an toàn, đảm bảo cho người tiêu dùng thì
việc lựa chọn hạt giống rất quan trọng, doanh nghiệp quyết định canh tác các loại rau
như: xà lách, muống, cải,... và hạt giống được mua từ doanh nghiệp Viet Seeds một
công ty chuyên cung cấp hạt giống chất lượng hàng đầu Việt Nam với chủng loại
phong phú lên tới hơn 500 giống, trong đó gồm các hạt giống hoa cảnh, hạt rau củ
quả... từ các nước như Nhật Bản, Hàn quốc, Thái Lan, Mỹ, Hà Lan, Ý, Đài Loan...
Cam kết bảo hành chất lượng hạt giống, giá thành hợp lý.

            Phương pháp trồng trọt: Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp thủy canh vì:
Hệ thống thủy canh không sử dụng đất, do đó sẽ hạn chế được một lượng lớn nguồn
mầm bệnh từ đất trồng. Như vậy, hầu hết các mô hình trồng rau cả ở quy mô hộ gia
đình và quy mô trang trại đều có thể hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo
vệ thực vật. Đặc biệt, ở quy mô sản xuất, ưu điểm này cũng giúp tăng năng suất tổng
thể của toàn bộ hệ thống mà không tốn chi phí cho thuốc trừ sâu, cũng giúp cây trồng
đảm bảo tốt hơn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Mô hình thủy canh có thể được coi
là một trong những mô hình tiết kiệm nước hiệu quả nhất hiện nay. Hệ thống dinh
dưỡng được chứa trong các bể chứa và cây hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ bể chứa
thông qua các máng trồng. Cơ chế hoạt động giúp nó hạn chế tối đa sự bay hơi và
không có sự lãng phí nước ngấm vào môi trường đất. Cho năng suất cao hơn: Mô hình
trồng rau thủy canh được công nhận là sẽ cho năng suất cao hơn gấp 1,5 – 3 lần so với
mô hình trồng rau truyền thống. Mô hình thủy canh quy mô thương mại hầu hết đều đi
kèm với nhà màng/ nhà kính. Sự kết hợp tuyệt vời này giúp người trồng thủy canh có
thể có toàn quyền kiểm soát môi trường phát triển của cây – nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, dinh dưỡng, thậm chí cả thành phần của không khí; Môi trường đất thu hút

14
nhiều loài gây hại trên cây như chim, sâu, bọ,… Cây lớn lên trong môi trường thủy
canh nhờ dung dịch dinh dưỡng, kiểm soát yếu tố dinh dưỡng đồng nghĩa với kiểm
soát được hàm lượng chất trừ sâu hay bảo vệ thực vật ở đây,...

Quy trình trồng:

Bước 1: Gieo hạt ươm mầm

Trước lúc gieo hạt, người trồng phải tiến hành chọn giống để gieo. Đây là khâu
quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp toàn bộ quá trình sản xuất từ chất lượng đến năng
suất rau. Khi lựa hạt giống nên chú ý điều kiện tự nhiên tại khu vực trồng, loại rau,
nhu cầu thị trường,… Vệ sinh khu ươm và dùng giá thể chất lượng cao giúp tăng khả
năng mọc mầm và đảm bảo cây con không nhiễm bệnh. Diễn biến ươm cây được thực
hiện trên các khu ươm đã diệt khuẩn nhằm chắc rằng cây con sinh trưởng trong môi
trường an toàn nhất. Hạt giống gieo trong những khay ươm hoặc gieo trực tiếp vào rọ
thủy canh hứng giá thể. Xơ dừa và mút xốp là hai loại giá thể thường dùng khi trồng
rau thủy canh quy mô công nghiệp. Giá thể cần đảm bảo các tiêu chí như khả năng giữ
ẩm cao, độ thoáng khí, an toàn vệ sinh,…

Bước 2: Dời cây lên giàn

Sau khi ươm hạt 10- 20 ngày (tùy từng loại cây) tiến hành chuyển cây con lên giàn.
Thường thì chúng ta sẽ chuyển lên giàn khi cây con lên từ 3 lá thật. Trước lúc chuyển
cần đảm bảo hệ thống thủy canh đã được kiểm tra và hoạt động ổn định.

Bước 3: Chăm sóc

Đây là giai đoạn tốn phần lớn thời gian trong quá trình trồng rau thủy canh và cũng
được xem là giai đoạn quan trọng nhất.

Nếu trong phương pháp trồng rau truyền thống, người trồng cần chú ý đến chế độ
phân bón, tưới tiêu thì các công đoạn đó trong trồng rau thủy canh được lược bỏ đáng
kể do hệ thống tiếp dinh dưỡng tự động. Thay vào đó, người trồng dành thời gian chú
tâm hơn vào chế độ dinh dưỡng.

Trong công nghệ trồng thủy canh, dinh dưỡng quyết định rất lớn đến năng suất và
chất lượng rau. Các đơn vị trồng rau thủy canh chuyên nghiệp rất chú trọng đến công
nghệ dinh dưỡng. Dinh dưỡng tối ưu sẽ được điều tiết theo mẫu nước, điều kiện tự
nhiên tại khu vực, giống rau và điều chỉnh hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của
rau. Vì thế khi trồng với quy mô sản xuất, người trồng không dùng dinh dưỡng đại trà.
Thậm chí, nhiều công thức dinh dưỡng dù đã áp dụng thành công tại các trang trại lớn
nhưng khi đưa vào các vùng khác ( không cùng điều kiện tự nhiên, nguồn nước) lại
ảnh hưởng không tốt đến năng suất và chất lượng rau.

15
Sâu bệnh cũng là vấn đề cần chú ý dù là mô hình trồng đất hay thủy canh. Tuy
nhiên, trong thủy canh, nhờ việc cây trồng có khoảng cách với đất nên hạn chế tối đa
nguồn lớn sâu bệnh. Do vậy, nếu đảm bảo tốt diễn tiến thi công và chuyển giao công
nghệ thì gần như không cần dùng thuốc trừ sâu. Tuy vậy, nhằm phòng tránh, tại các
trang trại thủy canh, kỹ sư thường đặt những miếng dán hoặc đèn hút côn trùng để
nhận diện và phòng ngừa nguồn sâu bệnh từ phía ngoài nhà màng.

Bước 4: Thu hoạch

Với từng loại cây khác nhau, thời gian thu và phương thức thu hoạch sẽ khác nhau.

Rau trồng ở các trang trại:

- Đối với các loại rau xà lách, thời gian thu hoạch rơi vào tầm 45 ngày từ lúc
gieo. Trong khi đó những giống rau cải có thời gian thu hoạch vào tầm 30 –
35 ngày. Đối với rau muống, rau dền,… thời gian thu hoạch vào khoảng 20
– 25 ngày.
- Cách thức thu hoạch cho mỗi giống rau khác nhau cũng khác nhau  Với một
số loại rau thu hoạch 1 lần như cải, xà lách,.. người chăm sẽ bó bộ rễ rau lại
nhằm giữ rau được lâu hơn. Một số loại rau khác lại thu hoạch thành nhiều
lượt. Ví dụ rau muống, chúng ta có thể thu hoạch tầm 3 – 4 lần, mỗi lần thu
hoạch cách nhau một tuần.

Một ưu điểm rất lớn của rau thủy canh là hạn chế được số lượng lớn phế phẩm
nông nghiệp (sản phẩm hỏng). Nhờ đó, giúp nâng cao năng suất trung bình của cây
rau.

Bước 5: Bảo quản

Diễn tiến trồng rau thủy canh – Quy trình đóng gói bảo quản sẽ được hướng dẫn
trong gói chuyển giao công nghệ.

Sau khi thu hoạch và đóng gói, trong phạm vi rau phải xuất sang các thị trường
cách xa trang trại. Người ta cần thực hiện bảo quản rau nhằm giữ được hình thức và
chất lượng rau trong thời gian lâu nhất. Phương thức bảo quản được dùng phổ biến
nhất là giữ lạnh. Quá trình vận chuyển cũng được thực hiện bởi các xe lạnh.

Một điều đáng chú ý là khi hoàn thành đợt thu hoạch, phải vệ sinh toàn diện hệ
thống nhằm bảo đảm các vụ rau tiếp đó, cây được nuôi dưỡng trong môi trường tốt
nhất.

3.  Cơ cấu tổ chức và quản lí dự án:

16
  Xác định số lượng nhân viên bao gồm: 15 nhân công sản xuất trực tiếp, 1 kỹ sư, 1
nhân viên quản lý, 2 nhân viên bảo vệ, 1 nhân viên kế toán, 1 trưởng phòng kế toán, 1
nhân viên tài chính-nhân sự, 1 trưởng phòng tài chính nhân sự, 2 nhân viên kỹ thuật

Thời gian làm việc:

Nhân viên Số giờ Thời gian


Nhân viên sản xuất trực tiếp 8h/ngày 7h30-16h30 (T2-T6)
Nhân viên đóng gói và kho 8h/ngày 7h30-16h30 (T2-T6)
Ca1: 6h00-18h00 (T2-CN)
Nhân viên bảo vệ 12h/ca
Ca2: 18h00-6h00 (T2-CN)
Nhân viên văn phòng 8h/ngày 8h00-17h00 (T2-T6)

Bảng 2: Phân bổ thời gian làm việc cho nhân viên


    Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Lương nhân viên quản lí


Chức vụ Lương cơ bản Đơn vị tính
Trưởng phòng tài chính – nhân sự 8.000.000 VND/tháng
Trưởng phòng kế toán 8.000.000 VND/tháng
Kỹ sư 12.000.000 VND/tháng
Nhân viên quản lý 8.000.000 VND/tháng
Lương nhân viên
Nhân viên Lương cơ bản Đơn vị tính
Nhân viên sản xuất trực tiếp 6.500.000 VND/tháng
Nhân viên bảo vệ 6.000.000 VND/tháng
Nhân viên kế toán 7.000.000 VND/tháng
Nhân viên tài chính-nhân sự 7.000.000 VND/tháng
Nhân viên kỹ thuật 5.000.000 VND/tháng

17
Bảng 3: Lương cơ bản của nhân viên

Hình thức tuyển dụng và đào tạo:

Các nhân viên: sản xuất trực tiếp, bảo vệ, đóng gói kho yêu cầu trình độ bằng cấp
3; các nhân viên kế toán, tài chính – nhân sự, Marketing yêu cầu có bằng cấp hệ trung
cấp, cao đẳng, đại học theo đúng chuyên môn của ngành nghề. Các nhân viên quản lý
ngoài bằng cấp hệ cao đẳng, đại học theo đúng chuyên môn yêu cầu thêm có kinh
nghiệm ít nhất 3 năm.

Các nhân viên sau khi ký hợp đồng và làm việc đủ 2 tháng với công ty sẽ được
đóng các tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài ra khi đi làm sẽ được hưởng lương
tháng 13, đi làm vào các dịp lễ, thứ 7 và chủ nhật sẽ được tính lương nhân 2 và nhân 3
khi làm vào ngày tết nguyên đán. Sẽ có mức phạt hành chính khi vi phạm những nội
quy của công ty.

Các nhân viên sản xuất trực tiếp sẽ được hướng dẫn làm việc bởi kỹ sư và 2 quản
lý, thời gian đầu các nhân viên sẽ được học việc khoảng 1 tuần và sau đó sẽ được lên
kế hoạch tư vấn nghiệp vụ hàng tháng, chịu sự kiểm soát trực tiếp của quản lý; Người
quản lý sẽ là người am hiểu các công việc để đảm bảo được việc theo dõi nhân viên.

Kế hoạch quản lí dự án:

Nhân viên sản xuất trực tiếp: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ươm giống,
lựa chọn cây non, chăm sóc,theo dõi và thực hiện mọi liên trực tiếp đến cây trồng cho
đến khi thu hoạch; làm sạch và sơ chế sản phẩm, đóng gói sản phẩm vào bao bì và
chịu trách nhiệm cho đến khi sản phẩm lên phương tiện vận chuyển

Nhân viên bảo vệ: Canh gác, bảo quản các tài sản cho công ty

Nhân viên quản lý: Theo dõi, cập nhật tình hình làm việc của nhân viên. Báo cáo
với các ban có trách nhiệm khi có sự việc xảy ra. Theo dõi tình hình số lượng hàng
được cấy trồng, sản phẩm được xuất, nắm bắt tình hình của cây trồng. Thường xuyên
kiểm tra kho về nguyên liệu, công cụ dụng cụ ở trong kho và cập nhật kịp thời cho cấp
quản lý cao hơn.

Nhân viên văn phòng phụ trách theo từng chuyên môn: Nhân viên tài chính – nhân
sự: Sẽ làm những việc nắm bắt số lượng nhân sự, tính bảng lương, việc xuất – nhập
hàng, hồ sơ và kho; Nhân viên kế toán: Lập các bảng báo cáo, nắm sổ chi tiết, năm
việc thu – chi, các bảo hiểm, thuế,...;Kỹ sư: Nắm vững về kỹ thuật trồng và kỹ thuật
của các hệ thống nước,...

V. Phân tích hiệu quả tài chính

1. Các giả sử trong ước lượng:

-   Giá bán sản phẩm qua các năm phụ thuộc vào giá thị trường

-   Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%


18
-   Vòng đời dự án là 5 năm (2022 – 2027), với năm đầu tư là năm 2022. Dự án hoạt
động trong 5 năm (năm 2023 – 2027).

-   Tổng giá trị đầu tư để thực hiện dự án từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc dự án là
6.727.400.000 đồng

2. Tổng vốn đầu tư:

Để dự án được vận hành thì ban đầu doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đào tạo nhân lực bao gồm:

CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU


STT Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Hệ thống nhà màng - nhà lưới 6000 m2 230.000 1.380.000.000
02 Hệ thống lưới cắt nắng tự động 6000 m2 100.000 600.000.000
03 Hệ thống giàn thủy canh 180 giàn 6.400.000 1.152.000.000
04 Quạt đối lưu làm mát 40 cái 24.000.000 720.000.000
05 Hệ thống cấp nước, bể chứa 6000 m2 21.000.000 126.000.000
06 Chi phí hạt giống, giá thể, dinh dưỡng vụ đầu 06 kg 6.000.000 36.000.000
07 Giàn ươm cây thuỷ canh 24 giàn 2.850.000 68.400.000
08 Hệ thống tưới phun sương làm mát 6000 m2 7.500.000 45.000.000
09 Kho lạnh 01 kho 2.000.000.000 2.000.000.000
10 Văn phòng (đã bao gồm máy móc) 01 văn
400.000.000 400.000.000
phòng
11 Chi phí đào tạo nhân công 30.000.000 30.000.000
12 Chi phí nhân công xây dựng, lắp đặt hệ thống 70.000.000 70.000.000
13 Các chi phí khác 100.000.000 100.000.000
Tổng chi phí 6.727.400.000

Bảng 4: Chi phí đầu tư ban đầu

3. Ước tính Doanh thu và Chi phí:

 Ước tính Doanh thu:

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp: Sản xuất và chế biến rau
sạch để cung cấp ra thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ tham
quan vườn rau và bán lẻ tại vườn cho khách tham quan, cung cấp phân xanh và thức
ăn gia súc cho nông trại hoặc lĩnh vực có nhu cầu.

BẢNG DOANH THU


Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Nặm 5
Doanh thu từ bán
4.320.000.000 4.984.615.385 5.316.923.077 5.848.615.385 5.981.538.462
hàng
Tỷ lệ khai thác 65% 75% 80% 88% 90%
Số lượng bán được
144.000 166.153,85 177.230,77 194.953,85 199.384,62
(kg)

19
Đơn giá (đồng) 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000
Doanh thu từ tham
360.000.000 415.380.000 502.580.000 657.890.000 720.000.000
quan
Số vé bán được (kg) 36.000 41.538 50.258 65.789 72.000
Đơn giá (đồng) 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000
Doanh thu từ bán
phân xanh và thức 540.000.000 637.500.000 660.000.000 678.450.000 690.000.000
ăn gia súc
Số lượng bán được
36.000 42.500 44.000 45.230 46.000
(kg)
Đơn giá (đồng) 15.000 15.000 15.000 15.000 15.000
Tổng doanh thu 5.220.000.000 6.037.495.385 6.479.503.077 7.184.955.385 7.391.538.462

Bảng 5: Doanh thu hằng năm

Vì vòng đời của dự án là 5 năm nên ở những năm đầu tiên có thể Happy Garden
chưa có mức khai thác tối đa được tiềm năng của dự án nên chỉ dừng lại 65% ở năm 1.
Nhưng có thể thấy qua từng năm khác nhau doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc trong
việc khai thác giá trị dự án nâng từ 65% lên 90%, hầu như là tối đa giá trị của dự án.

Về phần doanh thu đến từ phân xanh và thức ăn gia súc: Nguồn thu này chủ yếu là
do doanh nghiệp tái sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp thu được từ quá trình trồng
trọt và chế biến. Có thể thấy, ở năm 1 nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá cao, do chủ
yếu vì doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất dẫn đến việc
phế phẩm nông nghiệp còn xuất hiện khá nhiều (như rễ thừa, sản phẩm kém chất
lượng, hư hại do sâu bọ,…). Và qua từng năm kinh doanh, doanh nghiệp đã nỗ lực
không ngừng khắc phục vấn đề này, bằng chứng là việc doanh thu từ bán hàng ngày 1
tăng với tỷ trọng cao nhưng doanh thu từ phân xanh và thức ăn gia súc vẫn tăng nhưng
không đáng kể. Điều này chứng minh được rằng doanh nghiệp đã có phương pháp sản
xuất hiệu quả hạn chế được lượng phế phẩm nông nghiệp xuống mức thấp nhất.

 Ước tính chi phí:

Đây là toàn bộ chi phí chưa khấu hao của doanh nghiệp phát sinh hằng năm.

Ước tính chi phí tăng 5%/năm vì DN luôn hướng đến việc mở rộng quy mô sản xuất
và kinh doanh.

BẢNG CHI PHÍ


STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
01 Đất thuê 200.000.000 210.000.000 220.500.000 231.525.000 243.101.250
02 Chi phí NVL
120.000.000 126.000.000 132.300.000 138.915.000 145.860.750
trực tiếp
03 Lương nhân 2.135.700.00 2.354.609.25
2.034.000.000 2.242.485.000 2.472.339.713
viên 0 0
04 Điện nước 50.000.000 52.500.000 55.125.000 57.881.250 60.775.313

20
05 Chi phí khác 100.000.000 105.000.000 110.250.000 115.762.500 121.550.625
Tổng chi phí 2.629.200.00 2.898.693.00
2.504.000.000 2.760.660.000 3.043.627.650
0 0

Bảng 6: Chi phí hằng năm

4. Đề xuất vay vốn, lịch vay và trả nợ:

  Đề xuất vay vốn:

·    Nguồn vốn dự tính: 7.000.000.000 (đồng)

Vốn CSH: 5.000.000.000 (đồng)

Vốn vay: 2.000.000.000 (đồng)

Vốn khác: 0 (đồng)

 Cơ cấu vốn:

Nguồn vốn chủ sở hữu với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 15%, chiếm 71,43% trên
tổng vốn đầu tư

Nguồn vốn vay với chi phí sử dụng vốn vay là 10%, chiếm 28,57% trên tổng vốn đầu

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng vốn Chi phí sử dụng WACC


vốn
Vốn chủ sở hữu 5.000.000.000 71,43% 15% 13%
Vốn vay 2.000.000.000 28,57% 10%
Lãi suất vay 10%
Phương thức trả nợ Gốc trả đều, lãi tính theo dư nợ đầu kỳ
Số kì 5

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn

 Lịch vay và trả nợ:

Để đảm bảo đủ kinh phí thực hiện và duy trì dự án thì doanh nghiệp cần vay thêm
2.000.000.000 đồng. Thời hạn vay 5 năm, lãi suất 10%/năm theo hình thức vay có tài
sản bảo đảm là căn nhà trị giá 6.500.000.000 đồng

LỊCH TRẢ NỢ VAY


Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Dư nợ 2.000.000.00
0 1.600.000.000 1.200.000.000 800.000.000 400.000.000
đầu kỳ 0
Vay 2.000.000.000 0 0 0 0 0

21
trong
năm
Trả gốc 400.000.000 400.000.000 400.000.000 400.000.000 400.000.000
Trả lãi 200.000.000 160.000.000 120.000.000 80.000.000 40.000.000
Trả gốc
600.000.000 560.000.000 520.000.000 480.000.000 440.000.000
và lãi
Dư nợ 1.600.000.00
2.000.000.000 1.200.000.000 800.000.000 400.000.000 0
cuối kỳ 0

Bảng 8: Lịch vay và trả nợ

22
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 9: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

 Nhu cầu vốn lưu động:

Doanh nghiệp đã xác định hợp lý vốn lưu động qua từng năm như trên để giúp
doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, nâng
cao hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành bình thường, liên tục.

BẢNG NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG


Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
346.500.00
Vốn lưu động 300.000.000 315.000.000 0 398.475.000 478.170.000  
Thay đổi vốn lưu
động 300.000.000 15.000.000 31.500.000 51.975.000 79.695.000 (478.170.000)

Bảng 10: Nhu cầu vốn lưu động

5. Dòng tiền các quan điểm đầu tư:

Để doanh nghiệp kiểm soát và chủ động cân đối được giữa dòng tiền vào và dòng
tiền ra, hạn chế sự thiếu hụt hay nhàn rỗi của nguồn tiền, giúp nguồn tiền được sử
dụng hiệu quả nhất thì doanh nghiệp đã dự báo dòng tiền qua các năm như sau:

DỰ TOÁN DÒNG TIỀN


Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Dòng 0 2.052.800.000 2.883.636.308 3.107.574.462 3.533.034.908 3.546.633.650 478.170.000
tiền từ
hoạt
động

23
SXKD
(OCF)
EAT 1.452.800.000 2.038.636.308 2.319.074.462 2.805.009.908 2.886.328.650
Lãi vay 200.000.000 160.000.000 120.000.000 80.000.000 40.000.000
Khấu
700.000.000 700.000.000 700.000.000 700.000.000 700.000.000
hao
Thay
đổi 300.000.000 15.000.000 31.500.000 51.975.000 79.695.000 (478.170.000)
VLĐ
Dòng
tiền
ròng từ
(6.727.400.000
hoạt 0 0 0 0 0 3.227.400.000
)
động
đầu tư
(ICF)
Chi phí
đầu tư 6.727.400.000
TSCĐ
Thu hồi
từ
thanh 3.227.400.000

TSCĐ
Dòng
tiền (6.727.400.000
2.052.800.000 2.883.636.308 3.107.574.462 3.533.034.908 3.546.633.650 3.705.570.000
ròng )
TIPV
Tiền
2.000.000.000
vay
Tiền trả
gốc và 600.000.000 560.000.000 520.000.000 480.000.000 440.000.000
lãi
Dòng
tiền (4.727.400.000
1.452.800.000 2.323.636.308 2.587.574.462 3.053.034.908 3.106.633.650 3.705.570.000
ròng )
EPV
Lá chắn
thuế từ 40.000.000 32.000.000 24.000.000 16.000.000 8.000.000
lãi vay
Dòng
tiền
(6.727.400.000
ròng 2.012.800.000 2.851.636.308 3.083.574.462 3.517.034.908 3.538.633.650 3.705.570.000
)
theo
AEPV

Bảng 11: Dòng tiền từ các quan điểm đầu tư

6.     Đánh giá dự án:

Dòng tiền TIPV:

Suất chiết khấu: 13%

Năm 0 1 2 3 4 5 6
Dòng tiền (6.727.400.000) 2.052.800.000 2.883.636.308 3.107.574.462 3.533.034.908 3.546.633.650 3.705.570

24
ròng TIPV 000
1.779.853
PV (6.727.400.000) 1.816.637.168 2.258.310.211 2.153.704.985 2.166.876.475 1.924.970.653
926
Dòng tiền
10.320.499.49 12.100.353
chiết khấu 1.816.637.168 4.074.947.379 6.228.652.364 8.395.528.839
1 .417
tích lũy

Bảng 12: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm TIPV

NPV = 1.370.114.558 > 0 => Dòng tiền đem lại lợi suất phụ trội, tạo ra giá trị tăng
thêm cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả về mặt tài chính => Dự án khả thi

IRR = 20,1% => Mức lợi suất dự tính của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở
hữu (20% > 15%) có nghĩa là sau khi thanh toán chi phí vốn, phần thặng dư sẽ thuộc
về cổ đông => Dự án rất khả thi và đáng để thực hiện

MIRR = 16,5%

PP = 3,23 => Thời gian hoàn vốn là 3 năm 2 tháng 23 ngày

Dòng tiền EPV:


Năm 0 1 2 3 4 5 6
Dòng tiền 1.452.800.00
(4.727.400.000) 2.323.636.308 2.587.574.462 3.053.034.908 3.106.633.650 3.705.570.0
ròng EPV 0
1.285.663.71
PV (4.727.400.000) 1.819.748.068 1.793.318.901 1.872.483.485 1.686.156.281 1.779.853.9
7
Dòng tiền
1.285.663.71
chiết khấu 3.105.411.785 4.898.730.686 6.771.214.171 8.457.370.452 10.237.224.3
7
tích lũy

Bảng 13: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm EPV

NPV = 1.996.829.719 > 0 => Dòng tiền hiệu quả về mặt tài chính => Dự án khả thi

IRR = 26,5% => Dự án có suất sinh lời cao => Dự án đáng để thực hiện

MIRR = 19,8%

PP = 2,9 => Thời gian hoàn vốn là 2 năm 10 tháng 24 ngày

Dòng tiền AEPV: 


Năm 0 1 2 3 4 5 6
Dòng tiền
(6.727.400.000) 2.012.800.000 2.851.636.308 3.083.574.462 3.517.034.908 3.538.633.650 3.705.570.000
ròng AEPV
PV (6.727.400.000) 1.781.238.938 2.233.249.517 2.137.071.781 2.157.063.375 1.920.628.573 1.779.853.926

Dòng tiền
chiết khấu 1.781.238.938 4.014.488.455 6.151.560.236 8.308.623.611 10.229.252.184 12.009.106.110
tích lũy

25
Bảng 14: Đánh giá hiệu quả dự án theo quan điểm AEPV

NPV = 1.299.259.707 > 0=> Dòng tiền đem lại hiệu quả về mặt tài chính cho chủ sở
hữu => Dự án khả thi

IRR = 19,7% => Suất sinh lời nội tại của dự án lớn hơn suất sinh lời kỳ vọng của chủ
sở hữu (19,7% > 15%) => Dự án rất khả thi và đáng để thực hiện

MIRR = 16,4%

PP = 3,27 => Thời gian hoàn vốn là 3 năm 3 tháng 8 ngày

VI. Phân tích rủi ro: 


 Nguy cơ hỏa hoạn
Làm thế nào một hệ thống dựa trên nước có thể gây ra nguy cơ hỏa hoạn? Nó có
vẻ phản trực quan, nhưng những người trồng thủy canh chuyên nghiệp biết tất cả về
rủi ro này. Thủy canh (và đặc biệt là trong nhà kính, không ít hơn) đòi hỏi rất nhiều
móc nối điện, ánh sáng và các thiết bị khác. Nếu không được cài đặt, có dây hoặc chạy
đúng cách, bất kỳ một trong số này (hoặc tất cả) có thể khiến toàn bộ mọi thứ trở nên
rực sáng nếu bạn không cẩn thận.
Một số mẹo nhanh để tránh trường hợp ác mộng này: Nếu có thể, hãy nhờ thợ điện
có chứng chỉ lắp đặt mọi thứ. Ngay cả khi điều đó có vẻ thuận tiện trong thời điểm
này, hãy tránh sử dụng dây nối càng nhiều càng tốt (hãy nhớ xem hướng dẫn của nhà
sản xuất để kết nối phù hợp). Sử dụng các thiết bị bảo vệ xung quanh cấu trúc của bạn
có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng đoản mạch hoặc quá tải. Để những thứ dễ cháy như
phương tiện, bìa hàng, đồ nhựa, v.v. cách xa lò sưởi, ổ cắm, dây cáp hoặc thiết bị gia
dụng.
 Sản lượng ít
Vì phải trải qua quy trình chăm bón rất nghiêm ngặt nên thực phẩm sạch không có
sản lượng nhiều như thực phẩm đại trà. Thêm vào đó các cơ sở cung cấp thực phẩm
sạch hiện nay không có nhiều tại nước ta trong khi đại lý phân phối quá nhiều dẫn đến
tình trạng khan hàng hoặc ít đa dạng. Thế nên bạn cần phải chọn ít nhất hai bên cung
cấp khác nhau, tránh trường hợp cung không đủ cầu.
 Trang thiết bị tốn kém
Để thực phẩm luôn giữ được sự tươi ngon thì bạn buộc phải sử dụng các loại tủ
bảo quản hiện đại, chỉ cần bất cứ trục trặc nào cũng có thể làm ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm. Hiển nhiên những thiết bị này không hề rẻ, việc tốn kém vài trăm
triệu để có một bộ máy móc hợp tiêu chuẩn là điều rất bình thường. Giải pháp tốt nhất
là mua lại của những cửa hàng thanh lý, tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra thật kỹ, tránh
mang về tiền sửa cộng lại còn nhiều hơn tiền mua mới.
 Khó quản lý hàng hóa và giám sát quá trình trồng
Kinh doanh thực phẩm sạch nói riêng và thực phẩm nói chung thường gặp khó
khăn trong việc quản lý hàng hóa, vì đơn vị tính không phải bằng số lượng mà chủ

26
yếu là trọng lượng, mà khối lượng khách hàng mua lại khác nhau, không thể định
trước.

Theo một số cách, thủy canh làm cho việc trồng trọt trong nhà kính trở nên suôn sẻ
hơn. Tuy nhiên, có một điểm cân bằng là chúng cần được giám sát và kiểm tra gần
như liên tục bởi chính người điều hành, hoặc ít nhất là một nhân viên được trả lương.
Bạn có thể đi bộ khỏi một cái gì đó như một vườn rau nhỏ hoặc trang trại, nhưng
bạn thực sự không thể đi bộ khỏi hệ thống thủy canh! Ngay cả những sai sót hoặc lỗi
nhỏ nhất trong hệ thống thủy canh không được điều chỉnh ngay lập tức cũng có thể đe
dọa toàn bộ hoạt động. Để ngăn chặn điều này, hãy đảm bảo rằng bạn luôn kiểm tra hệ
thống của mình (hoặc có phương tiện ở khoảng cách xa, chẳng hạn như ứng dụng
hoặc công nghệ nhà kính thông minh); hoặc đảm bảo rằng bạn có những nhân viên
được đào tạo chuyên sâu để luôn chú ý và quan sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của hệ
thống nhà kính thủy canh của bạn.
Ngay cả những người trồng rất tiên tiến cũng phải đối mặt với những rủi ro mà họ
không thể kiểm soát. Tuy nhiên, đối với cả những người trồng nghiệp dư và thâm
niên, một trong những cách toàn diện nhất để bảo vệ tài chính cho bất kỳ doanh
nghiệp nhà kính nào khỏi phạm vi rủi ro lớn nhất là thông qua các dịch vụ bảo hiểm.
 Khó xây dựng niềm tin
Trước hàng trăm thông tin về những vụ ngộ độc thực phẩm hay buôn bán hàng
kém chất lượng, hàng tiêm chất kích thích, sử dụng chất hóa học để bảo quản thì làm
sao để người tiêu dùng tin rằng sản phẩm của bạn “chuẩn sạch” không hề dễ. Đừng
chỉ dựa vào giấy tờ chứng nhận, giờ đây người ta còn nghi ngờ cả những con dấu, sẽ
không ai đợi bạn tìm người đối chất đâu. Vấn đề chính là phải xây dựng niềm tin,
muốn vậy thì khâu tuyên truyền và sản xuất phải thật sự tốt.

VII . Phân tích kinh tế xã hội mà dự án trồng sản phẩm nông sản hữu cơ mang
lại

 Về phương diện kinh tế :

Tuy mục tiêu của dự án là đưa đến tay người tiêu dùng ở mọi tầng lớp nhưng do
quá rình sản xuất khá phức tạp nên giá thành sản phẩm đầu ra vẫn còn hơi cao hơn so
với các mặt hàng truyền thống. Song, điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế tăng tỷ trọng của ngành nông nghiệp sạch lên một tầm cao mới.

 Về phương diện xã hội :

Đối với những đối tượng được hưởng lợi:

- Người được hưởng lợi trực tiếp chính là người tiêu dùng và người nông dân và
đối tượng được hưởng lợi gián tiếp đó chính là môi trường

27
- Dự án đem lại công ăn việc làm cho người dân, đa dạng hóa hàng hóa cho
người tiêu dùng, đảm bảo nguồn hàng hóa đa dạng và an toàn vệ sinh thực
phẩm
- Nông nghiệp hữu cơ hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây độc hại cho
cây trồng và môi trường sống như các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc
trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, tăng trọng, hóa chất dùng để bảo quản, …

Đối với những đối tượng chịu chi phí cho dự án:

- Doanh nghiệp hoặc cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất: Đối tượng này phải
chịu một khoản chi phí nhất định do cần phải đầu tư vào kỹ thuật cũng như quy
trình sản xuất.
- Đối với người tiêu dùng: Họ chịu ảnh hưởng gián tiếp do phải chi trả 1 số tiền
nhiều hơn so với số tiền trước kia để có sản phẩm sạch và tốt hơn.

28
KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của thời đại, nhu cầu của con người trong cuộc sống
cũng ngày một phát triển và tăng cao với tiêu chí “Ăn ngon, mặc đẹp”. Hơn hết, vấn
đề sức khỏe luôn được mọi người đặt lên hàng đầu, họ luôn có sự chọn lọc kỹ càng
trong các thực phẩm hằng ngày. Vì vậy với dự án Sản xuất rau sạch, chúng tôi tin rằng
đây sẽ là dự án phát triển trong tương lai.

Qua quá trình tìm hiểu phân tích và đánh giá dự án thì kết quả cho thấy rằng
đây là một dự án khả thi, đáng để thực hiện. Với những chính sách phát triển về quy
trình trồng trọt, đào tạo nhân lực thì Công ty TNHH Happy Garden cam kết đưa ra thị
trường những sản phẩm chất lượng, hiệu quả theo tiêu chuẩn Vietgap. Dự án này
không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng đến vấn đề sức khỏe của mọi người,
mong muốn mọi người luôn tận hưởng những bữa ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng và
tốt cho sức khỏe. Công ty TNHH Happy Garden sẽ luôn cố gắng phát triển mô hình
trồng rau thủy canh này, sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để mọi người bớt áp lực về
giá và cũng là mục tiêu cạnh tranh với các đối thủ hiện tại.

Từ những phân tích trên, Công ty TNHH Happy Garden tin chắc rằng đây là
một dự án khả thi và đem lại hiệu quả cao vì đây là một dự án hướng đến nhu cầu tiêu
dùng cần thiết cho mọi người trong cuộc sống.

29

You might also like